BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP BỘ
XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO MỘT SỐ
CHUYÊN NGÀNH Y BẰNG MULTIMEDIA
Chủ nhiệm đề tài: BÙI MỸ HẠNH
7859
08/4/2010
HÀ NỘI – 2010
1
BỘ Y TẾ
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
Tên đề tài:
XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO
MỘT SỐ CHUYÊN NGÀNH Y BẰNG
MULTIMEDIA
Chủ nhiệm đề tài: TS. BS. BÙI MỸ HẠNH
Cơ quan (Tổ chức) chủ trì đề tài: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Mã số đề tài (nếu có): 56
Năm 2009
2
BỘ Y TẾ
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
Tên đề tài:
XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO
MỘT SỐ CHUYÊN NGÀNH Y BẰNG MULTIMEDIA
Chủ nhiệm đề tài: TS. BS. BÙI MỸ HẠNH
Cơ quan chủ trì đề tài: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Cấp quản lý: Bộ Y tế
Mã số đề tài (nếu có): 56
Thời gian thực hiện: từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 5 năm 2009
Tổng kinh phí thực hiện đề tài 310 triệu đồng
Trong đó: kinh phí SNKH 310 triệu đồng
Nguồn khác (nếu có) 0 triệu đồng
Năm 2009
3
1.1.1 Bỏo cỏo kt qu nghiờn cu ti cp B
1. Tờn ti: XY DNG CễNG C H TR O TO MT S CHUYấN
NGNH Y BNG MULTIMEDIA
2. Ch nhim ti: TS. BS. BI M HNH
3. C quan ch trỡ ti: TRNG I HC Y H NI
4. C quan qun lý ti: B Y t
5. Th ký khoa hc ti: BS. Nguyn Thựy Linh - Phũng o to i hc, ĐHY H Nội
6. Th ký ti chớnh ti: CN. on Th Võn Du, Nguyn Th H A B mụn Sinh lý hc,
ĐHY H Nội
7. Phú ch nhim ti hoc ban ch nhim ti (nu cú):
- GS. TS. Quách Tuấn Ngọc
Cục CN TT, Bộ GD-ĐT
8. Danh sỏch nhng ngi thc hin chớnh:
- TS. Bùi Mỹ Hạnh
- TS. Quách Tuấn Ngọc
- PGS.TS. Nguyễn Văn Huy
- TS. Quản Hong Lâm
- TS. Đặng Văn Dơng
- TS. Nguyễn Văn Hng
- GS.TS. Phạm Thị Minh Đức
- PGS.TS. Lê Ngọc Hng
Bộ môn Sinh l
ý
học, ĐHY H Nội
Cục Công nghệ Thông tin, Bộ GD-ĐT
Bộ môn Giải phẫu, ĐHY H Nội
Bộ môn Mô Phôi, Học viện Quân Y
Bộ môn Giải phẫu bệnh, ĐHY H Nội
Bộ môn Giải phẫu bệnh, ĐHY H Nội
Bộ môn Sinh lý học, ĐHY H Nội
Bộ môn Sinh lý học, ĐHY H Nội
9. Cỏc ti nhỏnh ca ti
(a) ti nhỏnh 1
(c) ti nhỏnh 2
Thi gian thc hin ti t thỏng 8 nm 2006 n thỏng 5 nm 2009
4
BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ
Về tình hình thực hiện và những đóng góp mới
của đề tài KH&CN cấp Bộ
1. Tên đề tài: XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO MỘT SỐ CHUYÊN NGÀNH
Y BẰNG MULTIMEDIA
• Mã số: 56
2. Thuộc Chương trình (nếu có):
3. Chủ nhiệm đề tài: TS. BS. BÙI MỸ HẠNH
4. Cơ quan chủ trì đề tài: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
5. Thời gian thực hiện (BĐ-KT): 10/2006 – 5/2009
6. Tổng kinh phí thực hiện Đề tài: 310 triệu đồng
Trong đó, kinh phí từ NSNN: 310 triệu đồng
7. Tình hình thực hiện đề tài so với đề cương:
7.1/ Về mức độ hoàn thành khối lượng công việc
Hoàn thành đầy đủ ba bộ sản phẩm điện tử cho ba chuyên ngành đạt chuẩn công nghệ và đào
tạo
7.2/ Về các yêu cầu khoa học và chỉ tiêu cơ bản của các sản phẩm KHCN
- Báo cáo toàn văn bao gồm:
• Nghiên cứu tổng quan các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo và
thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo nói chung và đào tạo chuyên
ngành Y nói riêng.
• Quy trình xây dựng học liệu điện tử cho một số chuyên ngành Y
• Quy trình chuẩn hóa các câu hỏi trắc nghiệm bằng phần mềm QUEST
• Các khuyến nghị về định hướng, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong
đào tạo chuyên ngành Y
- Các báo cáo khoa học, luận văn thạc sỹ, công trình dự thi Sinh viên nghiên cứu khoa học
1. Bùi Mỹ Hạnh, Nguyễn Bá Thắng, Nguyễn Đức Hưng và cs. (2005). "Ứng
dụng công nghệ thông tin trong xây dựng phần mềm dạy-học chương sinh lý Hệ
thống Tuần hoàn." Tạp chí Nghiên cứu Y học 39(6): 137-142. (giải Ba Hội nghị
khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Y-Dược Việt Nam lần thứ 13)[6].
2. Trần Thúy Liễu (2007). "Góp phần chuẩn hóa một số trắc nghiệm thần
kinh tâm lý đánh giá chức nă
ng nhận thức người bình thường tuổi 50-59." Luận
văn Thạc sĩ Y học - Trường Đại học Y Hà Nội. [11].
3. Lương Linh Ly, Bùi Mỹ Hạnh (2009). "Điểm số trắc nghiệm trí nhớ ở
người cao tuổi Việt Nam." Tạp chí Nghiên cứu Y học 61(2): 78-82. [12].
5
4. Lương Linh Ly, Bùi Mỹ Hạnh (2009). "Nghiên cứu chuẩn hóa một số trắc
nghiệm trí nhớ ở người cao tuổi Việt Nam." Tạp chí Sinh lý học 13(1): 60-68.
[13].
5. Nguyễn Hoàng Minh, Phạm Nhật Minh, Nguyễn Thị Luyến, Lưu Ngọc
Hoạt (2008). “Ứng dụng phần mềm QUEST theo mô hình Rasch trong nghiên
cứu chuẩn hóa bộ câu hỏi thi trắc nghiệm môn Sinh lý học.” Tạp chí Y học thực
hành 607-608: 614-621 (giải Nhất Hội nghị khoa học công nghệ tu
ổi trẻ các
trường Y-Dược Việt Nam lần thứ 14, giải khuyến khích Sinh viên nghiên cứu
khoa học của Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2007)[14]
6. Lương Linh Ly, Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn
Hà Thu , Phạm Thắng, Bùi Mỹ Hạnh (2008)” Nghiên cứu chuẩn hóa một số trắc
nghiệm đánh giá chức năng nhớ ở người cao tuổi Việt Nam” (giải khuyến kích
Sinh viên nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dụ
c và đào tạo năm 2008).[12, 13].
7. Phạm Trí Hiếu, Vũ Đức Việt, Đào Đình Long, Bùi Mỹ Hạnh (2009)” Ứng
dụng công nghệ Web và Multimedia trong xây dựng website dạy-học môn sinh
lý học (Báo cáo đạt giải Khuyến khích Hội nghị Khoa học Tuổi trẻ Đại học Y
Hà Nội (tháng 12/2009)
- Cơ sở học liệu của ba môn giải phẫu, sinh lý và mô học và ngân hàng các câu hỏi trắc
nghiệm tích hợp vào 2 đĩa CD-rom atlas điện tử và 1 đĩa CD-rom bài giảng điện tử.
7.3/ Về tiến độ thực hiện
• Đúng tiến độ
X
• Rút ngắn thời gian nghiên cứu
Tổng số thời gian rút ngắn … tháng
• Kéo dài thời gian nghiên cứu
Tổng số tháng kéo dài ………tháng
Lý do phải kéo dài do kinh phí cấp không đều/chậm so với đề cương và
tiến độ ban đầu
8. Về những đóng góp mới của đề tài: Trên cơ sở so sánh với những thông tin đã được
công bố trên các ấn phẩm trong và ngoài nước đến thời điểm kết thúc đề tài, đề tài có
những điểm mới sau đây:
8.1/ Về giải pháp khoa học - công nghệ
6
Xây dựng được 2 atlas điện tử và 1 bộ bài giảng điện tử có tích hợp nhiều công cụ
multimedia của ba môn Giải phẫu, Sinh lý, Mô học góp phần làm phong phú thêm học liệu
trong dạy-học các môn học này qua đó nâng cao khả năng tiếp cận, nắm vững kiến thức và
phát triển tư duy của sinh viên Y.
Xây dựng được 3 ngân hàng câu hỏi của ba môn Giải phẫu, Sinh lý, Mô học tích hợp
vào trong bài giảng góp phần phát triển lượng giá thường xuyên, tự lượng giá trong dạy-học
cũng như nâng cao khả năng tiếp cận, nắm vững kiến thức và phát triển tư duy của sinh viên
Y.
8.2/ Về phương pháp nghiên cứu
Xác định được các ứng dụng chính của máy tính và các công cụ multimedia cần thiết
cho dạy-học nói chung và các ứng dụng đặc thù cho dạy học một số chuyên ngành Y như Giải
phẫu, Sinh lý và Mô phôi. Các ứng dụng này sẽ định hướng cho xây dựng một mô hình, quy
trình phát triển các học liệu điện tử, xây dựng cơ sở học liệu, cơ sở dữ liệu cho đào tạo Y tại
chỗ, đào tạo liên tục và e-learning.
Khai thác được các tính năng multimedia cho các bộ học liệu cũng như công cụ lượng
giá trong thực tiễn dạy-học một số chuyên ngành Y (các nội dung của học liệu có thể được sử
dụng như những chất liệu cho việc tự xây dựng các khối kiến thức của từng bài giảng, từng
môn học, là nguyên liệu cho xây dựng phát triển hệ thống đào tạo-lượng giá dựa vào bằng
chứng và phát triển e-learning). Cung cấp miễn phí cho tất cả các giảng viên, giáo viên các
trường đại học và cao đẳng Y trong cả nước các kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng xây dựng
học liệu multimedia.
8.3/ Những đóng góp mới khác
-
Đóng góp của đề tài cho đào tạo
Trong thời gian thực hiện, đề tài đã thu hút được sự quan tâm và tham gia của các
giảng viên, học viên sau đại học và đặc biệt là sinh viên. Do không phải là đề tài nghiên cứu
cơ bản hay nghiên cứu lâm sàng chuyên ngành Y nên các đề tài hướng dẫn học viên sau đại
học và sinh viên Y được định hướng dựa vào phần phương pháp phân tích, xử lý các câu hỏi
trắc nghiệm cho các bộ trắc nghiệm tâm lý thần kinh đánh giá chức năng th
ần kinh cấp cao ở
người cao tuổi. Sản phẩm của riêng phần này là 1 luận văn thạc sĩ Y học chuyên ngành Sinh
lý học đã bảo vệ thành công được 9 điểm và 03 đề tài hướng dẫn sinh viên trong đó có 1 đề tài
đạt giải Ba Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Y-Dược Việt Nam lần thứ 13, 1
đề tài đạt giải Nhất Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Y-Dược Việt Nam lần
thứ 14, 2 đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học do Bộ giáo dục-đào tạo năm
2007, 2008 đều đạt giải khuyến khích. Dự kiến sẽ có nhiều cán bộ trẻ sử dụng tư liệu của đề
7
tài trong các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ tại trong và ngoài cơ sở đào tạo về các lĩnh vực công
nghệ thông tin, công nghệ giáo dục ứng dụng trong Y học và trắc nghiệm tâm lý thần kinh.
- Hiệu quả về kinh tế
Với số kinh phí cấp không nhiều nhưng các sản phẩm của đề tài đã đóng góp vào việc
xây dựng các học liệu về đào tạo chuyên ngành Y của ba môn Giải phẫu, Mô học và Sinh lý
và đề xuất quy trình chuẩn hóa bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Hiệu quả về xã hội
Các kết quả cụ thể của đề tài đã cho thấy tính khả thi trong việc xây dựng các nguồn
học liệu đạt chuẩn Quốc tế, góp phần vào xu thế bắt buộc phải hội nhập về mọi lĩnh vực, đặc
biệt là lĩnh vực giáo dục-y tế. Bên cạnh đó, đây là các sản phẩm thân thiện với học viên, kết
nối được tất cả các học viên Y và không chuyên Y trên cả nước trong quá trình nghiên cứu,
học tập và rèn luyện tư duy.
,ngày tháng năm 2009
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Họ, tên và chữ ký)
TS.BS. Bùi Mỹ Hạnh
8
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT & TT) ngày càng phát triển
mạnh mẽ và trở thành một lực lượng sản xuất vào loại quan trọng nhất trong nền
kinh tế trí thức. Tại nhiều nước phát triển trên thế giới như Hoa kỳ, Đức, Anh,
Pháp, Nhật, Hàn Quốc… cũng như các nước trong khu vực như Singapore,
Malaysia, Đài Loan, Thái Lan những thành tựu của CNTT đã được đưa vào ứng
dụng không những trong các lĩnh v
ực xã hội, kinh tế, khoa học kĩ thuật mà còn
trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục Y học nói riêng.
Dạy – học tích cực là một khái niệm không mới trong giáo dục hiện nay
nhưng lại là vấn đề chưa được triển khai rộng rãi do nhiều lý do khách quan và
chủ quan. Không như phương pháp dạy-học truyền thống coi người thầy là trung
tâm, phương pháp dạy học tích cực lấy người học là trung tâm, buộc người học
phả
i phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập. Vai trò của người thầy chỉ là
giúp cho quá trình học của sinh viên được dễ dàng và lượng giá kết quả cuối
cùng xem đã đạt được mục tiêu học tập hay không? Do vậy, học viên cần biết
cách tự tìm đến các kiến thức cần thiết và cần có những kho dữ liệu lưu trữ các
tài nguyên học tập số hóa để họ tham khảo. Một trong những công cụ h
ỗ trợ đào
tạo đặc biệt đối với một số chuyên ngành trong các trường Y được coi là hữu
hiệu nhất hiện nay đó là các CD-rom dạy học được sản xuất với sự hỗ trợ của
công nghệ multimedia hay còn gọi là công nghệ đa truyền thông.
Hiện nay tại Việt Nam, các sản phẩm công nghệ dạy học chuyên ngành Y
chưa có nhiều, chất lượng chưa đạt yêu cầu và phần c
ơ sở dữ liệu không đầy đủ
[1, 2, 4, 5, 22]. Hơn nữa, việc xây dựng một chương trình dạy học multimedia
còn gặp nhiều khó khăn vì trên thực tế kiến thức về tin học của giảng viên Y
còn hạn chế và ngược lại những chuyên gia CNTT lại không hiểu rõ về nội
dung, yêu cầu, cách bố trí bài giảng, cách truyền đạt như thế nào cho hiệu quả.
Gần đây, trên website thư viện bài giảng
điện tử (BGĐT) đã xuất hiện một số
bài giảng dạng trình chiếu, atlas được xây dựng bằng công cụ multimedia cho ra
những bài giảng khá sinh động. Tuy nhiên, những bài giảng này còn thiếu nhiều
9
tính năng tương tác như kiểm tra, học theo nhu cầu và thường do giảng viên
không chuyên về Y viết. Chưa có một bộ học liệu điện tử chuyên ngành Y nào
đủ tiêu chuẩn để đưa lên mạng internet, phục vụ được nhu cầu dạy-học điện tử
đang là vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay.
Trên Thế giới, các học liệu điện tử chuyên ngành Y thường được sản xu
ất ở
hai dạng: Một là những atlas điện tử cho các chuyên ngành hình thái như Giải
phẫu, Mô học, Giải phẫu bệnh…; Hai là các BGĐT cho những chuyên ngành
chức năng như Sinh lý, Sinh lý bệnh và một số chuyên khoa trong lâm sàng như
Ngoại, Tim mạch, Tiêu hóa, Hô hấp, Thần kinh, Da liễu…[54, 61]. Các sản
phẩm này đến với người sử dụng ở dạng các đĩa CD-Rom hoặc các khóa học
online. Tuy nhiên, chúng ta không thể sử dụng tất cả các sản phẩ
m công nghệ
multimedia của nước ngoài vì các sản phẩm này được xây dựng phục vụ cho
chương trình học khác với Việt Nam không những về nội dung mà cả về các
mục tiêu học tập. Hơn nữa, tất cả đều được viết bằng tiếng nước ngoài nên việc
sử dụng là rất khó đối với giảng viên cũng như sinh viên Việt nam.
Xuất phát từ những thực trạng kể trên, việ
c xây dựng được các học liệu điện
tử hỗ trợ việc dạy – học một số môn chuyên ngành Y ở Việt Nam góp phần đổi
mới nâng cao chất lượng nội dung, phương pháp và hình thức dạy – học là vô
cùng cấp thiết. Đề tài “Xây dựng một số công cụ đào tạo chuyên ngành Y bằng
multimedia” được tiến hành nhằm mục tiêu:
1. Xây dựng công cụ đào tạo multimedia cho một số chuyên ngành Y.
2. Xây dựng các công c
ụ lượng giá cho các chuyên ngành trên.
Mục tiêu cụ thể của đề tài là:
1. Xây dựng atlas điện tử cho chuyên ngành hình thái đại diện là Giải phẫu
và Mô học có tích hợp phần lượng giá.
2. Xây dựng bài giảng điện tử cho chuyên ngành chức năng đại diện là môn
Sinh lý học có tích hợp câu hỏi trắc nghiệm khách quan có chuẩn hóa.
10
2. TỔNG QUAN
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, việc áp dụng các thành tựu tiên tiến
của khoa học công nghệ là thước đo và cũng là điều kiện đảm bảo thành công
trên con đường hội nhập thế giới của mỗi quốc gia. Việc nghiên cứu thấu đáo và
triển khai các loại hình đào tạo có sự hỗ trợ của CNTT được coi là một giải pháp
quan trọng để giải quyết mâu thuẫn gay gắ
t giữa một bên là đảm bảo, nâng cao
chất lượng đào tạo với một bên là tăng cường, mở rộng quy mô và phát triển đa
dạng các loại hình đào tạo.
Những thành tựu và ứng dụng to lớn của CNTT trong giáo dục hiện nay
đã dẫn đến việc thay đổi hàng loạt các quan niệm truyền thống về dạy và học.
CNTT không chỉ được hiểu như là sự tổng hợp các phương ti
ện công nghệ và
truyền thông mà còn là điều kiện, phương tiện, hình thức tổ chức hoạt động tạo
ra môi trường hỗ trợ giáo dục một cách có hiệu quả trước những yêu cầu của xã
hội hiện nay. Các bài giảng (giờ học) truyền thống được triển khai theo phương
thức trực diện (face-to-face) khó có thể đáp ứng được đòi hỏi, yêu cầu đổi mới
phương pháp d
ạy-học. Trong các giờ học này, các đặc điểm “tĩnh” của người
học và “hoạt động nói” của người dạy chiếm ưu thế. Do vậy, mối tương tác giữa
người học với nội dung bài giảng hầu như không có chưa kể đến những tương
tác cần thiết khác[25]. Một cách thức hoạt động đơn điệu, chiếm nhiều thời gian
và không gian tất yế
u tạo ra hiệu quả thấp và vô hình chung đã hạn chế tính tích
cực của người học, tạo ra một sự lệ thuộc thái quá vào người dạy. Bên cạnh đó
sự chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế sang tín chỉ đã và đang đặt
ra nhiều thách thức cho việc đổi mới chương trình, tăng tính liên thông, chuyển
đổi của chương trình, đa dạng hóa các hình thức tổ chứ
c dạy học, phương pháp
triển khai quá trình dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá…). Nhiều nghiên cứu
tổng quan đều thống nhất cho rằng chìa khóa thành công để CNTT thực sự có
vai trò trong giáo dục nói chung và giáo dục Y học nói riêng là phải phát triển
được các học liệu điện tử làm chất liệu cho đào tạo E-learning[31]. E là điện tử
(electronic) nhưng ý nghĩa sâu xa của nó là truyền thông (communication), là
mạng internet, là số hóa (digital), nghĩa là mọi công việc đượ
c thực hiện trên
11
mạng Internet để trao đổi thông tin với nhau bằng công nghệ số. Một khi đã
lên Internet, việc đó đồng nghĩa với việc công khai hoá 24/24, mở ra cho tất cả
mọi người. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu tạo ra một hình thức dạy học
mới, vượt lên các giới hạn về không gian và thời gian, tạo ra cơ hội bình đẳng,
phát huy tính chủ động của người học.
2.1. Các hình thức ứng dụ
ng CNTT trong dạy học
Hiện nay, có nhiều cách phân loại về các hình thức ứng dụng CNTT trong
dạy và học nhưng nói chung thường được chia làm hai hình thức là đào tạo dựa
vào máy tính (Computer Base Training- CBT) và học điện tử (E-learning)[10].
2.1.1. CBT là hình thức người dạy sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các
trang thiết bị như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị multimedia
để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến học viên, kế
t hợp với phát huy những thế
mạnh của các học liệu điện tử như BGĐT, atlas điện tử với sự tích hợp các
hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu phim, ảnh… Hình thức học tập này tạo
ra sự tương tác người và máy. Atlas điện tử là sản phẩm tập hợp đầy đủ các hình
ảnh số hóa được tổ chức thành một hệ thống có quan hệ
, bổ xung cho nhau trong
một môn học thống nhất còn BGĐT là một tổ hợp các sản phẩm số hóa chứa văn
bản, âm thanh, hình ảnh, đồ họa, ký hiệu, thí nghiệm mô phỏng[17]… được thiết
kế , tổ chức theo ý đồ, mục tiêu sư phạm nhất định nhằm giải quyết những mục
tiêu dạy học, đảm bảo tính toàn vẹn và thống nhất của quá trình dạy học. Cả hai
sản phẩm này có thể được dùng một cách độc lập hoặc tích hợp với các phương
pháp dạy học truyền thống.
Khi nói đến BGĐT và atlas điện tử đều phải xét đến tính “tương tác”. Nội
dung của dạy học truyền thống là những kiến thức khoa học được chắt lọc và
đóng gói trong giáo trình, sách giáo khoa và được chuyển đến người học theo
một chiều cứng nhắc (ngườ
i học không thể “tương tác”, “thao tác” được với nội
dung). Trong khi đó, nội dung của các học liệu điện tử lại không phải ở chính
bản thân thông tin, tri thức, mà là cách tìm kiếm, lựa chọn, xử lý thông tin, giải
quyết vấn đề qua tương tác. Về cơ bản, các học liệu điện tử này khác với học
liệu truyền thống ở chỗ: Không bị giới hạn bởi không gian, thời gian; M
ềm dẻo,
12
có thể tương tác được; Tạo ra môi trường học tập bình đẳng, phù hợp với các đối
tượng khác nhau ; Tạo ra khả năng tích hợp mạnh mẽ các ứng dụng công nghệ
trong dạy học; Tạo ra sự thay đổi căn bản trong quan niệm về vị trí, vai trò của
người dạy, người học
Một học liệu điện tử thực thụ phải đến với người s
ử dụng một cách mềm
dẻo, linh hoạt trong bất cứ hoàn cảnh nào, vì bản thân học liệu đó đã phải có
chức năng đưa kiến thức cho người học, góp phần giảm thiểu công sức cho
người thầy và quan trọng hơn, mục đích cuối cùng là phải giúp cho người học
nâng cao ý thức chủ động, tích cực, cộng tác và chia sẻ. Các học liệu điện tử này
có thể
được triển khai dưới rất nhiều hình thức như: truyền hình hai chiều, cầu
truyền hình hai chiều; mạng Internet, dạy học điện tử, hội nghị, thảo luận trực
tuyến, thư điện tử … nhờ các phần mềm hỗ trợ trình chiếu (MS PowerPoint,
Microsoft Producer, Adobe Presenter, Simulation Software, Violet, Macromedia
Flash), các phần mềm chuyên dụng cho đóng gói, băng video, đĩa CD-Rom,
VCD Các công cụ này nói chung đều có tác dụng hỗ trợ ngườ
i dạy tự thiết kế
và xây dựng được những học liệu điện tử sinh động, hấp dẫn cho các giờ dạy
học trên lớp (sử dụng với máy chiếu projector hoặc ti vi), hoặc để đưa lên mạng
internet. Tuy nhiên, để sử dụng tốt các phần mềm không khó bằng việc đầu tư
thời gian và tài chính cho việc làm ra các chất liệu multimedia hoàn chỉnh từ
chúng[62]. Việc xây dựng được các họ
c liệu này sẽ là nhân tố quan trọng đem
lại cơ hội học tập hiệu quả với chi phí thấp cho nhiều người nếu đưa đến với E-
learning, một trong những biện pháp thực hiện “Học tập suốt đời” mà UNESCO
hướng tới.
2.1.2. Khóa học điện tử (E-learning) và chuẩn SCORM (Sharable Content
Object Reference Model)
2.1.2.1. Khóa học điện tử (E-course, E-Learning): là phương thức đào tạo, dạy
h
ọc dựa trên các ứng dụng máy tính, mạng Internet và công nghệ web. Đây là
hình thức học viên sử dụng máy tính để tự học qua mạng Internet. Quá trình này
được điện tử hóa, số hóa cho phép người học, người dạy và nội dung tri thức
tương tác với nhau ở mọi nơi, mọi lúc. Điểm nổi trội của E-learning là lấy người
13
học làm trung tâm, người học sẽ tự làm chủ quá trình học tập của mình, người
dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc học tập cho người học. Để liên kết các thành
phần kể trên sẽ là một hệ quản trị nội dung hoàn chỉnh để vừa có thể dùng để tổ
chức đào tạo vừa có thể dùng để tự đào tạo, vừa có thể áp dụng đố
i với hình thức
đào tạo tập trung, vừa có thể áp dụng đối với hình thức đào tạo từ xa và phân
tán. Người học trực tuyến có thể chủ động chọn những kiến thức phù hợp với
mình so với hình thức tiếp thu thụ động trên lớp[55]. Cùng với việc đánh giá
được nhu cầu thực tế, học trực tuyến có thể áp dụng cho tất cả các nhu cầu cụ
thể nhất. Thêm vào đó, đào tạo trực tuyến đồng bộ giúp người học có khả năng
tự kiểm soát cao thông qua việc tự đặt cho mình tốc độ học phù hợp, bỏ qua
những phần hướng dẫn đơn giản không cần thiết mà vẫn đáp ứng được tiến độ
chung của khoá học. Tuy nhiên ngay cả những nước phát triển thì việc tổ chức,
triển khai sử d
ụng các học liệu điện tử cho các khóa học E-learning chuyên
ngành Y cũng chưa phổ cập[44] do sự khó khăn về xây dựng học liệu, hệ thống
chính sách cho phép vận hành hình thức đào tạo này.
Hiện nay hình thức khoá học tích hợp (Blended learning) có lẽ đang được
phổ biến một cách tích cực và tỏ ra có nhiều ưu việt vì nó sử dụng được sức
mạnh của Internet như một môi trường dạy và h
ọc. Trong hình thức đào tạo này,
mọi tài liệu và hoạt động của các khoá học đều được cung cấp từ các dịch vụ của
Internet cùng với một chương trình đào tạo hoàn chỉnh được xây dựng vừa có
thể dùng để tổ chức đào tạo vừa có thể dùng để tự đào tạo, đào tạo tập trung, tạo
từ xa… Tích hợp ở đây là kết hợp thế
mạnh của phương pháp giảng viên trình
bày, hướng dẫn lý thuyết trên lớp với đào tạo trực tiếp trên máy tính và dạy học
dựa trên vấn đề, trải nghiệm dự án. Về bản chất, đây là hình thức dạy-học gắn
liền việc truyền đạt lý thuyết với thực hành giúp người học tiếp thu bài tốt hơn
và nâng cao kỹ năng ứng dụng các kiến thức trong thực t
ế. Với sự tiến bộ của
CNTT, giảng viên có điều kiện sử dụng các phương tiện đa truyền thông như
website trực tuyến, video, file flash… hỗ trợ tối đa cho bài giảng và biến nó
thành một phần của chương trình. Phương pháp này không những giúp tăng tính
thực tiễn cho bài học mà điều quan trọng là nó tăng tính tương tác trong lớp học
14
vì học viên có thể trực tiếp thực hành, làm bài thi, trao đổi, thảo luận… bằng
chính những phương tiện đa truyền thông. Hình thức này nếu tích hợp tốt sẽ
phát huy điểm mạnh hạn chế điểm bất lợi của cả hai loại hình đào tạo truyền
thống và E-learning[39]. Bảng 2.1 và 2.2 chỉ ra những quan điểm của các cơ sở
đào tạo và học viên về E-learning thuần túy và Blended learning.
Bảng 2.1. Quan điểm của các cơ sở đào tạo về e-learning và blended learning
E-learning Blended learning
Giảm chi phí tổ chức quản lý và đào tạo nếu phát
triển xong một khóa học E- learning (có thể đào tạo
cho hàng ngàn học viên với chi phí tổ chức đào tạo
cho 20 học viên, tiết kiệm lương của người dạy, chi
phí thuê phòng học, chi phí đi lại ăn ở cho học viên,
chi phí hao tổn năng suất do thời gian học viên phải
đi học. Tuy nhiên chi phí ban đầu để phát triển một
khóa học E- learning lớn g
ấp 10 lần so với chi phí
triển khai một khóa học thông thường với nội dung
tương đương.
Mức giảm chi phí tổ chức
quản lý và đào tạo tuy không
bằng E-learning nhưng lại tiết
kiệm được chi phí đầu tư ban
đầu đặc biệt là có thể triển
khai ngay vì toàn bộ khóa học,
chương trình học E-learning
chưa thực sự chuẩn.
Tận dụng được nguồn giảng viên chất lượng cao của
trong và ngoài nước. Giảng viên đóng vai trò là
“nguồn cung cấp thông tin và kiến thức” .
Giảng viên còn là người ở phía
sau và gián tiếp kiểm soát các
hoạt động của học sinh.
Rút ngắn thời gian đào tạo 40-60%, không bị giới
hạn bởi số lượng giảng viên và lớp học nhưng khó
nhất là thay đổi chương trình đào tạo đồng bộ.
Khắc phục được những bất cập
về tính logic về trình tự dạy-
học kiến thức-thực hành.
Nội dung truyền tải nhất quán, phù hợp với yêu cầu
của người học, cung cấp khả năng tự kiểm soát tốc
độ học, nội dung học…
Tương đương
Kết quả hoàn thành chương trình đào tạo được tự
động hóa và được thông báo chính xác, khách quan.
Tương đương
Yêu cầu kỹ năng mới: Những người dạy tốt trên lớp
chưa chắc đã biết đến các kỹ thuật thiết kế, quản lý,
giảng dạy một khóa học trên mạng.
Các kỹ năng mới được cập
nhật cho giảng viên từ từ, phối
hợp giữa kỹ năng truyền thống
và hiện đại.
Bảng 2.2. Quan điểm của học viên về e-learning và blended learning
E-learning Blended learning
Có thể học bất cứ lúc nào, tại bất cứ nơi đâu, có thể
đăng ký tham gia ngay vào khóa học mà không cần
chờ tới khi lớp học khai giảng, tiếp cận nhiều nguồn
tài liệu ngay trong quá trình tiếp thu kiến thức.
Có thể học bán tự do theo thời
khóa biểu, tiếp cận nhiều
nguồn tài liệu ngay trong quá
trình tiếp thu kiến thức.
Không phải đi lại nhiều, không phải nghỉ việc, tiết
kiệm chi phí đi lại đến nơi học, đồng thời có thể xắp
xếp thời gian học phù hợp với mình.
Việc tiếp xúc trực tiếp sẽ diễn
ra vào thời điểm bắt đầu và kết
thúc khóa học.
Có thể tự quyết định cấp độ và tốc độ học của mình, Tương đương
15
tự điều chỉnh tốc độ học nhanh hoặc chậm giúp học
viên giảm áp lực và tăng hứng thú học. Tự tin hơn
với việc học lại hoặc tham khảo thêm các nguồn tài
liệu bổ sung mà không gặp phải áp lực bị kiểm soát.
Có thể kiểm tra tính xác thực do làm các bài mô
phỏng. Việc ôn tập và kiểm tra trình độ mà “không
có ai giám sát hoặc cho điểm” tạo tâm lý thoải mái.
Tương đương
Chi phí kỹ thuật cao: Để tham gia khóa học trên
mạng, học viên cần phải cài đặt các phần mềm công
cụ trên máy tính của mình, các chức năng cắm và
chạy, phải kết nối mạng.
Chi phí vừa phải vì được giảm
trừ từ chi phí chung
Việc học có thể buồn tẻ do thiếu các quan hệ bạn bè
và sự tiếp xúc trên lớp.
Học viên sẽ thích thú hơn với
việc được tiếp xúc, giao tiếp
với giảng viên và học viên
khác
Thực tế, ngay cả những nước phát triển, việc triển khai e-learning trong
đào tạo nói chung là cần thiết nhưng chưa được triển khai rộng rãi do tính đặc
thù trong đào tạo chuyên ngành Y. Giải pháp triển khai blended learning được
nhiều ý kiến ủng hộ hơn trong hoàn cảnh thực tế hiện nay[26, 27].
2.1.2.2. Chuẩn SCORM: Nói đến e-learning là nói đến chuẩn SCORM (viết tắt
tiếng Anh của Sharable Content Object Reference Model), đây là một mô hình
tham khảo các chuẩn kỹ thuậ
t, các đặc tả và các hướng dẫn có liên quan được
đưa ra bởi các tổ chức khác nhau dùng để đáp ứng các yêu cầu ở mức cao của
nội dung học tập và các hệ thống thông qua các khả năng sau:
- Tính truy cập được (Accessibility): khả năng định vị và truy cập các nội
dung giảng dạy từ một nơi ở xa và phân phối nó tới các vị trí khác.
- Tính thích ứng được (Adaptability): khả n
ăng cung cấp các nội dung
giảng dạy phù hợp với yêu cầu của từng cá nhân và tổ chức.
- Tính khả thi (Affordability): Khả năng tăng hiệu quả và năng suất bằng
cách giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc phân phối và giảng dạy.
- Tính bền vững (Durability): Khả năng trụ vững với sự phát triển của sự
phát triển và thay đổi của công nghệ mà không phả
i thiết kế lại tốn kém, cấu
hình lại.
16
- Tính khả chuyển (Interoperability): Khả năng làm cho các thành phần
giảng dạy tại một nơi với một tập công cụ hay bình diện và sử dụng chúng tại
một nơi khác với một tập các công cụ hay bình diện.
- Tính sử dụng lại (Reusability): Khả năng mềm dẻo trong việc kết hợp
các thành phần giảng dạy trong nhiều ứng dụng và nhiều ngữ cảnh khác nhau.
Các phiên bản SCORM ngày càng được hoàn thiện để thực hiện đầy đủ các yêu
cầu trên. Phiên bản SCORM hiện nay là SCORM 2004, khẳng định tính bền
vững của SCORM.
2.1.3. Sử dụng Internet trong việc tìm kiếm các thông tin trực tuyến
Internet chính là một thư viện không lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toàn
nhân loại với hàng tỷ tư liệu và các bài viết của mọi lĩnh vực và luôn được cập
nhật từng ngày, từng giờ
. Vấn đề quan trọng và bắt buộc đối với người dạy là
phải biết khai thác nguồn tài nguyên phong phú trên internet để làm tốt việc ứng
dụng CNTT trong dạy học. Có 2 phương pháp để khai thác các thông tin phục
vụ cho việc giảng dạy:
- Truy cập các thư viện tài nguyên trực tuyến
Wikipedia.org
(trang tiếng Việt là vi.wikipedia.org) là hệ thống bách khoa toàn
thư khổng lồ, do hàng chục triệu tình nguyện viên trên Thế giới và trong nước
đóng góp xây dựng. Có thể tìm ở đây từ các kiến thức khoa học phổ thông đến
các nghiên cứu khoa học chuyên ngành, tìm hiểu về tiểu sử những người nổi
tiếng cho đến những vấn đề thời sự được cập nhật hàng ngày
Youtube.com
là trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới, ở đây chúng ta có thể
dễ dàng tìm được những tư liệu phim phù hợp với mục đích dạy học. Ở Việt
Nam cũng có trang chia sẻ video riêng ở địa chỉ Clip.vn
Thư viện tư liệu giáo dục
( ) là trang web chia sẻ các tư
liệu phim, ảnh, flash phục vụ cho giáo dục và đào tạo của Việt Nam.
Thư viện bài giảng điện tử
( ) là trang web cho phép
người dạy chia sẻ các bài giảng và giáo án của mình, đồng thời tham khảo các
bài giảng và giáo án của rất nhiều người dạy khác trên cả nước.
17
Thư viện giáo trình điện tử ( .) là trang web tập hợp các
giáo trình bậc đại học và chuyên ngành từ các dự án của Bộ GD&ĐT với các
trường đại học lớn trên cả nước như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Sư
phạm Hà Nội, Đại học Cần Thơ
Thư viện tư liệu giáo dục và thư viện BGĐT là các hệ thống mở, không những
giúp người dạy có thể download các tư liệu d
ạy học và các bài giảng mẫu mà
còn cho phép người dạy có thể đưa các tư liệu và bài giảng của mình lên để chia
sẻ với mọi người. Việc sử dụng các hệ thống mở như trên hiện nay đang là xu
hướng tất yếu của ứng dụng CNTT trong môi trường giáo dục với những ưu
điểm vượt trội là: Hoàn toàn miễn phí; Có hệ thống dữ liệu khổng lồ vì là do
cộ
ng đồng cùng xây dựng; Luôn được cập nhật thường xuyên, từng ngày, từng
giờ; Các tư liệu cũng như bài giảng có chất lượng cao vì được chọn lọc và tổng
hợp từ nhiều nguồn khác nhau.
- Sử dụng các dịch vụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Baamboo, Monava
2.1.4. Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội
Khi kết nối mạng Internet, người dạy không chỉ có thể tìm thấy ngay
những kiến thức, nh
ưng tài nguyên mình cần mà còn có thể chia sẻ, trao đổi
thông tin với nhau. Hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau đơn giản nhất
là phổ biến nhất hiện nay là thông qua các diễn đàn (forum) giáo dục trên mạng
và tham gia vào các mạng xã hội. Ở các mạng này, mỗi người có thể xây dựng
các blog (có thể coi đó là những trang web cá nhân) cho mình. Với các blog
được tạo, người dạy có thể: lưu trữ các tư liệu, bài giảng, tài liệu tham khảo môn
học; chia sẻ các kinh nghiệm trong d
ạy học và trong cuộc sống, bạn bè đồng
nghiệp có thể vào xem các blog của nhau và gửi lên ý kiến của mình; tổ chức
việc dạy học thông qua blog; tổ chức các diễn đàn về một số chủ đề giáo dục;
ngoài ra blog cũng là nơi người dạy khắp nơi trong cả nước có thể giao lưu, kết
nghĩa với nhau
Có thể thấy điều quan trọng khi sử dụng CNTT để d
ạy học đó là sự tìm
tòi, nghiên cứu, sáng tạo ra những nguồn tài nguyên để giúp cho giảng viên đổi
mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên cần phát huy những ưu thế cũng như cần
18
khắc phục những điểm hạn chế của CNTT và đặc biệt cần tránh những nhìn
nhận quá tuyệt đối hóa về CNTT trong thực tế dạy-học .
2.2. Công nghệ multimedia trong xây dựng các học liệu điện tử và khóa học
điện tử
Công nghệ multimedia là tất cả các loại thiết bị công nghệ có chức năng
truyền phát thông tin theo hướng chuyển đổi thông tin thành kiến thức thông qua
sự kích thích nhậ
n thức của người học và có tác dụng làm đòn bẩy cho năng lực
học tập ở các giác quan của con người. Công nghệ multimedia bao gồm hai
thành phần chính là: Thiết bị công nghệ (gồm tất cả các thiết bị công nghệ ví dụ
như bo mạch chủ, màn hình, đầu máy vi deo, các thiết bị thu phát âm thanh, các
phần cứng, phần mềm, các giải pháp công nghệ, các thuật toán mã hoá, truyền
thông tin và giải mã…) và các nội dung multimedia (đó là thông tin và sự
chuyển đổi thông tin thành kiến thức nhờ thiết bị công nghệ multimedia). Thông
tin chỉ là những dữ liệu đơn giản còn kiến thức là thông tin đã được trau chuốt tỉ
mỉ nhằm đạt được mục tiêu. Ví dụ các hình ảnh về tim khi được trình chiếu liên
tục chỉ là thông tin về tim trong khi vẫn là những hình ảnh này được bố trí theo
một trình tự, có thuyết minh dẫn dắt theo một kịch bản sư phạ
m lại trở thành
kiến thức. Như vậy nội dung gồm có hai phần: phần chuẩn bị nội dung nhằm
cung cấp thông tin và phần trình bày nội dung theo một kịch bản sư phạm đã
được thiết kế từ trước để biến nội dung thành kiến thức.
Trong giáo dục, công nghệ multimedia được ứng dụng hỗ trợ cho cả bên
trong và bên ngoài cơ sở đào tạo mà thực chất chính s
ự tương tác giữa phần học
liệu và e-learning. Sức mạnh của các công cụ nằm ở khả năng tương tác và làm
việc cộng tác để tạo ra kiến thức một cách hiệu quả vì kiến thức là một cấu trúc
xã hội[63, 64].
Ở Việt Nam hiện nay, một số công ty như FPT, Bạch Kim, Tinh Vân đã
nghiên cứu và xây dựng công cụ multimedia cho một số bộ môn của các trường
học, nhưng chư
a có sản phẩm nào đề cập đến những hỗ trợ đặc thù của công
nghệ multimedia trong dạy – học các môn chuyên ngành Y, do đó chưa tập
trung vào việc giải quyết các vấn đề, khó khăn đang đặt ra trong dạy – học
19
chuyên ngành quan trọng này. Do multimedia là công cụ tốt nhất để tạo được hai
loại hình tương tác khác nhau giữa con người với tin học và giữa con người với
con người nên rất thích hợp với đào tạo chuyên ngành Y. Cả hai loại hình này
đều có giá trị giáo dục chỉ khác nhau về mục đích học tập. Sau đây là một số
chức năng của việc tạo được các loại hình tương tác của multimedia:
- Chức năng truyền t
ải và tiếp thu kiến thức: Trong dạy-học chuyên ngành Y, cả
thầy và trò đều phải đối mặt với việc truyền tải và tiếp thu một khối kiến thức
khổng lồ mà khó có thể thực hiện hiệu quả nếu không có sự hỗ trợ của CNTT.
Các sản phẩm được xây dựng trên nền tảng các công cụ trình chiếu của công
nghệ multimedia có thể hỗ trợ cho việc tự
học, tự ôn tập của học viên qua việc
kích thích sự hứng thú, phát huy tính tích cực, tự lực cũng như trí lực của học
viên. Việc kiểm tra, đánh giá với sự hỗ trợ của công cụ multimedia cũng đã và
đang được tiếng hành thử nghiệm trong lĩnh vực dạy học, để đảm bảo được tính
khách quan, chính xác cao của công việc kiểm tra, đánh giá.
- Chức năng thực hành chuyên môn: Trong chuyên ngành Y hiện nay, b
ản thân
các kỹ thuật tiên tiến như mổ nội soi, đặt ống stein, các xét nghiệm cận lâm
sàng… cũng chính là sự ứng dụng thành tựu của CNTT và nếu biết sử dụng
công nghệ multimedia trong giảng dạy thì hoàn toàn có thể tạo được chức năng
dạy thực hành với mô hình[42], với lớp học ảo[38], bệnh nhân ảo…
- Mô phỏng các đối tượng cần nghiên cứu: Nói chung các cấu trúc cũng như
hoạt độ
ng chức năng xảy ra bên trong cơ thể đều khó mô tả bằng lời mà người
học có thể hiểu được. Điều đó gây khó khăn cho việc nghiên cứu tìm ra những
mối liên quan, tương tác giữa hình thái với chức năng và những qui luật điều
hòa hoạt động của chúng. Nhờ các công cụ multimedia về trình chiếu, đồ họa
hay thiết kế … ta có thể mô phỏng, minh hoạ các hiện tượng, quá trình sinh lý,
bệ
nh lý một cách trực quan và chính xác hơn thông qua các dấu hiệu, mối quan
hệ có tính bản chất nhất và qua đó tìm ra các kiến thức mới (mối quan hệ, quy
luật mới…) để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhận thức của học viên. Mô
phỏng sẽ hiển thị các hiện tượng, các quá trình trên màn hình, làm cho quá trình
đó có thể thay đổi bởi tương tác giữa người và máy giúp việc dạy-học trở nên dễ
20
dàng. Tuy nhiên, việc mô phỏng chính xác đến đâu còn phụ thuộc vào hai yếu tố
là mức độ nhận thức của giảng viên về bản chất các hiện tượng, quá trình trong
các môn học và khả năng của người lập trình, sử dụng ngôn ngữ máy tính để
phản ánh lại quá trình đó.
- Công nghệ multimedia có thể hỗ trợ trong việc xây dựng các mô hình các cơ
quan, bộ phận thậm chí là cả cơ thể ở các mức chi tiế
t khác nhau tạo điều kiện
cho việc nhận thức đối tượng đó thuận lợi hơn ở trạng thái tĩnh , động, cũng như
ở các góc độ khác nhau, trong không gian 1,2 hay 3 chiều, với màu sắc đúng
như thực tế.
- Hỗ trợ các thí nghiệm hình thái, chức năng: Bộ PowerLab của hãng AD-
instruments là một ví dụ của sản phẩm ứng dụng multimedia trong dạy-học các
môn học hình thái, chức năng. Không chỉ
dừng ở mức quan sát hiện tượng,
người học có thể đo đạc, thu thập số liệu để rồi suy nghĩ trên các số liệu đó,
phân tích, so sánh chúng… xem hiện tượng hay quá trình đó có tuân theo quy
luật nào không? (quy luật này có thể biết trước hoặc không biết trước).
- Bản thân máy vi tính là thiết bị đa phương tiện nên có thể ghép nối với các
thiết bị hiện đại khác trong việc nghiên cứu hình thái chức năng và có tính nă
ng
hết sức ưu việt trong việc thu thập, xử lý dữ liệu cũng như trình bày các kết quả
xử lý một cách tự động, nhanh chóng, chính xác và đẹp đẽ nên nó được sử dụng
rất thành công trong các lĩnh vực nêu trên, góp phần giải quyết các khó khăn mà
các phương tiện dạy học trước nó chưa giải quyết được trọn vẹn.
Với các môn học thuộc chuyên ngành hình thái và chức năng như Giải phẫ
u,
Sinh lý, Mô học, Chẩn đoán hình ảnh, Giải phẫu bệnh … các ứng dụng của công
nghệ multimedia đặc thù nhất tập trung vào một số lĩnh vực như: Hỗ trợ trong
việc mô phỏng các cấu trúc hình thái, các hiện tượng, quá trình chức năng và sự
thay đổi các cấu trúc, chức năng trong cơ thể người mà không thể hay khó quan
sát bằng các phương tiện dạy học truyền thống; Hỗ trợ trong việc xây dự
ng các
mô hình cấu trúc, chức năng; Hỗ trợ trong việc phân tích, nghiên cứu các băng
ghi hình các quá trình nghiên cứu thực nghiệm; Hỗ trợ các thí nghiệm nghiên
cứu về cấu trúc, chức năng[38]… Tóm lại công nghệ đa truyền thông -
21
multimedia là các công cụ cho phép trải nghiệm giáo dục toàn diện với khả năng
lưu trữ thông tin lớn, thiết lập được các hiệu ứng chuyển động và các tương tác
đa chiều, là công cụ hữu dụng để xây dựng và phát triển các học liệu giảng dạy
đủ tiêu chuẩn như các atlas điện tử và BGĐT tích hợp với mô hình e-learning,
blended learning[56]. Các sản phẩm này có thể phục vụ cho mọi mục tiêu dạy-
họ
c và đảm bảo tính năng của công nghệ đa truyền thông cho phép triển khai
trên bất kỳ phương tiện phổ biến kiến thức nào.
2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo nói chung và
đào tạo chuyên ngành Y nói riêng
2.3.1. Ngoài nước
Công nghệ thông tin thể hiện rõ nét vai trò quan trọng trong kiến tạo mô
hình đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến của các trường Đại học mở. Lúc đầu chỉ là
nhữ
ng thông báo về chương trình đào tạo, sau đó là đăng ký trên mạng và cho
đến hiện nay, học viên có thể học và thi Toefl, GRE hay bất kỳ một chứng chỉ
tiếng Anh có giá trị Quốc tế nào mà không cần phải sang Hoa kì hay đến các Đại
diện uỷ quyền. Nhiều chương trình hợp tác đào tạo đã thực hiện hầu hết các thủ
tục trên mạng. Đây chính là vai trò toàn cầu hoá giáo dục mà CNTT mang lại.
Y học là một ngành khoa học xã h
ội mà thành tựu trong những năm gần
đây luôn gắn liền với thành tựu của CNTT trong chăm sóc và nâng cao sức khoẻ
con người. Cùng với sự phát triển chung của khoa học kỹ thuật, CNTT đã được
ứng dụng trong các trang thiết bị y tế hiện đại với những phần mềm do nhà sản
xuất cài đặt sẵn trong máy như máy siêu âm, nội soi kỹ thuật số, máy CT-
Scanner… Việc ứng dụng CNTT trong mọi công việc liên quan
đến chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân (e-Health) được phát triển rất mạnh mẽ tại nhiều nước
trên Thế giới đặc biệt ở những nước có nền kinh tế phát triển như: Hoa kì, Nhật,
khối các nước EU, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… Tại các nước này cùng
với một hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin Y học hiện đại, các Hệ thống Thông
tin bệnh viện và Bệnh án đi
ện tử đều được tiêu chuẩn hóa … Kết quả là người
bệnh, các bệnh viện, các trung tâm sức khỏe, các trung tâm nghiên cứu, các
22
trường Y có thể chia sẻ thông tin cần thiết, góp phần đáng kể trong việc nâng
cao chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Bên cạnh các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ chăm sóc sức
khoẻ, việc ứng dụng CNTT trong hiện đại hoá phương pháp dạy-học cho sinh
viên Y- nguồn nhân lực chuyên môn cao của ngành Y tế là vấn đề then chốt.
Các ứng dụng này có rất nhiều như đã trình bày ở phần 1.1 và 1.2 ở trên nhưng
công c
ụ dạy học được coi là thiết thực nhất hiện nay đó chính là các học liệu
điện tử dưới dạng các trang web và đĩa CD-ROM chuyên ngành. Công việc này
là một lĩnh vực được ưu tiên phát triển ở đa số các quốc gia trên Thế giới[53].
Với sự trợ giúp của công nghệ multimedia, các bài giảng về Y học của các tác
giả nước ngoài ngày càng trở nên sinh động và trực quan, từ đó đem lại cho
ngườ
i học một khối lượng kiến thức và thực tế lớn[37]. Hơn thế, các bài giảng
này đều được quản lý trên một cổng thông tin chung là E-learning. Các công cụ
trên E-learning sẽ giúp cho các giảng viên để tạo bài giảng và quản lý học viên,
quản lý giảng viên, quản lý nội dung và cơ chế đánh giá chất lượng đào tạo có
thể đưa bài giảng của mình vào một cách dễ dàng mà không cần phải biết đến
các ngôn ngữ lậ
p trình.
Trong chương trình đào tạo cho bác sĩ đa khoa, sinh viên Y phải học khối
kiến thức Y học cơ sở khá nặng như Sinh học, Giải phẫu, Mô học, Sinh lý, Sinh
hoá, Giải phẫu bệnh cùng với khối kiến thức Y học lâm sàng[23]. Các kiến
thức này là một thử thách đối với sinh viên ngay từ những năm học Y đầu tiên.
Nếu học tốt các môn này, việc tiếp cận bệnh nhân sẽ rất thuậ
n lợi vì đây là nền
tảng cơ bản cho sinh viên trước khi đi học lâm sàng. Ở các nước có nền Y học
phát triển, việc dạy-học các môn học này luôn được đặc biệt chú trọng. Vì lý do
này, chủ yếu các sản phẩm multimedia đều liên quan đến các môn học như Giải
phẫu, Sinh lý, Sinh hoá, Mô học, Giải phẫu bệnh, Chẩn đoán hình ảnh…[45, 51,
58, 59, 61, 65] . Các sản phẩm này được bán với giá khá cao và đa số viết bằng
ti
ếng Anh. Sinh viên có thể mua hoặc trả tiền để học trên các trang web có tính
năng đào tạo như /> (Hình
3D y khoa tổng hợp); /> ( Atlas 3D
23
động); (Sưu tầm Atlas);
/> (Atlas Nội soi hệ tiêu hóa);
/> ( Hình ảnh động y khoa
tổng hợp); /> ( Sưu tầm Atlas);
/> ( Atlas ký sinh trùng)
/> ( Atlas mô học)
www.histology.anatomy.wisc.edu/
Medical Library (Atlas giải phẫu đơn giản)
/>html ( Atlas giải phẫu); ( Sưu tầm Atlas)
/> ( Atlas cho sinh viên -
hình chụp); /> (Atlas
siêu âm tim mạch)
/>
( Atlas da liễu); /> ( Atlas Não
bộ) /> ( Atlas tổng hợp 3D)
/> ( Atlas ký sinh trùng);
/> ( Atlas tế bào học);
/> (Atlas dụng cụ y khoa và phẫu thuật);
/> ( Atlas vi sinh y khoa);
/>htm ( Atlas Điện Não Đồ -trả tiền); ( Atlas
tổng hợp dành cho sinh viên Y);
/> ( Giới thiệu website
hình ảnh y khoa) />;
(Atlas tổng hợp);
/>yHome.html ( Atlas nội soi phế quản);
( Atlas phục hồi chức năng giọng nói); s-
med.demon.co.uk/images.htm ( Hình ảnh y khoa tổng hợp);
( Altas ký sinh trùng y khoa);
24
/>Raw=&TL=16353&A=2 (Atlas tổng hợp 3D) Tuy nhiên, chưa có một
website có đầy đủ các chức năng dạy-học chuyên ngành Y nào miễn phí truy
cập hoặc không đòi hỏi mật khẩu riêng. Các nước có nền kinh tế đang phát triển
cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ multimedia dạy – học bằng ngôn ngữ bản địa.
Các phần mềm này chủ yếu lưu hành nội bộ do sử dụng ngôn ngữ riêng nên
không thấy xuất hiện trên các trang thông tin về
sản phẩm giáo dục.
2.3.2. Trong nước
Ở nước ta, việc sử dụng phần mềm trong giảng dạy bắt đầu xuất hiện ở
dạng thử nghiệm. Các phần mềm này thường mô phỏng một bài tập vật lý
nhỏ[17], một bài toán Trong vài năm trở lại đây, một vài phần mềm dạy học
ngoại ngữ, toán, lý, hoá cấp độ phổ thông và cho trẻ em đã xuất hiện[3, 7]. Tuy
không được sử dụng m
ột cách chính thức nhưng cũng đón nhận được sự ủng hộ
nhiệt tình của đông đảo học viên, sinh viên và các giảng viên. Một số trang web
có thông báo đào tạo trực tuyến nhưng khi kích hoạt vào những trang web này
cũng chỉ thấy một vài địa chỉ liên lạc, sự tương tác giữa học viên và thầy giáo rất
khó khăn[15].
Cũng như mọi trường Y trên thế giới, Giải phẫu, Sinh lý, Mô học, Gi
ải
phẫu bệnh, Hóa sinh, Chẩn đoán hình ảnh… là những môn học y học cơ sở quan
trọng và khó học. Cả người dạy và người học đều cho rằng không đủ thời gian
để truyền tải hay hấp thu với quỹ thời gian eo hẹp và điều kiện học trên giảng
đường 200 sinh viên như hiện nay.
Tại Trường Đại học Y Hà Nội, khái niệm về dạy-học tích cực đã xu
ất hiện
vào năm 1992 cùng với sự thành lập đơn vị Đào tạo giảng viên. Giảng viên của
các trường Y được tập huấn từ 1 đến 2 tuần về phương pháp dạy-học tích cực
trong Y học. Tuy nhiên, hiện tại, sinh viên vẫn phản ánh có một số bài các thầy
không cho biết mục tiêu học tập ngay từ đầu giờ, việc tích cực hoá sinh viên còn
gặp nhiều bất cập do số lượng sinh viên d
ự học quá đông, các trang thiết bị đơn
giản như overhead, micro còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Ngay cả sách
giáo khoa cũng thiếu nhiều đầu sách và có những môn sinh viên vẫn phải dùng