Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

SKKN GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.78 KB, 13 trang )

1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến huyện Nho Quan.
Chúng tôi:
Số
TT

Họ và tên

Ngày
tháng năm
sinh

1

Lương Văn Nhất

22/08/1985

2

Phan Khương Duy

05/07/1987

Nơi công tác

Chức vụ


Trường THCS

Giáo

Trình
độ
chun
mơn
Thạc sĩ

Phú Lộc

viên

KHMT

Trường THCS

Tổ phó

Cử nhân

Phú Lộc

KHTN

SP Tốn

Tỉ lệ
đóng

góp
80%

20%

Là đồng tác giả đề nghị xét cơng nhận sáng kiến:
“Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt
động nhóm đối với mơn tin học 6”.
I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
Áp dụng giảng dạy ở bộ môn Tin và cũng áp dụng được ở nhiều bộ môn khác, đối
tượng học sinh khác.
II. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN:
Đồng tác giả:
1. Lương Văn Nhất
- Giáo viên trường THCS Phú Lộc.
2. Phan Khương Duy
- Giáo viên trường THCS Phú Lộc.
III. THỜI GIAN ÁP DỤNG:
Năm học 2022 – 2023 và các năm học tiếp theo.
IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
1. Nội dung sáng kiến:
Trong giáo dục hiện nay, tỉ lệ học sinh có mơn học dưới trung bình ở cấp THCS
vẫn cịn khá cao, có nhiều nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do “Sự ỷ lại vào
thầy cô, chưa tự học” mà chúng ta cần phải đề cập tới. Trong Nghị quyết Đại hội XIII


2
của Đảng cũng luôn nhấn mạnh: Cần phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào
tạo. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo

hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý
tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ
năng thực hành, tác phong cơng nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.
Chính vì vậy mà Bộ giáo dục luôn chú trọng đến việc mở các lớp bồi dưỡng, tập
huấn cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhằm bồi dưỡng các
phương pháp giảng dạy mới đã hoàn chỉnh từ cấp cơ sở đến trung học phổ thông. Trong
các phương pháp đó, đáng chú ý với tơi nhất là phương pháp hoạt động nhóm “ Thảo
luận nhóm ” trong lớp học. Tôi thấy phương pháp này phát huy được tính chủ động, năng
lực trình bày, khả năng phân tích, dự đoán và khả năng dẫn dắt vấn đề, khả năng tranh
luận của học sinh qua đó phát huy được sự năng động của các em.
Đối với bộ môn Tin học, Bộ giáo dục mới đưa vào là một môn học chính trong
cấp học THCS nên bước đầu nó cịn rất mới mẻ và nhiều bỡ ngỡ với các em học sinh.
Bên cạnh đó nội dung và kiến thức của bộ mơn có nhiều bài khó và trừu tượng, lại địi
hỏi các em phải có kĩ năng vận dụng thực hành thao tác được trên máy tính, trong khi đó
số máy tính để các em thực hành lại rất khiêm tốn (3,4 học sinh/1 máy tính). Như vậy câu
hỏi đặt ra cho người giáo viên là: Tổ chức các hoạt động dạy và học như thế nào? Vận
dụng phương pháp nào? Cách thức hoạt động ra sao?... mà người giáo viên nào cũng đều
nghĩ tới và đi tìm câu trả lời. Để góp phần nào giải quyết những khó khăn trên, tơi xin
trình bày đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
trong hoạt động nhóm đối với mơn tin học 6”.
Cách thức tổ chức hoạt động nhóm trong đó giáo viên đóng vai trò điều khiển, tổ
chức, hướng dẫn, học sinh là người chủ động tìm hiểu phát hiện ra tri thức. Nhờ đó mới
phát huy tính tích cực của học sinh, tự giác trong học tập, giúp các em đạt được độ bền
kiến thức, có kĩ năng vận dụng, ứng dụng kiến thức trong quá trình thực hành và trong
thực tiễn.
1.1. Giải pháp cũ thường làm:
1.1.1. Nội dung giải pháp
Trong những năm trước, phương pháp và hình thức dạy học trong nhà trường
THCS cịn nặng về lý thuyết, khơng hoặc ít khi vận dụng phương pháp hoạt động nhóm,
ít được thực hành thực nghiệm; việc dạy học theo lối truyền thụ kiến thức một chiều

“thầy giảng, trò chép” phần nào mang tính áp đặt, ít khơi dậy cá tính, sự sáng tạo và khả
năng tự học của học sinh.


3
1.1.2. Nhược điểm của giải pháp cũ.
- Phương pháp dạy học cũ thường khơ khan, ít gây hứng thú cho học sinh.
- Học sinh học thụ động nên việc ghi nhớ kém hơn.
- Học sinh ít được thực hành nên thiếu nhiều kĩ năng làm bài.
- Học sinh còn nhút nhát, rụt rè, yếu về kĩ năng giao tiếp, không giám nói lên ý
kiến hay quan điểm của mình; việc học tập của các em cịn mang nhiều tính thụ động,
chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo; kĩ năng hợp tác trong các giờ thực
hành còn yếu.
1.2. Giải pháp mới cải tiến:
- Hoạt động nhóm trong dạy học (hay còn gọi là dạy học hợp tác) là một hình thức
tổ chức dạy học mà trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên làm việc cùng
nhau trong những nhóm nhỏ để hồn thành mục đích học tập chung của nhóm đặt ra.
Trong hoạt động nhóm có nhiều mối quan hệ giao tiếp: Giữa học sinh với nhau, giữa giáo
viên với từng học sinh.
- Hoạt động nhóm chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau
xây dựng phương pháp nhận thức mới.
- Trong hoạt động nhóm, q trình học tập trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau về
kiến thức, kĩ năng và phương pháp học tập, kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác
(kĩ năng sống). Giúp các em có cái nhìn trực quan sinh động hơn đối với mơn Tin học,
u thích mơn học hơn.
- Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theo từng
nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý tưởng, nguồn gốc
kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cá nhân. Từng thành viên trong
nhóm khơng chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà cịn có trách nhiệm quan
tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm. Đây là một phương pháp giảng dạy khá ưu

việt, cho phép rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh hiện đang được áp dụng
rộng rãi cho nhiều môn học, cấp học.
- Về phía học sinh đa số các em rất yêu thích mơn học khơng chỉ vì nó khá mới mẻ
mà còn đem lại cho các em nhiều điều lý thú, tăng khả năng về tư duy logic, là chiếc cầu
nối các em với thời đại: “Thời đại của công nghệ thơng tin”.
Hoạt động nhóm là hình thức dạy học có tính giáo dục mạnh mẽ và linh hoạt, có
những đặc trưng cơ bản của dạy học hiện đại, làm cho học sinh thích ứng với sự phát
triển. Có rất nhiều cách thức khác nhau để giáo viên có thể nâng cao hiệu quả của những
tiết thảo luận trong hoạt động nhóm,. Để vận dụng phương pháp này trong giảng dạy có
hiệu qủa theo tơi chúng ta cần phải:


4
- Nắm được những nguyên tắc trong việc xây dựng quy trình thảo luận nhóm, bao
gồm:
+ Ngun tắc đảm bảo mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh
+ Nguyên tắc đảm bảo hài hồ giữa các hình thức dạy và học
+ Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
+ Nguyên tắc đảm bảo tính thực tế
+ Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện
- Xây dựng được quy trình thực hiện phương pháp thảo luận nhóm
- Chuẩn bị được những điều kiện cần thiết để tiến hành thảo luận nhóm: Phương
pháp thảo luận nhóm có thành cơng hay khơng cịn tuỳ thuộc vào sự chuẩn bị của giáo
viên và học sinh. Nếu giáo viên chuẩn bị tốt, dự kiến được các tình huống xảy ra và có
những biện pháp xử lí kịp thời cũng như có sự hợp tác của học sinh thì phương pháp thảo
luận nhóm sẽ mang lại kết quả cao. Chính vì thế, trước khi lên lớp giáo viên cần phải
chuẩn bị tốt các nội dung sau:
+ Mục tiêu hoạt động nhóm của bài học này là gì?
+ Những vấn đề thảo luận trong nhóm là những vấn đề gì ?
+ Dự định chia lớp thành mấy nhóm ? Số lượng học sinh trong nhóm bao nhiêu là

phù hợp với nội dung thảo luận ?
+ Thiết bị dạy học cần thiết ?
+ Cần bao nhiêu thời gian cho từng hoạt động nhóm? Dự kiến tình huống sẽ xảy ra
và hướng giải quyết ?
+ Soạn nội dung bài giảng, và chuẩn bị những phương án dự bị cho phù phù hợp
với nội dung hoạt động nhóm, đồng thời giáo viên cũng cần nhắc nhở học sinh về nhà
chuẩn bị trước các nội dung như: Học thuộc bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu, chuẩn bị trước
các nội dung thảo luận cho buổi học sau (bảng biểu theo mẫu, bảng báo cáo kết quả,
phiếu thảo luận,…)
- Khi tiến hành một hoạt động nhóm nào đó đều phải đảm bảo đủ 5 nguyên tắc,
nếu thiếu 1 trong 5 nguyên tắc thì hoạt động nhóm sẽ thất bại. 5 nguyên tắc đó là:
Nguyên tắc 1: Phụ thuộc tích cực
Nguyên tắc 2: Trách nhiệm cá nhân
Nguyên tắc 3: Tương tác tích cực trực tiếp
Nguyên tắc 4: Kĩ năng xã hội
Nguyên tắc 5: Đánh giá rút kinh nghiệm
❖ Quy trình tổ chức hoạt động nhóm có thể được chia là 5 bước sau:


5
Bước 1: Chia nhóm
- Để việc phân chia nhóm đươc hợp lí, phù hợp, đảm bảo với nội dung
thảo luân thì người giáo viên phải dựa vào: Số lượng học sinh của lớp học, đặc điểm của
từng học sinh và chủ đề bài học, cũng có thể chia nhóm ngẫu nhiên như theo sổ điểm
danh, theo giới tính, theo tổ, theo vị trí chỗ ngồi,…
- Như vậy có nhiều cách chia nhóm khác nhau, mỗi cách có ưu và nhược điểm
riêng. Tuỳ vào điều kiện cụ thể mà giáo viên có thể áp dụng cách.
* Chia theo vị trí ngồi: Hai học sinh ngồi cạnh nhau, các học sinh ngồi cùng bàn,
học sinh hai bàn quay mặt với nhau.
* Chia theo danh sách lớp: Nhóm học sinh có thứ tự từ nhỏ đến lớn, nhóm học

sinh theo thứ tự chẵn lẻ, nhóm học sinh theo thứ tự cách quãng của danh sách lớp.
* Chia theo sở thích: Học sinh tự chọn nhóm theo hướng dẫn của giáo viên, học
sinh dễ làm việc với nhau, có quan hệ tình cảm tốt với nhau. (Hạn chế cách chia nhóm
kiểu này vì khơng rèn luyện được cho học sinh khả năng giao tiếp làm quen, hợp tác)
* Chia theo nhóm địa bàn cư trú: Chia nhóm theo nơi ở của học sinh, các em sẽ
tiện đến với nhau khi cần thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà.
* Chia theo năng lực của học sinh: Chia nhóm có đầy đủ các đối tượng học sinh:
Học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu (ưu điểm: Giảm sự chênh lệch về năng lực giữa các
nhóm, tạo điều kiện để học sinh giúp đỡ lẫn nhau).
* Chia theo theo cách ngẫu nhiên: Giáo viên đếm số thứ tự 1, 2, 3, … n rồi lặp lại
cho đến học sinh cuối cùng (n là số nhóm cần chia). Phân chia sẵn vị trí ngồi cho các
nhóm. Các học sinh mang số 1 sẽ về vị trí số 1 (nhóm 1), tiếp theo đến nhóm n (ưu điểm
của cách chia này là rèn cho các em học sinh khả năng làm quen, hợp tác).
- Sau khi chia nhóm, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm tự bầu ra một nhóm trưởng có
trách nhiệm điều hành nhóm trong suốt q trình làm việc và bầu ra một thư kí để ghi
chép những kiến thức thống nhất của nhóm. Sự điều hành và phân cơng hợp lý, dung hồ
các mối quan hệ của các thành viên trong nhóm có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả
hoạt động và tinh thần đoàn kết trong nhóm. Qua đó học sinh học được cách thức tổ
chức, kĩ năng giao tiếp, tính tự giác, tự lập,…là cơ hội rèn luyện khả năng cần thiết của
nhà lãnh đạo trong tương lai. Vai trị nhóm trưởng và thư kí nên được phân cơng ln
phiên để mọi thành viên trong nhóm đều có điều kiện tập dược và học hỏi.
Bước 2: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên giới thiệu chủ đề, giao nhiệm vụ chung và cụ thể cho mỗi nhóm.
- Giáo viên đưa ra những hướng dẫn cho học sinh từng bước thực hiện, cung cấp
cho học sinh những tài liệu tham khảo.
- Giáo viên nói rõ thời gian hoàn thành nhiệm vụ để HS chủ động lập kế hoạch.
- Giáo viên phổ biến cách thức và thang điểm đánh giá kết quả nhóm.
Bước 3: Làm việc nhóm
- Thảo luận quy tắc làm việc và đề nghị mỗi thành viên đều phải tuân thủ.



6
- Lập kế hoạch chi tiết và có sự phân công cụ thể đến từng thành viên. Kế hoạch
cần phải được thoả thuận và nhất trí trong nhóm. Đảm bảo khơng có thành viên khơng
đồng ý hay tự ý hoạt động theo ý kiến của mình.
- Tiến hành giải quyết nhiệm vụ. Trong q trình thực hiện, nhóm trưởng nắm thật
rõ sự phân công nhằm đôn đốc các thành viên hồn thành đúng tiến độ. Mỗi thành viên
đều có trách nhiệm với công việc được giao và đồng thời hỗ trợ nhau để thực hiện mục
tiêu chung của cả nhóm.
- Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp.
Bước 4: Trình bày và đánh giá kết quả
Việc này xem như là bắt buộc sau mỗi lần hoạt động nhóm, nó được coi trọng như
việc tiếp thu kiến thức mới.
Bước 5: Tổng kết, rút kinh nghiệm.
Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức chính và cho điểm hoạt động.
2. Khả năng áp dụng của sáng kiến :
Qua quá trình đúc rút kinh nghiệm và việc áp dụng các biện pháp tại nhà trường,
và áp dụng vào dạy bồ dưỡng, ôn thi trên cơ sở phân tích, đối chiếu, so sánh, một lần nữa
tơi khẳng định: Sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với mơn tin học 6” có khả năng áp
dụng rộng rãi không chỉ ở môn Tin học 6 mà cịn ở các bộ mơn và cho mỗi giáo viên dạy
ở các trường THCS. Đặc biệt, khi mà hiện nay toàn ngành giáo dục đang thực hiện dạy
học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh nhằm thực hiện tốt Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Đề án "Đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại
hố trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế", thì việc
dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm chắc chắn sẽ được các nhà trường thực hiện
ngày càng mạnh mẽ.
V. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN :
1. Với giáo viên:

Sử dụng sáng kiến kinh nghiệm này như một cẩm nang để dạy học các tiết trên
lớp, hoặc thực hiện chuyên đề trong quá trình dạy học đại trà cũng như ôn thi HSG. Sáng
kiến kinh nghiệm này áp dụng rộng rãi cho tất cả các nhà trường và là tài liệu hữu ích cho
giáo viên.
2. Với học sinh:
Các em có được phương pháp học tập hay và hiệu quả, nhớ lâu về kiến thức, có kĩ
năng thực hành, kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác.
3. Nhà trường:
Nhà trường có thêm tài liệu lưu hành nhiều năm trong thư viện cũng như tổ
chun mơn góp phần phục vụ dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả cao.


7
VI. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
* So sánh kết quả:
- Trước khi áp dụng :
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
6A
6%
35%
54%
5%
6B
5%
15%
73%

7%
6C
9%
18%
64%
9%
- Sau khi áp dụng :
Lớp
Giỏi
Khá
TB
yếu
6A
15.4
33.3%
51.3%
0%
6B
7.9%
34.2%
58.9%
0%
6C
10.3%
43.6%
46.1%
0%
Từ bảng trên ta thấy, tỉ lệ HS giỏi và khá đều tăng lên, không có HS cịn học lực
yếu.
1. Hiệu quả kinh tế:

Sáng kiến đã được áp dụng đối với đối tượng học sinh khối 6 tại trường THCS Phú
Lộc trong năm học 2021 – 2022 và những năm tiếp theo. Những năm trước đây khi chưa
áp dụng sáng kiến này thì học sinh muốn học tốt, gia đình các em đã phải bỏ ra một khoản
kinh phí khơng nhỏ cho một năm học để mua tài liệu, các em mất nhiều thời gian để đọc, học
trên nhiều tài liệu khác nhau hoặc tốn kém nhiều tiền để đầu tư cho con đi học thêm.
Hiệu quả kinh tế của sáng kiến là vô giá vì đây là sản phẩm trí tuệ khơng cân đo đong
đếm được cụ thể, sáng kiến kinh nghiệm này cũng góp phần rất lớn giúp cho giáo viên và
học sinh sẽ nhìn nhận một cách tổng thể, tư duy sáng tạo tìm hướng giải quyết gần gũi nhất
với học sinh.
2. Hiệu quả xã hội:
Qua thực tế giảng dạy theo tinh thần của sáng kiến bước đầu đem lại một số kết
quả:
- Học sinh hứng thú, say mê hơn khi học, dễ nắm bắt kiến thức bài học, khắc sâu
kiến thức, hiệu quả công việc được tăng lên.
- Học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập suy nghĩ, rèn luyện tư duy
sáng tạo cho học sinh. Tất cả các em học sinh đều có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến và
kinh nghiệm của mình với cả nhóm.
- Học sinh được rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, lập luận tốt, kĩ
năng thực hành tốt.
- Qua việc học tập theo phương pháp hoạt động nhóm, thấy được các em mạnh dạn
hơn, tự tin hơn trong giao tiếp, bước đầu đã dần hình thành được kĩ năng sống cho các em
học sinh.


8
VII. DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
Nơi cơng tác
Trình độ Nội dung
Số
Năm

Chức
Họ và tên
(hoặc nơi
chun
cơng việc
TT
sinh
vụ
thường trú)
mơn
hỗ trợ
Tổ
Nhóm mơn
1 Trương Thị T. Mai
1984
THCS Phú Lộc trưởng
ĐH
Hố
KHTN
Nhóm mơn
2 Phan Khương Duy
1987
THCS Phú Lộc Tổ phó
ĐH
Tốn
Nhóm mơn
3 Trương Thị Luyến
1976
THCS Phú Lộc
GV

ĐH
Tốn
Nhóm mơn
4 Hà Thị Quế
1991
THCS Phú Lộc
GV
ĐH

Mơn
5 Vũ Thị Hồng Hải
1987
THCS Phú Lộc
GV
ĐH
C.Nghệ
Tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Phú Lộc, ngày 08 tháng 5 năm 2023
NGƯỜI NỘP ĐƠN
TÁC GIẢ

ĐỒNG TÁC GIẢ

Lương Văn Nhất

Phan Khương Duy

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG



9
PHỤ LỤC

(Ảnh các em hoạt động nhóm ngồi cạnh nhau)

(Ảnh các em hoạt động nhóm theo tổ)


10

(Ảnh hoạt động nhóm 2 em một cặp)


11

(Hình ảnh các em hoạt động nhóm trong giờ thực hành)

Phiếu học tập nhóm đơi:
Hãy lựa chọn đáp án đúng và giải thích tại sao em lựa chọn đáp án đó?
Câu 1: Trong các câu sau, những câu nào đúng?
A. Thư mục có thể chứa tệp tin

B. Tệp tin thường chứa trong tệp tin khác

C. Thư mục có thể chứa các thư mục con

D. Tệp tin luôn chứa các thư mục con

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
Câu 2: Một thư mục có thể chứa bao nhiêu tệp tin?
A. 1
B. 10
C. Không hạn chế số lượng, chỉ phụ thuộc vào dung lượng bộ nhớ
D. Tất cả đều sai
Họ tên học sinh 1: ................................................................
Họ tên học sinh 2: ................................................................


12
* Một số ví dụ vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong mơn Tin học 6 mà
tơi đã áp dụng:
Ví dụ 1 (Chia nhóm nhỏ để thảo luận):
Trong bài 3 SGK Tin học 6 trang 13, ở mục 1: “Biểu diễn thơng tin trong máy
tính” giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm:
- Giáo viên chia nhóm nhỏ cùng thảo luận (chia theo vị trí chỗ ngồi 2 bàn gần
nhau quay lại với nhau thành một nhóm để thảo luận), dự kiến thời gian thảo luận 7 phút.
- Các nhóm cùng thảo luận nội dung: Vẽ và viết các bít thể hiện 1 chữ cái của
bảng chữ cái vào khung 8x8 =64 ơ như hình 1.4?
- Các nhóm tiến hành thảo luận theo nhóm, giáo viên quan sát và giám sát các hoạt
động của từng nhóm.
- Kết thúc thời gian thảo luận, giáo viên chỉ định bất kỳ nhóm trình bày kết quả
của mình, những nhóm sau nhận xét và bổ sung thêm ý kiến (các ý kiến của nhóm sau
khơng được lặp lại ý kiến của nhóm trước đã trình bày). Sau đó giáo viên nhận xét và kết
luận
Ví dụ 2 (Chia nhóm theo tổ để thảo luận):
Trong bài 2 SGK Tin 6 trang 10 ở mục 2: Xử lí thơng tin trong máy tính, giáo
viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm:
- Giáo viên chia lớp học thành 3 nhóm để thảo luận (mỗi tổ thành một nhóm), mỗi

nhóm yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ.
+ Nhóm 1 (tổ 1): Tìm hiểu về bộ xử lí
+ Nhóm 2 (tổ 2): Tìm hiểu về thiết bị vào
+ Nhóm 3 (tổ 3): Tìm hiểu về thiết bị ra
+ Nhóm 4 (tổ 4): Tìm hiểu về bộ nhớ
- Các nhóm hoạt động độc lập với nhau, giáo viên sẽ ấn định thời gian thảo luận
(khoảng từ 3-5 phút), hết thời gian thảo luận các nhóm sẽ đổi chéo nội dung thảo luận
cho nhau, làm như vậy để mỗi nhón đều được nghiên cứu thảo luận 4 nội dung trên.
- Các nhóm tiến hành nộp các bản báo cáo kết quả thảo luận, cuối cùng giáo viên
sẽ so sánh kết quả của các nhóm theo từng nội dung một rồi rút ra nhận xét, kết luận.
Ví dụ 3 (chia nhóm hoạt động theo cặp 2 học sinh – “ giảng – viết - thảo
luận”):
Với cách này thường áp dụng sau khi thực hiện xong một nội dung (một mục) của
bài học hay kết thúc bài học.
Trong bài 11 SGK trang 43 “Tổ chức thơng tin trong máy tính”, sau khi học
xong bài học giáo viên có thể củng cố nội dung của bài học bằng phiếu học tập, đồng thời
qua kết quả của phiếu học tập giáo viên có thể biết được mức độ hiểu bài của các em học
sinh.
- Giáo viên chia nhóm học sinh: 2 em học sinh ngồi cùng một bàn thành 1 nhóm
sau đó phát phiếu học tập yêu cầu các em thảo luận và trả lời vào phiếu học tập


13
- Kết thúc thảo luận giáo viên thu lại phiếu học tập của học sinh, có thể nhận xét
và chấm điểm nhanh một số phiếu học tập của các nhóm, số cịn lại giáo viên có thể nhận
xét và thơng báo kết quả vào buổi học sau.
* Đối với các giờ thực hành do điều kiện phòng máy hạn chế về số lượng, giáo
viên chia lớp thành các nhóm nhỏ để hoạt động thực hành, giáo viên chỉ định các nhóm
(3 đến 4 em học sinh một nhóm), giám sát quá trình thực hành của các em, hỗ trợ giúp đỡ
các em trong quá trình thực hành.




×