Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.16 KB, 2 trang )
Khai thác di sản văn hóa và thiên nhiên Việt Nam còn
lãng phí
Việt Nam có nhiều thế mạnh để trở thành điểm đến với bạn bè quốc tế, nhất là
khi có tới 9 di sản được công nhận là Di sản Thiên nhiên và Văn hóa thế giới.
Song đáng tiếc là khối “tài sản” này chưa được khai thác để phục vụ cho phát
triển du lịch xứng với những giá trị đã được thế giới xác định.
Các di sản trở thành khu du lịch lớn, nhưng có nơi mới là điểm du lịch nhỏ. Thế
nhưng, các di sản thế giới của VN có điểm chung là đều chưa có quy hoạch phát
triển du lịch. Vì thế, nhiều nơi, việc đầu tư phát triển du lịch còn dàn trải, manh
mún.
Không có chính sách hợp lý, nên hiệu quả trong huy động cộng đồng tham gia bảo
tồn và khai thác tài nguyên du lịch yếu, đã trở thành một trong những nguyên
nhân khiến các di sản thế giới ở Việt Nam đứng trước thách thức: môi trường du
lịch xuống cấp và hủy hoại, giá trị bị suy giảm, ảnh hưởng đến mục tiêu phát huy
di sản để phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo ở các địa phương.
Sự không thống nhất trong tổ chức quản lý dẫn đến, dù sức hấp dẫn của các di sản
ngang nhau, song mức độ phát triển về du lịch lại khác biệt: Vịnh Hạ Long là nơi
thu hút lượng khách du lịch lớn nhất trong 5 di sản ở VN, tiếp đến là Huế và Hội
An. Phong Nha – Kẻ Bàng và Mỹ Sơn còn khá khiêm tốn, nhất là Phong Nha – Kẻ
Bàng mới chủ yếu là khách nội địa đến tham quan.
Hoạt động du lịch không gắn với công tác bảo tồn, trong khi bảo tồn là điều sống
còn của các di sản, đã cho thấy vấn đề quản lý Nhà nước ở khu vực di sản còn có
nhiều điều chưa ổn. Mô hình tổ chức cũng như chức năng của các cơ quan quản lý
du lịch ở các di sản cũng rất khác biệt, tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt
động du lịch ở đây. Du lịch chỉ được xem là một trong nhiều hoạt động phát triển
ở di sản, nên không có BQL riêng, mà chỉ có BQL di sản chung.
Là 2 di sản lớn, nhưng cả vịnh Hạ Long và Khu di tích Mỹ Sơn không có bộ phận
chuyên quản lý hoạt động du lịch, còn vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng lại có
BQL với chức năng quản lý rừng đặc dụng theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng…
Các địa phương chưa khai thác hết giá trị của di sản để xây dựng các sản phẩm đa
dạng và hấp dẫn, thậm chí, còn có tình trạng khai thác sai mục đích.