Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đề khảo sát học sinh giỏi môn địa lý 12 (có hướng dẫn chấm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.28 KB, 9 trang )

SỞ GD&ĐT
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG 12
MÔN ĐỊA LÍ

(Thời gian làm bài 180 phút khơng kể thời gian phát đề)
Câu I (3 điểm):
1. Phân tích tác động chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời đến chuyển động
của frông? So sánh frông và dải hội tụ nhiệt đới?
2. Tại sao nói “đất và sinh vật có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại”. Con người
có vai trị gì đối với sự phát triển và phân bố sinh vật.
Câu II (2 điểm):
1.Tại sao thời gian gần đây tốc độ tăng dân số thành thị ở các nước đang phát triển
nhanh hơn ở các nước phát triển?
2. Chứng minh ở các nước đang phát triển, trang trại có vai trị to lớn trong sản xuất
nơng nghiệp.
Câu III (3 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
1. Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu của Miền Bắc và Đơng Bắc Bắc bộ.
2. So sánh hai khối khí hoạt động ở nước ta: Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương
và khối khí xích đạo.
Câu IV (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
1. So sánh đặc điểm khác nhau của sông ngịi vùng Tây Bắc với sơng ngịi vùng Bắc
Trung Bộ.
2. Giải thích sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.
Câu V (3 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích
về mạng lưới đơ thị ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu VI (3 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta.
2. Tại sao nước ta cần phải hình thành các khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven


biển.

Câu VII (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
1. Vì sao Đồng bằng sơng Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm và nuôi
cá tra, cá ba sa xuất khẩu?
2. Trình bày các định hướng chuyển dịch cơ cấu theo ngành ở Đồng bằng sơng Hồng.
………………………….Hết………………………….

Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Giám thị khơng giải thích gì thêm!


Câu

Ý

1

I

2

II

1

HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung
Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời đã kéo theo chuyển
động của các frông
- Hướng dịch chuyển: Về mùa hạ các frông chuyển động về phía cực.

Về mùa đơng các frơng chuyển động về phía xích đạo.
* Giống nhau:
Frơng và dải hội tụ nhiệt đới đều nằm giữa 2 khối khí. Khu vực có
frơng và dải hội tụ nhiệt đới đều nhiễu loạn thời tiết (mưa, sấm, áp
thấp...)
* Khác nhau:
- Frông:
+ Nằm giữa 2 khối khí có tính chất vật lí khác nhau
+ Mưa do frơng thường mưa nhỏ (mưa do đoạn nhiệt khơng khí bị đẩy
lên theo mặt frông)
- Dải hội tụ nhiệt đới:
+ Nằm giữa 2 khối khí khơng khác nhau về tính chất vật lí, nhưng có
hướng gió ngược nhau.
+ Mưa lớn (do khơng khí nóng ẩm bốc lên cao gây mưa).
(Đưa ra tiêu chí so sánh)
* Phân tích mối quan hệ đất và sinh vật.
- Tác động của sinh vật với đất:
+ Thực vật: Tham gia vào q trình phong hóa (rễ thực vật bám vào đá
phá hủy đá) và cung cấp vật chất hữu cơ cho đất (xác thực vật..)
+ Vi sinh vật: phân hủy các chất hữu cơ và tổng hợp mùn.
+ Động vật sống trong đất làm thay đổi một số đặc tính lý hóa của đất,
chất thải của động vật cung cấp chất hữu cơ cho đất.
- Tác động của đất đối với sinh vật:
+ Các đặc tính lý hóa của đất làm ảnh hưởng tới sự phát triển và phân
bố của sinh vật. Ví dụ: Đất ngập mặn thích hợp các loại cây ngập mặn,
đất phù sa thích hợp cây lương thực.....
+ Đất giàu dinh dưỡng -> sinh vật sinh trưởng tốt..
* Con người có tác động đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
- Tích cực: Mở rộng phạm vi phân bố, tạo thêm nhiều loại giống mới,
làm cho sinh vật sinh trưởng phát triển nhanh hơn....

- Tiêu cực: Thu hẹp phạm vi phân bố và suy giảm số lượng loài.
Tại sao thời gian gần đây tốc độ tăng dân số thành thị ở các nước
đang phát triển nhanh hơn ở các nước phát triển?

Điểm
1,5
0,25
0,25
0,5

0,5

1,5
0,25
0,25
0,25

0,25

0,25
0,25
1,0


2

III

1


* Các nước đang phát triển:
- Quá trình CNH đang được đẩy mạnh , các TTCN, KCN… được xây
dựng và mở rộng quy mô nên thu hút được nhiều lao động.
- Q trình đơ thị hóa đang được phát triển mạnh mẽ, khu vực đơ thị có
điều kiện và chất lượng sống tốt hơn nên thu hút đông dân cư từ nông
thôn ra thành thị.
* Các nước phát triển:
- Tỉ lệ gia tăng dân số ở mức thấp, mức sống cao và ít chênh lệch giữa
nơng thơn và thành thị do tiến bộ của GTVT nên dân có xu hướng
chuyển từ thành phố ra nơng thơn.
- Q trình ĐTH diễn ra từ lâu, khả năng kiếm việc làm và tăng thu
nhập ở TP khơng cịn hấp dẫn như giai đoạn đầu CNH
Chứng minh ở các nước đang phát triển, trang trại có vai trị to lớn
trong sản xuất nơng nghiệp.
- Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất được hình thành và phát triển
trong thời kì cơng nghiệp hố thay thế cho kinh tế tiểu nông tự cấp tự
túc.
- Trang trại có vai trị tích cực và quan trọng:
+ Kinh tế: phát triển cây trồng, vật ni có giá trị hàng hố cao, tạo nên
vùng chun mơn hố, tập trung hàng hoá….
+ Xã hội: tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
+ Môi trường: sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, trồng rừng, bảo vệ rừng,
cải tạo và bảo vệ mơi trường sinh thái.
Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu của Miền Bắc và
Đơng Bắc Bắc bộ.

0,25
0,25

0,25


0,25
1,0
0,25

0,25
0,25
0,25
1,5


2

IV

1

* Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi có ảnh hưởng đến
chế độ nhiệt và chế độ mưa
- Hướng nghiêng chung TB – ĐN tạo điều kiện cho khối khí ẩm từ biển
xâm nhập sâu vào trong đất liền
- Hướng núi ảnh hưởng đến chế độ nhiệt và mưa:
+ Miền có hướng núi là hướng cánh cung với bốn cánh cung chụm đầu
ở Tam Đảo tạo đều kiện để hút gió mùa Đơng Bắc làm cho miền có mùa
đông đến sớm và kết thúc muộn.
+ Các cánh cung quay mặt lồi về hướng biển đặc biệt là cánh cung
Đơng Triều quay mặt về phía Đơng Nam, gió mùa mùa hạ thổi từ vịnh
Bắc Bộ lên gây mưa cho các sườn núi đón gió như Yên Tử, Móng Cái..
và mưa ít cho các sườn khuất gió.
* Độ cao địa hình ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao

- Địa hình đồi núi kết hợp GMĐB tạo cho miền có sự phân hóa theo độ
cao sâu sắc. Nhiệt độ giảm theo độ cao đặc biệt vào thời kì mùa đơng sự
phân hóa càng sâu sắc, một số điểm trong miền có sự xuất hiện tuyết,
băng như Mẫu Sơn, Sa Pa. Lượng mưa có sự thay đổi theo độ cao.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp nên quy định cho miền chỉ có hai đai
cao.
So sánh hai khối khí hoạt động ở nước ta: Khối khí nhiệt đới ẩm
Bắc Ấn Độ Dương và khối khí xích đạo.
- Giống:
+ Nguồn gốc: đại dương, vùng vĩ độ thấp
+ Thời gian: mùa hạ -> gió mùa mùa hạ
+ Tính chất: nóng ẩm
+ Tác động: đều gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên
- Khác
+ Nguồn gốc: khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương ở BBC - khối
khí xích đạo NBC
+ Hướng: TBg hướng Tây nam, Em hướng Tây Nam và Đơng Nam
+ Thời gian: khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương hoạt động vào
đầu mùa hạ - khối khí xích hoạt động vào giữa và cuối mùa hạ
+ Khối khí xích đạo mát và tầng ẩm dày hơn
+ Tác động: Em gây mưa cả nước, TBg gây phơn ở phía nam Tây Bắc,
Trung Bộ. Khối khí xích đạo thường đi cùng với nhiều những nhiễu
động thời tiết hơn như hội tụ nội chí tuyến, bão.
So sánh đặc điểm khác nhau của sơng ngịi vùng Tây Bắc với sơng
ngịi vùng Bắc Trung Bộ.

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25

0,25
1,5
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

1,5


- Mật độ sơng ngịi Tây Bắc thấp hơp Bắc Trung Bộ; sông vùng Tây
Bắc chủ yếu chảy theo hướng tây bắc – đông nam, vùng Bắc Trung Bộ
chủ yếu theo hướng tây – đông.
- Sông vùng Tây Bắc dài hơn và độ dốc nhỏ hơn vùng Bắc Trung Bộ
- Tổng lưu lượng nước: sông vùng Tây Bắc lớn hơn.
- Thủy chế:
+ Sơng ngịi ở Tây Bắc có chế độ lũ về mùa hạ, điều hịa hơn
+ Sơng ngịi ở Bắc Trung Bộ lũ về thu – đơng, ngồi ra cịn có lũ tiểu
mãn vào đầu mùa hạ. Lũ lên nhanh, xuống nhanh.
- Sơng ở Tây Bắc có giá trị hơn (thủy điện, giao thơng, phù sa …)

Giải thích sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Đông
Bắc và Tây Bắc.


2

V

* Khái quát sự khác nhau:
- Thiên nhiên vùng núi Đơng Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.
- Vùng núi Tây Bắc: vùng núi thấp phía nam Tây Bắc có cảnh quan
thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, vùng núi cao Tây Bắc cảnh quan
thiên nhiên giống như vùng ơn đới.
* Giải thích:
+Vùng núi Đơng Bắc: là vùng núi thấp và có hướng vịng cung đã tạo
điều kiện thuận lợi cho gió mùa Đơng Bắc xâm nhập sâu vào vùng tạo
nên mùa đông lạnh, kéo dài đã hình thành cảnh quan thiên nhiên đặc
trưng là cận nhiệt gió mùa.
+ Vùng núi Tây Bắc: là vùng núi cao và có hướng núi Tây Bắc - Đơng
Nam, đầu và cuối mùa đơng khi gió mùa Đơng Bắc tràn về bị hướng núi
chặn lại, chỉ khi nào gió mùa Đơng Bắc có cường độ mạnh, nhiều đợt
liên tiếp mới ảnh hưởng đến khu vực này. Vì vậy ở Tây Bắc thường có
mùa đơng đến muộn và kết thúc sớm, nên cảnh quan thiên nhiên đặc
trưng là nhiệt đới ẩm gió mùa. Cịn khu vực núi cao khí hậu lạnh chủ
yếu do độ cao địa hình nên thiên nhiên giống như vùng ơn đới.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và
giải thích về mạng lưới đô thị ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

0,25

0,25
0,25
0,5


0,25
1,5

0,25
0,25

0,5

0,5

3,0


VI

1

* Nhận xét
- Số lượng, quy mơ: Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất cả nước, nhưng
chủ yếu là các đơ thi có quy mơ nhỏ và trung bình.
- Phân cấp tất cả các đô thị đều từ đô thị loại 2 trở xuống (năm 2007).
Từ 200.000 - 500.000 người có 2 đơ thị là Hạ Long và Thái Ngun.
Từ 100.000 - 200.000 người có 3 đơ thị là Việt Trì, Bắc Giang, Cẩm
Phả; cịn lại là dưới 100.000 người). D/c các đơ thị cịn lại
- Chức năng: Chủ yếu là chức năng hành chính. Một số đơ thị có chức
năng khác (dẫn chứng: Atlat các trang 17, 21, 25 liên quan đến kinh tế,
công nghiệp, du lịch).
- Phân bố:
+ Không đều, tập trung ở vùng trung du và duyên hải với nhiều đô thị,

quy mô tương đối lớn so với vùng này (dẫn chứng).
+ Các khu vực còn lại: phân bố rải rác (mỗi tỉnh có 1 đơ thị là tỉnh lị).
* Giải thích
- Đơ thị có quy mô nhỏ, chủ yếu là đô thị loại 3 - 4, phần lớn có chức
năng hành chính là do:
+ Nền kinh tế còn chậm phát triển (GDP nhỏ bé so với cả nước, GDP
bình quân theo đầu người thấp (d/c).
+ Cơ cấu kinh tế lạc hậu, tỉ trọng khu vực nơng - lâm - thủy sản cịn cao
(35% GDP của vùng, Atlat trang 26).
- Phân bố: tập trung ở trung du và dun hải vì đây là nơi có nền kinh tế
phát triển nhất trong vùng. Các khu vực còn lại kinh tế chậm phát triển.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công
nghiệp nước ta.

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
1,5


2


- Vị trí địa lí: Vừa giáp đất liền vừa giáp biển thuận lợi giao thông bằng
cả đường bộ, biển, tạo đk mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu và thị
trường. Nằm trong KV KT phát triển năng động, nên có điều kiện mở
rộng hợp tác thu hút vốn đầu tư, công nghệ - KT của các nước
-Tài nguyên thiên nhiên:
+ Khoáng sản: Trữ lượng, cơ cấu và sự phân bố các loại KS d/c
+ Nguồn nước PP, nguồn thuỷ năng dồi dào (công suất tiềm năng 30
triệu kw..)
+ Nguồn nguyên liệu dồi dào (từ các ngành nông-lâm- thủy sản) cung
cấp cho CN chế biến
+ Khó khăn: KS phần lớn TL vừa và nhỏ, khó khai thác và chế biến .
Một số TNTN bị suy giảm; thiên tai bão lụt, hạn hán… ảnh hưởng đến
sx và nguồn nguyên liệu của CN chế biến
- Dân cư – lao động:
+ DS đông trên 90 triệu người, sức mua đang tăng lên là thị trường TT
lớn.
+ Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, chất lượng LĐ ngày càng được nâng
lên.Tuy nhiên đội ngũ LĐ có trình độ cao vẫn cịn ít.
- Cơ sở HT – CSVCKT
+ Mạng lưới GTVT, TTLL, cung cấp điện, nước được cải thiện nhất là
ở các vùng KT trọng điểm
+ Đã XD được cơ cấu ngành CN đa dạng, trong đó một số ngành có
năng lực đáng kể. Hình thành nhiều TTCN mới, khu CN tập trung, khu
chế xuất
+ Tuy nhiên trang thiết bị và cơng nghệ cịn lạc hậu, thiếu đồng bộ,
chưa đáp ứng yêu cầu PT.
- Chính sách PT CN, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước …
(Cần có số liệu phù hợp với Việt Nam)


0,25

Tại sao nước ta cần phải hình thành các khu kinh tế cửa khẩu
và khu kinh tế ven biển.

1,5

0,5

0,25

0,25

0,25


VII

1

2

- Hình thành các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế biển mở ra điều kiện
thuận lợi hơn trong việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội, phát huy lợi
thế về vị trí địa lý, tận dụng tối đa lợi thế bên ngoài trong phát triển nền
kinh tế đất nước, phù hợp với xu thế mở cửa của thế giới...
- Xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu sẽ thúc đẩy việc giao thương giữa
nước ta với các nước láng giềng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung
sống hịa bình, hợp tác hữu nghị với các nước...
- Xây dựng các khu kinh tế biển sẽ phát huy lợi thế giáp biển. Tạo cơ sở

cho việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, thực hiện chiến lược kinh tế
hướng ra biển và đại dương.
- Việc hình thành các khu kinh tế biển và kinh tế cửa khẩu góp phần
khẳng định chủ quyền biên giới, biển và hải đảo của nước ta.
Vì sao Đồng bằng sơng Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề
nuôi tôm và nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu?
- Do môi trường tự nhiên có nhiều lợi thế hơn các vùng khác trong
nước:
+ Diện tích mặt nước có thể sử dụng để ni tôm lớn nhất nước (cả ở
ven biển, ven đảo và nội địa)
+ Nắng ấm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
+ Có nguồn gen tơm giống có giá trị kinh tế cao (cá ba sa, cá tra, tôm
càng xanh, tôm sú)
- Điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi
+ Nguồn lao động đơng, có truyền thơng và có nhiều kinh nghiệm ni
thủy sản, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường
+ Có nhiều cơ sở chế biến với quy mô lớn, trang thiết bị tương đối hiện
đại
+ Đã tạo ra các sản phẩm xuất khẩu được nhiều thị trường khó tính và
có khả năng tiêu thụ lớn chấp nhận (thị trường EU, Bắc Mĩ, Nhật Bản)
Trình bày các định hướng chuyển dịch cơ cấu theo ngành ở Đồng
bằng sông Hồng.

0,5

0,5

0,5

0,5

1.5
0.25
0.25
0.25

0.25
0.25
0.25
1,5


- Chuyển dịch giữa các khu vực của nền kinh tế: Giảm tỉ trọng khu vực
I, tăng tỉ trọng của khu vực II, III.
- Chuyển dịch trong nội bộ ngành cũng đang chuyển dịch theo hướng
tích cực:
+ Phương hướng chung: Trọng tâm phát triển và hiện đại hố cơng
nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với nhu
cầu phát triển nơng nghiệp hàng hố.
+ Khu vực I: Giảm tỉ trọng của trồng trọt, tăng tỉ trọng của chăn nuôi và
thuỷ sản; trong trồng trọt giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây
thực phẩm, cây ăn quả…
+ Khu vực II: Chuyển dịch gắn với hình thành các ngành công nghiệp
trọng điểm (lương thực, thực phẩm, dệt may, da giày, vật liệu xây dựng,
cơ khí, điện tử…).
+ Khu vực III: Khai thác tiềm năng đẩy mạnh phát triển du lịch và các
ngành dịch vụ khác (ngân hàng, tài chính, giáo dục - đào tạo…).
Tổng điểm tồn bài

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25

0,25
20,0



×