Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

chương 4 kháo sổ và lập báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.48 KB, 40 trang )

Trang 1
Chương 4
KHÓA SỔ VÀ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Chƣơng này giới thiệu công việc kế toán sau khi hoàn thành việc ghi chép trên tài khoản kế toán.
Ngƣời học sẽ tìm hiểu cơ sở dồn tích là nền tảng của quá trình điều chỉnh, khóa sổ để hoàn thành
chu trình kế toán và lập báo cáo tài chính.

Mục tiêu
Sau khi nghiên cứu xong chƣơng này, bạn có thể:
 Giải thích các nguyên tắc kế toán áp dụng trong việc xác định lợi nhuận trong một thời kỳ.
 Giải thích các bút toán điều chỉnh và khóa sổ
 Trình bày các bƣớc hoàn thành chu trình kế toán
 Lập các báo cáo tài chính đơn giản
 Phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của báo cáo tài chính.
Một số gợi ý
Trƣớc khi đi vào nghiên cứu nội dung của chƣơng này, bạn có thể trả lời một số câu hỏi bên dƣới để
tự đánh giá sự hiểu biết của mình về chủ đề tài khoản kế toán và ghi sổ kép:
 Kế toán sẽ ghi nhận và báo cáo doanh thu, chi phí thế nào để tính lợi nhuận khi một giao
dịch kinh doanh có thể liên quan đến nhiều kỳ kế toán?
 Cách thức ngƣời kế toán kết thúc một chu kỳ kế toán để lập báo cáo tài chính, cũng nhƣ mở
đầu một chu kỳ kế toán mới?
Kết cấu chương


















Các nguyên tắc kế toán
để xác định lợi nhuận
Bút toán điều
chỉnh
 Doanh thu
 Chi phí
 Lợi nhuận
 Khái quát
 Các bút
toán dồn
tích
 Cơ sở dồn tích
 Kỳ kế toán
 Nguyên tắc ghi nhận
doanh thu
 Nguyên tắc phù hợp
Khóa sổ và
kết chuyển
Lập báo cáo tài
chính
 Lập báo cáo

tài chính
 Đọc hiểu báo
cáo tài chính
 Phƣơng pháp
bảng tính

Trang 2
I. Các nguyên tắc kế toán để xác định lợi nhuận
Trong chƣơng 3, chúng ta đã tìm hiểu xem các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đƣợc kế toán ghi nhận
nhƣ thế nào: định khoản; ghi vào tài khoản và đối chiếu kiểm tra thông qua bảng cân đối tài khoản.
Câu hỏi đặt ra là kế toán còn phải thực hiện những công việc gì nữa để có thể đo lƣờng lợi nhuận
của kỳ kế toán, cập nhật các ghi chép đến ngày cuối kỳ và lập các báo cáo tài chính để hoàn thành
một kỳ kế toán?
Để trả lời câu hỏi này, trƣớc hết chúng ta cần tìm hiểu về những khái niệm và nguyên tắc để đo
lƣờng lợi nhuận. Những khái niệm và nguyên tắc kế toán này bao gồm nguyên tắc cơ sở dồn tích,
khái niệm kỳ kế toán, nguyên tắc ghi nhận doanh thu và nguyên tắc phù hợp.
1. Lợi nhuận kế toán và cơ sở dồn tích
Kế toán ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và báo cáo kết quả của chúng. Vậy khi nào kế toán
ghi nhận một nghiệp vụ? Có hai cơ sở để kế toán ghi nhận các nghiệp vụ:
- Cơ sở dồn tích: Ghi nhận ảnh hƣởng của mỗi nghiệp vụ khi nó phát sinh. Không căn cứ vào
thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền.
- Cơ sở tiền (còn gọi là thực thu thực chi): Chỉ ghi nhận các khoản tiền thu vào, chi ra. Do đó,
kế toán không dùng các khái niệm khoản phải thu khách hàng, khoản phải trả ngƣời bán,
khấu hao…
Trong chƣơng 2, chúng ta đã biết cơ sở dồn tích là một nguyên tắc của kế toán hiện hành. Điều này
xuất phát từ những ƣu điểm của cơ sở này so với cơ sở tiền, đặc biệt là với việc đánh giá kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Trong phần dƣới đây, chúng ta sẽ làm rõ hơn sự khác biệt giữa hai cơ
sở trên trong một số ví dụ để có thể hiểu hơn nguyên tắc này.
Ví dụ 1:
Ngày 30.12.20x0, công ty A nhận đƣợc hóa đơn tiền thuê văn phòng của công ty H nhƣng chƣa trả

tiền vì theo hợp đồng, khoản này đƣợc thanh toán vào ngày 5.1.20x1.
Trong kế toán dựa trên cơ sở tiền, kế toán sẽ chƣa ghi nhận giao dịch này vì chƣa có khoản tiền nào
đƣợc chi ra. Trong khi đó, nếu dựa trên cơ sở dồn tích, kế toán sẽ ghi tăng chi phí.
Nợ TK Chi phí quản lý
Có TK Phải trả ngƣời bán
Nhƣ vậy, cơ sở dồn tích cho phép kế toán phản ảnh đầy đủ hơn chi phí sản xuất kinh doanh của
công ty A vào năm 20x0.
Ví dụ 2:
Ngày 15.12.20x0, công ty A giao hàng cho công ty K nhƣng chƣa thu tiền vì thời hạn thanh toán của
hóa đơn này là 60 ngày.
Kế toán trên cơ sở tiền cũng không ghi chép giao dịch này cho đến khi thu đƣợc tiền của công ty K.
Ngƣợc lại, kế toán trên cơ sở dồn tích sẽ ghi nhận một khoản doanh thu bán hàng.
Nợ TK Phải thu khách hàng
Có TK Doanh thu
Rõ ràng là cách thức kế toán này giúp số liệu kế toán sẽ thể hiện đầy đủ hơn doanh thu năm 20x0
của công ty A.
Trang 3
Các ví dụ trên cho thấy ƣu điểm của kế toán dồn tích trong phản ảnh kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp thông qua việc phản ảnh đầy đủ hơn doanh thu và chi phí, làm cơ sở để xác định
lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tóm lại, doanh thu, chi phí phải được ghi nhận vào kỳ mà nó phát sinh, và đó chính là cách của kế
toán dồn tích. Ngƣợc lại, kế toán trên cơ sở tiền sẽ ghi nhận doanh thu và chi phí trên cơ sở các
khoản tiền thực thu, thực chi. Hình 4-1 minh họa sự khác biệt giữa hai loại hình kế toán trên.






Hình 4-1: Kế toán dồn tích khác với kế toán tiền.


Bên cạnh đó, lƣu ý rằng cơ sở dồn tích cũng giúp ngƣời kế toán thể hiện đầy đủ hơn tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Trong ví dụ 1, nó giúp ghi nhận khoản phải trả ngƣời bán, một nghĩa vụ đã
phát sinh của doanh nghiệp. Trong ví dụ 2, nợ phải thu đƣợc ghi nhận vào tài sản, một nguồn lực
kinh tế mà doanh nghiệp đã kiểm soát.
Với các ƣu điểm trên, cơ sở dồn tích đƣợc xem là giúp cho việc cung cấp thông tin hữu ích cho
ngƣời sử dụng để ra các quyết định kinh tế. Trên thực tế, cơ sở dồn tích là nguyên tắc kế toán đƣợc
áp dụng phổ biến từ lâu tại doanh nghiệp trên thế giới. Kế toán cơ sở tiền hiện nay chỉ còn áp dụng
trong một số ít trƣờng hợp, chẳng hạn trong khu vực kế toán hành chính sự nghiệp tại một số quốc
gia.


Công ty Kho Vận Ngoại Thƣơng cho Công ty Thủy Sản Nam Việt thuê kho lạnh với giá 12 triệu
đồng/tháng. Ngày 2 tháng 1, Cty Nam Việt trả ngay 36 triệu cho thời gian thuê kho từ 1/1 đến 31/3.
Giả sử cả hai công ty đều có yêu cầu phải lập báo cáo tài chính hàng tháng.
Yêu cầu:
a) Cty Kho Vận Ngoại Thƣơng sẽ báo cáo doanh thu mỗi tháng là bao nhiêu theo 2 trƣờng hợp sau:
 Theo kế toán dồn tích.
 Theo kế toán tiền.
b) Công ty Nam Việt sẽ báo cáo chi phí mỗi tháng là bao nhiêu theo 2 trƣờng hợp sau:
 Theo kế toán dồn tích.
 Theo kế toán tiền.
(Bài giải nằm ở cuối chương)
2. Kỳ kế toán
Kế toán
dồn tích
Ghi nhận chi phí khi phát sinh.
Không căn cứ thời điểm chi tiền.
Ghi nhận doanh thu khi phát sinh.
Không căn cứ thời điểm thu tiền.


Kế toán
tiền
Ghi nhận các khoản tiền thực thu
là doanh thu.
Ghi nhận các khoản thực chi ra
là chi phí.


Bài tập thực hành 1


Trang 4
Một doanh nghiệp đƣợc lập ra là để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Giả định hoạt động của
một doanh nghiệp là liên tục. Không chỉ nhà quản lý, chủ sở hữu và chủ nợ đều muốn biết doanh
nghiệp đã hoạt động nhƣ thế nào, có hiệu quả không, có trả đƣợc nợ không, vốn có đƣợc bảo toàn
không… trong một thời kỳ nhất định. Vì vậy, kế toán phân đoạn thời gian và lập các báo cáo tài
chính cho từng kỳ kế toán riêng biệt để bảo đảm rằng thông tin đƣợc báo cáo thƣờng xuyên.
Kỳ kế toán là khoảng thời gian để kế toán thực hiện một chu trình kế toán gồm các bƣớc: Mở sổ -
Ghi sổ - Khoá sổ - Lập báo cáo tài chính. Mỗi chu kỳ này phải ngắn hơn thời gian tồn tại của một tổ
chức. Thƣờng thì ngƣời ta qui định độ dài của kỳ kế toán sao cho thuận tiện cho công việc kế toán
nhất.
Ở hầu hết các nƣớc trên thế giới, kỳ kế toán cơ bản là 12 tháng, không nhất thiết là năm dƣơng lịch,
gọi là niên độ kế toán hay năm tài chính. Tất cả các doanh nghiệp đều phải lập Báo cáo tài chính
hàng năm. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn chọn kỳ kế toán theo năm dƣơng lịch, một số khác sử
dụng năm tài chính kết thúc vào một ngày khác. Họ thƣờng chọn ngày kết thúc niên độ vào thời gian
thấp điểm của các hoạt động kinh doanh. Thí dụ, Wal-Mart, Target và nhiều công ty bán lẻ khác ở
Hoa Kỳ sử dụng năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 1, vì đó là thời điểm hoạt động của họ
“thong thả” hơn sau mùa Giáng sinh và Tết.
Luật Kế Toán Việt Nam quy định: “Kỳ kế toán năm là mƣời hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01

đến hết ngày 31 tháng 12 năm dƣơng lịch. Ðơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động
đƣợc chọn kỳ kế toán năm là mƣời hai tháng tròn theo năm dƣơng lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng
đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trƣớc năm sau và thông báo cho cơ quan tài
chính biết; Kỳ kế toán quý là ba tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng
của tháng cuối quý; Kỳ kế toán tháng là một tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của
tháng”.
Các doanh nghiệp cũng có thể lập báo cáo tài chính cho các kỳ kế toán ngắn hơn, thƣờng là tháng
hay quý (còn gọi là báo cáo tài chính giữa niên độ). Các báo cáo tháng có thể tổng hợp thành Báo
cáo tài chính của quý; các báo cáo quý tổng hợp thành báo cáo năm. Trong quyển sách này, chúng ta
bàn về báo cáo tài chính năm. Các nguyên tắc và thủ tục kế toán đƣợc thực hiện tƣơng tự cho cả các
báo cáo tài chính giữa niên độ.
Khái niệm kỳ kế toán bảo đảm rằng thông tin đƣợc báo cáo thƣờng xuyên. Để đo lƣờng lợi nhuận
một cách đáng tin cậy, doanh nghiệp phải cập nhật các tài khoản đến ngày kết thúc kỳ kế toán.
Hoạt động của một doanh nghiệp là một chuỗi các nghiệp vụ diễn tiến liên tục. Có nhiều nghiệp vụ
đƣợc bắt đầu ở một kỳ kế toán nhƣng lại ảnh hƣởng đến cả nhiều kỳ kế toán khác nhƣ việc mua sắm
vật tƣ, thiết bị, các khoản chi phí trả trƣớc… Yêu cầu lập báo cáo cho mỗi kỳ kế toán riêng biệt đòi
hỏi kế toán phải có những kỹ thuật xử lý thích hợp với các loại nghiệp vụ nhƣ vậy.
Ví dụ 3:
Công ty G thuê nhà với tiền thuê là 120 triệu đồng một năm. Tuy nhiên, theo hợp đồng, công ty G
phải trả trƣớc tiền thuê nhà hai năm ngay khi bắt đầu hợp đồng thuê là 240 triệu đồng. Nhƣ vậy,
khoản tiền thuê này phải đƣợc phân bổ cho hai kỳ kế toán năm. Nếu công ty G lập báo cáo hàng
quý, số tiền trả trƣớc phải đƣợc chia đều cho 8 quý, mỗi quý 30 triệu đồng.
Tuy nhiên không phải tất cả các khoản đều có thể phân chia một cách chính xác nhƣ vậy cho mỗi kỳ
kế toán. Các khoản đầu tƣ mua sắm nhà xƣởng, thiết bị, phƣơng tiện vận tải… là để sử dụng cho
hoạt động kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Không thể xác định một
cách chính xác rằng một tài sản nhƣ vậy sẽ đƣợc sử dụng trong bao nhiêu năm và chi phí sử dụng nó
trong mỗi kỳ kế toán là bao nhiêu. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, kế toán cần phải ƣớc lƣợng
một cách tƣơng đối phần chi phí tƣơng ứng để có thể đo lƣờng lợi nhuận của mỗi kỳ kế toán. Và do
Trang 5
phải xác định dựa trên một phần là những ƣớc tính nên lợi nhuận trong các báo cáo của kế toán đƣợc

xem là những số liệu có ý nghĩa gần đúng hơn là các số liệu chính xác.
3. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Theo nguyên tắc dồn tích, doanh thu đƣợc ghi nhận khi phát sinh chứ không căn cứ vào thời điểm
mà doanh nghiệp thu đƣợc tiền. Những dấu hiệu nào để nhận biết sự phát sinh của một khoản doanh
thu phải ghi nhận, khoản doanh thu đƣợc ghi nhận với số tiền bao nhiêu? Nguyên tắc ghi nhận
doanh thu đƣa ra câu trả lời cho các nhà kế toán về những câu hỏi trên.
Thời điểm phát sinh
Trong hầu hết các trƣờng hợp, doanh thu phát sinh khi doanh nghiệp chuyển giao hàng hóa, dịch vụ
cho khách hàng, doanh nghiệp đã thực hiện xong mọi điều khoản đƣợc đòi hỏi trong thỏa thuận bán
hàng, có thể bao gồm cả việc vận chuyển hàng hóa cho khách hàng. Nhƣ vậy, thời điểm cung cấp
hàng hóa, dịch vụ là thời điểm ghi nhận doanh thu, không phụ thuộc vào việc khách hàng đã trả tiền
hay chƣa. Trong ví dụ 2 ở trên, công ty A ghi nhận doanh thu vào năm 20x0 mặc dù tiền chỉ đƣợc
thu vào năm 20x1.
Các khoản tiền doanh nghiệp đã nhận nhƣng chƣa cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng thì
không phải là doanh thu. Chỉ khi việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ đƣợc thực hiện, doanh thu mới
đƣợc ghi nhận cùng với sự giảm đi của nghĩa vụ cung cấp hàng hóa và dịch vụ
Giá trị được ghi nhận
Về số tiền của khoản doanh thu đƣợc ghi nhận, thông thƣờng doanh thu là giá bán của sản phẩm,
hàng hóa đã bán và dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng.


1. Công ty Saigon Tourist nhận thực hiện tour du lịch Hàn Quốc cho đoàn khách gồm giảng viên
Khoa Kế Toán – Kiểm Toán trƣờng Đại Học Mở và ngƣời thân của họ. Ngày 25 tháng 6 năm
20x1, khách hàng trả phí trọn gói là 520 triệu đồng. Chuyến du lịch đƣợc thực hiện từ ngày 3
đến ngày 11 tháng 8 năm 2011.
Kế toán của công ty sẽ ghi nhận doanh thu vào thời điểm nào: Ngày 26 tháng 6 năm 2011 hay
tháng 8 năm 2011? Tại sao?
2. Giả sử để giành đƣợc một khách hàng mới, công ty đã chấp nhận thực hiện một dịch vụ cho
khách hàng này với giá chỉ 350 triệu trong khi giá thông thƣờng của dịch vụ này là 400 triệu.
Trong trƣờng hợp này, kế toán của công ty ghi nhận doanh thu là bao nhiêu?

(Bài giải nằm ở cuối chương)
4. Nguyên tắc phù hợp
Kế toán ghi nhận doanh thu, chi phí và đo lƣờng lợi nhuận, kết quả hoạt động của doanh nghiệp,
bằng việc so sánh doanh thu với chi phí. Để lợi nhuận đƣợc đo lƣờng một cách hợp lý, việc ghi nhận
doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau.
Nguyên tắc phù hợp hƣớng dẫn ngƣời kế toán:
 Xác định tất cả các chi phí phát sinh trong mỗi kỳ kế toán và đo lƣờng các chi phí đó;
 Làm cho chi phí phù hợp với doanh thu trong mỗi kỳ kế toán.
Bài tập thực hành 2



Trang 6
Thuật ngữ phù hợp chỉ mối liên hệ chặt chẽ và tƣơng thích giữa các khoản chi phí phát sinh với
doanh thu tạo ra từ các khoản chi phí phát sinh đó. Làm cho chi phí phù hợp với doanh hàm ý là sự
so sánh chi phí với doanh thu nhằm xác định lãi hay lỗ một cách hợp lý.
Trong ví dụ 1 ở trên, việc ghi nhận chi phí thuê nhà vào năm 20x0 của công ty A đảm bảo sự phù
hợp giữa chi phí và doanh thu; lý do là khoản tiền thuê nhà này đóng góp vào việc mang lại doanh
thu năm 20x0 của công ty A.
II. Các khoản điều chỉnh và các bút toán điều chỉnh
Yêu cầu lập các Báo cáo tài chính định kỳ đòi hỏi kế toán phải cập nhật các tài khoản đến ngày kết
thúc kỳ kế toán. Công việc của kế toán không thể dừng lại ở việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh nhƣ đã nói đến ở chƣơng 3. Điều này xuất phát từ những nguyên tắc kế toán đƣợc sử dụng
để xác định lợi nhuận đã trình bày trong phần trên.
Cuối mỗi kỳ kế toán, một quá trình điều chỉnh cần đƣợc thực hiện nhằm hai mục đích:
 Bảo đảm xác định và đo lƣờng đầy đủ doanh thu, chi phí của kỳ (dựa trên nguyên tắc cơ sở
dồn tích và phù hợp). Điều này giúp cho việc đo lƣờng lãi (hoặc lỗ) trên báo cáo kết quả kinh
doanh. Mọi bút toán điều chỉnh đều ảnh hƣởng đến một khoản doanh thu hoặc một khoản chi
phí
 Đƣa các tài khoản về trạng thái sẵn sàng cho việc lập báo cáo tài chính, thông qua việc cập

nhật số dƣ của tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán. Mọi bút toán điều chỉnh đều
ảnh hƣởng đến một khoản tài sản hay một khoản nợ phải trả
Quá trình điều chỉnh bắt đầu khi kỳ kế toán kết thúc; kế toán đã hoàn tất việc ghi nhận các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh vào các tài khoản kế toán.
Quá trình điều chỉnh đòi hỏi kế toán phải thực hiện các bút toán điều chỉnh. Nhƣ đã nói ở trên, các
bút toán điều chỉnh giúp đo lƣờng lợi nhuận một cách hợp lý cho mỗi kỳ kế toán và đƣa các tài
khoản tài sản và nợ phải trả về trạng thái đƣợc cập nhật, sẵn sàng cho việc lập các báo cáo tài chính.
Các bút toán điều chỉnh là đặc trƣng then chốt của kế toán dồn tích. Hai loại điều chỉnh cơ bản là các
khoản trả trước và dồn tích.
 Đối với khoản trả trước, giao dịch bằng tiền phát sinh trƣớc khi một khoản doanh thu hay
chi phí đã phát sinh. Do đó, bút toán điều chỉnh sẽ phân bổ doanh thu hoặc chi phí vào kỳ
thích hợp.
 Đối với khoản dồn tích, giao dịch bằng tiền phát sinh sau khi doanh thu và chi phí đã phát
sinh. Do đó, bút toán điều chỉnh cần ghi nhận một khoản chi phí hay doanh thu theo thời
điểm chúng phát sinh.
Trong phần dƣới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu năm loại bút toán điều chỉnh:
 Chi phí trả trƣớc
 Khấu hao tài sản cố định
 Chi phí phải trả
 Doanh thu dồn tích
 Doanh thu chƣa thực hiện

Trang 7

1. Chi phí trả trước
Chi phí trả trƣớc là các khoản đã chi ra trong một kỳ kế toán nhƣng lại có ảnh hƣởng đến kết quả
kinh doanh của nhiều kỳ kế toán sau đó. Mọi doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, đều thƣờng phải chấp
nhận các khoản chi phí trả trƣớc nhƣ thế này và kế toán phải điều chỉnh ảnh hƣởng của chúng đến
từng kỳ kế toán. Ví dụ: trả trƣớc tiền thuê mặt bằng; trả trƣớc phí bảo hiểm hay trả trƣớc chi phí cho
các chƣơng trình quảng cáo dài ngày…. Cần nhớ rằng chi phí trả trƣớc là tài sản vì nó là lợi ích kinh

tế tƣơng lai mà doanh nghiệp kiểm soát đƣợc, nó chỉ trở thành chi phí khi thực sự đƣợc tiêu dùng.
Ví dụ 4:
Tháng 8 năm 20x1, Công ty Bạch Dƣơng chi ra 360 triệu đồng để trả trƣớc tiền quảng cáo trên
truyền hình trong một năm, tính từ ngày 1 tháng 9 năm 20x1. Ngay khi chi tiền trả trƣớc, kế toán đã
ghi:
Nợ TK Chi phí trả trƣớc: 360 triệu đồng
Có TK Tiền mặt: 360 triệu đồng
Sau khi ghi sổ, cuối tháng 8, tài khoản Chi phí trả trƣớc có số dƣ Nợ là 360 triệu đồng. Suốt tháng 9,
tài khoản Chi phí trả trƣớc duy trì số dƣ ban đầu này. Sau một tháng sử dụng dịch vụ quảng cáo, vào
ngày 30/9, khoản tiền quảng cáo trả trƣớc đã phải giảm đi tƣơng ứng với phần đã đƣợc sử dụng
trong tháng. Tỷ lệ sử dụng là 1/12 số trả trƣớc và phần chi phí tƣơng ứng phải đƣợc ghi nhận vào chi
phí hoạt động của doanh nghiệp trong tháng là 30 triệu.
Bút toán điều chỉnh chuyển khoản tiền 30 triệu từ Chi phí trả trƣớc (một tài khoản tài sản) vào Chi
phí bán hàng. Bút toán điều chỉnh là:
Nợ TK Chi phí bán hàng: 30 triệu
Có TK Chi phí trả trƣớc: 30 triệu
Sau khi ghi bút toán điều chỉnh, số dƣ của tài khoản Chi phí trả trƣớc là 330 triệu (= 360 triệu – 30
triệu).
Việc phân tích và điều chỉnh cũng đƣợc thực hiện tƣơng tự với các khoản tiền bảo hiểm hay chi phí
tiền thuê trả trƣớc. Kế toán thƣờng lập bảng kê chi tiết để theo dõi việc ghi nhận và phân bổ từng
khoản chi phí trả trƣớc. Trong hệ thống kế toán ứng dụng công nghệ thông tin, ngƣời ta lập trình để
các bút toán điều chỉnh đƣợc thực hiện một cách tự động vào cuối mỗi kỳ kế toán.


- Vào ngày 1.3.20x1 Công ty TNHH Hải Nam chuyên sản xuất tủ bảng điện đã chi ra 480
triệu để thuê 1 kho hàng nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất từ công ty An Thái với thời
gian thuê là 12 tháng. Thời gian bắt đầu thuê kho từ 1/4/20x1.
- Ngày 9.3.20x1 Công ty đã trả chi phí lãi vay của tháng 3/20x1 cho ngân hàng A là 30 triệu.
- Ngày 15.3.20x1 Công ty trả trƣớc 8 triệu trong 12 triệu tiền mua 2 máy điều hòa từ công ty
Nguyễn Kim.

- Ngày 28.3.20x1 Công ty Hải Nam cũng đã bỏ ra 120 triệu để mua bảo hiểm cháy nổ cho kho
hàng vừa thuê với thời hạn 1 năm từ công ty AIG. Thời gian bắt đầu tính bảo hiểm là
1/4/20x1.
Bài tập thực hành 3




Trang 8
Yêu cầu
a. Xác định và hạch toán chi phí trả trƣớc ở các sự kiện phát sinh trên.
b. Thực hiện các bút toán điều chỉnh vào ngày 30/4/20x1 (nếu có).
(Bài giải nằm ở cuối chương)
2. Khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) là một minh họa rõ ràng nhất của kế toán dồn tích. TSCĐ là
những tài sản dài hạn đƣợc sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp nhƣ đất đai, nhà cửa, thiết bị,
phƣơng tiện vận tải và những TSCĐ khác. Giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ bị giảm dần đi trong
quá trình sử dụng. Sự giảm dần giá trị tài sản làm phát sinh chi phí và kế toán phải phân bổ một cách
có hệ thống giá gốc của mỗi tài sản vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian sử dụng
hữu ích của nó.
Nguyên lý cơ bản để kế toán đối với TSCĐ cũng tƣơng tự nhƣ đối với chi phí trả trƣớc. Sự khác biệt
đáng kể giữa một khoản chi phí trả trƣớc với TSCĐ là thời gian hao mòn của TSCĐ thƣờng dài hơn,
hầu hết TSCĐ có thời gian sử dụng trong nhiều năm.
Ví dụ 5:
Trong tháng 8/20x1, Công ty Hoa Viên đã mua một TSCĐ hữu hình (máy bơm cao áp) với giá gốc
là 240 triệu đồng và đƣa vào sử dụng từ ngày 1/9/20x1. Khi mua thiết bị, kế toán đã ghi sổ:
Nợ TK TSCĐ hữu hình 240 triệu
Có TK Tiền mặt 120 triệu
Có TK Phải trả cho ngƣời bán 120 triệu
Sau khi ghi sổ, tài khoản TSCĐ hữu hình có số dƣ là 240 triệu. Giả sử công ty ƣớc định rằng thiết bị

này có thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm (60 tháng) và sẽ không còn giá trị thu hồi khi thanh lý.
Một trong các cách để tính khấu hao là chia đều giá gốc của tài sản cho thời gian sử dụng hữu ích
của nó. Cách này đƣợc gọi là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Với máy bơm nói trên, mức
khấu hao hàng năm là 48 triệu (= 240 triệu : 5 năm); mức khấu hao hàng tháng là 4 triệu (= 48 triệu :
12 tháng).
Giá trị của TSCĐ giảm dần đi trong quá trình sử dụng và tại một thời điểm nhất định sẽ là phần còn
lại của nguyên giá sau khi trừ đi số khấu hao lũy kế. Để đánh giá tình hình trang bị, sử dụng TSCĐ,
tình trạng TSCĐ và ra các quyết định về việc thay thế, đổi mới TSCĐ, nhà quản lý cần tham chiếu
cả ba đại lƣợng: Nguyên giá, số khấu hao đã thực hiện (gọi là khấu hao lũy kế) và giá trị còn lại.
Với yêu cầu trên, kế toán sử dụng các tài khoản nhƣ sau:
 Tài khoản TSCĐ để phản ảnh tình hình hiện có và tăng, giảm của TSCĐ theo nguyên giá.
Nhƣ vậy, nếu không mua mới hay thanh lý TSCĐ, tài khoản này có số dƣ không đổi mặc dù
giá trị TSCĐ bị giảm dần do khấu hao.
 Tài khoản Hao mòn TSCĐ ghi nhận và lƣu giữ thông tin về quá trình trích khấu hao và tổng
số khấu hao đã trích của tài sản. Số khấu hao lũy kế tăng dần theo thời gian sử dụng tài sản.
Tài khoản Hao mòn TSCĐ là một tài khoản điều chỉnh giảm theo sau tài khoản TSCĐ. Tài khoản
TSCĐ có số dƣ bên Nợ vì vậy tài khoản Hao mòn TSCĐ, một tài khoản điều chỉnh giảm, có số dƣ
bên Có.
Trang 9
Để ghi nhận việc trích khấu hao TSCĐ, kế toán sẽ đòi hỏi ghi tăng chi phí và ghi giảm giá trị TSCĐ.
Tuy nhiên, thay vì ghi Có cho tài khoản TSCĐ hữu hình để thể hiện sự giảm đi trong giá trị TSCĐ,
kế toán lại ghi Có tài khoản Hao mòn TSCĐ.
Áp dụng vào ví dụ 5, bút toán khấu hao tháng 9 đƣợc ghi nhƣ sau:
Nợ TK Chi phí khấu hao: 4 triệu
Có TK Hao mòn TSCĐ: 4 triệu
Hình 4-2 minh họa sơ đồ tài khoản của ví dụ 5.
TÀI SẢN
CHI PHÍ
TK Tài sản


TK điều chỉnh giảm TS


TSCĐ HH (máy bơm)

Hao mòn TSCĐ (máy bơm)

CP khấu hao
SD: 240











4
30/9
4





4


4

SD: 240



SD: 4

SD: 4


Bảng cân đối kế toán trình bày tình trạng TSCĐ bao gồm số liệu về nguyên giá, số khấu hao lũy kế
và giá trị còn lại. Vì là một tài khoản điều chỉnh giảm tài sản với số dƣ Có nên số dƣ của tài khoản
Hao mòn lũy kế sẽ đƣợc phản ảnh nhƣ là một số âm trên bảng cân đối kế toán (thể hiện bằng số tiền
ghi trong dấu ngoặc đơn). Giá trị này sẽ đƣợc trừ khỏi số dƣ của tài khoản TSCĐ, vốn phản ảnh
nguyên giá TSCĐ, kết quả là giá trị còn lại (giá trị thuần) của tài sản.
Giá trị còn lại = Nguyên giá - giá trị khấu hao lũy kế
Hình 4-3 minh họa cách trình bày TSCĐ trên Bảng cân đối kế toán của công ty Hoa Viên:
Chỉ tiêu
Số tiền
Ý nghĩa, nguồn số liệu
Tài sản cố định
236
GT còn lại = NG – Khấu hao lũy kế
- Nguyên giá
240
Số dƣ Nợ TK TSCĐ
- Hao mòn lũy kế
(4)
Số khấu hao lũy kế



Ta có bảng thông tin TSCĐ tính đến 31/12/20x5 của một số công ty nhƣ sau:
Thông tin
Công ty A
Công ty B
Công ty C
Công ty D
TSCĐ thuần
?
?
36
?
- Nguyên giá TSCĐ
312
?
?
?
- Số KHLK
?
(176)
?
?
Thời gian sử dụng ƣớc tính
6
5
7
4
Bài tập thực hành 4





Trang 10
Thời gian bắt đầu sử dụng
20x1
20x2
20x3
20x4
- Giả sử các tài sản đƣợc đƣa vào sử dụng vào ngày 1/1 (kỳ kế toán từ 1/1-31/12) và không có
sự thay đổi về nguyên giá trong các năm tiếp theo;
- Công ty sử dụng phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng qua các năm;
- Khấu hao trong năm 20x5 của công ty D là 79 triệu.
Yêu cầu
a. Xác định các giá trị còn trống trong bảng TSCĐ.
b. Xác định giá trị và hạch toán các bút toán trích khấu hao trong năm 20x5 của các công ty.
3. Chi phí phải trả
Khái niệm chi phí phải trả đề cập đến các khoản chi phí đã phát sinh nhƣng doanh nghiệp chưa trả.
Khoản chi phí phải trả là một nghĩa vụ của doanh nghiệp, nên đƣợc ghi nhận và báo cáo một khoản
nợ phải trả. Khi kỳ kế toán kết thúc, kế toán sẽ nhận diện các khoản chi phí phải trả, ghi các bút toán
điều chỉnh để cập nhật các chi phí này cùng với các khoản nợ phải trả liên quan cho việc lập các báo
cáo tài chính.
Các khoản chi phí phải trả thƣờng gặp trong kế toán là:
 Chi phí phải trả về tiền lƣơng
 Chi phí phải trả về dịch vụ đã sử dụng
 Các khoản chi phí phải trả khác
Chi phí phải trả về tiền lương
Khi doanh nghiệp sử dụng lao động của nhân viên, chi phí tiền lƣơng đã phát sinh. Trong nhiều
doanh nghiệp, khoản tiền lƣơng này đƣợc thanh toán vào đầu kỳ kế tiếp. Điều này tạo ra một khoản
chi phí phải trả về tiền lƣơng. Tài khoản để theo dõi khoản phải trả nay là Phải trả người lao động.

Ví dụ 6:
Theo hợp đồng giữa Công ty Thƣơng mại Minh Hà với nhân viên bán hàng, tiền lƣơng mỗi tháng
đƣợc chi trả cho họ một lần vào ngày 5 của tháng kế tiếp. Nghĩa là đến ngày 5/10 doanh nghiệp mới
chi tiền trả lƣơng tháng 9 cho ngƣời lao động. Vì vậy, cho đến ngày 30 tháng 9, chƣa có bút toán chi
tiền lƣơng đƣợc ghi sổ. Tuy nhiên, sẽ không đảm bảo nguyên tắc cơ sở dồn tích và phù hợp nếu
không ghi nhận chi phí lƣơng đã phát sinh trong tháng 9. Thiếu sót này dẫn đến kết quả kinh doanh
tháng 9 sẽ bị sai lệch. Do đó, vào cuối tháng 9, kế toán xác định đƣợc tiền lƣơng phải trả cho nhân
viên bán hàng trong tháng là 40 triệu nhƣng chƣa trả, kế toán phải ghi một bút toán điều chỉnh dồn
tích:
Nợ TK Chi phí bán hàng: 40 triệu
Có TK Phải trả ngƣời lao động: 40 triệu
Sau bút toán điều chỉnh, số liệu trên các tài khoản nhƣ sau:

TK Phải trả NLĐ

TK Chi phí bán hàng


40
(30/9)
40

Cộng PS

40

40




SD: 40

SD: 40

Trang 11
Sau bút toán điều chỉnh, tài khoản Chi phí bán hàng đã ghi nhận đầy đủ chi phí tiền lƣơng phát sinh
trong tháng; tài khoản Phải trả ngƣời lao động phản ảnh đúng số nợ doanh nghiệp phải trả ngƣời lao
động tính đến ngày 30 tháng 9 năm 20x1. Sang tháng 10, khi chi trả lƣơng tháng 9 cho ngƣời lao
động, kế toán ghi không ghi nhận khoản chi trả này vào chi phí nữa mà chỉ là trả nợ mà thôi:
Nợ TK Phải trả ngƣời lao động: 40 triệu
Có TK Tiền mặt: 40 triệu
Chi phí phải trả về dịch vụ đã sử dụng
Tiền điện, nƣớc, điện thoại và các loại dịch vụ tƣơng tự mà doanh nghiệp sử dụng hàng tháng
thƣờng chỉ đƣợc thanh toán vào đầu tháng sau, sau khi nhận đƣợc hóa đơn của nhà cung cấp. Các
khoản chi phí này cần đƣợc ghi nhận theo cơ sở dồn tích, nghĩa là vào đúng kỳ mà nó phát sinh, chứ
không phải vào kỳ mà nó đƣợc thanh toán. Bút toán điều chỉnh thƣờng đƣợc thực hiện để ghi nhận
các khoản chi phí này vào cuối kỳ, trƣớc khi xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán. Tài khoản
đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp này là Phải trả cho người bán.
Ví dụ 7:
Chi phí điện, nƣớc mà công ty Ngọc Dung cho bộ phận bán hàng sử dụng tháng 9/20x1 là 15 triệu
đồng, sẽ thanh toán trong tháng 10/20x1.
Cuối tháng 9/20x1, kế toán ghi:
Nợ TK Chi phí bán hàng: 15
Có TK Phải trả cho ngƣời bán: 15
Sang tháng sau, khi thanh toán các khoản chi phí này, kế toán ghi:
Nợ TK Phải trả cho ngƣời bán: 15
Có TK Tiền mặt / Tiền gởi ngân hàng: 15
Chi phí phải trả khác
Có nhiều loại chi phí phải trả khác, thí dụ chi phí lãi vay. Chi phí lãi vay là chi phí mà doanh nghiệp
phải trả cho ngƣời cho vay về việc đã sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định. Chi phí lãi vay

thƣờng thanh toán sau mỗi tháng nên sẽ có trƣờng hợp kết thúc kỳ kế toán nhƣng chƣa đến hạn
thanh toán lãi vay. Lúc này chi phí lãi vay phải đƣợc ghi nhận trên cơ sở dồn tích bằng một bút toán
điều chỉnh. Tài khoản sử dụng trong trƣờng hợp này là tài khoản Chi phí phải trả.
Ví dụ 8:
Vào ngày 15 tháng 6 năm 20x1, Công ty Đại Liên vay 1.000 triệu đồng từ ngân hàng với mức lãi
suất 1%/ tháng, trả vào ngày 15 hàng tháng kể từ tháng kế tiếp. Nhƣ vậy, khoản chi phí lãi vay của
tháng đầu tiên là 10 triệu sẽ đƣợc doanh nghiệp chi trả vào ngày 15/7/20x1. Tuy nhiên, để xác định
kết quả kinh doanh tháng 6, không thể không kể đến chi phí lãi vay phát sinh ứng với 15 ngày sử
dụng khoản vay trong tháng.
Do đó, một bút toán điều chỉnh cần đƣợc thực hiện vào ngày 30 tháng 6 để ghi nhận khoản chi phí
này cùng với khoản nợ phải trả về lãi vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán sau đó:
Nợ TK Chi phí lãi vay: 1.000 x 1% x ½ = 5 triệu
Có TK Lãi vay phải trả: 5 triệu


Bài tập thực hành 5




Trang 12
Trong tháng 9.20x1, tại Công ty thƣơng mại Hoa Mai chuyên bán máy in, mực in công nghiệp có
tình hình nhƣ sau:
a. Trả tiền điện thoại, điện, nƣớc trong tháng 8.20x1 là 4.500.000đ.
b. Chi trả tiền lƣơng tháng 8.20x1 của nhân viên bán hàng là 8.500.000đ.
c. Trả tiền lãi vay tháng 8.20x1 cho công ty Hoa Phƣợng là 2.000.000 đ.
d. Trả tiền thuê cửa hàng và các vật dụng tháng 8.20x1 là 20.000.000đ.
e. Chi phí điện thoại, điện, nƣớc chung của doanh nghiệp trong tháng 9.20x1 là 5.000.000đ
f. Chi phí quảng cáo trong tháng 9.20x1 là 2.000.000đ.
g. Chi phí tiền lƣơng của nhân viên bán hàng và văn phòng trong tháng 9.20x1 lần lƣợt là

4.000.000đ và 3.000.000đ.
h. Chi phí lãi vay ngân hàng trong tháng 9.20x1 là 1.500.000đ.
i. Mua mực in để tiếp tục kinh doanh là 30.000.000đ.
Yêu cầu
Xác định và hạch toán các chi phí dồn tích phát sinh trong tháng.
(Đáp án xem ở cuối chương)
4. Doanh thu chưa thu tiền
Doanh nghiệp thƣờng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và cho phép họ trả tiền sau
một thời gian nhất định. Trong trƣờng hợp này, theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, doanh nghiệp sẽ ghi
nhận doanh thu ngay khi giao dịch phát sinh mà không chờ đợi đến khi thu đƣợc tiền.
Bút toán điều chỉnh này đƣợc ghi nhƣ sau:
Nợ TK Phải thu khách hàng
Có TK Doanh thu
Trên thực tế, tính chất điều chỉnh của bút toán này có vẻ mờ nhạt vì ngƣời kế toán thƣờng ghi ngay
giao dịch này khi phát sinh, không chờ đến cuối kỳ kế toán. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, đây là một
bút toán điều chỉnh do cách thức xử lý dựa trên cơ sở dồn tích của nó. Bút toán này cũng đƣợc thực
hiện cuối kỳ trong một trƣờng hợp thực tế sau:
 Trong các doanh nghiệp nhỏ, ngƣời kế toán dành thời gian hàng ngày để ghi các giao dịch
dựa trên thực thu, thực chi và cuối kỳ mới tập hợp các khoản bán hàng chƣa thu tiền và ghi
nghiệp vụ này để lập báo cáo tài chính trên cơ sở dồn tích.
 Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ qua nhiều kỳ kế toán, việc xác định doanh thu thực hiện
cuối mỗi kỳ căn cứ vào mức độ thực hiện trong kỳ.
5. Doanh thu chưa thực hiện
Trong một số trƣờng hợp, doanh nghiệp có thể nhận trƣớc tiền của khách hàng, sau đó mới thực
hiện việc cung cấp dịch vụ; đặc biệt là các hoạt động cung cấp dịch vụ tính phí theo thời gian nhƣ
cho thuê nhà, quảng cáo Nguyên tắc ghi nhận doanh thu không cho phép ghi nhận khoản tiền
khách hàng trả trƣớc này là doanh thu. Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán khoản nợ này
bằng việc cung cấp cho khách hàng một lƣợng dịch vụ sau đó và chỉ khi công việc đƣợc thực hiện
xong, doanh thu mới đƣợc coi là phát sinh.
Trang 13

Việc nhận trƣớc tiền của khách hàng trong trƣờng hợp này làm phát sinh một khoản nợ phải trả gọi
là doanh thu chưa thực hiện. Tài khoản Doanh thu chƣa thực hiện là một tài khoản nợ phải trả, có
kết cấu tăng bên Nợ, giảm bên Có và số dƣ cuối kỳ bên Có.
Ví dụ 8:
Công ty Hải Thanh cho Nhà máy T thuê văn phòng làm việc bắt đầu từ 1.9.20x1 và yêu cầu trả
trƣớc tiền thuê 6 tháng là 120 triệu đồng. Ngày 20.8.20x1, Nhà máy T đã chuyển cho công ty 120
triệu đồng. Lúc này, công ty Hải Thanh chƣa đƣợc ghi nhận doanh thu vì thực sự chƣa cung cấp
dịch vụ cho khách hàng. Khi nhận tiền, công ty phát sinh một khoản phải trả và sẽ ghi nhận:
Nợ TK Tiền mặt 120 triệu
Có TK Doanh thu chƣa thực hiện 120 triệu
Trên Bảng cân đối kế toán ngày 31.8.20x1 của công ty Hải Thanh, khoản Doanh thu chƣa thực hiện
đƣợc trình bày trong phần nợ phải trả.
Ngày 30.9.20x1, công ty Hải Thanh đƣợc tính doanh thu của tháng đầu tiên cho thuê và ghi nhận:
Nợ TK Doanh thu chƣa thực hiện 20 triệu
Có TK Doanh thu 20 triệu
Bút toán điều chỉnh trên nhằm phản ảnh doanh thu đã thực hiện trong kỳ và giảm nghĩa vụ của
doanh nghiệp đối với khách hàng. Trên Bảng cân đối kế toán ngày 30.9.20x1, số dƣ khoản phải trả
cho Nhà máy T chỉ còn là: 120 triệu – 20 triệu = 100 triệu.
Trong giao dịch bán hàng hay cung cấp dịch vụ, có những trƣờng hợp khách hàng ứng trƣớc tiền
cho doanh nghiệp. Khoản này sẽ đƣợc trừ dần vào số hàng đƣợc giao hay dịch vụ cung cấp. Kế toán
cũng không đƣợc ghi nhận doanh thu trên số tiền nhận đƣợc mà chỉ ghi nhận nhƣ một khoản Người
mua ứng trước tiền và chỉ ghi doanh thu trên số hàng đã giao. Người mua ứng trước tiền cũng là
một khoản phải trả tƣơng tự nhƣ Doanh thu chưa thực hiện, mặc dù nó mang tính chất một khoản
công nợ hơn là một khoản dồn tích.
Ví dụ 9:
Công ty Giao Linh ký hợp đồng cung cấp dịch vụ tƣ vấn pháp lý cho khách hàng Y. Do thông lệ của
dịch vụ này, bên nhận dịch vụ phải thanh toán ngay khi ký hợp đồng 20% giá trị hợp đồng. Phần còn
lại sẽ thanh toán khi hoàn thành dịch vụ. Giá trị hợp đồng giả sử là 200 triệu đồng.
Khi nhận tiền ứng trƣớc của khách hàng, kế toán công ty Giao Linh ghi:
Nợ TK Tiền mặt 40 triệu

Có TK Ngƣời mua ứng trƣớc tiền 40 triệu
Khi hoàn thành hợp đồng, kế toán ghi:
Nợ TK Ngƣời mua ứng trƣớc tiền 40 triệu
Nợ TK Phải thu khách hàng 160 triệu
Có TK Doanh thu 200 triệu

Hệ thống hóa các loại bút toán điều chỉnh
Trang 14
Về mặt thời gian, có hai trƣờng hợp phát sinh bút toán điều chỉnh: (i) Trả trƣớc: Giao dịch bằng tiền
xảy ra trƣớc, bút toán điều chỉnh sẽ ghi nhận sau và (ii) Dồn tích: Bút toán điều chỉnh đƣợc thực
hiện trƣớc, giao dịch bằng tiền diễn ra sau. Có thể tóm tắt cách xử lý trong hình 4-4.


TRẢ TRƯỚC (giao dịch bằng tiền xảy ra trước)

TRƢỚC (ghi nhận giao dịch bằng tiền)
SAU (bút toán điều chỉnh)
Chi phí trả
trƣớc (*)
Trả tiền và ghi nhận tăng tài
sản:
Chi phí trả trƣớc
Tiền


xxx



xxx

Ghi nhận chi phí đồng thời
giảm tài sản:
Chi phí …
Chi phí trả trƣớc


xxx



xxx
Doanh thu
chƣa thực
hiện
Thu tiền và ghi nhận nợ phải
trả:
Tiền
DT chƣa thực hiện


xxx



xxx
Ghi nhận doanh thu đồng
thời giảm nợ phải trả:
Doanh thu chƣa thực hiện
Doanh thu



xxx



xxx

DỒN TÍCH (giao dịch bằng tiền xảy ra sau)

TRƢỚC (bút toán điều chỉnh)
SAU (ghi nhận giao dịch bằng tiền)
Chi phí
dồn tích
Ghi nhận chi phí cùng với
nợ phải trả:
Chi phí …
Phải trả …


xxx



xxx
Trả tiền và giảm nợ phải
trả:
Phải trả …
Tiền



xxx



xxx
Doanh thu
dồn tích
Ghi nhận doanh thu cùng
với nợ phải thu:
Phải thu về …
Doanh thu …


xxx



xxx
Thu tiền và giảm nợ phải
thu:
Tiền
Phải thu về …


xxx



xxx
(*) Khấu hao về phƣơng diện ghi nhận chi phí, cũng tƣơng tự nhƣ chi phí trả trƣớc.

Về phƣơng diện định khoản, có thể tổng hợp tác động của bút toán điều chỉnh đến các tài khoản
bằng bảng 4-5.

Loại bút toán điều chỉnh
Ghi Nợ tài khoản
Ghi Có tài khoản
1. Chi phí trả trƣớc
Chi phí
Tài sản
2. Khấu hao
Chi phí
Điều chỉnh giảm TS
3. Chi phí dồn tích
Chi phí
Nợ phải trả
4. Doanh thu dồn tích
Nợ phải trả
Doanh thu
5. Doanh thu chƣa thực hiện
Nợ phải trả
Doanh thu





Bài tập thực hành 6





Trang 15
Trong tháng 10.20x1, công ty TNHH Hải Nam chuyên sản xuất các sản phẩm điều khiển điện công
nghiệp có tình hình nhƣ sau:
1) Bàn giao 3 tủ điện đã hoàn thành cho công ty Shinryo trị giá 480.000.000đ và Công ty
Shinryo trả ngay bằng chuyển khoản.
2) Công ty Hải Cƣờng đã chuyển khoản cho công ty Hải Nam 63.000.000đ để thuê lại 1 kho
hàng với thời gian thuê là 3 tháng bắt đầu từ tháng 10.20x1.
3) Công ty ký hợp đồng sản xuất 1 tủ điện cho công ty Minh Phú trị giá 240.000.000đ. Công ty
Minh Phú đã chuyển trƣớc cho công ty Hải Nam 120.000.000đ bằng tiền gửi ngân hàng.
4) Công ty Hải Nam hoàn thành lắp ráp 1 bộ thang máy với tổng trị giá 115.000.00đ nhƣng
chƣa thu tiền cho nhà hàng Ngọc Sƣơng. Đƣợc biết, giá thông thƣờng của một hợp đồng
tƣơng tự là 120.000.000đ.
Yêu cầu
a. Định khoản các sự kiện phát sinh trên của công ty.
b. Thực hiện các bút toán điều chỉnh vào cuối tháng 10.20x1 (nếu có).
III. Các bút toán khóa sổ và kết chuyển
1. Khoá sổ và kết chuyển doanh thu, chi phí
Kế toán đo lƣờng và báo cáo kết quả hoạt động của đơn vị theo từng kỳ kế toán, báo cáo kết quả
kinh doanh chỉ báo cáo lãi lỗ của một kỳ kế toán. Kế toán ghi nhận doanh thu, chi phí phát sinh
trong mỗi kỳ kế toán. Khi kỳ kế toán kết thúc, kế toán so sánh doanh thu, chi phí; xác định kết quả
kinh doanh của kỳ và báo cáo cho ngƣời sử dụng về ảnh hƣởng của nó đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Số dƣ trên các tài khoản doanh thu, chi phí chỉ liên quan đến một kỳ kế toán và do đó,
phải đƣợc tất toán vào ngày kết thúc kỳ kế toán. Quá trình khóa sổ đƣa tất cả các tài khoản doanh
thu, chi phí về số không để đo lƣờng lợi nhuận của mỗi kỳ kế toán một cách riêng biệt với tất cả các
kỳ kế toán khác
Để thực hiện quá trình trên, kế toán sử dụng tài khoản “Xác định kềt quả kinh doanh”. Các bƣớc
khoá sổ và kết chuyển đƣợc thực hiện qua các bƣớc:
1. Kết chuyển doanh thu sang tài khoản Xác định kết quả kinh doanh: Ghi Nợ từng tài
khoản doanh thu / ghi Có TK Xác định KQKD: toàn bộ doanh thu phát sinh;

2. Kết chuyển chi phí sang tài khoản Xác định kết quả kinh doanh: Ghi Có từng tài khoản
chi phí / ghi Nợ TK Xác định KQKD: toàn bộ chi phí phát sinh;
3. Xác định kết quả kinh doanh và kết chuyển về tài khoản Lợi nhuận chưa phân phối:
Lãi thuần làm tăng vốn chủ sở hữu và đƣợc kết chuyển về bên Có của tài khoản này; ngƣợc
lại, lỗ thuần làm giảm vốn chủ sở hữu, do đó đƣợc kết chuyển về bên Nợ.
Sau các bút toán kết chuyển doanh thu và chi phí, tài khoản Xác định KQKD lúc này lƣu giữ lợi
nhuận thuần, nhƣng chỉ trong chốc lát. Vì lãi thuần sẽ đƣợc kết chuyển về bên Có của tài khoản Lợi
nhuận chƣa phân phối.
Nợ tài khoản Xác định KQKD
Có tài khoản Lợi nhuận chƣa phân phối
Nếu lỗ, số lỗ thuần sẽ đƣợc kết chuyển ngƣợc lại:
Trang 16
Nợ tài khoản Lợi nhuận chƣa phân phối
Có tài khoản Xác định KQKD
Các bút toán này tất toán các tài khoản doanh thu, chi phí và cả tài khoản Xác định kết quả kinh
doanh. Số dƣ các tài khoản này đƣợc trả về số không để khép lại một kỳ kế toán và chuẩn bị cho
việc đo lƣờng kết quả kinh doanh của kỳ tiếp theo.
Hình 4-6 minh họa sơ đồ tài khoản Xác định kết quả kinh doanh và các bút toán kết chuyển doanh
thu, chi phí.

Giá vốn hàng bán

Xác định kết quả kinh doanh

Doanh thu









xx






xx
SD: xx

(2)


(1)

SD :xx

xx

xx
xx

xx










Chi phí bán hàng







xx






SD: xx

(3)





xx


xx


Lợi nhuận chƣa phân phối





(5b)


Chi phí quản lý


xx

xx


xx





SD: xx

SD: xx


(4)






xx

xx










Lợi nhuận chƣa phân phối







xx
(5a)


xx




SD: xx














Ghi chú:
Bút toán (1): Kết chuyển doanh thu.
Bút toán (2), (3), (4): Kết chuyển các chi phí.
Bút toán (5a): Kết chuyển lãi (khi doanh thu lớn hơn tổng chi phí)
Bút toán (5b): Kết chuyển lỗ (khi doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí)
2. Khóa sổ các tài khoản khác
Quá trình xác định kết quả kinh doanh khóa sổ các tài khoản tạm thời, gồm các tài khoản doanh thu,
chi phí và tài khoản Xác định kết quả kinh doanh. Khác với những tài khoản tạm thời kể trên, chúng
ta gọi các tài khoản tài sản; nợ phải trả; vốn đầu tƣ chủ sở hữu là các tài khoản thƣờng xuyên. Các

tài khoản này không phản ảnh hoạt động kinh doanh của một kỳ kế toán riêng lẻ mà phản ảnh sự tồn
tại và biến động của các đối tƣợng một cách liên tục theo thời gian. Các tài khoản này không bị tất
toán vào cuối kỳ kế toán. Sau thời điểm khóa sổ, số dƣ cuối kỳ trên các tài khoản này là số liệu đƣợc
chuyển sang để bắt đầu kỳ kế toán tiếp theo. Số dƣ tài khoản Tiền gởi ngân hàng ngày 31 tháng 12
Trang 17
năm 2010 sẽ là số dƣ của tài khoản này khi bắt đầu năm 2011. Điều này đúng cho tất cả các tài
khoản tài sản, nợ phải trả, Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu và Lợi nhuận chƣa phân phối.


Vào ngày 30 tháng 9 năm 20x1 tại công ty A có các số liệu tổng hợp nhƣ sau:
a. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 180.000.000đ
b. Doanh thu chƣa thực hiện là 23.000.000đ
c. Giá vốn hàng bán của tháng 9 là 120.000.000đ.
d. Chi phí quản lý doanh nghiệp
o Chi phí tiền lƣơng 10.000.000đ.
o Khấu hao TSCĐ 5.000.000đ.
e. Chi phí bán hàng
o Chi phí quảng cáo 10.000.000đ
o Chi phí tiền lƣơng 10.000.000đ
Yêu cầu
Thực hiện các bút toán kết chuyển để xác kết quả kinh doanh của công ty A.
IV. Hoàn thành chu trình kế toán
1. Chu trình kế toán
Chu trình kế toán là một quá trình gồm các bƣớc công việc đƣợc kế toán thực hiện trong một kỳ kế
toán. Công việc kế toán trong một kỳ đƣợc thực hiện qua ba giai đoạn liên tiếp đƣợc mô tả nhƣ sau:
- Đầu kỳ: Mở các tài khoản kế toán và chuyển số dƣ cuối kỳ trƣớc sang (bƣớc 1). Số lƣợng
tài khoản đƣợc mở vào đầu mỗi kỳ thƣờng nhiều hơn số lƣợng các tài khoản có số dƣ cuối
kỳ trƣớc. Vì có thể có những tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn có số dƣ cuối kỳ
trƣớc bằng không (0) nhƣng lại có số phát sinh trong kỳ này; những tài khoản doanh thu,
chi phí và tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh” là những tài khoản không bao giờ có số

dƣ, nhƣng vẫn phải mở để ghi nhận tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ.
- Trong kỳ: căn cứ dữ liệu về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán sẽ:
o Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (bƣớc 2);
o Căn cứ định khoản đã lập, ghi nhận ảnh hƣởng của nghiệp vụ vào các tài khoản liên
quan (bƣớc 3).
- Cuối kỳ:
o Tính số dƣ chƣa điều chỉnh của các tài khoản, đối chiếu kiểm tra (bƣớc 4);
o Điều chỉnh các tài khoản: thực hiện các bút toán điều chỉnh (bƣớc 5);
o Thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
(bƣớc 6);
Bài tập thực hành 7




Trang 18
1. Đầu kỳ: Mở các
TK và ghi SD
2. Định khoản các
NVKT phát sinh
3. Ghi nhận NVKT
PS vào TK
4. Tính SD chƣa
điều chỉnh của TK
5.Thực hiện các bút
toán đ/ chỉnh
6. Thực hiện các bút
toán kết chuyển và xác
định kết quả KD
7. Tính SD cuối kỳ

trên các TK
Báo cáo KQKD:
LN = DT - CP
Bảng cân đối KT:
TS = NPT + VC
8. Lập các BCTC
o Tính số dƣ cuối kỳ của các tài khoản, đƣa các tài khoản về trạng thái sẵn sàng cho kỳ
kế toán tiếp theo (bƣớc 7);
o Lập các Báo cáo tài chính căn cứ vào số liệu trên các tài khoản (bƣớc 8).
Những công việc đƣợc thực hiện vào cuối kỳ kế toán cũng chuẩn bị các tài khoản để sẵn sàng cho
kỳ kế toán tiếp theo. Hình 4–10 A phác thảo một chu trình kế toán ở mọi doanh nghiệp và mô tả các
bƣớc công việc đƣợc thực hiện qua ba giai đoạn liên tiếp của một kỳ kế toán. Hình 4-10B làm rõ
hơn mối quan hệ của từng bƣớc trong chu trình.

Minh họa 4–10A: Các bước trong chu trình kế toán
Đầu kỳ
Trong kỳ
Cuối kỳ

B1. Mở tài khoản
với các số dƣ đầu
kỳ
B2. Định khoản các
nghiệp vụ kinh tế phát
sinh
B4. Tính số dƣ chƣa điều chỉnh trên các tài khoản
kế toán
B5. Xác định các khoản điều chỉnh và thực hiện
các bút toán điều chỉnh.
B3. Căn cứ định khoản

để ghi vào các tài
khoản
B6. Thực hiện các bút toán kết chuyển và xác
định kết quả kinh doanh.
B7. Tính số dƣ các tài khoản sau khi khóa sổ.
B8. Lập các Báo cáo tài chính

Minh họa 4–10B: Sơ đồ các bước trong chu trình kế toán














2. Lập báo cáo tài chính
Trang 19
Sau khi hoàn thành quá trình mở tài khoản, ghi nhận nghiệp vụ, điều chỉnh, xác định kết quả kinh
doanh và khóa sổ các tài khoản, số liệu trên các tài khoản đã sẵn sàng cho việc lập các báo cáo tài
chính. Có thể coi báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của một chu trình kế toán.
Tài khoản ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lƣu trữ thông tin về sự tồn tại và biến động
của từng đối tƣợng trong suốt kỳ kế toán. Cuối kỳ, các thông tin này sẽ đƣợc tổng hợp và phản ảnh
trên các Báo cáo tài chính. Việc sử dụng số liệu trên các tài khoản để lập các Báo cáo tài chính có

thể ví nhƣ việc “dịch” thông tin đang đƣợc thể hiện bằng ngôn ngữ riêng của kế toán trên các tài
khoản sang ngôn ngữ thông thƣờng để để thông tin rõ ràng, dễ hiểu hơn, hữu ích hơn với ngƣời sử
dụng.
Căn cứ vào mối quan hệ với các Báo cáo tài chính, có thể xếp các tài khoản kế toán vào hai loại:
 Tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán: gồm các tài khoản phản ảnh tài sản, nợ phải trả
và vốn chủ sở hữu. Số dƣ trên các tài khoản này vào ngày cuối kỳ là cơ sở để lập bảng
cân đối kế toán tại thời điểm đó.
 Tài khoản thuộc báo cáo kết quả kinh doanh: gồm các tài khoản phản ảnh doanh thu và
chi phí. Số liệu trên các tài khoản này là cơ sở để lập báo cáo kết quả kinh doanh của mỗi
kỳ kế toán.
Hình 4-11 minh họa quá trình lấy số liệu trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và
Bảng cân đối kế toán.

Hình 4–11: Minh họa nguồn số liệu lập báo cáo tài chính

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Tháng 9 năm 20x1
(đơn vị tính: triệu đồng)
Nguồn dữ liệu
Doanh thu dịch vụ
xxxx
Số kết chuyển từ TK Doanh thu sang TK Xác định KQKD
Chi phí


- Giá vốn hàng bán
xxx
Số kết chuyển từ TK CP lương sang TK Xác định KQKD
- Chi phí bán hàng
xx

Số kết chuyển từ TK CP vật tư sang TK Xác định KQKD
- Chi phí quản lý
xx
Số kết chuyển từ TK CP thuê mặt bằng sang TK Xác định KQKD
- Chi phí tài chính
xx
Số kết chuyển c từ TK CP khấu hao sang TK Xác định KQKD
Cộng chi phí
xxxx
Tổng cộng các khoản chi phí trên
Lãi (lỗ) thuần
xx
Số kết chuyển từ TK Xác định KQKD về tài khoản Lợi nhuận
chưa phân phối






Trang 20
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 30/09/20x1
(đơn vị tính: triệu đồng)
Ghi chú:
Nguồn dữ liệu
TÀI SẢN
Số tiền

Tài sản ngắn hạn

xxx

Tiền
xx
Số dư cuối kỳ TK Tiền
Phải thu của khách hàng
xx
Số dư cuối kỳ TK Phải thu của khách hàng
Chi phí trả trƣớc
xx
Số dư cuối kỳ TK Chi phí trả trước
Vật tƣ
xx
Số dư cuối kỳ TK Vật tư
Tài sản dài hạn
xxx

TSCĐ hữu hình
xxx
Số dư cuối kỳ TK Tài sản cố định hữu hình
Trừ: khấu hao lũy kế
(xx)
Số dư cuối kỳ TK Khấu hao lũy kế
Tổng tài sản
xxxx

NGUỒN VỐN


Nợ phải trả

xx

Phải trả cho ngƣời bán
xx
Số dư cuối kỳ TK Phải trả cho người bán
Phải trả ngƣời lao động
xx
Số dư cuối kỳ TK Phải trả người lao động
Vốn chủ sở hữu
xxx

Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu
xx
Số dư cuối kỳ TK Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Lợi nhuận chƣa phân phối
xx
Số dư cuối kỳ TK Lợi nhuận chưa phân phối
Tổng nguồn vốn
xxxx
= Tổng nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

3. Một số đánh giá về doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính
Để đo lƣờng, đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, ngƣời ra sử dụng các tỷ số đƣợc
tính từ các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Một số tỷ số cơ bản đƣợc sử dụng trong việc đánh
giá doanh nghiệp là:
 Tỷ số thanh toán ngắn hạn
 Tỷ số nợ
 Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số thanh toán ngắn hạn

Tỷ số thanh toán ngắn hạn đƣợc tính bằng cách so sánh tổng tài sản ngắn hạn với tổng nợ phải trả
ngắn hạn.


Tỷ số này càng cao thì doanh nghiệp càng tăng khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nếu tỷ
số này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp sẽ phải đối đầu với việc tìm nguồn để thanh toán các khoản nợ
trong năm tới nếu không muốn phải bán bớt tài sản dài hạn để trả nợ. Sự gia tăng tỷ suất khả năng
thanh toán ngắn hạn cho thấy sự cải thiện trong khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tuy
Tỷ suất khả năng thanh toán
ngắn hạn
=
Tổng tài sản ngắn hạn
Tổng nợ phải trả ngắn hạn

Trang 21
nhiên, một tỷ số thanh toán ngắn hạn quá cao cho thấy doanh nghiệp không tận dụng các nguồn tài
trợ ngắn hạn.
Tỷ số nợ
Tỷ số nợ của một doanh nghiệp đƣợc tính bằng cách so sánh tổng nợ phải trả với tổng tài sản của nó.


Tỷ số nợ chỉ ra tỷ lệ phần tài sản của doanh nghiệp đƣợc tài trợ bằng nợ. Nợ phải trả càng nhiều
trong tài sản cho thấy doanh nghiệp kém tự chủ về tài chính, chịu áp lực về chi phí lãi vay và do đó
kém linh hoạt hơn trong các quyết định kinh doanh. Khi thị trƣờng khó khăn, các doanh nghiệp sử
dụng nợ phải trả nhiều sẽ khó tồn tại do lƣợng vốn chủ sở hữu mỏng, không đủ bù đắp các khoản lỗ
trong kinh doanh. Mặc dù vậy, sử dụng nợ ở mức vừa phải có thể mang lại những lợi ích cho chủ sở
hữu. Thƣờng các doanh nghiệp duy trì nợ phải trả ở mức 50% - 60%.

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (thƣờng viết tắt là ROA – Return on Assets) của một doanh nghiệp đƣợc

tính bằng cách so sánh lợi nhuận với tổng tài sản.
Tỷ số này phản ảnh một đồng tài sản tạo ra đƣợc bao nhiêu nhiêu đồng lợi nhuận, qua đó cho thấy
khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Khác với hai tỷ số bên trên nói về tình hình tài chính, tỷ số này
nhấn mạnh đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ví dụ 10:

Bảng 4–12 minh họa Bảng cân đối kế toán (đã tóm lƣợc) của Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE)
tại ngày 31/12/2010. Hãy tính các tỷ số đã nghiên cứu trên và nhận định vắn tắt về tình hình của
doanh nghiệp. Biết lợi nhuận trƣớc thuế năm 2010 của công ty là 467.839 triệu đồng.











CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH
Tỷ số nợ
=
Tổng nợ phải trả
Tổng tài sản

ROA
=
Lợi nhuận trước thuế

Tổng tài sản

Trang 22
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2010
(Đơn vị tính: triệu đồng)
TÀI SẢN

A. Tài sản ngắn hạn
2.653.882
Tiền
1.171.789
Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn
288.700
Các khoản phải thu
600.331
Hàng tồn kho
569.335
Tài sản ngắn hạn khác
23.667
B. Tài sản dài hạn
2.308.106
Tài sản cố định
643.026
- Nguyên giá
853.630
- Khấu hao lũy kế
(201.604)
Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn
1.651.254

Tài sản dài hạn khác
13.826
Tổng cộng tài sản
4.961.928
NGUỒN VỐN

A. Nợ phải trả
2.032.744
Nợ ngắn hạn
1.946.844
Nợ dài hạn
85.900
B. Vốn chủ sở hữu
2.929.184
Tổng cộng nguồn vốn
4.961.928

Tỷ suất khả năng thanh
toán ngắn hạn
=
2.653.882
=
1,36
1.946.844

Tỷ số nợ
=
2.032.744
=
41%

4.961.928

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
=
467.839
=
9,4%
4.961.928

Nhận xét:
Công ty có tình hình tài chính khá tốt với mức nợ chỉ chiếm hơn 40% tài sản và tài sản ngắn hạn gấp
1,36 lần nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh chƣa cao khi một 100 đồng tài sản chỉ tạo ra
chƣa tới 10 đồng lợi nhuận. Công ty có thể cải thiện kết quả trên thông qua việc cắt giảm các chi phí
không cần thiết và sử dụng tài sản một cách hiệu quả hơn.


Trang 23
V. Phương pháp bảng tính
1. Giới thiệu phương pháp bảng tính
Kế toán thƣờng sử dụng một bảng tính có nhiều cột (thƣờng đƣợc gọi là work sheet) để tổng hợp và
xử lý số liệu cho việc lập Báo cáo tài chính. Bảng tính này không phải là một loại sổ hay báo cáo, nó
chỉ đơn thuần là một “công cụ” đƣợc những ngƣời kế toán sáng tạo ra để giúp họ thực hiện công
việc, nhất là trong điều kiện có sự hỗ trợ của máy tính. Nhiều loại bảng tính đƣợc thiết kế khác nhau
để thực hiện các công việc khác nhau trong kế toán. Kỹ thuật bảng tính trong Excel đƣợc sử dụng rất
hữu hiệu để lập các work sheet trong kế toán. Ở phần này, chúng ta sẽ học cách sử dụng bảng tính
để hoàn thành chu trình kế toán.
Kế toán thƣờng lập bảng tính dạng này sau khi hoàn thành việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trong kỳ vào các tài khoản và dùng nó để thực hiện quá trình điều chỉnh, khóa sổ và chuẩn bị số
liệu sẵn sàng cho việc lập các báo cáo tài chính.
Tiêu đề trên đầu bảng tính phải đƣa ra các thông tin thiết yếu:

- Tên doanh nghiệp
- Tên của tài liệu: Bảng tính kế toán
- Kỳ kế toán mà số liệu đƣợc thể hiện trên bảng tính
2. Xử lý số liệu trên bảng tính
Việc xử lý số liệu trên bảng tính đƣợc mô tả từng bƣớc, từng bƣớc nhƣ sau:
1. Nhập tên tài khoản và số dƣ đầu kỳ của từng tài khoản vào cột “Số dƣ đầu kỳ” của bảng tính;
tính số tổng cộng ở hai cột Nợ và Có. Tổng Nợ phải bằng tổng Có;
2. Nhập số cộng phát sinh mỗi bên trên từng tài khoản (đã tính sau khi ghi nhận xong các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chƣa điều chỉnh) vào cột “Phát sinh trong kỳ”; tính số tổng cộng
ở hai cột Nợ và Có. Tổng Nợ phải bằng tổng Có;
3. Nhập số dƣ của các tài khoản sau khi ghi nhận nghiệp vụ (chƣa điều chỉnh) vào cột “Số dƣ
chƣa điều chỉnh” của bảng tính; tính số tổng cộng ở hai cột Nợ và Có. Tổng Nợ phải bằng
tổng Có;
4. Nhập các số liệu điều chỉnh vào cột “Điều chỉnh” rồi tính số tổng cộng ở hai cột. Tổng Nợ
phải bằng tổng Có.
5. Tính số dƣ đã điều chỉnh của từng tài khoản bằng cách kết hợp số dƣ chƣa điều chỉnh (ở cột
“Số dƣ chƣa điều chỉnh”) với số liệu điều chỉnh; ghi số liệu đã điều chỉnh vào cột “Số dƣ sau
điều chỉnh” rồi tính số tổng cộng ở hai cột Nợ và Có. Tổng Nợ phải bằng tổng Có.
Các bƣớc từ 1 đến 5 đã đƣợc hƣớng dẫn ở chƣơng trƣớc và mục II của chƣơng này, khi đề cập đến
Bảng cân đối tài khoản và Bảng cân đối tài khoản điều chỉnh. Phần này tập trung thực hiện các bƣớc
tiếp theo, gồm:
6. Thực hiện các bút toán khóa sổ và xác định kết quả kinh doanh trên bảng tính:
- Kết chuyển doanh thu từ tài khoản Doanh thu về tài khoản Xác định KQKD;
- Kết chuyển chi phí từ các tài khoản chi phí về tài khoản Xác định KQKD;
- Tính số tổng cộng ở hai bên Nợ và Có của tài khoản Xác định kết quả kinh doanh. Lúc này,
tổng Nợ và tổng Có không bằng nhau;
Trang 24
- Xác định lãi (hoặc lỗ) thuần bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí (tổng Có - tổng
Nợ ở cột tài khoản Xác định KQKD);
- Kết chuyển số lãi (lỗ) thuần vừa xác định đƣợc từ tài khoản Xác định KQKD về tài khoản

Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu;
7. Chuyển số liệu về doanh thu, chi phí và lãi (lỗ) thuần từ tài khoản Xác định KQKD về cột
Báo cáo kết quả kinh doanh;
8. Tính lại số dƣ mới của tài khoản Lợi nhuận chƣa phân phối bằng cách lấy số liệu ở cột Số dƣ
sau điều chỉnh rồi cộng (hoặc trừ) số liệu ở cột Kết chuyển xác định KQKD. (Cụ thể: cộng
lãi thuần (hay trừ đi lỗ thuần)).
9. Chuyển số dƣ của tài sản, nợ phải trả từ cột “Số dƣ sau điều chỉnh” sang cột “Bảng cân đối
kế toán”;
10. Tính số tổng cộng cuối cùng ở các cột. Lúc này, tất cả các đôi cột Nợ – Có đều cân đối. Số
liệu của báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ và bảng cân đối kế toán cuối kỳ đã xuất hiện ở
hai cột cuối của bảng.
3. Hoàn thành chu trình kế toán bằng phương pháp bảng tính
Số liệu trên bảng tính này thực chất là sự tổng kết số liệu trên các tài khoản sau các quá trình ghi
nhận nghiệp vụ, điều chỉnh và khóa sổ. Hoàn thành bảng tính, số liệu của bảng cân đối kế toán và
báo cáo kết quả kinh doanh đã xuất hiện ở hai cột cuối cùng của bảng tính. Ở cột Báo cáo kết quả
kinh doanh chính là số liệu từ các tài khoản doanh thu, chi phí và tài khoản Xác định KQKD; ở cột
Bảng cân đối kế toán chính là số dƣ vào ngày khóa sổ của các tài khoản tài sản và nguồn vốn sau
khi khóa sổ.
Nếu doanh nghiệp chọn cách hoàn thành chu trình kế toán bằng phƣơng pháp bảng tính, việc lập
báo cáo tài chính sẽ đƣợc thực hiện bằng cách chuyển số liệu ở các cột “Báo cáo kết quả kinh
doanh” và “Bảng cân đối kế toán” vào các chỉ tiêu tƣơng ứng trong các báo cáo này.
Việc sử dụng bảng tính là không bắt buộc, nhƣng bảng tính quả là một công cụ rất hữu hiệu giúp
ngƣời kế toán thực hiện các bút toán điều chỉnh, các bút toán khóa sổ, đối chiếu kiểm tra và lập báo
cáo tài chính. Chúng ta đã nói về tác dụng đối chiếu, kiểm tra và phát hiện sai sót của bảng cân đối
tài khoản. Một bảng tính đƣợc thiết kế nhƣ trên đã tổng hợp kết quả của tất cả các bƣớc công việc
trong một chu trình kế toán. Xem xét tính cân đối của các cột số còn giúp phát hiện sai sót có thể
phát sinh ở giai đoạn nào trong quá trình thực hiện công việc của kế toán và định hƣớng cho việc
chỉ rõ nguồn gốc của sai phạm.
Nếu số liệu ở hai bên Nợ – Có của cột “Số dƣ đầu kỳ” không cân đối, sai sót có thể đã xảy ra ngay
khi kế toán mở các tài khoản và ghi số dƣ đầu kỳ; mất cân đối xảy ra với cột “Phát sinh trong kỳ”,

chắc chắn có sai sót khi ghi nhận nghiệp vụ và kế toán sẽ tìm ra sai sót đó bằng việc đối chiếu với
các chứng từ gốc đƣợc lƣu giữ.
Các bút toán điều chỉnh thƣờng liên quan đến những chính sách và ƣớc tính kế toán mà doanh
nghiệp áp dụng, liên quan đến cả số liệu kế toán của các kỳ kế toán trƣớc và sau kỳ hiện hành. Để
kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý của các bút toán điều chỉnh, cần xem xét số liệu ở các cột “Điều
chỉnh” và “Số dƣ sau điều chỉnh” trong mối quan hệ với các vấn đề trên.
Số liệu ở ba cột cuối cùng của bảng tính giúp đối chiếu, kiểm tra quá trình khóa sổ, xác định kết
quả kinh doanh và các số liệu đƣợc sử dụng cho việc lập các báo cáo tài chính.
Trang 25
3
Bảng tính kế toán đƣợc lập để hoàn thành một kỳ kế toán nhƣ trên còn là một bảng tổng kết rất hữu
ích về các tài khoản, sự biến động và số dƣ của chúng, đồng thời giải thích cho những thay đổi
trong tình hình tài chính của doanh nghiệp cuối kỳ so với đầu kỳ.
Một ví dụ về bảng tính kế toán đƣợc minh họa ở phụ lục 1 (cuối sách).




Nguyên tắc kế toán áp dụng trong việc xác định lợi nhuận
Trong thời gian hoạt động mình, các công ty phải đánh giá quá trình hoạt động của
mình bằng việc xác định kết quả kết quả kinh doanh vào cuối kỳ hay nói các khác là
công ty phải xác định lợi nhuận (hay lỗ) để đánh giá, kết thúc 1 kỳ hoạt động. Kế
toán có những khái niệm và nguyên tắc để hƣớng dẫn việc đo lƣờng lợi nhuận của
công ty. Trƣớc hết phải kể đến nhƣ nguyên tắc dồn tích, khái niệm kỳ kế toán,
nguyên tắc ghi nhận doanh thu và nguyên tắc phù hợp.
Các bút toán điều chỉnh và khóa sổ
Yêu cầu lập các Báo cáo tài chính định kỳ đòi hỏi kế toán phải cập nhật các tài khoản
đến ngày kết thúc kỳ kế toán. Cuối mỗi kỳ kế toán, một quá trình điều chỉnh cần
đƣợc thực hiện. Quá trình điều chỉnh bắt đầu khi kỳ kế toán kết thúc; kế toán đã hoàn
tất việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản kế toán. Các bút

toán điều chỉnh chủ yếu liên quan đến chi phí trả trƣớc, khấu hao, chi phí phải trả,
doanh thu dồn tích và doanh thu chƣa thực hiện.
Sau khi đã thực hiện các bút toán điều chỉnh, kế toán phải đƣa các tài khoản về trạng
thái sẵn sàng cho một kỳ kế toán mới. Quá trình này đƣợc gọi là khóa sổ các tài
khoản.
Chu trình kế toán
Chu trình kế toán là một quá trình gồm các bƣớc công việc đƣợc kế toán thực hiện
trong một kỳ kế toán. Đầu kỳ, kế toán mở tài khoản và ghi nhận các số dƣ. Trong kỳ,
các nghiệp vụ đƣợc định khoản và phản ảnh vào các tài khoản. Cuối kỳ, kế toán thực
hiện các bút toán điều chỉnh, kết chuyển và sau đó khóa sổ kế toán, rút số dƣ cuối kỳ.
Lập báo cáo tài chính
Sau khi hoàn thành khóa sổ các tài khoản, số liệu trên các tài khoản đã sẵn sàng cho
việc lập các báo cáo tài chính. Kế toán sử dụng các số liệu phát sinh và các số dƣ trên
tài khoản để lập báo cáo tài chính.
Phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của BCTC
Phân tích báo cáo tài chính là cơ sở quan trọng giúp cho ngƣời đọc đánh giá đƣợc
tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đƣa ra các
quyết định phù hợp. Tình hình tài chính có thể đánh giá sơ bộ qua tỷ số thanh toán
ngắn hạn và tỷ số nợ. Còn hiệu quả kinh doanh phản ảnh qua tỷ số lợi nhuận trên tài
sản của doanh nghiệp.

Tiêu điểm
1
2
4
5

×