Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Tiểu luận cao học khảo sát đánh giá về điều kiện và nhu cầu tiếp nhận thông tin trên báo mạng điện tử của sinh viên tại ký túc xá đại học ngoại ngữ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.13 KB, 55 trang )

Khảo sát đánh giá về điều kiện và nhu cầu tiếp nhận thông tin trên
báo mạng điện tử của sinh viên tại ký túc xá Đại học Ngoại ngữ Hà Nội
Thành

Nội dung đảm nhiệm

Đánh giá

Trần Thị

Đánh giá xu hướng tiếp

A+

viên

Lệ

Thủy- nhận và phương pháp cải thiện

Trưởng nhóm

điều kiện tiếp nhận, 66 phiếu
trưng cầu ý kiến + phỏng vấn
sâu, tổng hợp nội dung.

Vũ Thị
Hồng Vân
Vũ Thị
Huyền Mi


Nhu cầu tiếp nhận thông

A+

tin, 67 phiếu trưng cầu ý kiến
Điều kiện tiếp nhận thông
tin, điều tra nhân khẩu học, 67
phiếu trưng cầu ý kiến

1

A+


MỤC LỤC
A ĐIỀU KIỆN TIẾP NHẬN THƠNG TIN CỦA NHĨM CÔNG
CHÚNG TẠI KÝ TÚC XÁ ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HÀ NỘI

4

1. 3
2. 4
3. 5
B NHU CẦU TIẾP NHẬN THÔNG TIN CỦA NHĨM CƠNG
CHÚNG TẠI KÍ TÚC XÁ ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HÀ NỘI

16

1. 16
2. 17

3. 19
4. 20
5. 21
C ĐÁNH GIÁ XU HƯỚNG TIẾP NHẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP CẢI
THIỆN ĐIỀU KIỆN TIẾP NHẬN THÔNG TIN
1. 23
2. 27

2

23


A ĐIỀU KIỆN TIẾP NHẬN THƠNG TIN CỦA NHĨM CƠNG
CHÚNG TẠI KÍ TÚC XÁ ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HÀ NỘI
1. Địa điểm tìm hiểu
- Kí túc xá Ngoại ngữ
- Gồm sinh viên các trường: Đại học Ngoại ngữ, Đại học công nghệ,
Đại học kinh tế, Khoa Luật, Chuyên Ngoại ngữ
- Địa chỉ: Số 1, Phạm Văn Đồng (nằm trong khuôn viên Đại học
Ngoại ngữ), Cầu Giấy, Hà Nội
- Kí túc xá Ngoại ngữ gồm 3 tòa nhà 5 tầng (nhà A, nhà B, nhà C), có
206 phịng với 2100 chỗ ở với nhiều loại phịng khác nhau.
- Chúng tơi đã khảo sát chất lượng sóng ở khu vực này để đánh giá về
chất lượng Internet và thu được về kết quả như sau:
Phần trăm
Rất tốt

13.51%


Tốt

36.04%

Bình thường

43.24%

Yếu

7.21%

Khơng có

0

Số liệu kết quả khảo sát cho thấy, sóng tại khu vực kí xá đảm bảo
100%, đảm bảo điều kiện tiếp nhận báo mạng điện tử tới cơng chúng báo chí.
Chất lượng sóng được đánh giá bình thường chiếm ưu thế với 43.24%, theo
sát là chất lượng sóng được đánh giá tốt và rất tốt với 36.04% và 13.51% và
khơng có chỗ nào trong kí túc xá là khơng có sóng. Điều này đúng với khảo
sát thực tế của chúng tôi tại khu vực này khi ghi nhận cột sóng ln giữ mức
ổn định. Có thể thấy điều kiện khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ
3


tiếp cận báo mạng điện tử của nhóm cơng chúng sinh viên tại ký túc xá Ngoại
ngữ được cung cấp và đảm bảo một các hiệu quả, chất lượng
2. Loại hình báo chí tìm hiểu: Báo mạng điện tử
- Báo mạng điện tử là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức

một trang Website và được phát hành trên mạng Internet.
- Ưu điểm của nó có phần vượt trội hơn các loại hình khác. Đó là
thơng tin nhanh chóng và khơng có định kỳ như báo in; khả năng lưu trữ và
tìm kiếm thơng tin nhanh chóng khi cơng chúng có nhu cầu tìm kiếm thơng
tin; có khả năng đa phương tiện (một bài viết có thể có chữ, ảnh, video, audio,
...); hơn nữa tính tương tác của báo mạng là rất cao.
- Báo mạng có thể tạo liên kết cộng đồng, tạo dư luận xã hội, tạo mạng
lưới tổ chức rộng lớn khơng có giới hạn.
- Cơng chúng báo mạng điện tử có thể tiếp cận thơng tin ở bất cứ đâu
chỉ cần thiết bị thông minh có kết nối Internet.
- Tuy nhiên, báo mạng có hạn chế là khả năng tiếp nhận của công
chúng gắn liền với yếu tố kỹ thuật và kỹ năng tiếp cận cơng nghệ. Chỉ có các
nhóm cơng chúng có khả năng sử dụng máy tính và cơng nghệ, nơi sống có
kết nối Internet mới có khả năng tiếp cận và tiếp nhận thông tin từ báo mạng.
Thông tin trên báo mạng có rất nhiều nên mức độ tin cậy đối với cơng chúng
có phần e ngại, có nhiều sản phẩm khó xác định được độ chính xác của thơng
tin.
3. Nhóm cơng chúng
- Việc điều tra được tiến hành cụ thể với sinh viên đang sinh sống tại
Kí túc xá Ngoại ngữ
- Số lượng khảo sát: Trong ngày 28/4/2021 chúng tôi đã phát 200
phiếu khảo sát cho sinh viên tại 3 tòa nhà (A, B, C) của kí túc xá Đại học
Ngoại ngữ.
4


- Thu về: 200 phiếu
3.1

Nhân khẩu học-xã hội


Những thông số nhân khẩu học xã hội về giới tính, lứa tuổi, trình độ
học vấn, mức sống, địa bàn sống, phong tục, tập quán, dân tộc, …chính là
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận báo mạng điện tử
của công chúng.
Sự ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến cơng chúng có thể biểu hiện trên tất
cả phương diện như nhu cầu, thị yếu, mức độ, thời điểm, mức độ tương tác,

- Về giới tính, qua khảo sát ngẫu nhiên nhóm đối tượng cơng chúng
chúng tơi thu được kết quả như sau
Giới tính

Phần trăm

Nam

71.05%

Nữ

28.92%

- Về độ tuổi và trình độ học vấn:
Phần trăm
Năm nhất

27.19%

Năn hai


24.56%

Năm ba

28.07%

Năm tư

20.18%

- Về dân tộc:
Phần trăm
Kinh

79.82%

Khác

20.18%
5


Điều kiện nhân khẩu học của nhóm cơng chúng sinh viên sống tại ký
túc xá Ngoại ngữ đa dạng khác nhau. Từ điều kiện khác nhau nên cách tiếp
cận cũng như nhu cầu thông tin báo mạng điện tử của nhóm cơng chúng này
khác nhau.
Trình độ học vấn của nhóm đối tượng công chúng điều tra này đều là
sinh viên tri thức với trình độ Đại học nên mức độ quan tâm, tiếp cận báo
mạng cũng nhanh hơn vì cơng chúng có khả năng sử dụng máy tính và cơng
nghệ, nơi sống có kết nối Internet mới có khả năng tiếp cận và tiếp nhận

thông tin từ báo mạng. Với trình độ đại học, sự khắt khe trong kiểm định
thơng tin và loại thông tin báo mạng điện tử được quan tâm cũng lớn hơn.
Vì trình độ văn hóa của nhóm đối tượng này ở mức cao nên nhu cầu
thơng tin, đánh giá kiểm định nội dung thông tin mà báo mạng đưa ra cũng
được chú ý hơn và tổng quan hơn. Do đó, báo mạng điện tử cần đưa ra nội
dung thơng tin nhanh chính xác và có cách thức truyền thơng hiệu quả hơn, đa
chiều hơn để có thể tiếp cận hiệu quả nhất nhóm đối tượng này.
Trong nhóm khảo sát ngẫu nhiên, dân tộc Kinh chiếm đến 79.82% và
dân tộc khác chỉ chiếm 20.18%. Văn hóa, cách sinh hoạt của các dân tộc khác
nhau nên các lựa chọn tiếp cận thông tin cũng khác nhau. Tuy nhiên trong
cùng một mơi trường kí túc xá, sự tác động giao thoa văn hóa lẫn nhau nên
bức tường văn hóa vơ hình vơ hình chung bị xóa mờ. Cho nên mức tiếp cận,
đón đọc thơng tin trên báo mạng cũng khơng có nhiều khác biệt. Nhu cầu tiếp
nhận thơng tin nhanh, cập nhật, chính xác vẫn ln được đặt lên hàng đầu.
3.2 Cơ sở khoa học kỹ thuật- truyền thông số
Mối quan hệ giữa các thiết bị công nghệ, kỹ thuật với các phương tiện
báo chí- truyền thơng và cơng chúng báo chí- truyền thơng là mối quan hệ
chặt chẽ đa chiều.
6


Với đặc thù của báo mạng điện tử thì thiết bị công nghệ và Internet là
một điều kiện không thể thiếu để cơng chúng có thể tiếp cận các sản phẩm
của báo mạng điện tử. Với câu hỏi “Anh/chị sử dụng thiết bị gì để đọc báo
mạng điện tử?” chúng tơi đã thu về kết quả như sau:
Phần trăm
Máy tính

43.10%


Điện thoại

55.17%

Ipad

1.73%

Thiết bị được sử dụng nhiều nhất khơng nằm ngồi dự đoán là điện
thoại với 55.17%, tiếp đến là đến máy tính với 43.10% và cuối cùng là Ipad
với 1.73%. Về điều kiện thiết bị và khoa học kỹ thuật qua khảo sát thu về
100% sinh viên tại ký túc xá ngoại ngữ có thiết bị có thể truy cập Internet, đủ
chức năng để truy cập vào các trang, nguồn đọc báo mạng điện tử.
Về mạng Internet, điều kiện mạng mà nhà mạng cung cấp đa dạng, có
đủ các loại hình Internet từ truyền thống đến hiện đại.
Phần trăm
Wifi

55.1%

2G

1.2%

3G

9.6%

4G


32.3%

5G

1.3%

7


Dịch vụ mạng được sinh viên sử dụng nhiều nhất là mạng Wifi với
55.1%; dịch vụ mạng được sử dụng hạn chế nhất với sinh viên ký túc xá là
mạng 2G. Điều này cũng là một điều tất yếu bởi dịch vụ mạng 2G đã cũ và
điều kiện cung cấp tốc độ, sự hiệu quả của các loại hình dịch vụ mạng mới lên
ngôi như 4G, 5G là điều mà sinh viên tìm kiếm.
Số liệu kết quả khảo sát cho thấy, sóng tại khu vực kí xá đảm bảo
100%, đảm bảo điều kiện tiếp nhận báo mạng điện tử tới cơng chúng báo chí.
Mức sóng rất tốt chiếm 13.51% và mức sóng tốt chiếm 36.04%, có thể thấy
điều kiện khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tiếp cận báo mạng điện
tử của nhóm cơng chúng sinh viên tại ký túc xá Ngoại ngữ được cung cấp và
đảm bảo một các hiệu quả, chất lượng.
Điều kiện về thiết bị và khoa học kỹ thuật của nhóm cơng chúng sinh
viên ký túc xá Ngoại ngữ được đảm bảo 100%, không có đối tượng nào
khơng thể tiếp cận báo mạng điện tử do thiếu các điều kiện này.
Điều kiện về thiết bị và mạng Internet được đáp ứng đầy đủ đã tạo điều
kiện tốt để nhóm cơng chúng này có thể tiếp cận và tiếp nhận thông tin từ báo
mạng điện tử
3.3

Kinh tế


Bất cứ ai khi bỏ tiền ra mua bất cứ sản phẩm nào cũng sẽ tính tốn đến
lợi ích kinh tế cũng như hiệu quả sử dụng của nó.
Vi mô: Kinh tế là yếu tố then chốt, trực tiếp tác động đến hành vi mua
sắm, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ báo chí- truyền thơng của đại bộ phận công
chúng.
Vĩ mô: Điều kiện kinh tế tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống
văn hóa, lối sống, tư tưởng, hành động, …của đại bộ phận công chúng.
Khảo sát về điều kiện kinh tế mà nhóm cơng chúng sinh viên tại ký túc
xá Ngoại ngữ cho kết quả như sau:
8


Chi phí chi cho việc dùng

Phần trăm

Internet

0 VNĐ

0.92%

50.000-100.000 VNĐ

58.72%

110.000-200.000 VNĐ

21.10%


hơn 200.000 VNĐ

19.27%

Qua khảo sát cho thấy việc chi trả chi phí cho mạng Internet được cơng
chúng lựa chọn để chi trả chiếm đếm hơn 99% trong khi phần trăm công
chúng báo chí khơng chi trả cho Internet chỉ chiếm 0.92%. Điều này là phù
hợp với mức sống của sinh viên hiện nay bởi đa số các bạn sinh viên đều đi
làm và được bố mẹ hỗ trợ. Với mức chi từ 50.000-100.000VNĐ/tháng chiếm
đến 58.72% và mức chi cao đến hơn 200.000 VNĐ cho dịch vụ mạng một
tháng thì đa số sinh viên sẽ đều có dịch vụ mạng ổn định ở bất cứ nơi đâu. Vì
thế họ có thể dễ dàng tiếp cận với báo mạng điện tử trong bất kì thời gian và
khơng gian họ muốn.
Với nhóm cơng chúng khảo sát ta có thể thấy việc chi trả kinh tế cho
nhu cầu dùng Internet để tiếp cận và tiếp nhận thông tin được quan tâm ngang
các nhu cầu học hành, điều kiện sống thiết yếu.
Yếu tố kinh tế có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc hình thành
ba nhóm cơng chúng, đó là: nhóm cơng chúng thu nhập cao (hoặc khá), nhóm
cơng chúng thu nhập trung bình, nhóm cơng chúng thu nhập thấp (hoặc nhận
trợ cấp xã hội).
Họ sẽ quyết định lựa chọn loại sản phẩm, dịch vụ báo chí- truyền thơng
khác nhau, phù hợp với khả năng chi trả thường xuyên của bản thân hoặc đơn

9


vị. Tuy nhiên, cả ba nhóm này vẫn có nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ
miễn phí như Wifi miễn phí,…
Việc chi trả cho việc dùng Internet cho thấy mong muốn về chất lượng
điều kiện về mạng Internet cao, q trình tiếp cận thơng tin được diễn ra liên

tục và hiệu quả nhất.
3.4

Thời lượng và thời điểm đọc báo

Về điều kiện chủ quan trong việc tiếp cận và tiếp nhận báo mạng điện
tử của cơng chúng báo chí, yếu tố thời gian mà cơng chúng báo chí bỏ ra cho
việc tiếp nhận thông tin cũng ảnh hưởng lớn đến thông tin tiếp nhận được.
Thời lượng đọc báo của cơng chúng báo chí như thế nào cũng là một
chỉ số phản ánh một mặt thí quen sinh hoạt cũng như thói quen đọc báo của
cơng chúng báo chí. Nó phản ánh thời gian mà nhóm cơng chúng sinh viên Kí
túc xá Ngoại ngữ dành ra để sử dụng cho việc đọc báo thay vì dùng thời gian
đó cho các nhu yếu quan trọng khác cần phải giải quyết.
Đây cũng là cơ sở để các báo có cách thể hiện thông tin phù hợp với
yêu cầu về “thời lượng đọc” của cơng chúng sinh viên, đồng thời có các cách
thức tiếp cận, phát hành tờ báo phù hợp với thời điểm đọc của họ. Để thấy rõ
hơn về mức độ và thói quen đọc báo của sinh viên Đại học Ngoại ngữ, chúng
tơi có thêm câu hỏi: “Trong ngày, anh/chị dành khoảng bao nhiêu thời gian để
đọc báo điện tử?” và nhận được kết quả:
Thời lượng

Phần trăm

15 phút

22.52%

15 phút- 30 phút

45.95%


30 phút- 1 giờ

21.62%

1 giờ- 2giờ

9.01%

Trên 2 giờ

0.90%
10


Kết quả cho thấy tỉ lệ sinh viên đọc báo mạng 15-30 phút/ngày chiếm
đa số là 45,95%; tiếp theo đó thời lượng đọc dưới 15 phút là 22,52%; 30 phút
– 1 tiếng là 21,62%; 1-2 tiếng là 9,0% và chỉ có 0,9% đọc báo mạng 2 tiếng
trở lên 1 ngày.
Nhóm công chúng này không dành quá nhiều thời gian cho việc tiếp
cận thông tin trên báo mạng, điều này thể hiện ở việc tỉ lệ phần trăm số lượng
công chúng được khảo sát đọc báo mạng trên 2 giờ chiếm tỉ lệ rất nhỏ chỉ
chiếm 0.9%
Thời lượng đọc báo này khá phù hợp với thời gian sinh hoạt và học tập
của sinh viên Ký túc xá Ngoại ngữ. Thời gian học tập chiếm khoảng thời gian
lớn, ngoài ra thời gian còn được phân bổ cho các hoạt động sinh hoạt, giải trí
khác, nên thời lượng đọc báo mà sinh viên sử dụng hàng ngày còn thấp chủ
yếu từ 15 đến 30 phút một ngày.
Điều kiện thời gian mang yếu tố chủ quan, nên nhóm cơng chúng có
thể tùy ý sử dụng điều kiện này một cách khác nhau dẫn đến việc tiếp nhận

thông tin trên báo mạng khác nhau.
Thời lượng đọc báo càng cao càng thể hiện mức độ quan tâm đến thông
tin càng lớn. Việc lựa chọn đọc báo mạng thường xuyên hay không đã thể
hiện độ tin cậy, hài lịng khi tìm hiểu thơng tin, bởi chẳng ai dành thời lượng
đủ dài cho một nguồn thông tin không đáng tin cậy và một hình thức thể hiện
nhàm chán kém hiệu quả.
Đây là những số liệu tham khảo có ý nghĩa nhất định để báo mạng xây
dựng các trang mục cũng như có cách viết sao cho phù hợp với quỹ thời gian
đọc báo vốn ít ỏi của các bạn sinh viên.
3.5

Tần suất đọc báo mạng điện tử

Tần suất đọc báo là một chỉ số quan trọng, nó thể hiện mức độ tin cậy,
yêu thích, thái độ ủng hộ của cơng chúng với báo chí. Việc cơng chúng có
11


thường xuyên đọc bài, theo dõi các tác phẩm trên báo mạng hay không thể
hiện báo mạng đã và đang cung cấp được điều mà nhóm cơng chúng này
hướng tới hay chưa. Đồng thời nó cịn thể hiện hiệu quả, mức độ truyền
thơng, tính hấp dẫn của loại hình báo mạng với nhóm cơng chúng này như thế
nào.
Tần suất đọc báo phản ánh thói quen đọc báo của sinh viên, mức độ
quan tâm của nhóm cơng chúng sinh viên với thông tin trên báo mạng điện tử.
Tần suất càng lớn càng thì mức độ quan tâm đến thơng tin cập nhật trên báo
mạng càng lớn và ngược lại.
Khảo sát về tần suất đọc báo mạng điện tử như thế nào chúng tôi đưa ra
câu hỏi: “Anh/chị đọc báo mạng điện tử như thế nào?” và có kết quả sau:


Phần trăm
Ngày nào cũng đọc

30.63%

Thỉnh thoảng có đọc

54.05%

Chỉ đọc khi cần xác nhận thông tin

15.32%

30,63% người được hỏi ngày nào cũng đọc; 54,05% thỉnh thoảng có
đọc và tỉ lệ chỉ đọc khi cần xác nhận thông tin là 15,32%. Khoảng 1/3 số
người được hỏi đọc báo hằng ngày là một con số tích cực. Cho thấy sức hấp
dẫn nhất định của loại hình báo chí này. Song tỉ lệ 54,05% người thỉnh thoảng
đọc và 15,32% chỉ đọc khi cần xác định thông tin cũng là con số đáng lưu ý.
Tần suất đọc cho thấy báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được sinh
viên ưa chuộng, dành thời gian để quan tâm, tiếp cận và tiếp nhận thông tin.
Việc thỉnh thoảng có đọc chiếm tỉ lệ lớn trên 50% cho thấy báo mạng là
một loại hình báo được nhóm cơng chúng này ưa chuộng, ủng hộ.

12


Là một điều kiện mang tính chủ quan cao, nên với tần suất đọc khác
nhau sẽ thu về hiệu quả tiếp nhận khác nhau, từ chuyên sâu đến hời hợt thậm
chí là tiếp nhận sai nội dung, diễn biến thơng tin mà báo mạng muốn truyền
tải.

Vì tần suất đọc báo trên báo mạng điện tử của nhóm đối tượng tương
đối ổn định do đó địi hỏi ở báo mạng cần cập nhật thơng tin, thể loại, hình
thức, cách thức truyền thông sao cho hấp dẫn, nhanh nhạy nhằm thu hút và
tiếp cận đến nhóm đối tượng này một cách hiệu quả nhất.
3.6

Cách thức đọc báo của sinh viên Đại học Ngoại ngữ

Cách thức đọc báo là chỉ số quan trọng thể hiện cách ứng xử của người
đọc đối với tờ báo. Hành vi đọc báo là minh chứng cụ thể nhất cho việc quan
tâm đến tờ báo của độc giả, và cách thức đọc báo đo lường được độ sâu của
sự quan tâm của độc giả đối với các tờ báo.
Cách thức đọc báo của độc giả phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ nhu cầu
thơng tin đến trình độ văn hóa, giới tính, sở thích, văn hóa vùng miền của
từng công chúng…Biết được cách thức đọc báo của độc giả, tịa soạn báo sẽ
có cách xử lý, trình bày, cơ cấu thông tin sao cho thật hợp lý với thị hiếu
khách hàng nhằm mang lại hiệu quả thông tin cao nhất, kể cả việc lựa chọn
phương thức thông tin sao cho phù hợp.
Tác giả Loic Hervouet trong cuốn “Viết cho độc giả” đã viết: “Khi đọc
để lấy thông tin, độc giả cốt tìm những chi tiết mà họ cần. Do vậy, hiếm khi
người ta đọc một bài báo từ đầu đến cuối, mà vẫn có ấn tượng là đã xem hết
cả tờ báo. Độc giả chỉ đọc những gì họ quan tâm trong một bài báo, và khi đã
đọc xong những gì đáng quan tâm, họ cho là đọc trọn vẹn bài báo”.
Để nhận định về cách thức đọc báo của công chúng công nhân, chúng
tôi đưa ra câu hỏi: “Anh/chị thường đọc báo mạng điện tử như thế nào?”, kết
quả thể hiện theo bảng dưới đây:
13


Đọc cả bài


Đọc lướt cả
bài

38.52%

Đọc tít và

Chỉ đọc tít

3.28%

4.10%

sapo
54.10%

Như vậy, có 38,52% cơng chúng khảo sát đọc cả bài báo. Họ đọc
nghiền ngẫm, kĩ tất cả các thông tin. Đây là một con số khả quan khi tâm lí
các bạn sinh viên thường muốn tiếp cận thơng tin nhanh chóng và thời gian
bỏ ra tối thiểu.
Nguyên nhân sâu xa có thể từ sức hút về nội dung và hình thức của báo
mạng đã “níu chân” được nhóm độc giả này. Có hơn một nửa cụ thể là 54,1%
các bạn sinh viên đọc lướt cả bài. Cũng theo phân tích trên thì nhu cầu thơng
tin của đội ngũ trí thức này rất lớn, họ muốn cập nhật số lượng thông tin lớn,
một cách khá đầy đủ, song thời gian rảnh lại ít nên họ lựa chọn hình thức đọc
lướt. Chỉ có 3,28% người tiếp cận thơng tin qua việc đọc tít và sapo; tỉ lệ chỉ
đọc tít cũng chỉ chiếm 4,1%.
Qua đó, những nhà báo cần chú trọng việc làm nội dung vì cơng chúng
của họ ngày càng có sự quan tâm đến chất lượng thật của thông tin, của bài

viết; lối viết giật tít câu view cũng cần nhìn nhận và thay đổi để phù hợp với
yêu cầu cao của nhóm đối tượng này.

14


B NHU CẦU TIẾP NHẬN THƠNG TIN CỦA NHĨM CƠNG
CHÚNG TẠI KÍ TÚC XÁ ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HÀ NỘI
1. Nhu cầu về phương thức truyền tải
Để tìm hiểu thực trạng sử dụng các mạng xã hội của các bạn sinh viên
Đại học quốc gia Hà Nội, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi: “Anh/chị đang sử dụng
những mạng xã hội nào?” Kết quả thu về được lần lượt theo thứ tự giảm dần
là Facebook 21,61%; Youtube 19,25%; Zalo 18,86%; Instagram 15,52%;
Tiktok 9,04%; Twitter 4,91%; Pinter 3,73%; Mocha 2,55%; khác 1,77%;
Wechat=Snapchat 0,98% và tỉ lệ người được khảo sát dùng Lotus và
Whatsapp bằng nhau và chiếm 0,39%; không ai sử dụng mạng xã hội Spoon.
Các trang mạng xã hội hiện nay là một kênh thông tin khổng lồ. Trên
những mạng xã hội này, các “nhà báo công dân” xuất hiện càng nhiều để trao
đổi thơng tin. Đó cịn là cầu nối giữa bạn đọc với các trang báo mạng. Điều
này trực tiếp ảnh hưởng đến phương tiện tiếp cận với báo mạng điện tử mà
chúng tơi đặt câu hỏi tìm hiểu ngay sau đây: “Anh/chị đọc báo mạng điện tử
từ nguồn nào?” Chúng tôi thống kê được trong số những người được khảo sát
thì 31,67% đọc báo mạng từ Facebook; xếp sau đó lần lượt là Web 23,67%;
Youtube 18%; Zalo 10,67%; Tiktok 8%; App 5% và khác 3%.
Từ 2 kết quả trên, chúng ta nhận thấy rằng các mạng xã hội được dùng
nhiều cũng chính là nơi các độc giả tiếp cận với báo chí nhiều. Từ đó các
trang báo mạng có thể lưu ý đến việc đẩy thơng tin lên trên các loại hình
mạng xã hội được sử dụng nhiều nhằm tăng độ tiếp cận của thông tin. Ở đây,
công chúng tiếp nhận thông tin báo mạng thông qua Facebook là chủ yếu. Khi
được hỏi: “Nếu anh/chị đọc từ nguồn Facebook vui lòng cho biết thêm:


Đọc ở trang chủ

Đọc từ bài chia sẻ của
15

Đọc từ các page


của báo

mọi người

32.74%

dẫn nguồn

33.33%

33.93%

2. Nhu cầu về nội dung
2.1 Các nội dung công chúng thường đọc trên báo mạng điện tử:
Các trang báo mạng luôn cải tiến với nhiều đổi mới về hình thức lẫn
nội dung, cơ cấu các chuyên mục hoàn toàn thay đổi theo hướng hiện đại, hấp
dẫn hơn trong trình bày và bố trí các trang mục trên báo.
Để sát thực hơn với báo mạng điện tử hiện nay, chúng tôi đưa ra nội
dung câu hỏi với bạn đọc phù hợp với các báo từ khi có những cải tiến. Trong
đó, chỉ chọn đưa ra các chuyên mục lớn mà không nêu chuyên mục nhỏ trên
các trang vì cơ cấu từng chuyên mục nhỏ ở từng chuyên mục lớn khơng giống

nhau và nếu tính cả các chun mục nhỏ thì quá nhiều nội dung, rối trong sự
lựa chọn của bạn đọc. Các chuyên mục đưa ra ở đây liên tục, thường ổn định
trong một khoảng thời gian nào đó, chuyên mục được thiết kế bằng các tác
phẩm báo chí thuộc các thể loại khác nhau, có khi chuyên mục chỉ có một tác
phẩm. Trong chuyên mục lớn có các chuyên mục nhỏ, từng chuyên mục đó có
nét riêng phù hợp với thị hiếu từng đối tượng bạn đọc.
Với câu hỏi: “Khi đọc báo mạng điện tử, anh/chị thường đọc những
chuyên mục nào sau đây?”, kết quả theo phụ lục 2 bảng 2.13. Các chuyên
mục công chúng thường đọc trên báo mạng điện tử xếp thứ tự từ cao xuống
thấp lần lượt như sau: Chuyên mục Thời sự có tỷ lệ người thường đọc cao
nhất với 13,75%; Giải trí 12,24%; Thế giới 11,33 %; Cơng nghệ 9,67 %; Thể
thao 9,21%: Văn hóa 8,16%; Sức khỏe 7,83%; Giáo dục 7,55 %; Xe 6,65 %;
Pháp luật 5,74%; Kinh doanh 5,59%; Du lịch 2,27%.
Về cơ cấu giới tính trong mẫu điều tra có sự chênh lệch rõ rệt với tỷ lệ
28,95% nữ; 71,05 % nam, chính vì vậy, các chun mục Thời sự, Công nghệ,
16


Thể thao có số lượng người đọc lớn nhất. Các vấn đề về Xe, Pháp luật, Kinh
doanh được độc giả ít quan tâm bởi nhóm cơng chúng này chưa có nhu cầu
mua sắm xe cộ nhiều, hay nhu cầu tìm hiểu về pháp luật và kinh doanh cịn ít.
Qua số liệu trên cho thấy, các chuyên mục có tỷ lệ thường đọc cao nhất
báo đều hướng về những vấn đề đáp ứng nhu cầu hiểu biết và thiết thân với
bạn đọc. Đó là những vấn đề thời sự, giải trí, thế giới, ... nhanh nhạy, kịp thời,
chính xác. Đành rằng, các chuyên mục khác nhau sẽ hướng đến đối tượng bạn
đọc khác nhau và sự lựa chọn “thường đọc” đương nhiên không giống nhau.
Tuy nhiên nắm được tần suất thường đọc của cơng chúng, các tờ báo sẽ biết
được “món ăn” dọn ra ngon, dở như thế nào để có cách nêm nếm, gia giảm,
điều chỉnh cho phù hợp với “khẩu vị” của bạn đọc.
Tần suất công chúng thường đọc đã phần nào thể hiện được sự quan

tâm cũng như sự yêu thích đối với các chuyên mục nhất định. Cũng có những
trường hợp khơng thích nhưng vẫn đọc để tìm ra cái sai, cái dở của chun
mục nào đó nhưng theo lẽ thường, phần đơng có thích thì mới thường đọc.
Việc thường đọc cũng phản ánh nội dung thông tin trên các trang mục đó phù
hợp với nhu cầu thơng tin của bạn đọc và đương nhiên có ích về mặt thơng
tin, nhận thức hoặc giải trí của bạn đọc. Việc xác định được các chuyên mục
có số bạn đọc thường đọc nhiều nhất cũng là xác định được thế mạnh của tờ
báo, cũng từ đó có cơ sở phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế làm cho tờ
báo hay hơn, thu hút bạn đọc hơn.

2.2 Các nội dung công chúng đánh giá sẽ giúp báo mạng điện tử hấp
dẫn, thu hút hơn:
Dựa trên chính thói quen đọc và nhu cầu về nội dung mà độc giả mong
muốn sẽ được tiếp nhận, nhóm chúng tơi đã ghi nhận kết quả cho câu hỏi:
“Theo anh/chị những yếu tố về mặt nội dung nào sẽ làm báo mạng điện tử hấp
dẫn, thu hút bạn đọc hơn?” như sau: 25,85% số người được hỏi cho rằng
17


thơng tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác là những yếu tố về nội dung sẽ được
quan tâm, thu hút nhất; tỷ lệ nội dung hấp dẫn, thu hút sau đó lần lượt là Giúp
mở rộng kiến thức 25,85%; Nội dung gần gũi, thiết thực với cuộc sống
24,49%; Tính chiến đấu, phản biện xã hội cao 10,88%; Là diễn đàn của bạn
đọc 5,78% và tỉ lệ nhỏ nhất 3,48% nội dung là Kênh thơng tin.
Có thể thấy rằng, cùng với tốc độ nhanh chóng của các sự kiện diễn ra
hằng giờ, hằng phút, thậm chí hằng giây khiến cho cơng chúng hiện đại là các
bạn sinh viên được khảo sát cũng có nhu cầu lớn nắm bắt thơng tin nhanh
nhạy, kịp thời để khơng bị lạc hậu. Nội dung đó phải giúp mở rộng kiến thức
của người đọc và gắn liền với cuộc sống đang diễn ra xung quanh họ.
Cùng với đó, các bạn sinh viên là những người đang xây dựng thế giới

quan nên việc họ muốn có thơng tin mang tính chiến đấu, phản biện xã hội
cao để có thể bài tỏ quan điểm, góc nhìn của mình. Nhu cầu này cũng dẫn đến
một tỉ lệ khá lớn mong muốn trên báo mạng là diễn đàn của bạn đọc.
Song vì lý do nào đó, báo mạng lại chưa nhận được sự tin tưởng về
mặt nội dung thông tin hoặc chưa phải là kênh thơng tin mọi người tìm đến
nhiều, điều này được thể hiện qua tỷ lệ khảo sát khiêm tốn 3,48% trong câu
hỏi được đặt ra.
Đây chính là những nhu cầu thực tế, cấp thiết mà những cơ quan báo
chí, người làm báo cần chú ý để đáp ứng, phục vụ đối tượng cơng chúng của
mình.
3. Nhu cầu về hình thức
Bên cạnh nội dung thì hình thức là yếu tố quan trọng và cũng là yếu tố
đầu tiên tiếp xúc với độc giả. Do vậy, nhóm chúng tơi đã khảo sát hình thức
tin, bài của báo mạng với 2 câu hỏi. Thứ nhất, khi nhận được câu hỏi:
“Anh/chị thường đọc, xem hình thức tin bài nào trên báo mạng điện tử?” các
câu trả lời nhận về theo tỉ lệ như sau: Các tin bài dưới dạng video được độc
18


giả tìm đọc nhiều nhất với 25,86%; bài truyền thống 22,81%; Story và
Infographic có cùng tỉ lệ là 14,07%; E-magazine 10,27%; Podcard 4,94%;
Longfrom 4,56% và lượng tiếp cận ít nhất là các bài Quizz với tỉ lệ 3,42%.
Lý giải cho điều này chính là vì các video thường có cả âm thanh, hình
ảnh sống động, chân thực, sắc nét và thậm chí là có cả text. Chính bởi vậy độc
giả có thể tiếp nhận thơng tin một cách trực quan. Mặc dù vậy, các bài viết
truyền thống vẫn giữ được “Chỗ đứng” của mình vì đây là hình thức lâu đời
nhất quen thuộc nhất đối với người đọc, người xem. Hình thức Story và
Infographic, E-magazine đang dần trở nên phổ biến và được khá đơng cơng
chúng đón nhận. Có một điểm đặc biệt là Longform và Quizz là 2 hình thức
thể hiện mới, được xem là hợp với nhu cầu, thị hiếu của độc giả trẻ lại nhận

về sự quan tâm ít nhất.
Đối với câu hỏi thứ 2: “Anh/chị thường đọc những bài báo mạng điện
tử có dung lượng như thế nào?”, tỉ lệ thu được theo thứ tự giảm dần là Trung
bình 64,23%; Ngắn 24,09% và Dài là 11,68%. Kết quả này cho thấy các sinh
viên tại ký túc xá Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội có xu hướng và thói quen đọc
các bài viết có dung lượng trung bình, để tiếp cận thơng tin một cách khá đầy
đủ, chi tiết và không tốn quá nhiều thời gian.
Đặc thù của nhóm sinh viên này là thời gian học nhiều, đồng thời quỹ
thời gian còn lại dùng để sinh hoạt câu lạc bộ hội nhóm hay đi làm thêm nên
thời gian rảnh đọc báo cũng khá ít. Vì vậy các bài viết với dung lượng ngắn
chiếm tỉ lệ tương đối trong thói quen đọc của họ. Các bài viết dài vốn là
những nội dung sâu và tốn nhiều thời gian đọc và lĩnh hội. Bởi vậy, theo như
phân tích vừa nêu thì đây là những tác phẩm báo chí ít được các bạn sinh viên
Đại học Ngoại ngữ lựa chọn nhất.
4. Mức độ hài lịng với thơng tin báo mạng cung cấp
Có thể thấy rằng, báo mạng điện tử gắn liền với nhu cầu tri thức của
nhóm sinh viên được khảo sát. Con số 30,63% người được hỏi đọc báo mỗi
19


ngày và tỉ lệ 45,95% đọc từ 15-30 phút/ngày đã cho thấy mối quan hệ khăng
khít giữa nhóm cơng chúng khảo sát với báo mạng điện tử. Tiếp xúc thường
xuyên với loại hình báo chí này nên những độc giả đã có những phản hồi về
mức độ hài lịng với thông tin báo mạng cung cấp như sau: 72,81% cảm thấy
bình thường; 20,18% hài lịng; tỉ lệ khơng hài lịng chiếm 4,39% và chỉ có
2,63% cảm nhận rất hài lịng. Mặc dù theo đánh giá chung, giữa hàng loạt các
loại hình báo chí thì báo mạng điện tử vẫn nhận được mức độ hài lòng ở mức
khá, nhưng khá là chưa đủ với nhu cầu ngày càng cao của công chúng.
5. Đề xuất về nội dung và hình thức từ phía độc giả
Chúng tơi đã nhận được những ý kiến từ nhóm cơng chúng Đại học

Ngoại Ngữ như sau:
a) Về mặt nội dung:
- Cần thêm tính hấp dẫn, ngơn từ dễ hiểu, gần gũi
- Nội dung chân thực, chính xác hơn
- Không cần quá dài, nội dung phù hợp mở rộng kiến thức
- Thơng tin nhanh chóng, kip thời
- Chọn lọc thông tin, nêu rõ thông tin
- Tránh viết đi viết lại nhiều lần
- Nội dung giải trí sẽ thu hút giới trẻ
- Có bài tổng hợp sự kiện trong ngày/tuần
- Bài viết mang tính định hướng dư luận cao
- Viết đúng nội dung chủ đề, tiêu đề và nội dung phải liên quan đến
nhau, tránh giật tít, câu view, thơng tin sai sự thật.
b) Hình thức:
- Nên cho nhiều video, hình ảnh, quizz
20



×