Tải bản đầy đủ (.pdf) (417 trang)

Chế tạo các thiết bị điện tử chuyên dụng có độ bảo mật cao phục vụ công tác quản lý điều hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.96 MB, 417 trang )

VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỆN KHCN QUÂN SỰ









BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

CHẾ TẠO CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ CHUYÊN DỤNG
CÓ ĐỘ BẢO MẬT CAO PHỤC VỤ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH


CNĐT: NGUYỄN VĂN DƯ












8591



HÀ NỘI – 2010




1


VIỆN KH-CN QUÂN SỰ
VIỆN ĐIỆNTỬ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội ngày 23 tháng 12 năm 2010



BÁO CÁO THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN SXTN

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên Dự án: Chế tạo các thiết bị điện tử chuyên dụng có độ bảo mật cao
phục vụ công tác quản lý điều hành
Mã số dự án: KC01.DA03/06-10
Thuộc: Chương trình Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Công nghệ
Thông tin và Truyền thông, mã số: KC.01/06-10
2. Chủ nhiệm đề tài/dự án:
Họ và tên: Nguyễn Văn Dư
Năm sinh: 1951 Nam/Nữ: Nam

Học hàm: Học vị: Kỹ sư
Chức danh khoa học: Nghiên Cứu viên chính.
Điện thoại: 069.516144 Nhà riêng: 04.37534.443
Mobile : 0913381937 Fax:
E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Viện Điện Tử, Viện Khoa học và Công nghệ
Quân sự, Bộ Quốc phòng.
Địa chỉ tổ chức: Số 17 phố Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu
Giấy, Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: Số 16, ngách 191/36 đường Lạc Long Quân, phường
Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
3. Tổ chức chủ trì đề tài/dự án:
Tên tổ chức chủ trì Dự án: Viện Điện tử, Viện Khoa học và Công nghệ
Quân sự, Bộ Quốc phòng.
Điện thoại: 04.38363673 Fax: 04.37564988
E-mail: Website:
Địa chỉ: 17 Hoàng Sâm - Nghĩa Đô - Cầu Giấy - Hà Nội

2

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Đại tá PGS TS Nguyễn Thế Hiếu
Số tài khoản: 931.02.021 Tại Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy, Hà Nội
Tên cơ quan chủ quản Dự án: Bộ Khoa học và Công nghệ

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện Dự án:
- Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2010
- Thực tế thực hiện: từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2010
2. Kinh phí và sử dụng kinh phí:
a) Tổng số kinh phí thực hiện: 6.900 tr.đ, trong đó:

+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 2.000 tr.đ.
+ Kinh phí từ các nguồn khác: 4.900 tr.đ.
+ Tỷ lệ và kinh phí thu hồi: 70% , 1.400 tr.đ

b) Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn SNKH:
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT

Thời gian
(Tháng, năm)
Kinh phí
(Tr.đ)
Thời gian
(Tháng, năm)
Kinh phí
(Tr.đ)
Ghi chú
(Số đề nghị
quyết toán)
1 2009 1.300 2009 1.300
2 2010 700 2010 700




3

c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:


Đơn vị tính: Triệu đồng
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT

Nội dung
các khoản chi
Tổng SNKH

Nguồn
khác
Tổng SNKH

Nguồn
khác
1 Thiết bị, máy móc
mua mới
225 25 200 25 150
2 Nhà xưởng xây
dựng mới, cải tạo
110 110 110
3 Kinh phí hỗ trợ
công nghệ
560 560 560
4 Chi phí lao động 605 605 700
5 Nguyên vật liệu,
năng lượng
5.300 1.315 3.985 1.315 3.800
6 Thuê thiết bị, nhà
xưởng


7 Khác 100 100 100

Tổng cộng 6.900 2.000 4.900 6.760 2.000 4.760
- Lý do thay đổi (nếu có):

3. Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài/dự án:
(Liệt kê các quyết định, văn bản của cơ quan quản lý từ công đoạn xác định nhiệm vụ, xét chọn,
phê duyệt kinh phí, hợp đồng, điều chỉnh (thời gian, nội dung, kinh phí thực hiện nếu có); văn
bản của tổ chức chủ trì đề tài, dự án (đơn, kiến nghị điều chỉnh nếu có)

Số
TT

Số, thời gian ban
hành văn bản
Tên văn bản Ghi chú
1 693/QĐ-BKHCN
Ngày 14-4-2008
Quyết định về việc phê duyệt
Danh mục dự án sản xuất thử
nghiệm thuộc các chương
trình khoa học và công nghệ
trọng điểm cấp Nhà nước giai
đoạn 2006-2010 để xét chọn
giao trực tiếp thực hiện trong
kế hoạch năm 2009




4

2 Ngày 16-6-2008
Biên bản họp hội đồng khoa
học và công nghệ đánh giá hồ
sơ đăng ký xét tổ chức, cá
nhân chủ trì dự án cấp Nhà
nước

3 Ngày 26-8-2008
Biên bản họp thẩm định dự
án sản xuất thử nghiệm cấp
Nhà nước

4 1586/QĐ-
BKHCN
Ngày 28/7/2008
Quyết định về việc phê duyệt
các tổ chức, cá nhân trúng
tuyển chủ trì các đề tài, dự án
sản xuất thử nghiệm thực
hiện trong kế hoạch năm
2009 thuộc chương trình
“Nghiên cứu, phát triển và
ứng dụng Công nghệ Thông
tin và Truyền thông”, mã số
KC.01/06-10;


5 1920/QĐ-

BKHCN
Ngày 04/09/2008
Quyết định về việc phê
duyệt kinh phí các đề tài,
dự án cấp Nhà nước bắt
đầu thực hiện năm 2009
thuộc Chương trình
“Nghiên cứu, phát triển và
ứng dụng Công nghệ
Thông tin và Truyền
thông”, mã số KC.01/06-
10;







5

6 03/2009/HĐ-
DACT- KC
01/06-10
Ngày 29-12-2010



Hợp đông nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ

( dùng cho dự án sản xuất thử
nghiệm thuộc các Chương
trình khoa học và công nghệ
trọng điểm cấp Nhà nước)

7 1914/QĐ-
BKHCN
Ngày 9-9-2009
Quyết định về việc phê duyệt
kế hoạch đấu thầu mua sắm
vật tư, nguyên vật liệu của
Dự án Mã số
KC.01.DA03/06-10 thuộc
chương trình KC.01/06-10



4. Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài, dự án:
Số
TT
Tên tổ chức
đăng ký theo
Thuyết minh
Tên tổ chức đã
tham gia thực
hiện
Nội dung
tham gia
chủ yếu
Sản phẩm

chủ yếu
đạt được
Ghi
chú*
1 Tên tổ chức:
Công ty Cơ
điện và Vật
liệu nổ 31 -
Tổng cục
Công nghiệp
Quốc phòng.
Điện thoại:
0280.
3863282

Fax: 0280.
3863209
Địa chỉ:
Đồng Tiến -
Phổ Yên -
Thái Nguyên.
Họ và tên thủ
trưởng tổ
chức: Nguyễn
Ngọc Thao
Công ty Cơ
điện và Vật
liệu nổ 31 -
Tổng cục Công
nghi

ệp Quốc
phòng.

Gia công các
cấu kiện cơ
khí, sơn mạ.
Gia công tỏa
nhiệt, ăng-
ten.

- Lý do thay đổi (nếu có):

6


5. Cá nhân tham gia thực hiện đề tài, dự án:
(Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp, không quá 10
người kể cả chủ nhiệm)
Số
TT
Tên cá nhân
đăng ký theo
Thuyết minh

Tên cá nhân
đã tham gia
thực hiện
Nội dung
tham gia
chính

Sản phẩm
chủ yếu đạt
được
Ghi
chú*
1 KS. Nguyễn
Văn Dư
KS. Nguyễn
Văn Dư
Chủ nhiệm
Dự án

2 TS.Nguyễn
Khắc Bằng



3 ThS. Trần
Mạnh Hà
ThS. Trần
Mạnh Hà
Thư ký dự án

4
TS. Vũ Ba
Đình

TS. Vũ Ba
Đình
Chịu trách

nhiệm về
thiết kế

5
KS. Phạm
Trọng Hiền

KS. Phạm
Trọng Hiền
Tham gia
quản lý tổ
chức

6
Ks. Nguyễn
Văn Sơn

Ks. Nguyễn
Văn Sơn
Tham gia
quản lý tổ
chức

7
ThS. Triệu
Văn Hòa

ThS. Triệu
Văn Hòa
Chịu trách

nhiệm về sản
xuất thử
nghiệm

8
ThS. Nguyễn
Hải Thanh

ThS. Nguyễn
Hải Thanh
Chịu trách
nhiệm về sản
xuất thử
nghiệm

9
KS Nguyễn
Thanh Hà

KS Nguyễn
Thanh Hà

Chịu trách
nhiệm về sản
xuất thử
nghiệm

10
KS Phùng thị
Thu Phương


KS Phùng thị
Thu Phương
Chịu trách
nhiệm về sản
xuất thử


7

nghiệm
11
KS Nguyễn
Ngọc Thái

KS Nguyễn
Ngọc Thái
Chịu trách
nhiệm về sản
xuất thử
nghiệm

12
KS Phạm
Thành Công

KS Phạm
Thành Công
Chịu trách
nhiệm về sản

xuất thử
nghiệm


- Lý do thay đổi ( nếu có):





6. Tình hình hợp tác quốc tế:
Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm, tên tổ chức hợp tác, số
đoàn, số lượng người tham gia )
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm, tên tổ chức hợp tác, số
đoàn, số lượng người tham gia )
Ghi
chú*

1
2

- Lý do thay đổi (nếu có):
7. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị:
Số

TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí,
địa điểm )
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh
phí, địa điểm )
Ghi chú*
1 Hội thảo định hướng Hội thảo định hướng
4-2009, 3.200.000đ, Viện
Điện tử

2 Hội thảo chuyên đề lần 1 Hội thảo chuyên đề lần 1,
tháng 6-2009,
4.900.000đ, Viện Điện tử

3 Hội thảo chuyên đề lần 2 Hội thảo chuyên đề lần 2
tháng 6-2009,
4.900.000đ, Viện Điện tử

- Lý do thay đổi (nếu có):


8

8. Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu:
(Nêu tại mục 15 của thuyết minh, không bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra khảo sát
trong nước và nước ngoài)
Thời gian
(Bắt đầu, kết thúc

- tháng … năm)
Số
TT
Các nội dung, công việc
chủ yếu
(Các mốc đánh giá chủ yếu)

Theo kế
hoạch
Thực tế
đạt được
Người,
cơ quan
thực hiện
1 Thiết kế tính năng kỹ, chiến
thuật, thiết kế nguyên lý


2 Chuẩn bị vật tư sản xuất
3 Thiết kế chi tiết nguyên lý và
thiết kế mạch in

4 Gia công chế tạo mạch in
5 Lắp ráp điện tử, đo kiểm
chức năng

6 Tẩm phủ, nhiệt đới hoá các
bảng mạch điện tử

7 Gia công vỏ máy và các cấu

kiện cơ khí

8 Lắp ráp tổng thể, kiểm tra
hiệu chỉnh

9 Thử nghiệm rung xóc và vi
khí hậu

10 Kiểm tra toàn phần và xuất
xưởng

- Lý do thay đổi (nếu có):











9

III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:
a) Sản phẩm Dạng I:
Số
TT


Tên sản phẩm và
chỉ tiêu chất lượng
chủ yếu
Đơn
vị đo
Số lượng
Theo kế
hoạch
Thực tế
đạt được
1 Máy thu điều khiển
nổ ĐK- 7NN

máy 350 350 350
2 Máy thu điều khiển
nổ ĐK-600

máy 50 50 50
3 Máy phát điều
khiển nổ ĐK-7TR
máy 70 70 70
4 Thiết bị bảo mật
thông tin nội bộ
ZH-5
máy 80 80 80
5 Máy phát KT-4005 máy 60 60 60
6 Máy thu HK-02 máy 900 900 900
- Lý do thay đổi (nếu có):


b) Sản phẩm Dạng II:
Yêu cầu khoa học
cần đạt

Số
TT
Tên sản phẩm

Theo kế
hoạch
Thực tế
đạt được
Ghi chú

1 Bộ tiêu chuẩn cơ sở
Thiết bị điều khiển nổ
vô tuyến ĐKN-9

Thông qua
cấp Viện KH-
CN Quân sự

2 Quy trình công nghệ chế
tạo máy thu ĐK-7NN

Đã hoàn
thành

3 Quy trình công nghệ chế
tạo máy thu ĐK-600


4 Quy trình công nghệ chế
tạo máy thu ĐK-7TR
Đã hoàn
thành

5 Quy trình công nghệ chế
tạo thiết bị bảo mật
thông tin nội bộ ZH-5

6 Quy trình công nghệ chế


10
tạo máy thu HK-02
7 Quy trình công nghệ chế
tạo máy phát KT-4005

- Lý do thay đổi (nếu có):

c) Sản phẩm Dạng III:
Yêu cầu khoa học
cần đạt

Số
TT
Tên sản phẩm

Theo
kế hoạch

Thực tế
đạt được
Số lượng,
nơi công bố
(Tạp chí, nhà
xuất bản)
1 Tài liệu chuyên đề:
Nghiên cứu thử nghiệm
các phương án nâng cao
khả năng chống nhiễu
máy thu trong điều kiện
tác chiến điện tử

Cấp chủ trì
thông qua
Đã hoàn
thành

2 Tài liệu chuyên đề:
Hoàn thiện kỹ thuật tạo
mã trải phổ trong đường
truyền vô tuyến điều
khiển

Cấp chủ trì
thông qua
Đã hoàn
thành

3 Tài liệu chuyên đề:

Hoàn thiện một số giải
pháp làm kín nước cho
máy thu điều khiển nổ

Cấp chủ trì
thông qua
Đã hoàn
thành

4 Tài liệu thử nghiệm
thiết bị điều khiển nổ vô
tuyến tại Trường bắn
TB-4 lần 1

Số liệu đầy
đủ, chính xác
Đã hoàn
thành

5 Tài liệu thử nghiệm
thiết bị điều khiển nổ vô
tuyến tại Trường bắn
TB-4 lần 2
Số liệu đầy
đủ, chính xác
Đã hoàn
thành

6 Tài liệu chuyên đề:
Hoàn thiện kỹ thuật tạo

Cấp chủ trì
thông qua
Đã hoàn
thành


11
tớn hiu ng b trong
h thng bo mt thoi
dựng mó trt (Rolling
Code)

7 Ti liu chuyờn :
Hon thin k thut to
khoỏ ng trong h
thng bo mt thoi
dựng mó trt

Cp ch trỡ
thụng qua
ó hon
thnh

8 Ti liu chuyờn :
Hon thin k thut t
ng ng b xung nhp
v kộo pha trong h
thng bo mt thoi
dựng mó trt


Cp ch trỡ
thụng qua
ó hon
thnh

9 Ti liu chuyờn :
Hon thin cụng ngh
ch to b mó v gii
mó trt cho mỏy bo
mt thụng tin ni b

Cp ch trỡ
thụng qua
ó hon
thnh

10 Ti liu chuyờn :
Hon thin cụng ngh
mch di cho mỏy phỏt

Cp ch trỡ
thụng qua
ó hon
thnh

11 Ti liu chuyờn :
Hoàn thiện công nghệ
mạch điều khiển nâng
cao độ ổn định tin cậy
mạch đốt kíp cho máy

thu điều khiển nổ

Cp ch trỡ
thụng qua
ó hon
thnh

- Lý do thay i (nu cú):






12






d) Kết quả đào tạo:
Số lượng
Số
TT
Cấp đào tạo, Chuyên
ngành đào tạo
Theo kế
hoạch
Thực tế đạt

được
Ghi chú
(Thời gian kết
thúc)
1 Thạc sỹ

2 Tiến sỹ


- Lý do thay đổi (nếu có):

đ) Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống
cây trồng:
Kết quả
Số
TT
Tên sản phẩm
đăng ký
Theo
kế hoạch
Thực tế
đạt được
Ghi chú
(Thời gian kết
thúc)
1

2




- Lý do thay đổi (nếu có):


e) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế
Số
TT
Tên kết quả
đã được ứng dụng
Thời gian
Địa điểm
(Ghi rõ tên, địa
chỉ nơi ứng dụng)

Kết quả
sơ bộ
1 ĐK-7NN 2009-2010 Quân khu 7,
QK9, Quân
đoàn 4, QĐ2,
QĐ3, Trường
SQLQ 1, Cục
Cảnh sát biển

2 ĐK-600 2009-2010 Quân khu 7,
QK9, Quân
đoàn 4, QĐ2,


13
QĐ3, Trường

SQLQ 1, Cục
Cảnh sát biển
3 ĐK-7TR 2009-2010 Quân khu 7,
QK9, Quân
đoàn 4, QĐ2,
QĐ3, Trường
SQLQ 1, Cục
Cảnh sát biển

4 ZH-5 2009-2010 Cảnh sát biển
5 KT-4005 2009-2010 Khoảng 50 -
60 xã tại Nghệ
An, Thanh
Hóa, Hà Nội,
Phú Thọ, Lạng
Sơn, Hải
Dương, Thái
Bình, Nam
Định

6 HK-02 2009-2010 Khoảng 50 -
60 xã tại Nghệ
An, Thanh
Hóa, Hà Nội,
Phú Thọ, Lạng
Sơn, Hải
Dương, Thái
Bình, Nam
Định




2. Đánh giá về hiệu quả do đề tài, dự án mang lại:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
(Nêu rõ danh mục công nghệ và mức độ nắm vững, làm chủ, so sánh với trình độ công
nghệ so với khu vực và thế giới…)
• Đặt cơ sở ban đầu để tiếp tục thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ ứng
dụng phương pháp trải phổ trong đường truyền vô tuyến điều khiển
• Tiến thêm một bước trong việc tiểu hình hóa thiết bị điều khiển nổ vô
tuyến để tăng thêm độ tin cậy nhờ sử dụng nhiều hơn các linh kiện dán.

14
• Khẳng định phương án kín nước cho thiết bị, nhất là máy thu điều
khiển nổ khi công nghệ trong nước chưa cho phép thiết kế chế tạo các
vỏ hộp, gioăng kín nước.
• Đặt nền móng quan trọng cho việc sử dụng mã trượt trong thiết bị bảo
mật thông tin nội bộ.
• Hoàn thiện công nghệ chế tạo khối công suất 50W băng rộng dải tần số
FM 88 ÷ 108 MHz.
• Các sản phẩm của Dự án sản xuất thử nghiệm đã được hoàn thiện một
bước về mặt công nghệ, nhưng còn nhiều hạn chế so với yêu cầu sử
dụng thực tế nhất là cho quốc phòng an ninh. So với sản phẩm của các
nước có công nghệ tiên tiến còn có khoảng cách lớn.

b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
(Nêu rõ hiệu quả làm lợi tính bằng tiền dự kiến do đề tài, dự án tạo ra so với các sản phẩm
cùng loại trên thị trường…)
Các sản phẩm của Dự án được ứng dụng có tác động tích cực đối với
xã hội trên lĩnh vực quốc phòng an ninh và kinh tế.


3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài, dự án:
Số
TT
Nội dung
Thời gian
thực hiện
Ghi chú
(Tóm tắt kết quả, kết luận
chính, người chủ trì…)
I Báo cáo định kỳ
Lần 1 26-9-2009
Lần 2 12-2009
Lần 3 6-2010
II Kiểm tra định kỳ
Lần 1 16-7-2009 -Lưu ý vấn đề thu hồi
vốn
-Đẩy nhanh việc cấp kinh
phí và chứng từ thanh
quyết toán
Lần 2 4-1-2010 -Đẩy nhanh việc đấu thầu
-Thời hạn nghiệm thu
-Lưu ý bản quyền tác giả,
sở hữu trí tuệ
-Ứng dụng, phát triển kết
quả Dự án

15
Lần 3 6-7-2010 -Cố gắng đẩy nhanh tiến
độ
-Thử nghiệm bài bản

-Bám sát nội dung Dự án
-Lưu ý thủ tục tài chính
III Nghiệm thu cơ sở 29-12-2010 Thực hiện đúng hợp
đồng, kết quả : đạt




Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)






Nguyễn Văn Dư
Thủ trưởng tổ chức chủ trì
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)





MỤC LỤC

Trang
I. MỞ ĐẦU
Chương 1. Các sản phẩm của Dự án ……………………………………1
1.1 Thiết bị điều khiển nổ vô tuyến ………………………………1

1.2 Thiết bị bảo mật thông tin nội bộ …………………………….3
1.3 Thiết bị truyền thanh vô tuyến ……………………………….3
Chương 2. Xuất xứ của các sản phẩm trong Dự án …………………… 4
Chương 3. Mục tiêu hoàn thiện công nghệ …………………………….5
Chương 4. Tính khả thi và hiệu quả …………………………………… 6
II. NỘI DUNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Chương 1. Một số vấn đề về công nghệ ……………………………… 7
Chương 2. Quy trình công nghệ ………………………………………. 8
Chương 3. Nội dung hoàn thiện công nghệ Thiết bị điều khiển nổ
vô tuyến ………………………………………………… 11
3.1 Cấu hình và công nghệ hiện tại …………………………….11
3.2 Những vấn đề tồn tại ……………………………………….12
3.3 Nội dung hoàn thiện ……………………………………… 12
Chương 4. Nội dung hoàn thiện công nghệ Thiết bị bảo mật thông tin
nội bộ……………………………………………………….13
4.1 Sơ bộ về mã thoại………………………………………… 13
4.2 Mô tả công nghệ…………………………………………….15
4.2.1 Kỹ thuật điều khiển trong công nghệ mã trượt VSB…….15
4.2.2 Tạo chuỗi qui định thứ tự bước nhảy (điểm tách phổ) 18
4.2.3 Điều khiển thiết lập đồng bộ cho hệ thống 18
4.2.4 Sơ đồ chức năng của hệ thống 19
4.3 Những vấn đề còn tồn tại 21
4.4 Nội dung hoàn thiện 22
Chương 5. Nội dung hoàn thiện công nghệ Thiết bị truyền thanh
vô tuyến………………………………………………….23
5.1 Cấu hình và công nghệ hiện tại ……………………………23
5.2 Một số vấn đề tồn tại……………………………………….24
5.3 Nội dung hoàn thiện……………………………………… 24
Chương 6. Quá trình thực hiện nội dung Dự án…………………… 25
6.1 Các nội dung công việc……………………………………25

6.2 Những thuận lợi và khó khăn…………………………… 25
6.2.1 Những thuận lợi khi thực hiện Dự án…………………25
6.2.2 Một số khó khăn……………………………………….26


III. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 26

Chương 1. Các sản phẩm Thiết bị điều khiển nổ vô tuyến 26
1.1 Sản phẩm của Dự án 26
1.2 Về chất lượng sản phẩm 29
Chương 2. Sản phẩm Thiết bị bảo mật thông tin nội bộ 30
2.1 Mức độ hoàn thành 31
2.2 Về chất lượng sản phẩm 31
Chương 3. Các sản phẩm Thiết bị truyền thanh vô tuyến 34
3.1 Các sản phẩm của Dự án 34
3.2 Về chất lượng sản phẩm 35
Chương 4. Các kết quả chung 35
4.1 Những tiến bộ về công nghệ 35
4.2 Hiệu quả kinh tế, xã hội 36
4.3 Phương án phát triển 36

IV. KẾT LUẬN 37
V. KIẾN NGHỊ 37
PHỤ LỤC







1


BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ DỰ ÁN


I. MỞ ĐẦU
Trong quá trình nghiên cứu, Viện Điện tử đã đưa nhiều sản phẩm vào
ứng dụng phục vụ Quốc phòng và Kinh tế. Năm 2008, Viện chọn lựa một số
sản phẩm nghiên cứu đã có một thời gian thử nghiệm và bước đầu được
thương mại hóa, nhưng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện công nghệ để đề
xuất thực hiện Dự án sản xuất thử nghiệm: “Chế tạo các thiết bị điện tử
chuyên dụng có độ bảo mật cao phục vụ công tác quản lý điều hành „ với
Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước
KC01/06-10 và Văn phòng các Chương trình Khoa học và Công nghệ
trọng điểm cấp Nhà nước và đã được chấp thuận.
Viện Điện tử đề xuất thực hiện Dự án sản xuất thử nghiệm với mục
đích:
• Tranh thủ sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia Nhà nước cho
công nghệ của sản phẩm.
• Tranh thủ sự hỗ trợ về kinh phí của Chương trình Khoa học và
Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước.
Chương 1. Các sản phẩm của Dự án
Các sản phẩm được đưa vào Dự án là kết quả một số đề tài nghiên
cứu và áp dụng thử các cấp của Viện trong vài năm qua. Những sản phẩm
đó là:
1.1 Thiết bị điều khiển nổ vô tuyến:
Điều khiển nổ từ xa bằng vô tuyến là một phương pháp tác chiến
hiệu quả, an toàn được sử dụng cả trong phòng ngự và trong tấn công. Vì
vậy, việc nghiên cứu phát triển các hệ thống thiết bị dạng này được quan tâm

phát triển ở nhiều nước và các chủng loại thiết bị được đưa vào sử dụng
cũng rất phong phú.
Thiết bị điều khiển nổ từ xa bằng vô tuyến đã bắt đầu được tổ chức
nghiên cứu từ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tại Cục kỹ thuật, Tổng
2

Cục Hậu cần (tiền thân của Viện Kỹ Thuật Quân sự trước đây và Viện Khoa
học & Công nghệ Quân sự hiện nay).
Sau năm 1975, Viện Kỹ Thuật Quân sự đã tiến hành khai thác nghiên
cứu bộ thiết bị điều khiển nổ vô tuyến Mark-100, Mark-30 của Mỹ, qua đó
nắm bắt đầy đủ nguyên lý hoạt động, phương thức truyền tải và kỹ thuật chế
tạo.
Tận dụng, cải tiến một số khí tài tác chiến điện tử thu được của Mỹ và
nghiên cứu phát triển và ứng dụng cho phù hợp, Phân viện Điện tử - Viện
Kỹ thuật Quân sự đã lần lượt tạo ra các thế hệ mẫu máy điều khiển nổ vô
tuyến ĐK-1, ĐK-2, ĐK-3…
Trong chiến tranh chống xâm lược biên giới phía Bắc năm 1979, thiết
bị ĐK-1 được một số cán bộ của Viện KTQS kết hợp với một số phân đội
Công binh của Quân khu I, Quân khu II và Đặc khu Quảng Ninh sử dụng
hiệu quả trong một số trận đánh phòng ngự. Với thành tích này,các đồng chí
cán bộ kể trên đã được tặng thưởng Huân chương chiến công.
Trong giai đoạn 1981-1987, được sự đầu tư của Nhà nước và Bộ Quốc
Phòng, Viện Điện Tử – Viện KTQS đã nghiên cứu thành công mẫu thiết bị
điều khiển nổ ĐK-4 và chế tạo một số loạt máy, đưa đi phục vụ công tác
huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu có hiệu quả.
Những năm qua, trong khuôn khổ các đề tài cấp Bộ Quốc phòng, Viện
Điện tử, trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ công nghệ mới, đã nghiên cứu chế
tạo một số mẫu máy trong hệ thống điều khiển nổ vô tuyến. Đến nay, sau
nhiều lần nghiên cứu cải tiến, thử nghiệm ngoài thực địa, hệ thống điều
khiển nổ vô tuyến mẫu ĐK 7 hoạt động tốt, ổn định, phù hợp với điều kiện

tác chiến trên địa hình trên cạn và mặt nước.
Các thiết bị ĐK7 ( gồm máy phát ĐK-7TR, máy thu ĐK-7NN, ĐK-
3

600 ) dùng để huấn luyện (gây nổ mô phỏng hoả lực, đánh dấu mục tiêu, phá
vật cản,…) và phục vụ sẵn sàng chiến đấu hoặc sử dụng điều khiển phá đá
làm đường Đây là những sản phẩm được đưa vào Dự án để có điều kiện
hoàn thiện công nghệ chế tạo, nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thị trường
sử dụng.
Tại Hội thi mô hình học cụ, trang thiết bị huấn luyện toàn quân năm
2008 do Bộ Tổng tham mưu, Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức, khí tài
ĐK-7 đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
1.2 Thiết bị bảo mật thông tin nội bộ:
Đây là máy mã thoại, trong quá trình nghiên cứu, Viện Điện tử
đã triển khai một số đề tài nghiên cứu chế tạo máy mã thoại cấp Viện, cấp
Bộ Quốc phòng và cấp Sở Khoa học Công nghệ.Viện cũng đã cung cấp
khoảng 700 máy ghép nối với điện thoại cố định phục vụ cơ yếu quân đội.
Nhu cầu nâng cấp tính năng, tiểu hình hóa trên cơ sở các linh kiện tiên tiến
rất cần thiết và là đề xuất của Dự án.
Trong thông tin liên lạc quân sự và ở một số lĩnh vực dân sự đăc biệt,
việc bảo mật (mã hoá) nội dung thông tin rất cần thiết. Thiết bị bảo mật
thông tin nội bộ làm nhiệm vụ mã hoá tiếng nói trước khi ghép vào đường
truyền (máy thông tin, điện thoại,…) và giải mã tiếng nói khi nhận từ đường
truyền để nội dung cuộc đàm thoại được bảo mật dù thông tin trên đường
truyền có thể bị rò rỉ.
1.3 Thiết bị truyền thanh vô tuyến:
Hệ thống truyền thanh công cộng là hệ thống bao gồm một loạt các loa
công suất lớn gọi là loa phóng thanh được đặt ở các vị trí có thể toả âm
thanh đến số đông quần chúng trong các khu dân cư, công trường… nhằm
mục đích thông tin các chương trình phổ biến đường lối chính sách của

Đảng, Nhà nước… các chương trình văn nghệ, khoa học .Phương pháp
truyền thanh bằng tăng âm và dây dẫn là phương pháp cổ điển đã được áp
dụng từ lâu nay. Tại trung tâm ta đặt một hoặc nhiều bộ tăng âm công suất
lớn, có đầu ra điện áp cao. Đầu ra của tăng âm được đưa đến các đôi dây dẫn
(thường là dây lưỡng kim) mắc trên một hệ thống các cột gỗ hoặc bê tông
4

dẫn đến các loa phóng thanh. Phương pháp này chất lượng không cao, tốn
kém.
Phương pháp truyền thanh vô tuyến. là phương pháp mới, áp dụng các
tiến bộ KHKT về lĩnh vực phát và thu sóng cực ngắn điều tần (FM). Tại
trung tâm, các nguồn âm thanh cùng với mã điều khiển được đưa vào máy
phát sóng FM.
Tại các điểm thu, các máy thu được điều khiển đóng mở bởi tín hiệu
mã phát đi từ trung tâm phát. Toàn bộ máy thu và tăng âm được kết cấu
thành một thiết bị đồng nhất, trực canh 24/24h.
Đây là một trong những sản phẩm của Viện Điện tử hưởng ứng chủ
trương Quốc phòng phục vụ kinh tế. Qua nhiều năm nghiên cứu và ứng
dụng, Viện đã trang bị cho hàng trăm xã, phường trong cả nước hệ thống
truyền thanh dùng sóng vô tuyến làm đường truyền, thay thế các hệ thống
truyền thanh bằng dây cũ. Hệ thống này dùng dải sóng FM, máy phát có thể
điều khiển mở các máy thu đồng loạt, theo nhóm hoặc từng máy đơn lẻ theo
các mã lệnh riêng biệt. Thiết bị dùng cho các đơn vị bộ đội làm hệ thống
thông tin nội bộ, trong dân sự dùng để làm hệ thống truyền thanh công cộng
phục vụ công tác chỉ đạo hành chính, kinh tế.

Chương 2. Xuất xứ của các sản phẩm trong Dự án

Những sản phẩm kể trên của Viện Điện tử là kết quả trực tiếp hoặc có
sự bổ trợ đắc lực của những đề tài nghiên cứu và áp dụng thử các cấp mà

đơn vị thực hiện trong những năm qua, đơn cử như :
1. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống quan sát, điều khiển và đánh
giá hiệu quả huấn luyện trên thao trường của Trường sỹ quan Lục quân 1.
Đề tài nền cấp Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
Thời gian thực hiện : 2007 - 2008.
Chủ trì: TS Vũ Ba Đình.
2. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin xử lý ảnh và một số
biện pháp bảo mật hình ảnh.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Quốc Phòng.
Thời gian thực hiện 2000-2001.
Chủ trì: TS. Đinh Kim Dực.

5

3. Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống điều khiển nổ các bãi bom mìn
trên các địa hình khác nhau.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Quốc Phòng.
Thời gian thực hiện 1996-1997 (giai đoạn I) và 1998 – 2000 (giai
đoạn II).
Chủ trì : KS. Nguyễn Văn Dư.
4. Hoàn thiện công nghệ chế tạo hệ thống điều khiển nổ vô tuyến bãi
mìn trên địa hình đồng bằng.
Đề tài áp dụng thử cấp Bộ Quốc phòng.
Thời gian thực hiện 2001 – 2002.
Chủ trì: KS. Nguyễn Văn Dư.
5. Nghiên cứu nâng cao độ tin cậy trang thiết bị điện tử quân sự bằng
sơn phủ cách điện.
Đề tài mã số: 05-03 thuộc Chương trình Nhà nước 48-D.
Thời gian thực hiện: 1986-2000.
Chủ trì: KS Đào Công Minh.


Chương 3. Mục tiêu hoàn thiện công nghệ
Mục tiêu hoàn thiện công nghệ mà Dự án đặt ra là:
- Trên cơ sở đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng, thiết kế các tính năng thiết
bị cho phù hợp ( thiết bị điều khiển nổ có thể sử dụng theo một số yêu cầu
chiến thuật khác nhau…).
- Hoàn thiện công nghệ chế tạo thiết bị theo hướng tiểu hình hoá, modul
hoá. Các thiết bị có độ chịu rung xóc đủ lớn, kín nước, một số chủng loại có
thể chịu nước (hướng tới mục tiêu điều khiển nổ dưới nước);
- Thử nghiệm ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến nâng cao tính năng thiết bị
(kỹ thuật trải phổ, nhảy tần )
- Tạo cơ sở cho việc đề xuất xây dựng các tiêu chuẩn Quốc gia cho các
chủng loại thiết bị;
- Nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng tổ chức sản xuất cho đội
ngũ cán bộ và công nhân, hình thành và phát triển quy mô sản xuất nhỏ và
vừa.
Với mục tiêu đặt ra như vậy, Dự án lựa chọn giải pháp ứng dụng một số
kết quả mới của các nghiên cứu công nghệ trong nước đã được thực tế sử
dụng kiểm chứng, bên cạnh đó nhập khẩu một số linh kiện, bán thành phẩm
công nghệ cao có tác dụng quyết định đến tính năng tiên tiến của thiết bị.
6

Một mặt sử dụng các nguyên liệu, nhân công trong nước là chìa khoá để đạt
giá thành hợp lý.
Tóm lại, những đặc điểm của công nghệ mà Dự án áp dụng là :
- Nhập khẩu một số linh kiện, vật tư có tính năng cao cấp: IC tổ hợp lớn
cho máy bảo mật thông tin nội bộ, các khối chức năng (khối thu cao tần,
khối điều chế cho thiết bị điều khiển nổ, bộ tổ hợp tần số thu cao tân cho
thiết bị truyền thanh vô tuyến, bóng phát cao tần công suất công nghệ
LDMOS…) cùng một số vật tư, bán thành phẩm cao cấp (pin NiMH, pin Li-

ion polymer, vỏ hộp kín nước…).
- Sử dụng các trang thiết bị hiện đại của các phòng thí nghiệm được Nhà
nước đầu tư, mua sắm thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự để kiểm
tra tính năng. Các mạch điện tử sau khi gia công lắp ráp và kiểm tra sơ bộ
xong sẽ được tẩm phủ chống ẩm, chống rung theo quy trình của Viện Hoá
học - Vật liệu. Hiệu quả của quy trình này đã được kiểm chứng qua các thực
nghiệm trên một số chủng loại thiết bị đem đi ứng dụng trong môi trường
biển, đảo.
- Việc gia công vỏ máy, sơn tĩnh điện, mạ,… và các cơ cấu cơ khí được
thực hiện ở các cơ sở có uy tín, sản phẩm có độ ổn định cao

Chương 4. Tính khả thi và hiệu quả
Chính vì những lý do đã nêu ở phần trên, các thiết bị được chế tạo
trong Dự án có tính năng kỹ thuật tương đối cao và có giá cả cạnh tranh. Các
sản phẩm tương tự của Dự án nếu nhập ngoại rất cao (ví dụ thiết bị điều
khiển nổ vô tuyến có giá gấp hàng chục lần). Vì vậy, Dự án đạt được mục
tiêu chế tạo các thiết bị có độ ổn định cần thiết, có tính năng kỹ thuật phù
hợp, thay đổi linh hoạt đáp ứng được nhu cầu sử dụng thực tế và có giá
thành hạ.
Trên cơ sở vật chất và lực lượng thực tế của Viện Điện tử, Dự án đã
đặt ra kế hoạch triển khai trên quy mô nhỏ. Việc này phù hợp với tính chất
nghiên cứu hoàn thiện và từng bước tiếp cận với thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Thực tế cho thấy Dự án có tính khả thi cao do hội tụ đầy đủ các yếu tố
cần thiết: các sản phẩm có địa chỉ ứng dụng, đội ngũ kỹ thuật có trình độ
tương đối đầy đủ, mặt bằng công nghệ đáp ứng được nhu cầu của Dự án.
Dự án được thực hiện mang lại hiệu quả về an ninh, quốc phòng và
kinh tế: các thiết bị điều khiển nổ vô tuyến góp phần làm cho các chiến dịch
diễn tập của nhiều đơn vị quân đội có hiệu quả, gần với thực tế chiến đấu
7


hơn, nâng cao chất lượng của công tác huấn luyện bộ đội, cải thiện hiệu quả
chỉ huy. Thiết bị điều khiển nổ vô tuyến giúp người chiến sĩ gây nổ để đánh
dấu mục tiêu, phá vật cản, mô phỏng hoả lực,… trong huấn luyện một cách
an toàn, tiện lợi thay vì phải dùng dây cháy chậm đốt trực tiếp, nguy hiểm
mà không cơ động. Thiết bị này đặc biệt hữu hiệu trong sẵn sàng chiến đấu,
cả ở phòng ngự và tiến công; Thiết bị truyền thanh vô tuyến có hiệu quả rất
lớn trong việc thông tin đến cộng đồng một cách trực tiếp. Việc dùng hệ
thống truyền thanh có dây dùng tăng âm công suất lớn và hệ thống dây, cột
trước đây rất tốn kém và có chất lượng âm thanh không cao, thay đổi vị trí
đặt máy cũng không dễ dàng. Truyền thanh vô tuyến có chất lượng âm thanh
cao và việc lắp đặt, bảo dưỡng cũng gọn nhẹ, thuận tiện. Thiết bị bảo mật
thông tin nội bộ đặc biệt hữu ích trong việc giữ bí mật liên lạc trong công tác
phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh.

II. NỘI DUNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Chương 1. Một số vấn đề về công nghệ
Các sản phẩm của Dự án là những thiết bị điện tử có tính chuyên
dụng, đòi hỏi chất lượng cao, ổn định. Thiết bị điều khiển nổ vô tuyến được
vận chuyển trong điều kiện dã chiến, rung xóc cao và được triển khai ngoài
thực địa trong mọi điều kiện thời tiết, nhiệt độ và khí hậu. Với thiết bị truyền
thanh vô tuyến, các máy thu hoạt động liên tục 24/24h và được đặt ở ngoài
trời, trong điều kiện thời tiết nhiệt đới nóng ẩm cũng là một thử thách khá
khắc nghiệt đối với các thiết bị điện tử.
Tuy vậy, việc chế tạo các thiết bị điện tử trong nước hiện nay, nhất là
những chủng loại thiết bị chuyên dụng có những yêu cầu tương đối cao về
điều kiện sử dụng đều gặp một trở ngại lớn đó là: điều kiện về công nghệ cơ
khí chính xác, công nghệ vật liệu và khả năng điện khí trong nước chưa theo
kịp các yêu cầu. Ví dụ hiện nay chưa có cơ sở trong nước có công nghệ đúc
nhôm áp lực cao, vì vậy vỏ bọc của máy thu phát cao tần khó có thể đạt
chuẩn được.

Trong việc gia công chế tạo mạch, khối và thiết bị điện tử nói chung,
nhất là các thiết bị cao tần và tổ hợp cao, nhu cầu về mạ đồng và mạ vàng

×