Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Thế giới tuổi thơ trong văn Nguyễn Nhật Ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.18 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------TRẦN KIỀU NHƯ NGỌC
MSSV: B2006465

THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG VĂN
NGUYỄN NHẬT ÁNH

Niên luận Ngữ văn
Ngành: Văn học

Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Nhung

Cần Thơ, năm 2022



Đề cương Niên luận
Đề tài: THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH
Mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

Nội dung:
Chương 1. Những vấn đề chung
1.1 Nguyễn Nhật Ánh và những đặc trưng sáng tác về đề tài tuổi thơ
1.1.1 Tác giả Nguyễn Nhật Ánh
1.1.1.1 Cuộc đời


1.1.1.2 Sự nghiệp và quan điểm sáng tác
1.2 Các tác phẩm nghiên cứu trong đề tài:
1.2.1 Chuyện xứ Lang biang
1.2.2 Tôi là Bêtô
1.2.3 Đảo mộng mơ
Chương 2. Biểu hiện của thế giới “tuổi thơ” trong văn Nguyễn Nhật Ánh
2.1 Nội dung:
2.1.1 Sự ngây thơ, hồn nhiên và cách thể hiện nó trong suy nghĩ và hành động
của các nhân vật trong tác phẩm
2.1.2 Những thứ tình cảm của “tuổi thơ”
2.2 Nghệ thuật xây dựng thế giới tuổi thơ


2.2.1 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu
2.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Kết luận
Tài liệu tham khảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài: ........................................................................................... 1
2.Lịch sử vấn đề: ................................................................................................ 2
3.Mục đích nghiên cứu: ..................................................................................... 4
Chương 1: Những vấn đề chung: ....................................................................... 5
1.1 Nguyễn Nhật Ánh và nét đặc trưng trong sáng tác về đề tài tuổi thơ: .. 5
1.1.1 Tác giả Nguyễn Nhật Ánh: ........................................................................ 5
1.1.1.1 Cuộc đời: ............................................................................................. 5
1.1.1.2 Sự nghiệp và quan điểm sáng tác: ....................................................... 6
1.2 Các tác phẩm nghiên cứu trong đề tài: .................................................. 8

1.2.1 Chuyện Xứ Langbiang: .............................................................................. 8
1.2.2 Tôi là Bêtô: ............................................................................................... 10
1.2.3 Đảo mộng mơ: .......................................................................................... 11
Chương 2: Biểu hiện của thế giới “tuổi thơ” trong văn Nguyễn Nhật Ánh ... 13
2.1 Nội dung: ....................................................................................................... 13
2.1.1 Sự ngây thơ, hồn nhiên và cách thể hiện nó trong suy nghĩ và hành động
của các nhân vật trong tác phẩm: ................................................................. 13
2.1.2 Những thứ tình cảm của "tuổi thơ": ...................................................... 16
2.2 Nghệ thuật xây dựng thế giới tuổi thơ:.......................................................... 25
2.2.1 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu: ........................................ 25
2.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật:............................................................... 27
Kết Luận: ......................................................................................................... 32
Tài liệu tham khảo: .......................................................................................... 34


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Tuổi thơ có ảnh hưởng lớn với giá trị bản thân”, đặc biệt là đó là khoảng thời gian
quan trọng trong việc hình thành và nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mỗi cá nhân.
Vạn vật trên đời này đều trải qua một quá trình, phát triển và hồn thiện, đối với con
người thì q trình đó gọi là q trình khơn lớn, học hỏi, hay là quãng thời gian của tuổi
thơ. Tuổi thơ chính là “hạt mầm” được gieo trồng, để phát triển nhân cách mỗi người.
Thông qua những bài học đầu tiên thời thơ bé; những câu truyện cổ tích xa xưa, những
câu răn, lời dạy đã vun đắp tình yêu thương quê hương, đất nước, yêu gia đình, bè. Theo
thời gian, con người ta dẫu có lớn khơn thế nào thì bất cứ ai trong chúng ta đều sẽ nhớ về
tuổi thơ vì nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của họ sau này.
Đề tài, chủ đề viết về tuổi thơ tuy không quá “sến” nhưng đủ sức dịu dàng làm hồn
ta bay bổng, tuy không phản ánh một cách gay gắt về hiện thực xã hội đương thời những
cũng giàu chi tiết giáo dục với những câu chuyện và tình tiết ý nghĩa,… Một số tác giả
nổi tiếng sáng tác văn học thiếu nhi ở nước ta: Tô Hoài, Đoàn Giỏi, Thy Ngọc, Võ Quảng,

Lê Quang Trạng, Nguyễn Nhật Ánh,…
Trong số các tác giả viết về văn học thiếu nhi, nổi bật lên cái tên Nguyễn Nhật Ánh
– người đi tìm tuổi thơ trong những ký ức bị lãng quên. Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ
Chủ Nhật, 2003, Nguyễn Nhật Ánh đã nói về lí do cho ra đời những tác phẩm mang hơi
hướng văn học thiếu nhi: “Tuổi thơ của tôi là cả một thế giới đầy ám ảnh. Tơi ln bắt
gặp mình thổn thức khi nhớ về những ngày thơ ấu. Ấy là khi tôi nhận ra mình đaz ở xa
sân ga tuổi nhỏ. Và tơi viết những cuốn sách để níu nó gần lại”. Lấy ngơn từ làm chất
liệu chính, Nguyễn Nhật Ánh đã thật sự tái tạo được một thế giới tuổi thơ của nhiều
người, một thế giới với hồn nhiên tươi mới, với cái thổn thức của kỉ niệm tựa ngày hôm
nao.
Với những lí do như trên, cũng như với sự gần gũi của đề tài, mà tôi quyết định
chọn và nghiên cứu về Thế giới trẻ thơ trong văn Nguyễn Nhật Ánh (Qua các tác phẩm:
Chuyện xứ Langbiang, Tôi là Bêtô và Đảo mộng mơ).

1


2. Lịch sử vấn đề
Do tầm quan trọng của giai đoạn “ấu thơ”, nên quá trình giáo dục thiếu nhi cũng
được xem là một cơng việc có tầm ảnh hưởng quyết định nhận thức và phát triển nhân
cách của lứa tuổi này. Ở nước ta, việc giáo dục trẻ em ngày càng không ngừng được
nâng cao, từ các bài học thuở vỡ lòng, các bài học đạo đức được áp dụng từ cấp bậc tiểu
học. Hay hơn cả là trong quá trình sáng tác văn học, nhiều tác giả đã đưa các đề tài dành
cho thiếu nhi vào chính tác phẩm của mình để hướng đến việc giáo dục một cách “nghệ
thuật” dành cho các em. Những tác phẩm này không giới hạn về độ tuổi độc giả, với lứa
trưởng thành, những người muốn níu lại những ngày tuổi thơ thì dịng sách này là cũng
một đề tài thích hợp và thú vị.
Thuở đương thời, Thạch Lam từng cho rằng: “Văn chương không phải là một cách
đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, văn chương là một thứ khí giới thanh cao,
đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa

làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Là một cái tên nổi bật trong
số những cái tên nổi bật của văn học Việt Nam đương thời, Nguyễn Nhật Ánh khơng
cịn là cây bút xa lạ với nhiều bạn đọc. Văn phong của Nguyễn Nhật Ánh đưa đến độc
giả một cơn gió mới, thổi hồn vào những trang sách mà từ đó đưa ta vào một thế giới rất
nên thơ khi đọc tác phẩm của ông. Một thế giới mà ở đó ơng được thỏa sức sáng tạo, cái
thế giới quen thuộc gần gũi với chúng ta trong những ngày thuở bé. Sau hơn ba mươi
năm cầm bút, ông đã có cho mình một gian tài với số lượng sách xuất bản kỉ lục. Từ đó
mà cái tên Nguyễn Nhật Ánh trở thành thương hiệu, như một đại diện tiêu biểu của dòng
sách tuổi thơ, và là tác giả có sức cạnh tranh trên thị trường sách thiếu nhi đang bị lấn át
bởi sách dịch, truyện tranh manga... Nhưng Nguyễn Nhật Ánh không phải là một thương
hiệu nhất thời, mà sáng tác của ông đã vượt qua thời gian.Suốt tận mấy mươi năm qua
ông vẫn là cây bút bền bỉ viết cho thiếu nhi và liên tiếp gặt hái thành cơng. Điều đó
chứng minh rằng, ơng là hiện tượng văn học đương đại thành cơng, cần được lí giải từ
sức hấp dẫn của chính bản thân tác phẩm. Tính đến hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về

2


tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, đặc biệt là với đề tài “thế giới tuổi thơ” trong các sáng
tác của ông hay trong lí thuyết tiếp nhận về đề tài này.
Trong cuốn Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam [5] của tác giả Vân Thanh
và Nguyễn An biên soạn chính cùng với sự góp phần của các tác giả: Lã Thị Bắc Lý, Vũ
Thị Hương, Lê Quốc Minh, Vân Thanh. Ở cuốn sách này, bằng những sưu tầm và hiểu
biết của mình, các tác giả đã biên soạn nên nhiều bài viết về Văn học thiếu nhi nói chung
và về các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh riêng thông qua các sáng tác của ông.
Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975: Diện mạo và quá trình phát triển [6], ở
quyển đó, Lã Thị Bắc Lý đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về tác giả Nguyễn
Nhật Ánh, đồng thời đã chỉ ra được những thành cơng của tác phẩm Kính vạn hoa để
chứng minh cho một hiện tượng “tác giả”.
Tác giả Nguyễn Thị Hương Giang đã dành cả bài viết Người nuôi dưỡng tâm hồn

trẻ thơ [4] để giới thiệu về tác giả Nguyễn Nhật Ánh và hàng loạt các tác phẩm của ông
như: Cô gái đến từ hơm qua, Bàn có năm chỗ ngồi. Chú bé rắc rối, Thiên thần nhỏ của
tôi, Hạ đỏ, Bong bóng lên trời,... văn học thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh cịn đóng vai trị
là giáo dục, giúp ni dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Nguyễn Thị Hương Giang khẳng định
"Những cuốn sách bé nhỏ của Nguyễn Nhật Ảnh sẽ mãi là món ăn tinh thần trong hành
trang vào đời của các em"
Cuối năm 2012 cuốn sách Nguyễn Nhật Ánh - hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ
[7] của nhà xuất bản Kim Đồng ra đời. Đây là cuốn sách đầu tiên tập hợp khá đầy đủ
thông tin liên quan đến tiểu sử Nguyễn Nhật Ánh, hành trình văn chương đã mang đến
cho độc giả nhiều bài viết về Văn học thiếu nhi nói chung và về Nguyễn Nhật Ánh cũng
như các sáng tác của ơng nói riêng.
Khơng chỉ dừng lại ở đó, tên tuổi Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ơng cịn
xuất hiện trên các tạp chí cũng như các bài báo: Nghiên cứu văn học, Văn nghệ trẻ, Văn
nghệ quân đội, Người lao động, Tiền phong chủ nhật, Tiền phong, Tuổi trẻ, Sài Gịn giải
phóng. Phụ nữ, Lao động, Mực tím.... trên các trang mạng hay các bài báo điện tử như:
Sài Gịn giải phóng online, Vietnam.net, Evan.net, Phongdiep.net... Nhiều truyện của

3


Nguyễn Nhật Ánh đã được chuyển thể thành phim như: Kính vạn hoa, Bong bóng lên
trời, Tơi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Mắt biếc,... đặc biệt hấp dẫn khán giả.
Có thể thấy rằng, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả đang được bạn đọc ở mọi độ tuổi
quan tâm và mến mộ. Các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh cũng được đưa vào đề tài
nghiên cứu của một số khóa luận tốt nghiệp cử nhân và luận văn thạc sĩ. Có rất nhiều bài
đăng, bài nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Tuy nhiên, mảng đề tài “thế giới
tuổi thơ” trong văn ơng vẫn cịn chưa được khai thác triệt để.
Từ những gợi ý của những người đi trước, trong niên luận của mình, với đề tài Thế
giới tuổi thơ trong văn Nguyễn Nhật Ánh, tôi sẽ tập trung vào ba tác phẩm: Chuyện xứ
Langbiang, Đảo mộng mơ và Tôi là Bêtô để làm rõ thêm về vấn đề nghiên cứu.


3. Mục đích nghiên cứu
-Tìm hiểu và làm rõ các chi tiết nội dung, nghệ thuật làm nên thế giới tuổi thơ
trong sáng tác văn của tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Qua đó, chứng minh tài năng và đóng
góp của ơng cho nền văn học thiếu nhi nói riêng hay văn học đương đại nước nhà nói
chung.
-Tập trung phân tích, lí giải về biểu hiện thế giới tuổi thơ thông qua các tác phẩm:
Chuyện xứ Langbiang, Đảo mộng mơ, Tôi là Bêtô

4. Phạm vi nghiên cứu:
-Chuyện xứ Langbiang
-Tôi là Bêtơ
-Đảo mộng mơ

5. Phương pháp nghiên cứu:
Đọc, tóm tắt, đưa ra những nhận định về nội dung và nghệ thuật để làm rõ
các vấn đề về sáng tác trong đề tài Thế giới tuổi thơ trong văn Nguyễn Nhật Ánh.

4


NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề chung
1.1. Nguyễn Nhật Ánh và nét đặc trưng trong sáng tác về đề tài tuổi thơ
1.1.1. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh
1.1.1.1. Cuộc đời
Nguyễn Nhật Ánh, sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955. Quê ông ở làng Đo Đo, xã
Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, khi nhắc về chôn nhau cắt rốn của mình,
ơng từng chia sẻ rằng: “Đo Đo là một ngơi làng nhỏ ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình,
Quảng Nam. Đó là nơi tơi sinh ra và lớn lên trong quãng thời gian đầu đời vô tư lự. Năm

tôi lên tám, gia đình tơi dời về Cẩm Lũ, sau đó dọn ra huyện lỵ Hà Lam. Như vậy, tơi
gắn bó thực sự với làng Đo Đo chỉ khoảng tám năm. Tám năm, một thời gian không dài,
tôi lại ở độ tuổi cịn q nhỏ, nhưng khơng hiểu sao rất lâu về sau này tôi vẫn nhớ như
in những kỷ niệm ở ngơi làng đơn sơ đó. Tơi nhớ ngơi chợ đêm lấp lánh ánh đèn, nhớ
những đoàn xiếc lưu diễn thỉnh thoảng vẫn đến làng tôi và làm bọn trẻ con chúng tơi
khiếp vía với những con trăn lớn quấn quanh cổ bọn người bán dạo. Tôi nhớ những cái
giếng trên con đường cuối chợ ba tôi vẫn dẫn tôi đi tắm vào những đêm trăng sáng
trên đường làng. Những hình ảnh thơ mộng ấy sau này đã đi vào trang sách của tôi như
những phản quang tuyệt vời của kỷ niệm”.
Sau trưởng thành, dù khơng lập nghiệp ở chính q hương của mình, nhưng chính
những kỉ niệm tươi đẹp của tuổi thơ tươi đẹp đó vẫn sống mãi và đi theo ơng trong q
trình sáng tác. Cũng chính hai từ “quê hương” đã trở thành cội nguồn cảm hứng của
Nguyễn Nhật Ánh, ông đã đưa vào các nhân vật của mình tình q chân thật và cũng
chính nhờ đó mà cái tên Nguyễn Nhật Ánh trở nên quen thuộc và gần gũi với độc giả nhỏ
tuổi.
Thời còn ở quê, Nguyễn Nhật Ánh từng học tại trường Tiểu La, trường Trần Cao
Vân và sau đó là trường Phan Chu Trinh tại Quảng Nam – Đà Nẵng. Đến năm 1973, ông
quyết định vào Sài Gịn. Ở đây, ơng đã tiếp tục học tại trường Đại học Sư phạm Sài Gòn,
khoa Văn. Đến năm 1976, Nguyễn Nhật Ánh tốt nghiệp Đại học, tuy nhiên vì một vài lí
5


do gia đình nên ơng khơng được phân cơng cơng tác. Đến khoảng năm 1981, Nguyễn
Nhật Ánh chuyển đến Quận 6 và làm nghề dạy học tại đây. Đây chính là khoảng thời
gian ông được gần gũi hơn với các em thiếu nhi. Các sáng tác trong thời gian này của
ông chủ yếu đều mang giọng điệu nhẹ nhàng và trong trẻo phù hợp với các em, đồng
thời mang tính giáo dục sâu sắc của một người làm nhà giáo, một nhà văn viết cho thiếu
nhi. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh lôi cuốn các em nhỏ vào những câu chuyện ở trường
học. Bên cạnh đó, ơng cịn là một người tham gia rất nhiệt tình các hoạt động đồn, tiếp
xúc nhiều với thiếu nhi, nên ơng có rất nhiều kiến thức cũng như trải nghiệm thực tế.

Nhờ vậy, khi phản ánh trong các tác phẩm của mình, ơng như đang kể lại những trải
nghiệm mà mình đã trải qua. Từ năm 1986 đến nay, ông đã thử sức ở nhiều lĩnh vực,
đảm nhiệm nhiều vị trí như: nhà giáo, nhà văn hay nhà báo, nhà thơ. Riêng trong lòng
độc giả thì Nguyễn Nhật Ánh đã để lại dấu ấn mạnh mẽ với cương vị là một nhà văn
chuyên viết về thiếu nhi. Còn với tác giả, từ trước tới nay ông luôn hướng tới một đối
tượng là những đứa trẻ, đối tượng đó khơng thay đổi dù trong bất kì hồn cảnh nào. Ơng
trở thành một người vơ cùng gần gũi với các em.

1.1.1.2. Sự nghiệp và quan điểm sáng tác
Tính đến thời điểm hiện tại, có thể nói Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn của tuổi thiếu
nhi, cũng như là tác giả văn học viết nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi nhất Việt Nam.
Tuy vậy, nhưng các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh cịn có sức thu hút với rất nhiều bạn
đọc “quá tuổi”, những người đã từng là thiếu nhi.
Trong các tác phẩm viết về “tuổi hồng” thơ ngây, tập truyện Kính vạn hoa là tập
truyện nhiều tập nổi tiếng và tiêu biểu của ơng, cũng chính tập truyện ngân này vinh dự
nhận được huy chương “Vì thế hệ trẻ” và giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam trao
tặng.
Ngồi ra, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cịn có rất nhiều tác phẩm xuất sắc. Về truyện
ngắn ơng có các tác phẩm như: Cú phạt đền (truyện ngắn, 1985); Tôi là Bêtô (truyện,
2007); Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (truyện, 2008); Đảo mộng mơ (2009),... Nguyễn
Nhật Ánh chủ yếu viết truyện dài ơng có nhiều tác phẩm như: Trước vòng chung kết

6


(truyện dài, 1985); Chuyện cổ tích dành cho người lớn (tập truyện, 1987); Cô gái đến từ
hôm qua (truyện dài, 1989); Chú bé rắc rối (truyện dài, 1989); Thiên thần nhỏ của tôi
(truyện dài, 1990); Mắt biếc (truyện dài 1990); Hoa hồng xứ khác (truyện dài, 1991); Hạ
đỏ (truyện dài 1991); Bồ câu không đưa thư (truyện dài, 1993); Những chàng trai xấu
tính (truyện dài, 1993); Trại hoa vàng (truyện dài, 1994); Qn Gị đi lên (truyện dài,

1999); Tơi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (truyện dài, 2010); Lá nằm trong lá (truyện dài,
2011); Bảy bước tới mùa hè (truyện dài, 2015)...Ngồi ra cịn có tản văn như: Người
Quảng đi ăn mì Quảng (tản văn, 2012).
Nhờ vào tài năng tưởng tượng phong phú, khả năng sử dụng ngôn ngữ kể truyện
một cách gần gũi, cùng với đó là những chuyến đi thực tế trải nghiệm để lấy cảm hứng
sáng tác mà các sản phẩm của ông khi ra đời đều gây chú ý và thu hút được sự quan tâm
của độc giả. Nhà văn từng chia sẻ: “Lòng yêu nghề là đức tính cơ bản, nó sẽ giúp giải
quyết tất cả những thứ khác. Nếu một nhà văn cầm bút vì u nghề chứ khơng phải vì
bất cứ động cơ nào, nhà văn đó sẽ dễ được người đời thể tất cho những nhược điểm
khác”, chính từ sự chân thành trong quan điểm sáng tác của mình, mà những sản phẩm
của Nguyễn Nhật Ánh khi ra đời lại trở nên gần gũi với bạn đọc hơn bao giờ hết.
Trong quá trình cầm bút sáng tác, Nguyễn Nhật Ánh ln ý thức được trách nhiệm
của mình. Ơng cùng tham gia vào các khóa học hay q trình học tập của các em, đọc
sách viết cho thiếu nhi, chuyện trò cùng các trẻ nhỏ, tâm sự với con gái của mình. Qua
đó, có thể thấy nhà văn say mê với những câu chuyện của tuổi thơ như thế nào, yêu nghề
và yêu các em nhỏ như thế nào mới có đủ kiên nhẫn để làm những điều như thế ở độ tuổi
“quá mùa” của mình. Nhà văn cho rằng: “Khơng nên viết quá nặng nề. Nhà văn phải là
trụ đỡ tinh thần của các em, giúp các em yên tâm và vui sống. Trẻ em khác người lớn,
tâm hồn mỏng manh, trong sáng như cây non, nhận thức chưa chín, kinh nghiệm chưa
có, đem giơng bão đến cho các em làm gì”. Qua những chia sẻ, trải lòng của nhà văn
trong quá trình sáng tác, ta có thể cảm nhận những tâm tư, nguyện vọng của lứa tuổi
thiếu nhi thông qua những am hiểu của nhà văn.

7


Trong quá trình sáng tác của mình, Nguyễn Nhật Ánh tâm niệm rằng, những tác
phẩm được ông viết ra “Phải viết làm sao cho hay, cho hấp dẫn mà vẫn đảm bảo tính
logic, đặc biệt tình tiết khơng qua nhiều, quá rắc rối. Mặt khác, truyện phải vui vẻ, nhẹ
nhàng, không nhiều yếu tố gây sốc và không chệch khỏi yêu cầu giáo dục”. Quan niệm,

một tác phẩm hay và có giá trị là phải ẩn chứa trong tác phẩm một thơng điệp giáo dục
nào đó và truyền tải được nó đến với những ai tiếp nhận tác phẩm. Khi sáng tác bất kì
tác phẩm nào Nguyễn Nhật Ánh ln đảm bảo tính thẩm mĩ và giáo dục trong tác phẩm.
Với những quan điểm nghệ thuật rõ ràng và tài năng văn chương, ông đã trở thành một
cây bút xuất sắc của nền Văn học thiếu nhi Việt Nam. Bằng tài năng và lòng yêu nghề,
Nguyễn Nhật Ánh đã mang các tác phẩm của mình đến gần hơn với bạn đọc. Chính vì
vậy mà tên tuổi của ơng cũng ngày càng được khẳng định hơn nữa.
Với những đứa con tinh thần của mình, Nguyễn Nhật Ánh đặc biệt chú trọng về
mặt hình thức biểu hiện của các tác phẩm mình viết ra, yêu cầu sao cho nó phải phù hợp
với tâm lí tiếp nhận của các em nhỏ, và những tác phẩm đó có đảm bảo là thu hút được
độc giả, kể cả những người đã lớn tuổi hay không? Và sau cùng, nhờ tâm huyết và những
quan niệm được ông chú trọng trong quá trình thai nghén nên tác phẩm cho đến khi tác
phẩm của ông ra đời đều thành công và được đông đáo độc giả tiếp nhận một cách tích
cực.

1.2. Các tác phẩm nghiên cứu trong đề tài
1.2.1. Chuyện Xứ Lang biang
Là một bộ truyện dài gồm 4 phần (28 tập), kể về chuyến phiêu lưu kỳ thú của hai
nhân vật chính tên Nguyên và Kăply bị lạc vào xứ phù thủy Lang Biang và tình cờ trở
thành hai “Chiến binh giữ đền” có nhiệm vụ tiêu diệt phe Hắc Ám.
Ở phần một - Pho tượng của Baltalon: Tương truyền ở làng Ke có một đồi Phù
Thủy, đó là khu vực cấm của làng, khơng ai được đặt chân đến, đồi Phù Thủy chứa nhiều
bí ẩn mà từ đó nó thu hút sự chú ý và tị mị của các cơ cậu bé mới lớn. Do tịm mò mà
Nguyên và Kăply đã đến đồi Phù Thủy để khám phá, để rồi cả hai bị “bắt cóc” vào
xứ LangBiang – thế giới phù thủy, bởi K’Brak và K’Bret và người chủ mưu là ông K’Tul.

8


Dưới bề ngoài của K’Brăk và K’Brết, cả hai trở thành “tiểu” chủ nhân bất đắc dĩ của lâu

đài K’Rahlan. Cũng tại thế giới phù thủy Langbiang mà Nguyên và Kăply đã kết bạn
được với K’Tub, Êmê, Suku và Păng Ting -những đứa trẻ cùng lứa. Là kẻ tử thù của lâu
đài K’Rahlan, sứ giả thứ ba của trùm Hắc Ám - Baltalon đã cho con chim cắt Boumboum
gửi đến K’Brăk (là vẻ ngoài của Nguyên) một pho tượng tạc chính hình K’Brăk. Như
thường lệ, bất cứ ai nhận được pho tượng của chính mình do Baltalon gửi tới thì cũng có
nghĩa là người đó đã lãnh án tử hình. Đúng 30 ngày sau khi gửi đi pho tượng, Baltalon
sẽ tìm đến nạn nhân để lấy mạng và đó cũng là lí do của biệt danh “Sát thủ ngày thứ 30”
của Baltalon. Thống chốc đến ngày định mệnh thì Baltalon lại tiêu tùng bởi một ngun
nhân khơng ngờ đến đó là “nhầm tay trái với tay phải”. Nhưng trùm Hắc Ám thì khơng
phải chỉ có một tên sứ giả. Cũng chính lúc đó, với vẻ ngồi của K’Brăk và K’Brết,
Ngun và Kăply phải đến học trường Đào tạo Tài năng Đămri, ngôi trường phù thủy
lớn nhất của xứ Lang Biang. Và đó mới thực sự bắt đầu của một âm mưu mới…
Phần hai - Biến cố ở trường Đămri: Sứ giả thứ tư của trùm Bastu là Buriam đã
bị phát hiện ra thân phận thực với danh nghĩa là vị giáo sư khả ái Hailixiro, sau đó thì tất
nhiên hắn đã bị bắt. Trong suốt quãng thời gian dài, Biriam đã bắt cóc con trai của giáo
viên trường Đămri, tức là cơ Kemli Trinh, rồi sau đó hắn dùng thuật Quỷ mộng để sai
khiến cô làm việc cho hắn. Thầy N’Trang Long, hiệu trưởng, phải nhờ cặp ma nhóc
song sinh Pôcô và Pôca mới bắt được Buriam. Nhưng đứa con của cô Kemli Trinh đã bị
Buriak dùng “bùa Ngốc” làm cho trở nên vơ tri “tưng tửng”. Cịn về phía Nguyên và
Kăply đã được thầy N’Trang Long giao cho nhiệm vụ đến núi Lưng Chừng để hái quả
táo vàng, một việc mà từ trước đến nay chẳng ai làm được ngoại trừ một người, là Đại
tiên ông Mackeno.
Phần ba - Chủ nhân núi Lưng Chừng: Sau khi Nguyên và Kăply đã ăn được quả
táo vàng được hái ở núi Lưng Chừng, thì hai đứa trẻ đã chính thức trở thành “Chiến binh
giữ đền”, đạt đến trình độ pháp thuật ngang ngửa với các siêu phù thủy hạng nhất ở xứ
Langbiang. Lúc đó cũng là lúc những bí mật được bại lộ: trùm Bastu lâu nay chính là Ka
Ming, cịn sứ giả Badd là do Thủ lĩnh phe Ánh Sáng K’Rahlan giả trang. Và giáo sư

9



nhóc tì Akơ Nơ chính là phân nửa (mặt tốt) của Chủ nhân núi Lưng Chừng, còn nửa ký
(mặt xấu) là lão Ơkơ Na độc ác tác oai tác qi. Hiệu trưởng N’Trang Long đã tiết lộ
cho bọn trẻ biết nguyên nhân sau xa của bi kịch này chính là do cuộc gặp gỡ giữa Chủ
nhân núi Lưng Chừng và Đại phù thủy Păng Sur, một nhân vật trong Tam Tiên. Sứ mạng
của Chiến binh giữ đền vẫn chưa tiến triển gì nhiều. Và Vợ chồng K’Rahlan và Ka Ming
tạm thời chưa để lộ mặt vì cịn phải thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn sự quay lại của trùm
Bastu.
Phần cuối - Báu vật ở lâu đài K’Rahlan: Ở phần kết của Chuyện xứ Langbiang,
rất nhiều nút thắt được mở ra. Trùm Bastu chính là Pơ Palay Tàn phế, tên trùm Hắc Ám
được cho rằng là đã chết cách đây 300 năm dưới tay của Đại tiên ơng Mackeno, cũng
chính là thầy N’Trang Long, anh trai của hắn. Và không thể ngờ rằng khi cha của K’Tub,
Ông K’Tul lại là tay sai của tên Bastu. Tên Bastu đã luyện được thần chú “Cực lạc tiêu
diêu”, loại thần chú với sức mạnh vô địch trong giới phù thủy. Hắn dùng quả hiến sinh,
một quả có chất độc khơng có thuốc giải, do ma cà rồng bị xử tử hóa thành để luyện thần
chú. Báu vật lâu đài K’Rahlan, một thứ bị các phe phái tranh nhau tìm kiếm vì cho rằng
đó là câu Thần chú Kim Cương số 7, thật ra chỉ là một chiếc hộp đặc ruột được Tam
Tiên dùng để đánh lừa Pô Palay. Uy lực của câu thần chú “Cực lạc tiêu diêu” mạnh đến
nỗi ngay cả Tam Tiên cũng khơng thể đối phó. Chính lúc đó, Kăply với con chim thần
hộ mệnh Garuda đã đánh bại Bastu. Kăply và Nguyên được đưa về làng Ke khi câu
chuyện đã bước vào kết thúc.

1.2.2. Tôi là Bêtô
Tôi là Bêtô là tập hợp những câu truyện ngắn về cuộc đời của chú chó tên là Bêtơ.
Bêtơ là cún cưng của chị Ni, chị Ni lấy cái tên này để đặt cho chú chó của mình là vì đây
là tên một cầu thủ người Brazil ở một đội bóng mà Ni yêu thích. Bêtơ có vẻ ngồi với
một bộ lơng đen tuyền. Trong cuộc sống, Bêtô cũng chứng kiến và trải qua nhiều chuyện.
Từ chuyện chị Ni ẳm Laica về để nuôi mà nó có chút ghen tị hay cả làm quen được với
Bi nơ, trái ngược với Bêtơ, Bi nơ có một bộ lông trắng như một cục bông. Từ ngày làm
bạn, Bêtô và Bi nô tâm sự với nhau đủ mọi thứ, chúng còn lập danh sách những điều thú


10


vị trên đời, hay hiểu cả những điều mà chủ chúng khơng nói ra… Bê-tơ cũng là chú chó
đầy cảm xúc, chú chó nhỏ này cảm động và đồng cảm với những người xung quanh chú.
Khi nghe ba của chị Ni đọc thơ về quê hương, Bê-tô cũng nằm nghe một cách trầm ngâm,
chú nhớ quê hương, dù trong trí nhớ của chú hai từ đó khơng hề rõ ràng, cũng chẳng có
bờ tre, bụi cỏ nào cả. Bêtơ có một trị chơi u thích cùng với Binơ đó chính là trò “hỏi
đáp”, hai chú cún nhỏ hỏi nhau về mọi thứ trên đời. Chúng cũng cùng gia đình chứng
kiến nhiều thay đổi và tràn đầy xúc cảm như những người trong gia đình, đó là khi bà cố
mất, cả hai chú cún nhỏ đều buồn, mặc dù không thể khóc nhưng khi nghe Ni nói về bà,
chúng kêu lên “ú ớ”… Bên cạnh đó, Bêtơ và Bi nơ cịn chứng kiến được những tình cảm
chân thật, ấm áp từ những người bà con họ hàng, những con người làng quê tình cảm.

1.2.3 Đảo mộng mơ
Đảo mộng mơ là một câu chuyện quanh ba nhân vật chính là Tin, Bảy và Thắm.
Cả ba là bạn học và là bạn thân của nhau. Một ngày, ba Tin đem một đống cát về để xây
nhà kho, nhưng qua trí tưởng tượng của Tin, thì đống cát đó bỗng trở thành một “hịn
đảo”rất đẹp và thơ mộng. Khi cịn một mình trên đảo hoang, cậu đã nghĩ ra đủ tình huống
có thể xảy ra, và cố tìm cách giải quyết. Dần dần, hịn đảo lại đón tiếp thêm được hai cư
dân mới, đó là Bảy và Thắm, hai người bạn của Tin. Và cũng từ giờ phút đó, Tin trở
thành Chúa đảo Robinson, Bảy mang tên Thứ Bảy - phó chúa đảo, cịn Thắm được phong
Chúa đảo phu nhân sau nụ hôn lên má của Tin! Bỗng chốc, chị Hai của Tin, hay Phàn thằng bé chuyên ăn hiếp mấy đứa nhỏ đã trở thành... hải tặc. Tin ghét mọi người gọi đảo
Robinson là “đống cát”, và rất hãnh diện khi được ba tặng cho chiếc ống nhòm để ngắm
cảnh và dõi xem có “tàu” nào đến cứu khỏi đảo khơng. Cuộc sống trên đảo thật là mộng
mơ, với ba cô cậu học sinh và một chú “sư tử” tên là Pig (vốn là chú cún của Thắm),
dĩ nhiên là sau khi bọn chúng đi học về. Sau một khoảng thời gian trên đảo, Tin, Bảy và
Thắm quyết định viết hồi ký, với mơ ước sau khi rời khỏi đảo sẽ bán được nhiều tiền.
Tuy nhiên, hòn đảo chỉ được biết đến khi cơ giáo phát hiện ra bài làm “Nói về nơi mà em

thích nhất”, cả Tin, Bảy và Thắm đều tả đảo Robinson, và giống nhau y hệt. Ban đầu, lũ
bạn cùng lớp đều chọc ghẹo sự tưởng tượng quá đỗi mộng mơ của các con người nhỏ bé

11


trên đảo. Nhưng sau rồi, tất cả đều cảm thấy lí thú, và tin rằng đống cát vơ tri kia chính
là một hịn đảo. Gia đình Tin, đặc biệt là người ba - ln tỏ ra thích thú khi nghe Tin kể
về hịn đảo của mình. Kể cả Phàn - cũng đơi lần thập thị ngồi cổng, nhìn vào “hịn đảo
hoang” trong sân nhà Tin với vẻ thèm muốn... Gần về cuối của câu chuyện, đảo Robinson
đã trở nên nổi tiếng và được đổi tên thành đảo Cát. Có lẽ lũ trẻ, cũng như tất cả chúng ta
đều cảm thấy thực sự buồn và nuối tiếc khi nghe tin hòn đảo Cát sẽ khơng cịn nữa, bởi
ba mẹ Tin sắp dùng cát để xây nhà kho. Cũng từ đó, ta nhận thấy tình yêu của trẻ em
dành cho mộng mơ của mình thật là to lớn… Nhưng rồi, mọi việc lại kết thúc vô cùng
tốt đẹp, và đống cát… à qn, hịn đảo Cát vẫn cịn đó, vẫn ở trong sân nhà Tin.

12


Chương 2: Biểu hiện của thế giới “tuổi thơ” trong văn
Nguyễn Nhật Ánh
2.1. Nội dung
2.1.1. Sự ngây thơ, hồn nhiên và cách thể hiện nó trong suy nghĩ và hành
động của các nhân vật trong tác phẩm:
Trong mỗi chúng ta ai cũng từng là trẻ con, mà đã là trẻ con thì sẽ ln có những
suy nghĩ ngây thơ, trong sáng, đơn thuần. Do chính vì hiểu, cảm nhận được điều đó mà
trong q trình sáng tác, Nguyễn Nhật Ánh đã khai thác triệt để được những đặc tính đó
của nhân vật thơng qua các tác phẩm của mình.
Tị mị, ham mê khám phá với những điều mới mẻ là một trong những nét thể hiện
của sự thơ ngây, hồn nhiên của trẻ nhỏ. Chúng đam mê “khai thác” được những cái người

lớn không cho, hay cấm làm chỉ để chứng tỏ là mình có thể làm được, hay là chúng là
người hùng trong mắt bọn cùng lứa. Cậu bé Nguyên và Kăply trong Chuyện xứ
Langbiang đã được tác giả đặt trong tình huống như thế, mà từ đó chúng với những suy
nghĩ “đơn thuần” về ngọn đồi phù thủy mà cả cái làng Ke từ trước đến nay ai cũng dè
chừng và khơng ai dám bén mảng lên đó… vì sợ mất mạng. Về mặt lũ trẻ làng Ke, mặc
dù có hiếu kì nhưng cũng chỉ dám nhìn về phía đồi phù thủy với cặp mắt tị mị kèm theo
sự hiếu kì về những câu chuyện xoay quanh nó. Cho đến một ngày, Nguyên hùng hồ
khoe với Kăply rằng: “Tao đã lên thử ngọn đồi mấy lần” [1, tr.2], “Tao đã mị lên tới
chỗ đó” [1, tr3] với ý muốn lơi kéo Kăply đi cùng mình, chứ thật ra những lần “lén lút”
của nó là chỉ đi đến lưng đồi là cùng “Nguyên vừa đi vừa dừng, tới lần thứ mười thì đã
đến lưng chừng đồi. Những lần trước Nguyên cũng chỉ leo lên tới khoảng này rồi lại
quay xuống. Dường như có một nỗi sợ khơng tên đã níu lấy chân nó, bất chấp việc nó là
đứa trẻ gan dạ nhất làng.” [1, tr14]. Tò mò, nhưng lại sợ hãi vì những lời đe dọa của
người lớn về những câu chuyện trên đồi phù thủy, nhưng vốn tính trẻ con mà, người lớn
càng cấm, càng ngăn thì đơi lúc những lời răn đe đó hóa thành những câu chuyện “nhiệm
màu” kích thích trí tưởng tượng của bọn trẻ, từ đó mà đơi khi bỏ qua những lời răn đe
để có thể vượt rào “khám phá” thế giới xung quanh, cũng có thể là ra oai với bọn cùng
13


lứa chẳng hạn. Như Nguyên đã từng có ý nghĩ: “Những lần trước, Nguyên nảy ra ý định
lên đồi chỉ vì nghịch ngợm, vì khối chơi ngơng. Nó đã chán cái cảnh cả bọn chen chúc
nhau thò đầu qua cửa sổ lớp học mỗi ngày để chỉ trỏ và bàn tán suông như một lũ chết
nhát lắm rồi. Ý nghĩ trở thành người đầu tiên của làng Ke trong vòng một trăm năm nay
đặt chân lên đồi Phù Thủy đối với nó thật hấp dẫn. Bữa nay, ý nghĩ đó cịn sơi sục hơn
do được đốt nóng bởi ngọn lửa háo hức khám phá bí mật của thầy Râu Bạc, cái bí mật
mà nó tin là rất có thể thầy chơn dưới một gốc cây nào đó trên đồi.” [1, tr14] và do chính
cái ý nghĩ đó nên Ngun mới lơi theo cả Kăply đi cùng, để rồi đó là tiền đề diễn ra nội
dung chính của câu chuyện, cả hai đứa bị “bắt cóc” vào thế giới phù thủy…
Là cây bút chuyên viết về thế giới trẻ thơ nên những trang sách trong mỗi tác

phẩm của ông đều là những thứ của xúc trong sáng, hồn nhiên, ngây thơ như những cô
bé cậu bé ở cái tuổi bay bổng nhất, hồn nhiên nhất và giàu sức tưởng tượng nhất. “Đảo
mộng mơ” chính là minh chứng rõ nhất cho điều đó. Tác phẩm này của Nguyễn Nhật
Ánh đã đưa chúng ta đi vào một thế giới mới, một hoang đảo thật sự. Với một đống cát,
cái đống cát mà ba của cu Tin lấy về để xây nhà kho, nhưng với một đứa trẻ ham mê đọc
truyện tranh như Tin thì cậu đã biến đống cát kia thành hịn đảo hoang với những bóng
cọ, nhưng khơng phải bằng “pháp thuật” như những phù thủy trong Chuyện xứ
Langbiang, mà là với trí tưởng tượng của Tin. Đúng vậy, chính trí tưởng tượng của cậu
bé mà đống cát xây nhà kho kia bỗng dưng hùng vĩ hơn cả khi biến thành một hịn đảo
hoang, mà cũng khơng hẳn là trong trí nghĩ thôi:
“Chỉ đến khi Tin đào một cái mương nhỏ quanh đống cát, hì hục đổ nước vào đó
thì biển mới xuất hiện, và sáng hơm sau thì hịn đảo ra đời.
Tin khuân mấy cây cọ trồng trong chậu kiểng của ba đặt lên đống cát, thế là hịn
đảo có về vùng biển Caribê lắm rồi” [3, tr.5-6]
Không phải chỉ là hịn đảo đơn sơ thơi khơng, với Tin thì nó đã thành đại dương
nguy hiểm, với đầy rẫy cá mập. Một con chó nhỏ tên Pig trong mắt tụi nhỏ là một con
sư tử hung dữ nhưng đã được thuần hóa, một con mèo con đã là một con beo hoang dã.
Trên đảo đó có Chúa đảo – cu Tin, phó của đảo là Thứ Bảy và chúa đảo phu nhân, Thắm.

14


Trong cả ba kẻ bị lạc trên đảo hoang thì Thắm, là đứa sau cùng đến đây. Sau lần nhìn
thấy Tin và Bảy đánh nhau với thằng Phàn, Thắm dự định sẽ méc lại cô giáo, nhưng do
Bảy và Tin giải thích rằng chúng chỉ đang “đánh đuổi hải tặc: mà thôi. Và để chứng minh
cho Thắm rằng cả hai là Chúa đảo và phó Chúa đảo, cả hai đã dắt Thắm tham quan nơi
“cư ngụ” của chúng:
“BÂY GIỜ THÌ TRÊN ĐẢO HOANG ĐÃ có ba người.
Con Thắm ngồi lắc lư trên tàu là dừa, toét miệng cười:
- Đống cát này mà hai bạn gọi là hòn đảo.

Tin hừ mũi:
- Nó là hịn đảo.
- Đống cát. - Con Thắm khăng khăng.
- Nó là hịn đảo đấy. - Bảy chỉ tay xuống dịng nước - Mày khơng thấy đại dương
bao quanh chỗ tụi mình ngồi sao.
Con Thắm cười khúc khích:
- Cái mương cạn xợt mà kêu là đại dương.
Tin đỏ mặt:
- Mày nghĩ nó là cái mương thì kệ mày, trong mắt tụi tao nó là đại dương...
Thấy thằng Tin lộ vẻ giận, con Thắm khơng cười cợt nữa. Nó đưa tay véo mơi
nghiêm trang:
- Thế hai bạn tin nó là đại dương thật à?
- Chứ sao! - Tin hùng hồn - Tụi tao cịn tin trong đại dương này có cá mập nữa.
Bảy phụ họa:
- Cho nên tụi tao không bao giờ lội xuống biển. Mỗi khi đi ra đi vào tụi tao tồn co
giị nhảy qua.
Nếu cái mương này quả thực là đại dương thì người ta khơng thể nhảy qua đại
dương như nhảy qua một cái... mương được. Nhưng lúc này con Thắm không để ý đến
chi tiết phi lý đó.
Nó cảm thấy bị thuyết phục.

15


Nó nghĩ: ờ, nếu mình thực lịng tin một cái này là một cái khác thì biết đâu nó sẽ
là một cái khác.
Một lý do nữa là nó chưa bao giờ nhìn thấy đảo, càng chưa bao giờ đặt chân lên
một hòn đảo.
Nhưng bây giờ, theo lời Tin và Bảy thì nó đang ở trên một hịn đảo. Đó là một cơ
hội hiếm hoi mà nó khơng muốn bỏ lỡ

TỪNG CHÚT MỘT, CON THẮM DẦN DẦN làm quen với cảm giác của một người
lạc vào hoang đảo, và nó thấy đó cũng khơng có gì khó khăn lắm. Cịn thú vị là đằng
khác.” [3, tr.28-29]
Ta có thể thấy, suy nghĩ của những đứa trẻ thật đơn thuần, với sự liên tưởng độc
đáo, trí tưởng tượng phong phú, mà dần nó giúp phát triển trí tuệ, tư duy khi khơn lớn.
Khơng chỉ là vậy, đôi lúc, cái sự ngây ngô được các nhân vật thể hiện qua những
suy nghĩ đơn thuần với những gì diễn ra xung quanh chúng. Trong Tơi là Bêtơ, tuy có
nhiều triết lí sống hơn qua đơi mắt của những chú cún, nhưng đó cũng là những suy nghĩ
đơn thuần, những câu kể trong sáng, nhẹ nhàng. Và trong đó có cả những tình cảm thơ
ngây trong suy nghĩ định nghĩa về sự yêu thích đối với một ai đó. Khơng so đo về những
lợi ích, hay vì lí do gì khác có khi, khi u thích một ai đó, chỉ là do đối phương cũng
thích mình chăng: “Tơi chẳng hiểu Binơ thích tơi ở điểm nào. Binô là một đứa bạn thú
vị. Trong khi ngược lại, tơi là một đứa nhạt nhẽo. Có lẽ nó thích tơi chỉ vì tơi thích nó.
Con người chắc cũng vậy: đơi khi bạn u mến một ai đó đơn giản chỉ vì người đó thật
lịng u mến bạn. Tâm hồn chúng ta được sinh ra là để chờ đáp lại niềm yêu mến đến
từ một tâm hồn khác. Nó giống như chiếc ống sáo, sẵn sàng reo lên khi ngọn gió mùa hè
thổi qua.” [2, tr.66].

2.1.2. Những thứ tình cảm của "tuổi thơ"
Theo ngành tâm lí học định nghĩa: “ Tình cảm là thái độ cảm xúc mang tính ổn
định của con người đối với hiện thực khách quan, nó phản ánh ý nghĩa của chúng trong
mối liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự
phát triển xúc cảm trong điều kiện xã hội.” [4]. Như vậy, có thể hiểu tình cảm là những

16


cảm xúc rung động của con người đã được tích lũy hình thành trong một thời gian nhất
định đối với sự việc, sự vật, hiện tượng hay đối với người nào đó, nó mang tính ổn định,
lâu dài và thường xuyên.

Tình cảm là một trong những trạng thái, cảm xúc quan trọng nhất trong q trình
hình thành tâm lí trẻ nhỏ. Những tình cảm thuở ấu thơ có thể là những nét mực đầu trong
việc viết nên hành trang làm người sau này, bởi thế nên là thường trong cuộc sống thực
tế thường ngày, ta sẽ thấy người lớn sẽ dùng tình cảm để giải thích và dạy dỗ trẻ hơn là
dùng những lí thuyết một cách máy móc và khoa học như ở độ tuổi trưởng thành tiếp
nhận một bài học mới.
Trong các sáng tác của cây bút tuổi thơ Nguyễn Nhật Ánh, ta dễ dàng nhận thấy,
cảm nhận được những thứ tình cảm của thời thơ bé trong đó. Đó là những thứ tình cảm
đẹp đẽ, nhẹ nhàng, nhưng lại đong đầy cảm xúc. Hay đơn giản hơn nữa, trong “thế giới
trẻ thơ” trong văn Nguyễn Nhật Ánh, những tình cảm nổi bật, ta sẽ thấy rõ nhất là về
tình cảm gia đình, tình bạn bè, và có chút gì của thứ mộng mơ khó nói của “tuổi mới
lớn”.
Đối với tình cảm gia đình, đây là thứ tình cảm đặc biệt, tình cảm thiêng liêng và
cao cả nhất của con người. Gia đình là một “tế bào của xã hội”, là điểm tựa vững chắc,
là nơi để con người tìm để trở về. Trong gia đình, những thành viên sẽ ln ủng hộ, động
viên nhau sau những khó khăn của cuộc sống và tiếp thêm sức mạnh giúp ta vượt qua.
Tuổi thơ của mỗi người đều bắt nguồn từ gia đình, gia đình đã góp một phần quan trọng
tạo nên những kí ức tuổi thơ của mỗi con người. Nguyễn Nhật Ánh đã khắc họa thành
công tuổi thơ của những đứa trẻ xoay quanh mối quan hệ tình với những thành viên trong
gia đình. Chẳng hạn như việc ba của Tin luôn ủng hộ và chắp thêm cho đôi cánh tưởng
tượng của Tin mặc cho mẹ và chị gái của Tin phản đối về sự tồn tại của hịn đảo, qua tất
cả đó cho ta thấy được việc Tin có thêm niềm tin vào “viễn tưởng” hịn đảo có thật, qua
các chi tiết ba nói với Tin trong bữa cơm gia đình về việc đã nhìn thấy con sư tử trên hịn
đảo của cậu:
“BA NĨI VỚI THẰNG TIN BẰNG GIỌNG HỒ HỞI:

17


-Ba đã nhìn thấy con sư tử đó.” [3, tr.49]

Hay việc ba tặng cho Tin một chiếc ống dòm để thỏa việc khám phá “hịn đảo” của
chính Tin và hai đứa bạn. Lúc đầu, cả mẹ và chị hai Tin đều khơng tin về sự tồn tại của
hịn đảo, và cho đó là trị chơi “vơ bổ” khi suốt ngày la rầy Tin về việc nghịch bãi cát đó,
nhưng dần, cả hai người cũng ủng hộ cậu bé, có thể là nhờ:
“Ba của chúa đảo đã thuyết phục được mẹ chúa đỏa và chị hai chúa đảo tin rằng
chúa đảo thực đang sinh sống trên một hòn đảo nên thời gian gần đây chúa đảo không
bị mẹ và chị mắng đủ thứ liên quan đến chuyện nghịch cát nữa.
Mẹ chúa đảo và chị chúa đảo khơng cịn thờ ơ trước những tin tức về hòn đảo.”
[3, tr.48]
Khi hòn đảo tưởng chừng như sắp phải “bốc hơi” khỏi sân nhà Tin, thì cũng chính
ba Tin đã bảo vệ hịn đảo, bảo vệ niềm tin giũa hai cha con:
“Người đẩy xe vẫn đang đẩy xe.
Người xúc cát vẫn đang xúc cát.
Nhưng họ khơng lấy cát từ hịn đảo Robinson
Tin ngỡ như mình đang nằm mơ khi thấy bên cạnh hòn đảo Robinson có một đống
cát khác. Đống cát này lúc ơm cặp ra khỏi nhà hồi sáng Tin không hề thấy.
Như vậy là ba mới chở cát về.
Đúng rồi, xưa nay ba vẫn đồng ý với mình Robison là một hịn đảo.
Ba tin mình và các bạn sống trên hịn đảo đó với một con sư tử
Tóm lại là ba tin mình.
Và tóm lại là mình tin ba.
Ba bảo vệ hịn đảo, chính là bảo vệ niềm tin giữa hai cha con” [3, tr.91].
Đó là hình ảnh một người ba ln cổ vũ những khát khao hồn nhiên của con mình.
Thay vì bác bỏ ngay từ đầu rằng đó khơng phải hịn đảo, đó chỉ là đống cát để ba xây
nhà kho, thì ba Tin lại gật gù đồng ý với con trai bé nhỏ. Qua những cuộc hội thoại với
ba, trí tưởng tượng của Tin nhận được sự tôn trọng và tin tưởng. Mắt cu cậu sáng ngời
rạng rỡ và cu cậu cố gắng hết mình để hồn thành vai trị chúa đảo vì một lý do lớn lao

18



là ba đã tin mình. Tin can đảm hơn khi đối diện với hải tặc Phàn. Tin không gian lận dẫu
khơng làm được bài tốn, cậu chỉ học tốt những mơn xã hội. Tin có trách nhiệm hơn, khi
tự mình giải quyết vấn đề với dì Sáu Dừa và giải oan cho hòn đảo Robinson như một vị
chúa đảo đáng tin cậy. Và Tin trưởng thành hơn, khi biết trước một ngày hòn đảo sẽ phải
quay về là một đống cát để ba xây nhà kho, Tin cũng không hề khóc lóc mè nheo với ba,
cu cậu chỉ lẳng lặng tận tưởng những ngày cuối cùng trên hòn đảo Robinson và gặm
nhấm nỗi buồn cứ chực ứa ra thành giọt.
Trong tác phẩm Đảo mộng mơ, có tình huống khi mà Tin và Bảy đánh nhau cùng
thằng Phàn. Bao lâu nay, Tin cùng Bảy bị thằng Phàn hung bạo chuyên trấn lột, bắt nạt
– thế mà giờ đây, chỉ vì chúng nó là Chúa đảo và Phó Chúa đảo, Tin và Bảy sẵn sàng
đứng lên đối đầu với kẻ thù, quyết đấu một trận sống mái. Một nguồn sức mạnh trước
nay chưa từng có đã đến với chúng. Nguồn siêu năng lượng thứ nhất là lòng can đảm.
“Xưa nay Phàn vẫn tìm kiếm niềm vui trong việc bắt nạt những đứa trẻ yếu ớt và
nhút nhát như Tin và Bảy – vì sở hữu những tấm lịng tử tế nên những đứa trẻ này thường
yếu ớt và nhút nhát hơn mức bình thường.” [3, tr.8-9]
Thế nhưng từ lúc cai quản hịn đảo, Tin và Bảy trở nên can đảm xứng với danh
chúa đảo và phó chúa đảo của mình. Khi thằng Phàn lên tiếng xấc láo xúc phạm đến ba
chúa đảo, Tin đã xông thẳng tới trước mặt Phàn như một con sói con, làm sao mà một
chúa đảo có thể để mặc người ta xúc phạm đến cha của mình được?
Hòn đảo cho Tin sức mạnh để đối đầu với Phàn – cái đứa tướng tá dềnh dàng và
lớn hơn Tin tận ba hay bốn tuổi gì đấy, cái đứa mà lâu nay Tin vẫn sợ. Nhưng đứng trước
Phàn lúc này khơng phải là cậu học trị tên Tin nữa, mà là một vị chúa đảo mang lịng
kính u cha đang tấn cơng kẻ xấc xược với ba mình.
Cịn với Bảy – Phó chúa đảo:“Ngay cả trong giấc mơ, Bảy cũng chưa một lần nghĩ
đến chuyện vật nhau với thằng Phàn. Thậm chí nó tin chắc cho đến khi nó đã già, nó đã
chết đi cũng sẽ khơng bao giờ có chuyện đó.
Thế mà trong một chớp mắt nó đã bắt gặp mình ơm lấy cổ Phàn, mím mơi mím lợi cố
vật ngã thằng này để giải thoát cho bạn mình.” [3, tr.18]


19


Đó là nguồn siêu năng lượng thứ hai – tình bạn. Một trận chiến hồn tồn khơng
cân sức, như một con trâu già đấu với hai con nghé con. Nhưng bởi vì sự can đảm, lịng
hiếu thảo và sức mạnh muốn bảo vệ bạn bè đã khiến cho Tin và Bảy trở nên lì địn, chiến
đấu bằng tinh thần thép, khiến thằng Phàn cảm giác như đối đầu với hai người máy vậy.
Đến khi Phàn ngán ngẩm muốn chấm dứt cuộc chiến, lại bắt gặp vẻ say máu thách thức
của Tin và Bảy, rốt cục nó phải co giị chạy thẳng. Chiến thắng huy hồng dành cho chúa
đảo và phó chúa đảo của hòn đảo Robinson, kết thúc một giai đoạn sợ hãi trước hải tặc
Phàn, mở ra một kỷ nguyên mới đầy sự can trường và một tình bạn gắn kết. Hịn đảo đó
cịn tiếp thêm sức mạnh đột phá cho những đứa trẻ khi có niềm tin vào một điều gì đó, ở
Đảo mộng mơ, cả khoảng trời be bé và hịn đảo tí hon của Tin, Bảy và cả Thắm.
Văn của Nguyễn Nhật Ánh có nội dung nhẹ nhàng, ấm áp, nhưng khi được viết
dành cho lứa thiếu niên, về tình gia đình thì nó càng thêm phần nhẹ nhàng và càng nhẹ
nhàng hơn, ấm áp lại càng ấm áp hơn. Trong Tôi là Bêtô, tuy dưới lời kể của một chú
cún nhỏ Bêtô, nhưng ta lại có thể cảm nhận được tình cảm của các thành viên trong gia
đình với nhau, hay việc họ xem những thú ni là một thành viên gia đình lại càng thêm
cảm động. Ta thấy rõ điều đó qua lời kể của Bêtô ở đoạn khi chị Ni đi học về trễ, đây
cũng là một đoạn cảm động về tình cảm của bậc cha mẹ đối với con cái, của con cái với
bố mẹ trong việc giáo dục nhận thức:
“Tối đó, chị Ni đi chơi với đám bạn học, vui vẻ như thế nào đó mà rốt cuộc tận
khuya mới về tới nhà.
Tới mười giờ thì chị Ni và mẹ chị Ni bắt đầu nơn nóng đi ra đi vơ, với tơi chạy
lon ton phía sau.
Trực giác của lồi chó mách cho tơi rằng mọi chuyện đều tốt lành, khơng có gì
lo lắng. Nhưng tơi lại chẳng có cách nào xoa dịu nỗi bất an trong lịng họ. Điều duy
nhất tơi có thể làm là họ đi ra tơi đi ra, họ đi vô tôi đi vô.
Tôi lẽo đẽo làm chiếc đuôi của họ, như chiếc đuôi của tôi đang làm chiếc đuôi
của tôi.


20


×