Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

môn học sức khỏe tâm thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.4 KB, 31 trang )



MÔN HỌC : SỨC KHỎE TÂM THẦN


SỨC KHỎE TÂM THẦN LÀ GÌ VÀ VÀI ĐIỂM LỊCH SỬ
CỦA TÂM LÝ BỆNH HỌC

SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ VÀI ĐIỀM LỊCH SỬ CỦA TÂM LÝ BỆNH HỌC

I. SỨC KHỎE TÂM THẦN LÀ GÌ :
1. Định nghĩa sức khỏe tâm thần (Mental Health, Santé Mentale) :
“Khả năng của bộ máy tâm lý hoạt động một cách hoàn toàn dễ hiểu, có
hiệu quả và
đương đầu một cách mềm dẻo trước những tình huống khó
khăn mà vẫn có thể tìm lại được sự cân bằng của mình” (J.Sutter).
II. VÀI ĐIỂM LỊCH SỬ CỦA TÂM LÝ BỆNH HỌC
1. Thời kỳ cổ xưa :
Một trong những lý thuyết cổ xưa nhất là gắn những hành vi không thích nghi
và những sức mạnh siêu nhiên hoặc ma thuật. Từ đó, việc điều trị thông
thường là do thầ
y phán hoặc thầy lang thực hiện nhằm xua đuổi tà ma khỏi
những người bị bệnh.
Những hành vi không thích nghi cũng được giải thích bởi sự hiện diện của
những tổn thương thực thể trên một cơ quan nào đó, chứ không phải trên
toàn bộ cơ thể. Người ta đã tìm thấy những xương sọ cổ xưa với những lỗ
khoan khoảng 2cm đường kính ở
các vùng đông Địa Trung Hải và Bắc Phi
(3000 – 2000 năm trước Công nguyên).
2. Thời kỳ cổ Hy Lạp :
Thế ký thứ 9 trước Công nguyên, việc điều trị những người có hành vi không


bình thường được thực hiện trong đền thờ thần Asclepius (Thần chữa bệnh)
Hyppocrates (460 – 377 trước Công Nguyên) mô tả não người như cơ quan
biểu lộ ý thức (Trước đó người ta cho rằng trái tim là nơi chứa đựng cuộc
sống, tinh thầ
n và cảm xúc). Việc điều trị dựa trên sự nghỉ ngơi, tắm rửa và
dinh dưỡng.
3. Thời kỳ Trung Cổ :
Thời kỳ trộn lẫn giữa hai kiểu trị liệu đối với bệnh nhân tâm thần: Trị liệu tàn
nhẫn và trị liệu có tính nhân bản. Mê tín dị đoan phát triển song song với tư
tưởng bác ái của Thiên Chúa Giáo.
4. Thời kỳ Phục Hưng :
Thời kỳ củ
a những thay đổi về thái độ của xã hội đối với những hànhv i không
thích nghi.
Johann Weyer (1515 – 1576) bảo vệ mạnh mẽ sự cần thiết phải điều trị bệnh
nhân bằng y học. Các tác phẩm của ông đại diện cho giai đoạn phân chia tâm
lý bệnh học ra khỏi thần học.
5. Thời kỳ của lý trí :
Thế kỷ 17 và 18 : lý trí là những phuơng pháp khoa học thay thế cho mê tín dị
đoan trong việc tìm hiểu hành vi củ
a con người.
Baruch Spinoza (1577 – 1640) đưa ra sự tiếp cận mới về tâm lý học và sinh lý
học, coi tâm hồn và cơ thể là một khối không thể phân chia.
6. Thời kỳ Hiện đại :

1
Từ những năm 1980 – 1990, chúng ta thấy nở rộ những chuyên ngành của tâm
lý học theo hai hướng :
 Hướng thứ nhất : Những lĩnh vực lớn của tâm lý học nghiên cứu chủ yếu
những hiện tượng tâm lý với hai cực tương ứng với hai mảng lớn khác

nhau về phuơng pháp cũng như về trọng tâm: cái bình thường và cái bệnh
lý.
 Hướng thứ hai : Liên quan đế
n hai khía cạnh không tách rời được của
hành vi, một bên là sinh học nghĩa là cội rễ của hành vi, và bên kia là xã
hội, nghĩa là những mối tương tác giữa con người và xã hội.

7. Sự ra đời của Tâm lý bệnh học :
Tâm lý bệnh học ra đời vào đầu thế kỷ 20 khi mà tâm lý học với tư cách là một
môn khoa học được tách khỏi triết học.


CHƯƠNG II

SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH

I. ĐỊNH NGHĨA VỀ NHÂN CÁCH :
Nhân cách (Personality, personnalité) là
đặc điểm tuơng đối ổn định và chung
nhất về cách sống của một nguời trong cung cách phản ứng truớc những tình
huống mà nguời đó phải đuơng đầu.
Nhân cách không phải chỉ là một cứ liệu sinh học, đuợc di truyền từ đời này
sang đời khác, mà là một sự tạo dựng, kết quả của mối tuơng tác thuờng
xuyên giữa cá nhân và môi truờ
ng.
II. VAI TRÒ CỦA DI TRUYỀN VÀ MÔI TRUỜNG :
1. Nghiên cứu về di truyền :
“Nguời ta không thể xem kiểu gien như quyết định kiểu hình, mà như một
yếu tố tạo nên một nhóm khả năng đuợc hiện thực hóa từng buớc bởi lịch
sự” P.ROUBERTOUX và M.CARLIER.

2. Nghiên cứu về tập tính học :
- Hiện tuợng dấu ấn hay ảh huởng cách truyền (empreinte,
imprégnation) : do LONENZ mô tả vào năm 1935 đối vớ
i loài chim.
- Sự lựa chọn đối tuợng tình dục và xã hội : Có những giao động lớn
tùy thuộc vào sự tiếp cận và sống chung.
3. Kỹ năng và sự tuơng tác :
- Kỹ năng hành vi của sơ sinh : thàng luợng giá hành vi chu sinh (T.B
Brazetlon).
- Nhu cầu
- Sự thiếu vắng tình Mẹ về luợng : một bé từ vài tuần đến 30 tháng
tuổi, có một mối quan hệ ổn định với M
ẹ và chưa bao giờ bị xa Mẹ, sẽ phản
ứng với việc cách ly với Mẹ bằng một loạt hành vi bao gồm 3 giai đoạn :
 Chống đối.
 Thất vọng
 Tách biệt
4. Hai ví dụ về tính phức tạp của sự tuơng tác giữa cái đã có sẵn và cái đuợc
tiếp thu ở nguời :
- Sự hình thành dục tính : chính tri giác của Cha – Mẹ về m
ột giới tính
nào đó quyết định sự hìh thành của giới tính trẻ. Truờng hợp luỡng tính

2
giả (Pseudo-hermarphrodisme) nam hay nữ có thể gây ra sự lầm lẫn về
giới tính của trẻ.
- Chứng lùn tâm lý xã hội : sự phát triển của trẻ, duới sự điều hành
của chất nội tiết và yếu tố di truyền bị ảnh huởng rất nhiều bởi môi truờng.
Thuờng kết hợp giữa sự ngưng phát triển thể lực với những rố
i loạn quan

hệ tình cảm gia đình và rối loạn ứng xử.



CHƯƠNG III

NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ CÓ TÍNH QUYẾT ĐỊNH

I. YẾU TỐ TÂM LÝ XÃ HỘI :
Bệnh tật không phải đuợc chia ra một cách ngẫu nhiên cho các tầng lớp xã
hội. Từ thế kỷ thứ XII, nguời ta đã biết rằng tuổi thọ của các tầng lớp nghèo
khổ thấp, nghĩa là tỷ
lệ tử vong cao. Đối với một nhóm xã hội nào đó, bệnh
tật cũng có sự tiến triển riêng của nó.
Sự di dịch xã hội, vị trí kinh tế xã hội cũng là những yếu tố nguy cơ. Nguời
ta đã mô tả một nhóm phụ nữ cao huyết áp do tính không vững chắc của
cuơng vị xã hội : họ thuờng nóng tính, thô bạo, ít hấp dẫn về mặt thể chất,
chố
i bỏ vai trò phụ nữ của họ, bất hạnh trong gia đình.
II. NHỮNG SỰ KIỆN CỦA CUỘC SỐNG :
1. Thang lượng giá :
Hawkins và Rahe xây dựng thang tái thích ứng xã hội (social read
justement rating scale – 1957), và thang do Rahe cải biên vào năm 1975 về
những thay đổi gần đây của cuộc sống (recent events life).
Trong những thang này, sự kiện đưa đến sự tha hóa trong tiến trình sống,
đòi hỏi ở chủ thể một sự tổ chức lại, một s
ự tái thích nghi.
Có nhiều cách để chấm điểm :
- Để một nhóm nguời không bị bệnh cho điểm những sự kiện trong cuộc
sống theo mức độ quan trọng của chúng.

- Để cho những nguời đuợc điều tra tự kể ra tất cả những dự kiện trong
cuộc sống.
2. Phân tích phê phán :
- Tính trung thực của các thang tùy thuộc vào trình độ học vấn và thời gian
giữa các lúc cao điểm (4 tháng quên khoảng 4%, 6 tháng quên khoảng 31 –
46%)
- Nguy cơ thứ nhất xuất phát từ ảo tuởng phản hồi (Illusion rétroactive):
không phải sự kiện đã tham gia vào việt hình thành bệnh, mà chính cơn
bệnh đã tạo ra sự kiện đó. Ảo tuởng phản hồi có thể xuất phát từ mức độ
quan trọng mà nguời ta gán cho một sự kiện vì có cả sự hiện diện của cơ
n
bệnh. Ảo tuởng phản hồi cũng có thể tạo ra sự lộn nguợc của thứ tự
nguyên nhân, trong mức độ mà chính cơn bệnh đã tạo ra sự kiện (ví dụ
như giảm giấc ngủ do bệnh lý huyết áp cao có thể gây ra tai nạn hoặc
những phản ứng hung hãn).
3. Sự kiện cuộc sống và bệnh lý học :
Nguời ta đã chứng minh đuợc sự liên h
ệ giữa những sự kiện của cuộc
sống và bệnh lý thực thể hay tinh thần.

3
Những sự kiện của cuộc sống có một tầm quan trọng khác nhau đối với
bệnh lý học, một số bệnh nhạy hơn truớc những yếu tố này.
Trong những trại tập trung thời Đức quốc xã, nhiều nguời đã mất hẳn
chứng suyển, loét dạ dày, nhức nửa bên đầu, viêm đại tràng xuất huyết.
Nguợc lại những bệnh khác như các b
ệnh dịch, thiếu dinh duỡng có thể
giết chết họ dễ dàng.
III. YẾU TỐ CÁ NHÂN :
1. Tình trạng mãn tính của bệnh :

Trong một cộng đồng, bệnh tật không phải đuợc chia một cách ngẫu
nhiên: 25% mang phân nửa số bệnh của cộng đồng, còn một phần tư nữa
chỉ có 10% trong tổng số bệnh (Hinke).
Triệu chứng tâm lý có thể đi theo sau một bệnh thực thể : khoảng 20 – 30%
tình trạng trầm nhuợc tiếp theo sau các bệnh thực thể. Một trong những
yếu tố tâm lý về tình trạng mãn tính của bệnh có thể là một nét nhân cách
với cảm xúc tiêu cực.
2. Yếu tố cá nhân chung :
Hai yếu tố chủ yếu :
- Chứng mù cảm khí sắc (Alexxithymie) : nguời bệnh không thể tả đuợc cảm
xúc của mình và cũng không cảm nhận đuợc biểu hiện của nó về m
ặt thực
thể. Đây là một sự trống vắng về tình cảm và nhận thức. “Chứng mù cảm
khi sắc mất đi khi nguời ta thay thế độc thoại bằng đối thoại” (Von Red).
- Phong cách lý giải bi quan (Style d’explication pessimiste) : gắn bệnh nhân
với trách nhiệm về một sự kiện mà hậu quả luôn còn đó và trải dài theo
cuộc sống của họ.
3. Yếu tố cá nhân chuyên biệt :
Không có chứng cứ v
ề một yếu tố tâm lý chuyên biệt cho một bệnh.
Tính đa dạng của yếu tố gây bệnh có thể giải thích việc một số tổ chức cá
thể chỉ phát huy tác dụng khi có sự có mặt của những tham số khác.
4. Hành vi gây bệnh và hành vi tạo sức khỏe :
- Hành vi gây bệnh : không chỉ xuất hiện sau những sự kiện của cuộc sống,
mà nó có thể trở thành một kiểu sống th
ật sự. Hành vi gây bệnh có lẽ là
hành vi tự nhiên đối với loài nguời và nó đuợc tăng cuờng thêm trên
phuơng diện cá nhân và xã hội. Nghiên ma túy là sự bộc phát quá đáng của
những hành vi đó.
IV. NHỮNG YẾU TỐ GIẢM NHẸ (Modérateurs)

Những yếu tố gây bệnh cũng như những sự kiện của cuộc sống đều bị ảnh
huởng bởi những biến số tâm lý có thể giả
m nhẹ ảnh huởng của chúng :
- Những yếu tố giảm nhẹ từ môi truờng xã hội
- Những yếu tố giảm nhẹ từ bản thân
- Những yếu tố giảm nhẹ do những kinh nghiệm truớc kia.
1. Sự nâng đỡ về mặt xã hội :
Đây là những nguồn lực do nguời khác đem đến :
- Cảm xúc tích cực
- Tin chắc là
đuợc hiểu và đuợc chấp nhận
- Đuợc khuyến khích biểu lộ ý nghĩ
- Đuợc thông tin và khuyên bảo
- Có thể nhận đuợc một sự giúp đỡ vật chất
Sự nâng đỡ xã hội giữ vai trò làm giảm nhẹ đối với hành vi tạo sức khỏe
cũng như đối với những sự kiện chấn thuơng.
2. Quá trình làm chủ
:

4
Quá trình làm chủ là những cố gắng về nhận thức cũng như về hành vi
nhằm làm chủ, chịu đựng hoặc giảm thiều những áp lực bên ngoài cũng
như bên trong và những xung đột xảy ra trong hoàn cảnh nào đó.
Đối với những bệnh tâm thần, sự tránh né nổi lên rõ nét và ít khi thấy việc
tìm kiếm sự nâng đỡ xã hội. Nuợc lại, đối với những bệnh thực thể, đặ
c
điểm chính của nó là tìm kiếm một sự nâng đỡ của xã hội.
3. Yếu tố nhân cách :
Có một số đặc tính của nhân cách mạnh mẽ (Kobasa) có khả năng giảm
nhẹ tác động của những sự kiện :

- Sự kiểm soát (khả năng khống chế tình huống)
- Sự dấn thân (khả năng hoạt động không bị tha hóa)
- Sự thách thức (không coi sự thay đổi nh
ư một nguy cơ).

XW





CHƯƠNG IV

HOẠT ĐỘNG TÂM THẦN
(Fonctionnement mental)

Có một thực tại tâm lý bên trong của chúng ta giống như cái thực tại vật
chất bên ngoài. Thế giới tâm lý bên trong là tổng hợp toàn bộ quá trình
phát triển và cá thể hóa, chủ yếu là sự tự nội tâm hóa dần dần những
tuơng tác giữa những đứa trẻ và môi truờng, do học tập, do điều kiện hóa
và là s
ự nội tâm hóa của những nguời quan hệ với đầy đủ gánh nặng tình
cảm của nó.
I. NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA HOẠT ĐỘNG TÂM THẦN :
1. Nguyên tắc của tính không thay đổi (constance) : giống như những cơ thể sinh
vật khác, cơ thể con nguời luôn có khuynh huớng không đổi lực căng bên
trong, như sự điều bình (homéostasie) trong sinh lý học.
- Nguyên tắc khoái cảm (principe de plaisir) : ban đầu hoạt động của trẻ
em
chỉ biết chìu theo sự thôi thúc của ham muốn, tìm khoái cảm, bất chấp

thực tế.
- Nguyên tắc thực tế (principe de réalité) : Khi đụng phải thực tế hiều xung
năng không thể thực hiện đuợdc mà phải điều chỉnh lại. Lúc đó, môi
truờng xung quanh giữ một vai trò rất quan trọng. Nguyên tắc này cũng là
một hình thức nhằm thỏa mãn những nhu cầu, đem lại chấ
t luợng cho sự
sinh tồn.
2. Sự lập đi lập lại (répétition) : Đó là sự thúc ép lập đi lập lại. Không phải là một
khuynh huớng bình thuờng lập đi lập lại jhững thói quen tiếp thu từ sự học
tập, nhưng là một sự thúc đẩy bên trong làm cho con nguời lập lại vô tận
những tình huống chấn thuơng làm cho họ đau khổ nhưng họ không thể tự
kềm chế đuợc. Thêm vào đó những phản ứng của những nguời xung
quanh làm cho chúng nặng thêm. Tất cả những gì gây sang chấn tâm lý sẽ
để lại dấu ấn với khuynh huớng nổi lên trở lại một cách lập đi lập lại.
II. NHỮNG DẠNG THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG TÂM THẦN :

5
1. Khả năng chờ đợi và sự tuợng trưng hóa : Đây là hai phẩm chất của hoạt
động tâm thần đuợc hình thành từng buớc, gắn liền với sự phát triển thành
thục của hệ thần kinh trung uơng, nhưng cũng phụ thuộc vào hệ thống
tình cảm của đứa trẻ, nghĩa là bản chất và chất luợng của những mối quan
hệ củ
a nó.
Trẻ em từng buớc không cần đến chính vật thể nữa mà chỉ chú ý những
điểm tuợng trưng của vật thể. Tư duy từ cụ thể đi dần đến tư duy trừu
tuợng (quy luật của ngôn ngữ và lô-gic)
2. Hoạt động theo quá trình tiên phát :
Đó là hoạt động của vô thức, nhưng nó có thể chiếm lĩnh cuộc sống ý thức
và mục tiêu duy nhất của nó là sự th
ỏa mãn ngay những ham muốn đã

sinh ra nó. Như vậy để tạo đuợc sự cân bằng bên trong, chỉ có 2 con
đuờng để thoát ra :
- Giải thoát năng luợng theo con đuờng vận động hay thần kinh thực vật:
loạn vận hành (dyspraxie), chứng lập lại máy móc (stéréotypie), tic, rối loạn
tâm thể và rối loạn ứng xử.
- Giải thoát năng luợng bằng việc đầu tư quá mức cho th
ế giới huyền tuởng :
ảo giác (hallucination), hoang tuởng (délire, delusion).
Việc giáo dục sẽ giúp cho trẻ chịu đựng đuợc một mức độ căng thẳng bên
trong nào đó và lùi lại việc giải thoát năng luợng nhờ vào sự phát triển thế
giới tâm lý của nó.
3. Hoạt động theo quá trình thứ phát :
Hoạt động này đặc trưng cho cuộc sống ý thức và lý trí. Ở đây tư duy logic
chớ không phải mức
độ tình cảm có nhiệm vụ nối kết những hình tuợng.
Nguyên tắc thực tế có trách nhiệm sửa chữa cho nguyên tắc khoái cảm và
sự chờ đợi có thể thực hiện đuợc. Việc hình thành cái Tôi sẽ tạo sự phù
hợp với thực tại bên ngoài. Vấn đề chủ yếu ở đây cũng là vai trò của các
mối quan hệ với môi truờng và sự nội tâm hóa của chúng.
III. CƠ CH
Ế PHÒNG VỆ :
Đây là những thao tác của bộ máy tâm lý nhằm giảm thiểu những căng
thẳng bên trong. Chúng thuờng có giá trị che chở sự toàn vẹn của bộ máy
tâm lý, nhưng hiệu quả không giống nhau. Chúng cũng dễ bị sự điều hành
của các quá trình tiên phát và như vậy có thể gây bệnh và cản trở hoạt
động tâm thần.
1. Sự dồn nén (Refoulement, Repression) :
Có thể nói đây là một cơ chế phòng vệ chủ y
ếu. Đây là thao tác mà chủ thể
tìm cách đẩy vào hoặc giữ lại trong vô thức những biểu tuợng gắn liền với

một xung động. Con nguời không thể thỏa mãn bất kỳ dục vọng nào và cơ
chế này giúp cho sự hình thành cái Tôi.
2. Sự thoái lui (Régression) :
Đây là sự trở về với những hình thức truớc kia của sự phát triển tư duy và
phuơng thức quan hệ của chủ thể với môi truờ
ng. Theo Freud, có ba kiểu
thoái lui :
- Thoái luichủ đề (régression topique) : Từ ý thức đi đến vô thức.
- Thoái lui hình thức (régression formelle) : trở lại những biểu hiện của tư
duy nguyên thủy (quy trình thứ phát trở thành quy trình nguyên phát)
- Thoái lui theo thời gian (régression temporelle) : trở lại những dạng thức
quan hệ theo kiểu vùng kích dục (zones érogènes) hậu môn hay miệng.
3. Sự đảo lộn nguợc lại (Renversement dans la contraire) :

6
Mục đích của một xung động biến thành cái nguợc lại, như từ ác dâm
chuyển thành khổ dâm, từ chứng nhìn trộm thành chứng phô bài.
4. Sự hình thành có tính phản ứng (Formation réactionelle) :
Là thái độ tâm lý nguợc chiều phản khág lại với một ham muốn đã bị dồn
nén. Một ý thức quá mức về sạch sẽ che đậy một khuynh huớng về sự dơ
bẩn. Một sự thuơng hạ
i tràn lan là một thái độ chống lại những ham muốn
hung hãn.
5. Sự thăng hoa (Sublimation)
Những xung lực bản năng không đuợc thỏa mãn sẽ đuợc đầu tư vào
những hoạt động đuợc xã hội đề cao, như khoa học, nghệ thuật, sự nghiệp
xã hội
6. Sự đồng hóa (Identification)
Nhờ quy trình tâm lý này mà chủ thể có thể tiếp nhận một đặc tính của
nguời khác và hành

động giống từng phần hay hoàn toàn theo kiểu như
vậy.

XW


CHƯƠNG V

XUNG ĐỘT VÀ STRESS

I. XUNG ĐỘT (CONFLICT, CONFLIT) :
1. Định nghĩa :
- Xung đột là một tình trạng trong đó chủ thể bị giằng co giữa khuynh hướng
về nhận thức và động cơ ngược chiều nhau.
- Theo phân tâm học, xung đột tâm lý là sự biểu lộ của những đòi hỏi nội
tâm không thể dung hòa được,
đặc biệt là những xung năng trái ngược
nhau. Xung đột tâm lý có thể được thể hiện rõ nét hay tiềm ẩn. Vai trò của
tình dục phải tiến đến việc giải quyết sự xung đột có tính quyết định, đó là
mặc cảm oedipe.
2. Hậu quả và việc giải quyết xung đột :
N.E. Miller chia xung đột ra thành :
- Xung đột tiến tới – tiến tới (approche – approche).
- Xung đột né tránh – né tránh (évitement – evitement).
- Xung độttiến tới – né tránh (approche - évitement)
II. STRESS :
Khởi đầu, Stress (tiếng Anh) bắt nguồn từ chữ La tinh “Stringere” có
nghĩa là nghịch cảnh, bất hạnh (thế kỷ).

1. Định nghĩa :

- Stress là “mọi đáp ứng của cơ thể trước mọi yêu cầu hay đòi hỏi tác động
lên trên cơ thể đó “ (H. Selye, 1976).
- Stress là “một tình trạng căng thẳng cấp diễn ra của cơ thể bị bắt buộc
phải
điều động những tổ chức phòng vệ của nó để đương đầu với một tình
huống đe d5a” (J. Delay).
Trong các điều kiện thông thường, Stress là một đáp ứng thích nghi
bình thường về mặt tâm lý sinh học và hành vi.
2. Lý thuyết về Stress :

7
2.1. Lý thuyết sinh lý học :
2.1.1. Theo Walker Cannon : phản ứng bỏ chạy hay chiến đấu (flight or flight) là
một loạt biểu hiện sinh lý do việc tiết ra chất nội tiết của ng thượng thận,
gọi là “chất nội tiết của Stress” hay Adrénaline.
2.1.2. Theo Hans Selye : Toàn bộ những phản ứng sinh lý trước những sự tấn
công khác nhau là “Hội chứng thích nghi chung”. Tiếp đó có khả năng xuất
hiện một bệnh lý c
ơ thể hay cái chết. Sực việc được giải thích bởi sự hoạt
hóa của nang thượng thận trước hiện tượng Stress.
2.1.3. Thuyết mô hình tạng đặc biệt – Stress (Diathesis-stress model) : Thuyết này
nêu lên sự tương tác giữa các yếu tố bẩm chất và các yếu tố thúc đẩy.
Parsons (1988) cho rằng sự thay đổi mang tính chất biến hóa sẽ tạo ra sự
chọn lọc đốivới các ứng xử nhằm giúp các sinh vật thích nghi vớ
i môi
trường đầy rẫy tác nhân tạo Stress.

2.2. Lý thuyết tâm lý – xã hội :
2.2.1. Thuyết mô hình chuyển động tâm lý :
Theo Freud, có 02 loại lo hãi :

-
Lo hãi tín hiệu : đáp ứng đốivới mối liên quan tác nhân gây Stress, căng
thẳng.
-
Lo hãi chấn thương : mang tính bản năng hoặc phát sinh từ bên trong, tạo
ra sự căng thẳng đè nặng lên sinh hoạt nội tâm (trước các xung năng tình
dục và các bản năng hung hãn bị dồn nén).
2.2.2. Thuyết học tập :
- Mô hình điều kiện hóa kinh điển (Pavlov).
- Mô hình thao tác có điều kiện (B.F. Skinner).
2.2.3. Thuyết xung đột :
Stress xuất hiện khi người dân không có việc làm, không có nhà ở …
stress là hiệu quả của các mối quan hệ xã hội ít ổn
định, của nghèo khổ,
của quyền hạn thấp kém và thiếu kềm chế cá nhân.
2.2.4. Thuyết môi trường sinh thái :
Stress xuất hiện từ sự đông đúc, ô nhiễm, từ những rủi ro đối với sức
khỏe do các tai biến của môi trường.
2.2.5. Thuyết kiểm soát :
Còn gọi là thuyết điều khiển học. Các sinh vật tự điều chỉnh bằng cách đối
chiếu tình trạng hiện h
ữu với một hệ quy chiếu nào đó để duy trì thế cân
bằng. Các quá trình phản hồi sẽ phát huy các diễn biến tích cực và ngăn
ngừa các diễn biến tiêu cực, làm giảm thiều stress hoặcv ngăn ngừa các
tác nhân gây stress.



3. Stress gia đình :
Gia đình được xem như một hệ thống bao gồm những người được liên kết

với nhau thông qua tình thương, sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau.
Stress trong gia đình làm tăng sự nh
ạy cảm của các thành viên theo sự
đau khổ về thể chất và tinh thần, phá vỡ tính hài hòa và cấu trúc của gia
đình (hệ kém thích nghi).
3.1. Reuben Hill (1949) đề xuất mô hình ABCX :
- A : Sự kiện.
- B : Nguồn lực gia đình đáp ứng với khủng hoảng.

8
- C : Nhận thức của gia đình về sự kiện.
- X : Khủng hoảng.
3.2. David Kein (1983) đưa ra lý thuyết : Stress – Khủng hoảng – ứng phó (SCC,
Stress – Crisis – Coping) :
Có 5 giai đoạn chuyển tiếp chính của gia đình có thể gây ra stress (Fosson,
1988) :
- Thành lập một đơn vị gia đình mới.
- Có thêm các thành viên mới.
- Chia cách các thành viên khỏi đơn vị gia đình.
- Mất đi một thành viên.
- Tan rã đơn vị gia đ
ình.
4. Chiến lược ứng phó với stress :
Theo Matherny, có 02 loại ứng phó :
4.1. Ứng phó dự phòng (Preventive coping) :
- Né tránh các tác nhân gây stress thông qua việc thích nghi trong cuộc
sống.
- Thích nghi với các mức đòi hỏi.
- Các kiểu ứng xử làm giảm nguy cơ tạo ra stress.
- Tạo ra các nguồn lực ứng phó.

4.2. Ứng phó chống cự (Combative coping) :
- Giám sát các tác nhân gây stress và các triệu chứng.
- Sắp xếp các nguồn lực nhằm ứng phó hữu hiệu.
-
Tấn công các tác nhân gây stress, đẩy lùi ý nghĩ tự “đầu hàng” và giữ
được tinh thần cởi mở cho những lựa chọn thích hợp.
- Dung nạp các tác nhân gây stress. “Cấu trúc lại nhận thức nhằm vứt bỏ …
một kế hoạch gây nhiễu tâm thông qua việc đánh giá lại tính nghiêm trọng
của các đòi hỏi về các hạn chế nguồn lực của bản thân”.
- Hạ thấp mức kích động.

XW

CHƯƠNG VI

Y HỌC TÂM THỂ
(Médicine psychosomatique)

I. ĐỊNH NGHĨA :
“Tâm thể” có ý nghĩa là một rối loạn thực thể mà trong nguồn gốc
của nó ẩn chứa một yếu tố tâm lý, không phải một cách đồng thời, mà là
một sự đóng góp chính yếu vào việc hình thành bệnh.
Margolin và Kaufman : “Đây là một cách tiếp cận có tính thao tác đối
với lý thuyết và thực hành y học, trong đó cấu trúc và chức năng của bộ

máy tâm lý được xem như một biến cố của sức khỏe và bệnh tật, ví dụ như
sinh lý học và bệnh lý học”.
Những thay đổi của đờisống tâm lý (cảm xúc hay đúng hơn là những
xung đột) cấp tính hoặc mãn tính, ý thức hoặc vô thức đều có tác dụng gây
bệnh (effet pathogène).

II. LỊCH SỬ CỦA KHÁI NIỆM TÂM THỂ TRONG Y HỌC :
- Trường phái Cos và Hippocrate :
Đối tượng của y học là người bệnh trong s
ự toàn vẹn của nó.

9
Người bệnh có một khí chất và một lịch sử riêng.
Cơn bệnh là sự phản ứng của cá thể trước những xáo trộn bên ngoài hay
bên trong.
Mục tiêu của trị liệu là tạo lại cho người bệnh sự hài hòa đã mất đi đối với
môi trường và bản thân.
Đây là môt quan điểm có tính tổng hợp và năng động
- Trường phái Cnide và Galien :
Cơn bệnh có sự tồn tại
độc lập.
Nguồn gốc của bệnh là một tổn thương giải phẫu lâm sàng.
Mục iêu của trị liệu là định vị tổn thương của cơ thể, và nếu có thể tách lấy
nó ra.
Đây là một quan điểm tích cực và cơ học.
“Sự tiếp cận tâm thể không hề loại bỏ những vấn đề sinh lý học, mà chỉ
chú ý đến vai trò của cảm xúc. Như vậ
y không có nghĩa là tìm hiểu thể xác
ít hơn mà chỉ có nghĩa là tìm hiểu hơn nữa tâm lý con người”. (Weiss và
English).
III. Ý NGHĨA CỦA TRIỆU CHỨNG TÂM THỂ :
- George Groddeck : ứng dụng vào y học tâm thể mô hình nghiên cứu thực
thể của hysterie của Freud. “Cái ấy” là lực đẩy cong người hoạt động, làm
cho con người “suy nghĩ, lớn lên, mạnh khỏe và bệnh hoạn, nói tóm lại là
cho con người sống”. Khái niệm về giải phẫu học huyề
n tưởng song song

với giải phẫu học khoa học.
- Oierre Marty : tính quyết định của nhiều yếu tố có sự tham gia sinh học
mạnh mẽ, với sự thận trọng trong vấn đề “chọn” cơ quan và chức năng bị
bệnh.
IV. RỐI LOẠN CHỨC NĂNG DO RỐI LOẠN CẢM XÚC :
Xung đột cảm xúc là những “stress” tâm lý như :
- Giản nỡ động mạch : đàn ông hay đ
àn bà đều đỏ mặt khi đứng trước một
tình thế đáng hổ thẹn. Giãn động mạch não và màng não có thể gây ra
những cơn nhức đầu cảm xúc.
- Co thắt động mạch : sự hoảng sợ hay một tình thế lo hãi có thể gây ra co
thắt động mạch ở da.
- Tăng xuất tiết : rất hiếm gặp người đàn ông không biết khóc khi gặp một
tình thế thật sự c
ảm động.
Có thể xem những biểu hiện sinh lý trên như những cơ chế phòng vệ của
cơ thể.
Cám xúc có thể xuất hiện do một tình thế bị đe dọa nặng nề hoặc một xung
đột ý thức. Có lúc những xung đột được lập đi lập lại mà người bệnh
không ý thức được và chỉ biểu hiện bằng những rối loạn về sinh lý.
V. BIỂU HI
ỆN TÂM THỂ Ở TRẺ EM :
Tuổi thơ thật sự là “tuổi vàng son của tâm thể” (Mazet và Houzel).
Cơ thể được trẻ em sử dụng một cách ưu tiên để thể hiện cảm xúc của nó
(vui mừng, tức giận, điên loạn).
Nền y học tâm thể được hướng về cộng đồng và xã hội. Nó bao hàm một
khía cạnh xã hội học. Người bệnh được xem như một cá thể toàn di
ện. Y
học tâm thể nằm ở vùng giới hạn giữa nhiễu tâm và loạn tâm.


XW


10

PHẦN HAI
TÂM LÝ BỆNH HỌC VÀ CUỘC SỐNG

CHƯƠNG I

TÂM LÝ BỆNH HỌC Ở CÁC LỨA TUỔI

I. TÂM LÝ BỆNH HỌC TUỔI THƠ :
Những vấn đề tâm lý bệnh học tuổi thơ thường bị đánh giá thấp.
Nhưng khác với người lớn, trẻ em có thể thay đổi và lớn lên nhanh chóng,
và những vấn đề tâm lý nghiêm trọng có thể vượt qua, đôi khi rất nhanh
nếu chúng được chăm lo sớm với sự hợp tác của cha mẹ
và những người
xung quanh.
1. Bản chất những vấn đề của tuổi thơ :
Sự phát triển tâm lý bình thường của trẻ em tùy thuộc vào những
điều kiện sống trng những năm tháng mà nó lớn lên. Trẻ em cảm nhận rất
sớm tình cảm của cha mẹ hay người thân chăm lo cho nó.
Muốn lớn lên, trẻ em phải nội phỏng (introkection) tất cả những gì
mà người lớn có ý thực hiện và hình
ảnh của chính những người lớn đó.
2. Những vấn đề gần gũi của sự phát triển bình thường :
- Khóc la kéo d ài (sự lo hãi ở mẹ)
- Những cơn ác mộng (12 – 18 tháng : tư thế trầm nhược : 5 – 6 tuổi : mặc
cảm oedipe).

- Những cơn giận dữ (dấu hiệu của sự mệt nhọc, sự hụt hẩnbg tình cảm).
- Đái dầm trên 4 tu
ổi (xung đột nội tâm)
- Hành vi có vấn đề : hung hăng, nói dối, ăn cắp (cần nghĩ đến những động
cơ sâu xa).
3. Tâm lý bệnh học tuổi thơ :
- Dị tật bẩm sinh và khó khăn trong sự phát triển : một tổn thương não nhẹ
(MBD : Minimal Brain Damage) lúc sanh hoặc sau đó có thể gây ra chậm
phát triển, khuynh hướng xung đột, rối loạn ứng xử, động kinh.
- Rối loạn do bệnh th
ực thể : viêm não thường đưa đến sự bất ổn
(instabilité) nhiều mặt. Suy dinh dưỡng thường đưa đến vô cảm (apathie)
và chậm phát triển.
- Rối loạn tâm thể : như chàm, suyển, rối loạn tiêu hóa nhằm “tránh” những
triệu chứng tâm lý.
- Rối loạn tâm thần ở trẻ em : định vị tâm lý (fixation) sớm do những xung
đột nội tâm thường đưa đến chứng tự tỏa, hoang tưởng.
II. TÂM LÝ BỆNH HỌC TUỔI THIẾU NIÊN :
Tuổi thiếu niên là giai đoạn cuối cùng trong việc hình thành nhân
cách. Những thay đổi trong cấu trúc nhân cách còn có thể diễn ra một khi
tuổi thiếu niên chưa kết thúc.
1. Bản chất những vấn đề của tuổi thiếu niên :
- Giai đoạn ẩn tàng thường kết thúc lúc 11 tuổi, và dưới sức ép của những
thay đổi thực thể và tâm lý, trẻ xây dựng nhân cách của mình.
- Vấ
n đề đặt ra là những xung đột trong việc thống nhất bản thân, trong việc
tách biệt dần với cha mẹ và với chính tuổi thơ của trẻ. Những căng thẳng
kiểu oedipe được hoạt hóa trở lại theo sự trưởng thành về tình dục.

11

- Ở mỗi giai đoạn những xung đột đó có thể nổi lên và ngăn cản tiến đến
tuổi trưởng thành.
2. Những vấn đề gần gũi với sự phát triển bình thường :
Không có tuổi thiếu niên không có căng thẳng, ít nhất cũng từng đợt, từ
bên trong lẫn từ bên ngoài.
- Tính khí lo âu : với những lo lắng trong những giới hạn bình thường về vấn
đề tình d
ục, những cơn ác mộng, trạng thái dễ bị kích động không có lý do
rõ ràng …
- Tính khí rầu rĩ : với cảm giác gần như trầm nhược, nghi ngờ về bản thân,
về giá trị của mình.
3. Tâm lý bệnh học của tuổi thiếu niên :
- Tật nguyền và tuổi thiếu niên : gia tăng những căng thẳng bên trong, với
những giai đoạn khủng hoảng, căng thẳng, bỏ trốn, tấ
n công, trầm nhược.
- Chính sự nâng đỡ tình cảm là biện pháp giải quyết tốt nhất những rình
cảnh khó khăn.
- Rối loạn tâm thể : với sự co lại từng phần, sự đau đớn về thể xác, những
căng thẳng bên trong. Phải phân biệt các vấn đề nảy sinh : lo hãi, khuynh
hướng ưu bệnh (hypocondrie), đặc biệt chứng chán ăn do tâm lý (anorexie
mentale) ở trẻ gái.
4. Nhiễu tâm củ
a thiếu niên :
- Nhiễu tâm lo hãi
- Nhiểu tâm Hysteri (dấu hiệu chuyển hoán)
- Nhiễu tâm ám sợ (liên quan đến bối cảnh xã hội, văn hóa hay vật chất)
- Nhiễu tâm ám ảnh.
III. TÂM LÝ BỆNH HỌC TUỔI GIÀ :
Những người lớn tuổi ngày càng nhiều trong tất cả các nước, vì
tuổi thọ được kéo dài. Vấn đề đặt ra là chất lượng của cuối đời và hình

tượng của những ng
ười lớn tuổi về cuối đời của họ.
1. Bản chất những vấn đề tâm lý của tuổi thứ ba :
- Người lớn tuổi trở lại “tuổi thơ của họ” (sự phụ thuộc)
- Già đi nghĩa là bị bắt buộc sống với những tách biệt, những chia ly. Sự
chia ly tối cao là cái chết, cái chết của bản thân mình.
- Những lo hãi v
ề cái chết, về những mất mát không hàn gắn được trở nên
ngày càng nặng nề hơn và thử thách nhân cách một cách quyết liệt.
2. Những vấn đề gần gũi với sự già nua bình thường :
- Một sư suy giảm tâm lý nhẹ xuất hiện dần (hay quên, khó tập trung).
- Lo hãi trầm nhược vừa (tính khi thay đổi từ hưng cảm thấp cho đến mất
hứng thú đối với những thăng hoa,
đến sự phụ thuộc vào gia đình hay
những đồ vật).
- Sự tự vệ mạnh hơn heo kiểu khó tính (dễ bị kích thích, thiếu kiên nhẫn …),
kiểu ám ảnh hay paranoia, hay nghiện ngập.
3. Tâm lý bệnh học tuổi già :
- Suy giảm tâm lý nặng : gây ra những “tội” không thể hiểu được đối với
nhân cách trước kia, hay bệnh cảnh sa sút tuổi già (démence sénile).
- Tình trạng trầm nhược nặng : lú lẫn, hoang tưởng (tri giác l
ơ mơ, mấ
phương hướng …), trầm nhược thoái triển từng đợt kéo d ài, ý tưởng tự
tử.
- Tự vệ bệnh lý : hành vi trái tính trái nết, ám ảnh, sợ bị truy hại
(percécution), hành vi xung động ưu bệnh, nghiện rượu, nghiện ma túy.
4. Vấn đề chẩn đoán và điều trị :

12
- Một chẩn đoán chính xác rất quan trọng vì nó cho phép phân biệt những

bệnh thực thể với những rối loạn tâm lý.
- Trong điều trị nên sử dụng với những hàm lượng vừa những thuốc như
tân dược, an thần nhẹ, chống trầm nhược.
XW




CHƯƠNG II

BIỂU HIỆN RỐI LOẠN CỦA TÂM THẦN

1. Rối loạ
n cảm giác và tri giác :
1.1. Tăng cảm giác : Màu sắc rực rỡ, mùinồng nặc.
1.2. Giảm cảm giác : Không rõ rệt, xa xăm.
1.3. Loạn cảm giác bản thể (cénesttopathia) : nóng ran trong người,
cấu xé trong ruột, điện giật trong óc.
1.4. Ao tưởng (illusion) : tri giác sai lầm về các đốitượng có thật
trong thực tế khách quan (ví dụ : áo treo trên tường giống người đang
đứng, nhìn dây thừng tưởng rắn).
1.5. Ao giác (hallucination) : Tri giác như có thật về
một sự vật, một
hiện tượng không hề có trong thực tế khách quan.
1.5.1. Ao giác thô sơ và phức tạp :
- Ao giác thô sơ : không có cấu kết rõ nét.
- Ao giác phức tạp : có hình tượng rõ ràng và sinh động.
1.5.2. Ao giác thật, ảo giác giả :
- Ao giác thật : người bệnh tiếp nhận ảo giác như có thật trong thực tại,
không phân biệt được ảo giác với sự thật.

- Ao giác giả : khu trú trong ???, từ trong cơ th
ể phát ra, bệnh nhân nhận
thức ảo giác trong ý nghĩ của mình.
1.5.3. Ao giác chia theo giác quan :
- Ao thanh : tiếng nói co thể là nói một mình hay là nói vớingười bệnh (ảo
thanh bình phẩm, ảo thanh mệnh lệnh)
- Ao thị : kích thước cơ thể giống như tự nhiên hay có thể lớn lên (ảo thị
khổng lồ : macroposia) hay nhỏ đi (ảo thị tí hon : microposia). Ao thị có
thể sinh động hoặc bất động. Nội dung của ảo thị
có thể làm cho người
bệnh say mê ngồi nhìn một cách thích thú hoặc ngơ ngác, bàng hoàng, sợ
hãi.
- Ao giác nội tạng (visceral hallucination) : cảm thấy rõ ràng trong người có
những dị vật, những sinh vật.
1.5.4. Ao giác sơ đồ thể (trouble of body schema) : tri giác sai
lầm về hình thể và kích thước của thân thể mình (lớn lên, dài ra, ngắn lại).
2. Rối loạn cảm xúc :
2.1. Giảm cảm xúc :
- Giảm khí sắc (hypothymia) : buồn rầu, ủ rủ.
- Vô cảm (apathia) : thờ ơ dửng dưng với tất cả những việc gì xảy ra xung
quanh.
2.2. Tăng cảm xúc :
- Cảm xúc không ổn định (labile) : từ vui sang buồn, từ khóc sang cười.

13
- Cảm xúc say đắm (etasy) : tăng cảm xúc mạnh có tính chấtnhất thời.
- Khoan khoái (europhobia) : thấy mọi vật xung quanh đều hợp với lòng
mình nên cười nói một cách thích thú.
2.3. Rối loạn cảm xúc khác :
- Cảm xúc hai chiều (ambivalence) : vừa thích vừa không thích.

- Cảm xúc trái ngược (paradixical) : nhận được tin vui thì buồn rầu.
3. Rối loạn tư duy :
3.1. Rối loạn hình thức tư duy :
3.1.1. Phân chia theo nhịp độ nhanh :
- Tư duy phi tán (fight of ideas) : quá trình liên tưở
ng rất nhanh, chủ đề luôn
luôn thay đổi theo tác động bên ngoài.
- Tư duy dồn dập (accelerated thinking) : những ý nghĩ xuất hiện dồn dập
ngoài ý muốn.
- Nói hổ lốn (logorrhea) : nói luôn mồm, nội dung vô nghĩa.
3.1.2. Phân chia theo nhịp độ chậm :
- Tư duy chậm chạp (bradypsychia) : suy nghĩ khó khăn, nội dung đơn điệu,
nghèo nàn.
- Tư duy ngắt quãng (barrage) : dòng ý tưởng bị ngắt quãng khi đang nói.
- Tư duy lai nhai (circumstantial thinking) : kể mộ
t cách tỉ mỉ những chi tiết
thứ yếu và rất khó chuyển sang nội dung chủ yếu.
- Tư duy kiên định (perseverance) : lập đi lập lại một chủ đề nhất định.
3.1.3. Phân chia theo hình thức phát ngôn :
- Nói một mình (monologue).
- Nói tay đôi (dialogue).
- Nói lặp lại (palilalia) : không ai hỏi cũng cứ nói.
- Nhại lời (echolalia) : chỉ lặp lại câu hỏi.
- Ám ảnh cảm cụ thể : ám s
ợ, ám ảnh hồi ức.
4. Rối loạn trí nhớ :
- Giảm nhớ (hypomnesia)
- Tăng nhớ (hypermnesia)
- Quên (amnesia)
 Thuận chiều (anterograde) : quên sự việc xảy ra sau khi bị

bệnh, từ vài giờ đến vài tuần.
 Ngược chiều (retrograde) : quên sự việc xảy ra trước khi
bệnh.
5. Rối loạn chú ý :
- Chú ý suy yếu : không thể tập trung chú ý vào một việc gì lâu được,.
- Chú ý trì trệ : n
ăng lực di chuyển chú ý rất kém.
- Chú ý di chuyển nhanh chóng.
6. Rối loạn hoạt động :
6.1. Rối loạn hoạt động có ý thức :
- Giảm vận động (hypokinesia)
- Mất vận động (akinesia)
- Tăng vận động (hyperkinesia)
- Động tác dị thường (parakinesia)
- Giảm hoạt động (hypoboulia)
- Tăng hoạt động (hyperboulia)
- Mất hoạt động (aboulia)
6.2. Rối loạn hoạ
t động bản năng :

14
6.2.1. Hành vi xung động : xuất hiện đột ngột, không có sự đấu tranh bên
trong để kềm chế lại (nhảy xuống đất khi ô tô đang chạy)
6.2.2. Say mê xung động :
- Xung động uống rượu (dipsomania)
- Xung động đi lang thang (romomania)
- Xung động trộm cắp (kletomania)
- Xung động đốt nhà (pyromania)
- Xung động thèm uống (potomania)


XW





CHƯƠNG III

RỐI LOẠN NHÂN CÁCH

Mặc dù nhân cách có mộ
t tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của con
người, việc nghiên cứu dịch tễ của những rối loạn nhân cách chỉ được
thực hiện trong những năm gần đây.
I. VẤN ĐỀ CHẨN ĐOÁN :
1. Định nghĩa :
- Nhân cách : là kiểu suy nghĩ, cảm giác và hành vi đặc trưng cho cách sống
và cách thích nghi riêng của từng người, và do những yếu tố thể trạng,
những yế
u tố gắn với sự phát triển của cá nhân và kinh nghiệm trong xã
hội.
- Nét tính cách : là một kiểu hànhvi không thay đổi hay kéo dài, một phần
của nhân cách mà người ta có thể rút ra tổng thể hành vi vủa một người
mà không bao giờ có thể quan sát thấy được.
2. Phân loại các rối loạn nhân cách :
Có thể phân các rối loạn nhân cách thành 3 nhóm :
- Nhóm “lạ đời” (étrange) hay “kỳ quặc” (excentrique) bao hàm những nhân
cách kiểu parnoia, dạng phân liệt, kiểu phân liệt.
- Nhóm “kịch tính” (dramatique) hay “bấ
t thường) (erratique) : bao hàm

những nhân cách kiểu Hystérie, ái kỷ, chống đối xã hội và giới hạn.
- Nhóm “lo âu” (anxieux) : bao hàm những nhân cách lẫn tránh, phụ thuộc,
ám ảnh, thúc ép và thụ động, hung hãn.
II. DỊCH TỄ HỌC CỦA NHỮNG RỐI LOẠN NHÂN CÁCH :
1. Tỷ lệ mới mắc (incidence) :
Tỷ lệ mới mắc của những rối loạn nhân cách rất khó xác định được
vì tính chất của chúng; đây là những rối loạn mãn tính và triệu chứ
ng xuất
hiện lúc còn tuổi thơ hoặc tuổi thiếu niên ở một thời điềm không rõ ràng.
2. Tỷ lệ mắc bệnh (Prévalence) :
a) Khảo sát cộng đồng về những rối loạn nhân cách nói chung :
Tỷ lệ mắc bệnh từ 0,1% (Đài Loan và Ấn Độ) đến 9,7% (Mahattan New York)
với một tỷ lệ trung bình 2,8%. Những người này thường có tiền căn nghiện
rượu/thất nghiệp và những vấn
đề hôn nhân, gia đình.
b) Khảo sát trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu :

15
Hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong một số công
trình nghiên cứu chứng rối loạn nhân cách thường được đưa vào những
nhóm chẩn đoán rất rộng như nhiễu tâm chẳng hạn, cho nên không thể
định được tỉ lệ mắc bệnh chuyên biệt.
c) Khảo sát môi trường bệnh nhân bị tâm bệnh
Năm 1991, Mulder (Tân Tây Lan) đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với tấ
t
cả các bệnh nhân tâm thần được điều trị nội trú (6447), tỉ lệ mắc đối với
từng loại rối loạn nhân cách đều được phân bố một cách đồng đều (nước
Anh 7,6% đối với tất cả bệnh nhân nhập viện). Chẩn đoán thường là rối
loạn nhân cách không chuyên biệt (45%) sau đó là rối loạn nhân cách thể
uể oải (12%). Những bệnh nhân bị rối loạ

n nhân cách thường trẻ hơn và
giới nữ cao hơn giới nam (2/3 đàn ông và ½ đàn bà chưa bao giờ lập gia
đình, đàn ông thường bị bắt buộc nhập viện nhiều hơn đàn bà).

XW



XW


CHƯƠNG IV

RỐI LOẠN TÌNH DỤC

I. ĐỊNH NGHĨA :
Tà dâm (perversion sexuelle) là những hành vi không được nền văn
hóa hay luân lý chấp nhận.
1. Nghĩa rộng : Đó là những “con đường thoát”, trong đ
ó khác với tiến trình
phát triển tâm lý bình thường, việc thỏa mãn một xung năng từng phần
chiếm ưu thế. Tất cả những giai đoạn của nhục dục đều có thể đem lại
những thỏa mãn tà tính.
2. Nghĩa là hẹp : Tà dâm là những lệch lạc liên quan đến những giai đoạn tiền
sinh dục. Những lệch lạc này đưa đến những hành vi tình dục cổ sơ
hay
thoái lui thay thế cho những điều kiện bình thường của sự thỏa mãn tình
dục và sự cực khoái.
II. NGUYÊN NHÂN :
1. Rối loạn của tiến trình phát triển tâm lý : góp tất cả những xung năng

từng phần đưa đến “tính trội hẳn của sinh dục”.
2. Theo thuyết phân tâm đó là sự thất bại trong việc tam giác hóa mặc cảm
oedipe : một sự không tách biệt loạn luân kéo dài với mẹ, trong khi đó hình

nh của cha bị xóa hay không chấp nhận được.
3. Mất khả năng tượng trưng hóa chức năng của sự lo hãi bị thiến
trong một mặc cảm oedipe mà sự đe dọa bị thiến kéo dài trong tưởng
tượng hoặc như thật.
III. CƠ CHẾ :
- Sự từ chối vô thức về sự đe dọa bị thiến đi đến chối bỏ sự khác nhau về

giới tính, hay mọi hình thức của sự khác nhau.
- Mất khả năng về một bản sắc tình dục không có sự lo hãi đối với người
khác giới.

16
- Trường hợp không có yếu tố cấu thành nhiễu tâm, sự manh động (passage
à l’acte) nổi lên không có đấu tranh tâm lý trước và được coi như một xung
năng vô tội đối với cái Siêu tôi.
- Thật ra, nhiễu tâm là “âm bản” (négatif) của tà dâm, nghĩa là mộttâm lý có ý
kiểm soát những xung năng từng phần (đấu tranh nội tâm, lo hãi, tội lỗi, ân
hận …).
IV. TRIỆU CHỨNG :
1. Tà dâm về đối tượng :
- Đồng tính luyến ái : đối tượ
ng tình yêu là một người cùng phái.
- Loạn dâm với trẻ em.
- Loạn dâm với súc vật.
- Loạn dâm với tử thi (trường hợp cực đoan sẽ đưa đến loạn tâm thần).
2. Tà dâm về mục đích :

- Ac dâm (sadisme) :một sự liên kết giữa nục dục (libido) và hung hãn.
- Khổ dâm (Masochisme) : một hình thức bổ sung của ác dâm.
- Yinh bái vật (Fétichisme).
- Chứng phô bày (Exhibitionnisme)
- Tật nhìn trộ
m (Voyeurisme)
Khuynh hướng phát triển tùy thuộc vào phần nhiễu tâm của nhân
cách. Như vậy, có thể hy vọng những tự vệ chống lại sự manh động và tạo
nên sự thăng hoa.

XW



CHƯƠNG V

NGHIỆN MA TÚY

I. ĐỊNH NGHĨA :
Nghiện ma túy (toxicomanie) là một hình thức đặc biệt của tà tính
(perversion). Đó là việc sử dụng thường xuyên và quá đáng những chất
thuốc hay chất độc, nhằ
m tạo ra một nhóm khoái cảm ít nhiều chuyên biệt
hay hủy bỏ một sự khó chịu.
II. TÂM LÝ BỆNH HỌC VỀ NGHIỆN MA TÚY Ở TUỔI THANH THIẾU NIÊN :
Trong quá trình xây dựng nhân cách, các em thiếu niên thường hay
tìm kiếm bản sắc (Identité) riêng của mình và nhiều lúc nghĩ rằng việc sử
dụng chất gây nghiện sẽ giúp cho các em vượt qua những thách thức,
những khủng hoảng trong giai đoạn phát triển đầy khó khăn của tuổi trẻ.
Vấn đề nghiện ngập ở tuổi thiếu niên là một vấn đề mới, chủ yếu là từ hai

thập kỷ qua.
1. Tại sao thanh thiếu niên lại có hành vi nghiện ngập :
1.1. Ảnh hưởng một xã hội tiêu dùng (Socíeté de consmmation) : Xã hội tràn
ngập những sản phẩm làm cho cuộc sống chúng ta dễ dàng hơn và thoải
mái hơn. Động cơ thúc đẩy việc sử dụng các vật thể tạo khoái cảm
(Objects de plaisir) có rấ
t nhiều. Thường thì các em thiếu niên sử dụng các
sản phẩm ấy cũng vì muốn chứng tỏ mình đã trưởng thành như người lớn.
Đó là một hành vi bắt chước (Imitation). Việc sử dụng ma túy cũng có thể

17
do những yếu tố văn hóa, môi trường, xã hội, những phương thức, thông
tin, khả năng cung cấp cũng như những khả năng tiếp cận với ma túy.
1.2. Sự thay đổi bản sắc ở tuổi thiếu niên :
Tuổi trẻ thường hay tìm kiếm những kinh nghiệm trong các lĩnh vực của
cuộc sống. Ảnh hưởng của nhóm rất mạnh, có thể tạo ra những tác độ
ng
tiêu cực. Trong lúc vui đùa với nhau, các em truyền tay và thử sử dụng
một chất kích thích nào đó. Hành vi này có thể coi như một hành vi nguy
cơ. Việc sử dụng chất gây nghiện không thể tách rời bối cảnh phát triển
nhân cách của cácem. Sử dụng ma túy có thể đồng nghĩa với việc chống
lại những quy tắc của xã hội, tìm kiếm những kinh nghiệm mới, phát triển
những kiểu hành vi mới, hay tạo d
ựng những giá trị mới.
1.3. Yếu tố cá nhân :
Các em thiếu niên thường hay nêu lên những động cơ của việc nghiện
ngập như sau :
- Tò mò
- Để có thể hòa nhập với một nhóm bạn
- Bị áp lực của bạn bè

- Để chứng minh sự độc lập của mình
- Để giảm căng thẳng về tâm lý
- Để thoát khỏi sự cô độc và bu
ồn chán
- Để tạo khoái cảm.
- Để tạo sự dễ dàng trong việc giao tiếp với người khác.
- Để tỏ rõ sự chống đối với cha mẹ.
- Thách thức với xã hội.
- …
2. Hành vi nghiện ngập (conduite addictive) :
Trước kia, khái niệm hành vi nghiện ngập thường gắn với một chất
nào đó ở bên ngoài. Hiện nay, nhiều tác giả (Oxford, 1978; Schneider, 1991)
đã mô tả năm yếu tố chính,
đặc trưng cho hành vi nghiện ngập :
- Một sự thôi thúc.
- Cố bám giữ hành vi đó dù có những hậu quả xấu
- Một sự ám ảnh (Obsession) đối với hành vi
- Một cảm giác tội lỗi sau khi thực hiện

3. Cách giải thích về tâm lý bệnh học :
3.1. Về mặt sinh học :
Chất sérotonine có thể gây ra nghiện ngập thông qua vai trò của nó trong
việc tạo ra sự bốc đồng (Impulsivité) và sự làm ch
ủ rất kém về hành vi.
Việc thí nghiệm ở thú vật cho thấy, sự gia tăng hoạt động của dopamine
tạo nên sự khởi động cho các hành vi thích thú các chất gây nghiện. Đây là
một lĩnh vực cần phải được nghiên cứu nhiều hơn. Nhưng chắc chắn là
chúng ta không thể giải thích những hànhvi lệ thuộc bằng những yếu tố
sinh học.
3.2. Việc tìm kiếm những cảm giác :

Sự phân tích các thang tìm ki
ếm cảm giác (Echelle de recherche de
sensations) cho thấy sự hiện diện thường xuyên của 4 yếu tố :
- Sự tìm kiếm nguy hiểm và phiêu lưu.
- Tìm kiếm kinh nghiệm
- Chống ức chế
- Khuynh hướng buồn chán.

18
3.3. cách tiếp cận phân tâm :
Hiện nay, chưa có một lý thuyết phân tâm nào có thể giải thích một cách
đầy đủ những cơ chế tiền ý thức và vô thức nằm phía sau hành vi lệ thuộc.
Có thể kể ra 3 cách giải thích :
- Sự khoái cảm (Plaisir) : gắn liền với kích thích dục tính (Excitation
érotique) có nghĩa là việc tìm kiếm một khoái cảm dục tính là cơ chế tạo
nên sự lệ thuộc.
- Sự di kỷ (Narcissisme) : khái ni
ệm bản thân – đối tượng (Soi – objet) được
đưa ra để giải thích việc chủ thể phụ thuộc cần đến một đối tượng, không
phải vì những phẩm chất của nó, mà chỉ vì bản thânc ủa nó mà thôi.
4. Nhân cách của thiếu niên nghiện ngập :
Tuổi thiếu niên là tuổi rất nhạy cảm với nguy cơ nghiện ngập. Chúng ta có
thể quan sát được những yếu tố chủ yếu như sau :
- Những xung đột giữa sự ham muốn khẳng định mình và sự phụ thuộc
trước kia.
- Những lo hãi hay những nghi ngờ về tương lai bản thân, cộng vào và đó là
sự tan rã về tư tưởng của những hệ thống giá trị và hệ thống tham khảo,
chỗ dựa gia đình, văn hóa, đạo đức, những cái không thể thiếu được trong
sự cấu trúc bản sắc cá nhân.
-

Việc kéo dài sự phụ thuộc về vật chất và tình cảm tạo nên sự không thỏa
mãn và đôi lúc tạo nên những rối loạn.
5. Dấu hiệu của hành vi nghiện ngập :
Đây là những dấu hiệu mà cha mẹ cũng như những người thân trong
gia đình có thể phát hiện sớm ở trẻ.
5.1. Dấu hiệu chung :
- Không thích giao tiếp.
- Không để ý đến bề ngoài : quần áo …
- Quan tr
ọng hóa qui chế xã hội
- Thay đổi bạn
- Thay đổi nhiều về cảm xúc (trầm nhược, hung hãn …)
- Mất hứng thú đối với thể thao
- Thay đổi tính tình
- Cười vô cớ
- Hành vi dễ thương, nói dối.
- Mùi thơm khác thường, dấu cết trên thân thể, quần áo …
- V.v…
5.2. Ở trường :
- Học lực sa sút
- Không ham thích các hoạt động trong trường h
ọc
- Trốn học
- Ăn cắp ở trong trường
- Tập trung kém, thờ ơ
- Thay đổi thái độ sau khi ra chơi hay khi vào nhà vệ sinh.
5.3. Ở nhà :
- Chán ăn
- Đi, về không đúng giờ giấc
- Thường hay đi ra khỏi nhà

- Thay đổi thái độ

19
Đương nhiên, những dấu hiệu trên chỉ giúp chúng ta phát hiện trẻ bị
nghiện. Nhiều dấu hiện này cũng có thể tìm thấy ở các trẻ khác trong quá
trình hình thành nhân cách.
6. Các giai đoạn sử dụng chất gây nghiện :
6.1. Tiếp xúc lần đầu (Prise de contact) :
Ở đây vấn đề khoái cảm giữ vai trò quan trọng. Trên thực tế phần lớn các
em ít khi thích thú ly bia, điếu thuốc hay liều thuốc lần đầu, giai đoạn này
không có vấ
n đề gì đặc biệt khó khăn.
6.2. Thử nghiệm (Expérimentation) :
Các em chọn lựa giữa hai con đường tạm ngưng hay tiếp tục sử dụng chất
gây nghiện. Phần lớn các em bỏ việc làm quen với các chất bị cấm. Giai
đoạn này chưa có vấn đề gì nhiều, không có vấn đề gì trầm trọng.
6.3. Sử dụng thường xuyên (Usage répété) :
Việc sử dụng ma túy nhiều lần với một mức độ
thấp thì chưa thể đưa đến
những hậu quả nghiêm trọng. Giai đoạn này các em còn có thể quyết định
từ bỏ hẳn.
6.4. Sự lệ thuộc (Dépendance) :
Đến của giai đoạn này, muốn cứu vãn tình hình cần phải có sự hỗ trợ của
các chuyên gia y tế, tâm lý, xã hội. Trẻ đang phải đối mặt với những vấn đề
mới về thể chất, tâm lý, xã hộ
i, kinh tế hay luật.
6.5. Nghiện ngập (Toxicomanie) :
Các em lao vào một cuộc sống đầy kịch tính và rơi vào một vòng lẫn quẫn.
Các em tìm cách thoát khỏi những khó khăn, những xung đột nội tâm bằng
con đường sử dụng ma túy. Đây là đỉnh cao nặng nhất của sự nghiện

ngập.
Chúng ta chia nhỏ các giai đoạn như vậy cũng nhằm để hiểu rõ hơn tâm lý
và tình trạng nghiện ngập của các em. Có giải pháp đ
úng đắn cho việc
phòng ngừa và giúp các em thoát khỏi sự lệ thuộc và sự nghiện ngập một
cách có hiệu quả hơn.


XW

CHƯƠNG VI

NGHIỆN RƯỢU

I. ĐỊNH NGHĨA :
Nghiện rượu là nghiện loại cồn ethylic.
Có thể phân chia hai loại :
- Rượu nhẹ : bia, nước lên men …
- Rượu mạnh : Whisky, rượu đế …
II. NGUYÊN NHÂN :
1. Yếu tố văn hóa : rượu được coi nh
ư nguồn sức mạnh và sự cường tráng,
như một món ăn bổ dưỡng, một món ăn xã hội hóa.
2. Yếu tố kinh tế – xã hội : lợi ích trong sản xuất rượu
3. Yếu tố nghề nghiệp : lao động nặng nhọc, đại diện thương mại …
4. Yếu tố tâm lý : những xung đột tâm lý, chủ yếu trong những tình trạng hí¬i
hạn (états limites).
III. CƠ CH
Ế :


20
1. Sự phụ thuộc : Tâm lý và thực thể.
2. Tác hại :
- Với một nồng độ vừa trong máu : rượu làm tê liệt tạm thời các tế bào thần
kinh. Các tế bào giữ chức năng học tập bị phong tỏa. “Cái siêu tôi bị hòa
tan trong rượu”.
- Với một nồng độ cao : rượu làm tê liệt hẳn tế bào thần kinh và sẽ giết chết
những tế bào của cơ
thể. Chỉ còn hoạt động những tế bào có chức năng
bản năng và nguyên thủy. Không còn sự văn minh nữa.
IV. TRIỆU CHỨNG :
1. Biểu hiện của nghiện rượu mãn tính :
 Triệu chứng thực thể :
Nước da hơi vàng, rối loạn tiêu hóa, giãn tĩnh mạch hai bên gò má, run tay,
viêm đa thần kinh …
 Triệu chứng tâm lý :
Rối loạn hành vi (dễ bị kích động, nóng nảy, ghen tỵ …)
Rối loạ
n do suy giảm (rối loạn trí nhớ, giảm hiệu quả trí tuệ, không có khả
năng tập trung).
Rối loạn tâm thần (trầm nhược, hung hãn, tà tính).
2. Biểu hiện cấp tính của nghiện rượu :
- Ngộ độc cấp tính : say rượu (nồng độ 1g/lít), sự giải phóng của những tình
cảm và ham muốn bị dồn nén.
- Say rượu bệnh lý : ảo, vật vã, hoang tưởng …
- Tiền sảng (pré-délirium) : mấ
t ngủ thường xuyên, lo hãi, vật vã, run nhiều
hơn.
Đến giai đoạn phát bệnh (sảng run : Delirium Tremens) : vật vã, hoang
tưởng, ảo thị giác ghê tởm, run toàn thân, sốt cao, co giật.


XW

CHƯƠNG VII

CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
(Mental retardadition)

I. ĐỊNH NGHĨA :
Chậm phát triển trí tuệ là sự khiếm khuyết trí tuệ, đặc trưng bởi khả
năng hoạt động trí tuệ thấp hơn mức trung bình của cộng
đồng, kèm theo
những suy giảm của các ứng xử thích nghi gây nên việc mất kỹ năng quan
hệ xã hội, hay mất khả năng thích nghi một cách đúng đắn trước những
đòi hỏi của môi trường.
“Chậm phát triển trí tuệ không phải là một bệnh, mà là một tình trạng
trong đó những khả năng trí tuệ không bao giờ được bộc lộ, hoặc không
thể phát triển đến mức độ mà trẻ ch
ậm khôn có thể tiếp thu được những tri
thức từ việc giáo dục như những trẻ cùng tuổi và cùng điều kiện sống”.
(Equirot 1838).
II. NGUYÊN NHÂN :
1. Trước khi sanh :
- Nhiễm trùng
- Yếu tố hóa học, vật lý
- Dinh dưỡng

21
- Miễn nhiễm …
- Bất thường nhiễm sắc thể : hội chứng Down.

2. Trong khi sanh :
- Ngạt thở
- Chấn thương …
3. Sau khi sanh :
- Nhiễm trùng
- Chấn thương
- Thiếu sót về tình cảm
Một số tình trang chậm phát triển trí tuệ không có nguồn gốc bẩm sinh là
do nguyên nhân thực thể. Để giải thích vấn đề này, hai quan điểm có nghĩa
bổ
sung cho nhau.
 Theo phân tâm học, đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ chỉ là biểu
lộ của cặp mẹ - con bệnh hoạn.
 Một sự thiếu hụt nặng nề về đủ loại kích thước, nếu xảy ra
sớm và không dài, sẽ tạo kết quả không khác gì những thiểu năng của các
trẻ chậm phát triển trí tuệ.
III. CHẨN ĐOÁN :
3 tiêu chuẩn :
 Giảm thi
ểu đáng kể về hoạt động trí tuệ : IQ khoảng 70 hay
thấp hơn.
 Mất hẳn hoặc giảm thiểu khả năng thích nghi đối với ít nhất 2
trong số những lĩnh vực sau đây : tiếp xúc, tự chăm sóc, sinh hoạt gia đình
kỹ năng quan hệ xã hội, sử dụng các nguồn lực của cộng đồng, định
hướng, jỹ năng học tập, làm vi
ệc, nghỉ ngơi, sức khỏe và ??? toàn.
 Thời điểm bắt đầu trước 18 tuổi :
Một sự phân loại chậm phát triển trí tuệ chủ dựa trên IQ là không thể chính
xác và đầy đủ được. Và “chỉ có một sự nghiên cứu lâm sàng kỹ lưỡng, dựa
trên những tham khảo lý thuyết rộng rãi mới cho phép trong mỗi trường

hợp xác định được sự đan xen phức tạp của những
điều kiện và yếu tố gây
ra” (R. Mises, R. Person và P. Salbreux).
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ :
Nhu cầu lớn của người chậm phát triển trí tuệ là được xã hội chấp
nhận như một người bình thường. Do đó nhiệm vụ của giáo dục chậm phát
triển trí tuệlà dạy cách cư xử, hiện diện như người bình thường trong sự
nhìn nhận của người khác
Mục đích là giúp tr
ẻ phát triển và học tập, vượt qua sự chậm trễ,
giảm bớt nỗi đau cho gia đình. Dạy cho trẻ những kỹ năng hữu ích trong
cuộc sống hằng ngày như ăn uống, mặc quần áo, tắm rửa, cùng các kỹ
năng cao cấp hơn như đi chợ, đi bằng phương tiện giao thông công cộng,
tham gia vào các hoạt động xã hội, làm việc có ích ở nhà.


CHƯƠNG VIII

BỆNH LO ÂU

Lo âu là cảm giác chờ đợi nặng nề, một sự sợ hãi vô cớ, một cảm
giác không an toàn kỳ lạ. Trong cuộc sống hàng ngày, lo âu là một chuyện

22
bình thường, lo làm cho người ta suy nghĩ, đắn đo và như vậy giúp cho
con người tưởng tượng, sáng tạo.
Lo âu chỉ trở thành bệnh nếu nó làm xáo trộn cuộc sống, làm mất
cân bằng bản thân người bệnh, làm cho tình cảm và trí tuệ không còn bình
thường nữa.
Với kiểu lo âu bệnh lý như vậy, chúng ta có thể gặp nhiều hình thức,

cách hỗ trợ và điềutrị có một số điểm khác nhau.
I. CÁC HÌNH THỨ
C LO ÂU :
1. Cơn hoảng loạn :
Đây là một tình trạng cấp cứu. Cơn khủng hoảng xảy ra đột ngột
không có một nguyên nhân khởi động nào hết. Cảm giác chủ quan về cái
chết như tới nơi, mất khả năng tự kiểm soát, cảm giác sợ bị điên loạn. Sau
vài phút hoặcvài giờ, cơn hoảng loạn chấm dứt một cách tự nhiên hoặc
sau khi cho uống thuốc giả
i lo âu. Trong nhiều trường hợp, cơn hoảng
loạn tái diễn (3 – 4 lần trong 1 tháng) làm cho người bệnh gặp nhiều khó
khăn trong cuộc sống. Sự lo sợ kéo dài về khả năng xảy ra cơn hoảng loạn
làm cho người bệnh tránhg những tình huống như đám đông, đi xe công
cộng, tự lái xe, ở một mìng. Đó là những ám sợ
2. Lo âu toàn thể :
Lo âu này tiến triển mãn tính (trên 6 tháng) thường không có giai
đoạn bệnh nặng và ti
ếp đó là giai đoạn giảm nhẹ. Bệnh cảnh kết hợp sự lo
âu mãn tính với một sự chờ đợi đầy lo sợ, một sự nóng nảy, và những lo
toan quá mức về bệnh tật của bản thân và những người khác. hay nhức
đầu, căng cơ, khó tập trung và ghi nhớ, dễ mệt, tim đập nhanh, khô miệng,
khó ngủ hay giấc ngủ bị gián đoạn. Về cơ thể các tri
ệu chứng đều biểu
hiện không nặng nhưng kéo dài làm cho bệnh nhân càng thêm lo sợ.
3. Ám sợ xã hội :
Đó là sự lo âu xảy đến khi bệnh nhân đứng trước cái nhìn và sự
đánh giá của người khác, làm cho họ tránh những tình huống có tính cách
xã hội. đây là một sự lo sợ triền miên và người bệnh ý thức được tính vô lý
của nó. Họ sợ nói chuyện trước người khác, sợ ăn, sợ viết và hay đỏ mặt
trước ng

ười khác. thường sự lo âu này bắt đầu từ tuổi nhỏ hoặc thanh
thiếu niên, không thấy có rối loạn sinh học nào.
4. Rối loạn ám ảnh – cưỡng chế :
Nó có thể bắt đầutừ lúc nhỏ bằng những ám ảnh, những cưỡng chế.
Ám ảnh nghĩa là những ý nghĩ, ý tưởng hiện diện trong tâm trí của bệnh
nhân và bệnh nhân biết rõ là nó không đúng và phi lý nhưng không thể
không nghĩ đến nó được mặ
c dầu có cố gắng nhiều như thế nào đi nữa.
chủ đề thường gặp là sợ dơ bẩn, sợ bị bệnh (ung thư, AIDS …), sợ có một
hành vi xung động (như giết người thân …), có một hành động hung hãn,
đáng cười, đáng chê trách. Cái chính là rối loạn này làm cho bệnh nhân
không làm được việc gì, làm cho họ khổ sở nhưng ít khi thúc đẩy họ đến
khám chữa bệnh.
5. Hội chứng Stress sau chấn thươ
ng :
Rối loạn thường xuất hiện sau một sự kiện tâm lý quá mức chịu
đựng, những sang chấn này thường là những thiên tai, tai nạn, chết chóc,
giết người …
Rối loạn xảyra ngay sau sự kiện hoặc từ vài ngày đến vài tháng sau
sự kiện.

23
Đặc điểm là người bệnh hồi tưởng lại, hồi tưởng qua những ký ức
hoặc những cơn ác mộng. Mọi sự kiện tượng trưng cho sang chấn hay làm
nhớ lại sang chấn đều tạo ra cho bệnh nhân một cảm giác mất thần. Kèm
theođó là bệnh nhân mất ngủ, khó tập trung, dễ bị kích thích.
6. Lo âu trong bệnh tâm thần :
- Trong bệnh ưu sầu : lo âu thường biểu hi
ện rầm rộ hơn, bệnh nhân lăng
xăng vô định, la khóc, thảm não. Lo âu bị gai tăng bởi cảm giác tội lỗi. Có

thể xảyra tự tử, thường kèm theo ý tưởng không trị liệu được, khổ sở, sạt
nghiệp, mất danh dự giống như trong bệnh trầm cảm.
- Trong tình trạng lú lẫn tâm thần : bệnh nhân không còn biết những người
xung quanh và môi trường sống của mình. Hổn loạn hoàn toàn. Nh
ững
triệu chứng này thường kéo theo những hành vi nguy hiểm cho bản thân
và những người xung quanh như chạy trốn, nhảy lầu tự tử …
II. GIẢI THÍCH VỀ NGUYÊN NHÂN :
Nguyên nhân của lo âu khá phức tạp :
Cái dễ thấy nhất là một hành vi bình thường hay một hành vi bệnh lý
đều được tiếp thu từ môi trường xung quanh trong quá trìnhd 9ứa bé lớn
lên. Có thể lấy một ví dụ để hiểu rõ vấn đề này hơn : một đứa bé 11 tháng
tuổi có th
ể đùa giởn một cách bình thường với một con chuột bạch. Nhưng
nếu mỗi lần cho nó chơi chúng ta gây ra một tiếng động mạnh làm đứa bé
hoảng sợ. Và nếu lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy thì đứa bé cũng sợ luôn
cà con chuột bạch và không dám chơi với nó nữa.
III. CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA :
1. Điều trị bằng thuốc :
Hiệ
n nay các bác sĩ chuyên khoa thường dùng thuốc giải lo âu loại
Benzodiazepine.
Đối với những cơn hoảng loạn, thì có thể dùng thuốc chống trầm
cảm.
2. Tâm lý trị liệu :
Đây là loại hình điều trị cơ bản nhất.
- Tâm lý liệu pháp hành vi : nhằm thay đổi hành vi của người bệnh, đặc biệt
trong những trường hợp có ám sợ.
- Tâm lý liệu pháp thư giãn : nhằm tập cho bệnh nhân thư giãn, tịnh tâm, có
phản ứng đúng với các tình huống trong cuộc sống.

Về phòng ngừa thì bản thân, gia đình và xã hội phải cùng tham gia
thì mới có hiệu quả. vì mọi sự lo sợ đều có nguồn gốc từ môi trường xung
quanh. Gia đình, xã hội càng ít cang thẳng, càng íttình huống gây lo hãi thì
bệnh lo âu sẽ giảm đi.

XW

CHƯƠNG IX

BỆNH HƯNG TRẦM CẢM

Bệnh hưng – trầm cảm trước kia được gọ
i là loạn tâm thần hưng – trầm
cảm.
Bệnh này được định nghĩa theo hình thái tiến triển của nó :
- Lưỡng cực : các cơn trầm cảm và hưng cảm xen kẽ nhau.

24
- Đơn cực : sự tái diễn cáccơn trầm cảm. Giữa các cơn, khí sắc trở lại bình
thường.
I. CƠN TRẦM CẢM :
1. Quan sát :
- Sự chậm chạp về tâm thần vậnđộng (vẻ mặt đờ đẫn, giảm điệu bộ)
- Buồn rầu rõ rệt
- Không chú ý đến vệ sinh cơ thể, ăn mặc lôi thôi.
2. Khám lâm sàng :
2.1. Ý chí : trơ lì, m
ất nghị lực.
2.2. Trí tuệ : hoạt động tâm thần chậm chạp, ý tưởng nghèo nàn, rối loạn sự tập
trung, rối loạn trí nhớ, sự chú ý và sự gợi nhớ khó khăn.

2.3. Cảm xúc : thờ ơ, “mấtcảm giác về cảm xúc đau khổ”, mất hứng thú.
3. Tiến triển :
Bệnh sẽ khôi phục trung bình trong khoảng sáu đến bảy tháng,
nhưng nguycơ tự tử cao. Cho nên tấtcả
trường hợp trầm cảm đều phải
được điềutrị.
II. CƠN HƯNG CẢM :
1. Quan sát và tiếp xúc :
- Ăn mặc lôi thôi kỳ quái thường đập vào mắt mọi người.
- Khuôn mặt biểu lộ quá mức
- Tiếp xúc ồn ào, thái độ quá thân mật.
- Kích động vậnđộng : điệu bộ kịch tính.
- Kích thích tâm thần : nói hổ lốn, tăng hoạt
động tâm thần, tư duy phi tán.
- Khí sắc thay đổi, không ổn định, khoan khoái xen lẫn với trạng thái dễ bị
kích thích.
- Ngôn ngữ tương ứng với sự khoan khoái : chơi chữ, nói chuyện nọ xọ
chuyện kia.
2. Các rối loạn thực thể :
- Mất ngủ : dấu hiệu cơ bản xuất hiện sớm, không có sự mệt mỏi và than
phiền từ phía người bệnh.
-
Đói khát thường xuyên quá mức, tương phản với sự gầy sút, đôi khi mất
nước.
- Tăng tiết nước bọt, tăng tiết mồ hôi.
- Mất kinh thường gặp ở phụ nữ.
III. HAI THỂ TIẾN TRIỂN CHÍNH :
1. Thể lượng cực :
Với sự xuất hiện của các cơn hưng cảm và trầm cảm. Nếu các cơn
hưng cảm tái phát không có cáccơn tr

ầm cảm thì cũng được xếp vào thể
lưỡng cực.
Chu kỳ nhanh : 4 cơn tối loạn khí sắc trong một năm.
2. Trầm cảm đơn cực :
Đây là thể thườnggặp nhất, chỉ gồm có các cơn trầm cảm, xuất hiện
nhiều ở giới nữ với nhân cách cơ bản thường là ức chế, nhiễu tâm.
IV. NGUYÊN TẮCĐIỀU TRỊ :
1. Điề
u trị triệu chứng :
- Trong cơn trầm cảm, nhâp viện để phòng ngừa nguy cơ tự tử cao.
- Trong cơn hưng cảm, nhập viện để đối phó với các hậu quả do kích động
gây ra.
2. Điều trị phòng ngừa :

25

×