Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

báo cáo cuối cùng của nhóm chuyên gia về hivaids thuộc trung tâm csis trong chuyến công tác tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796 KB, 41 trang )

1






Báo cáo cuối cùng của Nhóm chuyên gia về
HIV/AIDS thuộc Trung tâm CSIS trong chuyến
công tác tại Việt Nam từ 8-13/1/2006






Nhóm trưởng
Tommy G. Thompson

Các tác giả chính
J. Stephen Morrison
Phillip Nieburg




Tháng 6 năm 2006
(CSIS final Report)
HIV/AIDS
tại Việt Nam


Nội dung


Phát hiện chính và Khuyến nghị 1
Lây truyền và Tác động của HIV/AIDS tại Việt Nam 9
Ứng phó của các nhà Lãnh đạo Việt Nam 15
Mở rộng sự tham gia của phía Hoa kỳ trong phòng chống HIV/AIDS 23
Ứng phó từ phía các tổ chức quốc tế 32
Phụ lục A: Danh sách các thành viên cúa đoàn đánh giá CSIS 36
Phụ lục B: Chương trình làm việc của đoàn đánh giá 37
Phụ lục C: Nguồn thông tin bổ sung về HIV/AIDS ở Việt Nam 39




1
HIV/AIDS tại Việt Nam

Báo cáo cuối cùng của Nhóm chuyên gia về HIV/AIDS thuộc
Trung tâm CSIS trong chuyến công tác tại Việt Nam từ 8-
13/1/2006

J.Stephen Morrison và Phillip Nieburg

Phát hiện chính và Khuyến nghị
Đoàn công tác của Trung tâm CSIS từ Việt Nam trở về với niềm lạc quan về khả năng
khống chế thành công sự lây nhiễm HIV (virus làm suy giảm hệ miễn dịch ở người) và
AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Song, niềm hy vọng này đã giảm đi khi
nhìn nhận được rõ hơn về những trở ngại nghiêm trọng và mang tính đặc trưng mà cả
Việt Nam lẫn các đối tác quốc tế đang phải đối mặt khi họ đang tập trung tăng cường, mở

rộng các nỗ lực cho công cuộc phòng chống HIV/AIDS.
Việt Nam có một số điều kiện thuận lợi để có thể tận dụng cho các cơ hội thành công
của quốc gia trong cuộc chiến với HIV/AIDS. Để kiểm soát được dịch HIV, Việt Nam
cần nhanh chóng tiếp tục huy động các nhà lãnh đạo, từng người dân, và các đối tác quốc
tế tham gia vào một chiến lược lấy dự phòng làm trung tâm, nhằm giải quyết một cách
sâu sắc và có hiệu quả các hành vi chủ yếu làm dịch gia tăng – đó là tiêm chích ma tuý,
mại dâm nữ và tình dục đồng giới nam; cùng đồng thời dồn sức để triển khai trên quy mô
lớn các hoạt động dự phòng nhằm vào đối tượng thanh niên cả ở khu vực thành thị lẫn
nông thôn. Cho dù sẽ không thể thực hiện được một cách dễ dàng, nhưng cùng lúc, vẫn
phải tăng cường mở rộng khả năng tiếp cận điều trị và chăm sóc có hiệu quả cho những
người Việt Nam đang sống với HIV.
Chiến lược toàn diện, song lấy phòng ngừa làm trung tâm sẽ đòi hỏi phải vượt qua
một số trở ngại khá đáng kể, đó là: sự kỳ thị hiện diện khắp mọi nơ
i; hiện vẫn thiếu một
kế hoạch quốc gia toàn diện về điều trị và phòng ngừa tiêm chích ma tuý; thiếu một
khung pháp lý quốc gia và chế tài xử phạt nhằm hạn chế tình trạng phân biệt đối xử và
đảm bảo bí mật riêng tư; các nhóm có hành vi nguy cơ cao chưa được tiếp cận đầy đủ với
các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị; và tới lúc này, vẫn chưa đưa ra được những
liệu pháp giúp người tiêm chích ma tuý chấm dứt tình trạng sử dụng ma tuý và phòng
tránh lây nhiễm HIV.
Các trở ngại này cùng với nhiều khó khăn khác đang ngăn cản những ứng phó có
hiệu quả của chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế. Nếu Việt Nam có đủ quyết tâm,
ý chí chính trị để vượt qua những trở ngại này, thì một chiến lược có trọng tâm rõ ràng sẽ
thành công. Nếu không thì công cuộc phòng chống HIV/AIDS c
ủa Việt Nam có thể rơi
vào tình trạng lúng túng và dịch HIV/AIDS sẽ tiếp tục gia tăng một cách nhanh chóng.

2 HIV/AIDS tại Việt Nam

Tại sao một kết quả đầy hứa hẹn đang trong tầm tay của Việt

Nam?
Việt nam là một đất nước mang đầy tính năng động, tràn ngập nguồn hy vọng và làm chủ
các sức mạnh về cơ cấu thể chế; những điều này tạo cho Việt Nam có được cơ hội rất đặc
biệt. Một đất nước đang trên đà phát triển cả về kinh tế, chính trị, xã hội và ngày càng tự
tin vào khả năng của chính mình để hoàn thành và duy trì những tiến bộ to lớn. Việt Nam
đang có trong tay một hệ thống y tế mạnh hơn rất nhiều so với các quốc gia khác đã bị tác
động nặng nề bởi đại dịch HIV/AIDS. Việt Nam đã tỏ rõ khả năng của mình với tòan thế
giới bằng việc khống chế được hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) vào năm 2003
và khả năng ứng phó với nguy cơ của dịch cúm gia cầm diễn ra đầu năm 2004 và bùng
phát trở lại vào năm 2005 và 2006. Để khống chế được đại dịch HIV/AIDS, Việt nam đã
huy động sự tham gia của các tổ chức quần chúng (như Hội Phụ nữ; Đoàn Thanh niên) có
hệ thống tổ chức gắn liền với các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt
Nam, đồng thời có chân rết hoạt động ở các tuyến cơ sở. Hơn nữa, các tổ chức phi chính
phủ như Hội Phật giáo hiện đang có những đóng góp rất quan trọng cho các nỗ lực về
phòng chống HIV/AIDS. Tập hợp bên nhau, các tổ chức đoàn thể địa phương này nắm
giữ những tiềm năng to lớn cho công cuộc phòng chống HIV/AIDS, nếu như các tổ chức
này có được đầy đủ các nguồn lực và chỉ đạo, hướng dẫn.
Dưới góc độ của y tế công, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam hiện vẫn ở giai đoạn tập
trung- chưa trở thành dịch lan tràn – tức là tỷ lệ nhiễm vẫn trong vòng kiểm soát được.
Với những điều kiện như vậy, các nỗ lực tập trung một cách cao độ vào công tác dự
phòng HIV có thể ngăn chặn tình trạng lây truyền của bệnh dịch này. Ba nhóm hành vi
nguy cơ cao, đó là những người sử dụng ma tuý, những người hành nghề mại dâm (và
khách hàng của họ), và nam quan hệ đồng tính, chiếm tỉ lệ lớn trong số 265,000 người
Việt Nam sống với HIV hiện nay. Chính những nhóm này, cùng với các bạn tình của họ,
hiện đang trực tiếp có nguy cơ cao nhất làm lây lan HIV.
Xét về phương diện chính trị trong nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội và
chính phủ gần đây đã quan tâm một cách rất nghiêm túc tới tình hình dịch, bằng việc đưa
ra chiến lược quốc gia phòng chống AIDS vào năm 2004 và mở rộng phạm vi cho các
sáng kiến và hoạt động phòng chống HIV, bao gồm việc cho phép thành lập hiệp hội của
những người sống với HIV/AIDS.

Năm 2006 là thời điểm quyết định đối với Việt Nam. Việc chuyển giao vai trò lãnh
đạo giữa các thế hệ đang được diễn ra, điều này có thể sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn ở Đại hội
Đảng toàn quốc trong năm 2006. Một đạo luật mới về HIV/AIDS hy vọng sẽ được Quốc
hội thông qua. Tháng 11/2006, lần đầu tiên Việt Nam sẽ là nước chủ nhà tổ chức Hội
nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (viết tắt là APEC), tại
hội nghị này vấn đề các bệnh truyền nhiễm sẽ có thể được coi là một trong nhữ
ng vấn đề
quan tâm ưu tiên của khu vực và các nhà lãnh đạo Việt nam sẽ tổ chức một diễn đàn trao
đổi.
Một bộ phận không thể không bàn tới, đó là những người tiêm chích ma tuý có
nhiễm HIV đang tập trung tại các trung tâm điều trị cai nghiện phục hồi và vì thế có thể
tiếp cận được (các trung tâm này được gọi là trung tâm 06; Trung tâm có tên gọi 05 dành
cho nữ hành nghề mại dâm). Trong số những người hiện đ
ang tập trung trong các trung
tâm này, phần đông đã nhiễm HIV- kể cả một số người đang chuyển sang AIDS, dự kiến
J. Stephen Morrison và Phillip Nieburg 3
sẽ được trở về cộng đồng trong năm 2006. Chính phủ hiện đang chịu sức ép rất lớn trong
việc hướng dẫn làm thế nào để những người này có thể hoà nhập được với cộng đồng khi
được trả về, tránh tình trạng tái nghiện và quay trở lại hành nghề mại dâm, đồng thời
nhận được đầy đủ các dịch vụ cho người tiêm chích ma túy và HIV/AIDS. Đến nay, mới
có được một phần các câu trả lời. Nếu thách thức khẩn cấp này có thể giải quyết được
một cách hiệu quả trong năm 2006, thì mới có được các đối tác mới và các mô hình mới
để tiếp cận và chăm sóc cho nhóm đối tượng này. Nếu giải quyết không tốt thách thức
này, hậu quả thất bại có thể sẽ kéo lùi các nỗ lực của chính phủ Việt nam và cộng đồng
quốc tế trong việc làm giảm tố
c độ lây truyền HIV/AIDS ở Việt Nam, và có thể ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hình tượng của Việt Nam trên trường quốc tế.
Về lĩnh vực hợp tác quốc tế, các nhà tài trợ hiện đang đẩy mạnh hợp tác, gia tăng các
nguồn lực từ 5 triệu USD/năm trong năm 2000 lên tới hơn 50 triệu USD/năm trong năm
2006, và đang xây dựng các quan hệ đối tác mới với chính phủ, các tổ chức qu

ần chúng
và các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam. Với tình hình này, không đủ kinh phí sẽ không
còn là trở ngại đối với hoạt động dự phòng HIV có hiệu quả. Mặc dù chăm sóc và điều trị
AIDS có tương đối đắt hơn, nhưng với nguồn kinh phí tài trợ hiện tại và số dự kiến trong
thời gian tới vẫn cho phép đạt được độ bao phủ tương đối cao số người được điều trị
AIDS, như vậy dự phòng có hiệu quả có thể sớm làm chậm tốc độ lây truyền của HIV.
Vào giữa năm 2004, Hoa kỳ đã đề cử Việt Nam là quốc gia thứ 15, nhận hỗ trợ từ Kế
hoạch Cứu trợ Khẩn cấp phòng chống AIDS của Tổng thống Mỹ (PEPFAR). Kể từ đó,
Hoa kỳ đã đóng góp vai trò lãnh đạo của mình trong công tác phòng chống HIV/AIDS,
khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ hơn nữa của các nhà tài trợ khác, và tạo ra hy vọng
mới, bền vững cho Việt nam, cho các tổ chức quốc tế và các đối tác thực hiện. Các đối
tác quốc tế đã cải tiến hoạt động điều phối của mình tại Việt Nam, và trong số đó, hiện
Hoa kỳ đang đảm nhận tiềm năng to lớn và trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo.

Tại sao vẫn tồn tại những điều lo ngại?
Hiện vẫn còn khá nhiều việc cần phải được giải quyết cấp bách, nhằm cải thiện những
cản trở để đảm bảo sự thành công. Niềm lạc quan của Đoàn chuyên gia đánh giá của
Trung tâm CSIS về những tiềm năng của Việt Nam cho sự thành công đã bị giảm đi trước
những quan ngại về nhịp độ tiến triển và mức độ tập trung củ
a các ứng phó hiện nay của
Việt Nam cho công tác phòng chống HIV/AIDS và các vấn đề liên quan khác. Mặc dù
gần đây có thu được những kết quả đầy triển vọng, nhưng các phương pháp giải quyết do
chính phủ Việt Nam, Hoa kỳ và các nhà tài trợ khác tiến hành vẫn chưa phải là một cách
làm mang tính toàn diện và chiến lược, đúng tầm như nó cần phải có nhằm đạt được và
duy trì khả năng kiểm soát mức độ lây lan cùng các tác động của HIV/AIDS. Vai trò của
lãnh đạo cấp cao và công việc giám sát của các cấp này không được liên tục. Những rào
cản về văn hoá và chính trị đang gây trở ngại cho các hành động có hiệu quả cần phải
được khắc phục một cách có hệ thống.

Vi trí trung tâm của các nhà lãnh đạo Việt Nam

“Chương trình 3 giảm” của Việt Nam coi sử dụng ma tuý và mại dâm là hai trong số “ba
tệ nạn” (tội phạm là tệ nạn thứ 3). Trong những năm gần đây, Chiến dịch này đã làm trầm
4 HIV/AIDS tại Việt Nam

trọng hơn tình trạng kỳ thị vốn đã vây bọc nặng nề xung quanh những người được xếp
vào các nhóm nguy cơ này, kể cả những người sống với HIV và những người bị ảnh
hưởng. Trong một bối cảnh như vậy, nhưng các nhà tài trợ vẫn còn do dự và chỉ bước
những bước nửa vời trong việc cố gắng tiếp cận các nhóm đối tượng chính này b
ằng các
phương pháp có hiệu quả nhất.
Kỳ thị rõ ràng là cản trở to lớn nhất và đòi hỏi phải có sự tham gia của các nhà lãnh
đạo cấp cao, cùng với những chuyển đổi cơ bản về thái độ và văn hoá, để sao cho cả
những người đã nhiễm HIV và những người chưa nhiễm trong các nhóm có hành vi nguy
cơ cao, thay vì bị đối xử như những người bị xã hội bỏ rơi, sẽ nhận được những tấm lòng
thương cảm và các can thiệp cần thiết của ngành y tế.
1
Ở cấp độ chính trị của quốc gia,
Việt Nam đang có một số các cải cách về chính sách và luật pháp, hiện nay hoặc đang bị
trì hoãn hoặc chưa được hoàn thiện. Điều đáng kể nhất, là vấn đề quyền tự do của công
dân, vẫn còn thiếu một chiến lược về việc chuyển giao các học viên từ các trung tâm cai
nghiện phục hồi trở về quê hương bản quán c
ủa họ, và sáng tạo ra các chương trình với
các phương pháp có hiệu quả nhằm cùng lúc giải quyết tình trạng nghiện ma tuý và
HIV/AIDS.
Các nỗ lực về dự phòng lây nhiễm HIV ở những người tiêm chích ma tuý cần phải
tiến hành ngay ở trong cả các trung tâm cai nghiện phục hồi. Các chương trình phân phát
bơm kim tiêm hiện được triển khai rất hạn chế, chủ yếu thông qua các chương trình hỗ
trợ kinh phí của quốc tế. Các chương trình có hiệu quả
về điều trị cai nghiện dựa vào
cộng đồng (ví dụ: điều trị thay thế bằng Methadone và Buprenorphine) chưa được triển

khai, mặc dù dịch HIV ở Việt Nam hiện đang tập trung ở những người tiêm chích herôin.
Nhiều người nhiễm HIV cần được điều trị cai nghiện, được chăm sóc và điều trị HIV,
được tuyên truyền giáo dục và tiếp cận với bao cao su để tránh lây truyền HIV cho
vợ/chồng hoặc bạn tình. Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để thể hiện sự ứng trả thực sự
mang tính lồng ghép nhằm chống lại nạn dịch kép này (tiêm chích ma túy và nhiễm
HIV), ấy vậy mà lại có thông báo về hoãn triển khai thí điểm các chương trình
Methadone.

Vị trí trung tâm của các lựa chọn của Hoa kỳ
Chính bản thân phía Hoa kỳ, ở Việt nam cũng như các nước khác, cũng chưa chấp nhận
hoàn toàn và rõ ràng về việc làm thế nào để giảm thiểu một cách tốt nhất nguy cơ lây
nhiễm HIV và các nhiễm trùng khác (như viêm gan C) ở những người tiêm chích ma tuý.
Xét đoán trên cách phân bổ nguồn lực, thì cách tiếp cận của Hoa kỳ tại các quốc gia
châu Phi có tỉ lệ hiện nhiễm cao, dịch ở mức độ phổ biến là đã và vẫn duy trì trọng tâm
vào chăm sóc và điều trị tích cực. Các nỗ lực về dự phòng ở các quốc gia này được trải
rộng khắp trong toàn xã hội, và phương pháp dự phòng chủ yếu theo phương thức A-B-C
(Kiêng sinh hoạt tình dục – Chung thủy - Bao cao su). Việt Nam cần có một cách tiếp cận
dự phòng tích cực với trọng tâm khác, nhằm giải quyết thành công các hành vi nằm trong
tâm điểm của dịch - đó là các hành vi tiêm chích ma túy, mại dâm nữ, và tình dục
đồng
giới nam. Những nỗ lực nhằm đáp ứng các đòi hỏi này đã bắt đầu, nhưng còn ở quy mô


1
Thành viên của đoàn đánh giá đã nhiều lần nghe nói về kỳ thị, đôi khi cũng giống như một số nước khác,
ở Việt Nam, kỳ thị với người nhiễm HIV thậm chí vẫn tồn tại ngay trong đội ngũ nhân viên y tế.
J. Stephen Morrison và Phillip Nieburg 5
hạn chế, thiếu tính mạnh mẽ, thiếu tính mềm dẻo và cần được tăng cường mở rộng. Vẫn
tồn tại một tình trạng quá dè dặt và rất e ngại khi trực tiếp khắc phục – thậm chí ngay cả
khi vận động để Việt nam giải quyết - những thách thức xã hội khó khăn và rất phức tạp

này.
Phương pháp Hoa kỳ hiện đang tiến hành ở Việt Nam về phòng chống HIV/AIDS có
đặc tính là nhiều chương trình. Tuy nhiên, có thể từng chương trình này vẫn đạt được
những hiệu quả đơn lẻ, nhưng vẫn cần có một chiến lược tổng thể để giải quyết một cách
có hiệu quả các cấu trúc hình thành nên dịch HIV/AIDS. Việc xác định các vấn đề ưu
tiên vẫn chưa được điều phối rõ ràng giữa Cơ quan Điều phối về Phòng ch
ống AIDS
Toàn cầu của Mỹ tại Washington với Phái đoàn Mỹ tại Việt Nam. Việc lựa chọn các
chương trình trong nước càng bị hạn chế do những quy định của Washington. Ví dụ: có
quy định hạn chế mỗi tổ chức không được nhận tài trợ vuợt quá 10% tổng kinh phí của
Hoa kỳ dành cho nước đó, dẫn đến tổng chi phí hành chính cao và vượt quá yêu cầu về
điều phối nội bộ. Dẫn ra một ví dụ khác, đó là điều khoản về việc các tổ chức phi chính
phủ đã ký hợp đồng thực hiện nguồn kinh phí hỗ trợ của Hoa kỳ, phải công khai tuyên bố
rằng họ phản đối các hoạt động mại dâm. Điều này đã tạo ra những phản ứng ở Việt
Nam, vì cho rằng làm như vậy sẽ giảm khả năng hỗ trợ củ
a Hoa kỳ trong việc giải quyết
một thực tế là HIV lây truyền qua các hoạt động mại dâm nữ.
Cần có một nỗ lực được điều phối thống nhất nhằm mở rộng hơn nữa hoạt động điều
trị với giá cả hợp lý cho người dân, bao gồm cả các thuốc điều trị kháng virus (ARV).
Một sự chậm chễ lớn xảy ra trong việc cung ứng các thuốc điều trị chính và các sản phẩm
quan trọng khác có ảnh hưởng đến uy tín của phía Mỹ. Tính đến thời điểm tháng 1/2006
khi Đoàn công tác đến Việt nam, các cơ sở sản xuất dược phẩm ở Việt nam vẫn chưa xin
được giấy phép sản xuất thuốc ARV do Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa kỳ
(FDA) cấp. Trong khi một hệ thống mới về quản lý dây chuyền cung cấp thuốc có thể
làm gia tăng khả năng tiếp cận với sản phẩm thuốc với giá rẻ được FDA cho phép, nhưng
các chương trình hiện tại của Mỹ vẫn chỉ dựa vào các sản phẩm chính hiệu với giá thành
rất cao.
Dưới goc độ tính bền vững của nguồn kinh phí, các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện lo
ngại về việc liệu Hoa kỳ có cam kết tiếp tục hỗ tr
ợ lâu dài cho các nỗ lực phòng chống

HIV/AIDS ở Việt Nam hay không, khi ở giai đoạn đầu của PEPFAR, phía Mỹ cam kết
hỗ trợ tới tháng 9/2008. Chừng nào còn phải chờ đợi Quốc hội Mỹ thông qua luật điều
chỉnh chương trình PEPFAR, thì chưa có gì đảm bảo cho những cam kết đó, trong khi đó
Chính phủ Việt Nam lại không nắm được quá trình này. Về vấn đề này, phía Mỹ cần phải
có cách làm thống nhất và rõ ràng hơn.

Vai trò quan trọng của Liên hợp quốc
UNAIDS đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc điều phối các nhà tài trợ và
các tổ chức quốc tế cho các hoạt động vận động chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho các ban
của Đảng, Chính phủ và các cơ quan khác. Đại diện các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt
Nam đã có những cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng, lãnh đạo của các
bộ ngành, và Chính phủ Việt Nam chủ động tìm kiếm những ý kiến đóng góp, tư vấn về
chính sách, những văn bản hướng dẫn và các nghị định thư về HIV/AIDS từ phía các tổ
chức LHQ. Thông qua chương trình PEPFAR, Hoa kỳ đã bắt đầu tài trợ cho một số
6 HIV/AIDS tại Việt Nam

chương trình của LHQ, và kết quả cho thấy sự hứa hẹn đáng kể. Cần xem xét nghiêm túc
để mở rộng các nỗ lực này trong tương lai.
Hiện tại, vẫn chưa có đủ sự nhất trí chung về các vấn đề ưu tiên mang tính chiến lược
và trách nhiệm của các nhà tài trợ, và Việt nam cũng chưa có một kế hoạch chiến lược
riêng của quốc gia cho việc điều phối và phân bổ các nguồn lực. Đây là hai lĩnh vực quan
trọng mà mối quan hệ đối tác giữa các tổ chức LHQ và Hoa kỳ tới đây cần tập trung.
Tóm lại, mặc dù kinh phí phòng chống HIV/AIDS đã tăng gấp 10 lần so với năm
2000 do việc phối kết hợp giữa nguồn lực trong nước và quốc tế, nhưng hiện tại vẫn chưa
có một kế hoạch hành động với các mục tiêu được xác đị
nh rõ ràng nhằm thống nhất vai
trò lãnh đạo và các chương trình của Việt Nam, Hoa kỳ, các tổ chức LHQ và các nhà tài
trợ khác. Do đó, vẫn còn những khoảng trống quan trọng về hàng loạt vấn đề như: vai trò
lãnh đạo, tầm nhìn, việc sửa đổi, và điều phối; nhận thức không đầy đủ về tính cấp bách
của dịch, và chưa có trọng tâm rõ ràng, mang tính chiến lược về những can thiệp cốt yếu

về dự phòng, điều trị và chăm sóc để có thể giải quyết một cách toàn diện vấn đề về hành
vi nguy cơ cao do tiêm chích ma túy, mại dâm và tình dục đồng giới nam.

Cần có những thay đổi cơ bản nào để đạt được thành công?
Đối với Việt Nam, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo chính trị cấp cao và quan chức các
bộ ngành cần trực tiếp tham gia nhiều hơn nữa vào việc xác định một tầm nhìn cho tương
lai để kiểm sóat được HIV/AIDS; tham gia hơn nữa vào việc giải quyết những vấn đề khó
khăn về mặt chính sách, và chỉ đạo một phương thức phối hợp đa ngành thực sự về phòng
chống HIV/AIDS.
Chỉ các nhà lãnh đạo quốc gia ở cấp cao mới có thể đương đầu một cách có hiệu quả
với tình trạng kỳ thị nặng nề đang vây quanh HIV/AIDS và các hành vi nguy cơ cao hiện
đang ở trung tâm của đại dịch, đó là tiêm chích ma tuý, mại dâm nữ và tình dục đồng giới
nam.
Giải quyết được thành công tình trạng tiêm chích ma tuý sẽ đòi hỏi giải quyết hài
hòa giữa các mục tiêu về an ninh xã hội với các dịch vụ mang tính nhân đạo về cai
nghiện phục hồi, áp dụng các liệu pháp điều trị thay thế, và đưa các dịch vụ trực tuyến về
dự phòng HIV và chăm sóc bệnh nhân AIDS và người sử dụng ma tuý đã được minh
chứng ở một số nơi nhằm giảm thiểu tình trạng lây truyền HIV.
Giải quyết một cách thành công vấn đề mại dâm nữ sẽ đòi hỏi xây dựng một chương
trình toàn diện nhằm giảm số phụ nữ mại dâm mới và tăng khả năng tiếp cận có hiệu quả
với bao cao su, và để những người phụ nữ có đủ sức mạnh trong việc kiên quyết sử dụng
bao cao su cần có các hoạt động tăng quyền lực cho phụ nữ để họ từ bỏ mại dâm, và cuối
cùng là phải giảm cầu với các dịch vụ mại dâm.
Những chuyển đổi này đòi hỏi các hoạt động tuyên truyền, truyền thông rõ ràng từ
phía các nhà lãnh đạo đến người dân Việt Nam, cùng với các cải cách về chính sách và
luật pháp, nhằm tăng cường các quyền của cả cá nhân và các nhóm của những người
sống chung với HIV đang được thành lập ngày càng nhiều.
Những chuyển đổi này cần phải có những bước đi cụ thể, bắt đầu bằng việc giải
quyết vấn đề chưa được nhất quán giữa mục đích của y tế công cộng và an ninh xã hội.
J. Stephen Morrison và Phillip Nieburg 7

Những chuyển đổi này cũng đòi hỏi phải có những bước đi cụ thể, nhằm làm rõ cách
quản lý của các trung tâm giáo dục phục hồi cho những người tiêm chích ma tuý và hành
nghề mại dâm như thế nào để vẫn đảm bảo được các quyền cả về tính nhạy cảm và hiệu
quả trong việc giải quyết các vấn đề y tế công cộng liên quan đến tiêm chích ma tuý và
HIV/AIDS. Các giải pháp cần phải được nêu rõ trong một kế hoạch đáng tin cậy về dự
phòng lây nhiễm HIV trong các trung tâm này, điều trị những học viên đã nhiễm HIV khi
họ vào trung tâm, và cuối cùng là đưa những học viên mãn hạn trở về với cuộc sống mới
ít nguy cơ hơn ở bên ngoài trung tâm.
Đối với Hoa kỳ, điều quan trọng là cần nhanh chóng phát huy những kết quả ban đầu
bằng việc đi tiên phong với một cách làm mạnh mẽ hơn và toàn diện hơn.
Một cách làm rộng mở hơn ấy sẽ đòi hỏi phía Mỹ phải khẳng định rõ với đối tác Việt
nam và các đối tác quốc tế về các cam kết lâu dài cho việc duy trì sự tham gia của Hoa kỳ
vào việc khống chế sự lây truyền HIV ở Việt nam bằng các nỗ lực dự phòng có hiệu quả,
đồng thời chú trọng vào các chương trình điều trị và chăm sóc, nhưng không sao nhãng
tầm quan trong của các hoạt động dự phòng.
Tuy nhiên, để có hiệu quả, cốt yếu là phải nhằm vào các hành vi nguy cơ cao, đó là
tiêm chích ma tuý, mại dâm nữ và tình dục đồng giới nam, với các can thiệp được mở
rộng và có mục tiêu rõ ràng về dự phòng, chăm sóc và điều trị là trọng tâm chiến lược
của Mỹ. Thực hiện trọng tâm này sẽ đòi hỏi phải vượt qua được tình trạng quá câu nệ,
đắn đo và mất quá nhiều thời gian thảo luận để đạt được thỏa thuận về cách làm đối với
các đối tác quốc tế cũng như với các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Thành công đòi hỏi phải có cam kết rõ ràng về việc giúp đỡ Việt nam tiếp cận với
nhóm có hành vi nguy cơ cao, trong đó có việc đáp ứng nhu cầu về tính nhân đạo của
những học viên ở trong các trung tâm giáo dục, cai nghiện phục hồi, và tạo ra dịch vụ
mang tính xã hội và cộng đồng có hiệu quả, cùng các chiến lược tái hoà nhập cộng đồng
nhằm giúp những học viên này khi trở về có được cơ hội cuộc sống tốt hơn trong khi vẫn
đảm bảo cho họ tiếp cận đầy đủ các dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng.
Thành công còn đòi hỏi phải tăng cường việc cung ứng đầy đủ lượng thuốc ARV cơ
bản với giá cả phù hợp với người dân cùng các loại thuốc điều trị thiết yếu khác. Việc
này sẽ yêu cầu phải làm việc với các nhà sản xuất thuốc của Việt Nam về cơ chế phê

duyệt nhanh do FDA mới đưa ra. Ví dụ như chính phủ Mỹ nên cử một nhóm FDA đến
Việt Nam để giải thích và hỗ trợ cho quá trình này, tương tự như nhóm của FDA đã được
cử đến Ấn độ và Nam Phi khi các nước đó bắt tay vào quá trình này.
Thành công cũng đòi hỏi làm việc một cách có hiệu quả và chính thức để điều phối
các hoạt động của phía Mỹ cho các hoạt động với các cơ quan, tổ chức của Việt nam và
các tổ chức khác về chủ trương “Ba một” – có một cơ quan quốc gia điều phối các hoạt
động phòng chống HIV/AIDS; có một kế hoạch chiến lược quốc gia, và có một hệ thống
giám sát/đánh giá. Thành công ở lĩnh vực này sẽ còn phụ thuộc vào sự tham gia mạnh mẽ
với hệ thống LHQ ở Việt Nam, hiện đang đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động này.
Và cuối cùng, thành công còn đòi hỏi việc xây dựng một cơ chế ra quyết định có
hiệu quả hơn nữa từ phía Mỹ, đặt tr
ọng tâm vào các nhu cầu tại Việt Nam.
Điểm cuối cùng này có thể thực hiện được bằng việc lập kế hoạch dài hạn hơn của
phía Hoa kỳ và tạo ra sự linh hoạt hơn từ phía Mỹ để thích ứng với tình hình thực tiễn
8 HIV/AIDS tại Việt Nam

của địa phương. Một số yêu cầu hiện nay, rõ ràng đã đặt đối với các quốc gia có tỉ lệ hiện
nhiễm cao và chịu tác động nặng nề của HIV, đang là các trở ngại đối với khả năng giúp
đỡ của Mỹ để Việt Nam có thể xây dựng các chương trình phòng chống HIV có hiệu quả
hoặc giảm mức độ lây truyền của HIV. Những cản trở đố
i với các khả năng thành công
này sẽ tăng lên, nếu quyền ra quyết định được trao cho điều phối viên cấp cao đóng tại
Phái đoàn ngoại giao Hoa kỳ tại Việt Nam,
2
và nếu giải quyết được tình trạng bế tắc xung
quanh vấn đề phân phát bao cao su, vốn nảy sinh do việc tin rằng những lời tuyên bố
chống lại mại dâm sẽ ngăn cản việc phân phát bao cao su cho những người bán dâm và
khách hàng mua dâm.




2
Bước này đã được nhất trí kể từ tháng 1/2006 khi đoàn CSIS thăm Việt Nam.
J. Stephen Morrison và Phillip Nieburg 9
Lây truyền và Tác động của HIV/AIDS tại Việt Nam

Lây truyền của HIV/AIDS
Dịch HIV ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tập trung, chủ yếu trong các nhóm hành
vi nguy cơ cao, nhưng rõ ràng dịch đang bước sang giai đoạn gia tăng nhanh chóng. Do
còn đang ở giai đoạn đầu của dịch, hàng năm số người nhiễm nhiều hơn số người tử
vong, nên tỷ lệ hiện nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng. Song, Việt Nam hiện đang có một cơ hội
đặc biệt để có thể nhanh chóng áp dụng và mở rộng các hoạt động can thiệp về dự phòng
có hiệu quả nhằm hạn chế và giảm mức độ lây lan của HIV. Nếu các chương trình dự
phòng có hiệu quả không được nhanh chóng triển khai, có thể sẽ xuất hiện vụ dịch lớn
hơn. Trong số các nước đang phát triển, hệ thống giám sát dịch của Việt Nam được coi là
một trong những hệ thống giám sát mạnh nhất và đáng tin cậy nhất. Tuy nhiên, còn tồn
tại những ẩn số chưa xác định được, đã làm cho việc đánh giá mức độ lây lan và tác động
của HIV/AIDS thêm phần khó khăn, và gây cản trở cho việc xây dựng các chương trình
dự phòng có hiệu quả.
Năm 1990, Bộ Y tế báo cáo ca nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam. Từ đó đến nay, con
số người Việt Nam được báo cáo nhiễm HIV đã tăng lên đến hơn 102.000
3
người. Tuy
nhiên, các ca nhiễm được báo cáo mới chỉ thể hiện được chưa tới một phần hai con số
những người sống với HIV/AIDS tại Việt Nam. Bộ Y tế ước tính năm 2003, cả nước có
vào khoảng 215.000 người nhiễm HIV, theo đó tỷ lệ hiện nhiễm ở người lớn (15-49 tuổi)
là 0,44%.
4
Báo cáo này cũng ước tính rằng mỗi năm Việt Nam có 39.000 ca nhiễm mới,
con số này cũng xấp xỉ với số ước tính 40.000 ca nhiễm mới hàng năm của Hợp chủng

Quốc Hoa Kỳ.
5
Căn cứ vào các số liệu ước tính này, hiện tại, Việt Nam có hơn 300,000
người đang sống với HIV.
Mức độ nghiêm trọng của dịch tại Việt Nam có sự khác nhau rất lớn giữa các tỉnh,
thành phố. Tỷ lệ hiện nhiễm ở thành phố Hồ Chí Minh (1,2%), Hà Nội (0,7%), Hải
Phòng (1,1%), và một số khu vực thành thị khác là tương đối cao, trong khi tỷ lệ này ở
các tỉnh miền Trung vẫn còn ở mức độ thấp. Riêng thành phố Hồ Chí Minh đã báo cáo số
nhiễm chiếm tới 1/4 tổng số người nhiễm HIV tại Việt Nam hiện nay. Nạn dịch sử dụng
ma túy đang tiếp tục gia tăng một cách đáng lo ngại và hiện tại số lượng người sử dụng
ma túy ước tính khỏang từ 128.000 đến 183.000, đang tiếp tục gia tăng. Mặc dù không có
nhiều số liệu, nhưng t
ỷ lệ hiện nhiễm HIV ở những người tiêm chích ma túy hiện đang


3

Báo cáo Quốc gia lần thứ hai về Thực hiện Tuyên bố Cam kết về Phòng Chống HIV/AIDS
, được thông qua
tại kỳ họp lần thứ 26 tại Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGASS) ( Hà nội, Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tháng 1/2006) trang 4.

4

Theo tài liệu của tổ chức Y tế Thế giới

(WHO) tháng 12/2005, được công bố trên mạng vào tháng 3/2006,
ước tính tỷ lệ hiện nhiễm trong năm 2005 là 0,5% dựa vào "các ước tính của quốc gia". Xem thêm " Tóm
tắt của Quốc gia về việc Tăng cường, Mở rộng công tác Điều trị HIV/AIDS", WHO, Geneva
en/index1.html.


5

Một báo cáo trong năm 2005 của Bộ Y tế về tình hình dich HIV tại Việt Nam trong thời gian tới đã ước
tính rằng nếu không có các chương trình dự phòng HIV mạnh mẽ hơn nữa, thì hàng năm sẽ có khoảng
40.000 bị nhiễm HIV (mắc mới) đưa đến ước tính số ca nhiễm HIV tại Việt Nam tính đến cuối 2006 sẽ là
319.000 người. Báo cáo này cũng đã cảnh báo rằng các số lượng người bị mắc các bệnh liên quan đế
n AIDS
và số ca tử vong do AIDS sẽ tăng lên rất nhanh trong những năm tới, và HIV sẽ lây lan nhanh hơn qua con
đường mại dâm và từ chồng truyền sang cho vợ (hoặc các quan hệ tình dục khác giới).

10 HIV/AIDS tại Việt Nam

tập trung trong các trung tâm cai nghiện phục hồi được ước tính khỏang từ 50% đến 70%,
và một số đã chuyển sang AIDS. Những con số này làm tăng thêm việc khẩn thiết phải
giải quyết một cách toàn diện tình trạng nhiễm HIV/AIDS và tiêm chích ma túy.
Một nhóm khác cũng rất cần phải quan tâm, đó là những phụ nữ hành nghề mại dâm.
Mặc dù, mại dâm nữ chỉ chiếm 3% tổng số các ca nhiễm đã được báo cáo trong các số liệu
giám sát gần đây, nhưng tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm này gia tăng đột ngột từ cuối những
năm 90 lên đến 6,5% trên tòan quốc, và ở một số tỉnh thành con số còn cao hơn. Hơn nữa,
tỷ lệ phụ nữ thừa nhận có tham gia vào hành nghề mại dâm đã tăng lên 10 lần từ 1994 -
2001, đồng thời gia tăng số lượng nữ mại dâm có tiêm chích ma túy.
Các số liệu gần đây cho thấy con số nhiễm HIV đang gia tăng ở những phụ nữ không
thuộc các nhóm có hành vi nguy cơ cao. Điều này cũng không ngạc nhiên khi số trẻ bị
nhiễm HIV do mẹ truyền sang cũng đã bắt đầu gia tăng. Sự gia tăng này có thể được giải
thích là nhiều phụ nữ trong số mới bị nhiễm này là bạn tình (hoặc vợ) của những nam giới
tiêm chích ma túy, hoặc những người đàn ông là khách mua dâm, hay là nh
ững người có
quan hệ tình dục đồng giới nam (nam tình dục đồng giới, có nhiều người quan hệ tình dục
với cả hai giới).

Mặc dù xu hướng lây truyền này và một số các xu hướng khác đã thể hiện rất rõ,
nhưng vẫn còn một số thiếu hụt quan trọng trong việc đánh giá mức độ nghiêm trọng và
tình trạng lây lan của HIV. Ví dụ: hơn 1/3 số người nhiễm được báo cáo trong hệ thống
giám sát, bao gồm giám sát về nguồn máu, bệnh nhân lao, và "nghi bị AIDS", đều không
chỉ rõ nguồn lây. Không có phân loại giám sát về: nam tình dục đồng giới, khách hàng nam
giới mua dâm từ gái mại dâm, hoặc phụ nữ là bạn tình của những người tiêm chích ma
túy.
6
Những thiếu hụt này đã làm hạn chế việc sử dụng một cách hữu ích các số liệu giám
sát này trong quá trình lập kế hoạch cho chương trình dự phòng HIV, hoặc đánh giá
chương trình.
Với sự giúp đỡ của chính phủ Hoa Kỳ, trong những năm gần Việt Nam đã tạo ra được
những bước tiến quan trọng về việc xây dựng các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV; tính
đến đầu năm 2006, có tới 60 cơ sở đã đi vào hoạt động. Nhiều cơ sở tư vấn xét nghiệm
này đã liên kết với các chương trình giáo dục đồng đẳng và có khả năng tập trung cung
cấp dịch vụ cho các nhóm có nguy cơ cao như: những người tiêm chích ma túy (IDU),
phụ nữ mại dâm (FSW) và nam tình dục đồng giới (MSM). Việc triển khai mở rộng các
dịch vụ này thật đáng biểu dương, tuy vậy, các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV vẫn
chưa tiếp cận được đại bộ phận dân chúng của Việt Nam.

Các nhân tố liên quan đến các hành vi nguy cơ khác
Một số hành vi nguy cơ chủ yếu làm lây truyền HIV (ví dụ như: tiêm chích ma túy,
mại dâm nữ, tình dục đồng giới nam) đã không được đánh giá một cách hệ thống
và xác thực; một phần là do những hành vi này bị coi là tội phạm và/ hoặc bị kỳ thị
nặng nề. Tuy vậy, vẫn có một vài số liệu hạn chế về vấn đề này. Ví dụ cuộc Điều

6

Ngày càng tăng số lượng các quốc gia đưa việc phân loại các nhóm nam tình dục đồng giới, nữ mại dâm ,
bạn tình của người tiêm chích ma túy là các hành vi nguy cơ.


J. Stephen Morrison và Phillip Nieburg 11
tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam
7
gần đây đã báo cáo rằng
phần lớn thanh niên Việt Nam đã nhận biết được về các nguy cơ lây nhiễm
HIV/AIDS. Tuy nhiên, cuộc điều tra cũng đã cho thấy tính chính xác của những
hiểu biết về cách làm thế nào để phòng lây nhiễm HIV trong thanh niên vẫn còn ở
mức độ thấp. Hơn nữa, trên 21% nam thanh niên được phỏng vấn đã thừa nhận có
ít nhất một lần quan hệ tình dục với gái mại dâm. Nhìn chung, ngòai một số ít các
chương trình thí điểm, thì việc đưa HIV/AIDS vào các chương trình giáo dục ở nhà
trường mới chỉ đến được rất ít học sinh phổ thông, còn tính hiệu quả của công tác
này vẫn còn là một ẩn số tại Việt Nam.
Nhóm những người tiêm chích ma túy, phần lớn là hêrôin, có số nhiễm HIV
cao nhất tại Việt Nam (53% các ca nhiễm được báo cáo là từ những người tiêm
chích ma túy). Giống như Thái lan và Trung Quốc, tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở những
người tiêm chích ma túy bắt đầu tăng lên một cách đột ngột ở Việt Nam vào cuối
những năm 90 và hiện nay đã vượt quá 70% tại một số nơi.
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đang tiến hành cuộc điều tra lồng ghép giữa
giám sát dịch tễ và giám sát hành vi (viết tắt tiếng Anh là IBBS) nhằm đưa ra được
thông tin đầy đủ hơn về các chiều hướng có liên quan đến các kiến thức, hiểu biết
về HIV/AIDS và các hành vi nguy cơ. Hơn thế nữa, IBBS có nhiều khả năng sẽ trở
thành một phần quan trọng, bổ sung cho hệ thống giám sát huyết thanh về
HIV/AIDS.

Tác động của HIV/AIDS
HIV đã thực sự gây ra các tác động đáng kể cho Việt Nam. Tính đến 2003, ước tính đã
có khoảng 30.000 ca tử vong có liên quan đến AIDS; theo số liệu được công bố của
năm trước, số người tử vong vì căn bệnh này tăng lên nhiều hơn kể từ 2003. Số bệnh
nhân AIDS đến điều trị tại bệnh viện ở hầu hết các vùng đô thị của Việt Nam đang tăng

lên một cách đáng lưu tâm. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có số liệu thực tế hoặc tỷ lệ các
gường bệnh tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế dành cho điều trị AIDS- số liệu này có thể
giúp ước tính được mức độ nghiêm trọng của HIV/AIDS hiện đang gây ra gánh nặng
cho hệ thống y tế như thế nào.
Ước tính số người được điều trị liệu pháp kháng virut tích cực bằng việc phối hợp
của nhiều loại thuốc (HAART) vẫn còn thấp, trong thời gian Đoàn CSIS tới thăm, con số
này vào khoảng 1.000 người.
8
Tuy nhiên, số lượng các chương trình HAART và số bệnh
nhân được điều trị tại các chương trình này triển vọng sẽ được tăng lên nhanh chóng
trong 2006, do các chương trình hỗ trợ của chính phủ Hoa kỳ và các nhà tài trợ khác đang
dần được triển khai. Do có nhiều điều chưa biết về dịch HIV/AIDS của Việt Nam, nên
vẫn chưa nắm được số lượng người nhiễm HIV có thể được điều tr
ị trong các chương
trình HAART. Vào cuối 2005, ước tính khỏang từ 25.000 (theo WHO/UNAIDS) đến
39.500 người (Bộ Y tế). Tuy vậy, một Trung tâm Tư vấn và Xét nghiệm tự nguyện

7

Tham khảo, UNICEF

Việt Nam và các cộng sự,
Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt
Nam

(Hà Nội: UNICEF Việt Nam, Tháng 8/ 2005),

/>
8


Theo như ấn phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới đã được nhắc tới ở chú thích số 3, ước tính rằng trong năm
2005, có đầy đủ các loại thuốc điều trị kháng vi rút được phân phát cho các tỉnh thành để điều trị cho 3.000
đến 3.500 bệnh nhân. Số lượng thực sự các bệnh nhân hiện đang điều trị không được cung cấp.
12 HIV/AIDS tại Việt Nam

(VCT) tại thành phố Hồ Chính Minh ghi nhận tỷ lệ là 45% nhiễm HIV trong số các khách
hàng mới tới xét nghiệm, trong số này phần đông đã chuyển sang AIDS. Phát hiện đáng
lưu ý này đưa ra giả thuyết rằng số người nhiễm HIV cần được điều trị HAART có thể
còn lớn hơn hầu hết số ước tính đến thời điểm này. Nếu điều này được chứng minh là sự
thật, khả năng về điều trị sớm HAART có thể nhanh chóng bị áp đảo bởi số bệnh nhân
đau ốm đang cần được chăm sóc điều trị, như đã từng xảy ra ở các quốc gia khác.

Còn những gì chúng ta chưa biết về HIV/AIDS ở Việt Nam?
Một số câu hỏi được lặp đi lặp lại nhiều lần, liên quan đến bản chất của tình trạng lây lan
HIV/AIDS tại Việt Nam. Liệu dịch ở Việt Nam sẽ tiến triển theo kiểu dịch của Thái Lan,
Cămpuchia, hay My an ma? Liệu cuối cùng thì HIV/AIDS ở Việt Nam có thể trở thành
đại dịch phổ biến như " kiểu Châu Phi" hay không? HIV/AIDS sẽ dồn thêm gánh nặng
cho hệ thống y tế của quốc gia đến mức độ nào? HIV/AIDS có thể ngấm ngầm phá hoại
các tiến bộ ngoạn mục của công cuộc phát triển kinh tế đất nước như thế nào? Trong khi
vẫn chưa có được câu trả lời cho câu hỏi này và một số câu hỏi quan trọng khác tại thời
điểm này, thì việc tiếp tục mở rộng các hoạt động giám sát HIV/AIDS và giám sát hành
vi có thể làm sáng tỏ được bản chất và mức độ nghiêm trọng của những mối đe dọa trong
tương lai này.
Lao và HIV, cùng song hành tồn tại bên nhau khiến cho việc điều trị thành công đối
với các bệnh nhiễm trùng khác càng thêm khó khăn. Ở nhiều quốc gia khác, tình trạng lây
lan của HIV đã gây tác động có tính chất hủy hoại các nỗ lực của quốc gia trong việc
kiểm soát bệnh Lao. Trong khi tại Việt Nam, mới chỉ có các thông tin hạn chế diễn tả một
cách hệ thống về tỷ lệ bệnh nhân đang điều trị bệnh lao, có nhiễm HIV, thì những thỏa
thuận gần đây giữa chương trình phòng chống Lao và HIV/AIDS là lý do để có thể lạc
quan về những hợp tác trong tương lai.

Lác đác một vài số liệu chỉ ra rằng nhiều người tiêm chích ma túy vừa nhiễm HIV và
viêm gan C; bản thân viêm gan C đã là một vấn đề nghiêm trọng rồi - và điều này còn
nghiêm trọng hơn - có thể làm giảm tác dụng của điều trị ARV ở những người bị bội
nhiễm cả hai loại vi rút này. Tuy vậy, Đoàn thăm quan của CSIS không được nghe trình
bày về các số liệu liên quan đến các nhóm bị bội nhiễm HIV và viêm gan C.
Mặc dù, có những nam giới hành nghề mại dâm ở Việt Nam, nhưng số lượng và nguy
cơ lây nhiễm HIV của nhóm này không được biết tới. Dù thế nào thì nguy cơ lây nhiễm
HIV ở nhóm này có thể đang tồn tại và cần phải được khảo sát.
Mặc dù Đoàn thăm quan được cho biết là những người buôn bán chất ma túy bị đưa
vào các nhà tù, chứ không phải các trung tâm phục hồi, nhưng Đoàn cũng không thể tìm
được thông tin về các chương trình HIV/AIDS trong nhóm tù nhân. Vấn đề này có thể
cũng quan trọng vì ở các quốc gia khác, nhà tù đã đóng vai trò như những bộ khuếch đại
cho tình trạng lây truyền HIV/AIDS, Lao và các bệnh tật khác.
Sau cùng, trong khi đang có một vài bàn luận về việc các nguy cơ lây nhiễm HIV có
liên quan đến tình trạng dùng lại bơm kim tiêm để tiêm các thuốc kháng sinh, hoặc các loại
thuốc điều trị khác tại các cơ sở dược hoặc lâm sàng, thì Đoàn thăm quan không thể xác
định được thông tin, nhằm làm sáng tỏ sự thực hoặc mức độ nghiêm trọng của các vấn đề
này.
J. Stephen Morrison và Phillip Nieburg 13
Tóm lại, ngay bản thân việc nắm được các thông tin chính xác về tình trạng lây lan và tác
động của HIV/AIDS vẫn không đủ để đảm bảo có một ứng phó có hiệu quả, bên cạnh đó vẫn
còn đang thiếu một phương pháp tiếp cận toàn diện với các vấn đề xã hội phức tạp, nảy sinh
do việc lây lan của HIV. Tuy vậy, vẫn có đôi chút do dự rằng chính những thông tin này có
thể giúp làm động cơ thúc đẩy sự hưởng ứng của các nhà hoạch định chính sách và xã hội để
có những đóng góp to lớn vào công cuộc phòng chống HIV, nhằm đạt được các mục tiêu cụ
thể, khi quyết định về việc tăng cường , mở rộng các ứng phó này được đưa ra.
Trong khi Việt Nam vẫn thiếu một số thông tin quan trọng, cần thiết để xây dựng một
ứng phó toàn diện và có hiệu quả về phòng, chống HIV/AIDS, thì những thiếu hụt về

thông tin này cũng nên được coi là một trở ngại để ngay lúc này phải bắt tay vào việc

tăng cường, mở rộng các chương trình dự phòng và chăm sóc có hiệu quả cho nhân dân,
cho các nhóm đã được xác định đang đứng trước nguy cơ lây nhiễm, hoặc những người
đã nhiễm HIV. Tuy nhiên, tăng cường năng lực cho các hoạt động giám sát, bao gồm thu
thập thông tin về số tử vong có liên quan đến HIV/AIDS, và mở rộng giám sát dịch đến
tất cả các tỉnh thành của Việt Nam sẽ làm một phần quan trọng của công cuộc phòng
chống HIV/AIDS và sẽ tạo ra rất nhiều khả năng để Việt Nam và những người đang họat
động giúp đỡ Việt Nam hành động một cách toàn diện trong thời gian lâu dài hơn.
14 HIV/AIDS tại Việt Nam


Tình dục giữa những người nam giới và HIV/AIDS ở Việt Nam
Mặc dù tình dục giữa những người nam giới không bị coi là hành vi phạm pháp ở Việt Nam,
nhưng lại bị kỳ thị nặng nề. Sự khó chịu nói chung khi đề cập đến chủ đề nam tình dục đồng
giới, ít nhất cũng là một phần nguyên nhân của việc hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cụ thể
này đã không nhận được nhiều sự quan tâm chính thức tại Việt Nam.
Con số thực tế nh
ững người nam tình dục đồng giới vẫn là một ẩn số, vì hệ thống giám sát
quốc gia hiện tại không có mục phân loại nam tình dục đồng giới (MSM); gánh nặng về
HIV/AIDS trong nhóm này cũng vẫn còn là điều chưa biết. Cho dù còn thiếu sự quan tâm,
nhưng thông tin và số liệu từ một số cuộc nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng nguy cơ lây truyền
HIV trong nhóm MSM, bao gồm cả những nam hành nghề mại dâm, là đ
áng kể:

Một điều tra tiến hành năm 2001
tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết gần 1/3 số MSM được
phỏng vấn đã biết rằng MSM có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn so với nam có tình dục
khác giới.

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV 8% đã được phát hiện trong nghiên cứu với 600 MSM tại thành phố Hồ
Chí Minh năm 2004.



22 % MSM ở Việt Nam cho biết đã mua dâm từ những người đàn ông khác, trong khi đó tỷ lệ
bán dâm của MSM là 31%.



Trong một nghiên cứu khác, một nhóm nam mại dâm ở Hà Nội đã cho biết rằng phần đông các
khách hàng của họ là người Việt Nam.

Tình dục với cả hai giới lại là một vấn đề phức tạp khác đối với nhóm MSM và các bạn tình của
họ. Trong một nghiên cứu mới đây cho thấy, 22% những người MSM tại TPHCM cho biết họ
cũng có quan hệ tình dục với phụ nữ. Xu hướng này đã được phần nào khẳng định khi các
thành viên của Đoàn thăm quan nghe được từ các giáo dục viên đồng đẳng tại câu lạc bộ B
ầu
Trời Xanh của TPHCM, một cơ sở trong số rất ít các cơ sở hỗ trợ cho MSM trên cả nước, đã
cho biết có một số MSM mà họ biết đã lập gia đình với những người phụ nữ. Do vậy, những
người vợ không biết chồng là MSM có thể cũng là nguy cơ làm gia tăng lây nhiễm HIV.
Khi những thay đổi về thái độ của xã hội trên quy mô lớn sẽ không diễn ra mộ
t cách nhanh
chóng, thì một vài biện pháp có thể tiến hành ngay để bắt đầu giải quyết vấn đề này. Ví dụ:
MSM có thể được đưa thành một nhóm trong hệ thống giám sát HIV/AIDS của quốc gia. Các
nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể được học về MSM và các nhu cầu sức khỏe
đặc trưng của họ. Số lượng và độ bao phủ của các chương trình chăm sóc sức khỏe và các
dịch vụ xã hội và
đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo cung cấp các dịch vụ cho các nhóm
MSM có thể được mở rộng, vì các thông tin mới thu thập được cho thấy đây là một nhu cầu.
Các dịch vụ trong trường hợp này bao gồm không chỉ có tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện
(VCT), mà còn có cả chẩn đoán và điều trị các nhiễm trùng lây qua quan hệ tình dục, cùng
đồng thời với tư vấn về giảm thiểu nguy cơ, phân phát bao cao su và các lo

ại chất bôi trơn hòa
tan trong nước. Cuối cùng, những người lãnh đạo đất nước phải đảm bảo rằng không có người
cung cấp dịch vụ nào, cũng như không có khách hàng MSM nào bị đẩy vào nguy cơ lây nhiễm
bởi các cơ quan thi hành pháp luật.


J. Stephen Morrison và Phillip Nieburg 15
Ứng phó của các nhà Lãnh đạo Việt Nam

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang đứng trước một thời điểm chuyển đổi rất quan trọng để
tăng cường các nỗ lực khống chế HIV/AIDS. Một số quyết định quan trọng sắp sửa được
ban hành. Theo nhìn nhận của Đoàn CSIS, 2006 sẽ là năm đưa tới bước mở đầu đặc biệt để
Hoa kỳ và các nhà tài trợ khác thông báo về các cuộc đàm phán và giúp đỡ Việt Nam có
được lựa chọn tốt nhất nhằm ngăn chặn một vụ dịch lớn hơn, thậm chí có nhiều nguy cơ
đang trở thành đại dịch trên toàn quốc.
Ngay từ đầu thập kỷ này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã chủ động tiến hành nhiều
sáng kiến tích cực, khả quan nhằm tăng cường năng lực và mở rộng các dịch vụ, khuyến
khích các cuộc thảo luận trao đổi cởi mở về những khó khăn, thách thức trong công cuộc
phòng chống HIV/AIDS; và bắt đầu nhắm tới việc giải quyết tình trạng kỳ thị nặng nề
đang vây quanh các hành vi có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, đó là: tiêm chích ma túy, mại
dâm nữ, và tình dục đồng tính nam. Các nhà lãnh đạo ngày càng thể hiện việc sẵn sàng có
các cuộc đối thoại mở rộng và công khai về các vấn đề nhạy cảm, như về vai trò của các
Trung tâm cai nghiện phục hồi và các chiến lược được lựa chọn cho hoạt động của các
Trung tâm này, chẳng hạn như giới thiệu về các chương trình thí điểm điều trị thay thế.
Hai năm trở lại đây, Việt Nam có nhiều mối quan hệ đối tác mới với các nhà tài trợ như:
các tổ chức Liên Hợp Quốc (UN) , Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu
Á (ADB), Chương trình viện trợ của chính phủ Úc- AusAID, Cơ quan Phát triển Quốc tế
của Chính phủ Anh -DFID và của Chính phủ Hoa kỳ, tất cả hỗ trợ này đều tập trung vào
việc mở rộng các chương trình phòng chống HIV/AIDS. Chính phủ đã bắt đầu chú trọng
việc mở rộng cơ sở hạ tầng của hệ thống y tế công bằng cách khuyến khích hoạt động của

các nhóm phi chính phủ, kể cả các nhóm của những người sống với HIV/AIDS, coi đó là
một thành phần quan trọng của chiến lược mở rộng các hoạt động phòng chống
HIV/AIDS.
Việt Nam có một số nhân tố rất đặc biệt để tạo ra cho mình những thuận lợi to lớn cho
hệ thống y tế công, và đồng thời đóng góp một cách rất tích cực cho các nỗ lực phòng
chống HIV/AIDS của quốc gia.
Cảm nhận về một không khí lạc quan và phát triển đang lan tỏa khắp Việt Nam ngày
hôm nay. Đất nước đang làm chủ những khả năng đầy ấn tượng và bền vững trong hệ
thống y tế của mình. Với số lượng người dân biết chữ đạt mức độ cao (hơn 90%), cùng
với các chỉ số rất đáng tự hào về sức khỏe đã đưa Việt Nam có thể so sánh với nhiều nước
có mức thu nhập trung bình. Tiến bước đi lên trên nền tảng những thành công đã có,
Chính phủ Việt Nam tiếp tục thu hút được hơn 200 triệu Mỹ kim mỗi năm từ nhà tài trợ
quốc tế hỗ trợ cho các chương trình sức khỏe. Trong các năm 2003-2004, Việt Nam chứng
minh khả năng của mình bằng việc đã khống chế được dịch SARS, và rất gần đây 2005-
2006, khi phải đối mặt với dịch cúm gia cầm, tương tự như vậy, Việt Nam lạ
i tiếp tục tiến
hành những cách làm đầy ấn tượng. Uốn ván sơ sinh đã thực sự được thanh toán khỏi
danh mục các vấn đề sức khỏe công cộng. Đến 11/2006, lần đầu tiên, Việt Nam sẽ làm
chủ tịch hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Với
Hội nghị thượng đỉnh này, các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ có một cơ hội mang ý nghĩa lịch
sử
để xúc tiến các hành động phối kết hợp giữa các quốc gia nhằm phòng chống những
bệnh nhiễm trùng đang đe dọa cả khu vực.

16 HIV/AIDS tại Việt Nam

Những Động lực tích cực đang được hình thành
Những tiến bộ gần của Việt Nam về phòng chống HIV/AIDS được thể hiện ở rất nhiều
khía cạnh.
Chiến lược Quốc gia: Chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS được xây dựng

thông qua một quá trình tích cực, có sự tham gia của nhiều bộ ngành, cùng với những đóng
góp thầm lặng từ phía các chuyên gia quốc tế. Chiến lược đã được phê chuẩn và đưa vào
thực hiện từ 2004. Một Phó thủ tướng đảm nhận trách nhiệm chỉ đạo và điều phối toàn bộ
công tác phòng chống HIV của quốc gia. Mới đây, Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương
Đảng (chỉ thị số 54, ban hành ngày 30/11/2005) đã nêu rõ mối đe dọa về sự lây lan của
HIV/AIDS ngày càng gia tăng đối với xã hội Việt Nam. Chỉ thị cũng nhấn mạnh đến một
số những đòi h
ỏi cấp bách cần phải hành động ngay, đó là tăng cường các nỗ lực của quốc
gia về phòng và chống dịch trong các tổ chức của Đảng, các cơ quan Nhà nước và các tổ
chức quần chúng, tập trung vào công tác dự phòng trong thanh niên, vị thành niên và các
nhóm có nguy cơ cao (tiêm chích ma túy, mại dâm nữ và nam tình dục đồng giới); và tích
cực "chống lại kỳ thị và phân biệt đối với người nhiễm HIV/AIDS". Chủ trương về phân
cấp quản lý
được ban hành cùng trong thời gian đó, đã tạo cơ hội cho các cán bộ lãnh đạo
ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh, nơi chiếm 25% số người nhiễm HIV được báo cáo, đưa
các kế hoạch mới đổi với công tác dự phòng, điều trị và chăm sóc. Một cách lặng lẽ, một số
viên chức đã thể hiện việc thừa nhận rằng ỷ lại quá nhiều vào các Trung tâm cai nghiện
phục hồi 05/06 sẽ không đưa lại thành công. Những người quản lý trong lĩnh vực này bắt
đầu tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế nhằm ngăn chặn nguy cơ liên kết giữa nạn dịch tiêm chích
ma túy và HIV/AIDS đang tiếp tục gia tăng, bởi chính tình trạng này có thể đẩy hệ thống y
tế công đứng trước tình trạng khẩn cấp, và cũng có thể dễ dàng trở thành tai họa cho các
mối quan hệ xã hội.
Tăng cường công tác giám sát: hệ thống giám sát HIV/AIDS ở Việt Nam đã mở rộng
thêm tới một số tỉnh thành và địa bàn. Tuy vẫn còn hạn chế về độ bao phủ và độ tin cậy,
nhưng hệ thống giám sát dịch của Việt Nam tốt hơn nhiều so với nhiều quốc gia phát triển
khác; và hệ thống giám sát dịch của Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để dự đoán được
các xu hướng chính của dịch HIV/AIDS. Nếu được mở rộng hơn nữa và có sự điều chỉnh
tốt hơn nữa, thì hệ thống giám dịch của Việt Nam còn có thể phát huy được hiệu quả nhiều
hơn cho công tác phòng chống HIV/AIDS.
Tăng cường số lượng nhân lực được đào tạo: đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong

các chương trình phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 5
năm qua. Chỉ so sánh với 5 năm trước, thì đội ngũ cán bộ, nhân viên Việt Nam công tác
tại các cơ quan Nhà nước ở tuyến trung ương, các cơ quan lãnh đạo của thành phố Hồ Chí
Minh, và nhóm các tổ chức phi chính phủ có hoạt động về PC HIV đã có nhiều kinh
nghiệm hơn, hiểu biết và nhận thức tốt hơn, được đào tạo tốt hơn về cách tiến hành các
chương trình dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV. Hơn nữa, Học viện Chính trị Hồ Chí
Minh cũng đã bắt đầu xây dựng chương trình đào tạo cho các nhà lãnh đạo tương lai về
các vấn đề chính sách có liên quan HIV/AIDS.
Mở rộng dịch vụ Tư vấn và Xét nghiệm HIV Tự nguyện (VCT): Năm 2001 ở Việt Nam,
chỉ có một số cơ hội ít ỏi cho ai muốn được xét nghiệm để biết về tình trạng HIV của bản
thân ; chủ yếu lúc đó chưa có có đội ngũ được đào tạo làm công tác tư vấn. Nhưng tính
đến đầu năm 2006, các lãnh đạo trung ương và địa phương đã hỗ trợ để có được hơn 50 cơ
J. Stephen Morrison và Phillip Nieburg 17
sở VCT cùng đội ngũ cán bộ tư vấn được đào tạo và đã cung cấp dịch vụ cho hàng nghìn
lượt khách hàng. So với nhiều quốc gia khác, chương trình VCT ở Việt Nam cung cấp các
dịch vụ toàn diện hơn và ngày càng nhắm được tới các nhóm có nguy cơ cao. Các cơ sở
VCT luôn kết hợp chặt chẽ với các chương trình giáo dục đồng đẳng tại cộng đồng, và có
thể còn hoạt động có hiệu quả trong việc tiếp cận với các nhóm còn "giấu mặt", chẳng hạn
như nhóm nam tình dục đồng giới. Không giống với các quốc gia khác, tại một số tỉnh
thành của Việt Nam, chương trình VCT còn bao gồm cả các hoạt động tiếp cận, tư vấn và
xét nghiệm có bảo đảm bí mật riêng tư cho bạn tình của những người được xác định đã
nhiễm HIV. Kinh nghiệm thu được từ cách làm đầy sáng tạo ở
các cơ sở VCT này có thể
được sử dụng để mở rộng các dịch vụ quan trọng này ra toàn quốc.
Mở rộng hoạt động Chăm sóc và Điều trị: năm 2001, ngoài các dịch vụ của một số ít ỏi
các bác sĩ tư nhân và một số các chương trình nhỏ tại các bệnh viện nhiệt đới, chương
trình chăm sóc và điều trị HIV ở Việt Nam có độ bao phủ r
ất thấp, và chưa có điều trị
kháng vi rút. Đến 2006, cơ sở hạ tầng của các chương trình chăm sóc và điều trị về cơ bản
đã có nhiều tiến triển. Hiện tại ở Việt Nam, các chương trình này đang trong tư thế sẵn

sàng tiếp cận với hàng nghìn người, nhưng lại phải đợi chờ để có đầy đủ các loại thuốc
trong phác đồ điều trị kháng vi-rút. Nếu việc tiếp cận với các thuốc giá rẻ được thu xếp ổn
thỏa, thì số lượng người được được điều trị sẽ lớn hơn rất nhiều; nhưng ngay cả khi số
người được điều trị có lớn hơn thì vẫn có thể chưa thấm tháp vào đâu so với số người cần
hoặc được chẩn đoán phải điều trị. Vả lại, nhiều cán bộ quản lý của Việt Nam và những
người tham gia vào các chương trình chăm sóc và điều trị đã bày tỏ mối lo ngại rằng sau
2008, sẽ không có hỗ trợ của chương trình PEPFAR nữa, thì những bệnh nhân điều trị
phác đồ HAART trong một vài năm tới đây sẽ không được tiếp tục duy trì phương án điều
trị ARV suốt đời.
Các cố gắng trên quy mô nhỏ nhằm tiếp cận các nhóm có nguy cơ: vào năm 2001,
Chính phủ Việt Nam vẫn còn miễn cưỡng để thừa nhận rằng trên toàn quốc có hàng nghìn
người hành nghề mại dâm và nam có quan hệ tình dục đồng giới. Hôm nay, rõ ràng các
nhà chức trách đã cởi mở hơn rất nhiều khi bàn luận về sự hiện hữu của các nhóm này, và
sự cần thiết phải tiếp cận được các nhóm có nguy cơ bằng các biện pháp can thiệp dự
phòng áp dụng những bài học thành công của quốc tế, được điều chỉnh phù hợp với điều
kiện của địa phương. Các can thiệp tại cộng đồng trong chương trình do Trung tâm Dự
phòng và Kiểm sóat dịch bệnh Hoa kỳ (CDC) và USAID hỗ trợ đã chứng minh khả năng
làm việc với các nhóm nguy cơ này. Các chương trình do USAID hỗ trợ chỉ riêng ở thành
phố Hồ Chí Minh cũng
đã tiếp cận được hơn 4.500 MSM cùng với nhiều người chấp nhận
tư vấn và xét nghiệm. Tuy nhiên, nhìn chung các chương trình VCT ở Việt Nam vẫn dừng
lại ở mức độ bao phủ thấp và hiện cũng chỉ tiếp cận được một số ít những người có nhu
cầu về các dịch vụ này.
Sự tham gia của quân đội Việt Nam: cho dù sự tham gia này mới chỉ bắt đầu và trên quy
mô nhỏ, nhưng chương trình phòng chống HIV/AIDS của quân đội dường như đặt ra
nhiều tham vọng nhưng đồng thời cũng được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, với mục tiêu đề ra vào
cuối năm tài chính này, phải tiếp cận được 40.000 quân nhân và 160.000 thân nhân.

Những khó khăn thách thức ở phía trước
Mặc dù đã thu được những thành tựu như đề cập ở trên, nhưng bảng thành tích về

18 HIV/AIDS tại Việt Nam

vai trò của những người lãnh đạo trong phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn
còn chưa rõ, và môi trường chính sách về vấn đề có thể vẫn chưa dứt khoát.
Thiếu vắng một phương pháp tiếp cận toàn diện: thể hiện vai trò lãnh đạo trong
phòng chống HIV/AIDS vẫn chỉ dừng trong phạm vi của Bộ Y tế, hiện đang thiếu
cách tiếp cận mang tính chất đa ngành hơn, được hậu thuẫn bằng việc liên tục duy
trì sự lãnh đạo từ các cơ quan cấp cao của Đảng. Hiện tại, vẫn chưa xây dựng được
một kế hoạch chiến lược với các mục tiêu được xác định rõ ràng, chỉ đạo việc phân
bổ các nguồn lực, và điều hòa được các căng thẳng sẽ đề cập dưới đây giữa vấn đề
an ninh xã hội và y tế công. Dự thảo luật củ
a quốc gia về phòng chống HIV/AIDS
vẫn còn đang chờ được thông qua để có những điều luật mới bảo vệ người nhiễm
HIV, đó là đảm bảo tính bí mật riêng tư về các kết quả xét nghiệm; đưa ra khung
pháp lý về các vấn bảo hiểm xã hội có liên quan.
Kỳ thị vẫn là điều đáng lo ngại hơn cả: những người sống với HIV/AIDS ở Việt
Nam vẫn còn bị nhiều kỳ thị, bất chấp việc họ bị lây nhiễm như thế nào, hậu quả
dẫn đến tình trạng không tự nguyện đi tìm kiếm các dịch vụ về dự phòng, xét
nghiệm và điều trị. Những người được xác định HIV dương tính từng phải đối mặt
với tình trạng từ bị đuổi việc ở nơi công sở,
đến sự xa lánh của gia đình, dẫn đến
phải sống trong các hòan cảnh bất ổn, bắt buộc họ lại phải tiếp tục các hành vi nguy
cơ, và thế là dịch lại càng lan rộng. Các chủ trương chính sách và pháp luật của Nhà
nước, được hậu thuẫn bằng công tác tuyên truyền giáo dục và thực hiện nghiêm túc,
đang rất cần thiết để bảo vệ người dân tránh khỏi tình trạng bị phân biệt đối xử.
Vẫn tồn tại mâu thuẫn giữa các chính sách cần được quan tâm: Chính phủ Việt
Nam đang đứng trước những thách thức lớn nhất, gây ra do sự bất đồng về các lợi
ích trái ngược nhau giữa hai chủ trương: một bên là phải cấp bách kiểm soát được
tình hình tội phạm đang gia tăng, đặc biệt các tội phạm về ma túy và mại dâm, trong
đó HIV/AIDS được coi như hiện tượng phát sinh đi kèm với ma túy và mại dâm; với

một bên là đòi hỏi đặt ra cho ngành y tế phải khống chế được tốc độ lây lan của dịch
HIV/AIDS, hiện đang tập trung diễn ra trong nhóm người tiêm chích ma túy, gái
mại dâm và nam tình dục đồng giới. Để tăng cường các nỗ lực của quốc gia cho
công cuộc phòng chống HIV/AIDS, một thách thức to lớn nhất đặt ra cho Việt Nam
là làm thế nào giảm bớt được tình trạng căng thẳng về các lợi ích c
ủa hai quốc sách
này. Nếu không có hành động từ phía các cơ quan lãnh đạo cấp cao nhằm hài hòa
một cách tốt hơn cho các mâu thuẫn về lợi ích này bằng một phương pháp tiếp cận
mang tầm cỡ chiến lược và toàn diện, được đồng bộ thực hiện ở tất cả các cấp của
cơ quan nhà nước và xã hội, thì chính sách và môi trường thực hiện chính sách của
Việt Nam sẽ hạn chế một cách nghiêm trọng đối với việc xác định mức độ nào và
cần bao nhiêu nguồn lực để các nhà tài trợ, các cơ quan và các tổ chức của Việt
Nam có thể hoàn tất được việc mở rộng quy mô của các chương trình có hiệu quả về
dự phòng, chăm sóc và điều trị ở mức độ phù hợp nhất với tình hình thực tiễn của
Việt Nam.
Trông cậy quá nhiều vào các trung tâm cai nghiện phục hồi nhằm giải quyết vấn
đề tiêm chích ma túy và gái mại dâm, nhưng không có kết quả: kiên quyết chống
tội phạm được thể hiện cao độ ở việc thực hiện "Chương trình Ba Giảm", trong đó tệ
nạn ma túy, mại dâm (thứ ba là các tội phạm chung) được coi là hai trong số "Ba Tệ
nạn" của chương trình này. Cách làm này làm xấu thêm tình trạng kỳ thị, và cũng
J. Stephen Morrison và Phillip Nieburg 19
phần nào giải thích cho việc vẫn còn một số ý kiến phản đối việc thử nghiệm các
chương trình thí điểm điều trị cai nghiện thay thế (hiện đang thảo luận để được thí
điểm tại Hải Phòng). Chương trình này đồng thời cũng củng cố cho sự trông cậy cao
độ vào tác dụng của các trung tâm cai nghiện phục hồi cho người tiêm chích ma túy
và gái mại dâm (thường gọi các trung tâm 05 và 06).
Trong những năm gần đây, số lượng học viên trong các trung tâm này (có
khỏang 80 trung tâm cho người tiêm chích ma túy) dao động từ 40.000 đến 80.000.
Học viên của các trung tâm, phần lớn là thanh niên, do công an, các cơ quan pháp
luật, gia đình và địa phương đưa tới. Mặc dù Đoàn công tác chỉ có thể tới thăm một

trung tâm, nhưng các thành viên trong Đoàn đều được nghe nhắc đi nhắc lại nhiều
lần rằng các điều kiện sinh hoạt và chất lượng của các trung tâm này rất khác nhau ở
mỗi địa phương. Một số trung tâm có tổ chức dạy nghề và có bố trí các phương tiện
chăm sóc y tế phù hợp. Song, Đoàn thăm quan rất lo ngại khi được nghe thấy rằng
phần lớn các Trung tâm này chỉ có các dịch vụ hạn chế, và những học viên xét
nghiệm HIV thường không nhận được kết quả xét nghiệm.
Ngày càng gia tăng các áp lực về việc cần làm rõ liệu có hay không và bằng
cách nào Việt Nam sẽ thay đổi cách làm tại các Trung tâm cai nghiện phục hồi này,
để có thể cung cấp các dịch vụ về dự phòng HIV, chăm sóc và điều trị cho học viên
trong các Trung Tâm, những người từng tiêm chích ma túy và hành nghề mại dâm,
trước khi họ được mãn hạn trở về địa phương. Hơn nữa, chính phủ cũng sẽ cần sắp
đặt các kế hoạch có tính khả thi cho vấn đề hồi gia, để đưa được khoảng 15.000 đến
18.000 học viên như đã được ghi trong kế hoạch 2006, sẽ trở về với cuộc sống mới
ở ngoài Trung tâm. Những người này rồi đây sẽ được chăm sóc, chữa trị thế nào khi
hiện tại, họ không biết về tình trạng nhiễm HIV của bản thân. Phần lớn (khoảng
30% hoặc hơn) những người này có nhiễm HIV, và nhiều người trong số họ chắc
chắn đã chuyển sang AIDS. Nhà nước cũng sẽ cần xác định rõ: quyết tâm chính trị
(chủ trương) hiện tại liệu có thể sẽ được giảm đi, hoặc cuối cùng sẽ tiến tới giảm
dần việc quá trông cậy vào mô hình này để kiểm soát tình trạng ma túy và mại dâm.
Mô hình này đã được chứng minh là không hiệu quả về phòng chống tệ nạn, khi mà
tỷ lệ tái nghiện lên tới 80% hoặc cao hơn, và như ý kiến thố
ng nhất chung, mô hình
này đang trở thành nhân tố làm gia tăng tốc độ lây truyền HIV và các bệnh nhiễm
trùng khác. Theo như những điều đã được báo cáo, thì các nhân viên làm việc trong
các Trung tâm, một số cán bộ quản lý và các chuyên gia quốc tế đã có cùng một cảm
nhận rằng công việc đang làm tại các Trung tâm nhằm giảm ma túy và mại dâm là
không có hiệu quả. Tuy nhiên, Đoàn đã được thông báo rằng các Trung tâm mới
đang được xây dựng thêm.
Hiện tại, tiêm chích ma túy vẫn là
động lực chính làm lây lan HIV/AIDS ở Việt

Nam. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều tiến triển được ghi nhận rõ ràng trong việc
phòng ngừa tiêm chích ma túy, giảm các nguy cơ lây nhiễm do tiêm chích ma túy,
hoặc điều trị lạm dụng ma túy có hiệu quả. Nỗ lực toàn cầu tập trung vào dự phòng
lây nhiễm HIV ở những người tiêm chích ma túy đã được chứng minh rất rõ ràng và
được lặp đi lặp lại nhiều lần rằng mở rộng khả nă
ng tiếp cận của các chương trình
trao đổi bơm kim tiêm là việc làm có hiệu quả nhằm giảm mức độ gia tăng số ca
nhiễm HIV mới và các bệnh nhiễm trùng khác.

20 HIV/AIDS tại Việt Nam

Hỗ trợ của Quân đội Hoa kỳ cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam

Sự tham gia của Quân đội Hoa kỳ vào các họat động phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam bắt đầu từ
tháng 2 năm 2003, vào thời điểm Cục Quân Y thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam (MOD) đồng ý đưa dự
phòng lây nhiễm HIV vào các chủ đề được trình bày tại một hội nghị chung về công tác quân y tại Hà Nội.
Trung tâm Quản lý Thảm họa và Hỗ trợ Nhân đạo của Hoa kỳ (COE), Trung tâm Tripler Army Medical, và
Chương trình Nghiên cứu Lâm sàng về AIDS Hawaii, thuộc trường
Đại học Hawaii (HACRP) trong cùng
năm đó đã nhận được 330.000 USD từ Chương trình Dự phòng HIV/AIDS của Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm
hỗ trợ các hoạt động hợp tác về dự phòng HIV trong lực lượng quân đội . Đến giữa 2004, Việt Nam có
tên trong danh sách quốc gia thứ 15 của chương trình PEPFAR, và các hoạt động chung giữa Ban Chỉ
huy quân sự Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) với Quân đội Nhân dân Việt Nam (PAVN) về dự phòng
HIV đã được thông qua bằng v
ăn bản trong Kế Hoạch Quốc gia Thực hiện PEPFAR năm tài chính 2004-
2006.
Các họat động Phòng chống HIV/AIDS giữa hai quân đội:
PACOM hỗ trợ kinh phí để 15 bác sĩ quân y của Việt Nam đi dự tập huấn tại Trung tâm Đào tạo
Khu vực tại Bangkok của Viện Nghiên Cứu Khoa học Y học của PACOM/Quân đội Hòang gia Thái
Lan/ Không lực Hoa kỳ. Khóa tập huấn bao gồm tư vấn HIV, chẩn đoán phòng thí nghiệm về HIV,

xây dựng chính sách, chăm sóc và điều trị HIV. Các bác sĩ tham dự các khóa tập huấn này hiện
đang làm công tác chăm sóc người nhiễm HIV tại bệ
nh viện Quân đội 175 thành phố Hồ Chí Minh.
Theo yêu cầu của PAVN, tháng 4/2004 một hội thảo về tuyên truyền vận động chính sách đã được
tổ chức tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Quân đội (MIHE), tại Hà nội cho khoảng 80 cán bộ lãnh đạo cao cấp
ngành quân y tham dự, và một hội thảo về tư vấn được tiến hành cho 80 cán bộ quân y tại quân y
viện 175 thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9/2005. Kinh phí PEPFAR đã được sử dụng để nâng
cấp và trang bị một phần cho phòng xét nghiệm HIV tại MIHE vào tháng 4/2005. Mua sắm trang
thiết bị bổ sung hiện chưa chuyển giao.
Nhóm các cán bộ quân y đầu tiên đã tham dự khóa học một tháng về đào tạo giảng viên lâm sàng
HIV tại HACRP, Tripler Army Medical Center và AFRIMS vào tháng 1/2006. Tổng số có 6 nhóm đã
được đào tạo về chăm sóc và điều trị HIV. Thêm nữa, hai nhóm được đào tạo về phòng thí nghiệm
tại AFRIMS về chẩn đoán HIV, đếm tế bào CD4/CD8, các loại mi
ễn dịch, đo đạc nồng độ vi rút và
đảm bảo chất lượng, với 6 nhóm bổ sung lên chương trình để được đào tạo. Mua mới 5 máy đếm tế
bào CD4 cho Bộ Y tế bằng kinh phí PEPFAR. Tiến hành khảo sát ngân hàng máu tại quân y viện
103 và khả năng chẩn đoán của Trung tâm Y tế Dự phòng Cần thơ, và đang tiến hành sửa chữa
nâng cấp tại quân y viện 103 về tăng cường ngân hàng máu và xây dựng mới một trung tâm VCT.
Tháng 12/2005, PAVN tổ chức một cuộc hội thảo đầu tiên về HIV/AIDS cho các sĩ quan cấp cao, có
khỏang 400 cán bộ sĩ quan tham dự. Một chỉ thị mới và đầy tham vọng đã được ban hành: (1) 100%
đơn vị quân đội có chương trình phòng chống HIV/AIDS; (2) 100% quân nhân nắm được các
phương pháp và tầm quan trọng về dự phòng HIV; (3) 100% tân binh sẽ được kiểm tra HIV trước
khi nhập ngũ; (4) 100% các đơn vị máu truyền sẽ được kiểm tra HIV; và (5) 100% số quân nhân bị
nhi
ễm HIV và thân nhân của họ sẽ được điều trị các thuốc kháng vi rút theo các tiêu chuẩn của
quốc tế.
Chính sách này đã đưa công tác phòng chống HIV/AIDS Bộ quốc phòng lên ngang tầm yêu cầu của
chiến lược phòng chống HIV/AIDS quốc gia do Chính phủ ban hành.
Tiến bộ và những trở ngại trong chương trình Hợp tác giữa hai quân đội:
Lồng ghép

theo ngành dọc của Cục Quân y trực thuộc Bộ Quốc phòng cùng với yêu cầu là các
hoạt động từ phía quân đội Hoa kỳ được phê duyệt theo cơ chế của Bộ Quốc phòng có nghĩa là
việc điều phối tất cả các hoạt động giữa hai quân đội sẽ được đơn giản đi rất nhiều. Điều này
cũng có nghĩa là các hoạt động khác nhau có thể được điề
u phối và nhân ra cho tất cả các cơ
quan, tổ chức của Bộ quốc phòng. Tuy nhiên, một số khía cạnh khác về tổ chức của Bộ Quốc
phòng có thể gây ra các vấn đề khó khăn cho việc tham gia một cách có hiệu quả vào các hoạt
động dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV.
Cùng với các chương trình do Hoa kỳ hỗ trợ, Bộ Y tế cũng có các chương trình HIV/AIDS
nhận được sự hỗ trợ từ Cơ quan Phát triển Quốc tế của Vương quốc Anh (DFID), Quỹ Toàn
J. Stephen Morrison và Phillip Nieburg 21
cầu (Global Fund) và AusAID. Mỗi cơ quan tài trợ đều có đóng góp vào các họat động chăm
sóc, điều trị và dự phòng HIV/AIDS. Tuy nhiên,

một điều chưa rõ ở đây là các chương
trình được tài trợ khác nhau này được điều phối ở mức độ nào. Hơn nữa, cộng tác hoặc hợp
tác chính thức ở cấp bộ giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế có rất ít, mặc dù đôi khi cũng có thể
thấy một số quan hệ công tác không chính thức.
Bộ Quốc phòng, có vẻ là Bộ có nhiều "quyền lực” hơn B
ộ Y tế, có tham gia vào các cuộc
thảo luận của PEPFAR cùng với Bộ Y tế, nhưng lại không coi các vấn đề ưu tiên của Bộ Y tế
là của Bộ mình. Bộ Quốc phòng không muốn lồng ghép hoặc phối kết hợp các chương trình
và họat động của bên quân đội với các hoạt động của Bộ Y tế hoặc Bộ Lao động Thương
binh Xã hội, kết quả tạo ra vùng "trống" trong quá trình tác nghiệp.
Cu
ối cùng, mối quan tâm lớn hiện này là phải tập trung vào những vấn đề quan trọng về
chẩn đoán HIV và tiếp cận các chương trình điều trị kháng vi rút có hiệu quả. Hiện tại, các
hoạt động này đang có tiến triển, tuy nhiên, điều quan trọng là cần duy trì liên tục các thông
điệp của phía Hoa kỳ với quân đội Việt Nam về tầm quan trọng to lớn của mọi nỗ lực nhằm
đ

em lại thành công cho các hoạt động dự phòng HIV.
Sự cởi mở của các cán bộ lãnh đạo ngành quân y của Việt Nam đối với việc tham gia của
quân đội Mỹ vào các họat động phòng chống HIV/AIDS đã tạo ra một cơ hội quan trọng
nhằm tạo dựng sự tin tưởng hơn giữa Hoa kỳ và Việt Nam. Hơn nữa, việc tiếp tục hỗ trợ mối
quan hệ hợp tác hiện có giữa hai quân
đội về phòng chống HIV/AIDS là đặc biệt quan trọng,
vì các chương trình được lập kế hoạch một cách chi tiết này của Bộ Quốc phòng có thể
được coi là các mô hình cho các bộ ngành khác.

22 HIV/AIDS tại Việt Nam


Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với mô hình Câu lạc bộ Đồng cảm của những người
sống vói HIV và bị ảnh hưởng của HIV/AIDS
Hội LHPN Việt Nam với số hội viên chiếm ít nhất khoảng 50% tổng số phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên,
đã tham gia vào các hoạt động phòng ngừa HIV/AIDS và chăm sóc từ năm 1999. Trọng tâm chiến lược
của Hội là nâng cao vị thế của phụ nữ thông qua giáo dục, đào tạo và các chương trình vay vốn. Hội
LHPN Việt Nam, luôn lên tiếng rằng vấn đề bất bình giới tồn tại dai dẳng là thách th
ức lớn cả xã hội đang
phải đối mặt, và để tham gia giải quyết tình trạng này, Hội đã cho ra đời Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ phòng
chống AIDS và chăm sóc Sức khỏe Sinh sản vào năm 2005. Các tổ, nhóm phụ nữ đã và đang tham gia
vào các họat động chống lại kỳ thị, phân biệt đối xử, ngăn ngừa buôn bán người, phân pháp bao cao su
và bơm kim tiêm sạch.
Một trong những hoạt động chính
đang được Hội xúc tiến và cổ vũ đó là mô hình Câu lạc bộ Đồng cảm.
Hơn 300 Câu lạc bộ Đồng cảm bao gồm các tổ, nhóm phụ nữ tại cộng đồng, tổ chức sinh hoạt với những
người sống với HIV và AIDS, cùng với thân nhân gia đình nhằm giúp họ chống lại tình trạng kỳ thị, xây
dựng khả năng tự lực của địa phương, và hướng d
ẫn các họat động về chăm sóc và hỗ trợ. Câu lạc bộ
Đồng cảm đang hoạt động tại 10 tỉnh thành, vào đầu năm 2006 có kế hoạch mở rộng địa bàn, thành viên

câu lạc bộ bao gồm người sống với HIV/AIDS, vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình, và những
người tình nguyện có quan tâm. Mỗi Câu lạc bộ có riêng một ban quản lý. Căn cứ vào các nguồn lực sẵn
có tại địa phương, hoạt
động của các Câu lạc bộ Đồng cảm của người sống với HIV/AIDS và các gia đình
bị ảnh hưởng có thể bao gồm: hỗ trợ trực tiếp lương thực và tiền học phí; tổ chức các cuộc họp nhóm và
cá nhân để hỗ trợ về tinh thần; đại diện cho những người sống với HIV/AIDS và các gia đình tiến hành
tuyên truyền vận động cho chính quyền địa phương về hỗ tr
ợ việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và điều
trị; hướng dẫn về dinh dưỡng, chăm sóc giảm đau và sử dụng thuốc đông y; và cuối cùng là giúp đỡ tổ
chức đám tang. Sau cuộc đánh giá mới đây, Hội quyết định bắt đầu lồng ghép các hoạt động của Câu lạc
bộ Đồng cảm với các chương trình khác của Hội LHPN (ví dụ: xóa đói gi
ảm nghèo, kế hoạch hóa gia
đình, vay vốn tín dụng vv ) như một cách tạo điều kiện để các Câu lạc bộ Đồng cảm tiếp cận được nhiều
nguồn lực hơn nữa.
Trong cuộc đến thăm vào tháng 1/2006 tại Hà nội, các thành viên của Đoàn thăm quan đã gặp gỡ
với Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam - Bà Hà Thị Khiết và các cán bộ lãnh đạo của Hội. Tiếp theo,
Đòan đã gặp các thành viên của Câu lạc bộ đồng cảm gồm Vợ và các Mẹ tại thành phố Hải Phòng
để được tìm hiểu thêm về kinh nghiệm của từng cá nhân và gia đình họ khi tham gia Câu lạc bộ.
Các thành viên của
Đòan đã có rất nhiều ấn tượng về các tình cảnh nghiêm trọng mà các gia đình
của người sống với HIV/AIDS đang phải đối mặt và rất cảm phục về sự tận tụy của các thành viên
Câu lạc bộ Đồng cảm đối với mục tiêu hỗ trợ và các hoạt động của họ.

J. Stephen Morrison và Phillip Nieburg 23
Mợ rộng sự tham gia của phía Hoa kỳ trong phòng
chống HIV/AIDS
Tháng 6/2004, Việt Nam được chọn là quốc gia thứ 15 trong Chương trình Hỗ trợ Khẩn
Cấp về Phòng chống AIDS của Tổng thổng Mỹ (PEPFAR), đây được coi là một bước
khởi đầu đầy hứa hẹn đối với Việt Nam. Từ đầu năm 1999, CDC của Hoa kỳ đã tiến hành
một chương trình trên quy mô nhỏ, nhưng quan trọng của Hoa kỳ về HIV/AIDS. Chương

trình này đã chú trọng vào những các mặt k
ỹ thuật và chính sách liên quan đến giám sát
HIV/AIDS, tư vấn và xét nghiệm, và nghiên cứu tác nghiệp về HIV/AIDS. Chương trình
này được thực hiện trong Bộ Y tế, nên đã tạo sự tự nguyện to lớn và những mối quan hệ
chuyên môn quan trọng. Quyết định tiếp theo là đưa Việt Nam vào danh sách các nước
nhận hỗ trợ của PEPFAR được xây dựng trên nền tảng của các hoạt động với CDC, bổ
sung phần của USAID và quân đội Hoa kỳ; và rất quan trọng là vị thế của Hoa kỳ trong
công tác này được nâng cao. Thật bất ngờ để có thể hình dung được rằng mối quan hệ đối
tác đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa kỳ trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS có thể
được mở rộng trên phạm vi toàn quốc.
Ngay sau khi PEPFAR chính thức tuyên bố lần đầu tiên, lúc đó còn lại 4 tháng của
năm tài chính 2004 (FY04), Việt Nam đã nhận được 17,3 triệu USD hỗ trợ của phía Mỹ,
tiếp đến là hơn 27 triệu USD cho năm tài chính 2005 (FY05). Dự kiến kinh phí hỗ trợ cho
năm tài chính 2006 (FY06) vào khoảng 34 triệu USD, mặc dù tới 1/3/2006, vẫn còn hơn
21 triệu USD chưa được phân bổ, đang đợi thông qua lần cuối ở Washington cho Kế
hoạch Hoạt động của Quốc gia cho FY06.
Trong gần 2 năm qua, chương trình PEPFAR đã tiến triển ở Việt Nam, phía Hoa kỳ
đã giữ vị trí chủ trì lãnh đạo cho các hoạt động của PEPFAR, đồng thời kêu gọi các nhà
tài trợ quốc tế khác tăng cường tham gia, và PEPFAR cũng đã tạo ra niềm hy vọng mới
thực sự có giá trị lớn lao cho phía các đối tác Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ quốc
tế và các đối tác thực hiện tại Việt Nam. Một nhóm làm việc giỏi về chuyên môn, nhiệt
tình và tận tụy của Hoa kỳ đã làm việc không quản ngày đêm để thiết kế các chương
trình, và ở những thời điểm khác nhau, còn có sự hợp lực của các nhóm chuyên gia được
cử đến từ Washington và Atlanta. Trong giai đoạn này, các đối tác quốc tế đã có những
cải tiến về công tác điều phối, một phần do có vai trò lãnh đạo của phía Hoa kỳ, do giữ
quan hệ thường xuyên với các tổ chức LHQ.
Tuy nhiên, cũng trong thời gian 2 năm này, phía Hoa kỳ đã phải cố gắng rất nhiều để
vượt qua những khó khă
n trở ngại, nhưng cũng chỉ thu được một phần thắng lợi. Một số
do những trở ngại thuộc về chính trị và chính sách của chính Việt Nam. Các khó khăn

khác bắt nguồn từ những cân nhắc, tính toán về thể chế và chính trị từ phía Mỹ. Hậu quả
là, Hoa kỳ đã không giữ được vị trí tiên phong cho các nỗ lực mạnh mẽ nhằm giảm nguy
cơ lây nhiễm HIV ở những người tiêm chích ma tuý và những phụ nữ hành nghề mại
dâm. Thay vào đó, cách làm của Hoa kỳ là đưa ra một loạt các chương trình gồm nhiều
loại khác nhau. Các chương trình đa dạng này có thể tạo ra hiệu quả ở từng chương trình
đơn lẻ, nhưng khi được tổng hợp lại với nhau lại không trở thành một đường hướng
mang tầm vóc chiến lược, mà Việt Nam đang cần để đưa công cuộc phòng chống
HIV/AIDS tới thành công. Đường hướng chiến lược đó là: dự phòng tích cực và có trọng
tâm nhằm giải quyết một cách toàn diện các hành vi nguy cơ được coi là tâm điểm của
dịch đó là: tiêm chích ma tuý không an toàn và tình dục không bảo vệ giữa những

×