Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CÁC yếu tố xã hội ẢNH HƯỞNG sức KHỎE tâm THẦN của NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH ở THỊ xã THỦ dầu một, TỈNH BÌNH DƯƠNG năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.01 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE TÂM THẦN
CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Ở THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT,
TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2011
Đặng Văn Chính*, Nguyễn Thị Bích Ngọc,Hồ Hữu Tính*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) gây ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới.Tuy
nhiên ở Việt Nam có ít nghiên cứu về SKTT và các yếu tố xã hội liên quan.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ hiện mắc của 6 mức độ SKTT và các yếu tố xã hội liên quan ở người
dân thị xã Thủ Dầu Một (TDM), tỉnh Bình Dương (BD).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang dựa trên phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi GWB.
Đối tượng nghiên cứu là người dân tuổi 18-60 và sinh sống ở thị xã TDM, tỉnh BD từ 1 năm trở lên.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ người có tổng điểm GWB từ 0-60, 61-72 và 73-100, được mô tả là “ức chế
nặng”, “ức chế trung bình” và “ khỏe mạnh” lần lượt là 13,9%, 59,8% và 26,3%. Tỷ lệ lo lắng về sức khỏe, hài
lòng thỏa mãn, sinh lực, trầm cảm, tự kiểm soát và lo âu lần lượt là 74,7%, 99,2%, 96,1%, 71,6%, 20,9%, và
88,3%.
Kết luận: Tình trạng SKTT kém chiếm tỷ lệ cao ở nhóm đối tượng tự kiểm soát kém, lo lắng về sức khỏe
nhiều, và trầm cảm. Có mối liên quan giữa SKTT với tôn giáo, hoạt động thể lực, và nơi cư ngụ.
Từ khóa: Sức khỏe tâm thần (SKTT); yếu tố xã hội; bảng câu hỏi GWB.

ABSTRACT
SOCIAL DETERMINANTS AND THE MENTAL HEALTH OF ADULT POPULATION AT THU DAU
MOT CITY, IN BINH DUONG PROVINCE IN 2011
Dang Van Chinh *, Nguyen Thi Bich Ngoc*, Ho Huu Tinh *
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 492 - 496
Background: The mental health problems affect almost all countries in the world. In Vietnam, however,
there has been little research on mental health and social determinants related to it.


Objectives: To estimate the prevalence of six dimensions of mental health and to identify the relationships
between social determinants and mental health among people in Thu Dau Mot town in Binh Duong province.
Method: This was a cross-sectional survey based on direct interviews with the GWB questionnaire. The
study included people aged 18-60 years living in the town at the time period of 12 months or over.
Results: The percentage of adults with total GWB score from 0 to 60, 61-72 and 73-110, described
as “severely distressed”, “moderately distressed” and “ positive well-being” are 13.9%, 59.8% and
26.3%, respectively.The mean prevalence of general health (health concern), positive well-being,
vitality, depression, self-control and anxiety was 74.7%, 99.2%, 96.1%, 71.6%, 20.9% and anxiety 88.3%,
respectively.

∗ Viện Vệ sinh y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ts. Đặng Văn Chính

ĐT: 0908414986 Email:

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

Conclusion: The prevalence of people with low general well being is higher in adults with low self-control,
high health concern and being depressed. There was a relationship between mental health and religion, physical
activity and residence.
Key words: Mental health; social determinants; General Well Being (GWB).

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng sức khỏe tâm thần ảnh hưởng
đến hàng triệu người trên thế giới. Tổ chức Y tế

thế giới (WHO) ước tính rằng có đến 154 triệu
người mắc chứng trầm cảm và 25 triệu người bị
tâm thần phân liệt; 91 triệu người bị rối loạn do
uống rượu và 15 triệu người bị rối loạn do sử
dụng các loại dược phẩm khác (4). Có đến 50
triệu người bị động kinh, 24 triệu người bị
Alzheimer và các chứng sa sút trí tuệ khác (3).
Khoảng 877.000 người chết do tự tử mỗi năm (5).
Tại các quốc gia có thu nhập thấp, trầm cảm là
một vấn đề lớn chiếm 3,2% tổng gánh nặng
bệnh tật(2).
Ở các nước có thu nhập cao, trầm cảm
chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng gánh nặng bệnh
tật(1). Ước tính khoảng 23 triệu người Mỹ hiện
đang mắc chứng rối loạn nghiêm trọng hoặc rối
loạn hành vi. Chi phí cho bệnh tâm thần trong
cộng đồng người Mỹ hàng năm xấp xỉ 73 tỉ đô
la, khoảng một nửa số chi phí này phản ánh sự
mất khả năng sản xuất. Tương tự, khoảng 20%
người Úc bị ảnh hưởng bởi vấn đề sức khỏe
tâm thần trong khoảng thời gian 12 tháng, với
hơn 25% người trẻ tuổi (18 đến 24) bị ít nhất
một dạng rối loạn tâm thần trong suốt thời kỳ
này.
Tác động căng thẳng của môi trường
thường dẫn đến sự bồn chồn, lo lắng, căng
thẳng, giận dữ, bực bội, ức chế và trầm cảm.
Những rối loạn hành vi này có thể dẫn tới việc
tự tử, lạm dụng chất gây nghiện và những hình
thức giận dữ kích động khác.

Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về sức khỏe
tâm thần và các yếu tố xã hội liên quan. Nguyên
nhân do thiếu nguồn nhân lực và công cụ đánh
giá sức khỏe tâm thần cho người dân. Do đó,
mục đích của nghiên cứu này nhằm nâng cao
nhận thức và hiểu biết về tác động của các yếu

tố xã hội lên sức khỏe tâm thần và tình trạng
khỏe mạnh, sử dụng bảng tình trạng sức khỏe
tổng quát (GWB) được xây dựng cho cuộc khảo
sát điều tra về dinh dưỡng và sức khỏe của Mỹ.

Mục tiêu
Mục tiêu 1: Ước tính tỷ lệ hiện mắc của sáu
mức độ sức khỏe tâm thần bao gồm lo lắng
(anxiety), ức chế (depression), lo lắng về sức
khỏe (health concern), hài lòng ( satisfaction), tự
kiểm soát (self-control) và đầy sức sống
(vitality) ở những người 18-60 tuổi ở thị xã Thủ
Dầu Một tỉnh Bình Dương.
Mục tiêu 2: Xác định mối liên quan giữa các
yếu tố xã hội: tuổi, giới, tình trạng kinh tế xã
hội, quy mô hộ gia đình, hoạt động thể lực,
trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hộ
gia đình với sức khỏe tâm thần ở những người
18-60 tuổi ở thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình
Dương.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang để

ước tính tỷ lệ hiện mắc của sáu mức độ sức
khỏe tâm thần ở người từ18-60 tuổi tại thị xã
Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. Cuộc điều tra
này dựa trên phỏng vấn trực tiếp về các yếu tố
tình trạng kinh tế xã hội, hoạt động thể lực và
tình trạng sức khỏe tâm thần. Cỡ mẫu ước tính
là 768 người tuổi từ 18 trở lên với kỹ thuật chọn
mẫu cụm. Người dân cư ngụ tại Bình Dương,
tuổi 18-60 và sinh sống ở thị xã Thủ Dầu Một
hơn 1 năm; từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2011 sẽ
được chọn vào nghiên cứu. Khung mẫu là
danh sách dân cư ở các xã phường (phường là
một đơn vị quản lý xã của Việt Nam). Các cá
thể là đơn vị chọn mẫu được lấy theo ngày và
đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu.

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
KẾT QUẢ
Đặc tính mẫu
Bảng 1: Các đặc điểm xã hội-nhân khẩu học của mẫu
nghiên cứu (n=768).
Đặc tính

n

%


Tuổi
18-24
25-34
35-44
45-54
55-60
Giới Nam
Nữ

89
200
204
174
101
354
414
Học vấn
Mù chữ và cấp một
179
Cấp 2
302
Cấp 3
181
Đại học và sau đại học
106
Tôn giáo: Có
287
Không
481
Nghề nghiệp

Công nhân
291
Kinh doanh
142
CNVC
109
Nội trợ
150
Khác
76
Kinh tế xã hội
Nghèo
176
Trung bình
439
Giàu
153
Họat động thể lực
Ít
146
Trung bình
369
Cao
253
Sở hữu nhà
Không
162

606
Nơi cư trú

Ngoại ô
295
Nội thành
473

11.6
26.0
26.6
22.7
13.1
46.1
53.9
23.3
39.3
23.6
13.8
37.4
62.6
37.9
18.5
14.2
19.5
9.9
22.9
57.2
19.9
19.0
48.1
32.9
21.1

78.9
38.4
61.6

Đối tượng nghiên cứu có 46,1% là nam giới,
53,9% là nữ giới. Hơn ¾ đối tượng nằm trong
độ tuổi từ 25-54. Người có trình độ học vấn cấp
2 và cấp 3 chiếm khoảng 65% và tỷ lệ người có
trình độ tiểu học hoặc mù chữ chiếm khoảng
23%. Tỷ lệ hộ gia đình nghèo và giàu gần tương
đương nhau, khoảng 20% (bảng 1).

Nghiên cứu Y học

Bảng 2: Tỷ lệ và thang điểm tình trạng SKTT của
người dân 18-60 tuổi, thị xã TDM, tỉnh BD
(n=768).
Đặc điểm
n
%, KTC 95%
Tình trạng sức khỏe (TTSK)
Ức chế nặng
107
13.9(10.5-17.3)
Ức chế trung bình
459
59.8(55.2-64.3)
Khỏe mạnh
202
26.3(21.6-31.0)

Thang điểm (Điểm càng cao=TTSK càng tốt)
Lo lắng về sức khỏe
≤10
194
25.3(20.3-30.2)
>10 (TTSK tốt hơn)
574
74.7(69.8-79.6)
Hài lòng, thỏa mãn
≤5
6
0.7(0.1-1.4)
>5 (TTSK tốt hơn)
762
99.2(98.6-99.8)
Sinh lực
≤ 10
28
3.6(1.6-5.7)
>10 (TTSK tốt hơn)
740
96.1(94.3-98.4)
Ức chế
≤15
218
28.4(24.0-32.8)
>15 (ít ức chế hơn)
550
71.6(67.2-75.9)
Kiểm soát (kiểm soát cảm xúc)

≤ 10
607
79(72.6-85.5)
>10
161
20.9(14.5-27.4)
Lo âu
≤15
90
11.7(9.2-14.2)
>15 (ít lo âu hơn)
678
88.3(85.8-90.8)

Tỷ lệ người có tổng điểm GWB từ 0-60, 6172 và 73-100, được mô tả là “ức chế nặng”, “ức
chế trung bình” và “ khỏe mạnh” lần lượt là
13,9%, 59,8% và 26,3%.
Tỷ lệ lo lắng về sức khỏe, hài lòng thỏa
mãn, sinh lực, ức chế, tự kiểm soát và lo âu lần
lượt là 74,7%, 99,2%, 96,1%, 71,6%, 20,9% và
88,3%.
3 trong 6 thang điểm có điểm TTSK khỏe
mạnh cao nhất là thỏa mãn (khỏe mạnh khỏe
mạnh) chiếm tỷ lệ cao nhất (99,2%), thứ hai là
sinh lực (96,1%) và lo âu là 88,3%. Ngược lại, 3
trong 6 thang điểm có tỷ lệ TTSK khỏe mạnh
thấp nhất lần lượt là tự kiểm soát (79%) (mất
kiểm soát), ức chế (28,4%), và lo lắng về sức
khỏe (25,3%) (Bảng 2).
Bảng 3: Tỷ lệ TTSK và các yếu tố nguy cơ ở người

18-60t tại thị xã TDM, tỉnh BD (n=768).
Đặc điểm

Khỏe mạnh Ứcc chế nặng
và trung bình
n
%
n
%

Chisquare

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Khỏe mạnh Ứcc chế nặng
và trung bình
Tuổi
18-24
23
25,8
66
74,2
25-34
51
25,5
149
74,5
35-44

61
29,9
143
70,1
45-54
48
27,6
126
72,4
55-60
19
18,8
82
81,2
Giới
Nam
95
26,8
259
73,2
Nữ
107
25,9
307
74,1
Trình độ học vấn
Mù chữ và cấp 38
21,2
1441
78,8

một
Cấp 2
82
27,2
220
72,8
Cấp 3
50
27,6
131
72,4
Đại học và sau 32
30,2
74
69,8
đại học
Tôn giáo

60
20,9
227
79,1
Không
142
29,5
339
70,5
Nghề nghiệp
Công nhân
81

27,8
210
72,2
Kinh doanh
35
24,7
107
75,3
CNVC
29
26,6
80
73,4
Nội trợ
39
26,0
111
74,0
Khác
18
23,7
58
76,3
Tình trạng kinh tế xã hội
Nghèo
51
29,0
125
71,0
Trung bình

113
25,7
326
74,3
Giàu
38
24,8
115
75,2
Hoạt động thể lực
Ít
51
34,9
95
65,1
Trung bình
92
24,9
277
75,1
Cao
59
23,3
194
76,7
Sở hữu nhà
Không
51
31,5
111

68,5

151
24,9
455
75,1
Nơi cư ngụ
Ngoại ô (0)
65
22,0
230
78,0
Nội thành(1)
137
29,0
336
71,0
Đặc điểm

Chisquare

4,5

Nghiên cứu Y học

tượng sống ở thành thị cao hơn các đối tượng
sống ở vùng ngoại ô (29% so với 22%) (Bảng 3).
Bảng 4: Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ ảnh
hưởng SKTT ở các đối tượng 18-60 tuổi tại thị xã
TDM, tỉnh BD (n=768).

Biến độc lập

OR
KTC 95%
Tôn giáo
1

Không
0,1


Ít

1.57
1.1-2.2
Hoạt động thể lực
1

Trung bình và nhiều
3,5

Ngoại thành
Nội thành

6,9*

0,8

0,9


1.66
1.1-2.4
Nơi cư ngụ
1
0.67

0.47-0.95

p

0.01

0.01

0.02

Bảng 4 cho thấy phân tích đa biến gồm tôn
giáo, hoạt động thể lực, nơi cư ngụ và SKTT.
Các đối tượng có tôn giáo bị ức chế cao gấp 1,5
lần đối tượng không có tôn giáo (OR=1.57; KTC
95% = 1.1-2.2). Tương tự, các đối tượng hoạt
động thể lực trung bình và nhiều bị ức chế cao
gấp 1,6 lần những đối tượng ít hoạt động thể
lực (OR=1.66; KTC 95% = 1.1-2.4). Những đối
tượng sống ở nội thành ít bị ức chế hơn các đối
tượng sống ở ngoại ô 0,67 lần.

BÀN LUẬN
Tình trạng sức khỏe tâm thần (GWB)
7,1*


2,8

4,5*

*: p ≤0.05
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong
điểm số GWB ở các đối tượng nghiên cứu hoạt
động thể lực ít, trung bình và nhiều. Tỷ lệ GWB
khỏe mạnh ở các đối tượng hoạt động thể lực ít
thì cao hơn các đối tượng hoạt động thể lực
trung bình và nhiều: 34,9% so với 24%. Tỷ lệ
GWB khỏe mạnh ở các đối tượng có tôn giáo
thấp hơn các đối tượng không tôn giáo (20,9%
so với 29,5%). Tỷ lệ GWB khỏe mạnh ở các đối

Các tiêu chuẩn tham khảo của Mỹ cho thấy
71% người trưởng thành ở trong tình trạng
“khỏe mạnh”, 15% “ức chế trung bình” và
13,5% “ức chế nghiêm trọng”. Kết quả từ mẫu
nghiên cứu những người trưởng thành ở một
thị xã công nghiệp hóa nhanh tại Việt Nam cho
thấy SKTT kém hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn
của Mỹ, với 26,3% các đối tượng có mức độ
“khỏe mạnh”, 59,8% “ức chế trung bình”, và
13% “ức chế nặng”. Tỷ lệ ức chế trung bình và
nặng cao ở người trưởng thành trong nghiên
cứu gợi ý rằng vấn đề sức khỏe tâm thần là một
vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng trong dân
số trưởng thành ở Việt Nam.

Tỷ lệ “khỏe mạnh” rất thấp ở các đối tượng
trong mẫu nghiên cứu này là do mức độ mất

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
kiểm soát bản thân, ức chế và lo lắng về sức
khỏe cao. Các đối tượng có tôn giáo có mức độ
tự kiểm soát cao hơn những đối tượng không
có tôn giáo; tuy nhiên những đối tượng có tôn
giáo lại có tình trạng ức chế và lo lắng về sức
khỏe nhiều hơn những đối tượng không có tôn
giáo. Các đối tượng hoạt động thể lực trung
bình hoặc nặng có mức độ ức chế cao hơn
những đối tượng ít hoạt động thể lực. Những
đối tượng sống ở ngoại ô dễ mất kiểm soát bản
thân hơn những đối tượng sống ở khu vực nội
thành. Nhận biết những điểm đáng chú ý này
là quan trọng do chúng có liên quan đến tỷ lệ
bệnh tật, tử vong và tuổi thọ.
Số liệu từ mẫu nghiên cứu này trái ngược
với giả định rằng mức độ hoạt động thể lực
cao có mối liên quan chắc chắn với SKTT tốt.
Điều không mong đợi này có thể do mẫu dân
số nghiên cứu có tỷ lệ cao các đối tượng là
công nhân, buôn bán nhỏ và nội trợ - là
những người có hoạt động thể lực nhiều
nhưng có tình trạng kinh tế xã hội thấp. Mức
độ SKTT ở nhóm có tôn giáo thì thấp hơn có

ý nghĩa so với nhóm không có tôn giáo. Tuy
nhiên, lý do dẫn đến kết quả này không rõ
ràng; có thể là do những người có tôn giáo có
tình trạng căng thẳng và mối lo lắng về sức
khỏe nhiều hơn. Những đối tượng nghiên
cứu sống ở nội thành có tỷ lệ sức khỏe tốt cao
hơn những người sống ở khu vực ngoại ô.
Điều này có thể được giải thích là do những
người sống ở ngoại ô có nhiều mối lo lắng về
sức khỏe hơn những người sống ở nội thành
bởi vì khoảng cách về địa lý và vị trí kinh tế
xã hội thấp hơn. Những nghiên cứu trước cho
thấy rằng những người có vị trí kinh tế xã hội
thấp hơn chịu đựng nhiều vấn đề sức khỏe
hơn và ít có khả năng sử dụng các dịch vụ y
tế dự phòng hoặc phát hiện bệnh tật ở giai
đoạn chưa có triệu chứng.
Đây là nghiên cứu đầu tiên được thực
hiện trên một mẫu dân số địa phương đại
diện và đưa ra một số kết luận đại diện cũng

Nghiên cứu Y học

như bộc lộ vai trò các yếu tố xã hội liên quan
đến tình trạng SKTT.
Tuy nhiên, số liệu trong nghiên cứu này
có nhiều hạn chế. Thứ nhất, đây là thiết kế cắt
ngang nên chỉ đưa ra một cái nhìn một thời
điểm về tình trạng kinh tế xã hội và sức khỏe
tâm thần trong dân số nghiên cứu. Điều này

cũng có nghĩa là khó thể thiết lập mối quan
hệ nhân quả tồn tại giữa các yếu tố xã hội và
sức khỏe tâm thần. Thứ hai, dữ liệu trong
nghiên cứu không đủ mạnh để xác định mối
liên quan giữa GWB và các yếu tố nguy cơ bởi
vì cỡ mẫu nhỏ không đủ để phân tích các
nhóm không đồng nhất. Thứ ba, dữ liệu thu
thập được trong nghiên cứu là sự tự ghi nhận
qua phỏng vấn, do đó các câu trả lời có thể
chỉ là sự thể hiện mong muốn của người được
phỏng vấn. Cuối cùng, kết quả phải thận
trọng để khái quát cho các dân số khác ở Việt
Nam.
Mặc dù có những giới hạn, kết quả gợi ý
rằng nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này là cần
thiết. Cỡ mẫu lớn hơn có thể giúp làm rõ mối
liên quan giữa các yếu tố xã hội, trầm cảm và
sức khỏe. Hiểu biết những mối quan hệ này có
thể quan trọng để phát triển thành công can
thiệp dự phòng và điều trị nhằm duy trì khỏe
mạnh và ngăn ngừa sự tiến triển từ tình trạng
lo âu trung bình và nhẹ, ức chế và căng thẳng
đến tình trạng trầm cảm nghiêm trọng ở các đối
tượng nghiên cứu.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Nghiên cứu cho thấy tình trạng SKTT kém
chiếm tỷ lệ cao ở nhóm đối tượng tự kiểm soát
kém, lo lắng về sức khỏe nhiều, và trầm cảm.
Hiểu biết những mối quan hệ này có thể có ý

nghĩa y tế công cộng sâu sắc. Vì vậy, cần xem
xét các nguyên nhân dẫn đến những kết quả
này và các phương tiện, phương pháp giúp đỡ
nhóm đối tượng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Hyman S et al (2006). Mental disorders. In: Disease control
priorities related to mental, neurological developmental and

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

2.

substance abuse disorders, 2nd ed. Geneva, World Health
Organization,:1-20.
Mathers CD, Loncar D (2006), Projections of global mortality and
burden of disease from 2002 to 2030, Public Library of Science
Medicine, , 3:e442.

3.
4.
5.

Nghiên cứu Y học


World Health Organization (2006), Neurological disorders:
public health challenges, Geneva, 2006.
World Health Organization (2002), Revised Global Burden of
Disease (GBD) 2002 estimate, Geneva, 2004.
World Health Organization (2003), World Health Report 2003,
Shaping the future, Geneva, 2003.

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng



×