Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

SKKN_ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ KỸ THUẬT LẨU BĂNG CHUYỀN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.71 MB, 57 trang )

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN “ỨNG
DỤNG HIỆU QUẢ KỸ THUẬT LẨU BĂNG
CHUYỀN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 7”

Lĩnh vực: Ngữ văn
Tác giả: Lê Thị Ngọc Trân
Chức vụ: giáo viên
Đơn vị: THCS và THPT Vĩnh Nhuận
Năm học 2022 - 2023
1


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THCS VÀ THPT VĨNH NHUẬN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

An Giang, ngày 02 tháng 11 năm 2022
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến “Ứng dụng hiệu quả kỹ thuật Lẩu băng
chuyền trong dạy học ngữ văn 7”
I- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ:
- Họ và tên: LÊ THỊ NGỌC TRÂN
Nam, nữ: NỮ
- Ngày tháng năm sinh: 19 - 06 - 1995
- Nơi thường trú: ấp Bình Hoà 1, xã Mỹ Khánh, LX - AG
- Đơn vị công tác: trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên
- Trình độ chun mơn: Cử nhân sư phạm Ngữ văn


- Lĩnh vực công tác: Giáo dục
II- SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ:
Trường Trung học cơ sở Vĩnh Nhuận được thành lập vào năm 1998 với đội ngũ CB
– GV – CNV có chun mơn, kinh nghiệm giảng dạy tốt. Trường được công nhận trường
Đạt Chuẩn Quốc gia theo quyết định số 3291/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2018 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang quyết định về việc công nhận trường trung học
đạt chuẩn quốc gia. Ngày 14 tháng 5 năm 2021, trường được Ủy ban nhân dân tỉnh An
Giang ra Quyết định số 1011/QĐ-UBND, Quyết định về việc thành lập trường THCS và
THPT Vĩnh Nhuận trên cơ sở tổ chức lại trường THCS Vĩnh Nhuận và chính thức bắt đầu
hoạt động vào ngày 01 tháng 6 năm 2021.
Tình hình đội ngũ CB – GV – CNV, cơ sở vật chất và TBDH phục vụ nhiệm vụ
năm học 2022 – 2023 như sau:
* Đội ngũ CB – GV – CNV , tổng số là 49 trong đó:
+ Hiệu trưởng: 01 trình độ Thạc sĩ.
+ Phó Hiệu trưởng: 02.
+ Giáo viên: 40 (trong đó 01 giáo viên trình độ Thạc sĩ, 01 viên chức mới trúng
tuyển).
+ Công nhân viên: 01 viên chức thiết bị - thí nghiệm, 01 nhân viên y tế học
đường, 01 kế toán, 01 văn thư, 01 thư viện, 01 bảo vệ.
* Học sinh
Đầu năm học 2022 – 2023 với tổng số học sinh là 835 HS, được biên chế thành 22
lớp trong đó:
2


Khối

Số lớp

Số học sinh


Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện

Nữ

Tỉ lệ %

6

4

5

166

189

81

113.85

7

4

4

148

141


62

95.27

8

4

4

155

139

63

89.67

9

3

3

130

130

59


100

10

3

3

135

126

64

93.33

11

3

3

120

110

52

91.66


Cộng

21

22

854

835

381

97.77

* Cơ sở vật chất
- Diện tích trường: 9.296 m2 cộng với khu cấp THPT mới xây trên 2000m2
- Phòng học: 22 phòng với đầy đủ bàn ghế, ánh sáng, quạt phục vụ dạy học.
- Khu phòng học bộ môn được xây dựng theo quy định của trường Đạt chuẩn
Quốc gia
- Khu hành chính quản trị văn phịng đầy đủ các phòng ban theo quy định của
trường Đạt chuẩn Quốc gia.
1. Thuận lợi
Ngữ văn hiện nay được xem là một trong những mơn học chính trong nhà trường.
Nó được coi là thứ “vũ khí vơ song” bởi “văn học là nhân học”. Văn học là một loại
hình nghệ thuật phản ánh chân thực cuộc sống bằng hình tượng thơng qua ngơn ngữ,
góp phần bồi dưỡng lịng u nước, niềm tự hào dân tộc, hình thành kĩ năng giao tiếp,
ứng xử, làm phong phú tâm hồn và vẻ đẹp nhân cách cho người học.
Đó cũng chính là lý do Bộ và Sở Giáo dục & Đào tạo cùng ban lãnh đạo nhà
trường hết sức quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ giáo viên

tham gia chương trình tập huấn, bồi dưỡng để từng bước tiếp cận, thích ứng với
chương trình giáo dục phổ thơng mới.
Nhìn chung, những năm gần đây, định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã
được thống nhất theo tư tưởng tích cực hố hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ
chức, hướng dẫn của giáo viên. Những định hướng này được thể hiện đồng bộ trong
việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa các bộ môn, các bậc học từ tiểu
học đến trung học cơ sở và trung học phổ thơng.
Ngồi ra, đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường luôn quan tâm, đầu tư, xây dựng
hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin như: wifi, loa, máy tính, máy chiếu, màn
hình TV, máy in, đường truyền internet, tranh ảnh.… tận dụng tối đa các phương tiện
để hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.
3


2. Khó khăn

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì cũng có những khó khăn và bất cập
gặp phải trong quá trình dạy học:
- Tuyển sinh đầu vào thấp ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả giáo
dục.
- Một số giáo viên chưa kịp thích ứng hoặc cịn lúng túng trước những đổi mới
của nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
- Phần lớn học sinh sống xa cha mẹ, ở với ơng bà, điều kiện kinh tế cịn gặp nhiều
khó khăn hoặc có một số em phải phụ giúp gia đình làm cho các em đơi lúc xao
nhãng việc học tập.
- Một số phụ huynh chưa biết đến các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học dẫn đến trường hợp khơng đồng tình hoặc khơng chủ động phối hợp với giáo
viên bộ môn tạo điều kiện thuận lợi để học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.
Đối mặt với những khó khăn trên trong q trình cơng tác tại đơn vị, đứng ở
góc độ là một giáo viên tâm huyết với nghề tơi nhận thấy việc tìm ra một phương
pháp dạy học (PPDH) hoặc kĩ thuật dạy học hiệu quả là một bước hết sức quan trọng

bởi vì một PPDH hoặc kĩ thuật dạy học hiệu quả nó có thể giúp thầy/cơ tháo gỡ mọi
khó khăn trong q trình dạy học. Nhận thức được vai trị và tầm quan trọng của
PPDH và kĩ thuật dạy học, từ q trình cơng tác tơi rút ra được những kinh nghiệm
thực tiễn để trình bày và chia sẻ với đồng nghiệp về đề tài: Ứng dụng hiệu quả kỹ
thuật Lẩu băng chuyền trong dạy học ngữ văn 7. Lĩnh vực: Ngữ văn.
III- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:

Theo Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các giai đoạn phát triển tâm
lý theo lứa tuổi được chia thành 9 giai đoạn, trong đó lứa tuổi của học sinh THCS
thuộc giai đoạn thứ 6 (từ 11-15 tuổi), người ta gọi giai đoạn này là giai đoạn của lứa
tuổi thiếu niên. Ở lứa tuổi này, các em có nhiều sự chuyển biến phức tạp về mặt tâm
sinh lý, các em có những biểu hiện rất khác nhau, nhưng nhìn chung, đây được xem là
lứa tuổi khủng hoảng, tuổi khó bảo, tuổi bất trị, tuổi ăn tuổi chơi, tuy nhiên đây cũng
là độ tuổi thơ ngây, hồn nhiên, trong sáng và những biểu hiện tiêu cực lẫn tích cực đó
ảnh hưởng khơng ít đến thái độ và chất lượng học tập của các em. Cụ thể như sau:

- Nhiều em tỏ ra chán ghét bộ môn, học tập một cách thụ động, gò ép, thiếu sáng tạo.
- Khơng có hứng thú, say mê đối với bộ mơn ngữ văn, kéo theo tâm thế lười học, chán
học, thường tỏ ra mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ, thậm chí gục ngủ ngay trên bàn.
- Vì khơng có hứng thú học tập cho nên các em thường lơ là, mất tập trung hoặc nói
chuyện, mất trật tự, nhiều em làm việc riêng trong các giờ học. Nhiều em đi học
không mang theo sách giáo khoa (mặc dù đã nhắc nhở nhiều lần), không đọc tác
4


phẩm hay soạn bài trước khi đến lớp, tranh thủ học bài mơn khác. Thậm chí có trường
hợp đi học nhưng không chịu ghi chép, nhiều lần quên cả vở viết bài.
- Một phần là do đặc điểm lứa tuổi, lứa tuổi này các em còn ham chơi hơn là ham học
nên đã kéo theo nhiều hệ lụy như: lười đọc, lười học, lười tìm hiểu bài học, soạn bài

trước ở nhà, thờ ơ thiếu trách nhiệm trong học tập, không thực hiện nhiệm vụ học tập
mà giáo viên đã giao.
- Trong giờ học các em ngồi học thụ động, ít hăng hái phát biểu xây dựng bài, chỉ một
vài em học giỏi mới hăng say trả lời. Khơng khí lớp học vì vậy mà bị trùng xuống,
cảm giác rất nặng nề.
Để có những nhận xét đánh giá chính xác, khách quan về thực trạng trên tôi
đã thực hiện khảo sát, điều tra, lập bảng thống kê đối với 72 học sinh của 2 lớp: 7A2
và 7A4 tại trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận [Phụ lục 1] . Kết quả như sau:
1.1. Bảng thống kê kết quả điều tra về mức độ nhận thức, thái độ hứng thú
học tập môn Ngữ văn
Lớp 7A2_Sỉ số 38

Số
lượng



Tỷ lệ

Số
lượng





Tỷ lệ

Số
lượng


Tỷ lệ

Số
lượng

Tỷ lệ

1. Tầm
quan
trọng của môn
ngữ văn

3

7.89%

9

23.68%

12

31.58%

14

36.84



2. Thái độ học tập
môn Ngữ văn

10

26.32


20

52.63


5

13.16


3

7.89%

3. Tham gia phát
biểu trong giờ
Ngữ văn

18

47.37



14

36.84


4

10.53


2

5.26%

Lớp 7A4_Sỉ số 34

Số
lượng

Tỷ lệ


Số
lượng






Tỷ lệ

Số
lượng

Tỷ lệ

Số
lượng

Tỷ lệ

1) Tầm
quan
trọng của môn
ngữ văn

4

11.76%

3

8.82%

11

32.35%

16


47.06


2) Thái độ học
tập môn Ngữ

16

47.06


10

29.41


5

14.71


3

8.82%

5


văn

3) Tham gia phát
biểu trong giờ
Ngữ văn

14

41.18


14

41.18


2

4

5.88%

11.76


Tổng hợp kết quả khảo sát của cả hai lớp_Tổng số 72

Số
lượng

1. Tầm
quan

trọng của môn
ngữ văn

7

2. Thái độ học
tập môn Ngữ
văn

26

3. Tham gia phát
biểu trong giờ
Ngữ văn

32



Tỷ lệ
9.72

Số
lượng

Tỷ lệ

12

16.67




Số
lượng
23



36.11


30

44.44
%

28





31.94

Số
lượng

10


38.9

6

Tỷ lệ

30

41.67


13.89


6

8.33

8.33

6



41.67


%

Tỷ lệ


%


8.33
%

Qua kết quả về mức độ nhận thức, thái độ, hứng thú học tập Ngữ văn của học
sinh lớp 7A2 và 7A4 cho thấy:
- Có 12 HS (16.67%) cho rằng mơn Ngữ văn quan trọng, 23 HS (31.94%) cho
môn Ngữ văn rất quan trọng và có 30 HS (41.67%) cảm thấy mơn Ngữ văn là một
môn học cực kỳ quan trọng. Đây quả là một tín hiệu đáng mừng vì có đến 90.28%
đều nhận thức được tầm quan trọng của môn Ngữ văn, bởi vì khi có được nhận
thức đúng đắn về vai trị, vị trí của mơn học thì các em mới có được động cơ học
tập đúng đắn và hứng thú với môn học này.

6


- Quả thật vậy, khi được hỏi về động cơ học tập 35 HS (48.61%) cho rằng môn
Ngữ văn cần thiết cho cuộc sống, 21 HS (29.17%) cho rằng Ngữ văn có nội dung
bổ ích, hấp dẫn, chỉ có 10 HS (13.90%) học tập do bắt buộc và 6 HS (8.33%) là
do các động cơ khác.
- Tuy nhiên trên thực tế chỉ có 16 HS có thái độ hứng thú và thích học mơn Ngữ
văn. Cụ thể, có 10 HS (13.89%) cảm thấy thích mơn Ngữ văn và chỉ có 6 HS
(8.33%) rất thích mơn học này, như vậy qua biểu đồ chúng ta có thể nhận thấy rất
rõ ràng số lượng HS tỏ ra hờ hửng với môn học này chiếm tỉ lệ không nhỏ. Cụ thể,
30 HS (41.67%) thấy bình thường, khơng thích mà cũng khơng chán, 26 HS
(36.11%) thì thấy chán mơn này.
Lớp 7A2


Lớp 7A4

Tổng

Số
lượng

Tỷ lệ

Số
lượng

Tỷ lệ

Số
lượng

Tỷ lệ

a) Do bắt buộc

4

10.53%

6

17.65%


10

13.90%

b) Cần thiết cho cuộc
sống.

15

39.47%

20

58.82%

35

48.61%

c) Nội dung bổ ích,
hâp dẫn

15

39.47%

6

17.65%


21

29.17%

d) Động cơ khác

4

10.53%

2

5.88%

6

8.33%

4. Động cơ học tập

5. Vì sao em thích học mơn Ngữ văn

a.Là mơn chỉ cần học
thuộc bài, không cần
tư duy

16

42.11%


20

58.82%

36

50%

b.Giáo viên dạy hấp
dẫn

2

5.26%

4

11.76%

6

8.33%

c.Lý do khác

20

52.63%

10


29.41%

30

41.67%

7


- Nguyên nhân chủ yếu làm cho các em này u thích các giờ học văn là do đây là
mơn học chỉ cần học thuộc bài, không cần tư duy chiếm số lượng 36 HS (50%),
còn lại 6 (8.33%) HS cho rằng do GV dạy hấp dẫn và 30 HS (41.67%) chọn lí do
khác. Từ những con số trên cho ta thấy một sự thật đáng buồn, nhiều học sinh
không cảm thấy mình bị lơi cuốn bởi mơn học này, chưa chủ động, tích cực, chưa
say mê, yêu thích, nguyên nhân chính là do GV chưa có phương pháp dạy học
phù hợp và hấp dẫn.
- Cùng với một số cuộc trị chuyện nho nhỏ, tơi nhận ra gần như các em đều
khơng có nhiều thời gian để đầu tư cho mơn Văn, vì phần lớn thời gian các em
dành để thực hiện nhiệm vụ của các môn học khác, đặc biệt là các mơn tự nhiên.
Chính vì vậy lượng thời gian HS tự học, tìm hiểu bài, soạn bài mơn Ngữ văn rất ít
thậm chí là khơng có, điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến sự tích cực của HS khi
tham gia tiết học, ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất là việc tham gia phát biểu xây
dựng bài trong giờ Ngữ văn cũng ít: có 40 HS (55.60%) thỉnh thoảng hoặc thường
xuyên đến rất thường xuyên tham gia phát biểu, cịn lại là 32 HS (44.44%) khơng
tham gia phát biểu.
- Có thể nói, việc khảo sát “Mức độ hứng thú, tích cực, chủ động của người học
đối với bộ mơn Ngữ văn” ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm này, vì vậy để khách quan hơn tôi đã tiến hành phân công tổ trưởng
ở mỗi lớp ghi nhận việc tham gia phát biểu của HS trong mỗi giờ học Ngữ văn[Phụ

lục 2]

1.5. Bảng thống kê số lượt tham gia phát biểu xây dựng bài môn Ngữ văn
BÀI 1: TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT

7A2

7A4

Số lượng

Số lượng

Văn bản 1 : LỜI CỦA CÂY

20

28

Văn bản 2: SANG THU

18

20

28

21

Đọc kết nối chủ điểm

ÔNG MỘT - CON CHIM CHIỀN CHIỆN

Từ tỉ lệ nêu trên thì số lượng HS cho rằng mình thường giơ tay phát biểu trong
một tiết học Văn là rất ít, đa số GV phải chủ động gọi các em phát biểu, khi phát biểu
một số em đều đưa ra câu trả lời chính xác, như vậy có nghĩa là dù biết câu trả lời
nhưng các em vẫn không chủ động tham gia xây dựng bài và điều đáng chú ý hơn, một
số lượt giơ tay phát biểu đều rơi vào những em giỏi văn và có năng khiếu bẩm sinh,
nghĩa là các em đã có sẵn niềm say mê, u thích đối với mơn này, vậy những học sinh
cịn lại thì như thế nào? Làm sao để khơi gợi sự tích cực, khả năng ham học hỏi, tìm tịi,
u thích bộ mơn đối với các em?

8


- Chất lượng học tập vì thế cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Biểu hiện rõ ràng nhất là
thông qua điểm số của một số bài tập, bài kiểm tra, nhiều học sinh có điểm ≤5 và
khơng có học sinh nào đạt điểm ≥8.
- Bên cạnh đó, cịn có thể nhận biết thông qua khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh
ngay tại lớp. Cụ thể, một số em tuy tỏ ra tập trung trong giờ học nhưng khi giáo viên
yêu cầu học sinh tái hiện lại kiến thức đã học, những em này hồn tồn khơng thể
thực hiện được, một số khác chỉ biết học thuộc lòng từng bài, từng câu, từng chữ
nhưng khi giáo viên yêu cầu áp dụng lý thuyết đã học để phân tích một văn bản theo
đặc trưng thể loại, các em cũng không thể áp dụng.
Để có những nhận xét, đánh giá chính xác, khách quan tôi đã thực hiện khảo
sát chất lượng học tập qua bài tập về “Thơ 4 chữ và 5 chữ” [Phụ lục 3] và bảng điểm[Phụ
lục 4]
của 72 học sinh ở 2 lớp - 7A2 và 7A4 tại trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận.
Kết quả như sau:
1.6. Bảng thống kê điểm bài tập của HS hai lớp: 7a2 và 7a4
Lớp


Sỉ số

Điểm tốt

Điểm khá

Điểm đạt

Chưa đạt

(10 – 8.0)

(7.75 – 6.5)

(6.25 – 5.0)

(Từ 4.75 trở
xuống)

7A2

38

0 (0%)

10 (26.32%)

13 (34.21%)


15 (39.47%)

7A4

34

2 (5.88%)

5 (14.70%)

14 (41.18%)

13 (38.24%)

Tổng

72

2 (2.78%)

15 (20.83%)

27 (37.50%)

28 (38.89%)

- Từ bảng thống kê trên có thể thấy:
+ Tỷ lệ Điểm tốt chỉ có 2/72 học sinh (2.78%), cả 02 học sinh đạt điểm tốt đều
rơi vào lớp 7a4, như vậy lớp 7a2 khơng có HS nào đạt từ 8đ trở lên.
+ Điểm khá có 15/72 học sinh (20.83%), tuy số lượng tương đối nhưng so với

số học sinh đạt và chưa đạt thì vẫn cịn chiếm số lượng rất ít.
+ Điểm đạt chiếm đến 27/72 học sinh (37.50%), Điểm chưa đạt lên đến 28/72
học sinh (chiếm 38.89%).
- Với những con số đáng quan ngại như thế này, có thể thấy hứng thú học tập
đóng vai trị rất quan trọng, nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của
học sinh. Với tư cách là một giáo viên yêu nghề, tâm huyết với nghề tôi nhận thấy
cần phải đổi mới PPDH và kĩ thuật dạy học môn ngữ văn, nhằm nâng cao chất
lượng dạy học, nhất là trong giai đoạn thay sách, đổi mới chương trình giáo dục
và phương pháp dạy-học hiện nay.
9


2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

* Đối với giáo viên
Qua tất cả những câu hỏi khảo sát mà tôi đã đưa ra, kết hợp với thực tế giảng
dạy tại đơn vị tôi nhận thấy quả thật trong những tiết dạy - học Văn khơng khí lớp học
chưa thật sự sôi nổi, hấp dẫn, chưa thu hút, lôi cuốn, khơi gợi khả năng ham học hỏi,
tìm tịi u thích bộ mơn ở các em. Mà hứng thú học tập đối với một môn học là rất
cần thiết, mức độ hứng thú càng cao thì sự thành cơng của GV trong việc sử dụng các
phương pháp dạy học cũng như chất lượng bộ môn đạt kết quả càng lớn.
Mặt khác những yêu cầu đổi mới của nền giáo dục Việt Nam, đòi hỏi giáo
viên phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, điều đó
khiến cho nhiều thầy, cơ khơng khỏi lúng túng, một phần là vì chưa có nhiều tài liệu
tham khảo, hướng dẫn cụ thể cho giáo viên và học sinh, một phần là do các phương
pháp dạy học hiện nay khá phong phú, đa dạng vì vậy giáo viên cịn băn khoăn trong
việc lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với nội dung bài học, năng lực của từng
học sinh để giúp các em củng cố, khái quát hóa kiến thức cơ bản, khắc sâu kiến thức
trọng tâm của bài học.
Bên cạnh đó, do yêu cầu lấy HS làm trung tâm, rèn luyện kỹ năng toàn diện

cho HS, giáo viên phải chuyển từ dạy theo kiểu giảng văn sang dạy đọc hiểu. Cụ thể
chuyển từ việc nói nhiều, nói hộ, đọc hộ, cảm thụ hộ học sinh sang tổ chức các hoạt
động cho các em tự đọc, tự tìm hiểu văn bản. Với thách thức lớn như thế khơng ít
giáo viên vẫn cịn bỡ ngỡ, chưa kịp thích ứng, chính vì vậy giờ học thường cứng nhắc,
ln có tâm lí dạy làm sao cho hết được bài học, không hướng tới học sinh làm trung
tâm của việc dạy học.
Giáo viên còn dạy chay, vận dụng phương pháp chưa linh hoạt, đặc biệt ít sử
dụng trị chơi học tập vào tiết dạy hoặc nếu có sử dụng trị chơi thì cũng chỉ là hình
thức, cho có, chưa đạt hiệu quả cao. Chính vì thế chưa lơi cuốn được học sinh trong
các tiết dạy.
* Đối với học sinh
Trước đây các em đã quen với phương pháp học truyền thống, được nghe thầy
cô đọc và ghi vào vở nhưng nay phải tự mình lĩnh hội và ghi chép, lại thêm nhiều kiến
thức mới nên việc tiếp thu bài học khá khó khăn với các em.
Bên cạnh đó, nhiều học sinh vẫn cịn tâm lý nhìn nhận mơn Ngữ văn chỉ là
mơn học thuộc bài, khơng cần phải tư duy q nhiều, từ đó sinh ra thói lười biếng,
thiếu ý thức tự học, chỉ chờ giáo viên đưa nội dung bài học và về nhà học thuộc, vì
vậy tư duy của các em ngày càng nghèo nàn, dần mất đi hứng thú học tập.
Đồng thời, các ý tưởng riêng của học sinh đôi khi chưa được giáo viên quan
tâm, tơn trọng, vẫn cịn áp đặt học sinh phải viết hay trình bày theo sự hướng dẫn của
thầy/ cơ. Từ đó các em ngày càng lười suy nghĩ, khơng phát triển được ý tưởng, chính
10


kiến của mình và theo quy luật tự nhiên nó kéo theo tư duy nhút nhát không dám giơ
tay phát biểu, tham gia xây dựng bài, tạo ra hiện tượng thụ động, khiến lớp học trầm
lắng, khơng khí tiết học nặng nề, ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp thu của học sinh.
Quan trọng hơn hết là về đặc trưng tâm lý, lứa tuổi này là lứa tuổi hay tò mị,
ham hiểu biết, thích tìm tịi cái mới, muốn khẳng định mình, các em tự cho mình là
người lớn và cũng muốn mình được coi là người lớn, muốn được tham gia vào các

hoạt động một cách độc lập, muốn thử sức mình, thích học mà chơi, chơi mà học.
Vậy nên việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng hiệu quả kỹ thuật
Lẩu băng chuyền trong dạy học ngữ văn 7” là vơ cùng cần thiết. Đây là hình thức
thiết kế và tổ chức một tiết học “vừa học vừa chơi”, qua đó giúp các em hình thành kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần làm cho giờ học bớt căng thẳng, nặng
nề, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, khơi gợi tính tích cực chủ động của người học, gây
hứng thú học tập cho HS, việc tiếp thu kiến thức cũng trở nên nhẹ nhàng, hứng khởi,
phát triển ở học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, khái qt hóa kiến thức,
khả năng suy luận, phán đoán, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn của học sinh.
IV. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
1. Tiến trình thực hiện
1.1. Giai đoạn 1: Tìm hiểu kĩ thuật “Lẩu băng chuyền”
- Kỹ thuật dạy học “Lẩu băng chuyền” hay còn được gọi là “Xích xe tăng”, “Ổ
bi”: Là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, có khả năng tạo hiệu ứng dây
chuyền
- Cách thức tiến hành: có 2 hình thức
+ Hình thức 1: Chia sẻ theo nhóm lớn, tức là mỗi tổ chia thành 2 nhóm ngồi
đối diện nhau, GV thiết kế menu câu hỏi (Số lượng menu và câu hỏi tùy thuộc
vào nội dung bài học)
 Cách 1: Menu di chuyển (theo mũi tên), HS ngồi tại chỗ
 Cách 2: HS di chuyển (theo mũi tên), menu giữ tại chỗ
TỔ 1

TỔ 2

TỔ 3

TỔ 4

+ Hình thức 2: Chia sẻ nhóm đơi (Share pair), tức là cả tổ là một đội trong

đó 2 bạn cùng bàn là một nhóm, GV thiết kế câu hỏi trên 1 menu:
 Bước 1: Cặp số 1 chọn 1 món ăn bất kì (tương ứng với 1 câu hỏi) sau
đó điền đáp án vào ô trả lời
 Bước 2: Cặp số 1 chuyền menu cho cặp số 2, thực hiện nhiệm vụ
tương tự cho đến khi hết các món ăn trong menu
11


1.2. Giai đoạn 2: Xác định các nguyên tắc chủ đạo trong xây dựng chương trình,
thiết kế bài học, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với nội dung chương trình mơn Ngữ Văn lớp 7.
- Đảm bảo bám sát mục đích chung của chương trình đào tạo và mục tiêu cụ thể
của bài học.
- Xây dựng bài học cần đơn giản, dễ hiểu, lôi cuốn, hấp dẫn và tạo hứng thú cho
học sinh cả về hình thức lẫn nội dung.
- Phối hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy học.
- Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiến trình xây dựng kiến thức.
- Sử dụng PPDH, kỹ thuật dạy học và hình thức tổ chức dạy học phù hợp đặc
điểm nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng học sinh, đảm bảo phát
triển được các năng lực cần thiết cho học sinh qua các hoạt động.
1.3. Giai đoạn 3: Quy trình xây dựng bài học
 Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.
 Bước 2: Xác định mục tiêu của bài học, căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng
và yêu cầu về thái độ trong chương trình.
 Bước 3: Nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu liên quan: hiểu chính xác và
đầy đủ những nội dung liên quan đến bài học, xác định trình tự logic của bài
học.

 Bước 4: Xác định nội dung câu hỏi và khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận
thức của học sinh

 Bước 5: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và
cách thức đánh giá thích hợp giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo
 Bước 6: Thiết kế kế hoạch dạy học

12


1.4. Giai đoạn 4: Thiết kế Menu, giáo án thực nghiệm Phụ lục 6
2. Thời gian thực nghiệm: Thực hiện từ đầu học kì I năm học 2022 – 2023.
3. Biện pháp thực nghiệm
3.1. Đối tượng:
- Lớp thực nghiệm: 7A4 (năm học 2022 - 2023)
- Lớp so sánh đối chiếu: 7A2 (năm học 2022 - 2023)
3.2. Cách thức tổ chức
- Lớp thực nghiệm tiến hành theo quy trình của sáng kiến kinh nghiệm
- Lớp đối chiếu tiến hành theo phương pháp truyền thống
- Thời gian thực nghiệm: trong học kì 1
- Lớp thực nghệm tiến hành theo các bước :
 GV chia lớp thành 4 đội
(Tổ 1,2,3,4)
 Mỗi 1 đội chia thành 5
nhóm, mỗi nhóm 1 bàn/ 2
HS (share pair)
 GV phát menu cho nhóm
số 1
 Nhóm số 1 chọn món ăn
mình u thích, thảo luận,
điền đáp án vào khung trả
lời
 Sau khi trả lời xong,

nhóm số 1 chuyền menu
cho nhóm số 2 ngay.
 Sau khi dùng xong tất cả các món ăn trong menu, đại diện
nhóm nhanh chóng nộp sản phẩm cho GV.
 2 nhóm hồn thành sớm nhất được GV cơng nhận kết quả.
 2 nhóm lần lượt trình bày sản phẩm của mình trước tập thể
lớp.
 HS khác bổ sung, nhận xét.
 GV dựa trên sản phẩm của HS sửa bài, hướng dẫn HS ghi
bài.
 GV chấm điểm sản phẩm cho các đội.

13


3.3. Hình ảnh thực nghiệm

Hình 1: HS tích cực, nghiêm túc tìm câu trả lời từ văn bản

14


Hình 2. Các em đang tích cực trao đổi nhóm đơi, thậm chí giúp đỡ các bạn
cùng đội để tìm
15 câu trả lời


Hình 3. HS tương tác với Menu

Hình 4. HS thảo luận nhóm đơi - Share pair


16


Hình 5. Sau khi khơi gợi được hứng
thú của HS vở bài soạn của các em
có nhiều thay đổi, chuẩn bị bài
công phu, kĩ lưỡng, đầy đủ.

4. Khảo sát và phân tích kết quả khảo sát:
- Hình thức khảo sát:
+ Kiểm chứng bằng bài tập trắc nghiệm kết hợp tự luận
+ Đối chiếu kết quả khảo sát của lớp 7A4 trước và sau khi khảo sát
+ Đối chiếu kết quả khảo sát của lớp thực nghiệm 7A4 với lớp không thực nghiệm
7A2
- Đối tượng khảo sát: lớp được áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 7A4 (2022 - 2023) và
lớp không được áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 7A2 (2022 - 2023)
- Kết quả thực nghiệm:
 Đối chiếu kết quả khảo sát của lớp 7A4 trước và sau khi khảo sát

Hình thức đo lường: phiếu khảo sát[Phụ lục 2] và phiếu ghi nhận việc tham gia
phát biểu của HS mỗi tổ trong mỗi giờ học Văn[Phụ lục 1]
17


Nhìn chung, từ sơ đồ “Thái độ và mức độ tham gia phát biểu” của học sinh
lớp 7A4 so với kết quả trước thực nghiệm (trước TN) đã đạt kết quả khả quan hơn, tỉ lệ
HS yêu thích và tham gia phát biểu xây dựng bài đều tăng đáng kể. Cụ thể:
Tỉ lệ học sinh cảm thấy thích và rất thích mơn học này là 100%, so với trước
TN (chỉ có 23.53%) tăng 76.47%, tỉ lệ này cũng đồng nghĩa với việc khơng cịn học

sinh nào cảm thấy chán hoặc cảm thấy thờ ơ - bình thường, khơng thích cũng không
chán các tiết học Ngữ văn.
Đồng thời các em cũng tự đánh giá bản thân mình đã tích cực, chủ động hơn
khi tham gia phát biểu, xây dựng bài trong giờ học. Có 88.23% học sinh cho rằng các
em thường xuyên hoặc rất thường xuyên tham gia phát biểu trong giờ học, so với trước
TN tăng 70.59% và tỉ lệ học sinh cảm thấy mình khơng thường xun hoặc chỉ thỉnh
thoảng giơ tay phát biểu đã giảm 70.60% so với trước TN
Và trên thực tế, qua ghi nhận số lượt giơ tay phát biểu đã có dấu hiệu khả
quan, các em đã tích cực, chủ động hơn, giờ học cũng sinh động, lôi cuốn hơn:
4.2. Bảng thống kê số lượt giơ tay, tham gia phát biểu xây
dựng bài
Bài 2

7A4

BÀI HỌC CUỘC SỐNG

Số lượng

VĂN BẢN 1: Ếch ngồi đáy giếng

155

VĂN BẢN 2: Thầy bói xem voi

148

Đọc mở rộng theo thể loại
+ Chân, tay, tai, mắt, miệng
+ Biết người biết ta


126

18


Ở mỗi câu hỏi GV đưa ra hầu hết các em đều không chờ đợi GV gọi nữa và
đã chủ động, tích cực giơ tay phát biểu, thậm chí tranh nhau phát biểu, phấn khích u
cầu GV gọi tên mình. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh từ quá trình thảo luận, đã có một
số đơi bất đồng ý kiến, vì vậy khi được phát biểu để trình bày sản phẩm của nhóm mình
các em hăng hái cùng nhau tranh luận khá sơi nổi để kiểm chứng đáp án mình đưa ra là
đúng. Khơng khí lớp học vì thế mà trở nên sơi nổi, khơng cịn hiện tượng HS gục ngủ
trên bàn, nói chuyện riêng hay học bài mơn khác nữa, các em hoàn toàn tập trung vào
bài học trên lớp.

Và khi được khảo sát “Lý do học sinh thích mơn ngữ văn” có đến 88.24%
học sinh cho rằng do Giáo viên dạy hấp dẫn, so với trước TN tăng 76.48%. Như vậy,
việc lựa chọn kỹ thuật dạy học “Lẩu băng chuyền” áp dụng trong giờ dạy Văn là hoàn
toàn phù hợp, đặc biệt là phù hợp với lứa tuổi của học sinh lớp 7. Ở độ tuổi này trẻ có
19


khả năng tư duy logic mặc dù còn hạn chế, nhưng tốc độ và hiệu quả suy nghĩ tăng lên,
trí nhớ cải thiện, khả năng điều tiết cảm xúc tốt hơn, kỹ năng lập kế hoạch và giải
quyết vấn đề tăng lên. Vì vậy, các hoạt động, vận động cũng dần trở nên tinh vi hơn,
thích thử thách bản thân qua các trò chơi đòi hỏi sự cân bằng cao, thao tác phức tạp
hơn, kỹ năng vận động cụ thể hơn. Do đó kỹ thuật dạy học “Lẩu băng chuyền” với
hình thức vừa học vừa chơi là giải pháp tối ưu nhất nhằm kích thích và giúp trẻ phát
triển tồn diện nhất là về mặt trí lực.


Hình thức đo lường: Bài tập trắc nghiệm kết hợp tự luận [Phụ lục 3]

So với trước TN tỉ lệ Điểm tốt 13/34 (đạt 38.24%) tăng 11 lượt (32.36%).
Điểm khá 17/34 (đạt 50%) tăng 12 lượt (35.30%). Điểm đạt 4/34 (11.76%) giảm 10 lượt
(29.42%). Điểm chưa đạt 0/34 (0%) so với trước khi thực nghiệm giảm (38.89%).

 Đối chiếu kết quả khảo sát của lớp thực nghiệm 7A4 với lớp khơng thực
nghiệm 7A2

Hình thức đo lường: phiếu ghi nhận việc tham gia phát biểu của HS mỗi tổ
trong mỗi giờ học Văn [Phụ lục 2]. Quan sát biểu đồ có thể thấy số lượt giơ tay phát biểu,
tham gia xây dựng bài ở lớp thức nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

20


Nhìn chung ở lớp thực nghiệm, hoạt động là chủ yếu, thầy là người tổ chức,
dẫn dắt học sinh lĩnh hội kiến thức, học sinh tự trao đổi qua lại. Quan sát nét mặt, biểu
cảm của HS có thể khẳng định, hầu hết các em đều cảm thấy hứng thú hăng say, tích
cực hoạt động nhóm và thảo luận sơi nổi, các em khơng cịn quan tâm nhiều đến thời
gian tiết học, vẫn muốn tiếp tục tiết học dù đã hết giờ. Trong quá trình hoạt động học
sinh đã thể hiện được những hiểu biết về nội dung bài học, xử lý tốt những câu hỏi được
GV đưa ra. Có thể nói, với cách dạy học này, GV đã gián tiếp góp phần rèn luyện cho
học sinh một số kỹ năng nhất định như: hoạt động nhóm, hợp tác, giải quyết vấn đề,
thuyết trình trước đám đơng. Học sinh đã biết cách tự học, tự quản, tự đánh giá mình và
bạn trong nhóm, tự giác tìm hiểu bài, chia sẻ những trải nghiệm cùng với sự trợ giúp
của thầy/cô và các bạn để chiếm lĩnh kiến thức mới, các em đã tự tin hơn, cởi mở hơn,
mạnh dạn bộc lộ cảm xúc, sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ của bản thân. Tuy nhiên, do ảnh
hưởng từ thói quen học tập thụ động trước đây, học sinh chưa quen với việc hoạt động
nhóm, với việc thuyết trình, do đó học sinh còn rụt rè, e ngại, nhưng sau một số tiết học

thực nghiệm các em đã dần bắt kịp được các hoạt động này.
Cịn ở lớp đối chứng, dạy theo mơ hình truyền thống - thầy nói và giảng bài là
chủ yếu, thầy truyền đạt kiến thức, trò thụ động tiếp thu, ít có sự trao đổi qua lại, lớp
học trật tự, gị bó, học sinh khơng chú ý, chỉ thụ động ghi chép hoặc mệt mỏi chán nản.

4.7. Bảng thống kê điểm bài tập lớp 7a4 và 7a2
Lớp

7A4

Sỉ số

34

Điểm tốt

Điểm khá

Điểm đạt

Chưa đạt

(10 – 8.0)

(7.75 – 6.5)

(6.25 – 5.0)

(Từ 4.75 trở
xuống)


13 (38.24%)

17 (50%)

4 (11.76%)

0 (0%)

21


7A2

38

2 (5.26%)

8 (21.05%)

13 (34.21%)

15 (39.47%)

Phân tích bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng kết quả thu được
như sau: tỉ lệ HS đạt điểm Tốt đạt 38.24%, trong khi đó lớp thực nghiệm chỉ có 5.26%,
vượt hơn 32.98%. Tỉ lệ HS đạt điểm Khá ở lớp thực nghiệm là 50% cao hơn lớp đối
chứng 28.95%. Điều đáng chú ý là sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này hồn
tồn khơng có HS có điểm Chưa đạt, trong khi đó lớp đối chứng có đến 39,47% và số
bài có điểm Đạt ở lớp thực nghiệm cũng thấp hơn lớp đối chứng 22.45%. Như vậy sau

khi tiến hành thực nghiệm kết quả cho thấy chất lượng làm bài tập của lớp thực nghiệm
cao hơn lớp đối chứng.
Kết quả khảo sát trên là minh chứng cho thấy sáng kiến kinh nghiệm đã được
áp dụng một cách hiệu quả, bước đầu giúp các em nắm bắt được một số đặc trưng của
thể loại chẳng hạn như: kiểu nhân vật, đề tài, sự kiện, không gian, thời gian của truyện
ngụ ngôn, rút ra được thông điệp, bài học được từ một tác phẩm truyện ngụ ngơn hoặc
các em có thể xác định được ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lý lẽ, bằng chứng của một văn bản
nghị luận văn học… Còn đối với lớp đối chứng phần lớn các em đều trả lời sai ở những
câu nhận biết, thông hiểu….tức là các em ở lớp đối chứng đã không lĩnh hội được hoàn
chỉnh những kiến thức mà giáo viên đã truyền đạt trên lớp.
Ở lớp thực nghiệm, GV thiết kế những món ăn sinh động trên menu - tương
ứng với từng câu hỏi, từng nhiệm vụ cụ thể đã giúp các em cụ thể hóa thơng tin, giúp
các em nắm được và hiểu được nội dung mỗi văn bản, dễ dàng nhận diện được một số
đặc trưng của thể loại. Vì có hứng thú, phần lớn lớp thực nghiệm đều thực hiện tốt
nhiệm vụ GV đã giao về nhà và trực tiếp trên lớp, nhờ đó học sinh dễ dàng chiếm lĩnh
kiến thức, đồng thời còn giúp các em rèn luyện về cách tự học, cách tìm kiếm, thu thập
tài liệu liên quan đến bài học. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cùng
đồng đội, để đạt kết quả nhanh nhất, chính xác nhất các em đã chủ động sắp xếp vị trí
cho các thành viên trong đội (1 HS giỏi sẽ ngồi cạnh 1 HS trung bình - khá) hoặc tự các
22


em đề ra phương án thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất và không ngừng cổ vũ,
giúp đỡ đồng đội của mình, qua đó học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo trong học tập và rèn luyện một số kỹ năng cơ bản góp phần cùng nhà trường nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Đối với lớp đối chứng, các em chưa tích cực chủ động trong q trình tìm
hiểu tri thức, nhiều HS gặp khó khăn trong việc thảo luận, trình bày vấn đề chưa chính
xác, thiếu chặt chẽ, logic, cịn ngại và rụt rè thi trình bày. Khả năng khái quát hệ thống
hóa kiến thức chưa tốt, giờ học trầm hơn lớp thực nghiệm, kém hứng thú. Thực trạng

học Ngữ văn ở lớp này thường không sôi nổi, các em chỉ học và trả lời những kiến thức
có sẵn trong sách, khả năng tư duy và tìm tịi kém, những câu hỏi mở rộng được giáo
viên đưa ra các em ít khi trả lời đúng và đầy đủ. Thái độ đối với học tập khơng hào
hứng, nhiệt tình, nhiều khi cịn học vẹt đối phó trong các giờ kiểm tra và các bài tập
giáo viên cho về nhà.
5. Mức độ khả thi: Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp
Các hoạt động trong quá trình tổ chức dạy - học bằng kĩ thuật “Lẩu băng
chuyền” không tốn nhiều chi phí, khơng địi hỏi thiết bị dạy học hiện đại hay kĩ
năng chuyên nghiệp, cách thức tiến hành đơn giản, hiệu quả phù hợp với điều kiện
thực tế của lớp, của đơn vị.
V-HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Sau khi áp dụng sáng kiến
Những khó khăn trước khi áp dụng sáng kiến được cải thiện rõ rệt:
- Khơng khí lớp học vui tươi
- HS hăng hái, tích cực, tham gia giơ tay phát biểu, xây dựng bài
- Mạnh dạng trình bày, chia sẻ ý kiến suy nghĩ bản thân
- Có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, khi gặp một văn bản xa lạ
các em có thể xác định được thể loại văn bản và đặc trưng của thể loại đó
2. Lợi ích thu được khi sáng kiến được áp dụng
* Đối với giáo viên và tổ bộ mơn
- Nhìn chung, kĩ thuật dạy học “Lẩu băng chuyền” đã cải thiện được những hạn
chế ở phương pháp dạy học truyền thống. Nó giúp GV đáp ứng được yêu cầu
đổi mới PPDH và kĩ thuật dạy học của ngành giáo dục trong bối cảnh xã hội
hiện nay. Góp phần nâng cao kết quả học tập của HS và chất lượng giảng dạy
của GV và tổ bộ môn.
- GV làm chủ được tiết học
- Thêm yêu nghề, tâm huyết với nghề nhiều hơn
- Giảm áp lực, căng thẳng khi cùng hịa vào khơng khí học tập sơi động của HS
- Kĩ thuật này cịn cho phép GV có thể phối hợp nhiều phương pháp, kỹ thuật
dạy học phù hợp khác nhau, nhờ vậy HS đồng thời được rèn luyện nhiều kỹ

năng cùng lúc
23


+ Kỹ năng đọc - hiểu đặc trưng thể loai
+ Kỹ năng lắng nghe
+ Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm
+ Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và đặc biệt ln biết khai thác kiến thức đã
có để giải quyết một vấn đề mới đó cũng là yêu cầu mơn học nào cũng đặt
ra
+ Kỹ năng trình bày trước đám đơng
*Đối với học sinh
- Dạy học dưới hình thức “học mà chơi, chơi mà học” dễ dàng kích thích lòng
ham muốn, thi đua giữa các tổ. Mà lứa tuổi này nhiều háo thắng, các em ln
muốn mình là người đúng, người chiến thắng vì vậy các em sẽ tự giác và chủ
động hơn, chủ động phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm, chủ
động đồn kết sao cho thu thập được đáp án đúng nhất, sớm nhất.
- Các em được rèn luyện kỹ năng đoàn kết. Kĩ thuật này địi hỏi sự đồn kết của
các thành viên trong tổ, do đó mỗi HS đều cảm nhận được sự quan trọng cũng
như trách nhiệm của mình đối với thành quả của cả nhóm, do đó tất cả HS đều
chuẩn bị bài trước ở nhà, khi lên lớp không một em nào lười biếng, tất cả các
em đều hoạt động tương đối tích cực, khơng cịn lười tư duy như trước đây.
- Bởi vì các em đã có sự chuẩn bị từ trước, các em tự tin với những kiến thức
mình đã tìm tịi được cộng hưởng với sự khích lệ của giáo viên các em mạnh
dạng trình bày ý kiến của mình hơn, thậm chí các em tranh nhau trình bày câu
trả lời. Lớp học sinh động, sơi nổi hơn trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có Cơng văn về việc hướng dẫn đổi mới
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn. Cụ thể, HS khơng
cịn kiểm tra theo hướng máy móc như trước đây - học gì kiểm đó, thay vào đó
các em sẽ được đọc hiểu một đoạn ngữ liệu ngoài SGK, có cùng thể loại với các

văn bản mà các em đã được học, vì vậy để làm được bài các em phải nắm được
đặc trưng của từng thể loại, để đáp ứng yêu cầu đó kỹ thuật “Lẩu băng chuyền”
là một trong số những lựa chọn hợp lý nhất, với kỹ thuật này các em sẽ được
rèn luyện kỹ năng tự học, tự tìm tịi, chủ động chiếm lĩnh kiến thức…Vì tự tay
làm, tự mình tìm kiếm câu trả lời, tự nghiên cứu nội dung cho nên kiến thức của
các em được khắc sâu hơn, kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
cũng ngày càng cải thiện.
- Nhờ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, học sinh của tơi đã thực sự u thích
và chăm chú dõi theo từng giờ dạy của tôi với niềm say mê, thích thú. Đó chính
là niềm vui và phần thưởng lớn nhất mà tôi nhận được trong những năm dạy
học của mình. Tơi thực sự mong muốn có được những trải nghiệm nhiều hơn
thế nữa để đóng góp một phần nhỏ thắp sáng niềm đam mê Văn học trong các
em. Tuy nhiên, đây chưa phải là phương pháp tối ưu nhất, bởi không phải tiết
dạy Văn nào chúng ta cũng áp dụng được kỹ thuật “chơi mà học - học mà chơi”
một cách hiệu quả, chính vì vậy khi dạy bất kỳ một tiết học nào giáo viên cũng
cần kết hợp nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau để đạt hiệu quả
cao trong quá trình giảng dạy của mình.

24


VI- MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG
Từ thực tế sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi mạnh dạng khẳng định sức
ảnh hưởng của kỹ thuật dạy học “Lẩu băng chuyền” là khá lớn và khả năng đạt hiệu
quả cao. Giải pháp trên khơng chỉ có thể vận dụng phù hợp với các nội dung dạy học
môn Ngữ văn khối 7 mà cịn có thể vận dụng cho nhiều khối lớp, nhiều mơn học khác
nhau. Thầy/ cơ có thể vận dụng hiệu quả kỹ thuật dạy học này cho HS hình thành kiến
thức mới hoặc để ôn tập, củng cố những nội dung đã học.
*Những nội dung trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 có thể sử dụng kỹ thuật
dạy học “Lẩu băng chuyền”

Bài học

STT

(1)
Tri thức: Thơ 4, 5 chữ và các loại vần
trong thơ

1

Bài 1: Tiếng nói
vạn vật
( 11 tiết)

Đọc: Lời của cây
Đọc: Sang thu
Đọc mở rộng và kết nối: Con chim
chiền chiện, Ơng Một
Tri thức: Truyện ngụ ngơn

2

3

Đọc: Những cái nhìn hạn hẹp: Ếch
Bài 2:
ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi
Bài học cuộc sống
Đọc: Những tình huống hiểm nghèo:
( 13 tiết)

Hai người bạn đồng hành và con gấu,
Chó sói và chiên con

Bài 3:
Những góc nhìn
văn chương
( 11 tiết)

Tiết
PPCT
(2)
1
2

3
4
5
12
13
14

15
16
17

Đọc mở rộng và kết nối: Chân, Tay,
Tai, Mắt, Miệng + Biết người, biết ta

18


Tri thức: Văn bản nghị luận phân tích
một tác phẩm văn học

25

Đọc: Em bé thơng minh – nhân vật
kết tinh trí tuệ dân gian

26

Đọc: Hình ảnh hoa sen trong bài ca
dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

27
28

Đọc mở rộng và kết nối: Bức thư
gửi chú lính chì dũng cảm + Sức hấp

29

25


×