Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN giải pháp phát huy tính tích cực trong dạy học môn tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 29 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VA
SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
TIỂU HỌC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống và làm việc trong một thế giới phong phú, đa dạng về
ngôn ngữ, điều này đòi hỏi mỗi người phải học hỏi và khám phá. Học ngôn ngữ
là hình thành một công cụ giao tiếp mới để trao đổi những tri thức khoa học,
kiến thức tiên tiến, tìm hiểu các nền nếp văn hóa, qua đó góp phần tạo dựng sự
hiểu biết lẫn nhau, hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát
triển phẩm chất và năng lực cá nhân. Thông qua việc học ngôn ngữ và tìm hiểu
về nền kinh tế khác nhau, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về ngôn ngữ và nền văn
hóa của dân tộc mình. Cùng với sự phát triển vũ bão của cuộc “Cách mạng
khoa học-công nghệ”, chiến lược phát triển ngoại ngữ đã trở thành bộ phận tất
yếu của chiến lược con người cho tương lai ở mọi quốc gia. Ngoại ngữ tạo điều
kiện để cho các dân tộc trên thế giới ngày càng hiểu và xích lại gần nhau hơn.
Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn, phải tìm ra con
đường sáng tạo để có thể hội nhập vào khu vực và thế giới, nhằm thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng, phát triển đất
nước trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Với bối cảnh đó, ngoại ngữ đã
có một vai trò, vị trí mới và thực sự trở thành công cụ giao tiếp cần thiết,
phương tiện thông tin nhạy bén và phong phú. Chính bởi lẽ đó, Tiếng Anh luôn
được coi là một môn học quan trọng, là chìa khóa giúp cho mỗi chúng ta mở
rộng cánh cửa tương lai.
Cái tháp cao nào cũng bắt đầu từ mặt đất lên. Bậc tiểu học là bậc học góp
phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc phát triển và hình thành nhân
cách học sinh. Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học cũng như những môn học khác
cung cấp những tri thức ban đầu và những nhận thức về việc sử dụng ngôn ngữ
nước ngoài. Việc dạy ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng ở Trường tiểu
học đang được nhiều nhà giáo dục, nhiều dự án giáo dục và đông đảo giáo viên
- 1-




giảng dạy môn ngoại ngữ quan tâm và đưa ra nhiều phương pháp dạy học thích
hợp.
Với lứa tuổi từ 6 đến 11, độ tuổi thích tìm tòi, khám phá, thích học mà
chơi,chơi mà học và chỉ học những cái mà các em thích. Vì vậy cần phải có
phương pháp dạy học làm sao kích thích tinh thần học tập của các em, giúp các
em say mê học tập, phát huy được tính tích cực ,chủ động và sáng tạo của học
sinh, tránh gây áp lực nặng nề cho các em.
Xuất phát từ những mục đích trên, bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng
dạy môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học. Tôi thực sự trăn trở với chất lượng học sinh
trong những năm qua. Tôi nghĩ rằng muốn nâng cao chất lượng dạy và học ngày
một đi lên một cách thực sự thì người giáo viên không những có lòng yêu nghề,
mến trẻ, kiến thức vững vàng còn phải biết cách đổi mới phương pháp dạy học
cho phù hợp với từng đối tượng học sinh , giúp các em ngày càng yêu mến môn
học, kích thích tinh thần học tập đạt kết quả cao. Vì vậy tôi tìm tòi nghiên cứu
các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của
học sinh để mang lại kết quả cao nhất. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện
pháp phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong dạy học
môn Tiếng Anh tiểu học”.
1.2. Điểm mới của đề tài
Đây là một đề tài hoàn toàn mới chưa có tác giả nào nghiên cứu. Đề tài
không trùng với tên và biện pháp của đề tài nào trước đó, kể từ khi tôi nghiên
cứu đề tài cho đến thời điểm này.
Điểm mới của đề tài đó là tôi đã áp dụng các nội dung mới trong dạy Tiếng
Anh tiểu học như phương pháp dạy học kỹ thuật dạy học tích cực, đổi mới đánh
giá thường xuyên và điều chỉnh nội dung kiến thức phù hợp với tình hình thực tế
và đối tượng nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo, năng lực của học sinh.
1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài
Áp dụng đối với công tác dạy học môn Tiếng Anh trong nhà trường Tiểu

học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh.

- 2-


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng
2.1.1. Thực trạng chung về dạy học tiếng Anh trong nhà trường Tiểu
học hiện nay
Ở Việt Nam việc dạy học môn Tiếng Anh cho bậc tiểu học đã phổ biến.
Trước yêu cầu cấp thiết của xu thế hội nhập, Đảng và Nhà nước ta đã xác định
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" có nêu: Bắt đầu từ lớp 3 học môn
ngoại ngữ bắt buộc. Như vậy đưa môn học Tiếng Anh vào dạy ở trường học là
một môn học bắt buộc ở lớp 3,4,5 và tiếng Anh làm quen ở lớp 1,2.
Nhìn chung, chất lượng dạy học của giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu
cầu nội dung chương trình giảng dạy. Hầu hết giáo viên đều yêu nghề, nhiệt tình
trong công tác, có nhiều cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với
các đối tượng học sinh. Liên tiếp trong nhiều năm qua, ngành giáo dục đã tổ
chức các đợt tập huấn cũng như bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên
tiếng Anh nên tất cả giáo viên đều được tiếp cận với phương pháp dạy học tích
cực, cùng với các thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại đã được trang bị. Khả năng
dạy học của giáo viên ngày càng được nâng lên về chất.
Về phía học sinh, tiếng Anh là một môn học khó đối với đa phần học sinh.
Song do nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn này đối với xã hội, đối với
bản thân, các em đã cố gắng nhiều và có thái độ động cơ học tập đúng đắn. Việc
học Tiếng Anh ngày càng được sự quan tâm ủng hộ của gia đình và xã hội. Chất
lượng học tập đại trà ngày càng được cải thiện rõ rệt.
Về cơ sở vật chất: Một số trường trọng điểm đã xây dựng được phòng dạy
học tiếng Anh riêng, có đầy đủ các thiết bị hiện đại. Tất cả các trường đều đảm

bảo thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Tiếng Anh.
Thực tế hiện nay, hiệu quả việc dạy học tiếng Anh vẫn còn hạn chế, là một
vấn đề cần phải tiếp tục suy ngẫm. Tôi xin đưa ra một vài nguyên nhân sau:
* Trước hết về phía người dạy

- 3-


Giáo viên tuy có nhiều cố gắng trong việc vận dụng phương pháp giảng
dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhưng giáo viên chỉ có
thể áp dụng được đối với một số bài, một số tiết và một số bộ phận học sinh.
Nguyên nhân một phần là do nội dung chương trình sách giáo khoa quá tải, sĩ số
học sinh đông trong một lớp, sức học của học sinh còn hạn chế, một phần do
một số giáo viên còn ít chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, quan tâm tìm tòi những
phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất lượng,
hiệu quả dạy học của bộ môn này chưa thật sự như mong muốn. Qua tìm hiểu
cho thấy có còn nhiều tiết học học sinh còn thụ động, mặc dù giáo viên có quan
tâm đến việc tổ chức các hoạt động học tập để phát huy sự hoạt động tích cực,
sáng tạo của học sinh. Nhiều hoạt động dạy học tích cực chỉ mới được sử dụng
có tính hình thức, chưa được đầu tư, chuẩn bị đúng mức và triển khai đúng quy
trình nên chưa đạt hiệu quả cao. Các đối tượng học sinh còn hạn chế chưa được
quan tâm đúng mức để tạo điều kiện cho các em vươn lên.
Thực tế cho thấy rằng đội ngũ giáo viên tiếng Anh ở bậc Tiểu học hiện nay
còn 1 số hạn chế nhất định về năng lực chuyên môn, phương pháp dạy học, và
mức độ gắn bó với nghề nghiệp. Ngoài ra, việc giáo viên luôn bám sát từng câu
chữ trong sách giáo khoa chứ không thoát ly khỏi sách để dẫn dắt học sinh đi
theo mạch hứng thú nhằm tạo sự hấp dẫn và kích thích tính tích cực, sáng tạo
của học sinh cũng phản ánh sự hạn chế về năng lực ngôn ngữ của họ. Đôi khi
giáo viên thiếu các biện pháp hỗ trợ cho học sinh nghe hiểu tiếng Anh và không
điều chỉnh được ngôn ngữ cho phù hợp với trình độ của học sinh.

* Về phía học sinh và phụ huynh
Bên cạnh những học sinh có hứng thú học ngoại ngữ vẫn còn không ít học
sinh cảm thấy không thích học hoặc cảm thấy khó khăn trong việc học bộ môn
này. Đa số các em còn thụ động, ít phát biểu, các em còn lúng túng, ngại phát
biểu. Tiếng Anh là môn học bắt buộc cho học sinh các cấp và là môn thi bắt
buộc cho học sinh các cấp trên cấp Tiểu học. Mặc dù là môn học quan trọng,
nhưng rất nhiều học sinh vẫn có ý thức học đối phó hoặc chủ quan dẫn đến mất
kiến thức cơ bản, học kém và do đó không đạt kết quả cao trong học tập. Đa
- 4-


phần học sinh không tiếp cận với sách tham khảo, các phần mềm học tiếng Anh
hay Internet để học online, một số do không có điều kiện, một số do gia đình
hoặc bản thân các em không tìm tòi, đầu tư. Sự quan tâm của gia đình còn rất
hạn chế do đó chất lượng học đại trà chưa cao.
Một số phụ huynh và học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của việc học
bộ môn Tiếng Anh nên chưa có đầu tư đúng mức; ít quan tâm đến vấn đề học tập
của con em.
2.1.2. Thực trạng dạy và học môn Tiếng Anh trong trường Tiểu học tôi
đang công tác
2.1.2.1. Đặc điểm của nhà trường
Trường Tiểu học tôi đang công tác thuộc vùng thuận lợi trên địa bàn huyện.
Năm học 2018 - 2019, nhà trường chỉ đạo, triển khai tốt việc dạy học tiếng Anh
theo chương trình Tiếng Anh Đề án cho học sinh lớp 3,4,5 (4 tiết/tuần) và Tiếng
Anh làm quen cho học sinh các lớp 1, 2 (tối đa 2 tiết/tuần) theo sách Tiếng Anh
1,2 của NXB Giáo dục Việt Nam; Tổ chức dạy học tăng cường Tiếng Anh
(2tiết/tuần) cho học sinh lớp 3,4,5. Các lớp sử dụng tuần đầu tiên để tổ chức cho
học sinh ôn tập, làm quen với môn học, riêng khối lớp 1 sử dụng từ tuần 1 đến
tuần 5 để cho học sinh làm quen cách học, khẩu lệnh, bảng chữ cái.
Nhà trường cũng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung Công văn

784 /GDĐT-TH về hướng dẫn cải thiện môi trường dạy học tiếng Anh tiểu học.
Xây dựng mô hình điển hình thầy cô cùng học sinh học ngoại ngữ. Đẩy mạnh
các hoạt động ngoại khóa, quan tâm xây dựng và phát triển môi trường ngoại ngữ,
phát triển các cộng đồng học tập ngoại ngữ, câu lạc bộ Tiếng Anh.
2.1.2.2. Thuận lợi
Trường tiểu học tôi đang công tác có 100% học sinh từ khối lớp 1 đến khối
lớp 5 tham gia học tiếng Anh. Học sinh hứng thú trong việc học tiếng Anh, phụ
huynh khá quan tâm đến việc học tập môn ngoại ngữ này. Nhà trường quan tâm,
đầu tư các điều kiện đảm bảo dạy học chương trình Tiếng Anh trong nhà trường.
Có phòng dạy tiếng Anh với các thiết bị loa và máy chiếu.

- 5-


Giáo viên trực tiếp giảng dạy có trình độ Đại học tiếng Anh, chuyên ngành
Tiếng Anh, trong đó có 02 giáo viên có trình độ B2; Giáo viên nhiệt tình, yêu
nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công tác.
Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức phù hợp với thực tế
cuộc sống, có nhiều tranh ảnh đẹp, tạo nhiều hứng thú cho học sinh. Sự phát
triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có được nhiều nguồn tư liệu, hình
ảnh qua mạng internet.
2.1.2.3. Khó khăn
Qua thực tế giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường trong những năm qua tôi
nhận thấy chất lượng môn học này vẫn chưa cao. Nguyên nhân của việc hạn chế
này như sau
* Trang thiết bị dạy học còn hạn chế
Với bản chất tò mò, ham học hỏi, cùng với khả năng cảm nhận thế giới từ
thực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, tất cả học sinh cùng chung một ý
kiến rằng các em rất thích giáo viên sử dụng giáo cụ trực quan trong các tiết dạy
Tiếng Anh. Nhưng trong thực tế giảng dạy khó có thể đáp ứng được mong muốn

của học sinh bởi vì phòng Tiếng Anh vẫn chưa có các trang thiết bị hiện đại như
bảng tương tác, bên cạnh đó, ở gia đình các em không có điều kiện để sắm sửa
các thiết bị cần thiết cho việc học ở nhà
* Cơ hội thực hành tiếng Anh chưa nhiều
Học sinh chưa được ứng dụng thực tế những gì mình đang học trong giao
tiếp hằng ngày. Phạm vi học và thực hành tiếng Anh chỉ trong lớp học. Các em
không có cơ hội để tiếp xúc với người nước ngoài để có thể giao tiếp.
* Tâm lý ngại giao tiếp
Đa số những học sinh yếu kém, các em thường rụt rè, thụ động, ngại thực
hành giao tiếp. Vì khả năng tiếp thu chậm, sợ thực hành sai, các em còn ngại
phát biểu. Một số ít khác là đối tượng khá giỏi các em ngại giao tiếp không phải
vì khả năng tiếp thu chậm mà các em bị hạn chế về mặt tâm lý, ngại thực hành
trước đám đông.
Sau đây là kết quả khảo sát trước khi tôi áp dụng sáng kiến này
- 6-


Đến tuần học thứ 6 của năm học 2018-2019, tôi bắt đầu tiến hành khảo sát
chất lượng học sinh khối 5( lớp 5A,5B,5C) gồm các kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết nhằm nắm bắt mặt bằng chất lượng cũng như phân loại học sinh. Qua thực
tế điều tra tôi thu được kết quả như sau
* Kết quả
Lớp

TSHS

5A

HTT


HT

CHT

SL

%

SL

%

SL

%

27

2

7,4

17

63

8

29,6


5B

27

2

7,4

17

63

8

29,6

5C

27

1

3,7

19

70,3

7


26

* Đánh giá kết quả
Kết quả trên cho thấy mặt bằng chất lượng rất thấp. Trong đó, tỷ lệ hoàn
thành tốt thấp, tỷ lệ chưa hoàn thành rất cao. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến kết quả trên là:
- Khả năng tập trung cao độ của học sinh trong lúc học rất hạn chế dẫn đến
chưa nắm bắt được thông tin bài.
- Khả năng phát âm chuẩn tiếng Anh của học sinh còn yếu, nhiều em phát
âm sai dẫn đến kỹ năng nghe, nói còn nhiều hạn chế.
- Thời lượng để giáo viên luyện cho học sinh trên lớp còn quá ít ( theo phân
phối chương trình có nhiều bài học gồm có các kỹ năng nghe, viết, đọc chỉ trong
thời gian là 35 đến 38 phút.)
- Bản thân tôi đã có những điều chỉnh trong phương pháp dạy học, song
vẫn chưa bao quát hết đối tượng học sinh, dẫn đến có nhiều em các kỹ năng còn
yếu.
Trên cơ sở những nguyên nhân phân tích trên, trong thời gian tiếp theo của
năm học, bản thân tôi đã mạnh dạn có những điều chỉnh tổng thể trong các tiết
dạy của mình. Chính nhờ những điều chỉnh đó, tôi đã thay đổi được chất lượng
học sinh theo hướng tốt hơn vào cuối kỳ I và cuối năm học.
Xin trình bày hệ thống các giải pháp mà tôi đã áp dụng dưới đây.

- 7-


2.2. Một số giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của
học sinh trong dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu học
2.2.1. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực
Đặc thù của phương pháp dạy học chủ đạo môn Tiếng Anh là đường hướng
dạy học ngôn ngữ giao tiếp, xem học sinh là chủ thể của quá trình dạy học và

giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều hành hoạt động học của học sinh.
Trong dạy học, tôi linh hoạt lựa chọn các phương pháp phù hợp sao cho đạt hiệu
quả cao nhất.
Hoạt động dạy học được tổ chức thông qua môi trường giao tiếp đa dạng
phong phú với các hoạt động tương tác (trò chơi, kể chuyện, vẽ tranh,…) Việc
dạy học giúp học sinh ghi nhớ từ, cụm từ và cách đánh vần suy đoán nghĩa của
từ hoặc cụm từ dựa vào ngữ cảnh giao tiếp, sử dụng tài liệu đơn giản như từ
điển, tranh,… một cách phù hợp. Trong dạy học cần sử đồng bộ các tài liệu và
các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ khác nhau thông qua chủ đề, chủ điểm.
Hiện nay, phong trào thực hiện đổi mới PPDH không còn mới mẽ đối với
giáo viên nữa. Vấn đề trong đổi mới PPDH là người giáo viên dạy học môn
Tiếng Anh phải làm gì? Làm như thế nào trước đối tượng học sinh cụ thể của
mình, trước những khó khăn cần tháo gỡ để PPDH tích cực thực sự có hiệu quả,
không mang tính hình thức. Muốn có PPDH tốt cần xác định rõ mục tiêu của
PPDH tích cực là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh; bồi dưỡng tự học, tự rèn kỹ năng vận dụng thực hành của học sinh; thực
hiện tốt vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của
người giáo viên trong các giờ học trên lớp.
2.2.1.1. Đổi mới soạn bài
Chuẩn bị tốt bài soạn trước lúc lên lớp là vấn đề không kém phần quan
trọng. Qua bài soạn phần nào có thể đánh giá được năng lực của giáo viên. Giáo
án tốt là giáo án thể hiện được nội dung dạy học cho từng đối tượng học sinh của
lớp học cụ thể, thể hiện sự chủ động, linh hoạt trong tổ chức hướng dẫn học sinh
trong tiết học và đảm bảo yêu cầu khung giáo án quy định.

- 8-


Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp các hoạt động của giáo viên và học
sinh hợp lý,tập trung vào trọng tâm, dạy sát đối tượng, huy động tất cả kiến thức

sẵn có về văn hóa, xã hội cũng như ngôn ngữ của học sinh trong luyện tập ngôn
ngữ, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài, thúc đẩy
động cơ học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập ngoại
ngữ của học sinh.
Bài soạn phải thể hiện rõ mục tiêu bao gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ và
năng lực. Trong đó GV chú trọng các năng lực cần phát triển cho học sinh thông
qua các hoạt động: năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề, tự học, ngôn ngữ...Soạn
bài theo hình thức hướng dẫn học có lô gô cho từng hoạt động, từng việc cụ thể.
Sau các hoạt động có phần đánh giá thường xuyên, thể hiện rõ phương pháp, kĩ
thuật và tiêu chí đánh giá. Đặc biệt chú trọng đến hoạt động ứng dụng, chuẩn bị
kĩ nội dung hoạt động giúp học sinh trải nghiệm và phát triển năng lực tiếng
Anh.
2.2.1.2. Vận dụng các PPDH tích cực
* Dạy học trên lớp
Tạo sự khởi đầu 1 tiết học vui vẻ, thân thiện và hợp tác. Trong các tiết học
trên lớp giáo viên cần sử dụng lệnh bằng tiếng Anh để giúp các em dễ nhớ, nhớ
lâu từ vựng, tạo môi trường và thói quen sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp.
Tổ chức phần khởi động bằng những bài hát tiếng Anh sôi nổi, hứng thú.
HS vận động theo lời bài hát làm cho không khí lớp học nóng lên, tạo tâm thế
thoải mái để các em bước vào tiết học mới. Giáo viên cùng hát cùng làm với học
sinh tạo nên sự thân thiện, phấn khởi.
Trong khi tham gia học tập chúng ta nên động viên, khuyến khích các em
tham gia phát biểu sôi nổi, và nhất là những em học sinh còn hạn chế. Điều này
giúp các em cảm thấy tự tin và mạnh dạn hơn. Nội dung kiến thức môn học này
đòi hỏi trẻ phải vận dụng nhiều giác quan cũng như sự trải nghiệm của các em.
Do vậy giáo viên cần chú ý đến các hình thức dạy học trải nghiệm, cách thức
thực hành phong phú, đa dạng kích thích các giác quan cùng tham gia vào quá
trình tri giác.
- 9-



Đưa ra các dạng bài tập khác nhau để các em có cơ hội luyện tập và trao
dồi kiến thức đã học, trong đó mỗi giáo viên cố gắng chọn những câu từ mang
tính thực tế, gần gũi với cuộc sống hằng ngày để các em dễ hiểu lúc áp dụng cấu
trúc câu. Những câu tiếp theo sẽ dài hơn, phức tạp hơn một chút để kích thích
các em suy nghĩ.
Để có cơ hội cho học sinh luyện tập nhiều thì nên sử dụng sự hỗ trợ của
phần mềm “power point”. Các em đều có cơ hội như nhau và các bài tập được
xây dựng theo hình thức trắc nghiệm, có hiệu ứng âm thanh, hình ảnh khi các
em trả lời đúng hoặc sai. Hình thức này sẽ giúp các em có hứng thú tham gia.
Ngoài ra cần sử dụng bảng phụ, bảng nhóm để các em luyện tập chung và
thảo luận nhóm, làm các bài tập tự luận, qua đó giáo viên kiểm tra được lỗi
chính tả, việc áp dụng các cấu trúc đã học vào bài như thế nào.
* Dạy kỹ năng nói
Trong khi dạy học sinh phát âm cần chú ý dạy cách phát âm bằng cấu hình
của bộ máy phát âm để giúp các em biết cách phát âm và phát âm chuẩn ngay từ
đầu. Giáo viên tích cực và kiên trì sử dụng câu lệnh bằng tiếng Anh và yêu cầu
học sinh nói lại, như vậy sẽ giúp học sinh phải chú ý nghe, hiểu để thực hiện. Tổ
chức cho học sinh luyện nói theo nhóm đôi, nhóm lớn. Trong luyện nói yêu cầu
nói to, rõ ràng, và chậm rãi. Giáo viên tập trung lắng nghe, giúp đỡ, động viên
học sinh mạnh dạn, tự tin, khuyến khích các em nói lại nếu sai. Luôn động viên
các em, khen ngợi sự tiến bộ của từng học sinh.
Hướng dẫn học sinh tự tạo môi trường học tập bằng cách: lập nhóm giao
tiếp bằng tiếng Anh ở nhà, ở lớp khi hoạt động vui chơi để luyện nói những từ
mới, những câu lệnh trong học tập, câu giao tiếp hằng ngày.
* Dạy từ vựng
Cần chú ý dạy từ theo trường nghĩa rộng, trường nghĩa hẹp, dạy từ theo
cách vận dụng nét tương đồng trong dạy học như: những từ có cách phát âm,
cách viết gần giống nhau,… Mặt khác, dạy từ vựng thường đơn điệu, khô khan
nên giáo viên cần sử dụng kênh hình phụ họa, không nên quá tuân thủ những gì

giáo án đã soạn, cần xem xét đến hứng thú học tập của học sinh để có những
- 10-


biện pháp hỗ trợ. Gắn từ vựng với biểu tượng, vật cụ thể để dễ nhớ. Phát huy tối
đa các bội thẻ từ, cho các em chơi đố từ, đánh bài bằng thẻ từ...
Hệ thống kiến thức sau mỗi bài học, mỗi chủ điểm để giúp học sinh khắc
sâu kiến thức đã học và nhớ một cách có hệ thống.
2.2.2. Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực theo hướng phát triển năng
lực giao tiếp cho học sinh
Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt
trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích
thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.
2.2.2.1. Kỹ thuật động não (Brainstorming)
Động não (Brainstorming) là một phương pháp đặc sắc dùng để phát triển
nhiều giải pháp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách
nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó rút ra rất nhiều giải pháp căn bản
cho nó. Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng
khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng tốt. Các ý
kiến có thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt
nhất của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới.
Trong động não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách
nhìn khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá. Dụng cụ
tốt nhất là các bảng hoặc giấy khổ lớn để mọi người dễ đọc các ý kiến, hoặc có
thể thay thế bằng giấy viết; có thể sử dụng hệ thống máy tính kết nối mạng để
tiến hành động não.
- Giáo viên chia nhóm, các nhóm tự chọn nhóm trưởng và thư ký.
- Giao vấn đề cho nhóm.
Ví dụ: Sau khi học xong bài Unit 7: How do you learn English?
Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo thuận chia sẽ

Nhóm trưởng điều hành hoạt động thảo luận chung của cả nhóm trong một
thời gian quy định, các ý kiến đều được thư ký ghi nhận, khuyến khích thành
viên đưa càng nhiều ý kiến càng tốt.
HS 1: I speak English everyday to practice speaking English.
- 11-


HS 2: I talk to my foreignfriends to practice speaking English.
HS 3: I read English comicbook to practice reading.
HS 4: I read short stories to practice reading.
………………………..
Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu, thu gọn các ý tưởng trùng lặp, xóa
những ý không phù hợp, sau cùng thư ký báo cáo kết quả.

Trong quá trình thu thập ý kiến, không được phê bình hay nhận xét – cần
xác định rõ: Không có câu trả lời nào là sai.
2.2.2.2. Kỹ thuật thảo luận viết – Brainwriting
Thảo luận viết (Brain writing) là một biến thể của Động não, tuy nhiên,
trong thảo luận viết, từng thành viên trình bày ý kiến của mình trên giấy trước
khi gởi kết quả về cho thư ký của nhóm.Mỗi thành viên có giấy và bút riêng để
viết ra ý tưởng của mình.
Giáo viên chia nhóm, giao vấn đề cho nhóm, quy định thời gian viết cá
nhân trước khi thu thập ý kiến. Sau khi thu thập ý kiến, cả nhóm cùng nhau
duyệt toàn bộ, sau đó lựa chọn giải pháp tối ưu để thư ký báo cáo kết quả.
Trong quá trình phát triển ý kiến, được phép tham khảo ý kiến của các bạn
khác cùng nhóm để phát triển ý tưởng.
Kỹ thuật này thu thập được nhiều ý kiến, do người viết cảm thấy không
phải “tranh luận” về ý kiến của mình; các ý kiến thường có giá trị cao, do người
ta có xu hướng suy nghĩ kỹ trước khi viết ra giấy. Tuy nhiên, cần dành nhiều
thời gian cho hai hoạt động: Viết cá nhân và đánh giá toàn bộ ý kiến.

Ví dụ: Unit 18: What will the weather be like tomorrow?
Lesson 3- task 5(Write about the seasons and the weather)
Học sinh được yêu cầu thảo luận nhóm 4 hoặc 6 và được nêu nhiệm vụ cho
hoạt động nhóm

- 12-


Đầu tiên cá nhân sẽ tự viết ra các ý tưởng của mình trong thời gian 3 phút
về seasons and weather (There are 4 seasons…/My favourite seasons is…/the
weather is… in summer/winter/ autumn..)
Sau đó nhóm trưởng sẽ thu thập các ý kiến và chọn ý kiến tốt nhất, tối ưu
nhất để hoàn thành bài viết. thư ký sẽ có nhiệm vụ ghi lại các ý kiến đó
Một bạn đại diện cho nhóm trình bày trước lớp, các nhóm còn lại nghe và
đưa ra nhận xét, đưa ra thêm ý tưởng góp ý cho nhóm bạn, giúp bài viết hoàn
thiện hơn
2.2.2.3. Kỹ thuật khăn phủ bàn (Khăn trải bàn)
Kĩ thuật "khăn trải bàn" là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác
kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự
tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của người học và phát
triển mô hình có sự tương tác giữa người học với người học.

GV cần chuẩn bị bút và giấy khổ lớn cho mỗi nhóm.
Giáo viên chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký, giao vật tư.
Giáo viên giao vấn đề, từng thành viên viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy.
Nhóm trưởng và thư ký tổng hợp các ý kiến, đánh giá và lựa chọn những ý
kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy.
Ví dụ: Áp dụng kỹ thuật khăn trải bàn vào hoạt động bài 4- Read and
answer (Unit 3: What day is it today?)
Học sinh được yêu cầu làm việc theo nhóm 4 người hoặc 6 người. Mỗi

người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa ở trên.
Nhóm trưởng điều hành mỗi cá nhân trong nhóm đọc thầm bài và viết câu
trả lời của mình vào góc tờ giấy đã phân công trong thời gian 3-5 phút. (Giấy
A0)
Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và
thống nhất các câu trả lời
Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn
2.2.2.4. Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi (Think-Pair-Share)
- 13-


Hoạt động này phát triển kỹ năng nghe và nói nên không cần thiết sử dụng
các dụng cụ hỗ trợ. Giáo viên giới thiệu vấn đề, đặt câu hỏi mở, dành thời gian
để học sinh suy nghĩ. Sau đó học sinh thành lập nhóm đôi và chia sẻ ý tưởng,
thảo luận, phân loại. Nhóm đôi này lại chia sẻ tiếp với nhóm đôi khác hoặc với
cả lớp.
Điều quan trọng là người học chia sẻ được cả ý tưởng mà mình đã nhận
được, thay vì chỉ chia sẻ ý kiến cá nhân. Giáo viên cần làm mẫu hoặc giải thích.
Kỹ thuật này dành thời gian suy nghĩ cho phép học sinh phát triển câu trả
lời, có thời gian suy nghĩ tốt, học sinh sẽ phát triển được những câu trả lời tốt,
biết lắng nghe, tóm tắt ý của bạn cùng nhóm.
Ví dụ: Unit 9: What are they doing? – Lesson 1(Lớp 4)
Work in pairs.Ask your partners what one of your classmates is doing in the
classroom.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi và chia sẽ với bạn của
mình về 1 bạn trong lớp đang làm việc gì.
Học sinh suy nghĩ cá nhân sau đó chia sẽ với bạn về hoạt động mà bạn đó
đang làm
HS 1: Phong is reading a book
HS 2: Lan is writing a dictation

HS 3: Mai is making a mask
Có thể mở rộng thêm một số bạn khác trong lớp (How about Nam/Quan..?)
Hai bạn luyện nói với nhau có thể hỗ trợ cho bạn nếu bạn chưa hoàn thành,
giúp bạn luyện nói, luyện các phát âm….
Giáo viên sử dụng kỹ thuật quan sát để bao quát các nhóm hoạt động và hỗ
trợ nếu cần thiết.
2.2.2.5. Kỹ thuật “Chúng em biết 3”
GV nêu chủ đề cần thảo luận.

- 14-


Chia HS thành các nhóm 3 người và yêu cầu HS thảo luận trong vòng 10
phút về những gì mà các em biết về chủ đề này.
HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với cả
lớp.
Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên.
Ví dụ: Sau khi học xong Unit 12: Don’t ride your bike too fast, GV đưa ra
chủ đề How to prevent accidents in your school?
Groupwork: We know 3:
+ Don’t climb the tree.
+ Don’t run down the stairs
+ Don’t ride your bike too fast.
2.2.2.6. Kỹ thuật “Hỏi Chuyên gia”
- HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV) tạo thành các nhóm
"chuyên gia" về một chủ đề nhất định.
- Các "chuyên gia" nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có
liên quan
- Nhóm "chuyên gia" lên ngồi phía trên lớp học
- Một em trưởng nhóm "chuyên gia" (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi "tư

vấn", mời các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi rồi mời "chuyên gia" giải đáp, trả
lời.

Ví dụ: Unit 12: Don’t ride your bike too fast
Các bạn trong lớp sẽ bình chọn nhóm chuyên gia gồm 5 đến 6 bạn
Nhóm chuyên gia sẽ thảo luận và tìm các tài liệu liên quan đến những tai
nạn có thể xảy ra và cách phòng ngừa các tai nạn đó
Nhóm trưởng của nhóm chuyên gia điều hành buổi tư vấn
Các bạn trong lớp đặt câu hỏi để các chuyên gia giải đáp:
Why shouldn’t I play with the knife? – Because you may cut yourself
Why shouldn’t I ride too fast? _ Because you may fall off your bike
Why shouldn’t I play with the stove? _ Because you may get a burn
- 15-


2.2.3. Dạy học chú trọng đến phát triển năng lực học sinh
* Tổ chức dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học cho học sinh.
Trong quá trình hoạt động dạy học, giáo viên không chỉ dừng lại ở việc
truyền thụ những tri thức có sẵn, chỉ cần yêu cầu học sinh ghi nhớ mà quan
trọng hơn là phải định hướng, tổ chức cho học sinh tự mình khám phá ra những
tri thức. Giúp học sinh không chỉ nắm bắt được tri thức mà còn biết cách tìm đến
những tri thức ấy và vận dụng tri thức vào cuộc sống hằng ngày.
Ví dụ: Unit 11: What’s the matter with you? (Lớp 4)
Học sinh qua việc biết các vấn đề bệnh tật mình gặp phải. Sau đó tự mình
đưa ra các lời khuyên cho bạn nên làm gì và không nên làm nếu gặp phải vấn đề
đó để vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.
You should eat a lot of fruit
You shouldn’t eat a lot of sweets
...........
Hoạt động tự học giúp học sinh thu nhận được kiến thức dưới sự hướng dẫn

trực tiếp của giáo viên trở nên vững chắc, sâu sắc, tạo ra cơ sở để vận dụng kiến
thức đó vào thực tiễn học tập. Tự học tốt ở cấp tiểu học giúp cho học sinh học
tập tốt ở các cấp học cao hơn và giúp các em lớn lên có thể chủ động học tập
suốt đời. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng tự học,
biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng
ham học, nhờ đó kết quả học tập sẽ ngày càng được nâng cao. Đây là hoạt động
giúp học sinh lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách hiệu quả nhất. Với học
sinh tiểu học, tự học được biểu hiện trên một số vấn đề sau đây:
- Tự giác thực hiện các hoạt động cá nhân, tự mình chiếm lĩnh kiến thức bài
học, luyện tâp, thực hành để hình thành và phát triển các kĩ năng, năng lực. Biết
tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, thầy cô để hoàn thành nhiệm vụ học của bản thân.
- Chủ động tham gia vào các hoạt động động cặp đôi, nhóm lớn,
- Tự kiểm tra, đánh giá kết quả của bạn thân và các bạn trong nhóm, trong lớp.
* Tổ chức dạy học theo nhóm giúp học sinh phát triển năng lực hợp tác
Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính
tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi
cuốn vào các hoạt động học, chiếm lĩnh kiến thức bằng chính khả năng của mình
với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên.
Đây là hoạt động mà tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham
gia chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của mình với cả nhóm. Trong quá trình quan
- 16-


sát các nhóm làm việc giáo viên có thể thay đổi cấu trúc của nhóm để tạo cơ hội
cho các thành viên có dịp trao đổi giữa nhiều người với nhau, xây dựng ý thức
làm việc theo nhóm.
Ở các nhiệm vụ làm việc nhóm, có thể là cùng thực hiện một công việc,
hoặc cùng trao đổi về cách học tiếng Anh, hoặc tìm ý nghĩa của câu chuyện sau
khi các cá nhân đã đọc, lúc này nhóm trưởng sẽ là người điều hành cả nhóm
thực hiện. Nhóm trưởng phân công công việc hoặc tổ chức trao đổi, đôi khi sẽ

chỉ định lần lượt các bạn đưa ra ý kiến của mình. Tuỳ vào từng hoạt động mà vai
trò của các thành viên trong nhóm sẽ được phát huy. Ví dụ, thư khí ghi chép
phần thảo luận, người trình bày báo cáo kết quả công việc nhóm; còn khi giáo
viên đưa ra thời gian cho một hoạt động học tập nào đó thì bạn phụ trách tiến độ
trong nhóm cần lưu ý nhắc nhóm mình thực hiện công việc khẩn trương và đúng
giờ. Như vậy hiệu quả công việc sẽ tốt hơn.
* Tăng cường tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp, nói tiếng Anh, phát triển
ngôn ngữ.
Không khí học tập ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu giao tiếp của học sinh
trong giờ học. Giáo viên cần biết tạo ra không khí học tập thoải mái và phải
hoàn thành vai trò người bạn đồng thoại chân tình, biết chú ý lắng nghe học
sinh, khuyến khích động viên các em kịp thời. Điều đó có nghĩa là không khí
học tập càng thoải mái thì học sinh sẽ giải tỏa được gánh nặng về mặt tâm lí và
tích cực tham gia vào quá trình dạy học, nhu cầu giao tiếp sẽ nảy sinh một cách
tự nhiên.
Bên cạnh đó, GV vẫn có thể tạo nên sự đa dạng, phong phú cho các bài tập
về tình huống giao tiếp bằng những hình thức như: trò chơi, đóng vai, tưởng
tượng, tình huống có vấn đề, tình huống được miêu tả bằng ngôn ngữ hoặc phi
ngôn ngữ (phim, tranh ảnh, sơ đồ …). Sự đa dạng, phong phú của tình huống
làm cho giờ học thêm hấp dẫn, gây cho học sinh sự háo hức chờ đợi tình huống
mới. GV tạo ra những tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết, có thể thay
thế ngữ cảnh trong bài bằng một đoạn hội thoại mới từ thực tế cuộc sống. Từ đó
học sinh tìm ra được kiến thức mới của bài, mẫu câu trong bài cần nắm. Ngược
lại, sự đơn điệu của tình huống sẽ khiến cho giờ học nhàm chán, hứng thú học
tập của học sinh bị giảm sút.
Giáo viên cũng thường xuyên tạo những cuộc đối thoại ngắn thông quá các
trò chơi như: interview, report giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp.
- 17-



* Chú trọng việc cho học sinh thực hành, trải nghiệm, làm các sản phẩm
dự án....
Những sản phẩm project luôn gây nhiều hứng thú cho học sinh, đó là kết
quả cũng như sản phẩm của các em sau mỗi bài học. Qua những dự án trong lớp
học, kỹ năng giao tiếp của học sinh sẽ được cải thiện đáng kể. Từ việc thảo luận,
chia sẻ thông tin nội bộ đến thuyết trình trước lớp, các em có vô vàn cơ hội để
rèn luyện kỹ giao tiếp bằng tiếng Anh.
Việc tham gia vào những dự án trên lớp sẽ phá vỡ sự nhàm chán của cách
học truyền thống, giúp các em chủ động hơn trong học tập. Điều này mang lại
làn gió mới và nguồn hứng khởi cho học sinh, giúp các em hào hứng hơn với bài
học và gia tăng sự tương tác trong lớp học.
Những lúc thực hành, trải nghiệm hay làm các project thường rèn luyện cho
các em tinh thần làm việc nhóm, phát triển kỹ năng xử lý vấn đề,nhớ bài lâu và
dễ áp dụng vào thực tế. Nên việc chú trọng cho học sinh thực hành, trải nghiệm,
làm các sản phẩm dự án....là hết sức cần thiết góp phần giúp các em phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong các tiết học Tiếng Anh. Chính từ hoạt
động này, học sinh phát huy năng lực ngôn ngữ, giao tiếp của mỗi học sinh theo
năng lực của mình.
2.2.4. Tổ chức các trò chơi học tập nhằm kích thích sự yêu thích môn
học:
Để tiết dạy thêm sinh động, học sinh phấn chấn trong tiết học, ham thích
vào bài mới, tiếp thu nhanh, thông thường tôi tổ chức trò chơi vào đầu tiết học
thay vì các hình thức ổn định lớp như: hát hay kiểm tra bài cũ, gây nhàm chán
cho học sinh. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng trò chơi ở phần kiểm tra từ vựng và
phần luyện tập, tạo nên tính sôi nổi trong thi đua để học sinh vận dụng kiến thức
vừa học được đạt kết quả cao.
Ngoài ra thỉnh thoảng tôi còn tổ chức trò chơi vào cuối giờ học vừa giúp
học sinh khắc sâu kiến thức được học một cách chủ động vừa thú vị với môn
học và nhớ lâu, ham học ở tiết sau. Một trò chơi có thể rèn được nhiều kĩ năng.
2.2.4.1. Quy trình thực hiện trò chơi

Khi tiến hành thực hiện trò chơi phải đảm bảo:
- Thời gian tiến hành trò chơi thường từ 5 đến 7 phút
- Cách chơi: giáo viên giới thiệu trò chơi, nêu tên trò chơi, nội dung và luật
chơi
- Chơi thử nhằm hướng dẫn và giới thiệu luật chơi
- 18-


- Học sinh tiến hành chơi
- Đánh giá sau trò chơi
2.2.4.2. Chọn lọc và tổ chức các trò chơi sao cho phù hợp với mục tiêu của
từng bài dạy
Từ thực tế việc dạy và học tiếng Anh nói trên, tôi đưa ra cách thức các trò
chơi thường được sử dụng để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh. Các trò chơi trong đề tài này cũng đã được đề cập nhiều trong các tài liệu
hướng dẫn giảng dạy ở bộ môn Tiếng Anh. Tuy nhiên làm thế nào để áp dụng
chúng một cách có hiệu quả thì đòi hỏi giáo viên phải biết cách chọn lọc và tổ
chức thực hiện một cách linh hoạt. Có thể trò chơi này phù hợp với bài dạy này
nhưng lại không hiệu quả với bài học khác
Chẳng hạn:
* Các trò chơi thường dùng trong Warm-up
1. Kim’s Game
Chia lớp làm 2 nhóm .
Đặt lên khay từ 6 đến 10 đồ vật. (Giáo viên có thể dùng tranh vẽ)
Học sinh xem đồ dùng hoặc tranh vẽ trong vòng 20 giây. Yêu cầu học sinh
không được viết mà chỉ ghi nhớ.
Cất các đồ vật hoặc tranh vẽ đi.
Chia lớp ra làm 2 nhóm. Học sinh lên bảng viết lại những đồ vật mà các em
vừa xem được. Nhóm nào ghi được nhiều từ nhất là người chiến thắng.


2. Bingo
Đây là trò chơi nhằm giúp học sinh thực hành ôn từ thông qua việc kết nối
âm với cách viết của từ
Học sinh nhắc lại khoảng 10-15 từ các em đã học. Giáo viên viết các từ đó
lê bảng
Mỗi em chọn 6-9 từ bất kì trên bảng
Giáo viên đọc các từ trên bảng nhưng không theo thứ tự
- 19-


Học sinh đánh dấu () vào từ đã chọn khi nghe giáo viên đọc từ đó
Học sinh nào có cả 6 hoặc 9 từ đã được đánh dấu () hô to “Bingo”.

4. Slap blackboard
Giúp học sinh luyện đọc và củng cố kỹ năng nghe lại từ đã học, cũng như
có thể nhận diện mặt chữ.
Luyện phản xạ nhanh cho các em.
* Cách chơi
Giáo viên cho cả lớp ngồi trật tự tại chỗ, sau đó giới thiệu tên trò chơi và vẽ
một số hình khác nhau lên bảng chẳng hạn như: hình tròn, hình vuông, hình tam
giác, hình chữ nhật, hình thoi, hình ê líp,...
Tiếp theo, giáo viên ghi lại một số từ mới vừa học vào các hình trên.
Sau đó, giáo viên cho học sinh đứng trên bảng trong tư thế chuẩn bị.
Giáo viên sẽ đọc lần lượt các từ mới.
Học sinh đứng trước bảng, nghe giáo viên đọc và đập nhanh vào chữ đó.
Ví dụ: Phần 6-let’s play (Tiếng Anh 3)

* Các trò chơi thường dùng trong Practice hoặc Production
1. Pass the secret
Chia lớp thành nhiều đội, mỗi đội đứng thành một hàng thẳng

Cho học sinh đứng đầu mỗi hàng một từ, nhóm từ, hoặc câu.
Học sinh đó nói thầm lại với người phía sau mình nghe.
Cứ như thế cho đến khi từ đó đến với học sinh ở cuối hàng.

- 20-


Khi nhận được từ, học sinh cuối cùng này hô to từ, nhóm từ hoặc câu đó
lên rồi chạy nhanh lên bảng viết từ đó lên bảng.
Đội nào hoàn thành trước sẽ thắng.
Ví dụ: Tiếng Anh 4 - Unit 6

2. Chain game:
Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ ngồi quay mặt với nhau.
Học sinh đầu tiên trong nhóm lặp lại câu của giáo viên.
Học sinh thứ 2 lặp lại câu của học sinh thứ nhất và thêm vào một ý khác.
Học sinh thứ 3 lặp lại câu của học sinh thứ nhất, thứ 2 và thêm vào một ý
khác và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi trở lại với học sinh thứ nhất trong
nhóm.
Ví dụ: Tiếng Anh 3- Unit 12
GV: There’s a living room in my house.
HS 1: There’s a living room and a bedroom in my house.
HS 2: There’s a living room, a bedroom and a kitchen in my house.
3. Charades
Chia lớp thành hai nhóm, nêu luật chơi. Thành viên của nhóm lên làm hành
động và nhóm đặt câu hỏi, nhóm còn lại đoán và trả lời, nếu đúng thì được
thưởng và đổi quyền cho nhau, nếu sai quá ba lần nhóm ra câu hỏi sẽ giải đáp,
cuối trò chơi nhóm nào đoán đúng nhiều hơn sẽ chiến thắng.

4. Noughts and Crosses

Giáo viên vẽ 9 ô có các từ lên bảng hoặc chuẩn bị trên bảng phụ.
Chia học sinh thành 2 nhóm: một nhóm là “noughts” (o), một nhóm là
“crosses” (x).
- 21-


Hai nhóm lần lược chọn các từ trong ô và đặt câu với từ đó. Sử dụng mẫu
câu đã học để đặt câu
Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được một (o) hoặc một (x).
Nhóm nào có 3 (o) hoặc (x) trên một hàng ngang, dọc hoặc chéo sẽ thắng
cuộc.
Ví dụ: Tiếng Anh 3 – Unit 18
You/sing
Mai/cook
Nam/play football

He/dance

Dad/read

Mum/clean the floor

She/write You/draw
You/watch TV
5. Interview
Giáo viên kẻ biểu bảng sau lên bảng. Học sinh kẻ vào vở.
Chia nhóm 4 em hoặc cho học sinh đi quanh lớp để phỏng vấn
Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi dạng Yes/No
Ví dụ: Can you swim, Hoa?
Ghi tên bạn mình đã hỏi, nếu bạn trả lời “Yes” thì đánh dấu (), nếu bạn trả

lời “No” thì đánh dấu (X)/Làm mẫu với một học sinh/ Sau khi các em phỏng vấn
xong, yêu cầu học sinh trình bày về bạn của mình từ kết quả phỏng vấn được.
Ví dụ: Tiếng Anh 4 – Unit 5

2.2.5. Điều chỉnh tài liệu dạy học để đáp ứng năng lực và nhu cầu học
tập của các em.
Qua thực tế giảng dạy, một số bài học và nội dung ở sách giáo khoa thường
quá dễ hoặc khó quá đối với các em như: bài đọc hiểu có quá nhiều từ mới mà
các em chưa được biết đến, một số bài nghe cũng như bài viết trình độ cao hơn
so với học sinh, có quá nhiều hoặc quá ít các hoạt động ở mỗi bài học… Vì vậy
việc điểu chỉnh tài liệu dạy học đóng một vai trò quan trọng nhằm kích thích
- 22-


được sự hứng thú cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học, phục vụ tích cực cho
đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.
Bên cạnh đó, việc tăng môi trường giao tiếp cho các em, tạo môi trường
thân thiện hơn trong học tập và phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học
sinh là điều rất cần thiết. Việc điều chỉnh nội dung dạy học này sẽ giúp giảm
thời gian học lý thuyết, tăng thời gian thực hành, điều đó sẽ giúp cho HS có điều
kiện được vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, hình thành năng lực nhận thức, năng
lực hành động và kỹ năng sống.
Ví dụ về một số nội dung có thể thay đổi để phù hợp với từng lớp học và
từng đối tượng học sinh
1. Unit 13: What do you do in your freetime?- Lớp 5 Lesson 1_ part 4,5,6
Ở hoạt động 4 thay vì hoạt động listen and tick (What do they do in their
freetime ?) giáo viên có thể thiết kế hoạt động listen and draw a line dựa theo
nội dung bài học, hoạt động này vừa phù hợp vừa tạo hứng thú cho học sinh và
không gây nhàm chán cho các em bởi hoạt động listen and tick quá quen thuộc
mà mức độ cũng dễ cho các em học sinh lớp 5.

Phần read and complete ở bài 5 giáo viên có thể điểu chỉnh thành read
and number the sentences in the correct order. Các em có thể hoạt động theo
nhóm để làm bài. Điều này vừa tạo hứng thú vừa tạo môi trường giao tiếp cho
các em.
2. Unit 15: What would you like tobe in the futute? Lesson 3_ part 4,5,6
Phần Read and tick True(T) or False (F) giáo viên có thể điều chỉnh
thành hoạt động Matching. Ở phần này giáo viên có thể sử dụng một số câu
trong nội dung bài đọc nối với tranh tương ứng sao cho phù hợp.
3. Unit 20: Which one is more exciting, life in the city or life in the
countryside?
Ở hoạt động 4. Listen and circle a,b or c giáo viên có thể thay đổi thành
listen and complete, hoạt động này tuy khó nhứng phát huy hết năng lực của
học sinh lại không gây nhàm chán trong kỹ năng nghe.
Một số lưu ý trong việc điều chỉnh tài liệu dạy học:
- Việc thay đổi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu bài học và phù hợp với
học sinh .Tăng mức độ liên quan của nội dung liên quan đến sở thích và nhu cầu
của người học
- Thay đổi các hoạt động phù hợp với hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm
hay lớp
- 23-


- Việc điều chỉnh nội dung dạy học phải phù hợp với từng vùng miền và
phù hợp với trình độ của học sinh
2.2.6. Thực hiện tốt đánh giá thường xuyên học sinh:
Trong khâu soạn bài, giáo viên xây dựng kế hoạch đánh giá sau các hoạt
động trong giáo án. Chọn lựa và phối hợp các phương pháp, kỹ thuật khác nhau
trong đánh giá thường xuyên.
Sau đây là các phương pháp và kĩ thuật đánh giá được sử dụng:


Giáo viên chú trọng đánh giá thường xuyên trong các hoạt động trên lớp
(đánh giá qua các hoạt động ở trên lớp, đánh giá cuối bài học…)
Thông qua các cách thức đánh giá như: giáo viên đánh giá, học sinh tự
đánh giá,học sinh đánh giá lẫn nhau.
Ví dụ: Sau hoạt động project- làm dự án
Make a birthday card. Then tell the class about it
Giáo viên có thể cho học sinh đánh giá lẫn nhau
Học sinh tham gia vào việc đánh giá sản phẩm của bạn dựa theo các tiêu
chí mà giáo viên đưa ra như: nội dung, hình thức, cách trình bày, cách phát âm,
ngữ điệu, tự tin ….
Học sinh quan sát các bạn trong quá trình làm ra sản phẩm vì thế việc các
em đánh giá lẫn nhau mang tính chi tiết và cụ thể hơn.
Giáo viên quan sát và đưa ra đánh giá sau khi các em đánh giá xong.
2.2.7. Cải thiện môi trường Tiếng Anh trong nhà trường và tăng cường
tổ chức hoạt động ngoại khóa:
- 24-


Trang trí trong sân trường, các phòng bằng các bảng biểu bằng tiếng Anh
như playground, green library, ourdoor classroom, classroom, library,hall….
Các bảng biểu xung quang khuôn viên như: friendly, polite, cooperative…
Ở trên lớp: Các hoạt động giảng dạy, giải thích, hướng dẫn, tương tác và
thực hành giữa các học sinh sẽ diễn ra bằng tiếng Anh. Bất kỳ sự khó khăn nào
về cách hiểu nghĩa hoặc diễn đạt ý muốn nói bằng tiếng Anh đều được hỗ trợ kịp
thời bởi cô giáo
Xây dựng các cây từ vựng ở mỗi lớp học và trong khuôn viên trường học
theo các chủ đề như gia đình, bạn bè, trường học, thể thao…. và được thay đổi
1lần trên tháng
Trang trí phòng Tiếng Anh, phát huy hiệu quả các hồ sơ học tập của học
sinh. Khai thác có hiệu quả bộ thẻ từ....

Hoạt động ngoại khóa nhằm cải thiện môi trường dạy học Tiếng Anh trong
nhà trường, giúp học sinh phát huy năng lực giao tiếp và tương tác. Học sinh và
giáo viên có một sân chơi Anh ngữ vô cùng bổ ích và lý thú. Từ hoạt động thiết
thực ấy sẽ làm cho phong trào học ngoại ngữ ngay trong nhà trường ngày càng
lan rộng, giúp cho các em cởi mở hơn, tự tin hơn trong kỹ năng nghe và nói
tiếng Anh. Một số hoạt động ngoại khóa như: learning enlish is fun,play-learn
and grow together, play to learn ….Các em đã vận dụng tất cả các kiến thức, kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết tham gia một cách mạnh dạn, sôi nổi các trò chơi như:
I can hear your voice, Around you! với nhiều dạng câu hỏi về các chủ đề khác
nhau như: nghề nghiệp, gia đình, nhà trường, thầy cô, các đồ dùng, dụng cụ học
tập trong nhà trường…
Bên cạnh đó, những buổi ngoại khóa luôn tạo điều kiện cho các em học
sinh thể hiện những năng khiếu về tiếng Anh của mình như hát, nhảy và thuyết
trình. Đây là cơ hội giúp các tất cả các em chủ động, tạo cho các em có động lực
hơn trong học bộ môn Tiếng Anh.
2.2.8. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ dạy
học:
Phương tiện, trang thiết bị dạy học là hai yếu tố quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng dạy học. Hoạt động dạy học chỉ diễn ra khi có đủ cơ số học sinh
và cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Đặc thù của môn Tiếng Anh là dạy
cho học sinh biết cách nghe, nói, đọc, viết. Để dạy cho học sinh biết cách nghe,
biết cách phát âm chuẩn không thể chỉ dựa vào phấn trắng bảng đen và lời diễn
thuyết của giáo viên. Theo những mục tiêu, yêu cầu đặt ra của nội dung chương
- 25-


×