Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận truyền thông quốc tế kế hoạch và sản phẩm tết việt ở xứ sở mặt trời mọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.22 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
I.

Nghiên cứu và tìm hiểu thực tế

1. Tổng quan
1.1 Vai trò của Tết cổ truyền trong TTQT
Trong xã hội hiện đại, song hành với việc thúc đẩy hợp tác, phát triển
kinh tế- xã hội thì việc giao lưu, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống
của mỗi dân tộc là điểm nhấn để đưa Việt Nam “hòa nhập nhưng khơng hịa
tan” cùng với thế giới. Tết Ngun đán cổ truyền của người Việt là một trong
những nét phong tục truyền thống để lại nhiều ấn tượng trong mắt bạn bè
quốc tế.
Dẫu có nhiều điểm tương đồng với văn hoá tết của Trung Quốc, Nhật
Bản và một số quốc gia châu Á khác, song Tết Việt Nam với những giá trị
văn hoá, tinh thần truyền thống được lưu giữ khá trọn vẹn giữa dịng chảy hội
nhập hối hả ln để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt bè bạn quốc tế. Với họ,
cảm nhận về Tết Việt có thể được gói gọn trong hai chữ: “Hồn Việt”.
Tết cổ truyền Việt thực sự mang ý nghĩa đặc biệt, ngày càng hấp dẫn
bạn bè quốc tế. Xã hội hiện đại và hội nhập sâu rộng với thế giới, những
phong tục truyền thống cũng sẽ phai nhạt dần, song một cái Tết với những
món ăn truyền thống đượm nồng tình thân, cùng những phong tục mang đậm
hồn Việt cần được gìn giữ và phát huy, bởi đó sẽ là bài học về tình đồn kết,
về đức hiếu thảo cho mỗi người dân Việt Nam, và cũng là niềm tự hào về
một nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc để giới thiệu tới bạn bè quốc tế.
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, không chỉ người dân trên khắp đất nước
mong chờ mà những người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam
cũng như người Việt Nam sinh sống tại nước ngồi đều háo hức được đắm
mình trong khơng khí mùa Xuân tràn ngập, được hưởng một cái Tết cổ
truyền đậm đà bản sắc dân tộc Việt, thấm đẫm hồn cốt văn hóa người Việt
1




Nam. Ngoài ra, người Việt sinh sống ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới
cũng đã và đang góp phần giới thiệu vẻ đẹp của Tết cổ truyền Việt Nam đến
với bạn bè quốc tế như một cách để trân trọng, nâng niu giá trị Việt.
1.2 Nhận xét thông qua khảo sát
Dù bôn ba nơi xứ người, nhưng Tết đến Xuân về, những người Việt
khắp nơi trên thế giới - lại chờ đợi để được về quê hương, đón Tết đồn viên
cùng gia đình, người thân. Hai năm trở lại đây, dịch bệnh COVID-19 khiến
nhiều người không được trở về; nhưng dẫu vậy, ở nơi xa họ vẫn chuẩn bị cho
một cái Tết cổ truyền thật tươm tất nơi xứ người.
Dẫu đi hết bốn phương trời, ở nơi đất khách quê người, những du học
sinh, những người lao động Việt Nam cũng như kiều bào ta trên khắp thế giới
cũng không bao giờ quên đem tết quê nhà theo cùng. Có hương vị quê nhà,
có bánh chưng, cành mai vàng, có giai điệu âm nhạc xuân quê hương rộn
ràng, có những bồi hồi thương nhớ gửi về những người thân yêu nhất trong
giây phút đặc biệt đã tạo nên những khoảnh khắc khó quên cho Tết Việt tại
nơi xứ người.
Trước khi bắt đầu lên thực hiện sản phẩm, nhóm chúng em đã thực
hiện một cuộc khảo sát nhỏ để tìm hiểu về Tết cổ truyền của du học sinh Việt
Nam tại Nhật Bản. Thông qua khảo sát, chúng em nhận thấy có 80% các bạn
nằm trong độ tuổi từ 18 - 22. Có thể thấy, du học sinh Việt Nam ở Nhật Bản
phân bổ ở nhiều địa phương khác nhau, nhiều nhất là Tokyo với hơn 36,8%,
ngồi ra cịn có một số tỉnh thành khác như Osaka, Hokkaido, Chiba,...

2


Trong số 20 người tham gia khảo sát, có 50% những người đã đón 1
cái Tết tại Nhật Bản, nhiều nhất là có người đã đón đến 7 cái Tết tại nơi đây.


3


Đón Tết cùng bạn bè, người thân chiếm 70% trong khi đó số người đón
Tết một mình chiếm 25%. Có thể thấy, việc đón Tết cùng với bạn bè, người
thân, hội, nhóm sẽ giúp bạn bớt cảm giác cơ đơn hơn trong những ngày này.
Nhớ nhà là cảm xúc hầu hết của du học sinh Việt Nam khi lần đầu đón
Tết cổ truyền tại Nhật Bản với hơn 70%, tuy nhiên họ vẫn khá háo hức và bỡ
ngỡ.

Ăn tất niên cùng mọi người, gói bánh chưng, chuẩn bị các món ăn
truyền thống, lì xì, đi chùa cầu may là những hoạt động mà du học sinh đã
tham gia để góp phần giữ gìn nét đẹp của Tết cổ truyền trên đất nước Nhật
Bản. Dù bận rộn với công việc và học tập nhưng năm nào cũng vậy, cứ mỗi
dịp tết đến, cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản cũng không quên
tụ họp để cùng nhau ăn bữa cơm tất niên.

4


Có 68,4% cho rằng Tết cổ truyền rất có ý nghĩa đối với du học sinh
đang học tập và sinh sống tại Nhật Bản

Khi được hỏi Bạn sẽ làm gì để góp phần giữ gìn nét đẹp "Tết Việt" tại
Nhật Bản? Có rất nhiều câu trả lời đã được đưa ra:
-

Mỗi năm Tết đến mình sẽ cùng người thân và bạn bè tại Nhật Bản


tổ chức những buổi liên hoan, gặp mặt. Chắc chắn trong những ngày đó mình
sẽ có những hoạt động như khi ở Việt Nam để có bầu khơng khí trọn vẹn hơn
-

Thực chất thì 1 năm đầu mình rất nhớ nhà, chính vì vậy mình dành

cả kì nghỉ Tết lúc đó để gọi về gia đình.
5


-

Khi qua lần thứ 2 đón Tết tại Nhật Bản, mình đã chủ động hơn

trong việc là người đứng ra tổ chức các buổi ăn uống, gói bánh chưng, tâm sự
cùng mọi người, đi chơi cùng với nhau. Mặc dù khơng khí Tết khơng trọn
vẹn như khi ở nhà nhưng đó cũng là những kỉ niệm đẹp giúp chúng mình vẫn
lưu giữ được khơng khí Tết Việt tại Nhật
- Trước hết phải trở thành 1 cơng dân tốt vì tại Nhật những vụ bê bối
của người Việt rất nhiều dẫn đến những cái nhìn tiêu cực của người Nhật
dành cho người Việt mình. Khi dịp tết đến thì mình hãy nấu những món ăn
truyền thống trong dịp lễ tết và mời người Nhật cùng thưởng thức vừa làm
tăng sự thân thiết giữ con dân của 2 quốc gia cũng lưu truyền được cái đẹp
của “Tết Việt”- Tết sum vầy, Tết san sẻ.
2. Nghiên cứu về Tết cổ truyền.
2.1. Giới thiệu về Tết cổ truyền
“Tết” là biến dạng phiên âm của “Tiết”, một thuật ngữ Hán Việt có
nghĩa là “Chặng tre nối đuôi nhau” và theo nghĩa rộng hơn, là “đầu một
năm”, ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vịng văn hóa Đơng
Á. Có nhiều Tết trong năm của người Việt là: Tết Trung thu, Tết mùng 5/5,...

Nhưng quan trọng nhất vẫn là ngày Tết cổ truyền (Tết Nguyên Đán).
Tính theo âm lịch là chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên
Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn được gọi là Tết Tây). Do
quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch, nên ngày đầu năm của dịp Tết
Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21/01 dương lịch và sau ngày 19/02
dương lịch, mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 dương
lịch.
Ở Việt Nam, Tết cổ truyền cịn được gọi là Tết Ngun Đán. Đó là
ngày Tết chính thức của Việt Nam, đánh dấu sự xuất hiện của mùa xuân dựa

6


trên Âm lịch. Đây là lễ hội quan trọng và phổ biến nhất của người dân Việt
Nam trong năm.
Tết cổ truyền Việt Nam được diễn ra vào khoảng cuối tháng Giêng
hoặc tháng Hai theo lịch âm. Người Việt Nam có niềm tin phổ biến rằng có
12 con vật linh thiêng từ Hoàng đạo thay phiên nhau giám sát và điều khiển
các công việc của trái đất. Như vậy, Giao thừa là thời khắc nhường lại công
việc cai quản cho một con vật mới theo thứ tự 12 con giáp.
2.2. Những ý nghĩa của ngày Tết Nguyên đán rất đỗi nhân văn và
sâu sắc
Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn, quan trọng của người Việt Nam từ trước
đến nay nên đây được xem là khoảng thời gian vui nhất, nhộn nhịp và ấm áp
nhất trong 1 năm.
Chính vì Tết Ngun đán là một dịp quan trọng cho sự khởi đầu, cho
biết bao niềm tin yêu, sự may mắn cùng với những mong ước, cầu nguyện
chân thành nên ngày Tết Nguyên đán mang rất nhiều ý nghĩa nhân văn và sâu
sắc hơn so với những ngày lễ khác trong năm.
- Tết Nguyên đán là ngày giao hòa giữa trời đất, con người và

thần linh
Tết được xem là một ngày tốt đẹp nên một trong những ý nghĩa Tết
Nguyên đán chính là dịp giao hòa giữa trời đất, con người với thần linh. Do
đó, nhiều người tin tưởng rằng những ý nghĩa, mong ước hay hành động của
mình sẽ được tất cả các vị chư thần nghe thấy, thấu hiểu và ban phước lành
cho bản thân cũng như gia đình mình. Bởi vì thế, cho nên trong dịp Tết
Nguyên đán người ta thường làm rất nhiều việc thiện như tặng quần áo mới,
chia sẻ miếng ăn, giúp đỡ người nghèo, những người có hồn cảnh khó
khăn…

7


- Tết Nguyên đán là ngày sum họp đoàn viên, u thương hịa
thuận
Tết Âm lịch ln là một trong những dịp có kỳ nghỉ dài nhất trong
năm, vì vậy mọi người thường tạm gác cơng việc của mình để về quê thăm
gia đình cũng như sum họp, quây quần bên nhau sau những khoảng thời gian
dài xa cách vì manh cơm miếng áo hay guồng quay bon chen, vất vả của cuộc
sống thường nhật. Những khoảnh khắc đoàn viên trong gia đình thật quý báu
và thiêng liêng làm cho ý nghĩa Tết Nguyên đán trở nên hạnh phúc biết
dường nào!
Không những vậy, ngày Tết Nguyên đán còn là dịp để mọi người cùng
nhau thể hiện sự yêu thương hòa thuận, quan tâm, che chở lẫn nhau và cùng
nhau gửi những lời chúc chân thành, tốt đẹp nhất dành cho nhau. Và dĩ nhiên,
vào những ngày Tết ấm áp như thế, người lớn lẫn trẻ em đều hạn chế những
hiềm khích, cãi vã nhau để tạo nên một khơng gian hịa thuận, gần gũi trọn
vẹn nhất. Bước sang một năm mới thì đồng nghĩa mọi thứ cũng trở nên mới
mẻ hơn vì thế mà những mâu thuẫn nên bỏ qua hết và thay bằng lời yêu
thương, ấm lòng để trao nhau sự thân thiện, chan hòa.

- Tết Nguyên đán là hướng về cội nguồn và sự tạ ơn
Khơng chỉ riêng gì Tết Ngun đán mà dường như trong năm ln có
những ngày lễ tạ ơn tổ tiên và hướng về cội nguồn như ngày giỗ Tổ mùng 10
tháng 3…Nhưng theo phong tục tập quán của dân tộc ta, trước khi Tết đến
vào những ngày cuối năm thì nhà nhà người người đều có tập tục là đi tảo mộ
người quá cố. Rồi trong đêm giao thừa, trên bàn thờ ông bà tổ tiên ln nghi
ngút khói hương để thể hiện sự biết ơn của con cháu dành cho những người
đã mất. Đặc biệt, trong những ngày Tết Nguyên đán, bàn thờ lúc nào cũng
đầy ắp mứt trái cây, bánh, hoa quả để tỏ lịng kính u, đạo hiếu vốn có từ xa
xưa của dân tộc ta.
- Tết Nguyên đán cũng chính là ngày rước tài lộc
8


Một ý nghĩa Tết Nguyên đán mà ít ai biết, đó chính là ngày rước tài
lộc. Bởi nhiều người quan niệm rằng Tết đến cũng là ngày ông Thần Tài gõ
cửa từng nhà để ban tiền tài, sự thịnh vượng và sung túc. Vì vậy, mọi người
ln ln tranh thủ trong dịp này để mở rộng cổng nhà chào đón rước tài lộc
vào nhà, cũng như rước những điều may mắn tốt đẹp giàu có nhất từ ơng
Thần Tài. Đa số nhiều gia đình thường mở cửa suốt cả ngày để chào đón
niềm vui, sự phấn khởi cùng những hy vọng về tiền tài luôn đầy ắp.
-Tết Nguyên đán là ngày may mắn, lạc quan và hy vọng, khởi
nghiệp cho năm mới
Rất nhiều người cho rằng: những ngày đầu năm mới là ngày may mắn,
tốt đẹp và sự may mắn ấy ln hịa quyện trên sắc thắm của cánh hoa đào, rực
rỡ màu vàng của hoa mai hay những chiếc lá non xanh hoặc trong những
mâm ngũ quả. Vì vậy, rất nhiều người khi đi hái lộc trong đêm giao thừa
thường ngắt một vài cành hoa tươi mang về nhà với hy vọng thu thập được
nhiều may mắn của mùa xuân.
Người Việt Nam ta còn tin rằng ý nghĩa Tết Nguyên đán chính là khởi

đầu cho một năm mới, là ngày lạc quan và hy vọng với nhiều niềm tin, đổi
mới đồng thời tạm biệt những quá khứ của năm cũ. Và gắn với ý nghĩa Tết
Nguyên đán đặc biệt này người ta thường tân trang lại nhà cửa cho thật sạch
đẹp,ngăn nắp mới mẻ để chào đón những cái mới của năm mới. Những gì
khơng may mắn, thuận lợi của năm cũ sẽ được xua đuổi đi để chào đón lạc
quan, hy vọng mới mẻ sẽ đến.
Ngày Tết Nguyên đán thường đánh dấu sự khởi đầu cho một năm dài
với những cơ hội, thử thách và sự vận hành mới. Do đó, nhiều người thường
đi xem ngày tốt, giờ lành để khởi nghiệp, khai trương cho công việc của năm
mới với hy vọng, mong muốn sẽ gặp nhiều thuận lợi, may mắn và thành cơng
hơn năm cũ. Do đó, ý nghĩa Tết Nguyên đán cực kỳ quan trọng khi là sự khởi
đầu, khởi nghiệp cho một năm mới.
9


- Tết Nguyên Đán còn là ngày cầu duyên
Trong suy nghĩ của rất nhiều người, ngày Tết cũng chính là ngày ông
Tơ bà Nguyệt, ông Mai bà Mối sẽ se duyên cho những người còn đang độc
thân, lận đận trong chuyện tình cảm. Bởi thế mà ngày Tết ln là ngày ngày
cầu duyên, nên duyên và đẹp đôi tại nhiều nơi, nên những bài hát nhạc đám
cưới cứ tưng bừng rộn rã vang lên cùng với những bài chào đón mùa xuân rất
sôi động, náo nhiệt.
2.3. Đặc Trưng Của Tết Truyền Thống – Nét Đẹp Văn Hóa Ngàn
Đời Của Người Việt
Trong tất cả các ngày lễ Tết, Tết nguyên đán được coi là ngày Tết quan
trọng và đặc biệt nhất của người dân Việt Nam. Dù ngày Tết có bận rộn, có
nhiều thứ để lo toan đến đâu thì người Việt cứ mỗi hàng năm đều mong Tết
đến. Trải qua hàng ngàn năm, cuộc sống đã có bao điều biến đổi, những
phong tục, tập quán cũng đổi thay quá nhiều nhưng những phong tục đón Tết
truyền thống của người Việt vẫn được lưu giữ không hề biến mất.

- Tiễn ông Công, ông Táo về trời
Theo tâm linh của người Việt, có 3 vị thần cai quản việc bếp núc hay
cịn gọi là 3 ông đầu rau cai quản mọi chuyện trong nhà. Hàng năm cứ đến
ngày 23 tháng Chạp, người Việt ta có lễ tiễn ơng Cơng, ơng Táo về trời để
báo cáo cho Ngọc Hoàng biết chuyện làm ăn của gia đình trong năm đó.
Chạp ơng Cơng, ơng Táo là sự kiện đầu tiên báo hiệu cho một cái Tết đã đến
thật gần.
Ngày 23 tháng Chạp tiễn ông Táo, nhà nhà đều phải chuẩn bị lễ vật
như hoa quả, mũ áo, vàng mã bằng giấy, cá chép còn sống với qua niệm rằng
cá chép sẽ vượt vũ mơn, hóa thành rồng để đưa ông Công, ông Táo lên chầu
trời. Tiễn ông Táo đi hôm 23, đến ngày 29 hoặc 30 Tết người ta cũng không

10


quên mời ông Táo về trước Giao thừa, để ông lại tiếp tục công việc cai quản
công việc trong nhà.
- Phong tục đoàn viên, sum họp trong dịp Tết
Ngày thường mải miết làm ăn, các thành viên trong gia đình thường
khơng có mặt đơng đủ. Chỉ có riêng dịp Tết cả gia đình mới có dịp qy
quần, đồn tụ bên nhau để tâm sự, sẻ chia những buồn vui trong suốt một năm
qua.
Tết là sự trở về, Tết là sum họp, Tết là đồn viên. Suy nghĩ đó đã ăn
sâu vào tiềm thức của người Việt, để ai dù có đi xa đến đâu, có ở trong nước
hay ngồi nước thì cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là cũng cố gắng trở về bên gia
đình, để đón Tết cùng với ơng bà, cha mẹ, anh em mình. Trở về để thấy mình
khơng bị bơ vơ, lạc lõng giữa những tấp nập của dòng đời. Trở về để cùng ăn
với nhau bữa cơm đồn tụ, để tỏ lịng thành kính tổ tiên, ơng bà, để gìn giữ
truyền thống uống nước phải nhớ nguồn của dân tộc.
- Phong tục gói bánh chưng, bánh Tét

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
Từ thời vua Hùng dựng nước đến nay, đã qua lịch sử hơn 4 ngàn năm
dựng nước, cũng qua bốn ngàn năm dân tộc Việt lưu truyền tục gói bánh
chưng, vào dịp Tết. Sau này, miền đất phía Nam được mở rộng ra, người dân
nơi đây lại có tục gói bánh Tét, nguyên liệu cũng chẳng khác gì bánh chưng
nhưng hình dáng thì dài hình trụ chứ không vuông giống bánh chưng.
Chiếc bánh chưng, bánh tét xanh được làm nên từ những vật phẩm thân
quen của nền văn minh lúa nước như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, lá
chuối, lạt giang... Ở khắp mọi nhà, trên mọi miền quê của đất Việt, dù là giàu
sang hay nghèo khó, thiếu thốn hay đủ đầy, đơ thị hay nơng thơn thì cứ đến
Tết là có bánh chưng, bánh Tét trong nhà.
11


Bên nồi bánh chưng đang đỏ lửa, ông bà cha mẹ kể cho con cháu nghe
về truyền thuyết Lang Liêu gói bánh chưng bánh dày dâng vua Hùng, kể về
truyền thống gia đình, về ân đức tổ tiên, qua đó mà giáo dục con cháu về đạo
lý uống nước nhớ nguồn, về lễ hiếu và cách gìn giữ trân trọng truyền thống.
Gói bánh chưng cũng cần sự tỉ mỉ và khéo léo, làm sao để chiếc bánh
chưng vuông vắn, chiếc bánh tét được tròn đầy, để dâng cúng tổ tiên được
chiếc bánh đẹp nhất. Cùng với bánh cặp bánh chưng hay đơi địn bánh tét,
trên bàn thờ tiên tổ cịn bày biện nào mâm ngũ quả (mỗi miền 5 loại quả khác
nhau), nào bánh mứt, nào hoa tươi, rượu, ... Tất cả tạo nên một Tết Việt rất
đậm đà, rất riêng biệt, không hề giống với bất cứ một đất nước nào.
- Tục xông đất (hay xông nhà)
Theo quan niệm dân gian của người Việt, một năm mới bắt đầu từ
mồng Một Tết, nếu ngày mồng Một mà mọi việc sn sẻ, thuận lợi, may mắn
thì cả năm cũng được tốt lành, thuận lợi. Chính vì thế mà người khách đến
thăm nhà đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng.

Gia đình thường để ý những người thân, họ hàng, bạn bè mình có ai có
tuổi “tam hợp” với gia chủ hoặc là người có tính tình cởi mở, vui vẻ, rộng rãi,
làm ăn phát đạt để nhờ xông đất đầu năm. Chính vì thế mà người được nhờ
xơng đất cũng cảm thấy được vui vẻ, tự hào.
- Tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm
Ngày mồng Một Tết, các thành viên trong gia đình thường sum vầy, tụ
họp đầy đủ tại nhà ông bà, cha mẹ để làm lễ cúng lạy tổ tiên, mừng tuổi các
cụ cao niên và con trẻ. Người ta chúc nhau những điều may mắn, tốt lành
nhất sẽ đến trong năm mới, chúc cho ông bà, cha mẹ mạnh khỏe, sống lâu
trăm tuổi, như cây cao bóng cả tỏa bóng mát che chở cho con cháu. Người
lớn thì mừng tuổi cho trẻ em những phong bao lì xì đỏ tươi cùng những lời
chúc để ngoan ngỗn, hay ăn chóng lớn..
12


- Xuất hành, du xuân đầu năm
Người ta quan niệm rằng hướng đi đầu tiên trong năm cũng rất quan
trọng, hướng đi này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của người đó trong cả năm
sắp tới. Người ta thường xem sách vở, học những kinh nghiệm dân gian rồi
xem sách lịch để chọn ra hướng xuất hành cho mình để năm mới mọi việc
được may mắn, thuận lợi nhất.
Sau những giây phút đồn tụ ấm cúng bên gia đình, dịp Tết người ta
thường xuất hành đi lễ chùa, đi tới những danh lam thắng cảnh để cầu bình
an, cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn cho một năm mới.
Khắp ba miền Bắc Trung Nam ở nước ta, đâu đâu cũng có những di
tích, những đền, đài, chùa miếu, những danh lam thắng cảnh để du xuân. Đến
đó, người ta thường cầu mong cho gia đình yên ấm, được dồi dào sức khỏe,
năm mới làm ăn phát đạt, thành công.
Ngày nay, những chuyến du xuân xa hơn, nhiều hơn và phổ biến hơn
khi biến thành những chuyến du lịch trong và ngồi nước. Người ta khơng chỉ

đi đến những thắng cảnh, di tích ở q hương mình mà cịn đến những vùng
đất mới để tham gia những lễ hội, khám phá nét đẹp trong phong tục tập quán
và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thiên nhiên...
Trải qua ngàn đời, Tết Việt vẫn giữ được hồn riêng, vẫn là ngày lễ
quan trọng nhất, ấm áp nhất, đủ đầy nhất của cả dân tộc. Mỗi mùa xuân về,
mỗi dịp Tết đến là mỗi lần truyền thống được khơi dậy, tôn vinh và lan tỏa
tới tất cả mọi thế hệ cũng là dịp tuyệt vời nhất để phong tục Việt được lưu
truyền cho tới mãi mai sau.
3. Chân dung đối tượng công chúng
3.1. Thông tin đối tượng:

13


-Đối tượng mục tiêu: bao gồm cả nam, nữ, cộng đồng LGBT, là những
du học sinh Việt Nam hiện đang học tập và sinh sống tại Nhật Bản. Du học
sinh Việt Nam tại Nhật Bản, họ là những người trẻ và họ xa quê hương vì
ước mong một tương lai tốt đẹp hơn cho ngày trở lại.
-Đối tượng liên quan: Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Nhân
dân trong nước.
3.2. Hành vi đối tượng:
3.2.1 Hành vi tâm lý
Đặc điểm về hành vi tâm lý của nhóm đối tượng tập trung chủ yếu ở
nhóm tuổi 18 – 22, là những du học sinh xa nhà. Với bất cứ ai dù đi đâu, làm
gì thì đều có mong mỏi được về bên những người thân yêu. Thế nhưng không
phải ai cũng được hưởng một cái Tết đoàn viên, sung túc. Nhiều du học sinh
Việt ở nước ngồi vì lịch học, lịch thi vì cách trở địa lý mà khơng thể về quê
ăn Tết. Nhớ nhà, nhớ quê, cảm xúc vui có buồn có… đó làm tâm trạng của
nhiều du học sinh, đặc biệt là những du học sinh lần đầu ăn Tết xa nhà. Mỗi
dịp Tết đến xuân về, với du học sinh Việt đang học tập, sinh sống ở Nhật Bản

nói riêng cũng như các quốc gia khác nhau trên thế giới nói chung, đều khơng
tránh khỏi những giây phút chạnh lòng nhớ về quê nhà, vương vấn dư vị Tết
cổ truyền quê hương.
Đối với nhiều du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, Tết xa quê trong ký
ức là những kỷ niệm đong đầy trong nỗi nhớ da diết khôn nguôi… Tết đến,
xuân về cũng là thời điểm du học sinh lâng lâng một nỗi lòng nhớ quê cha
đất tổ, nhớ vị Tết truyền thống đậm đà từ nơi đất khách xa xôi.
Tết vẫn đến với du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản qua những tin
nhắn, những cuộc gọi video và những bức ảnh du xuân ngập tràn trên mạng
xã hội facebook. Tết đến thật chậm rãi, sâu lắng trong lòng những người con
xa quê.
14


Với cộng đồng người du học sinh Việt Nam xa xứ, Tết luôn là dịp để
họ hướng về quê hương với niềm mong mỏi tốt đẹp nhất. Những giá trị cổ
truyền của Tết không hề bị mai một mà trái lại, càng được nâng niu, gìn giữ
và lan tỏa. Khi chấp nhận rời xa quê hương để tự lập nơi xứ người, các bạn du
học sinh phải chuẩn bị tâm thế cho tất cả, bao gồm cả việc đón Tết xa nhà.
Nhưng du học sinh sẽ khơng cơ đơn vì xung quanh ln có những người bạn
mới ln sẵn sàng cùng tạo nên một cái Tết thật tuyệt vời. Những sợi dây gắn
kết, giúp mọi người phần nào vơi đi nỗi nhớ nhà, cùng hồ vào khơng khí Tết
rộn ràng trên quê hương để đón Tết cùng nhau ở nơi xa quê.
3.2.2 Hành vi Media
Đối tượng mục tiêu thường xuyên sử dụng các sản phẩm công nghệ
(laptop, smartphone…) để cập nhật tin tức trên các báo, đài. Phần lớn các bạn
trẻ dành ra thời gian để tìm đọc, tiếp xúc các thơng tin liên quan. Ngồi ra, họ
cịn thường xun truy cập các liên kết của các bài báo thông qua các trang
mạng xã hội.
Cách người trẻ lựa chọn phương thức cập nhật thơng tin cũng rất đặc

biệt, họ có xu hướng tiếp nhận thông tin dễ hơn dưới dạng báo ảnh, e magazine, mega story, …Có thể nói ngày càng có nhiều hình thức truyền tải
thơng tin phong phú, đa dạng và tối ưu hơn nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như
thị hiếu của độc giả.
3.3. Lý do lựa chọn đối tượng
Tết cổ truyền luôn là một trong những khoảng thời gian đáng mong đợi
nhất trong năm bởi lẽ, đây là kỳ nghỉ kéo dài, là cơ hội quý báu trong năm để
những người con xa nhà có thể về thăm lại gia đình, quê hương tổ tiên sau
một năm dài làm việc vất vả. Tuy nhiên điều này lại trở thành nỗi ám ảnh của
các cô cậu du học sinh bởi khoảng cách địa lý luôn là trở ngại lớn nhất ngăn
cản việc đoàn viên vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Với những người đang sống
xa quê hương, Tết lại càng là nỗi nhớ khôn nguôi và càng đặc biệt hơn khi
15


Tết này, đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều người không thể trở về nhà đón
Tết bên gia đình. Dẫu vậy, họ ln cầu chúc cho gia đình mạnh khỏe, đất
nước ngày càng phồn thịnh trong năm mới.
Tết đến, dù có ở xa nhà mấy hay bận việc đến thế nào, mọi người đều
mong muốn được trở về nhà sum họp với gia đình. Cả gia đình quây quần bên
mâm cơm cuối năm, có lẽ là nét đẹp truyền thống đặc trưng của người dân
Việt. Đối với những du học sinh Việt lần đầu ăn Tết Việt ở nước ngoài, với
họ ăn Tết nơi xứ người là nỗi “ám ảnh”.
Tết vẫn đến với du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản qua những tin
nhắn, những cuộc gọi video và những bức ảnh du xuân ngập tràn trên mạng
xã hội facebook. Tết đến thật chậm rãi, sâu lắng trong lòng những người con
xa quê.
- Cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Nhật đơng đảo, đồn kết
Theo kết quả của cuộc khảo sát tuyển sinh sinh viên quốc tế năm 2018
do Tổ chức dịch vụ sinh viên Nhật Bản (JASSO) thực hiện, số lượng du học
sinh Việt Nam đang học tại Nhật Bản đang ngày càng tăng cao, có tổng cộng

72,354 sinh viên Việt học ở đất nước hoa anh đào tính đến ngày 1/5/2018,
tăng 17.3% so với năm 2017 (61,671 người).
Kết quả khảo sát mới nhất của Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản
(JASSO) cho thấy số lượng sinh viên nước ngoài ở nước này, nhất là các du
học sinh đến từ Việt Nam, đã giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đứng thứ 2 trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ về
số du học sinh đang theo học tại Nhật Bản. Số lượng du học sinh Việt Nam
tại Nhật lên tới gần 39.000 người. Cộng đồng du học sinh Việt Nam là cộng
đồng lớn thứ hai, sau Trung Quốc, trong hơn 200.000 học sinh quốc tế tại
Nhật từ hơn 170 quốc gia trên thế giới. Có thể thấy cộng đồng đơng đảo
chính là chỗ dựa vững chắc cho các bạn du học sinh trong những buổi đầu đặt
chân tới Nhật.
16


- Nhiều câu lạc bộ, hoạt động ý nghĩa
Vào những dịp lễ, Tết, nhiều du học sinh khơng có điều kiện về tài
chính để về quê sum họp với gia đình. Thấu hiểu được nỗi niềm của những
người con xa xứ, hàng năm, cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Nhật thường
tổ chức các chương trình, hoạt động đón Tết theo phong tục của người Việt
như gói bánh chưng, trang trí hoa đào, hoa mai…, đốt pháo hoa, múa lân…
Nhiều bạn chọn du học Nhật Bản, thay vì các nước tiên tiến trên thế
giới có nhiều lý do như muốn được tiếp xúc với nền tri thức của khoa học
công nghệ số 1 thế giới, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, văn hóa
lâu đời…Tuy nhiên, một số bạn mới qua cịn bỡ ngỡ chưa tìm được chỗ ở,
cơng việc làm thêm… thì cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Nhật ln tìm
cách giúp đỡ các bạn, giúp du học sinh khơng bị shock văn hóa và ngôn ngữ.
Khi du học Nhật Bản, giữa cuộc sống bươn chải nơi đất khách quê
người, các bạn du học sinh có chung nguồn gốc “Con rồng cháu tiên” đã phát
huy sức mạnh đoàn kết – truyền thống ngàn đời của dân tộc để giúp đỡ nhau.

Cùng nhau trải qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống xa gia đình, xa
quê hương. Chính nhờ cộng đồng này, phụ huynh cũng yên tâm phần nào với
cuộc sống của con em mình tại xứ sở hoa anh đào. Và chính các bạn du học
sinh cũng có nơi nương tựa những lúc khó khăn trong cuộc sống tại mơi
trường hồn tồn mới. Thơng qua các tổ chức, hội đồng hương để giúp các
bạn du học sinh có cơ hội kết nối, có nơi để chia sẻ, để cùng nhau tạo ra
những hoạt động có ý nghĩa nhằm giữ gìn giá trị nét đẹp Tết cổ truyền, qua
đó góp phần tạo ra một hình ảnh đẹp, lan tỏa nét đẹp truyền thống Tết cổ
truyền Việt Nam ra thế giới.
- Được quan tâm sát sao của Chính phủ và đại sứ quán Việt Nam
tại Nhật
Một trong những ước muốn của cộng đồng du học sinh tại đây là trở
thành cầu nối, thắt chặt quan hệ hữu nghị Việt – Nhật. Hiểu được tâm lý đó,
17


chính phủ cả hai nước đều vơ cùng quan tâm đến việc phát triển chính sách
giúp đỡ du học sinh trong học tập cũng như trong cuộc sống. Vì vậy cuộc
sống của các bạn khi du học Nhật Bản cũng bớt đi phần nào khó khăn. Cuối
cùng, những du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản nói riêng và cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngồi nói chung sẽ những đối tượng đóng vai trị rất
quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, những truyền thống tốt đẹp
của quê hương đến với bạn bè quốc tế.
II. Thông điệp
Thông điệp: “Tết Việt - Đi cùng người Việt”
Tết cổ truyền với người Việt xa quê như một món quà để được trở về
quê hương, trở về nơi chôn rau cắt rốn. Dù có đi bất cứ đâu, những người Việt
xa xứ vẫn ln cố tìm một chút bóng dáng q nhà qua hương vị tết. Tết là
hành trang theo họ qua từng năm tháng, để rồi mỗi khi Tết đến, họ lại được
sống trong khơng khí đầm ấm của Tết cổ truyền ngay trên đất nước sở tại.

Thông điệp “Tết Việt - Đi cùng người Việt” nhấn mạnh rằng: những
người con Đất Việt dù có đi đến đâu vẫn ln mang trong mình hành trang là
những nét đẹp truyền thống của Tết cổ truyền. Đồng thời, những giá trị truyền
thống tốt đẹp của Tết cổ truyền sẽ được quảng bá đến bạn bè quốc tế thông
qua những người con Việt Nam luôn hướng về Tổ quốc. Thông điệp như một
lời nhắc nhở những người con xa xứ hãy giữ gìn và phát huy những giá trị của
Tết Việt. Dù có “ Tết xa, yêu xa, nhớ xa” nhưng mỗi trái tim Việt sẽ luôn ở
gần nhau bằng sự kết nối từ những ngày Tết cổ truyền.
III. Kênh thông tin
- Kênh thơng tin chính: Báo mạng điện tử, hình thức: Emagazine
Bài E-magazine là kiểu bài báo đa phương tiện (multimedia) có thể
bao gồm cả chữ viết, ảnh, video, ảnh động, file âm thanh, các yếu tố đồ họa
18


được thiết kế theo phương thức hoàn toàn mới. Ở đó sử dụng tít hiệu ứng
(thường được chèn trong ảnh đầu bài - gọi là cover), chữ viết trở nên linh
hoạt với những phần trích dẫn được bố trí đẹp mắt, ảnh thường được thiết kế
tồn màn hình (theo chiều ngang).
Đây là kiểu bài bắt kịp được xu hướng của báo chí hiện nay, đặc biệt là
báo điện tử. Những bài quá dài được thiết kế theo cách thông thường trên
các website sẽ không thu hút độc giả đọc đến cuối, đồng thời cũng rất khó
thiết kế bài một cách hấp dẫn, bắt mắt. Bài E-magazine chính là giải pháp cho
những vấn đề đó khi trình bày một bài viết mang nội dung chuyên sâu.
Một ưu điểm khác của bài E-magazine là khiến thời gian độc giả lưu lại
trên trang (time on site) dài hơn. Ví dụ, thời gian trung bình mà độc giả dành
để đọc một tin báo điện tử thường là 5 - 10 giây và 15 - 20 giây với những tin
dài hơn nhưng thời lượng xem mỗi bài trên Vietnamplus là 5 - 6 phút, thậm
chí có những bài lên tới 10 - 15 phút bởi thơng tin rất chun sâu, lại có nhiều
hình ảnh và video.

Với loại bài viết này, kiểu chữ và cỡ chữ được dùng trên các tờ báo
trên thế giới khá đa dạng. Có những báo thiết kế bài này với cỡ chữ lên đến
18 point, và lúc đó vấn đề dễ đọc hồn tồn được đảm bảo nên kiểu chữ có
chân cũng được sử dụng phổ biến không kém chữ không chân. Các phần
trích dẫn đáng chú ý được đặt rải rác tồn bài viết, có thể được chèn trong
những bức ảnh tràn màn hình.
Bên cạnh đó, quảng cáo khơng cịn là yếu tố gây phiền nhiễu đến độc
giả khi đọc kiểu bài này. Sẽ khơng cịn các banner, các pop-up quảng cáo đột
ngột xuất hiện khiến họ giật mình, thay vào đó, nội dung bài viết hồn tồn
được thể hiện trọn vẹn mà khơng có dấu vết của các phần quảng cáo hiển thị.

Vì vậy, việc chọn E-magazine là hồn tồn có cơ sở. Hình thức này
sẽ giúp độc giả cảm thấy bài viết trở nên sống động hơn, đặc biệt là với
19


chủ đề về Tết. Cảm giác chân thực mang đến cho các bạn du học sinh xa
nhà sẽ giúp các bạn phần nào cảm nhận được hương Tết Việt cũng như là
hứng thú hơn với chủ đề này.
- Kênh thông tin phụ: Mạng xã hội Facebook
III. Kế hoạch duyệt đăng và lắng nghe phản hồi
3.1 Kênh đăng bài:
- VietNamplus chuyên mục Xã hội: “Người Việt bốn phương”
Báo mạng điện tử VietnamPlus được thành lập từ tháng 09/2008, chính
thức đi vào hoạt động từ tháng 11/2008. Kể từ đó, báo VietnamPlus đã không
ngừng phát triển, trở thành một kênh thông tin chính xác, tin cậy và ngày
càng trở nên phổ biến. Hoạt động thông tin đối ngoại của báo cũng nằm trong
xu hướng đó. Từ khi ra đời, VietnamPlus đã trở thành một kênh thông tin đối
nội, đối ngoại quan trọng. Đây cũng là tờ báo mạng điện tử đầu tiên và duy
nhất tại Việt Nam, tính đến thời điểm hiện nay, cung cấp thông tin bằng 5

ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc. Trang VietnamPlus
có 13 mục với năm phiên bản: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Tây
Ban Nha và Tiếng Trung Quốc. Đặc biệt, báo được xây dựng trên 5 phiên bản
với 5 ngôn ngữ khác nhau làm tăng tính hiệu quả của cơng tác thông tin đối
ngoại lên rất nhiều.
Chuyện mục Xã hội: “ Người Việt bốn phương” nhằm cung cấp thông
tin về đời sống của người Việt ở nước ngồi, các chính sách cho các kiều bào.
Một số bài viết có liên quan:
moskva/695064.vnp
trieu-voi/694468.vnp
20



×