Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.08 KB, 71 trang )

Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đang phát triển ,
sự ra đời của các doanh nghiệp trẻ đầy triển vọng góp phần cho sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng trở lên gay gắt. Muốn tồn tại và phát triển thì sản phẩm làm ra
của doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, sản phẩm
đó phải đảm bảo chất lượng, và có giá thành phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.
Để hạ giá thành sản phẩm thì có rất nhiều yếu tố liên quan, nhưng yếu tố quan trọng
cấu thành nên sản phẩm đó là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Chi phí về NVL-CCDC
chiếm tỷ lệ khá lớn trong giá thành sản phẩm. Hạch toán NVL-CCDC hợp lý, sử dụng tiết
kiệm nhiên liệu đúng mục đích, đúng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá
thành sản phẩm và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán nguyên vật liệu và công cụ
dụng cụ chặt chẽ và khoa học là công cụ quan trọng để quản lý tình hình nhập xuất, dự trữ,
bảo quản sử dụng và thúc đẩy việc cung cấp đồng bộ các loại vật liệu cần thiết cho sản
xuất, đảm bảo tiết kiệm vật liệu, giảm chi phí vật liệu, tránh hư hỏng và mất mát…. góp
phần hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và đem lại lợi nhuận cao cho doanh
nghiệp. Đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh
doanh, đặc biệt trong quản lý và sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, đây là yếu tố
hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Trong thời gian học tập tại trường, với tầm quan trọng và ý nghĩa trên cùng với sự
mong muốn học hỏi của bản thân cũng như muốn được đóng góp ý kiến của mình kết hợp
giữa lý luận và thực tiễn nên em chọn đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
trong doanh nghiệp” tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G Việt Nam.
Để làm rõ những vấn đề trên, đề tài nghiên cứu này được trình bày theo các nội dung
sau:Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu gồm Ba chương:
Chương1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty
TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G Việt Nam
Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty
TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G Việt Nam.
Chương 3: Nhận xét, khuyến nghị hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu - công cụ


dụng cụ tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G Việt Nam.
Do thời gian thực tập có hạn cùng vốn kiến thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo tận tình của Cô giáo và ban giám đốc,
phòng tài chính kế toán của Công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 1 GVHD: Trần Thị Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý kế toán NVL-CCDC
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm NLVL - CCDC
Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí về nguyên liệu, vật liệu chiếm một tỉ
trọng khá lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm, liên quan trực tiếp đến các chỉ tiêu quan
trọng nhất của doanh nghiệp như: chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, chỉ tiêu sản lượng, chỉ tiêu
giá thành, chỉ tiêu lợi nhuận
Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ tiêu chuẩn của TSCĐ về
giá trị và thời gian sử dụng.
Nguyên liệu, vật liệu có biểu hiện dưới dạng hình thái vật chất như sắt thép trong
doanh nghiệp cơ khí chế tạo, sợi trong doanh nghiệp dệt, da trong doanh nghiệp sản xuất
giày dép, vải trong doanh nghiệp may mặc, cao su trong doanh nghiệp sản xuất xăm lốp
Khác với tài sản cố định, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh
nhất định, dưới tác động của lao động, nguyên vật liệu được chuyển hóa toàn bộ hoặc bị
thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành lên thực thể của sản phẩm
Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm.
Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ tiêu chuẩn của TSCĐ về
giá trị và thời gian sử dụng.
Công cụ, dụng cụ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, nhưng vẫn giữ

nguyên hình thái vật chất ban đầu. Giá trị bị giảm dần và được chuyển dần vào chu kỳ sản
xuất kinh doanh. Do Công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ, thời gian ngắn hơn nên được xếp vào
tài sản lưu động và được mua sắm và dự trữ bằng vốn lưu động.
1.1.2. Phân loại và đánh giá NVL – CCDC
a. Phân loại NVL – CCDC
Nguyên liệu vật liệu được chia thành các loại:
Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp là cơ sở vật
chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mới.
Vật liệu phụ: là đối tượng lao động nhưng nó không phải là cơ sở vật chất chủ yếu
hình thành nên thực thể của sản phẩm mà nó chỉ làm tăng chất lượng nguyên vật liệu
chính, tăng chất lượng sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ cho sản xuất, cho
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 2 GVHD: Trần Thị Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
việc bảo quản, bao gồm như: dầu, mỡ bôi trơn máy móc trong sản xuất, thuốc nhuộm, dầu
sơn…
Nhiên liệu: có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh như:
xăng, dầu, hơi đốt, than củi…
Phụ tùng thay thế sửa chữa: là những chi tiết, phụ tùng, máy móc thiết bị phục vụ cho
việc sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận hoặc chi tiết máy móc thiết bị: vòng bi, săm
lốp, đèn pha…
Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các thiết bị, phương tiện lắp ráp vào các công trình
xây dựng cơ bản cuả doanh nghiệp bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ,
khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt các công trình xây dựng cơ bản.
Phế liệu: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất sản phẩm như: sắt thép
đầu mẩu, vỏ bao xi măng, và những phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố
định TSCD
Công cụ dụng cụ: có nhiều loại khác nhau, để quản lý được công cụ dụng cụ ta phân
loại chúng thành 3 loại :
- Công cụ dụng cụ

- Bao bì luân chuyển
- Đồ dùng cho thuê
b. Đánh giá NVL – CCDC:
Đánh giá NVL – CCDC nhập kho.
Tuỳ theo nguồn nhập mà giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ được xác định như
sau:
Trường hợp NVL – CCDC mua ngoài
Giá thực
tế nhập
kho
=
Giá mua
ghi trên
hóa đơn
+
Chi phí
thu
mua
+
Thuế nhập
khẩu (nếu
có)
-
Các khoản
giảm giá
(nếu có)
Trường hợp NVL – CCDC tự chế biến
Giá thực tế
nhập kho
=

Giá thực tế NVL –
CCDC xuất chế biến
+
Các chi phí chế biến
phát sinh
Trường hợp NVL – CCDC thuê ngoài gia công chế biến
Giá thực tế
nhập kho
=
Giá thực tế
xuất kho
+
Chi phí vận
chuyển
+
Chi phí gia
công
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 3 GVHD: Trần Thị Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
Đối với trường hợp đơn vị khác góp vốn liên doanh bằng vật liệu, công cụ dụng cụ thì
giá thực tế vật liệu công cụ dụng cụ nhận vốn góp liên doanh là giá do hội đồng liên doanh
đánh giá và công nhận.
Đối với phế liệu, phế phẩm thu hồi được đánh giá theo giá ước tính.
Đánh giá NVL – CCDC xuất kho.
Để tính giá vật liệu xuất kho sử dụng, kế toán có thể sử dụng một trong bốn cách sau
đây:
- Phương pháp 1: Phương pháp bình quân gia quyền.
Có thể tính theo giá thực tế bình quân cuối tháng hoặc giá thực tế bình quân sau mỗi lần
nhập.

Giá nhập bình
quân
=
Trị giá thực tế vật tư
tồn đầu kỳ
+
Tổng giá thực tế vật tư
nhập trong kỳ
Số lượng vật tư tồn
đầu kỳ
+
Tổng số lượng vật tư nhập
trong kỳ
Do đó:
Giá trị thực tế
xuất kho
=
Đơn giá thực tế
bình quân
x
Số lượng xuất
trong kỳ
- Phương pháp 2: Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO).
Theo phương pháp này, khi xuất kho, tính theo đơn giá của vật liệu tồn kho đầu kỳ,
sau đó đến đơn giá của lần nhập trước xong mới tính theo đơn giá của lần nhập sau. Do đó
đơn giá của vật liệu trong kho cuối kỳ sẽ là đơn giá vật liệu nhập ở những lần nhập cuối
cùng. Sử dụng phương pháp này nếu giá trị vật liệu mua vào ngày càng tăng thì vật liệu
tồn kho sẽ có giá trị lớn, chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm thấp và lãi gộp sẽ tăng
lên.
- Phương pháp 3: Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)

Theo phương pháp này, khi xuất kho tính theo đơn giá của lần nhập cuối cùng, sau đó
mới đến đơn giá của lần nhập trước đó. Do đó mà đơn giá của vật liệu trong kho cuối kỳ sẽ
là đơn giá của lần nhập đầu tiên hoặc là đơn giá vật liệu tồn kho đầu kỳ.
Phương pháp 4: Phương pháp giá thực tế đích danh.
Phương pháp này áp dụng cho từng trường hợp cụ thể nhận diện được từng loại mặt
hàng theo từng hóa đơn và đối với đơn vị có ít loại mặt hàng và có giá trị lớn. Theo
phương pháp này giá thực tế của vật liệu xuất kho thuộc lô hàng nào thì tính theo đơn giá
nhập thực tế của lô hàng đó.
1.2 Phương pháp kế toán chi tiết
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 4 GVHD: Trần Thị Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
1.2.1 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng.
Chứng từ.
- Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT)
- Phiếu xuất kho. (Mẫu số 02-VT)
- Biên bản kiểm kê nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ
- Thẻ kho
- Phiếu giao nhận chứng từ.
- Bảng lũy kế nhập xuất tồn.
Sổ kế toán sử dụng.
- Sổ chi tiết nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ
- Bảng cân đối nhập xuất, tồn kho.
1.2.2 Các phương pháp kế toán chi tiết NLVL - CCDC
a. Phương pháp thẻ song song.
- Nguyên tắc: ở khi ghi chép về mặt số lượng, ở phòng kế toán ghi chép cả về số
lượng lẫn giá trị từng thứ NVL
-Trình tự ghi chép:
+ ở kho: Hàng ngày thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập xuất NVL ghi số lượng
thực nhập, thực xuất vào thẻ kho có liên quan. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu sổ

tồn trên thẻ kho với số tồn vật liệu thực tế còn ở kho. Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi ghi
thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuất kho về phòng kế toán.
+ ở phòng kế toán: Mở thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết cho từng danh điểm NVL tương
ứng với thẻ kho của từng kho để theo dõi về mặt số lượng và giá trị hàng ngày hoặc định
kỳ khi nhận được các chứng từ nhập xuất kho của thủ kho gửi đến kế toán NVl phải kiểm
tra từng chứng từ ghi đơn giá và tính thành tiền sau đó ghi vào sổ hoặc thẻ chi tiết vật liệu
có liên quan. Cuối tháng kế toán cộng thẻ hoặc sổ tính ra tổng số nhập, tổng số xuất và
tổng số tồn của từng thứ vật liệu rồi đối chiếu với thẻ kho, lập báo cáo tổng hợp nhập xuất
tồn kho về giá trị để đối chiếu với bộ phận kế toán tổng hợp nguyên vật liệu.
Với cách ghi chép, kiểm tra và đối chiếu như trên, phương pháp có những ưu nhược
điểm:
-Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, để kiểm tra, đối chiếu.
-Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và kế toán còn trùng lập về chỉ tiêu số lượng.
Mặt khác làm hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán do việc kiểm tra và đối chiếu chủ
yếu được tiến hành vào cuối tháng.
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 5 GVHD: Trần Thị Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
Phạm vi áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng ít
loại VL
b. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
-Trình tự ghi chép:
+ ở kho: Theo phương pháp này thì việc của thủ kho cũng được thực hiện trên thẻ
kho giống như phương pháp thẻ song song.
+ ở phòng kế toán: Kế toán mở số đối chiếu luân chuyển để ghi chép tính hình nhập
xuất tồn kho thứ vật liệu theo từng kho dùng cho cả năm. Sổ đối chiếu luân chuyển chỉ ghi
mỗi tháng một lần vào cuối tháng.
- Ưu điểm: Khối lượng ghi chép cuả kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào
cuối tháng.
- Nhược điểm: Việc ghi sổ vẫn trùng lập giữa kho và kế toán về mặt số lượng và

hạn chế chức năng kiểm tra của kể toán.
- Điều kiện áp dụng: Đối với những doanh nghiệp có khối lượng chủng loại vật tư
không quá nhiều, phù hợp với trình độ kế toán còn chưa cao.
c. Phương pháp sổ số dư.
-Trình tự ghi chép:
+ ở kho: Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi thẻ xong – thủ kho tập hợp toàn bộ
các chứng từ nhập xuất kho phương pháp song song kỳ và phân loại theo từng nhóm
nguyên liệu theo quy định.
+ở phòng kế toán: Khi nhận chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu ở kho kế toán kiểm
tra chứng từ và đối chiếu với các chứng từ có liên quan, kiểm tra việc phân loại chứng từ
của thủ kho, ghi giá hạch toán và tính thành tiền cho chứng từ.
- Ưu điểm: tránh được sự trùng lặp giữa kho và kế toán về mặt số lượng.
- Nhược điểm: Do kế toán chỉ theo dõi việc kiểm tra và đối chiếu giữa kho và kế
toán xuất khó khăn, khó phát hiện sai sót.
-Phạm vi áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có khối lượng vật liệu nhập
xuất nhiều, thường xuyên.
1.3Kế toán tổng hợp nhập xuất kho NVL-CCDC
Theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Phương pháp kế toán thường xuyên là phương pháp ghi chép, phản ánh thường
xuyên liên tục tình hình nhập xuất tồn kho các loại vật liệu, công cụ dụng cụ trên các tài
khoản và sổ kế toán tổng hợp kho có các chứng từ nhập xuất vật liệu. Phương pháp này
được áp dụng trong phần lớn các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại
kinh doanh những mặt hàng có giá trị lớn như; ô tô, máy móc.
Tài khoản sử dụng:
* TK 151 - "Hàng mua đang đi đường"
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 6 GVHD: Trần Thị Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
* TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu:
* TK 153 - Công cụ, dụng cụ:

Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan
khác như TK 111, TK 112, TK 128, TK 141, TK 142, TK 222, TK 331, TK 411, TK
412…
Theo phương pháp định kỳ:
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi thường xuyên, liên
tục tình hình nhạp xuất hàng tồn kho trên các TK hàng tồn kho mà chỉ theo dõi phản ánh
giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ căn cứ vào số liệu kiểm kê định kỳ.
Tài khoản sử sụng:
TK 152, TK 153, TK 151: Theo phương pháp kểm kê định kỳ thì các TK này
không thể theo dõi tình hình nhập xuất toàn vật liệu, CCDC trong kỳ mà chỉ dùng để kết
chuyển giá trị thực tế vật liệu, CCDC và hàng mua đang đi đường đầu kỳ, cuối kỳ vào TK
611“ Mua hàng”
TK 611 “ Mua hàng”: TK này dùng để đánh giá thực tế của số vật tư hàng hoá mua
vào và xuất dùng trong kỳ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL - CCDC TẠI CÔNG TY
TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI D&G VIỆT NAM
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 7 GVHD: Trần Thị Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
2.1Đặc điểm chung của Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại
D&G Việt Nam
Tên công ty : Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế : D&G Việt Nam production trading Company limited
Tên viết tắt : Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G Việt Nam
Địa chỉ trụ sở chính : Sài Sơn - Quốc Oai - Hà Nội
Giám Đốc : Đỗ Tiến Dũng
* Vốn đăng ký là 3.800.000.000 đồng
* Thành lập theo quyết định số
* Hình thức sở hữu vốn của công ty : Công ty TNHH hai thành viên.

* Ngành nghề đăng ký kinh doanh :
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G là một doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyên gia công, sản xuất và tiêu thụ các sản
phẩm cơ khí
- Sản xuất, gia công các linh kiện, sản phẩm cơ khí tiêu dùng
-Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng.
-Sản xuất, lắp ráp và sửa chữa thiết bị cơ điện nông nghiệp, công nghiệp, quạt
công nghiệp, thiết bị thông gió, lọc bụi và thiết bị nâng chuyển
* Kết quả kinh doanh của công ty :
Qua thực tế thực tập tại công ty em đựơc nắm bắt một số thông tin cơ bản về kết
quả kinh doanh của công ty trong một niên độ kế toán ngắn như sau:
Bảng 2.1 : Báo cáo sơ bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý II-2010
STT Chỉ tiêu Mã số Kỳ này Kỳ trước Luỹ kế đầu tháng
1 Doanh thu thuần
110
6.034.215.973 6.034.215.973
2 Giá vốn hàng
111
4.845.723.871 4.845.723.871
3 Lợi nhuận gộp 1.188.429.102 1.188.429.102
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 8 GVHD: Trần Thị Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
Chi phí Quản lý
kinh doanh
124
988.116.547 988.116.547
4
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh

doanh
230
200.375.555 200.375.555
5 Thu nhập khác
331
14.551.288 14.551.288
6 Chi phí khác 332 0
7
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
350
214.926.843 214.926.843
8
Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp
551
53.731.710 53.731.710
9
Lợi nhuận ròng
( 60=50-51)
560
161.195.133 161.195.133
Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 2011 dự kiến đạt ở
mức 25.000.000.000 đồng và các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động công ty dự kiến đạt
được như sau:
- Doanh thu : 25.000.000.000 đồng
-Lợi nhuận trước thuế : 3.000.000.000 đồng
-Sử dụng : 300 lao động
-Thu nhập bình quân của người lao động : 2.800.000đồng/ng.tháng
2.1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức SXKD của Công Ty TNHH Sản Xuất Thương

Mại D&G Việt Nam
a. Đặc điểm kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại D&G Việt
Nam
Công ty hoạt động theo quy trình công nghệ kép kín từ khâu mua vật tư đầu vào, tổ
chức sản xuất sản phẩm tại các phân xưởng, cho đến việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm với
các loại máy móc chuyên dùng. Tính chất sản xuất của công ty phức tạp, kiểu liên tục, loại
hình sản xuất theo đơn đặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn.
Mô hình sản xuất công nghiệp bao gồm một dây truyên sản xuất, trong đó bao gồm các tổ
sản xuất đảm bảo chức năng nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhằm phù hợp với quy trình công
nghệ sản xuất của công ty.
b. Đặc điểm tổ chức quản lý Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G Việt
Nam.
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 9 GVHD: Trần Thị Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
Sơ đồ 2.1 : bộ máy tổ chức quản lý CÔNG TY TNHH
Sản xuất thương mại d&g việt nam
*Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G Việt Nam lập các phòng ban chuyên
môn phụ trách từng phần, và chịu sự quản lý của cấp trên theo quan hệ trực tuyến
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G
Việt Nam bao gồm các bộ phận sau: Ban giám đốc gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc,
04 phòng ban, 03 phân xưởng 07 tổ chuyên trách và các bộ phận chức năng khác.
+ Nguyên tắc tổ chức điều hành công ty và các bộ máy giúp việc:
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 10 GVHD: Trần Thị
Hiền
Giám
đốc
Phó

giám
đốc
Phòng kế
hoạch kỹ
thuật
Phòng tài chính kế toán
Phòng vật tư và
kinh doanh
Phòng tổ chức hành chính
Xưởng Gò
Hàn
Xưởng Gia
công cắt
gọt
Xưởng
Nguội
Tổ tạo phôi
Tổ Gò hàn

Tổ tiện
Tổ phay Bào
Tổ gia công nguội
Lắp ráp
Tổ hoàn thiện-sơn
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
- Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty và trước pháp luật về điều hành
hoạt động của Công ty. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty.
- Phó giám đốc là người giúp việc giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh
vực của Công ty theo phân công và ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước
giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ giám đốc phân công ủy quyền.

- Phòng kế hoạch và kỹ thuật: đây là phòng chức năng của công ty chuyên theo
dõi và hoạch định kế hoạch sản xuất, việc thực hiện các chỉ tiêu năm trước-năm nay
nhằm đưa ra những kế hoạch, chiến lược khả thi nhất tham mưu cho Ban giám đốc
công ty. Ngoài ra phòng kế hoạch và kỹ thuật có chức năng theo dõi quá trình công
nghệ sản xuất, đảm bảo về số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất, bảo đảm thiết bị
máy móc hoạt động liên tục có hiệu quả.
- Phòng tài chính kế toán là phòng chức năng của công ty chuyên giúp giám
đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty và có các nghiệp
vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
- Phòng vật tư và kinh doanh: là phòng chức năng của công ty, chuyên cung
cấp vật tư theo yêu cầu của sản xuất, tìm các giải pháp tiếp cận thị trường tiêu thụ sản
phẩm, quản lý tiêu thụ sản phẩm và theo dõi tình hình sử dụng vật tư trong công ty, lập
kế hoạch dự trữ vật tư theo kỳ ngắn hạn và dài hạn nếu có…
- Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp, quản lý cán bộ-công
nhân viên, phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách chế độ của Đảng và
Nhà nước đối với cán bộ-công nhân viên, theo dõi việc thực hiện các nội quy, chế độ
của công ty, lập kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng bậc, tuyển dụng lao động, quản lý hồ
sơ lý lịch cán bộ-công nhân viên toàn công ty, giải quyết chế độ nghỉ đối với người lao
động: nghỉ hưu, nghỉ mất sức, ốm đau, thai sản ; tham mưu nghiên cứu xây dựng và
hoàn thiện bộ máy quản lý công ty; chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện
vệ sinh trong công ty đảm bảo môi trường trong công ty xanh-sạch-đep.
- Phân xưởng sản xuất có nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch chỉ đạo của cấp trên, thực
hiện đúng nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận trong công ty.
2.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G Việt
Nam
2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G Việt Nam rất coi trọng và quan tâm
đến việc tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp mình.
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 11 GVHD: Trần Thị

Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
Để nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý của mình nói chung và để phù hợp với
quy mô đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ
chức theo hình thức tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán đều được tiến
hành thực hiện tập trung tại phòng tài chính-kế toán của công ty.Bộ máy kế toán của công
ty gồm có 4 nhân viên được phân công bố trí nhiệm vụ như sau: Trưởng phòng (kế toán
trưởng), Phó phòng (kế toán giá thành), thủ quỹ và kế toán thanh toán.
Chức năng, nhiệm vụ của từng người:
Trưởng phòng
+ Có chức năng: điều hành cán bộ nhân viên trong phòng thực hiện ''chức năng
nhiệm vụ'' của phòng tài vụ đã được giám đốc quy định.
+ Nhiệm vụ: - Tính toán, tổng hợp và phân bổ số liệu kế toán.
- Chủ trì, tổ chức lập báo cáo nghiệp vụ, báo cáo định kì, chịu trách nhiệm về sự chính
xác, trung thực của số liệu báo cáo tài chính của Công ty.
- Tổ chức thực hiện các công việc về kế toán: lập, luân chuyển chứng từ, mở sổ,
ghi sổ, cung cấp tài liệu, số liệu, lập báo cáo, bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán
- Chủ trì lập dự toán và tham gia xây dựng các định mức kinh tế. Kiểm tra việc
thực hiện dự toán, định mức chi tiêu, sử dụng vật tư, tài sản.
- Tổ chức phân tích, đánh giá công tác hạch toán sản xuất kinh doanh, sử dụng
các nguồn vốn có hiệu quả.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp chấn chỉnh
và thực hiện tổ chức kế toán.
- Tham gia các cuộc đánh giá nội bộ của Công ty.
Phó phòng
+ Chức năng: điều hành công tác tài chính, kế toán của Công ty khi trưởng
phòng tạm thời vắng mặt đồng thời phụ trách công tác vật tư, giá thành sản phẩm của
Công ty.
+ Nhiệm vụ: - Hạch toán, tổng hợp và phân bổ số liệu kế toán nhập-xuất vật tư
phục vụ cho công việc tính toán giá thành sản phẩm.

-Theo dõi tiến hành kiểm kê kho vật tư, kho sản phẩm chế dở, phân loại và phản
ánh chính xác kịp thời chi phí sản phẩm, tính giá thành chi tiết cho từng sản phẩm, theo
dõi chi phí của từng phân xưởng.
Kế toán thanh toán
+ Chức năng: thực hiện công tác kế toán thanh toán, kế toán tiêu thụ, xác định
kết quả và thống kê tổng hợp.
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 12 GVHD: Trần Thị
Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
+ Nhiệm vụ: Cập nhật và phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình thu chi
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay theo đúng chế độ luật pháp quy định.
-Theo dõi tình hình công nợ cuối qúy, cuối năm và phải có biên bản xác nhận
công nợ của từng khách hàng.
-Theo dõi và phản ánh chính xác tình hình tiêu thụ hàng hóa, cuối kỳ tiến hành
kiểm kê phân loại hàng hóa.
-Tổng hợp số liệu thống kê hàng tháng gồm các chỉ tiêu pháp lệnh.
Thủ qũy
+ Chức năng: quản lý thu chi tiền mặt.
+ Nhiệm vụ: Kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ, thực hiện thu chi các khoản
bằng tiền mặt, đảm bảo chính xác, an toàn theo đúng quy định của nhà nước và Công
ty. Thường xuyên đối chiếu số liệu giữa sổ qũy và sổ của kế toán tiền mặt. Cuối tháng
tiến hành kiểm kê quỹ.
Sơ đồ 2.2: Bộ máy Kế toán Công ty TNHH Sản xuất thương Mại
d&g việt nam
2.2.2 Hình thức kế toán,chế độ kế toán áp dụng tại Công ty
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 13 GVHD: Trần Thị
Hiền
Trưởng phòng

(kế toán trưởng)
Phó phòng
(Kế toán giá thành)
Kế toán thanh toán
Thủ quỹ
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
Công áp dung hình thức kế toán Nhật ký chứng từ theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban
hành ngày 20/03/2006. Cụ thể trình tự ghi chép được thể hiện qua sơ đồ sau
Sơ đồ 2.3 :Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký - chứng từ

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
2.2.3. Vận dụng chế độ chính sách kế toán tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương
Mại D&G Việt Nam.
- Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: kế toán doanh nghiệp theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007
của BTC.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Công ty chọn kỳ kế toán theo từng tháng và niên độ kế toán theo năm tài chính
(bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 của năm báo cáo).
- Công ty tính giá thực tế thành phẩm, hàng hoá xuất kho theo phương pháp bình
quân cả kỳ dự trữ.
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 14 GVHD: Trần Thị
Hiền
Chứng từ gốc và

các bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Thẻ và sổ kế
toán chi tiết
Bảng kê
Sổ cái Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo tài chính
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng là đồng tiền Việt Nam (VNĐ), nếu có nghiệp vụ
liên quan đến ngoại tệ thì được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá ngân hàng công bố tại thời
điểm hạch toán.
- Công ty đã chọn hình thức “Nhật ký-chứng từ” để ghi sổ kế toán.
- Trích lập và hoàn nhập dự phòng: không trích lập dự phòng.
- Hệ thống tài khoản: sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất của Việt Nam do
Bộ tài chính ban hành và có điều chỉnh phù hợp với tình hình tổ chức, quản lý và các
đối tượng của công ty ở các cấp 3.
2.2.4. Trình tự luân chuyển chứng từ và hạch toán kế toán nguên vật liệu – CCDC tại
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G Việt Nam.
Sơ đồ 2.2.4: Trình tự luân chuyển chứng từ và hạch toán kế toán vật tư tại Công ty
TNHH Sản xuất Thương mại D&G Việt Nam
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 15 GVHD: Trần Thị
Hiền
Hóa đơn GTGT, Phiếu
nhập kho, Phiếu xuất
kho, Bảng phân bổ

Nhật ký chứng từ
5, 7
Sổ cái
TK 152,TK 153,TK 331
Thẻ kho và sổ chi
tiết NVL-CCDC ,
phải trả người
bán
Bảng tổng hợp
nhập xuất tồn
NVL, CCDC
Bảng kê
số 4
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
Đối chiếu, kiểm tra
Các chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán vật liệu tại công ty :
Để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp kế toán chi tiết vật tư phải được thực
hiện theo từng kho, từng nhóm và từng thứ vật tư và phải được tiến hành đồng thời ở kho
và phòng kế toán trên cùng cơ sở chứng từ
Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính có sửa đổi và bổ sung các chứng từ kế toán sử dụng tại công ty bao gồm:
+ Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT)
+ Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT)
+ Biên bản kiểm tra vật tư, hàng hoá (Mẫu số 05-VT)
+ Thẻ kho (Mẫu số 06-VT)
Ngoài ra theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của BTC có chứng
từ:
+ HĐGTGT (Mẫu số 01-GTKT-3LL)
+ Sổ chi tiết vật liệu
2.3. Thực trạng công tác kế toán NVL – CCDC tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương

Mại D&G Việt Nam
2.3.1 Chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán được luân chuyển theo trình tự và thời gian do kế toán trưởng quy
định phục vụ cho việc phản ánh ghi chép, tổng hợp kịp thời của các bộ phận, cá nhân có
liên quan.
2.3.1.1 Vật tư nhập kho
Vật tư mua ngoài do phòng vật tư tiến hành thu mua theo kế hoạch của công ty.
Sau khi ký kết hợp đồng căn cứ vào bản thiết kế đã được duyệt, phòng dự án, kĩ thuật viết
đơn đề nghị mua vật tư, kèm theo bảng báo giá vật tư trình phó giám đốc sản xuất, giám
đốc phê duyệt. Sau đó phòng vật tư tiến hành thu mua vật tư. Thủ tục thu mua gồm 2 bên
kí kết hợp đồng mua bán vật tư, bên cung cấp vật tư viết hóa đơn GTGT, lập biên bản
kiểm tra vật tư nhập kho, phiếu nhập kho như sau:
a. Hóa đơn giá trị gia tăng.
Ví dụ 1: Ngày 17/06/2011 Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G Việt Nam
mua tôn tấm của công ty TNHH Thành Bình số lượng 8511kg, đơn giá chưa có thuế
GTGT là 8952,38 đ/kg. Mẫu hoá đơn
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 16 GVHD: Trần Thị
Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
HÓA ĐƠN (GTGT)
Liên 02: Giao cho khách hàng
Ngày 17 tháng 06 năm2011
Mẫu số:01GTKT-3LL
TB/10B
N
0
: 0000663
Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Thành Bình
Địa chỉ: Vĩnh Lộc - Phùng xá-Thạch Thất-Hà Nội

Điện thoại: 0433672451 MST 0500435802:
Số tài khoản : 102010000463375- NH NN & PTNT- Hà Tây
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Quang Hùng
Tên đơn vị: Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G Việt Nam
Địa chỉ : Sài Sơn-Quốc Oai-Hà Nội
Số tài khoản :
Hình thức thanh toán : CK MST: 0105440417
STT Tên hàng hoá DV ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6
1 Tôn tấm kg 8511 895.238 76.193.706
Cộng tiền hàng: 76.193.706
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 3.809.685
Tổng cộng tiền thanh toán: 80.003.391
Số tiền viết bằng chữ: Mười lăm triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng chẵn./.
Người mua hàng
Nguyễn Quang Hùng
Người bán hàng
Đặng Thị Hà
Thủ trưởng đơn vị
Đặng Cao Năm
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 17 GVHD: Trần Thị
Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
Ví dụ 2: Ngày 21/06/2011 Công ty mua 1số CCDC bảo hộ LĐ của Công ty
TNHH trang thiết bị BHLĐ và TM. Mẫu hoá đơn GTGT
HÓA ĐƠN (GTGT)
Liên 02: Giao cho khách hàng
Ngày 21 tháng 06 năm2011
Mẫu số:01GTKT3/001

Ký hiệu: SV/11P
N
0
: 0000696
Đơn vị bán hàng : Công ty Cổ Phần quốc tế Sao Việt
Địa chỉ: p201-l1.P Phương Mai -Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 04.38261.008 MST: 0101371995
Số tài khoản :
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Sỹ Hý
Tên đơn vị: Công ty TNHH Sản xuất Thương Mại D&G Việt Nam
Địa chỉ : Sài Sơn – Quốc Oai – Hà Nội
Số tài khoản :
Hình thức thanh toán : TM MST: 0105440417
STT Tên hàng hoá DV ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Quần áo BHLĐ Bộ 40 161.000 6.440.000
2 Quần áo bảo vệ Bộ 06 185.000 1.110.000
3 Mũ Chiếc 03 25.000 75.000
4 Giầy Đôi 03 80.000 240.000
Cộng tiền hàng: 7.865.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 786.500
Tổng cộng tiền thanh toán: 8.651.500
Số tiền viết bằng chữ: Tám triệu sáu trăm năm mốt ngàn năm trăm đồng
Người mua hàng
Nguyễn Sỹ Hý
Người bán hàng
Bùi Tuyết Mai
Thủ trưởng đơn vị
Bùi Thị Thông
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 18 GVHD: Trần Thị

Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
Ví dụ 3: Ngày 26/06/2011 Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G Việt Nam
mua xăng A92 của DNTN Tuấn Ngọc số lượng 15 lít, đơn giá chưa có thuế GTGT là
21,300đ/lít. Mẫu hoá đơn
HÓA ĐƠN (GTGT)
Liên 02: Giao cho khách hàng
Ngày 26 tháng 06 năm2011
Mẫu số:01GTKT3/001
Ký hiệu: TN/11P
N
0
: 0000459
Đơn vị bán hàng : Doanh Nghiệp Tư Nhân Tuấn Ngọc
Địa chỉ: Cụm CN Quốc Oai-TT Quốc Oai-Huyện Quốc Oa-Hà Nội
Điện thoại: 04.33941777 MST: 0500414707
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Quang Hùng
Tên đơn vị: Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G Việt Nam
Địa chỉ : Sài Sơn -Quốc Oai-Hà Nội
Hình thức thanh toán : TM MST: 0105440417
STT Tên hàng hoá DV ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Xăng A92 Lít 15 21.300 319.500
Cộng tiền hàng: 319,500
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 31,950
Phí xăng dầu: 15.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 366.450
Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm sáu sáu ngàn bốn trăm năm mươi đồng.!
Người mua hàng
Nguyễn Sỹ Hý
Người bán hàng

Nguyễn Thị Thuận
Thủ trưởng đơn vị
Hoàng Công Khoan
b. Biên bản kiểm tra vật tư nhập kho
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 19 GVHD: Trần Thị
Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
Biên bản kiểm tra vật tư nhập kho là chứng từ để chứng minh nghiệp vụ giao nhận
vật tư giữa người cung cấp, người quản lý tài sản và cán bộ nghiệp vụ quản lý cung ứng về
số lượng, chủng loại, chất lượng.
Vật tư về đến công ty, trước khi nhập kho được các nhân viên của KCS, phó phòng
TC-KT, người mua, nhân viên điều đội sản xuất lập biên bản kiểm nghiệm vật tư để kiểm
tra chất lượng, số lượng, quy cách phẩm chất, số lượng thực nhập đúng tiêu chuẩn.
Biên bản kiểm nghiệm vật tư được lập làm 02 bản: 01 bản giao cho phòng vật tư,
01 bản giao cho phòng TC-KT. Trường hợp vật tư không đúng quy cách, phẩm chất, số
lượng so với hóa đơn thì lập thêm 01 bản nữa kèm theo chứng từ liên quan để gửi cho bên
cung cấp vật tư để giải quyết.
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 20 GVHD: Trần Thị
Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
Ví dụ 01:
Biểu mẫu:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI
D&G VIỆT NAM Mẫu số: 05-VT
( QĐ số15/2006/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 03 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Tài chính.)
BIÊN BẢN KIỂM TRA VẬT TƯ NHẬP KHO

Số:58/06
Ngày 17 tháng 06 năm 2011
- Căn cứ hóa đơn số : 0000663 của Công ty TNHH Thành Bình.
- Bộ phận kiểm nghiệm:
Ông: Nguyễn Huy Dũng Phòng Kỹ Thuật
Bà: Phan Thị Lợi Phòng KT- TC
Bà : Nguyễn Thị Dương Thủ Kho
- Đã kiểm nghiểm các loại
TT
Tên nhãn hiệu,
quy cách sản
phẩm, vật

Phươn
g thức
kiểm
nghiệm
Đ
V
T
Số lượng
Theo
chứng
từ
Kết quả kiểm nghiệm
Số lượng
đúng quy
cách, phẩm
chất
Số lượng

không đúng
quy cách,
phẩm chất
1 Tôn tấm kg 8511 8511 0
Kết luận : Hàng đúng quy cách, đủ số lượng, mới 100%.
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 21 GVHD: Trần Thị
Hiền
Đại diện phòng Kỹ thuật
Nguyễn Huy Dũng
Đại diện Kho
Đoàn Thị Lan
Đại diện phòng TCKT
Kiều Thị Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
Ví dụ 02:
Biểu mẫu:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI
D&G VIỆT NAM Mẫu số: 05-VT
( QĐ số15/2006/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.)
BIÊN BẢN KIỂM TRA VẬT TƯ NHẬP KHO
Số:60/06
Ngày 21 tháng 06 năm 2011
- Căn cứ hóa đơn số:0000696 của Công ty Cổ Phần quốc tế Sao Việt
- Bộ phận kiểm nghiệm:
Ông: Nguyễn Huy Dũng Phòng Kỹ Thuật
Bà: Kiều Thị Hiền Phòng KT- TC
Bà : Đoàn Thị Lan Thủ Kho
- Đã kiểm nghiểm các loại:

TT Tên nhãn hiệu, quy
cách sản phẩm,
vật tư
Phươn
g thức
kiểm
nghiệ
m
Đ
V
T
Số
lượn
g
theo
chứn
g từ
Kết quả kiểm nghiệm
Số lượng
đúng quy
cách, phẩm
chất
Số lượng
không đúng
quy cách,
phẩm chất
1 Quần áo BHLĐ Bộ 40 40 0
2 Quần áo bảo vệ Bộ 06 06 0
3 Mũ Chiếc 03 03 0
4 Giầy Đôi 03 03 0

Kết luận : Hàng đúng quy cách, đủ số lượng, mới 100%.
Đại diện phòng Kỹ thuật
Nguyễn Huy Dũng
Đại diện Kho
Đoàn Thị Lan
Đại diện phòng TCKT
Kiều Thị Hiền
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 22 GVHD: Trần Thị
Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
Ví dụ 03:
Biểu mẫu:
CÔNG TY THHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI Mẫu số: 05-
VT
D&G Việt Nam QĐ số15/2006/QĐ-
BTC
ngày 20 tháng 03 năm
2006
của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
BIÊN BẢN KIỂM TRA VẬT TƯ NHẬP KHO
Số:65/06
Ngày 26 tháng 06 năm 2011
- Căn cứ hóa đơn số : 0000459 của Doanh Nghiệp Tư Nhân Tuấn Ngọc
- Bộ phận kiểm nghiệm:
Ông: Nguyễn Huy Dũng Phòng Kỹ Thuật
Bà: Kiều Thị Hiền Phòng KT- TC
Bà : Đoàn Thị Lan Thủ Kho
- Đã kiểm nghiểm các loại
TT Tên nhãn hiệu, quy

cách sản phẩm,
vật tư
Phươn
g thức
kiểm
nghiệm
ĐV
T
Số
lượng
theo
chứng
từ
Kết quả kiểm nghiệm
Số lượng
đúng quy
cách, phẩm
chất
Số lượng
không đúng
quy cách,
phẩm chất
1 Xăng A92 Lít 15 15 0
Kết luận : Hàng đúng quy cách, đủ số lượng, mới 100%.
Đại diện phòng Kỹ thuật
Nguyễn Huy Dũng
Đại diện Kho
Đoàn Thị Lan
Đại diện phòng TCKT
Kiều Thị Hiền

_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 23 GVHD: Trần Thị
Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
c. Phiếu nhập kho
Phiếu nhập kho (Mẫu số 01/VT) là chứng từ phản ánh hàng hóa được nhập kho
trước khi xuất dùng hoặc xuất bán. Tất cả các loại vật tư nhập kho đều phải lập phiếu nhập
kho
Căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm vật tư sản phẩm hàng hóa, phòng TC-KT viết
phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được viết làm 05 liên :
- 01 liên giữ tại phòng TC-KT.
- 01 liên giao cho người nhập kho.
- 01 liên giao cho thủ kho để ghi thẻ kho.
- 01 liên giao cho phòng KT vật tư.
Trên phiếu nhập kho, trách nhiệm ghi các chỉ tiêu được quy định như sau:
+ Số lượng chủng loại nhập theo yêu cầu do người lập phiếu nhập kho ghi trên cơ
sở chứng từ gốc
+ Số lượng, chất lượng, quy cách thực nhập kho do thủ kho ghi
+ Chỉ tiêu giá trị của lượng vật tư nhập kho do kế toán vật tư ghi
Các phiếu nhập kho chậm nhất là sau 02 ngày phải được thủ kho ghi vào thẻ kho
và chuyển giao cho các phòng cần sử dụng phiếu theo quy định.
Vật tư sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập kho, thủ kho sắp xếp vào đúng nơi
quy định, đảm bảo tính khoa học, hợp lý, thuận tiện cho việc bảo quản và công tác theo
dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư .
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 24 GVHD: Trần Thị
Hiền
Khoa Kế Toán-Tài Chính Chuyên Đề Thực Tập
Ví dụ 01:
Biểu mẫu:

Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Mẫu số
01-VT
D&G Việt Nam ( QĐ số15/2006/QĐ-
BTC
ngày 20 tháng 03 năm
2006
Của bộ trưởng bộ tài
chính)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 17 tháng 06 năm 2011

Số: 47
Tên và địa chỉ người bán: Công ty TNHH Thành Bình
Hoá đơn số: 0000663 ngày 17/06/2011
Nhập vào kho: Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại D&G Việt Nam
Biên bản kiểm nghiệm ngày 17/06/2011
STT
Tên nhãn hiệu
Quy cách vật tư
ĐVT
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Trên
hoá đơn
Nhập
thực tế
1 2 3 4 5 6 7
1 Tôn tấm kg 8511 8511 8952,38 76.193.706
_____________________________________________________ ___________
Đinh Thị Bích Lớp: CĐKTLT1A 25 GVHD: Trần Thị

Hiền

×