Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.41 KB, 111 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2





ĐINH VĂN ĐÔNG




THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN NGỌC TƢ

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TÔN THẢO MIÊN





HÀ NỘI, 2014



LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Tôn
Thảo Miên – ngƣời đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện luận
văn.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Khoa Ngữ văn,
Phòng Sau đại học trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở Viện Văn học, trƣờng Đại học
Sƣ Phạm Hà Nội 2, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã trực
tiếp giảng dạy trong suốt khóa học cũng nhƣ thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn những góp ý, nhận xét quý báu của thầy cô phản biện
và các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu cùng các đồng nghiệp trong Trƣờng Hữu Nghị 80
đã tạo điều kiện thuận lợi cho công việc học tập và nghiên cứu của tôi.
Qua đây, tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè,… những ngƣời
đã tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận
văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Học viên


Đinh Văn Đông







LỜI CAM ĐOAN

Luận văn với đề tài: Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ
đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp cả PGS. TS Tôn Thảo Miên. Tôi xin
cam đoan rằng:
Luận văn này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của cá nhân tôi có tham khảo ý
kiến của những ngƣời đi trƣớc.
Kết quả thu đƣợc là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố trong công
trình nào khác.


Học viên


Đinh Văn Đông
















MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 12
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 12
5. Nhiệm vụ, mục tiêu của luận văn 13
6. Đóng góp của luận văn 13
7. Bố cục của luận văn 13
PHẦN NỘI DUNG 14
Chƣơng 1. TRUYỆN NGẮN NỮ ĐƢƠNG ĐẠI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ 14
1.1. Khái quát truyện ngắn nữ đƣơng đại Việt Nam 14
1.2. Hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ 17
1.2.1. Những đổi mới về quan niệm sáng tác, quan niệm về cuộc đời và
con ngƣời của Nguyễn Ngọc Tƣ 17
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ 23
1.2.2.1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ 23
1.2.2.2. Tạp văn, Tản văn Nguyễn Ngọc Tƣ 26
Chƣơng 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
NGỌC TƢ 32
2.1. Khái niệm nhân vật 32
2.2. Vai trò và các cách phân loại nhân vật trong tác phẩm văn học 35
2.2.1. Những mảnh đời nghèo khó, phiêu bạt vì phải lo gánh nặng áo cơm 35
2.2.1.1. Những ngƣời nông dân lao động nghèo 36
2.2.1.2. Những ngƣời nghệ sĩ có cuộc đời long đong, vất vả 38
2.2.3. Những con ngừơi có số phận bi kịch 50
2.2.3.1. Những con ngƣời mang chấn thƣơng tinh thần. 50
2.2.3.2. Những con ngƣời là nạn nhân của sự nghèo đói, dốt nát mê

muội, tầm thƣờng mang tính bản năng 53

2.3. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ 54
2.3.1. Kiểu nhân vật tƣ tƣởng 54
2.3.3. Kiểu nhân vật tha hoá 65
Chƣơng 3. MỘT VÀI PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI
NGUYỄN NGỌC TƢ 69
3.1. Khái niệm không gian và thời gian nghệ thuật 69
3.1.1. Không gian nghệ thuật 69
3.1.1.1. Không gian môi trƣờng tự nhiên 70
3.1.1.2. Không gian tâm lý 71
3.1.2. Thời gian nghệ thuật 74
3.1.2.1. Thời gian hiện thực 75
3.1.2.2. Thời gian tâm trạng 76
3.1.2.3. Thời gian lồng ghép 78
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu 80
3.2.1. Ngôn ngữ 80
3.2.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ 80
3.2.1.2. Ngôn ngữ đậm chất hiện thực đời thƣờng 80
3.2.1.3. Sử dụng yếu tố kỳ ảo 82
3.2.1.4 Miêu tả tâm lý nhân vật trong sự giằng xé nội tâm 83
3.2.1.5. Xây dựng nhân vật theo nguyên tắc tƣơng phản 85
3.2.1.6. Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ 87
3.2.1.7. Ngôn ngữ giàu chất thơ 90
3.2.2. Giọng điệu 91
3.2.2.1. Giọng điệu trầm lắng, suy tƣ 91
3.2.2.2. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm 95
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103








1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thế giới nghệ thuật là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan
trọng trong nghiên cứu văn học. Khi đọc văn bản ngôn từ hay xem phim trên màn
ảnh, xem biểu diễn trên sân khấu, chúng ta bƣớc vào thế giới nghệ thuật của tác
giả, một thế giới sống động, đầy ắp xung đột, buồn vui, hạnh phúc, đau đớn…
Một thế giới nghệ thuật nhất định với tƣ cách là hệ thống không chỉ đặc
trƣng cho tác phẩm đó, mà còn đặc trƣng cho cả nhà văn nói chung. Likhachev cho
biết: Văn học diễn tấu lại bản đàn của hiện thực, nhƣng diễn tấu lại theo các khuynh
hƣớng “tạo phong cách” tiêu biểu đối với sáng tác của nhà văn nào đó hay “phong
cách thời đại” nào đó. Các khuynh hƣớng phong cách ấy làm cho tác phẩm đa dạng
hơn, phong phú hơn về phƣơng diện nào đấy so với thế giới hiện thực, mặc dù nó là
tỷ lệ rút gọn một cách ƣớc lệ. Nghiên cứu cấu trúc của thế giới nghệ thuật vừa cho
ta hiểu hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới, vừa
có thể khám phá thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái thế giới chi phối sự hình
thành phong cách nghệ thuật.
1.2. Nguyễn Ngọc Tƣ là nhà văn trẻ vừa mới xuất hiện trên văn đàn những
năm gần đây. Sự xuất hiện của chị đã mang đến cho truyện ngắn đƣơng đại Việt
Nam một luồng sinh khí mới. Qua các sáng tác của chị hình ảnh thiên nhiên hoang
dã và cuộc sống nơi miệt vƣờn cực nam của tổ quốc hiện ra rõ nét. Cái tên Nguyễn
Ngọc Tƣ để lại ấn tƣợng khó phai trong lòng độc giả thông qua việc thể hiện hình
ảnh con ngƣời trong tác phẩm. Ở đó thân phận ngƣời phụ nữ đƣợc tác giả tập trung

chú ý hơn cả. Có thể thấy ở bất cứ thời đại nào vấn đề thân phận con ngƣời luôn
đƣợc xem là vấn đề trọng tâm và chủ yếu trong văn học.
Trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ thân phận ngƣời phụ nữ vừa mang
nét chung của ngƣời phụ nữ xƣa nhƣng cũng vừa mang những nét riêng độc đáo, cá
tính và đầy bản lĩnh. Cách khám phá thân phận ngƣời phụ nữ ở nhiều cung bậc, đa
chiều, đa diện đã cho ta thấy một con ngƣời không toàn vẹn mà là con ngƣời với
những vết trầy xƣớc, bầm dập cả về thể xác lẫn tinh tinh thần. Những ngƣời phụ nữ

2
trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ có những số phận khác nhau, nhƣng hầu nhƣ
không có một ngƣời phụ nữ nào của chị đƣợc hƣởng hạnh phúc trọn vẹn. Mỗi ngƣời
khổ một kiểu, mỗi ngƣời có một nỗi niềm riêng. Nhƣng điều kì lạ là chúng ta không
cảm thấy sự bi quan hay bóng tối bao trùm cuộc đời họ. Chính điều này đã tạo nên
sự khác biệt về thân phận những ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ
so với các nhà văn trƣớc đây và các nhà văn cùng thời. Đóng góp này cho thấy chân
dung con ngƣời, đặc biệt là những ngƣời phụ nữ trong thời đại mới đƣợc hiện lên
sâu sắc và đậm nét hơn.
Nguyễn Ngọc Tƣ là cây bút nữ trẻ đƣợc biết đến nhiều trong thời gian khoảng
một thập niên trở lại đây. Cho đến nay, chị đã có nhiều truyện ngắn và tập truyện
ngắn đƣợc xuất bản nhƣ: Biển ngƣời mênh mông (2003),Ngọn đèn không tắt (2000),
Nƣớc chảy mây trôi(2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc tƣ (2005), Cánh đồng bất tận
(2005), Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008), Khói trời lộng lẫy (2010) , cùng với sự
kiện chuyển thể thành công bộ phim Cánh đồng bất tận từ tác phẩm cùng tên của
mình. Tập truyện ngắn mang tên Cánh đồng bất tận và truyện ngắn Cuối mùa nhan
sắc do Hội nhà văn Việt Nam đề cử đã đƣợc dịch sang tiếng Anh, tiếng Hàn và nhận
giải thƣởng văn học quốc tế ASEAN tại Thái Lan vào tháng 10/ 2008.
Trong hành trình lao động nghệ thuật, Nguyễn Ngọc Tƣ đã có những tìm tòi,
thể nghiệm riêng và đã xây dựng nên một thế giới nghệ thuật độc đáo. Thế giới ấy
là sự tổng hoà mối quan hệ của các yếu tố nhƣ: nhân vật, thời gian, không gian,
ngôn ngữ, giọng điệu,… tất cả tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Nguyễn Ngọc

Tƣ luôn có ý thức đem đến cho bạn đọc một thế giới tƣ tƣởng, thế giới thẩm mỹ, thế
giới tinh thần có giá trị cao về mặt nghệ thuật.
Nghiên cứu vấn đề Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về cảm quan đời sống, về những thể nghiệm,
sáng tạo mang tính cách tân nghệ thuật, kỹ thuật biểu hiện trong các truyện ngắn
của nhà văn. Đây cũng là con đƣờng để bạn đọc đến gần hơn với văn học đƣơng
đại, tiếp xúc với một nền văn học đầy biến động thể hiện ở sự góp mặt của hàng loạt
cây bút trẻ. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư làm đề tài cho luận văn của mình.

3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Cho đến nay, Nguyễn Ngọc Tƣ đã có nhiều truyện ngắn và tập truyện
ngắn đƣợc xuất bản. Đặc biệt năm 2005, các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ đã gây
sự phản hồi rất nhiều chiều trong dƣ luận độc giả và cả các nhà tuyên huấn, chính
trị. Có ngƣời đã khẳng định rằng, nhờ các sáng tác của chị , nhờ các cuộc tranh luận
gay gắt trên các văn đàn đã nâng cấp văn hóa đọc của độc giả Việt Nam lên một nấc
thang mới, có giá trị hơn. Năm 2005 là năm của Nguyễn Ngọc Tƣ và là năm lên
ngôi của văn hóa đọc.
Chị đã đƣợc trao tặng nhiều giải thƣởng văn học có uy tín cũng nhƣ nhận
đƣợc nhiều sự yêu mến và kỳ vọng từ độc giả. Hiện tại việc nghiên cứu về thế giới
nghệ thuật trong văn xuôi của chị còn rất ít, hay nói đúng hơn, theo sự tìm hiểu của
ngƣời viết, chƣa có luận văn nào nghiên cứu về thế giới nghệ thuật trong văn xuôi
của Nguyễn Ngọc Tƣ. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi đã tiến
hành thu thập những ý kiến, bài phê bình, những bài báo, những công trình nghiên
cứu của công chúng khi tiếp cận văn xuôi của Nguyễn Ngọc Tƣ qua từng giai đoạn
sáng tác với hai thể loại chính là truyện ngắn và tạp văn, tản văn và những đánh giá
về thế giới nghệ thuật trong văn xuôi của chị.
Có thể nói khởi nghiệp của nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ vất vả, nhọc nhằn và
đặc biệt hơn các nhà văn khác. Thiếu thời chị vừa học vừa làm việc, việc nhà, việc

ruộng vƣờn. Sau 9 năm bậc trung học, chị phải rời nhà trƣờng vì ông ngoại già yếu.
Chị bắt đầu viết tại làng quê. Ba truyện đầu tay, đƣợc thân phụ mang gửi đến tạp chí
Văn Nghệ Bán đảo Cà Mau và đƣợc chọn đăng. Về sau, chị đƣợc nhận vào làm văn
thƣ và học làm phóng viên báo này .
Thành công khởi nghiệp của Nguyễn Ngọc Tƣ là tác phẩm Ngọn đèn không
tắt, tác phẩm đầu tay đoạt giải 3 báo chí trong năm 1997 đã chính thức đƣa Nguyễn
Ngọc Tƣ vào nghề văn với những thành công tốt đẹp tiếp theo: Giải nhất văn học
tuổi 20 do báo Tuổi trẻ tổ chức, giải B của Hội Nhà Văn Việt Nam về truyện ngắn
năm 2001; giải Tác giả trẻ nhất của Ủy ban Toàn quốc Liên Hiệp các hội Văn học
Nghệ thuật Việt Nam. Mặc dù không gây xôn xao dƣ luận, nhƣng Ngọn đèn không
tắt dành đƣợc nhiều cảm tình của dƣ luận và của các nhà chuyên môn. Mở đầu cho

4
hàng loạt bài viết về Nguyễn Ngọc Tƣ có lẽ là bài viết của nhà văn Dạ Ngân:
“Nguyễn Ngọc Tƣ nhƣ thế nào” bằng tâm trạng thú vị khi nhớ đến lời khen mà
ngƣời ta từng dành cho Solokhov: “Trên bầu trời văn học nƣớc Nga, một con đại
bàng non vừa cất lên đôi cánh mênh mông từ sông Đông” (27;1). Khi kể về phản
ứng của bạn đọc với: Ngọn đèn không tắt, nhà văn Dạ Ngân rất hào hứng: “Khi tập
truyện Ngọn đèn không tắt vào giải nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 năm 2000, ban
văn (của báo Văn Nghệ) chúng tôi mới thú vị nhận ra chính Văn Nghệ đã in cho tác
giả ngôi sao này một truyện đậm chất Nam Bộ dù truyện khá mảnh. (…). Nhiều
tiếng khen, nhiều bài báo trong Nam ngoài Bắc phát hiện về Nguyễn Ngọc Tƣ một
hiệu ứng đọc ít thấy từ lâu”[27;1]
Nhà văn Huỳnh Kim - Một nhà văn khá thân thiết với Nguyễn Ngọc Tƣ đã
nhận xét: “Đọc tập truyện Ngọn đèn không tắt đoạt giải, thật là thích vì văn
chƣơng sâu sắc mà dung dị , tinh tế mà lại tràn trề tính nết của ngƣời Nam Bộ trong
khi tác giả mới 24 tuổi. Với tôi, truyện của Nguyễn Ngọc Tƣ là những câu chuyện
nhà quê. Ở trong đó, ai đọc, dù không hợp gu, cũng nhƣ tìm gặp đƣợc bóng dáng
quê nhà của riêng mình”.
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên cũng cho rằng: “…Truyện Ngọn đèn không tắt

đã cho thấy Tƣ biết kể những chuyện nhân tình bằng một giọng chân tình khiến
ngƣời đọc dễ nghe và dễ chịu”[33;1]
Sau Ngọn đèn không tắt, các tác phẩm của chị đƣợc đăng liên tục trên các
báo. Chƣa kể đến tạp văn, chỉ riêng truyện ngắn, trong khoảng bốn năm liên tục (từ
2001 đến 2005), Nguyễn Ngọc Tƣ đã cho ra đời 6 tập truyện ngắn: Ông ngoại
(2001); Biển ngƣời mênh mông (2003); Giao thừa (2003); Nƣớc chảy mây trôi
(2004); Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ (2005); Cánh đồng bất tận (2005). Các nhà
nghiên cứu, phê bình và bạn đọc biết nhiều, viết nhiều về Nguyễn Ngọc Tƣ. Càng
ngày chị càng dành đƣợc tình cảm yêu mến của độc giả bởi một giọng văn Nam Bộ
chân chất và một phong cách không lẫn vào ai. Khi nói về Nguyễn Ngọc Tƣ, nhà
văn Nguyên Ngọc đã nhận định: "Mấy năm nay chúng ta đều rất thích Nguyễn
Ngọc Tƣ. Cô ấy nhƣ một cái cây tự nhiên mọc lên giữa rừng tràm hay rừng nƣớc
Nam Bộ vậy, tƣơi tắn lạ thƣờng, đem đến cho văn học một luồng gió mát rƣợi, tinh

5
tế mà chân chất, chân chất mà tinh tế, đặc biệt “Nam Bộ” một cách nhƣ không,
chẳng cần chút cố gắng nào cả nhƣ các tác giả Nam Bộ trƣớc” [30;1].”
Nhà văn Chu Lai đánh giá: “Nguyễn Ngọc Tƣ là một cây bút đặc biệt của
miền Tây Nam Bộ một tài năng văn học hiếm có hiện nay của Việt Nam” [19;1]
Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý thì khẳng định: “Nếu đƣợc chọn ngƣời có tác
phẩm văn học xuất sắc nhất Việt Nam năm 2005, tôi sẽ chọn nữ nhà văn trẻ Nguyễn
Ngọc Tƣ với Cánh đồng bất tận” [46;1].
Năm 2003, khi tập truyện: Giao thừa ra đời, một độc giả ở tận Sydney đã nói
rằng: Bấy lâu nay, ngƣời ta vẫn tƣởng (nhầm) rằng dân Miền Nam chỉ biết làm báo.
Chứ không biết viết tiểu thuyết (hay dân Miền Bắc và Miền Trung giỏi viết tiểu
thuyết nhƣng dở về báo chí). Nguyễn Ngọc Tƣ không chỉ là nhà báo mà còn là nhà
văn, một trong những hội viên trẻ tuổi nhất trong văn hội nhà văn Việt Nam” [71,1].
Tuy nhiên, vừa đƣợc nổi danh có ngƣời nghi ngờ chị sẽ quay về nhấm nháp
niềm vinh quang. “Cũng chính về sức viết đó mà tôi chƣa thích lắm một số truyện
của Tƣ vì tôi nghĩ cô có thể bứt phá xa hơn, sâu hơn trên mảng viết của mình, nếu

không sẽ quanh quẩn và lặp lại.” [31;1].
Và ngay lúc đó, Cánh đồng bất tận đã ra đời (2005), nó đã hâm nóng bầu
không khí văn học, nhiều bài báo , nhiều phản hồi của ngƣời đọc cũng đƣợc đƣa ra.
Phạm Xuân Nguyên công bố: “Tôi muốn nói Cánh đồng bất tận đã chia đoạn
sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ thành những truyện trƣớc và sau nó” [32,1].
Ở một bài báo khác, Phạm Xuân Nguyên lại cho rằng: “Cánh đồng bất tận là
một truyện hay, nó chứng tỏ bút lực của Nguyễn Ngọc Tƣ trong việc đào sâu vào
thể hiện cuộc sống và khơi sâu vào thân phận con ngƣời. Viết đƣợc một truyện nhƣ
thế chứng tỏ Tƣ có tài năng văn chƣơng và có lòng thƣơng ngƣời. Đúng vậy,
thƣơng ngƣời bằng những nỗi đau của con ngƣời, bằng cái nhìn thẳng vào những
vùng sáng tối chồng chéo trên những khuôn mặt ngƣời và trong những cõi lòng
ngƣời” [33;1].
Tháng 4 năm 2006, xảy ra “Sự cố cánh đồng bất tận”. Bắt đầu là việc ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Cà Mau đề nghị Hội VHNT kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tƣ.
Rồi đến bài viết của ông Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh. Có thể nói đó là

6
sự kiện hâm nóng không khí văn chƣơng vốn buồn tẻ trƣớc đó. Các báo mở diễn
đàn tranh luận. Độc giả và các nhà chuyên môn trong và ngoài nƣớc lên tiếng, tham
gia. Thành phần ngƣời tham gia rất đa dạng, số lƣợng các ý kiến cũng phong phú,
bề bộn.
2.2. Điểm lại các bài viết chúng tôi chia thành hai nhóm cơ bản sau:
2.2.1. Những công trình, bài viết nghiên cứu về thế giới nghệ thuật
Những công trình bài viết đánh giá chung về Nguyễn Ngọc Tƣ thì cho rằng
tác phẩm Cánh đồng bất tận không có tính giáo dục, bôi nhọ ngƣời nông dân, viết
về cái xấu, cái ác, về sex….Bên cạnh đó có những bài viết lại ca ngợi, đánh giá cao
quan điểm và sự đổi mới về phong cách của tác giả.
Nhiều luồng ý kiến khác nhau khá phức tạp, nhƣng đa số là phản ứng nội
dung không tốt, tập trung nhiều đối tƣợng, lứa tuổi, phản ứng rất gay gắt, thậm chí
đòi thu hồi cuốn sách vì không mang tính giáo dục…Cho nên Ban Tuyên giáo tỉnh

ủy đề nghị Hội VHNT thƣờng xuyên có định hƣớng chính trị cho hội viên (trong đó
có Nguyễn Ngọc Tƣ) đƣợc học tập chính trị và chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao
ý thức trách nhiệm của ngƣời cầm bút cách mạng.
Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam: Đây là một tác phẩm
văn chƣơng, chứ không phải là bút kí hay phóng sự. tác giả hoàn toàn có quyền hƣ
cấu, sáng tạo nhằm chuyển tải tốt nhất thông điệp nghệ thuật đến ngƣời đọc. Đảng
và nhà nƣớc hoàn toàn tôn trọng quyền tự do sáng tạo của ngƣời nghệ sỹ. Đây chỉ
là vấn đề ứng xử với một tác phẩm văn chƣơng (…) Nguyễn Ngọc Tƣ là ngƣời tha
thiết yêu quê hƣơng, không lý gì cô lại xúc phạm đến quê hƣơng và những ngƣời
dân xung quanh mình [57;1].
Nhà văn Dạ Ngân (Báo Văn nghệ) phát biểu: “Theo tôi, đáng lẽ chúng ta
phải mừng vì ở tận cùng đất nƣớc, ở miền xa xôi ấy có một cây bút nữ nhƣ Nguyễn
Ngọc Tƣ. Tôi luôn cho rằng văn học Nam Bộ mà có Nguyễn Ngọc Tƣ là cao thêm
mấy tấc nữa rồi”. Và “Tôi tin Ngọc Tƣ có bản lĩnh. Không thể so sánh một tác
phẩm văn học với hiện thực cuộc sống một cách máy móc. Tôi tin rằng anh em
trong nghề và bạn đọc sẽ rất ủng hộ Nguyễn Ngọc Tƣ. Lớn thuyền lớn sóng, nhà
văn lớn nào cũng phải chịu xây xƣớc để khẳng định mình” [27;1].

7
Trong bài tham luận của Nguyễn Đăng Điệp ở “Hội nghị lí luận, phê bình lí
luận văn học” lần thứ II, ông đã khẳng định: Cánh đồng bất tận không chỉ là truyện
ngắn xuất sắc của Nguyễn Ngọc Tƣ mà thực sự là một trong những truyện ngắn
xuất sắc của văn học Việt Nam đƣơng đại (Đừng lo Nguyễn Ngọc Tƣ còn quá trẻ
mà ngại xếp loại vì khi truyện ngắn này xuất hiện trên báo văn nghệ , tác giả đã tròn
ba mƣơi, so với Vũ Trọng Phụng khi viết Giông tố, Số Đỏ… thì đã bắt đầu “già”!”
[10;17]. Tuy nhiên, bên cạnh những bài báo hết lời ca ngợi Cánh đồng bất tận thì
cũng có không ít bạn đọc tỏ ra bất ngờ, ngạc nhiên, và tiếc nuối vì: Nguyễn Ngọc
Tƣ đã là một cơn gió mát rƣợi của đất Phƣơng Nam bỗng trở thành cơn lốc, xoáy
lên, chƣớng lên trên Cánh đồng bất tận. Hay: “Cánh đồng bất tận đã mở ra trƣớc
mắt ngƣời đọc một thế giới khắc nghiệt và tàn khốc”. Trong bài viết của bác sĩ

Hồng Ngọc, bà đã cho rằng: “Cô rất dễ có đƣợc những sự trầm trồ, bù lại độc giả
bình thƣờng thân thiết của cô, những ngƣời nhƣ tôi, cảm thấy nuối tiếc, hụt hẫng,
cảm thấy nhƣ mình đã mất đi một niềm tin chẳng hạn!”(29;1)
Và gần đây nhất, tại hội nghị BCH Hội nhà Văn Việt Nam lần thứ 6 khóa VII
họp ngày 13/10/2006 ở Hà Nội đã quyết định trao tặng giải thƣởng: Hiện tƣợng văn
học trong năm của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006 cho truyện vừa Cánh đồng bất
tận của Nguyễn Ngọc Tƣ và tập thơ Thƣơng lƣợng với thời gian của Hữu Thỉnh.
Điểm lại các ý kiến về Nguyễn Ngọc Tƣ và Cánh đồng bất tận, có thể tạm
rút ra một vài kết luận sau:
Nguyễn Ngọc Tƣ là nhà Văn Nam Bộ luôn trăn trở với cuộc sống và số phận
của ngƣời nông dân vùng đồng bằng sông nƣớc nói riêng, ngƣời nông dân nói
chung. Chị là ngƣời không ngần ngại chạm vào những vấn đề phức tạp, đồng thời
có cái nhìn tinh tế, rất mới đối với các hiện tƣợng của đời sống. Ngoài ra, chị là nhà
văn có cách thể hiện các vấn đề của cuộc sống rất riêng, ám ảnh ngƣời đọc.
Không có nhiều ý kiến về thế giới nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tƣ, phần lớn
các ý kiến khen chê đều đề cập đến nội dung nhiều hơn là phƣơng diện kĩ thuật viết
trong các tác phẩm của chị. Tuy còn tản mạn chƣa thành hệ thống, và rất trân trọng
những suy nghĩ, nhận xét khách quan của độc giả khi đã từng đọc văn Nguyễn Ngọc

8
Tƣ vì đó là những gợi ý quý báu đối với chúng tôi, giúp chúng tôi có tƣ liệu để hoàn
thành luận văn “Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ”.
2.2.2. Những công trình, bài viết đánh giá chung về Nguyễn Ngọc Tư
- Đề cập đến thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ, giảng viên
Trần Ngọc Hiếu - tổ lý luận văn học khoa ngữ văn - ĐHSPHN có bài viết Hiện
tƣợng tác giả “best-seller” trong Văn học Việt Nam: trƣờng hợp Nguyễn Ngọc Tƣ
đăng trên trang web: hieeutn1979.blogst.com (24/11/2006/0, trong đó trình bày khá
chi tiết và cụ thể về cốt truyện, ngôn ngữ kể chuyện, quan điểm đạo đức và hệ thống
nhân vật đƣợc phản ánh trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ.
Thể loại truyện ngắn - là một hƣớng sáng tác chủ lực, và mở đầu cho những

thành công của Nguyễn Ngọc Tƣ. Vì thế, ở thể loại truyện ngắn đã có rất nhiều độc
giả, nhà văn, nhà nghiên cứu đánh giá, phê bình về phong cách văn chƣơng cũng
nhƣ những đặc sắc nghệ thuật của chị chủ yếu trên các báo, tạp chí, trang web…
Thành công khởi nghiệp của Nguyễn Ngọc Tƣ là tác phẩm Ngọn đèn không
tắt. Tác phẩm ngay lập tức chiếm đƣợc cảm tình của đông đảo độc giả và lần đầu
tiên đạt giải 3 báo chí trong năm 1997.
- Nhà văn Phạm Xuân Nguyên có bài viết Truyện ngắn và cuộc sống hôm
nay, đăng trên Tạp chí Văn học số 2 đã nhận xét chính cách kể chuyện chân tình của
Nguyễn Ngọc Tƣ đã đem đên thành công cho Ngọn đèn không tắt. Nhà văn Nguyên
Ngọc có bài viết Còn rất nhiều ngƣời cầm bút có tƣ cách - Chuyên đề: Tiểu thuyết
đăng ở đâu đăng trên trang web (02/01/2005) đã nhận
định: “Mấy năm nay chúng ta đều rất thích Nguyễn Ngọc Tƣ. Cô ấy nhƣ một cái
cây tự nhiên mọc lên giữa rừng tràm hay rừng đƣớc Nam Bộ vậy, tƣơi tắn lạ
thƣờng, đem đến cho văn học một luồng gió mát rƣợi, tinh tế mà chân chat, chân
chất mà tinh tế, đặc biệt “ Nam Bộ” một cách nhƣ không, chẳng cần chút cố gắng
nào cả nhƣ các tác giả Nam Bộ đi trƣớc”.
- Thụy Khê khi tìm hiểu một số khía cạnh về không gian và thời gian nghệ
thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ đã có bài viết khá chi tiết “Không
gian sông nƣớc trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ”. Tác giả đã phân tích và
chứng minh giọng văn và tinh thần sông nƣớc của Nguyễn Ngọc Tƣ nhƣ một truyền

9
thống nối dài từ Bình Nguyên Lộc, ngƣời đã gắn liền hai yếu tố đất và nƣớc, thành
ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ đất nƣớc. Không gian Nam Bộ với đồng ruộng
sông nƣớc, với con kinh, con rạch đã trở thành một phần không thể thiếu trong bất
cứ câu chuyện kể nào của chị.
- Trên mục “Phê bình” của trang web “Evan.com” ngày 14/06/2006 có đăng
bài viết của Trần Phỏng Diều với tựa đề “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tƣ”. Trần Phỏng Diều đã chỉ ra thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tƣ thể hiện qua ba hình tƣợng: Hình tƣợng ngƣời nghệ sĩ, hình tƣợng

ngƣời nông dân Nam Bộ và hình tƣợng dòng sông. Sau khi phân tích vẻ đẹp của
từng hình tƣợng, tác giả cũng đánh giá rất cao văn phong mộc mạc, cách viết nhƣ
nói của Nguyễn Ngọc Tƣ. Nếu chị đánh mất đi vùng thẩm mỹ này thì đồng thời
cũng làm mất đi rất nhiều giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm của mình.
Vài ý tƣởng trong Sông đã hình thành trong một truyện ngắn, rất ngắn trƣớc
đó. Tựa đề Sông dễ khiến ngƣời đọc liên tƣởng đến câu chuyện của những con
ngƣời sống cuộc sống nơi sông nƣớc. Nhƣng kì thực con sông chỉ là bối cảnh, để
những câu chuyện, kỉ niệm hiện lên. Con sông cũng tƣợng trƣng cho dòng chảy tự
nhiên, và Ân (nhân vật chính trong Sông) thì khao khát đƣợc sống tự nhiên nhƣ thế.
Cậu đi tìm mình, ngay cả giới tính của cậu trong sự hoang mang.
Nguyễn Ngọc Tƣ đã có một chuyến hành trình dài, từ Cà Mau ra tới Hà Nội,
để trò chuyện về Sông - cuốn tiểu thuyết đầu tay của chị. Độc giả, bạn bè yêu mến
Nguyễn Ngọc Tƣ đến chật kín khán phòng giao lƣu chiều 18 tháng 9 năm 2012,
trong không gian Hội chợ sách quốc tế tại trung tâm triển lãm Giảng Võ, Hà Nội.
Viết tiểu thuyết là việc mà trƣớc đây Nguyễn Ngọc Tƣ chƣa từng biết đến, cho đến
khi một ngƣời bạn nói: “Ngƣời viết văn xuôi mà không viết tiểu thuyết thì cũng phí
đời”. Thế là chị viết! Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng, ngay từ Cánh
đồng bất tận Nguyễn Ngọc Tƣ đã mang vào đó Chất tiểu thuyết. Nhƣng Sông mới
là cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh đầu tiên.
Chuyển sang thể loại tạp văn, Nguyễn Ngọc Tƣ không viết nhiều nhƣ truyện
ngắn nhƣng khi cuốn tạp văn đầu tiên ra đời cũng đã có khá nhiều bài viết, bài cảm
nhận trên báo, tạp chí và chủ yếu là qua mạng internet. Và tiếp sau đó là một giọng

10
văn trƣởng thành hơn, mang triết lý sâu sắc và trầm lắng hơn qua tạp văn Ngày mai
của những ngày mai và Biển của mỗi ngƣời. Nhận xét về tạp văn “đầu tay” của
tác giả trẻ này, Thanh Vân trên trang web viet-studies có viết bài “Tạp văn Nguyễn
Ngọc Tƣ” nhƣ một lời giới thiệu với độc giả về những nội dung mới - khác hẳn với
những truyện ngắn đã đƣợc Nguyễn Ngọc Tƣ viết trƣớc đó.
Qua thu thập tài liệu, chúng tôi nhận thấy phần lớn độc giả đều rất hƣởng

ứng, chào đón thể loại mới này của chị nhƣ một “món ăn” mới của tác giả trẻ. Cuốn
tạp văn Nguyễn Ngọc Tƣ xuất bản đầu tiên với số lƣợng 2.000 cuốn vào cuối năm
2005, tới đầu tháng 1/2006, sách đã đƣợc tái bản với số lƣợng 5.000 cuốn.
Hạ Anh trên báo Thanh Niên (19/1/2006) cũng có bài viết “Đọc Tạp văn
Nguyễn Ngọc Tƣ: Nguyễn Ngọc Tƣ quen mà lạ”. Tác giả đã khái quát những nội
dung mới nhƣng vẫn đƣợc Nguyễn Ngọc Tƣ viết bằng giọng điệu thủ thỉ tâm tình.
Đó là những chuyện nhỏ bé, kiểu trà dƣ tửu hậu nhƣng lại bàn về những vấn đê
“thiết thực, sát sƣờn” với quê hƣơng Cà Mau của tác giả.
Đọc tạp văn Ngày mai của những ngày mai, tác giả Nguyễn Văn Tuấn đã
chia sẻ những cảm xúc, nhận xét về cuốn tạp văn này khi cho đăng bài viết
“Nguyễn Ngọc Tƣ - gom góp những niềm vui” trên trang blog của mình. Nguyễn
Ngọc Tƣ đã dự báo một “hiểm họa” về sự xơ cứng bởi cuộc sống tẻ nhạt, sự trơ lì
trƣớc cuộc sống bon chen, bận rộn và chính tác giả đã kịp thời giữ lại những cái tên,
những kí ức, kỉ niệm đang có nguy cơ bị xóa nhòa cùng năm tháng
Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ hàm chứa một nghịch lý: đề tài sáng
tác của chị không mới chỉ là những câu chuyện đời thƣờng của những ngƣời nông
dân bình dị quê mùa nơi vùng quê Nam Bộ, thế nhƣng những câu chuyện đơn sơ
mà hấp dẫn ấy vẫn lôi cuốn đƣợc ngƣời đọc bởi cái nhìn nhân hậu, bởi tình nghĩa
của một ngƣời viết trẻ vừa ngây thơ lại vừa chin chắn, hiền lành nhƣng không kém
phần bản lĩnh.
Những nhận định trái chiều về Nguyễn Ngọc Tƣ bắt đầu xuất hiện khi truyện
ngắn Cánh đồng bất tận ra đời, kéo theo đó là nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét khác
nhau về Nguyễn Ngọc Tƣ đƣợc đăng tải rộng rãi trên các báo tạo thành một “hiện
tƣợng văn học” đáng chú ý của năm 2005. Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy từ

11
khi tác phẩm này ra đời, đã có hai luồng ý kiến: Một bên là ủng hộc lối viết dữ dội
đến khốc liệt, ủng hộ việc khai thác và phản ánh hiện thực một cách trần trụi, nghĩa
là ủng hộ một Nguyễn Ngọc Tƣ “mới”. Còn phía bên kia lại cảm thấy tiếc nuối vì
chị đã đánh mất đi chất trong trẻo, nhẹ nhàng, nhân hậu, ân tình của mình trong

những sáng tác trƣớc đó. Thế nhƣng, khi theo dõi những tác phẩm ra đời sau Cánh
đồng bất tận, chúng tôi vẫn nhận thấy một Nguyễn Ngọc Tƣ của nông thôn Nam Bộ
hiền lành với những nỗi đau, nỗi buồn phảng phất, với những số phận nhỏ bé thiệt
thòi, với những mối tình lỡ làng, trắc trở muôn thuở, vẫn chất giọng nhỏ nhẹ đó có
thể buồn hơn, tỉnh táo hơn những vẫn là một giọng điệu văn chƣơng bình dân, hào
sảng mà chỉ đất Nam Bộ mới sản sinh ra đƣợc.
Giáo sƣ kinh tế Trần Hữu Dũng là một Việt Kiều Mỹ vì quá “mê” văn
Nguyễn Ngọc Tƣ đã tự nguyện “thiết kế và trông nom” cả một thƣ viện điện tử về
tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ. Ông đã có bài viết “Nguyễn Ngọc Tƣ, đặc sản miền
Nam”. Bài viết này đã đánh giá một cách tổng hợp về nghệ thuật viết truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tƣ từ những điều giản dị của ngôn từ, giọng điệu đến nhân vật,
cấu trúc câu. Đặc biệt Trần Hữu Dũng đã chỉ ra điểm khác biệt, một cái riêng đặc
sắc không thể trộn lẫn với bất kỳ nhà văn nào khác đƣợc.
Trong một bài viết của Phạm Phú Trọng cho thấy“Lời đề từ” trong truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ, đăng trên Tạp chí Văn học số 6, đã đi vào phân tích và
nhận xét rất kĩ về ngôn ngữ, giọng văn, hiệu quả sử dụng những lời đề từ trong cách
viết văn của chị. Ông cũng khẳng định thêm cái đáng quý cần phải phát huy ở chị
chính là chất Nam Bộ trong sáng tác của chị.
Trên đây là những bài phỏng vấn, đánh giá về văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ dựa
trên hai thể loại chủ lực là truyện ngắn và tạp văn. Còn rất nhiều bài viết khác nữa
đã đƣợc đăng nhƣng do khuôn khổ luận văn nên chúng tôi chỉ điểm qua một số bài
viết cơ bản. Đa phần các bài viết này đều đƣợc đăng tải trên các báo, hay một số
trang web chứ chƣa có một công trình nghiên cứu nào. Ngoài ra, phần nhiều các
bài viết đều dựa trên tinh thần giới thiệu một tác phẩm của chị vừa xuất bản, hay
phê bình một truyện cụ thể nào đó. Nhƣng chúng tôi đánh giá rất cao những ý kiến

12
đánh giá đúng đắn và chừng mực của các nhà văn và nhà phê bình nhƣ Phạm Xuân
Nguyên, Nguyên Ngọc, Chu Lai…
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Với đề tài đã chọn, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ, gồm thế giới nhân vật, không gian, thời gian nghệ
thuật, ngôn ngữ và giọng điệu. Trong quá trình nghiên cứu những biểu hiện của nó,
ngƣời viết có sự liên hệ so sánh giữa với một số tác phẩm văn xuôi hiện đại khác
nhằm làm sáng tỏ nét độc đáo trong sáng tạo của họ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện công trình này, chúng tôi tập trung khảo sát văn xuôi Nguyễn
Ngọc Tƣ qua các tác phẩm:
- Ngọn đèn không tắt (Tập truyện - NXB Trẻ - 2001).
- Cánh đồng bất tận - Những truyện ngắn hay và mới nhất - NXB trẻ 2005.
- Ông ngoại (Tập truyện thiếu nhi - NXB trẻ - 2001).
- Biển ngƣời mênh mông (Tập truyện - NXB Kim Đồng - 2003).
Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu vấn đề này là muốn thấy đƣợc đƣợc
sự vận động, phát triển đổi mới của nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ cũng nhƣ sự vận
động, phát triển của văn học thời kì đổi mới .
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu chúng tôi sử dụng những
phƣơng pháp sau:
4.1. Phƣơng pháp tổng hợp
4.2. Phƣơng pháp phân tích
4.3. Phƣơng pháp tiểu sử
4.4. Phƣơng pháp so sánh
4.5. Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học

13
5. Nhiệm vụ, mục tiêu của luận văn
5.1. Nhiệm vụ của luận văn
- Xác lập một cách hiểu thống nhất về thế giới nghệ thuật và những yếu tố
cấu trúc của nó.

- Chỉ ra đƣợc điểm độc đáo, mới mẻ của thế giới nghệ thuật trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ.
5.2. Mục tiêu của luận văn
Luận văn hƣớng tới mục tiêu tìm ra những điểm độc đáo, mới mẻ của thế
giới nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ. Trên cơ sở đó, đánh giá tài
năng và những đóng góp cũng nhƣ vị trí của Nguyễn Ngọc Tƣ trong nền văn học
Việt Nam đƣơng đại.
6. Đóng góp của luận văn
- Chỉ ra nét đặc sắc trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ.
- Khẳng định đóng góp và vị trí của Nguyễn Ngọc Tƣ đối với sự phát triển
của nền văn học Việt Nam đƣơng đại.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn đƣợc chia thành 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Truyện ngắn nữ đƣơng đại và hành trình sáng tác của Nguyễn
Ngọc Tƣ
Chƣơng 2: Thế giới nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ.
Chƣơng 3: Một vài phƣơng diện nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ.


14
PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1. TRUYỆN NGẮN NỮ ĐƢƠNG ĐẠI VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ

1.1. Khái quát truyện ngắn nữ đƣơng đại Việt Nam
- Những chuyển biến về nội dung, khuynh hƣớng phản ánh.
Tình hình kinh tế, xã hội và văn học những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ
XXI có nhiều thay đổi nhanh chóng. Kinh tế phát triển nhanh một mặt đem đến diện

mạo mới cho xã hội và văn học, nhƣng đồng thời cũng xuất hiện những mặt trái của
nó. Xã hội phát triển, những mối quan hệ và những giá trị đạo đức, tinh thần vốn
đƣợc coi là vững bền bỗng dƣng rạn nứt, đổ vỡ. Những ngƣời viết trẻ đã nhạy cảm
nắm bắt đƣợc tất cả những điều ấy và đƣa vào trang viết của mình nhiều suy tƣ, trăn
trở. Những sáng tác của các nhà văn trẻ hiện nay đặc biệt quan tâm đến vấn đề con
ngƣời cá nhân với tất cả những gì nó có, đặc biệt là những vấn đề thuộc về đời sống
tâm hồn, tình cảm, ý thức, tâm linh… Họ say mê khai phá thế giới bên trong của
con ngƣời từ những cung bậc tình cảm nhỏ bé nhất, đến những ẩn ức, mong muốn
nhạy cảm nhất … nhằm cho ngƣời đọc thấy một con ngƣời thành thật nhất, rõ ràng
nhất, trần trụi nhất. Con ngƣời luôn phải tự đấu tranh, tự dò dẫm trong muôn ngàn
ngã rẽ của xã hội hiện đại, hậu hiện đại.
Đất nƣớc giải phóng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến tranh ái quốc
vĩ đại chống đế quốc Mỹ thắng lợi. Lịch sử dân tộc lại mở ra một thời kì mới - thời
kì độc lập, tự do và thống nhất đất nƣớc… Đến với văn học thời kì này, các cây bút
có thể thỏa chí, mãn nguyện bởi sự phong phú của các đề tài nhằm đi sâu vào từng
ngõ ngách của cuộc sống. Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh
Châu, Lƣu Quang Vũ, Lê Lựu, Nguyễn Khải, Nguyễn Duy … là lớp “ca sĩ” đã
dũng cảm “vặn cổ bài ca của chính mình” để trở thành những cây bút tiên phong
của văn học đổi mới.
Theo Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta quen dần với rất nhiều nhà văn trẻ thuộc
thế hệ 7x hay 8x, đặc biệt là gƣơng mặt các nhà văn nữ có đóng góp nổi bật nhƣ:

15
Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tƣ, Đây là thời
kì mở cửa, cởi trói cho giới văn nghệ sỹ trong việc tìm tòi sáng tạo. Mật độ các cuộc
thi truyện ngắn tăng lên ngày càng nhiều đã tạo cơ hội cho hàng loạt các tên tuổi
mới xuất hiện trên thi đàn.
Theo nhƣ nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, thì nếu nhƣ đầu thế kỷ XX chỉ có
2/79 tác giả nữ, thì đến 1997 đã có 92/720 hội viên Hội Nhà văn là nữ giới. Có thể
khẳng định một điểu rằng, văn trẻ đã tạo nên sự đa dạng về nội dung, phong phú về

bút pháp, tạo sự chuyển động đáng mừng cho dòng chảy chung của văn chƣơng
nƣớc nhà, bƣớc đầu tạo những tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn học
tƣơng lai.
- Sự đổi mới, phong phú về nghệ thuật biểu hiện
Nguyễn Ngọc Tƣ cũng đặc biệt quan tâm đến số phận con ngƣời, những sáng
tác của chị đều là những day dứt, suy tƣ về cuộc đời bi kịch, những cảnh đời bi
thƣơng, lầm lỡ nhƣng dù là kiểu sắc thái nào thì cũng luôn khao khát vƣơn tới cái
chân, thiện, mỹ.
Ta cũng thấy điều ấy trong văn Nguyễn Ngọc Tƣ khi chị viết về nông thôn
Nam Bộ, nơi những cô gái hôm qua móng chân còn lấm phèn, hôm sau đã giẫm lên
đôi guốc cao gót đi làm tiếp viên nhà hàng, làm điếm; nơi những ngƣời hôm xƣa
không còn tiếc xƣơng máu cho cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, thì hôm
nay đã ăn chặn mồ hôi nƣớc mắt của ngƣời lao động… Con ngƣời ở đó hiện lên với
tất cả các sắc thái, các bình diện: cao thƣợng có, bản năng có, ý thức có, tâm linh
cũng có… Những thay đổi, biến chuyển ấy đƣợc các nhà văn trẻ đƣa vào trang viết
của mình với biết bao nồng nhiệt muốn cảnh tỉnh, cảnh báo con ngƣời trƣớc sự
xuống cấp của nhiều loại giá trị.
Theo nhận xét Lê Hƣơng Thủy (Viện Văn học): truyện ngắn nữ đã dần có
“thƣơng hiệu”.
Những thập niên gần đây, con số các nhà văn nữ tăng lên đáng kể - một sự
tăng lên đột biến với đông đảo các cây bút văn xuôi (nhất là truyện ngắn) có lối viết
và giọng điệu khác nhau. Khuynh hƣớng “thiên nữ” hay “âm hƣởng nữ quyền” đã
đƣợc nói tới trong thực tiễn đời sống văn học Việt Nam đƣơng đại. Điều này xuất

16
phát từ thực tiễn sáng tác của các cây bút nữ. Những cây bút nhƣ Nguyễn Thị Thu
Huệ, Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh đã sớm thành danh
với những giải thƣởng trên các báo và tạp chí có uy tín cũng nhƣ giải thƣởng của
các hội nghề nghiệp. Quan trọng hơn sáng tác của họ đã tạo đƣợc dƣ luận, gây đƣợc
sự chú ý của độc giả. Những năm đầu thiên niên kỷ mới, các cây bút nữ lại thêm

một lần làm nóng văn đàn bởi sáng tác của những cây bút nữ trẻ nhƣ Nguyễn Ngọc
Tƣ, Đỗ Hoàng Diệu. Gần đây trên thị trƣờng sách Việt Nam xuất hiện nhiều tập
truyện ngắn mà phạm vi và tiêu chí lựa chọn của ngƣời làm sách, của nhà xuất bản
là sáng tác của các cây bút nữ. Chẳng hạn nhƣ, Truyện ngắn của các nhà văn nữ
Việt Nam, Truyện ngắn bốn cây bút nữ Truyện ngắn các tác giả nữ Hà Nội Truyện
ngắn nữ văn nghệ quân đội, Truyện ngắn nữ 2000 - 2006, Truyện ngắn nữ thập
niên 90, Truyện ngắn chọn lọc 14 tác giả nữ, Truyện ngắn nữ chào thiên niên kỷ
mới, Vũ điệu thân gầy - truyện ngắn 12 cây bút nữ,…. Không phải tất cả đều là
những cuốn sách đọc đƣợc nhƣng qua đó để thấy rằng, truyện ngắn nữ đã dần có
“thƣơng hiệu”. Đây là dấu hiệu đáng chú ý dù rằng cùng với những thành tựu đáng
ghi nhận sáng tác của họ cũng còn có nhiều vấn đề gây tranh cãi.
Theo nhận xét của Trịnh Đặng Nguyên Hƣơng (Viện Văn học): Đô thị hiện
đại qua một góc nhìn nữ giới “Thành phố đi vắng, truyện ngắn đƣợc lấy làm tên
chung cho cả tập, là một sự thụ cảm tinh tế của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ về đô
thị Việt Nam đƣơng đại. Lấy góc nhìn của một ngƣời đi vắng, một cô gái sau hai
năm ra nƣớc ngoài trở về thành phố quen thuộc của mình, ngỡ ngàng nhận ra tất cả
đã đổi thay, Nguyễn Thị Thu Huệ đã chọn đƣợc một điểm nhìn thích hợp để soi
ngắm hiện tại…
Bằng trực cảm phụ nữ, Nguyễn Thị Thu Huệ nhận ra con ngƣời đô thị đang
ngày một thờ ơ, xa lạ với không gian sống của chính mình. Ngƣời ngày một đầy
lên, ken dày trên từng mét vuông đô thị thì những ngôi nhà càng hẹp lại. Với giọng
điệu vô âm sắc, tiết chế tối đa cảm xúc, mỗi truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ
hiện diện nhƣ một bản tƣờng thuật về đời sống. Giống một nhà quay phim, nhà văn
hƣớng ống kính vào những mảng đời sống khác nhau cặm cụi, tỉ mỉ ghi hình.
Không tham dự, không phán quyết, không dự đoán, mỗi truyện ngắn đƣa độc giả
tiếp cận gần nhất với đời sống đô thị đƣơng đại cùng những vấn đề của nó…

17
Văn trẻ hiện nay cũng có nhiều đổi mới trong tƣ duy nghệ thuật và cách xây
dựng tác phẩm. Nữ tính không chỉ xuất hiện ở dạng thức nổi loạn mà xuất hiện cả

trong dạng thức nguyên thủy truyền thống. Nữ tính nguyên bản biểu hiện rõ nét nhất
trong những đoạn miêu tả nội tâm, miêu tả thiên nhiên đầy chất thơ và trong cách
xử lý các mối quan hệ đầy cảm tính…”.
Họ chú trọng đổi mới hình thức tác phẩm từ ngôn ngữ đến cách kể nhằm tạo
ra những tác phẩm khác lạ, khiến ngƣời đọc phải năng động, sáng tạo hơn trong quá
trình đọc mới có thể chiếm lĩnh đƣợc tác phẩm. Đặc biệt là việc chuyển từ ngôn ngữ
một giọng sang ngôn ngữ đối thoại, nhiều giọng, có sự tác động, hòa trộn giữa ngôn
ngữ tác giả, ngôn ngữ ngƣời kể, ngôn ngữ nhân vật. Văn xuôi giai đoạn này đóng
góp nhiều tên tuổi mới nhƣ: Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Huy Thiệp,
Nguyễn Bình Phƣơng, Mạc Can, Thuận, Đoàn Minh Phƣợng, Bảo Ninh, Nguyễn
Ngọc Tƣ… họ đều là những cây bút viết hay và cảm nhận sâu sắc về đời sống nội
tâm, những cuộc đấu tranh ngầm nhƣng dữ dội và không khoan nhƣợng của con
ngƣời. Đó còn là cuộc đời của bà Tƣ chẳng có gì ngoài tuổi thơ im lặng đầy nƣớc
mắt trong nỗi ám ảnh và sợ hãi cái chết, để rồi về già sống lay lắt trong nỗi đau câm
lặng. Ẩn chứa trong mỗi nhân vật của các tác phẩm là cả một thế giới đầy giông
bão, dƣờng nhƣ chỉ đợi cơ hội, dù là nhỏ nhất trong tầng sâu của tâm hồn con ngƣời
để đƣợc nổi sóng. Đó là ông Ba trong Tấm ván phóng dao của Mạc Can, luôn chênh
vênh giữa hai bờ thực ảo với những ràng buộc, những ranh giới vô hình nhƣng đầy
khắc nghiệt trong tâm hồn ông. Trong Cõi ngƣời rung chuông tận thế của Hồ Anh
Thái, ngƣời đọc lại nghe vang vọng lời của thánh John trong chƣơng kinh Tân ƣớc
cảnh báo cho đệ tử về ngày phán xử cuối cùng cho các tội ác do loài ngƣời gây ra.
Những năm cuối thế kỉ XX xuất hiện cả loại “truyện ngắn mi ni” hàm súc, cô
đọng về cả nội dung lẫn ngôn ngữ…Về hình thức, truyện ngắn khá đa dạng và cốt
truyện đan xen nhiều mạch truyện, giàu chi tiết sự kiện.
1.2. Hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ
1.2.1. Những đổi mới về quan niệm sáng tác, quan niệm về cuộc đời và con người
của Nguyễn Ngọc Tư
Những đổi mới về quan niệm sáng tác, theo nhà văn Phạm Thị Hoài thì: “Một
quan điểm nghệ thuật bao giờ cũng dẫn tới một phong cách nghệ thuật riêng của


18
nó”, đây chính là “ý thức cá tính” của nhà văn. Nguyễn Ngọc Tƣ cũng có những
quan điểm nghệ thuật riêng về nghề viết, sở trƣờng, tài năng…nên chị đã biết chọn
cho mình một lối đi riêng trên con đƣờng văn chƣơng đầy chông gai và nhọc nhằn.
Ta thƣờng thấy Nguyễn Ngọc Tƣ hay khẳng định khi nói về nghề viết văn, đó
là chị chỉ coi đó là một nghề để kiểm sống và có những lúc chị chọn tản văn vì dễ
đăng báo kiếm tiền: “ Với riêng Tƣ, một truyện đƣợc viết ra là trút bỏ một cái gì đó
từ cảm xúc của mình, chứ không phải “đứa con tình thần” gì nhƣ nhiều ngƣời nói.
Tôi cần nghỉ ngơi, cần nạp năng lƣợng sau khi trút cạn vào một tác phẩm nào
đó…” [22]; hoặc “khi viết xong Cánh đồng bất tận, một thời gian khá lâu sau,
những dƣ âm trĩu nặng của nó khiến chị không thể viết đƣợc một cái gì khác, kể cả
với thể loại “ngon ăn” nhƣ Tản văn. Đứa con thiệt là đứa con Tƣ đang ẵm trên tay
nè. Còn văn chƣơng chỉ là cái nghề sống đƣợc” [10]. Nên mỗi khi viết xong một
tác phẩm nào đó, ta có cảm giác nhƣ chị đã vắt kiệt mình để mình làm nên tác
phẩm: Tôi viết rất chậm.
Nhƣng nói nhƣ thế không có nghĩa là Nguyễn Ngọc Tƣ không nghiêm túc
với nghề, bởi với chị, viết văn không chỉ là để kiếm sống, nó còn là một cái gì đó
nhƣ là lẽ sống. Hay khi mới đến với nghề văn, Nguyễn Ngọc Tƣ đã “viết vì nhiều
thứ lắm, phần vì sự thôi thúc để giải tỏa những cảm xúc dồn nén bên trong, phần vì
buồn quá, không biết nói chuyện cùng ai nên tìm cách trút vào trang viết chứ chƣa
dám nghĩ sẽ đƣợc đăng mà kiếm cơm bằng nhuận bút”. Thái độ chuyện nghiệp,
trách nhiệm và nghiêm túc với nghề của Nguyễn Ngọc Tƣ còn đƣợc thể hiện ở chỗ
chị biết dƣỡng nghề bằng cách chọn lối đi “đi chậm, dò dẫm để khẳng định phong
cách” [20] chứ không cần phải viết về sex, hay dùng scandal để tạo tiếng vang trên
văn đàn của mình. Chị cũng là ngƣời chịu khó học hỏi, bồi đắp cho nghề để có một
bút lực dồi dào: “Khi tuổi đời mình lớn lên thì sự tích lũy tự nhiên nhiều lên thôi.
Cái nhìn của Tƣ so với cách đây năm, bảy năm cũng khác lắm rồi. Và Tƣ muốn đọc
nhiều sách, nhiều lúc muốn đọc các trƣờng phái, xu hƣớng mới để biết ngƣời ta
đang viết nhƣ thế nào…” [10].
Viết văn là một cái gì đó thôi thúc từ bên trong, một nhu cầu cần thiết trong

thế giới tinh thần của chị: “Lúc đầu chỉ viết để giải tỏa cảm xúc cho nó nhẹ ngƣời

19
đi, nhƣng sau này thấy cái nghiệp mình đeo đuổi nặng trĩu, đầy nợ nần. Viết vì mình
là Nguyễn Ngọc Tƣ” [12]. Và về sau, với Nguyễn Ngọc Tƣ viết văn thế nào cho
“ngon lành” lại trở thành một trách nhiệm đối với lƣơng tâm ngƣời cầm bút.
Tìm hiểu ta thấy Nguyễn Ngọc Tƣ không phải là ngƣời dễ dàng bằng lòng
với chính mình, “không muốn ngủ quên vì giải thƣởng” [18], chị nhận thấy “bạn
đọc bắt đầu chán văn tôi” [41]. Chị coi đó là một thử thách của chính bản thân
mình: “Không hẳn vì tự ái nghề nghiệp đâu. Tôi còn muốn nhìn mình thật rõ. Có
thật mình bất tài? Có thật mình không thể với tới những đề tài gan góc hơn? Có
thật mình đang buông xuôi, đang tụt dốc? Nếu không phải, thì làm thử coi. Đấy
hoàn toàn không phải thách thức bạn bè, tôi thách thức chính mình” [10]. Nhƣng
điều quan trong hơn cả việc vƣợt qua chính mình, việc thành hay bại khi thử
nghiệm “xen canh” trên cánh đồng văn chƣơng quen thuộc, với Nguyễn Ngọc Tƣ
còn là đƣợc viết những điều mình ấp ủ, trăn trở: “Câu hỏi “mình có thành công tiếp
không” lúc đầu cũng gây suy nghĩ. Điều quan trọng là Ngọc Tƣ biết ruộng mình
“hợp với loại nào” và thấy cần thiết nên làm gì” [33]. Sự tỉnh táo ấy cũng là cần
thiết khi chị hiểu “đằng sau thành công là gánh nặng”, có thể dừng lại nếu cần, vì
mỗi nhà văn chỉ có một hay nhiều khả năng nào đó thôi: “Tƣ cho rằng một ngƣời
viết chỉ có một khả năng nào đó và tốt nhất là khám phá hết toàn bộ khả năng đó
mệt mỏi thì dừng lại, nếu ép buộc thì rất khó. Và viết văn mà cứ đòi lên dốc mãi thì
cũng khó, và chẳng có cái dốc nào cao đến thế nên đôi khi cũng phải dừng lại, phải
ngoảnh lại, thậm chí đi xuống rồi mới đi lên. Một tác phẩm hay là một món quà tinh
thần tặng cuộc sống rồi, và cái hay thì luôn có hạn, nếu cứ đòi phải tặng mãi thì
đâu có đƣợc!” [59].
Nhƣng rồi niềm vui đƣợc viết, thôi thúc làm việc bên trong đã lấn át những
băn khoăn về việc vƣợt qua chính bản thân. Viết là viết thôi, gạt qua một bên hết
thảy các lo lắng “đƣợc” hay “bại”. Viết xong, là trút đƣợc hết nỗi lòng ra giấy,
không nghĩ ngợi gì nữa” [56]. Tuy cảm nhận đƣợc sự chờ đợi, kì vọng của bạn đọc

về một hƣớng đi mới từ sau Cánh đồng bất tận nhƣng Nguyễn Ngọc Tƣ cũng rất
tỉnh táo để hiểu đâu là thế mạnh của mình: cũng từ đây, cô sẽ không thể “thấy cái

×