Tải bản đầy đủ (.docx) (238 trang)

Trương vĩnh kí với gia định báo.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 238 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ KIỀU OANH

TRƯƠNG VĨNH KÝ VỚI GIA ĐỊNH BÁO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI – 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ KIỀU OANH

TRƯƠNG VĨNH KÝ VỚI GIA ĐỊNH BÁO
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 9 32 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS, TS. Đỗ Quang Hưng
2. TS. Lê Thị Nhã

HÀ NỘI – 2023


LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi. Các số
liệu, kết quả được trình bày trong luận án này là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

NGUYỄN THỊ KIỀU OANH


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân trọng cảm ơn Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu; xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc
tới các Thầy Cơ ở Viện Báo chí và các khoa, phịng, ban của Học viện Báo
chí và Tun truyền đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tơi trong q trình học
tập, nghiên cứu để hồn thành luận án này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Giáo sư, Tiến
sĩ Đỗ Quang Hưng và Tiến sĩ Lê Thị Nhã đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi
trong suốt q trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày …. tháng … năm 20…
Tác giả luận án


NGUYỄN THỊ KIỀU OANH


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..............................................10
CHƯƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BÁO
CHÍ CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA GIA ĐỊNH BÁO...48
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Nam Kỳ khi Pháp xâm lược và sự tác động đến
Trương Vĩnh Ký và Gia Định báo..................................................................48
1.2. Hồn cảnh ra đời của báo chí quốc ngữ tại Sài Gòn...............................56
1.3. Giới thiệu về cuộc đời và các hoạt động văn hóa, tơn giáo, chính trị của
Trương Vĩnh Ký..............................................................................................61
1.4. Giới thiệu tổng quan về Gia Định báo....................................................91
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM BÁO CHÍ VÀ CHÂN DUNG
NHÀ BÁO TRƯƠNG VĨNH KÝ...............................................................101
2.1 . Đặc điểm tác phẩm báo chí của Trương Vĩnh Ký.................................101
2.2. Phong cách nhà báo Trương Vĩnh Ký....................................................137
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM QUẢN LÝ BÁO CHÍ VÀ NHỮNG
ĐÓNG GÓP CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ ĐỐI VỚI GIA ĐỊNH BÁO VÀ
NỀN BÁO CHÍ QUỐC NGỮ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU
THẾ KỶ XX.................................................................................................145
3.1. Kinh nghiệm quản lý báo chí của Trương Vĩnh Ký..............................145
3.2. Những đóng góp của Trương Vĩnh Ký đối với Gia Định báo và nền báo chí
quốc ngữ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX......................................................173
3.3 Bài học kinh nghiệm từ hoạt động báo chí của Trương Vĩnh Ký.........177
KẾT LUẬN..................................................................................................182
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................186
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC


GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI........................................................................196
PHỤ LỤC.....................................................................................................197


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tóm tắt tiểu sử Trương Vĩnh Ký.......................................................62
Bảng 2: Số lượng và kênh đăng tải tác phẩm báo chí và bài viết của Trương Vĩnh Ký
.......................................................................................................................101
Bảng 3: Thể loại tác phẩm báo chí của Trương Vĩnh Ký.............................107
Bảng 4: Các nhóm nội dung đăng tải trong các tác phẩm báo chí của Trương
Vĩnh Ký.........................................................................................................117
Bảng 5: Thống kê nội dung chính các bài viết thể loại nghị luận của Trương
Vĩnh Ký trên Gia Định báo...........................................................................118
Bảng 6: Thống kê nội dung chính các bài viết thể loại tin tường thuật của
Trương Vĩnh Ký trên Gia Định báo..............................................................123
Bảng 7: Thống kê nội dung chính các bài viết thể loại tin ngắn của Trương
Vĩnh Ký trên Gia Định báo...........................................................................127
Bảng 8: Các loại ngơn ngữ trong tác phẩm báo chí của Trương Vĩnh Ký....130
Bảng 9: Thống kê các tác phẩm báo chí bằng tiếng Pháp của Trương Vĩnh Ký 135
Bảng 10: Thống kê cộng tác viên trong các số Gia Định báo khi Trương Vĩnh
Ký làm Chánh tổng tài..................................................................................150
Bảng 11: Thống kê các tác phẩm báo chí của cộng tác viên trên Gia Định báo
khi Trương Vĩnh Ký làm Chánh tổng tài......................................................153


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Bài viết giải thích về hoạt động của chính quyền thực dân Pháp đối
với dân An Nam trên Gia Định báo số 23 ngày 24/10/1869................90

Hình 2: Hai tờ công báo Pháp ngữ đầu tiên ở Nam Kỳ...................................93
Hình 3: Giao diện tờ Gia Định báo và tờ Nam Kỳ..........................................98
Hình 4. Một số hình ảnh minh hoạt các bài viết của Trương Vĩnh Ký trên
Gia Định báo.....................................................................................115
Hình 5. Hình ảnh minh họa ngơn ngữ trong các tác phẩm báo chí của Trương
Vĩnh Ký trên Gia Định báo................................................................132
Hình 6: Ảnh minh họa trang bìa của tạp chí Thơng loại khóa trình của Trương
Vĩnh Ký..............................................................................................133
Hình 7: Trích lời kêu gọi cộng tác viên của Trương Vĩnh Ký trên số Gia Định
báo số 7 ngày 15.4.1871....................................................................149
Hình 8: Trích lời giải thích của Trương Vĩnh Ký trên số Gia Định báo số 6
ngày 24.02.1870.................................................................................164
Hình 9: Chú thích sự phân bố giữa các phần trên Gia Định báo...................165
Hình 10: Sơ đồ minh họa cấp độ quản lý tờ Gia Định báo...........................167
Hình 11:Phần giới thiệu số lần xuất bản định kỳ và cách thức mua Gia
Định báo...........................................................................................168
Hình 12: Sơ đồ hóa cách thức mua Gia Định báo.........................................169
Hình 13: Tin đính chính trong Gia Định báo................................................170
Hình 14: Hướng dẫn cách thức làm báo của Trương Vĩnh Ký trên Gia Định
báo số 5 ngày 24/02/1870..................................................................173


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn 150 năm, nền báo chí Việt Nam hiện đại phát triển mạnh
với sự phong phú, đa dạng về nội dung lẫn hình thức, loại hình. Sự phát triển
này dựa trên sự kế thừa và phát huy những giá trị mà các thế hệ nhà báo
quốc ngữ tiên phong đã làm nên. Do đó, những cơng trình nghiên cứu về lịch

sử báo chí vẫn tiếp tục thực hiện vì nhiều lí do. Trong số những vấn đề đáng
được quan tâm ấy, việc nghiên cứu về cội nguồn của dòng chảy báo chí ln
mang lại những giá trị cao q và đáng trân trọng vì nó chứng minh sức
mạnh, vẻ đẹp và giá trị của một dân tộc. Và cội nguồn báo chí của Việt Nam
đã được khẳng định là xuất phát từ Trương Vĩnh Ký - người đặt nền móng
cho báo chí quốc ngữ Việt Nam - và tờ Gia Định báo - tờ báo quốc ngữ đầu
tiên của Việt Nam.
Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898) được xem là một nhà văn hóa lớn của
Việt Nam. Ơng thường được biết đến với tư cách một con người đa tài ở
nhiều lĩnh vực: nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà dịch thuật, nhà biên khảo, nhà
ngơn ngữ. Chính vì vậy, khi mới ở tuổi đời 37, Trương Vĩnh Ký đã trở thành
người Việt Nam đầu tiên được xếp vào hàng “thập bát anh hào” thế giới bấy
giờ. Mặc dù vậy, cuộc đời và sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký lại gặp nhiều
thăng trầm, sóng gió và bất hạnh đúng như lời thơ tuyệt mệnh trước lúc lâm
chung của ông.
Lịch sử nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký đã trải qua bao nhiêu năm
nhưng những cơng trình nghiên cứu vẫn liên tiếp ra đời và gây nhiều tranh
luận bởi chưa có một sự nhất quán về nhân vật lịch sử này. Điểm chung của
phần lớn các cơng trình nghiên cứu là ghi nhận và ca ngợi những đóng góp
của Trương Vĩnh Ký trên ba lĩnh vực: ngơn ngữ, văn học và báo chí. Về ngôn


2

ngữ, ơng đã góp phần truyền bá chữ quốc ngữ sâu rộng trong quần chúng
nhân dân thông qua hoạt động báo chí và văn học. Về văn học, ơng đã đặt nền
móng cho nền văn học quốc ngữ thơng qua việc sưu tầm, biên khảo, phiên
dịch các tác phẩm Hán - Nôm, sáng tác các tác phẩm bằng chữ quốc ngữ để
phổ biến trong quần chúng. Về báo chí, ơng đã đặt nền móng cho nền báo chí
quốc ngữ qua việc làm chủ bút cho hai tờ báo quốc ngữ đầu tiên là Gia Định

báo (1865 - 1909) và Thông loại khóa trình (1888 - 1889). Bên cạnh đó, điều
làm nên những “sóng gió”, bất đồng trong lịch sử nghiên cứu về nhân vật này
là khuynh hướng phê phán và lên án tội lỗi của Trương Vĩnh Ký ở thái độ
chính trị. Theo đó, các nhà phê phán cho rằng việc Trương Vĩnh Ký phục vụ
cho chính quyền thực dân là thái độ đầu hàng giặc, là hành động phản quốc
đáng bị lên án. Sự khác biệt trong những cách đánh giá trên có thể xuất phát
từ nhiều nguyên nhân: thái độ, quan điểm, lập trường, phương pháp luận
nghiên cứu, tâm và tầm của người nghiên cứu… Vì vậy, dù đã có khá nhiều
cơng trình nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký nhưng sự tranh luận chưa bao giờ
chấm dứt. Từ đó, tạo nên động lực để các thế hệ hậu bối tiếp tục nghiên cứu
để bổ sung những điều mới về nhân vật này. Qua q trình nghiên cứu, tính
đến nay, đã có hàng trăm cơng trình nghiên cứu lớn nhỏ liên quan đến Trương
Vĩnh Ký. Tuy nhiên, phần lớn các cơng trình tập trung vào sự nghiệp văn học
và thái độ chính trị của ơng. Đối với hoạt động báo chí, có thể nói những cơng
trình nghiên cứu chưa nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề về hoạt
động báo chí của Trương Vĩnh Ký cùng những đóng góp của ơng. Cụ thể,
những yếu tố nào đã giúp Trương Vĩnh Ký đến với con đường làm báo? Ông
tham gia viết báo nhiều không? Đặc điểm tác phẩm báo chí của ơng như thế
nào? Những đóng góp cụ thể của ông đối với tờ Gia Định báo và nền báo chí
quốc ngữ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ra sao?
Gia Định báo (1865 - 1909) là tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên ở
Việt Nam. Trước Gia Định báo, ở nước ta đã tồn tại một số tờ báo tiếng Pháp


3

và tiếng Hán, chẳng hạn như Le Bulletin officiel de l’Expédition de la
Cochinchine (Nam Kỳ Viễn chinh Công báo, 1861), Le Bulletin des
Communes (Xã thôn Công báo, 1862), Courrier de Saigon (Thư tín Sài Gịn,
1864)… Gia Định báo ra đời cũng khơng ngồi mục đích phục vụ cho cơng

cuộc xâm lược và đồng hóa nhân dân Việt Nam của thực dân Pháp. Ban đầu,
nó nhằm tuyên truyền, phổ biến các cơng văn liên quan đến sự cai quản của
chính quyền, đồng thời nhằm mục đích xóa bỏ nền Hán học đã tồn tại hàng
nghìn năm ở Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị của tờ báo này dần dần thoát ra
khỏi sự kiểm soát của thực dân và mang lợi những lợi ích vơ cùng to lớn đối
với dân tộc Việt Nam. Những giá trị đó đến ngày nay vẫn cịn nguyên giá trị.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về tờ báo này vẫn cịn bất nhất ở nhiều góc độ,
khía cạnh, chẳng hạn như thời gian ra đời, đình bản của tờ báo, những ai làm
chủ bút tờ báo ở từng giai đoạn, những thay đổi qua từng thời kỳ của tờ báo,
các số báo lưu tồn hiện nay có được chính xác là bao nhiêu, giá trị về nội
dung, hình thức của tờ báo… Gần đây (năm 2017) có cơng trình Gia Định
báo, tờ báo Việt ngữ đầu tiên do nhóm giảng viên Báo chí trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn xuất bản nhưng đó cũng chỉ là tuyển tập những
bài viết riêng lẻ, phản ánh nhiều cái nhìn khác nhau và sự nghiên cứu mang
tính phân khúc, tư liệu cịn ít ỏi. Phần lớn các bài viết này đã được xuất bản
lần thứ nhất ở năm 2005. Lần tái bản này có bổ sung thêm một số bài viết
nhưng như thế vẫn chưa đủ. Từ đó tiếp tục dẫn đến nhiều tranh luận liên quan
đến vai trị và đóng góp của tờ báo này.
Trong các cơng trình nghiên cứu từ trước nay, hầu hết đều cơng nhận
Trương Vĩnh Ký có vai trị quan trọng đối với Gia Định báo thông qua việc
làm Chánh tổng tài và chủ bút của tờ báo này trong một khoảng thời gian nhất
định. Nhờ đó, tờ báo này được khởi sắc và mang phong cách riêng của mình.
Nhưng sự thật có phải đúng như vậy? Vừa qua vẫn cịn có ý kiến cho rằng
Trương Vĩnh Ký không phải là nhà báo quốc ngữ đầu tiên, và phong cách Gia


4

Định báo đã có từ trước khi ơng về làm Chánh tổng tài. Cịn nếu đúng thì việc
chứng minh từ trước đến nay vẫn chưa rõ ràng, chỉ dừng lại ở những đánh giá

chung chung hoặc phân tích một vài chi tiết. Thiết nghĩ để trả lời cho vấn đề
này cần phải có một sự nghiên cứu bao quát và toàn diện để tạo sự thuyết
phục hơn.
Từ những vấn đề cịn mang tính chất chưa rõ ràng và cịn bỏ ngỏ như
trên cho thấy rằng, việc nghiên cứu về hoạt động báo chí của Trương Vĩnh Ký
thơng qua tờ báo quốc ngữ đầu tiên cũng như một số phạm vi khác sẽ góp
phần làm sáng tỏ vai trị, vị trí và phong cách báo chí của Trương Vĩnh Ký và
tờ Gia Định báo và nền báo chí quốc ngữ Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng
góp phần làm sáng tỏ và những vấn đề còn đang gây tranh luận về Trương
Vĩnh Ký và tờ Gia Định báo. Từ đó, luận án góp phần bổ sung tư liệu vào hệ
thống lý luận về lịch sử báo chí cũng như việc ứng dụng vào đời sống thực
tiễn báo chí hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nhằm nghiên cứu rõ đặc điểm tác phẩm báo chí của Trương
Vĩnh Ký ở một số phương diện: số lượng, thể loại, nội dung, ngôn ngữ và
phong cách nhà báo Trương Vĩnh Ký, cho thấy rõ những kinh nghiệm quản lý
báo chí của Trương Vĩnh Ký. Từ đó, luận án chỉ ra những đóng góp của
Trương Vĩnh Ký đối với tờ Gia Định báo và nền báo chí quốc ngữ Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ
nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, luận án tìm hiểu, khảo sát và phân tích về bối cảnh lịch sử, xã
hội của thời đại mà Trương Vĩnh Ký và Gia Định báo tồn tại, cụ thể, đó là bối


5

cảnh xã hội Việt Nam nửa cuối thể kỷ XIX khi thực dân Pháp xâm lược nước

ta. Luận án còn tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký ở nhiều
phương diện, đặc biệt là ở lĩnh vực báo chí. Từ đó, luận án cho thấy tác động
của những yếu tố đó đến hoạt động báo chí của Trương Vĩnh Ký cũng như
việc hình thành Gia Định báo cũng như cho thấy được chân dung con người
báo chí của Trương Vĩnh Ký là như thế nào cũng như có những kiến giải xác
đáng về sự phức tạp trong sự nghiệp làm báo của Trương Vĩnh Ký.
Thứ hai, thực hiện sưu tầm, thống kê, nghiên cứu, phân tích các tác
phẩm báo chí của Trương Vĩnh Ký trên Gia Định báo và một số tờ báo khác
để làm rõ đặc điểm tác phẩm báo chí của Trương Vĩnh Ký ở các vấn đề:
Trương Vĩnh Ký có bao nhiêu tác phẩm báo chí? Ơng viết những thể loại nào?
Nội dung viết về những vấn đề gì? Cấu trúc tác phẩm báo chí như thế nào?
Đặc trưng ngôn ngữ ra sao?
Thứ ba, luận án cần chỉ ra và phân tích rõ các quan niệm về nghề báo
cũng như cách thức quản lý tờ báo của Trương Vĩnh Ký để thấy được những
điểm tiến bộ trong cách nhìn nhận về vai trị, vị trí cũng như cách thức quản
lý tờ báo của Trương Vĩnh Ký. Ý nghĩa của vấn đề này đối với báo chí đương
thời và hiện nay là như thế nào?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ chân dung nhà báo Trương Vĩnh
Ký cùng những đóng góp của ơng đối với nền báo chí quốc ngữ Việt Nam
cuối thế kỷ XIX thơng qua tờ Gia Định báo. Trong đó, luận án tập trung vào
bốn vấn đề: đặc điểm tác phẩm báo chí của Trương Vĩnh Ký; kinh nghiệm
quản lý tờ báo, phong cách báo chí mang nhiều điểm tiến bộ của Trương Vĩnh
Ký; những đóng góp của Trương Vĩnh Ký đối với Gia Định báo nói riêng,
báo chí quốc ngữ Việt Nam nói chung.


6


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu, trước hết, luận án tập trung khảo
sát các tư liệu liên quan đến bối cảnh, cuộc đời và sự nghiệp của Trương Vĩnh
Ký và các tài liệu nghiên cứu về Gia Định báo. Đặc biệt, chúng tôi tập trung
khảo sát các số báo của Gia Định báo hiện chúng tơi đang có (khoảng 1100 số
trong tổng số khoảng 1500 số của Gia Định báo) và các tác phẩm báo chí
khác của Trương Vĩnh Ký (đăng trên Gia Định báo, Thơng loại khóa trình và
một số tờ báo khác của Pháp).
4. Giả thuyết nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu Trương Vĩnh Ký và Gia Định báo luôn nhận được
những luồng ý kiến trái chiều. Có những ý kiến khen ngợi hết lời cũng có
những ý kiến phê phán hết mức về Trương Vĩnh Ký. Điều đó xuất phát từ
những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Vì vậy, câu hỏi nghiên cứu đặt
ra trong luận án này là: Đánh giá như thế nào cho công bằng và khách quan
về hoạt động báo chí của Trương Vĩnh Ký, nhất là vai trị và vị trí của ơng đối
với Gia Định báo và việc hình thành nền báo chí quốc ngữ cuối thế kỷ XIX?
Đánh giá như thế nào cho chính xác về Gia Định báo, đặc biệt là những vấn
đề còn đang gây tranh luận hoặc còn khuất lấp?
Trong phạm vi luận án này, chúng tôi đặt ra một số giả thuyết như sau:
Thứ nhất, hoạt động báo chí của Trương Vĩnh Ký rất phong phú, sơi nổi,
có ý nghĩa đóng góp nhất định đối với nền báo chí nước nhà.
Thứ hai, Trương Vĩnh Ký tham gia hoạt động báo chí với tư cách là nhà
quản lý và người viết báo nên ơng đã có một lượng tác phẩm báo chí nhất
định. Nó mang những đặc điểm khác biệt so với các nhà báo khác đương thời.
Thứ ba, Trương Vĩnh Ký đã có những đóng góp tích cực, tiến bộ góp
phần tạo nên những nền móng đầu tiên của nền báo chí quốc ngữ Việt Nam
cuối thế kỷ XIX. Những giá trị đó vẫn cịn ý nghĩa cho báo chí ngày nay?


7


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Trước hết, luận án vận dụng lý luận và phương pháp luận duy vật biện
chứng để nghiên cứu. Khi thiết chế xã hội thay đổi sẽ dẫn đến những thay đổi
trong cấu trúc hình thái của các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Báo chí là yếu tố
thuộc kiến trúc thượng tầng, nó chịu sự chi phối của cơ sở hạ tầng tương ứng. Do
đó, quan điểm này sẽ góp phần lí giải cơ sở hình thành mang tính tất yếu của nền
báo chí Việt Nam cuối thế kỷ XIX trước sự xâm nhập của báo chí phương Tây.
- Thứ hai, luận án vận dụng cơ sở lý luận về lịch sử báo chí trong tiến
trình vận động của nó với lịch sử xã hội qua các thời kỳ. Điều này cho phép
người nghiên cứu tiếp thu các quan điểm, đánh giá của các nhà nghiên cứu đi
trước trên cơ sở kế thừa và tư duy độc lập để đưa ra quan điểm, đánh giá phù
hợp về Trương Vĩnh Ký và Gia Định báo trong bối cảnh hiện nay.
- Thứ ba, ở một chừng mực nhất định, luận án còn vận dụng một số lý
thuyết của báo chí hiện đại để làm cơ sở phân tích và đánh giá vấn đề nghiên
cứu. Cụ thể, luận án vận dụng các lý thuyết về mối quan hệ giữa nhà báo và tác
phẩm báo chí để cho thấy rõ mối quan giữa nhà báo Trương Vĩnh Ký và các tác
phẩm của ông; lý thuyết về các nguyên tắc hoạt động của báo chí để cho thấy
báo chí bản chất của báo chí là một phương tiện, cơng cụ để truyền tải thơng tin
đến cơng chúng và góp phần định hướng dư luận xã hội, thúc đẩy xã hội phát
triển; cuối cùng là lý luận về các thể loại báo chí để phân định các tác phẩm báo
chí của Trương Vĩnh Ký và các tác phẩm báo chí trong Gia Định báo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích nội dung: phân tích các tác phẩm báo chí của Trương
Vĩnh Ký để cho thấy rõ những đóng góp của ơng đối với nền báo chí quốc ngữ qua
những tác phẩm mà Trương Vĩnh Ký đã viết trong Gia Định báo.
Phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại: chúng tôi đặt Trương Vĩnh Ký



8

và Gia Định báo trong mối tương quan với các nhân vật lịch sử (các nhà báo) và
một số tờ báo cùng thời để từ đó có cái nhìn rõ hơn về những đóng góp cũng
như vai trị, vị trí của Trương Vĩnh Ký và Gia Định báo ở cuối thế kỷ XIX.
Đồng thời, chúng tơi cịn đặt vấn đề nghiên cứu theo trục thời gian của lịch sử
qua việc khảo sát các cơng trình nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký và Gia Định
báo từ khi ra đời cho đến nay. Qua đó, đề tài cho thấy rõ sự biến động trong việc
nhìn nhận, đánh giá về Trương Vĩnh Ký và Gia Định báo qua các thời kỳ.
Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này được vận dụng nhằm
để sưu tầm, thống kê và phân loại các tài liệu có liên quan (những cơng trình
nghiên cứu, các số báo của Gia Định báo, những tư liệu liên quan đến cuộc đời
và sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký cũng như Gia Định báo…).
Phương pháp lịch sử: Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu về bối
cảnh lịch sử xã hội thế giới và trong nước thế kỷ XIX, các sự kiện có liên quan
đến hồn cảnh gia đình, xuất thân, cuộc đời của Trương Vĩnh Ký. Đó là cơ sở để
lí giải và đánh thái độ, lập trường, quan điểm của nhân vật này.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Vận dụng để phân tích các khía cạnh
về con người Trương Vĩnh Ký từ lịch sử, văn học, ngôn ngữ, tôn giáo đến báo
chí, góp phần làm rõ hơn những hoạt động và đóng góp to lớn của Trương Vĩnh
Ký và Gia Định báo.
6. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần nhận diện và cung cấp cái nhìn bổ sung về
Trương Vĩnh Ký ở lĩnh vực báo chí, chỉ ra những đặc điểm của tác phẩm báo chí,
đặc trưng phong cách viết báo, kinh nghiệm quản lý tờ báo của Trương Vĩnh Ký,
khẳng định những đóng góp của ông cho tờ Gia Định báo và nền báo chí quốc
ngữ Việt Nam.
Thứ hai, luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu gắn nhân vật với một tờ báo
nhất định để xem xét, đánh giá vai trò của Trương Vĩnh Ký đối với tờ báo và

suy rộng ra đóng góp cho nền báo chí quốc ngữ. Trương Vĩnh Ký dù đã được
nghiên cứu khá nhiều nhưng hướng tiếp cận này chưa được thực hiện. Trong đó,


9

nhấn mạnh đến những yếu tố mới tiến bộ và đi trước thời đại của ông. Đặc biệt,
cho thấy ông khơng chỉ là nhà báo trong nước mà cịn là nhà báo quốc tế đầu
tiên của Việt Nam.
Thứ ba, đề tài góp phần làm rõ hơn lịch sử hình thành, phát triển, tính chất,
ý nghĩa, đóng góp của tờ báo quốc ngữ đầu tiên và người Việt Nam đầu tiên làm
Chánh tổng tài của một tờ báo (Tổng Biên tập ngày nay).
Thứ tư, với những số báo thu thập được từ Thư viện Quốc gia Pháp, luận
án góp phần bổ sung nguồn tư liệu về Gia Định báo cũng như nghiên cứu Gia
Định báo ở góc độ hồn chỉnh hơn trên cơ sở kế thừa, tiếp thu các cơng trình đi
trước.
7. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Luận án là sự tiếp nối các cơng trình nghiên cứu đi trước
về lịch sử báo chí. Qua cơng trình này, tiếp tục bổ sung những điều còn dang dở
hoặc chưa rõ ràng về sự nghiệp báo chí của Trương Vĩnh Ký cũng như các vấn
đề liên quan đến Gia Định báo.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần là luận cứ
khoa học để nghiên cứu về sự nghiệp báo chí của Trương Vĩnh Ký, có thể được
bổ sung làm tài liệu phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu về lịch
sử báo chí quốc ngữ và văn hóa, ngơn ngữ Việt Nam nói chung.
8. Kết cấu của luận án
Ngồi phần Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu, Kết luận và danh
mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những yếu tố tác động đến hoạt động báo chí của Trương Vĩnh Ký
và sự ra đời của Gia Định báo.

Chương 2: Đặc điểm tác phẩm báo chí và phong cách nhà báo Trương Vĩnh Ký
Chương 3: Kinh nghiệm quản lý báo chí và những đóng góp của Trương Vĩnh
Ký đối với Gia Định báo và nền báo chí quốc ngữ Việt Nam cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX.


10

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1. Tình hình nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký ở góc độ lịch sử, chính
trị, văn hóa và tơn giáo
Trương Vĩnh Ký (hay Pétrus Ký) là nhân vật rất đặc biệt trong lịch sử
dân tộc Việt Nam và thế giới. Ông được xưng danh với nhiều “mỹ từ” khác
nhau, từ “hiền sĩ” từ khi tạ thế (1898) đến “Ông Thầy Đạo Lý Của cả Nam
Kỳ” (Trần Chánh Chiếu), từ “nhà văn- nhà báo” (Đơng Dương Tạp chí,
1913) đến bậc “tiên hiền” (Thiếu Sơn, 1933), từ “Trương Vĩnh Ký tiên sinh”
(Nguyễn Văn Tố, 1937) đến “người khai sáng mở đường cho nền quốc văn
mới” (Dương Quảng Hàm, 1941), từ “nhà bác học” (Vũ Ngọc Phan),
“danh nhân”, “nhà ái quốc cao đội và đa diện”, “ngơi sao sáng chói” (Vũ
Ký, 1973), “nhà văn hóa lỗi lạc” của Việt Nam và thế giới (Võ Văn Kiệt,
2004) đến “gián điệp”, “mật thám”, “giòi trong xương”, “tay sai”, “tên
bán nước” (Mẫn Quốc)…
Có thể nói, ơng là một trong những nhân vật có q trình nghiên cứu
phức tạp nhất trên nhiều phương diện từ lịch sử, chính trị đến văn hóa (trong
đó có tơn giáo, văn học và báo chí) khơng chỉ ở phạm vi trong nước mà còn ở
phạm vi quốc tế. Ở phạm vi trong nước, những cơng trình nghiên cứu về
Trương Vĩnh Ký kể từ khi ơng tạ thế đến nay tính có đến hàng trăm cơng
trình các loại, từ bài báo đến bài nghiên cứu khoa học, từ tiểu luận, chuyên
luận đến sách giáo khoa, sách tham khảo, từ luận văn đại học, cao học đến

luận án tiến sĩ. Tuy nhiên, đó khơng phải là một q trình nghiên cứu bằng
phẳng mà là một quá trình gay cấn với rất nhiều những luồng ý kiến trái chiều
nhau. Sự xung đột này không chỉ diễn ra ở một thời điểm nhất định mà ở mọi
giai đoạn của lịch sử. Do đó, để cho thấy rõ sự nhìn nhận, đánh giá của các


11

học giả, các nhà nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký, trong khuôn khổ của luận án
này, chúng tôi tổng quan tình hình nghiên cứu theo trục thời gian lịch sử.
1.1.1. Trước 1930
Khi Trương Vĩnh Ký qua đời, nhiều bậc trí thức đã tỏ lịng tiếc thương
vơ hạn đối với sự ra đi của ơng. Điều đó được phản ánh qua Nhật Trình Nam
Kỳ, bao gồm các bài văn điếu của các môn sinh như Mai Nham, Thế Tải
Trương Minh Ký, Tân Long Tri huyện Hà Minh Phải, Hà Tiên Thông phán
Trần Quang Tâm, bài thơ Kính điếu Sĩ tải Trương của Đặng Thúc Liêng
(đăng trong số 47,1898); bài khóc điếu của Văn Sanh N.K.H (Nguyễn Khắc
Huề) (Số 48, 22.9.1898), bài Văn khóc than Đốc Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký của
Hà Đăng Đàng (số 49, 29.9.1898). Còn bản thân tờ Nhật Trình Nam Kỳ than
tiếc rằng: “Thương thay người hiền sĩ, kính thay người hiền sĩ, lúc phân vân
đã ra tài kinh tế, hồi thái bình nào quên bạn bút nghiên. Vì nước vì dân cũng
nên cho rằng gồm đủ”; “Người thật là gương nhân đức mọi đàng, danh tiếng
người thì ai ai cũng biết, là đứng làm gương cho các đời hậu sanh” [120;
tr.47]. Sự ra đi của Trương Vĩnh Ký được xem là mất mát lớn lao đối với xã
hội Nam Kỳ lúc bấy giờ. Những lời ca thán, thương tiếc, kính điếu tiếp tục
được gửi đến các tờ báo một thời gian dài sau đó.
Đến đầu thế kỷ XX, bên cạnh thái độ kính ngưỡng, ca ngợi về tài trí và
đức độ của Trương Vĩnh Ký đã xuất hiện một số ý kiến theo chiều hướng
ngược lại. Năm 1919, trên tạp chí Nam Phong, số 17 năm 1919, Phạm Quỳnh
đã trực tiếp cơng kích, tỏ thái độ xem thường những tác phẩm, trước tác của

Trương Vĩnh Ký: “Ông Trương chẳng qua là một nhà làm sách cho con nít
đọc mà thơi, đã có cơng nghiệp gì với Tổ quốc, đã từng bao giờ đem cái xác La
tinh ra mà dựng hồn Nam Việt. Chẳng dám khinh gì người trước, nhưng những
bậc danh sĩ nước Nam như ông Trương cả thì cũng khơng lấy gì làm vẻ vang
cho nước lắm” [Dẫn theo 126]. Với cái nhìn và quan niệm của một bậc hậu
bối


12

ở giai đoạn mà chữ quốc ngữ đã phát triển tương đối, Phạm Quỳnh đã chỉ trích
việc Trương Vĩnh Ký sử dụng và truyền bá chữ quốc ngữ thời buổi sơ khai.
Với ơng, đó là một thứ ngơn ngữ rẻ tiền, chỉ mang tính chất “mua vui một vài
trống canh” cho trẻ nhỏ. Thật ra, chính Phạm Quỳnh là người đã sử dụng chữ
quốc ngữ một cách thuần thục và chuyên nghiệp khi ông là Chủ nhiệm, Chủ
bút và Chủ biên phần chữ quốc ngữ của tờ Nam Phong tạp chí (1917-1934).
Do vậy, Phạm Quỳnh lấy “nay” để so sánh và đánh giá “xưa” là chưa hợp lý.
Chữ quốc ngữ thời kỳ Trương Vĩnh Ký là thứ chữ còn sơ khai, mới hình thành
cịn “lộn xộn trộn trạo chữ nọ xọ chữ kia” thì khơng tránh khỏi những non
kém. Tuy nhiên, đó là nền tảng để phát triển về sau của chữ quốc ngữ. Và đây
cũng chính là điều mà nhiều nhà nghiên cứu sau này ghi nhận công lao to lớn
của Trương Vĩnh Ký đối với việc hình thành ngơn ngữ mới của dân tộc: “Ơng
là bực kỳ cựu trong phái Pháp học và đã có cơng trong việc truyền bá chữ
quốc ngữ”; “Dù sao đi chăng nữa, dù trên đường chính trị ơng có thất bại đi
chăng nữa thì trên sự nghiệp văn hóa nói chung và trên sự nghiệp văn học nói
riêng, ơng đã thành cơng rực rỡ” [45; tr.91].
Năm 1927, Thập Bát Phù Viên Đặng Thúc Liêng cho in cuốn Trương
Vĩnh Ký hành trạng (In tại nhà in Xưa Nay, Sài Gịn). Trong phần Tự ngơn,
ơng đã tôn Trương Vĩnh Ký là “một vị tân quân tử thật của nước Việt Nam ta,
ai ai cũng đều biết cả”. Và đây là lí do để Đặng Thúc Liêng viết câu chuyện

danh nhân này: “Chúng ta đã muốn dựng hình Quân tử, thời nên đọc truyện
Quân tử, mới trọn tình cảm mộ, được bắt chước theo Quân tử hành vi mà sửa
nhân cách cho hoàn toàn; nhân cách thảy được hoàn toàn, thời xã hội ta ngày
nay biết bao nhiêu là hạnh phúc” [57; tự ngôn]. Tác phẩm này được xem là
truyện danh nhân nhằm ca ngợi về phong thái đức độ, tài năng của Trương
Vĩnh Ký. Dưới cái nhìn của Đặng Thúc Liêng, Trương Vĩnh Ký ứng xử nho
nhã như một bậc chính nhân quân tử. Cùng thể loại truyện danh nhân này, 74


13

năm sau, Hoàng Lại Giang tiếp tục viết tiếp một truyện: Trương Vĩnh Ký - bi
kịch muôn đời, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin năm 2001. Tuy nhiên, cái
nhìn của Hoàng Lại Giang mang màu sắc hiện đại và thể hiện sự thấu hiểu
trên nhiều phương diện hơn về cuộc đời và thân phận Trương Vĩnh Ký.
Như vậy, ở giai đoạn đầu, phần lớn các nhà nghiên cứu thiên về việc ghi
nhận và ca ngợi về công lao, đức độ, tài năng của Trương Vĩnh Ký. Dù đã có
ý kiến phản pháo nhưng chưa thật sự làm nổi trội tính mâu thuẫn, đối kháng
khi nghiên cứu về Trương Vĩnh Ký.
1.1.2. Từ 1930 - 1975
Đây là giai đoạn có sự tranh luận sôi nổi về Trương Vĩnh Ký xoay
quanh việc ông là người có công hay có tội, là người yêu nước hay bán nước
với khá nhiều ý kiến khác nhau.
Trong giai đoạn này, xuất hiện một tên tuổi luôn tỏ ra thấu hiểu và hết
lời ca ngợi công lao của Trương Vĩnh Ký, đó là Ứng Hịe Nguyễn Văn Tố.
Trong những bài viết, Nguyễn Văn Tố luôn chứng minh cho luận điểm:
Trương Vĩnh Ký là nhà Bác học - Tâm thuật - Khiêm tốn. Trong bài viết
Petrus Ký (1837 - 1898), Bullentin de l’Enseignement mutuel du Tonkin
(Tome XVII, N1-2, Janvier-Juin 1937, tr.25-67), Nguyễn Văn Tố nhận định:
“Điều nâng đỡ sự nghiệp và kiên trì cố gắng trong suốt đời Trương Vĩnh Ký

đó là tình u q hương, u đất nước Nam Kỳ mà Trương Vĩnh Ký thích thú
gọi là mẹ hiền của tơi, nhưng tình u ấy khơng hề chia lìa với tình yêu các xứ
sở khác của Việt Nam. Trương Vĩnh Ký đã hiến dâng cho xứ sở Nam kỳ tất cả
sức lực. Hoài bão cao nhất của Trương Vĩnh Ký là tụng ca quá khứ oai hùng
của Nam kỳ và tụng ca tất cả những ai làm vẻ vang cho Nam kỳ bằng vũ khí
hay bút viết. Do đó, Trương Vĩnh Ký đã trở thành sử gia của Nam kỳ, một sử
gia say mê bảo vệ và tôn vinh, nhưng vẫn là một sử gia luôn tôn trọng sự thật”
[Dẫn theo 112; tr.65]. Ở đây, Nguyễn Văn Tố đã khẳng định một điều mà ít



×