Đề cương ôn tập
môn Ngữ Văn lớp 11
Tác giả: Thầy giáo Trần Văn Thương
Nguồn:
(Sưu tầm bởi Quinhmei)
1
XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT
- Phan Bội Châu -
I.Kiến thức cơ bản
1. Vài nét về tác giả:
-Phan Bội Châu tên thuở nhỏ là Phan Văn San (1867-1940), hiệu Sào Nam. Quê:
Nam Đàn, Nghệ An.
-Cuộc đời chia ba giai đoạn:
+ Trước 1905, Hoạt động ở trong nước.
+ Từ 1905-1925 hoạt động cách mạng ở nước ngoài, lập hội Duy Tân, Phong trào
Đông Du, Việt Nam quang phục hội.
+ Từ 1925-1940: Bị Thực dân Pháp giam lỏng ở Huế cho đến lúc mất.
-Vừa là một lãnh tụ cách mạng, vừa là một nhà văn lớn. Thơ văn Phan Bội Châu là
những lời tâm huyết chứa chan lòng yêu nước (Hải ngoại huyết thư), là vũ khí tuyên
truyền vận động cách mạng sắc bén (Ngục trung thư, Trùng quan tâm sử…).
2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
Năm 1905, sau khi vận động thành lập hội Duy Tân và để mở đầu phong trào Đông
Du, Phan Bội Châu từ biệt các đồng chí ra nước ngoài. Bài thơ “Xuất dương lưu
biệt” được sáng tác trong buổi chia tay này.
II. Nội dung chính của bài thơ:
1. Hai câu đề: Quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu:
-Thời phong kiến: nam tử sinh ra ở đời phải làm những công việc lớn lao có ích cho
xã hội Lý tưởng nhân sinh.
“ Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
(Nguyễn Công Trứ)
Phan Bội Châu: đã làm trai phải làm nên chuyện lạ: xoay chuyển trời đất chí làm
trai trong sự nghiệp cứu nước với một lý tưởng lớn lao và mãnh liệt.
“ Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời”
2. Hai câu thực: Ý thức tự khẳng định mình.
- Khẳng định cái tôi trách nhiệm cống hiến cho đất nước trước lịch sử .Đó là một cái
tôi cứng cỏi, đẹp đẽ, cần thiết và cao cả vô cùng.
Trang
2
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai?”
-Hình thức:
+ Câu 1: Khẳng định
+ Câu 2: Nghi vấn nhằm khẳng định lời giục giã của cái tôi trong buổi đầu xuất
quân.
3. Hai câu luận: Quan niệm vinh nhục và thái độ đối với nền học vấn cũ:
- Tác giả ý thức về nỗi nhục mất nước.
“Non sông đã chết sống thêm nhục”
- Sách vở thành hiền không giúp gì cho thời buổi mất nước
“Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”
Quan niệm trên chứng tỏ tư tưởng tiến bộ, mới mẻ của Phân Bội Châu.
4. Hai câu kết: Khát vọng và tư thế của buổi lên đường:
-Khát vọng: Vượt bể đông Đây là một khát vọng hết sức lớn lao mạnh mẻ.
-Tư thế: “thiên trùng bạch lũng nhất tề phi” khí thế trào lên sục sôi hăm hở Tư
thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước.
5. Chủ đề: bài thơ thể hiện quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của nhà cách mạng
Phân Bội Châu.
III. Tổng kết:
-Nội dung: Bài thơ nhỏ nhưng chứa đựng nội dung tư tưởng vừa phong phú vừa lớn
lao: có chí làm trai, có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân trách nhiệm
cao cả, có hoài bảo lưu danh thiên cổ, có quan niệm vinh nhục ở đời, có thái độ mới
mẻ và táo bạo về sách vở thánh hiền, có tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước.
-Nghệ thuật: Bài thơ có một giọng điệu riêng đó chính là nét mạnh mẻ của lòng tâm
huyết luôn sục sôi.
HẦU TRỜI
- Tản Đà –
I.Kiến thức cơ bản
1. Tác giả-tác phẩm:
- Tản Đà: (1889-1939), tên thật Nguyễn Khắc Hiếu
- Quê hương: Tỉnh Sơn Tây (Nay thuộc tỉnh Hà Tây)
- Con người:
Trang
3
+ Sinh ra va Lớn lên trong buổi giao thời.
+ Là“người của hai thế kỷ” (Hoài Thanh)
+ Học chữ hán từ nhỏ nhưng về sau chuyển sang sáng tác văn chương bằng chữ
quốc ngữ…
- Phong cách thơ:
+ lãng mạng, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương ưu ái.
+ Có thể xem thơ văn ông như một gạch nối giữa hai thời văn học của dân tộc:
trung đại và hiện đại.
* Các tác phẩm:
Thơ: Khối tình con người I, II (1916, 1918)
Truyện: Giấc mộng con người I, II (1916, 1932)
Tự truyện: Giấc mộng lớn (1928)
Thơ và văn xuôi: Còn chơi (1921).
2. Văn bản “Hầu trời”
a) Xuất xứ:
-Trong tập “Còn chơi” (1921)
-Bài thơ ra đời vào thời điểm khuynh hướng lãng mạng đã khá đậm nét trong văn
chương thời đại. Xã hội thực dân nữa phong kiến tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh
ngang trái, xót đau…
c) Bố cục: 3 phần:
Phần 1; Giới thiệu về câu truyện, từ “đêm qua … lạ lùng”
Phần 2: “chủ tiên … chợ trời” Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
Phần 3: “Trời lại phê cho… sương tuyết” thi nhân trò chuyện với trời.
II. Nội dung cơ bản:
1. Giới thiệu câu chuyện
- Câu chuyện xảy ra vào “đêm qua” (câu 1) Gợi khoảng khắc yên tĩnh, vắng lặng.
- Câu truyện kể về một giấc mơ được lên cõi tiên (câu 4).
- Nhân vật trữ tình là tác giả, đang mang tâm trạng “chẳng phải hoảng hốt, không
mơ màng”
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp từ ‘thật” nhấn mạnh tâm trạng cảm xúc của thi nhân.
+ Câu cảm thán Bộc lộ cảm xúc bàng hoàng.
+ Câu khẳng định dường như lật lại vấn đề: mơ và tỉnh, hư mà như thực.
Trang
4
- Cách giới thiệu trên đã gợi cho người đọc về tứ thơ lãng mạng nhưng cảm xúc là
có thực. Tác giả muốn người đọc cảm nhận được cái “hồn cốt” trong cõi mộng,
mộng mà như tỉnh, hư mà như thực.
Cảm nhận được “cái tôi” cá nhân đầy chất lãng mạng, bảy bổng pha lẫn nét
“ngông” trong thơ thi nhân. Với cách vào chuyện độc đáo có duyên đã làm cho câu
truyện mà tác giải sắp kể trở nên hấp dẫn lôi cuốn.
2. Thi nhân đọc thơ cho trời và chư tiên nghe:
a) Thái độ của thi nhân khi đọc thơ và việc thi nhân nói về tác phẩm của mình:
- Thi nhân đọc rất cao hứng, sảng khoái và có phần tự đắc:
“ Đọc hết văn vần sang văn xuôi
Hết văn thuyết lý lại văn chơi”
- Thi nhân kể tường tận, chi tiết về các tác phẩm của mình:
“Hai quyển khối tình văn lý thuyết
Hai khối tình còn là văn chơi
Thần tiên, giấc mộng văn tiểu thuyết….”
- Giọng đọc: đa dạng, hóm hỉnh, ngông nghênh có phần tự đắc.
Đoạn thơ cho thấy thi nhân rất ý thức về tài năng văn thơ của mình và cũng là
người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ “cái tôi” cá thể. Ông cũng rất “ngông” khi
tìm đến trời để khẳng dịnh tài năng. Đây là niềm khát khai chân thành trong tâm hồn
thi sĩ.
b) Thái độ của người nghe:Rất ngưỡng mộ tài năng thơ văn của tác giả.
- Thái độ của trời: khen rất nhiệt thành: văn thật tuyệt, văn trần được thế chắc
có ít, văn chuốt như sao băng…
- Thái độ của chư tiên: xúc động, hâm mộ và tán thưởng…Tâm nở dạ, cơ lè lưỡi…
Cả đoạn thơ mang đậm chất lãng mạng và thể hiện tư tưởng thoát li trước cuộc
đời.
3. Thi nhân trò chuyện với trời:
a) Thi nhân kể về hoàn cảnh của mình:
- Thi nhân kể họ tên, quê quán:
“ Con tên Khắc Hiếu họ Nguyễn
Quê ở Á châu về địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Việt Nam”
Trong văn chương việc thể hiện họ tên trong tác phẩm chính là một cáh để khẳng
định cái tôi cá nhân của mình.
Trang
5
- Thi nhân kể về cuộc sống: Đó là môt cuộc sống nghèo khó, túng thiếu, thân phận
nhà văn bị rẻ rúng, coi thường. Ở trần gian ông không tìm được tri âm, nên phải lên
tận cỏi trời để thoả nguyện nỗi lòng.
+ “Bẩm trời hoàng cảnh con thực nghèo khó”
+ “Trần gian thước đất cũng không có”
+ “Văn chương hạ giới rẻ như bèo”
+ “Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu’
Đó cũng chính là hiện thực cuộc sống của người nghệ sĩ trong xã hội lúc bấy giờ,
một cuộc sống cơ cực không tấc đất cắm dùi, thân phận bĩ rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn.
Qua đoạn thơ tác giả đã cho người đọc thấy một bức tranh chân thực và cảm động
về chính cuộc đời mình và cuộc đời nhiều nhà văn nhà thơ khác.
Cảm hứng hiện thực bao trùm cả đoạn thơ này.
b) Trách nhiệm và khát vọng của thi nhân:
- Nhiệm vụ trời giao: Truyền bá thiên lương.
Nhiệm vụ trên chứng tỏ Tản Đà lãng mạn chứ không hoàn toàn thoát li cuộc
sống. Ông vẫn ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đời để đem lại cuộc sống ấm
no hành phúc hơn.
- Thi nhân khát khao được gánh vác việc đời đó cũng là một cách tự khẳng định
mình trước thời cuộc.
Như vậy có thể nói trong thơ Tản đà cảm hứng lãng mạng và cảm hứng hiện thực
đan xen khăng khít .
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Bài thơ thể hiện cái tôi cá nhân ngông nghênh, kiêu bạc, hào hoa và cái tôi cô đơn,
bế tắc trước thời cuộc.
- Có thể thấy nhà thơ đã tìm được hướng đi đúng đắn để khẳng định mình.
2. Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.
- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm, không cách điệu, ước lệ.
- Tác giả vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật chính.
- Cảm xúc bộc lộ thoaỉ mái, tự nhiên, phóng túng.
- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do…
VỘI VÀNG
- Xuân Diệu -
Trang
6
I. Kiến thức cơ bản:
1. Tác giả:
- Xuân Diệu (1916-1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, bút danh: Trảo Nha.
- Quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định, lớn lên ở Quy Nhơn. Xa gia đình từ nhỏ
và sống ở nhiều nơi. Mỗi miền đất có ảnh hưởng nhất định đến hồn thơ ông.
- Trước cách mạng, Xuân Diệu là một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”
(Hoài Thanh). Sau cách mạng, Xuân Diệu hoà nhập, gắn bó với đất nước, nhân dân
và nền văn học dân tộc.
- Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, ông là một cây bút có sức sáng tạo
dồi dào, mãnh liệt, bền bĩ.
- Tác phẩm:
+ Thơ “Thơ thơ” (1938); “Gửi hương cho gió” (1945); “Riêng chung” (1960); Mũi
Cà Mau - Cầm tay” (1962); “Hai đợt sóng” (1967)…
+ Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939); Trường ca (1945)…
- Phong cách thơ:
+ Xuân Diệu là một nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại, một nhà thơ “mới nhất
trong các nhà thơ mới”.
+ Thơ Xuân Diệu thể hiện một hồn thơ khao khát giao cảm với đời.
+ Hồn thơ Xuân Diệu rất nhạy cảm với thời cuộc
2. Bài thơ “Vội vàng”
a) Xuất xứ:
- “Vội vàng” được in trong tập Thơ Thơ, xuất bản 1938.
- Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái
tôi trong thơ mới nói chung, thơ Xuân Diệu nói rêng, đồng thời in dấu khá đậm hồn
thơ Xuân Diệu (“Thiết tha, rạo rực, băn khoăn”- Hoài Thanh), tiêu biểu cho sự cách
tân táo bạo, độc đáo trong nghệ thuật thơ ông.
c) bố cục:
- Đoạn 1: 13 câu đầu: Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ.
- Đoạn 2: 16 câu tiếp: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời.
- Đoạn 3: 9 câu còn lại: Khát vọng sống, khát vọng yêu đương cuồng nhiệt hối hả.
II. Nội dung cơ bản:
1. Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ.
- 4 câu mở đầu: Thể hiện cái tôi khát vọng muốn núi héo làm ngưng sự vận động của
thời gian, vũ trụ để giữ mãi hương sắc của mùa xuân, tuổi trẻ.
Trang
7
Tôi muốn “Tắt nắng” Điệp từ, câu ngắn trùng lặp cấu trúc
“buộc gió”
Lấy cái tôi chủ quan để thay đổi quy luật tự nhiên. Quả là ý tưởng táo bạo, xuất
phát từ một trái tim yêu cuộc sống đến tha thiết say mê.
- Nhà thơ vui sướng, ngây ngất trước hương sắc của cuộc đời đầy
quyến rũ, sự phong phú và giàu có của thiên nhiên, cuộc sống, tuổi
trẻ.
+ Cảnh vật hiện lên dưới con mắt của nhà thơ thật phong phú, rực rỡ, tươi đẹp và
đầy nhựa sống.
Tuần tháng mật
Hoa đồng nội
Này đây Lá cành tơ Điệp từ, nhân hoá
yến anh, khúc tình si
ánh sáng
Thần vui hằng gõ cửa
+ Cảm giác hạnh phúc được nhà thơ thể hiện qua câu thơ táo bạo, so sánh độc đáo”
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Xuân Diệu đã vật chất hoá thời gian, câu thơ không chỉ gợi hình thể mà còn gợi
cả hương thơm vị ngọt khiến người ta đắm say, ngất ngây.
2. Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời:
- Niềm vui sướng như khựng lại khi Xuân Diệu nhận ra giới hạn của thời gian:
“Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nữa”
Nhà thơ cảm thấy buồn bã, lo sợ, tiếc nối khi ý thức được sự trôi chảy xủa thời gian:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Và Xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng đời cứ chật
………………………………………
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Trang
8
Với điệp từ “Xuân” kết hợp với những cặp từ đối lập tạo thành một nỗi day dứt
một niềm tiếc nối khôn nguôi.
- Xuân Diệu biết mùa xuân rồi sẽ tàn phai, tuổi trẻ rồi cũng trôi qua. Cho nên trong
cái tươi đẹp mơn mớn của nó tác giả đã nhìn thấy sự tàn úa.
+ Điệp từ “Nghĩa là” vừa như muốn giải thích nhưng ẩn sau đó là một nỗi lo lắng,
hốt hoảng trước sự trôi chảy của thời gian.
+ Đối lập: làm tăng sự lo lắng khi nhận thấy cái hữu hạn của đời người và cái vô hạn
của thời gian.
+ Cảnh vật như lao nhanh tới sự tàn phá, héo úa và chia phôi. Tâm trạng của nhà thơ
có phần nào đó rơi vào sự tuyệt vọng.
“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”
3. Khát vọng sống, khát vọng yêu đương cuồng nhiệt hối hả.
- Đang chìm đắm trong đau buồn, tuyệt vọng nhà thơ chợt nhận ra thời gian của tuổi
xuân vẫn còn nên lên tiếng giục giã:
“mau đi thôi! Mùa chưa ngã chiều hôm”
- Tác giả vội vàng, gấp gáp muốn tận hưởng tất cả cuộc sống, tình yêu, tuổi trẻ, hạnh
phúc.
ôm tất cả sự sống non nước,
riết cây, cỏ rạng tình yêu, gió
Ta muốn say cuộc sống, hạnh phúc
thâu
cắn xuân hồng
+Với nhịp thơ dồn dập, ngắt nhịp linh hoạt, câu mệnh lệnh trực tiếp biểu cảm khát
vọng sôi nổi của trái tim nhà thơ.
+ Hình ảnh phong phú tượng trưng cho thanh sắc của thời gian: sự sống mơn mỡn,
mây đưa gió lượng, cánh bướm tình yêu, mùi thơm ánh sáng…
+Tình yêu nống nàn, khoẻ khoắn cao độ được biểu hiện bằng nhiều động từ liên
tiếp: ôm, riết, say, thâu. Nhiều tính từ: chuếch choáng, no nê, đã đầy…
+ Nhà thơ cảm nhận niềm hạnh phúc bằng tất cả các giác quan, trạng thái say mê,
ngây ngất.
+ Từ ngữ, hình ảnh táo bạo ở câu cuối cho thấy Xuân Diệu rất say mê cuộc sống,
khát khao và muốn tận hưởng tình yêu, hạnh phúc ngay trên chính cuộc đời này.
III. Tổng kết:
- Bài thơ thể hiện tư tưởng nhân sinh quan tích cực của tác giả, lòng yêu cuộc sống,
yêu đời, yêu tuổi trẻ một cách mạnh liệt, cuống nhiệt.
Trang
9
- Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu: Cảm nhận thiên nhiên tinh tế, sử
dụng điệp ngữ so sánh độc đáo, hình ảnh thơ khoẻ khoắn, nồng nàng, từ ngữ gợi
cảm, táo bạo.
TRÀNG GIANG
- Huy Cận -
I. Kiến thức cơ bản:
1. Tác giả:
- Huy Cận (1919-2005), tên khai sinh Cù Huy Cận; Quê Hà Tĩnh. Tham gia cách
mạng từ 1942, giữ nhiều trọng trách lớn trong bộ máy Nhà nước.
- Sáng tác từ rất sớm (17 tuổi). Sự nghiệp thơ chia hai giai đoạn:
+ Trước cách mạng: Bao trùm thơ Huy Cận thời kỳ này là nỗi buồn: Tác phẩm:
“Lửa thiêng”, “Kinh cầu tự”…
+ Sau cách mạng: Huy Cận hoà nhập cuốc sống mới, thơ ông không mang cái giọng
buồn ảo nảo như trước nữa mà ngập tràn lòng yêu đời, yêu cuộc sống.
Tác phẩm: “Trời mỗi ngày lại sáng”, “Đất nở hoa”…
2. Tập “Lửa thiêng”:
- Là tập thơ đầu tay của Huy Cận, in 1940. Đây là tập thơ đưa Huy Cận lên vị trí
hàng đầu trong tác phẩm thơ mới.
- Nỗi buồn là đặc trưng cơ bản xuyên xuốt “Lửa thiêng”.
- Tập thơ mang màu sắc cổ điển nhưng rất mới mẻ, hiện đại.
3. Bài thơ “Tràng giang”:
a) Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Sáng tác tháng 9/1939, khi đó Huy Cận 20 tuổi đang học trường cao đẳng canh
nông, những buổi chiều nhớ nhà thường đạp xe ra bến Chèm nhìn dòng sông Hồng
cuộn chảy nỗi, nhớ trào dâng bài thơ
- Rút ra từ tập “Lửa thiêng” (1940)
II. Nội dung cơ bản:
1. Nhan đề và lời đề từ:
- Nhan đề:
+ Ban đầu có tên “chiều bên sông” gắn với bút pháp tả thực, sau đổi thành “Tràng
giang”.
Trang
10
+ Tràng giang: âm hưởng từ hán-Việt gợi không khí cổ kính và đầy tính khái quát:
không chỉ gợi sự mênh mông bát ngát của không gian mà còn gợi nỗi buồn mênh
mang rợn ngợp.
- Lời đề từ: Thâu tóm khá chính xác và tinh tế cả tình (bâng khuâng, thương nhớ) và
cảnh (trời rộng, sông dài) của bài thơ.
2. Bức tranh thiên nhiên:
- Không gian:mênh mang, bao la, rộng lớn “Trời rộng sông dài” .
- Cảnh vật: hiu quạnh, hoang vắng, đơn lẻ, hiu hắt buồn:
+ Hình ảnh mang đậm màu sắc cổ điển: sóng, con thuyền, cồn nhỏ đìu hiu, bến cô
liêu…Mây đùn núi bạc, cánh chim nghiêng
Đây là những thi liệu quen thuộc trong thơ đường, tống.Những hình ảnh ấy gợi
lên một sự vắng vẽ, lặng lẽ, buồn
+ Thế nhưng bức tranh “Tràng giang’ vẫn gần gũi, thân thuộc với mọi tấm lòng Việt
Nam bởi: “cành củi khô”, “tiếng làng xa vẫn chợ chiều”
Đó là những âm thanh , hình ảnh của cuộc sống con người của miền quê Việt
Nam
- Sự đối lập giữa bao la mênh mông của trời nước với vạn vật nhỏ nhoi tạo nên cảm
giác lạc lỏng con người cảm thấy cô đơn, bơ vơ.
Bao trùm bài thơ là một giọng điệu buồn.Dường như nỗi buồn đã thấm sâu vào cảnh
vật.
3. Tâm trạng nhân vật trữ tình (nỗi lòng của nhà thơ):
- Nhà thơ cảm thấy cô đơn nhỏ bé trước mênh mông sông nước đất trời, không một
niềm hi vọng của sự gần gũi, thân mật:
“Đâu tiếng làng xa vẫn chợ chiều”
“Bến cô liêu”;
“không cầu”;
“không chuyến đò”
Những hình ảnh ấy gợi lên sự cô đơn lẽ loi của con người trước vũ trụ bao la.
- Nhìn cảnh vật trôi trên dòng sông nhà thơ cảm thấy thấm thía sâu sắc hơn sự trôi
nổi của kiếp người.
+ “Thuyền về nước lại sầu trăm ngã
Củi một cành khô lạc mấy dòng
+ “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”
Nối buồn của thi nhân chính là nỗi buồn mang tính thời đại - thời đại thơ mới -
thời đại con người mất nước, mất tự do, cuộc sống chỉ là hư ảo, mộng mị, sống
Trang
11
không có lí tưởng, không tương lai hạnh phúc. Đây có thể coi là “nổi buồn đẹp”.
“Tràng giang đã dọn đường cho lòng yêu giang san đất nước” (Xuân Diệu)
4. Những đặc sắc nghệ thuật:
Cảnh vật vừa mang nét cổ kính thường gặp trong thơ đường, vừa gần gũi thân thuộc
đối với con người Việt Nam.
+ Những hình ảnh mang nét đẹp cổ kính:
. Nhan đề: 2 âm Hán - Việt
. Câu thơ: “Trên sông khói sóng cho buồn…gợi nhớ câu thơ Thôi Hiệu:
“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
. Phương thức biểu đạt của thơ Đường:
Vô hạn thiên nhiên > < hữu hạn của con người
Cái nhất thời > < vĩnh hằng
+ Thế giới bài thơ là thế giới thân thuộc của đồng quê, của non sông đất nước Việt
Nam.
5. Chủ đề:
Bài thơ thể hiện nỗi bâng khuâng trước cảnh trời rộng sông dài của người lữ khách
và bài thơ cũng là nỗi buồn thời đại, bộc lộ tình yêu quê hương đất nước của Huy
Cận.
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
- Hàn Mạc Tử -
I. Kiến thức cơ bản:
1. Tác giả:
- Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí. Quê: tỉnh Đồng Hới
(Quảng Bình). Sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên chúa.
- Cuộc sống gặp nhiều vất vả (thay đổi nhiều chỗ ở, chỗ học và nhiều công việc)
- Làm thơ từ rất sớm và có năng lực sáng tạo phi thường: để lại tác phẩm khá đồ sộ.
+ Gái quê (1936); Thơ điên (1938); Xuân như ý, Thượng thanh khí (1939)
+ Kịch thơ: Duyên kì ngộ, Quần tiên hội
+ Thơ văn xuôi: Chơi giữa mùa trăng (1940).
2. Tác phẩm:
- Tập “Thơ điên” (đau thương)
+ Có 3 phần: Hương thơm-mật đắng-máu cuồng và hồn điên.
Trang
12
+ Ở tập thơ này ta bắt gặp một hồn thơ mãnh liệt luôn quằn quại, đau đớn để rồi sáng
tạo ra một thế giới nt khác thường “ngoài vòng nhân gian” “đẹp một cách lạ lùng”.
Bên cạch đó ta cũng bắt gặp thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mạc Tử những hình ảnh
tuyệt mĩ, hồn nhiên và trong trẻo lạ thường.
- Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” thuộc phần “Hương thơm”
Bài thơ gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với một người con
gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình.
II. Nội dung cơ bản:
1. Cảnh vườn tược và con người thôn vĩ:
- Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ vừa hàm ý trách móc nhẹ nhàng, vừa nối tiếc
dịu dàng .Nó gieo vào người đọc nỗi ám ảnh về thôn vĩ
“Sao anh không về chơi thôn vĩ?”
- Sau câu hỏi tu từ ấy cảnh vườn tược thôn vĩ hiện ra rất đẹp
“Nhìn nắng hàng cau…
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc…
Cảnh vật tắm mình trong ánh bình minh, mang một vẻ đẹp tinh khôi, dịu dàng và
rất Huế.
- Ẩn sau khóm Trúc hình ảnh con ngưòi hiện lên thật duyên dáng:
+ Lá trúc: hình ảnh mảnh mai, thanh tú.
+ “mặt chữ điền”: gương mặt dịu dàng phúc hậu thoáng sau cành là trức thướt tha
hình ảnh vừa thực, vừa như có phần hư ảo, thể hiện nét kín đáo của con người
khuất sau khóm vườn xinh xắn.
Khổ thơ 1 bộc lộ tình cảm trân trọng thiết tha của tác giả đối với thôn Vĩ qua
cách nhìn con người và cảnh vật: thôn vĩ tươi đẹp, con người phúc hậu hiền hoà.
2. Cảnh sông nước mây trời xứ Huế:
- Cảnh Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn hiu
Buồn xa vắng, mọi vật trong trạng thái chia li.
- Con người mang một niềm băn khoăn rất thơ mộng
“Thuyền ai…tối nay”
câu hỏi, cách nói phiếm chỉ, câu thơ như một nỗi mong chờ, một hi vọng thiết tha,
một nỗi buồn man mác.
Hai câu thơ sau bộc lộ một tình yêu đằm thắm, kín đáo thiết tha.
Trang
13
Khổ thơ hai phác hoạ đúng cái hồn vẻ đẹp huyền ảo, nhịp điệu khoan thai của xứ
Huế gợi một tình yêu dịu dàng, kín đáo.
3. Hình ảnh người thiếu nữ Huế và tâm trạng tình yêu của nhà thơ:
- “Khách đường xa” điệp ngữ nhấn mạnh hình tượng con người trong mộng
tưởng.
- Hình ảnh người thiếu nữ dường như tan loãng trong khói sương của xứ Huế, chỉ
thấy lung linh vẻ đẹp “mờ nhân ảnh”
- Câu hỏi phiếm chỉ cực tả nỗi băn khoăn không biết tình yêu có bền chặt hay cũng
mờ ảo như sương khói.
+ Câu thơ có hai từ “ai” yêu thương, khát khao
được yêu thương
chất chứa sự vô vọng
Tình yêu thầm kín của nhà thơ.
III. Tổng kết:
* Ba khổ thơ là hình ảnh khác nhau nhưng có sự gắn bó ràng buộc bởi chúng chảy ra
một tâm trạng, mạch cảm xúc thống nhất. Thôn Vĩ Dạ là cái cớ để nhà thơ bộc lộ
tình cảm, tâm trạng của mình. Đó là tình quê, tình yêu thầm kín, nỗi buồn xót xa.
* Ghi nhớ: SGK.
TỪ ẤY – TỐ HỮU
I/ TÁC Giả:
- TỐ HỮU (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa
Thiên Huế.
- 1938 được kết nạp Đảng Cộng sản.
- Tố Hữu đến với văn chương cùng một lúc đến với cách mạng.
II/ TÁC PHẨM:
1/ Xuất xứ:
- Tập thơ Từ ấy (1937-1946) gồm 3 phần:Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.
- Bài tơ Từ ấy được trích từ tập thơ Từ ấy thuộc phần Máu lửa.
2/ Nội dung:
- Bài thơ là niềm vui sướng của chàng trai trẻ khi bắt gặp lí tưởng cách mạng:
+ “Từ ấy”- đó là giờ phút thiêng liêng nhất của cuộc đời Tố Hữu. Lí tưởng cách
mạng đến làm thay đổi hoàn toàn con người tác giả.Tố Hữu đã sử dụng nghệ
thuật ẩn duj để nói đến lí tưởng cách mạng: “mặt trời chân lí”.
+ Tác giả tiếp nhận lí tưởng cách mạng bằng nhận thức trí tuệ và bằng cả trái tim
yêu thương của mình.
+ Lí tưởng cách mạng như là một sắc nhiệm màu mang đến cho tâm hồn nhà thơ
một sức sống kì diệu.
- Từ giác ngộ lí tưởng cách mạng, chàng trai trẻ tự nguyện đến với mọi người
dan lao khổ để cùng cảm thông chia sẽ - đó là quá trình từ bỏ cái tôi cá nhân
Trang
14
để đến với cái ta chung. Sự gắn bó ấy được nâng lên thành tình cam máu thịt
ruột rà.
3/ Nghệ thuật:
- Nghệ thuật ẩn dụ : “mặt trời chân lí”.
- Ngôn ngữ hình ảnh, tươi sáng: “bừng nắng hạ”,”rất đạm hương và rộn tiếng
chim”…
- Sự nhiệt tình, khí thế hăm hở đến với cách mạng của chàng trai trẻ khi mới
giác ngộ cách mạng.
BÀI LAI TÂN – HỒ CHÍ MINH
I/ XUẤT XỨ :
Bài thơ trút từ tập Nhật ký trong tù. Bài thơ được sáng tác khi Người đạng trên
đường chuyển từ nhà lao Thiên Giang đến nhà lao Liễu Châu – Trung Quốc.
II/ NỘI DUNG
- Bài thơ dựng lên bức tranh về hiện trạng đen tói, thối nát của xã hội Tưởng Giới
Thạch :
+ Ban trưởng nhà lao : Là một tay chuyên đánh bạc.
+ Cảnh trưởng : Ăn chặn tiền của tù nhân
+ Huyện trưởng : Chong đèn hút thuốc phiện
=> đây là những kẻ đại diện cho pháp luật nhưng lại vi phạm pháp luật.
- Thái đọ của tác giả : Mỉa mai châm biếm : ‘ vẫn thái bình” – tiêu cực trong pháp
luật đã trở thành nếp trong xã hội này.
NHỚ ĐỒNG – TỐ HỮU
I XUẤT XỨ :
Bài thơ được viết trong những ngày nhà thơ bị giam ở nhà lao Thừa Phủ ( Huế ).
Bài thơ này thuộc phần Xiềng xích của tập Từ ấy.
II / NỘI DUNG
- Nổi nhớ đồng quê:
‘Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò”
Điệp khúc này lặp lại bộc lộ tâm trang và nỗi nhớ của nhà thơ.
+ Nhớ cảnh làng quê bình dị thân thuộc.
+ Nhớ cuộc sống làng quê trong cảm hứng lãng mạn
+ Nhớ âm thanh đường nét gợi cảm
- Nỗi nhớ người: Tác giả hướng về nhứng còn người của đồng quê bằng sự thân
thiết và cảm mến từ lâu, trong đó tiêu biểu là hình ảnh mẹ già đơn chiếc.
- Nỗi nhớ chính mình Tố Hữu nhớ lại mình: Từ ngày chưa giác ngộ lý tưởng cách
mạng đến thời điểm bắt gặp lý tưởng cách mạng và hiện tại đang bị giam cầm,
mất tự do.
TƯƠNG TƯ – NGUYỄN BÍNH
I / XUẤT XỨ
Trang
15
Bài Tương tư được trút trong tập Lỡ bước sang ngang, tiêu biểu cho phong cách
thơ chân quê của Nguyễn Bính.
II/ NỘI DUNG
- Ý nghĩa nhan đề:
Tương tư là nỗi nhớ nhau của tình yêu lứa đôi. Thường là nỗi nhớ đơn phương.
Bản chất của tương tư là khát khao vượt cả không gian thời gian.
- Nỗi nhớ mong và lời kể lễ trách mốc của chang trai:
+ Nỗi tương tư của chang trai nhuộm khắp cả thôn Đoài và trở thành căn bệnh vô
phương cứu chữa. không dừng lại ở đó, chàng trai trách mốc giận hờn và cả khát
khao đòi hỏi.
+ Quy luật tâm lý của tâm tư cho phé co giãn về không gian “ Chung lai một
làng”, vào thời gian “ ngày qua ngày lại qua ngày”
+ Tự trách mốc chàng đi đến phủ định buộc tội: “ Có xa xôi mấy mà tình xa xôi”.
Để rồi đi đến khát khao của sự hòa hợp và. Cuối cùng là lời bộc bạch khẳn định
tình yêu một cách nguy hiểm, bạo dạn
=> Tình yêu của họ còn ở dạng để ngỏ, đợi chờ
CHIỀU XUÂN – ANH THƠ
I / XUẤT XỨ
Bài thơ được trút từ Bức tranh quê, tập thơ đầu tay của Anh Thơ.
II/ NỘI DUNG
- Bức tranh 1: Bến đò vắng lặng, mưa bụi êm êm, quán bên sông im lìm, hóa
tím trụng tơi bời theo mưa
=> Cảnh vắng lặng
- Bức tranh 2 : Con đường đê, cỏ xanh biết, đàn sáo mổ vu vơ, bướm rôi theo gió,
trâu cúi ăn mưa.
=> Cảnh có sự hoạt động, tươi mát hơn
- Bức tranh 3 : Cuộc sống vẫn bằng phẳng bời có sự đột biến: Xuất hiện một cô
nàng ím thắm, một cái giật mình, ruộng lúa sắp ra hoa con người làm lụng.
=> Bức tranh cho ta thấy hình ảnh quê hương ta cách đây nửa thế kỷ, thấy cả vẽ
đẹp lẫn nỗi nghèo thô thiển của đời sống dân quê
VỀ LUÂN LÝ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA – PHAN CHÂU TRINH
I/ XUẤT XỨ
Về luân lý xã hội ở nước ta là một đoạn trích trong phần 3 của bài Đạo đức và
luân lý Động tay được Phan Chu Trinh diễn thuyết vào đêm 19/11/1925 tại nhà
Hội Thanh niên ở Sài Gòn
II/ NỘI DUNG
1/ Cách vào đề :
- Đối tượng của bài diễn thuyết trước hết là những người nghe Phan Châu Trinh
diễn thuyết đêm 19/11/1925, tác giả vào đề một cách thẳng thắn gây ấn tượng
mạnh cho người nghe.
Trang
16
- Để đánh tan sự ngộ nhận của người nghe về Luân lý xã hội ở Viết Nam, tác
giả đã phủ định” xã hội luân lý thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết
đén”
- Phan Châu Trình còn lường trước khả năng hiểu đơn giản vấn đề thậm chí
xuyên tạc vấn đề.
2/ Phần 2
Tác giả đặt ra phép so sánh :
- Bên Châu Âu : Đề cao dân chủ coi tyrongj sự bình đẳng của con người, không
chỉ quan tâm đến từng gia đình Quóc gia mà còn đến cả thế giới. họ làm được
điều ấy là do họ “ có đoàn thể có công đức”
- Bên mình: “ Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài
người”, không biết cái nghĩa vụ của mọi người trong nước đối với nhau nên
dẫn đến tình trạng ai sống chết mặt ai, người này không biết quan tâm đến
người khác. Nguyên do là người nước mình thiếu đoàn thể.
3/ Nguyên nhân của việc thiếu đoàn thể ở nước ta :
- Xa xưa cha ông ta vẫn có đoàn thể, công ích. Nhưng rồi lũ Vua quan phản
động thối nát tham lam, lộng quyền đã phá tan tành.
- Trước nhứng sự việc như vậy mà dân lại không có ý, bình phẩm
=> Cần phải phủ định một cách triệt để chế đọ vua quan chuyên chế như thế
4/ Nghệ thuật chính luận:
- Lập luận chặt chẽ, logic, nêu chứng cứ cụ thể, xác thực giọng văn mạnh mẽ
dùng từ đặt câu chính xác biểu hiện lý trí tỉnh táo, tư duy sắc sảo, đạt hiệu quả
cao về nhận thức tư tưởng.
- Ngoài ra bài văn còn có sự kết hợp giữa yếu tố nghị luận với yếu tố biểu cảm
làm cho bài văn thêm sức thuyết phục, lay chuyển mạnh mẽ nhận thức và tình
cảm ở người nghe.
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA – HOÀI THANH
I/ TÁC GIẢ:
- Hoài Thanh ( 1909 – 1982) tên thật là NGUYỄN ĐỨC NGUYÊN, xuất thân
trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước ở Nghệ An.
- Sáng tác văn chương từ những năm 30 của thế kỹ XX.
- Hoài Thanh là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện
đại. Thi nhân Việt Nam là công trình được đánh giá xuất sắc nhất.
- Năm 2000 Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật.
II/ TÁC PHẨM:
Đoạn trích “ Một thời đại trong thi ca”
1/ Xuất xứ :
Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cuối Thi nhân Việt Nam, tổng kết
một cách sâu sắc phong trào thơ mới.
2/ Nội dung:
- Tác giả nêu vấn đề : Đi tìm “ Điều ta cho là quan trọng hơn : Tinh thần thơ
mới”
Trang
17
- Nhưng cái khó là tranh giới giữa tho cũ và thơ mới không phải trạch ròi, dể
nhận ra. Vì ở thời nào cũng có bài kiệt tác cả. vì vậy, nguyên tắc chung của
việc định nghĩa về thờ mới là:
+ Chỉ căn cứ vào cái hay không căn cứ vào cái dở
+ Chỉ căn cứ vào cái đại thể, không căn cứ vào cái tiểu tiết
- Tinh thần thơ mới là ở chổ cái “tôi” đối lập với cái “ ta”. Cái “ tôi” mang nhiều
mặt tích cực và bi kịch:
+ Thời xưa là thời chữ “Ta”, thời bây giờ là thời chữ “tôi”
+ Trước kia cái “tôi” nếu có thì ẩn dấu sau chữ “ta”, bây giờ là cái “ tôi” tuyệt đối
theo ý nghĩa của nó.
• Cái “tôi đáng thương và tội nghiệp, nó là cái bi kịch đang diễn ngấm ngầm
dưới những phù hiều dễ dãi trong tâm hồn người thanh niên.
• Họ giải quyết bi kịch đó bằng cách gửi vào tình yêu tiến Việt
Nghệ thuật:
Cách viết nghị luận văn chương trất đổi tài hoa tinh tế và lôi cuốn:
- Lập luận chặt chẻ rõ ràng hợp lý.
- Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lộc xác đáng và tinh tế
- Cách thể hiện giâu hình ảnh xinh động, dùng so sánh và gợi mở liên tưởng
- Sử dungjh từ ngữ chính xác tinh tế, giầu cảm xúc
- Dẫn dắt mạch văn rất tự nhiên linh hoạt và độc đáo
- Bao trùm là cách luận giải sắc sảo, diễn đạt tài hoa hóm hỉnh đầy sức thuyết
phục.
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC : - KỊCH VĂN NGHỊ LUẬN
I/ KỊCH :
1/ Đặt trưng của kịch
Kịch là dùng lời thoại của nhân vật tái tạo những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc
sống. kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp của ngiều bộ môn, nhiều người.
chỉ có kịch bản mới thuộc thể laoij văn học.
2/ Các kiểu lạo kịch
- Bi kịch : Là kịch phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng tốt đẹp
với những thế lực đen tối, cái chết của nhân vật gợi lên nỗi sốt xa thương cảm
- Hai kịch : Là kịch khai thác nhứng tình huống khôi hai, sự đối lập cảu vẻ bên
ngoài đẹp đễ với cái bên trong xấu xa nhầm bật lên tiến cười chế giễu mỉa mai
- Chính kịch : Là kịch phản ánh mâu thuẩn, xung đột trong cuộc sống hằng
ngày với bi hài, vui buồn lẫn lộn
- Ngoài ra còn có kịch thơ, kịch nói, ca kịch.
3/ Yêu cầu độc kịch bản văn học
- Đọc kỹ lời giới thiệu tiểu dẫn
- Tập trung chú ý vào lời thoại của các nhân vật
- Phân tích hành động kịch
- Nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm
II/ VĂN NGHỊ LUẬN:
1/ Đặt trưng của văn nghị luân.
Trang
18
Nghị luận là dùng lý lẻ phán đoán, chứng cứ để bản luận về một vấn đề nào đó.
Văn nghị luận tác động vào lý trdis nhận thức và cả tâm hồn người đọc giúp họ
hiểu rõ những vấn đề đã nêu ra. Văn nghị luận có ngôn ngữ giầu hình ảnh, giầu
biểu cảm và thất là từ ngữ phải vô cùng chính xác.
2/ Các kiểu loại văn nghị luận :
- Văn chính luận
- Văn phê bình văn học
3/Yêu cầu về độc văn nghi luận
- Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
- Nắm bắt mạch suy nghĩ, sự vận động của tư tưởng theo tiến trình diễn giải,
trình bầy vấn đề.
- Cảm nhận tâm tư tình cảm
- Phân tích nghệ thuật lập luận : Cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ và tác
dụng của chúng.
- Nêu khái quát giá tgrij của tác phẩm nghị luận và rút ra những bài học sâu sắc.
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
TÌNH YÊU VÀ THÙ H ẬN
( Trích Rô mê ô và Ju li et U. Sêch X Pia)
Học sinh cần nắm:
1.Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả ( SKG)
2.Tác phẩm Rô mê ô và Ju li et
a.Hoàn cảnh ra đời
Tác phẩm được viết vào khoảng 1594 – 1595, nhằm ca ngợi tình yêu bất tử thật cao
đẹp và lên án sự tàn ác của chế độ phong kiến châu Âu thông qua mối hận thùi của
dòng họ Môn ta ghiu và Ca pu let.
b. Tóm tắt.( SGK)
c. Đoạn trích “Tình yêu và thù hận”
- Trích hồi 2 cảnh 2 của tác phẩm
- Nội dung miêu tả tâm trạng , tình cảm của Rô mê ô và Ju li et, ca ngợi tình yêu
vượt qua thù hận …
3. Gợi ý phân tích
a. Hình thức các lời thoại
- 6 lời thoại đầu: lời độc thoại nội tâm của các nhân vật, bộc lộ tình cảm chân thành,
đắm đuối trong tình yêu.
- 10 lời thoại sau: lời đối thoại của Rô mê ô và Ju li et lời trao đổi về tình yêu của
họ:
+ Thể hiện tình yêu vượt qua sự thù hận tồn tại từ lâu của 2 dòng họ Môn ta ghiu và
Ca pu let.
+ Thề nguyền về tình yêu đôi lứa.
b.Tâm trạng Rô mê ô và Ju li et.
Trang
19
b1. Rô mê ô
- Sững sờ, choáng ngợp, say đắm trước vẻ đẹp lộng lẫy kiêu sa của người yêu (so
sánh Ju li et là vầng dương, sao trên trời phải hổ thẹn …)
- Sẵn sàng vượt qua mọi nguy hiểm thù hận để đến với Ju li et ( “ kẻ chưa từng bị
thương thì há sợ gì sẹo”, vượt qua sự canh gác nghiêm ngặt của nhà Ju li et để đến
với nàng, sẵn sàng từ bỏ tên họ…) phù hợp với quy luật của tình cảm tình yêu.
b2. Ju li et .
- Lo lắng, sợ hãi vì mối thù giữa 2 dòng họ ( thể hiện qua các suy nghĩ, các lời
thoại) sợ , lo cho tình yêu của mình phù hợp với quy luật tình cảm, tâm lí phụ
nữ.
- Dũng cảm vượt qua sợ hãi, thù hận để thề nguyền, đính ước( HS tự lấy dẫn chứng)
cả 2 đều ý thức được sự thù hận của 2 dòng họ nhưng nỗi lo của họ không phải
sự thù hận mà là không có nhau, không có tình yêu của nhau.
- Trong đoạn trích, 2 nhân vật nhiều lần nhắc đến sự thù hận không phải để khắc sâu
hận thù mà để khẳng định quyết tâm vượt qua để xây dựng hạnh phúc.
4. Giá trị tư tưởng.
- Ca ngợi tình yêu cao đẹp đáng trân trọng, đáng học tập (vượt qua và hóa giải thù
hận ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp, thức tỉnh lương tâm con người …). Đây là
tình yêu mà nhân loại luôn khát khao hướng tới.
* HS cần chú ý kĩ hình thức các lời thoại, hình thức so sánh, cường điệu … để hiểu
rõ giái trị nội dung nghệ thuật đoạn trích.
BÀI SỐ 28
Trích : Người làm vườn - Tagor
I. TÁC GIẢ: (Sgk tr.61)
II. XUẤT XỨ:
Là bài số 28/85 bài thơ của tập ‘ Người làm vườn ‘ ( 1914) . là một trong những bài
thơ hay nhất của Tagor, có mặt trong nhiều tuyển tập thơ tình thế giới .
III. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH :
1. SÁU CÂU ĐẦU :
- ‘Đôi mắt băn khoăn………….vào sâu biển cả’.
- Biện pháp so sánh ‘ như……….biển cả’. Để thể hiện sự băn khoăn , khát khao
muốn thấu hiểu người yêu .
- ‘ Anh đã để cuộc đời anh ………………không biết gì tất cả về anh’.
=> chàng trai không dấu một điều gì nhưng tình cảm anh bộc lộ chỉ là khía cạnh bên
ngoài.
. Cách nói nghịch lí ‘………chính vì thế’ => sự đòi hỏi của tình yêu luôn cần các
thập toàn toàn diện => ‘ em không biết gì tất cả vì anh’.
2. BA CÂU TIẾP:
- Dùng lối so sánh giả định (nếu A chỉ là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để nói
lên tâm sự ước nguyện của chàng trai.
‘………….viên ngọc , đóa hoa’: Những vật đẹp đẽ , quý giá => ước nguyện hiến
dâng , làm đẹp cho người mình yêu .
Trang
20
- ‘ Nhưng em ơi……… của nó là trường cửu’ => cách nói nghịch lí mà có lí : trái
tim ( tâm hồn , tình yêu) của con người là một thế giới bí ẩn , không đơn giản như
thế giới vật chất hữu hình . Chính vì vậy con người luôn muốn khám phá : ‘
……… muốn nhìn vào tâm tưởng của anh’và bất lực rồi tìm kiếm ‘ ……… em có
biết gì biên giới của nó đâu ‘ => Cái đẹp,sự bí ẩn , hấp dẫn của tình yêu : Khát vọng
chia , chia sẻ , hòa hợp , đồng cảm với những sắc thái cung bậc tình cảm : hạnh
phúc, khổ đau,………………
3. CÒN LẠI ( 2 câu cuối ).
Sự trọn vẹn trong tình yêu là vô hạn . Dù nghịch lí , dù biết vậy nhưng ta vẫn khát
khao ,khám phá kiếm tìm, cầu mong sự toàn diện , trọn vẹn.
IV. NGHỆ THUẬT:
• Dùng cấu trúc so sánh , giả định , cách nói nghịch lí => cái đẹp , bản chất của
tình yêu , khát vọng cao đẹp của con người .
• Bài học bản thân : Học sinh tự liên hệ .
TÔI YÊU EM
(A. Pus-kin)
I. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG :
Bài thơ thể hiện nỗi buồn của mối tình vô vọng nhưng trong sáng của một tâm hồn
yêu đương chân thành mãnh liệt , nhân hậu vị tha và cao thượng .
II. XUẤT XỨ VÀ KẾT CẤU :
* Xuất xứ :
Tác giả viết năm 1839 . khởi nguồn từ mối tình tuyệt vọng của tác giả với A.A . Ô-
lê- nhi- na.
=> là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của A. Pus-kin “mặt trời thi ca Nga”.
* Kết cấu :
Gồm 2 câu chia làm 8 dòng . ngăn cách bằng dấu phẩy , dấu chấm phẩy .
Điệp từ “Tôi yêu em” : Sự tăng tiến của cung bậc tình cảm.
III. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH:
Câu1:
. Hai dòng đầu : nhân vật trữ tình giãi bày , thổ lộ tình cảm “ Tôi yêu em ….tàn
phai”.
=> khẳng định tình yêu vẫn tiếp tục tồn tại .
- “Ngọn lửa tình …” : Tình yêu lúc âm thầm , ấp ủ dai dẳng , lúc bùng phát
mãnh liệt . => dùng từ phủ định “ Chưa hẳn …….” Để khẳng định .
- Tình yêu kiên trì , tha thiết nồng nàn .
. Hai dòng sau : Mâu thuẫn giữa tình cảm , mâu thuẫn giữa lí trí.
. Tình cảm “ Tôi yêu em ……….tàn phai” – Hai dòng đầu –
. Lí trí : “nhưng không để em ………….gợn bóng u hoài” – Hai dòng sau-
=>không muốn làm tổn thương người mình yêu => chân thành , cao thượng.
Câu 2:
- Lặp lại (điệp từ) : “Tôi yêu em”
=> nhấn mạnh , khẳng định tình yêu chân thành , mãnh liệt , bền bỉ của mình .
- Thái độ,tâm trạng :
Trang
21
. Âm thầm không hy vọng “buồn xót xa khi tình yêu bị cự tuyệt”.
. …… ” rụt rè , hậm hực lòng ghen “
………” chân thành , đằm thắm “
=> Tình yêu đời thường :có đau buồn , ghen tuông , say đắm dịu dàng , tao nhã ,
ghen nhưng không mù quáng , ích kỷ như kẻ si tình tầm thường => Tình yêu cao
đẹp , có suy nghĩ có văn hóa .
- “ cầu em ……………như tôi đẵ yêu em “
=> mong người mình yêu có tình yêu chân thành , đằm thắm ………” như tôi đẵ yêu
em “
=> Tình yêu cao thượng , trân trọng người tình biết hy sinh vì hạnh phúc của người
yêu. “ Yêu là làm cho người mình yêu trở nên hạnh phúc “
IV. NGHỆ THUẬT:
. Ngôn từ giản dị , tinh tế .
. Kết cấu đặc biệt .
. Điệp từ “ Tôi yêu em “ P. I=>p.II”.
=> Sự tăng tiến của các cung bậc , sắc thái , tình cảm của nhân vật chữ tình.
NGƯỜI TRONG BAO ( A. P. SÊ -KHỐP)
I. NẮM ĐƯỢC HOÀN CẢNH RA ĐỜI :
Truyện người trong bao viết năm 1898 khi Sê- khốp đi nghỉ mát tại thành phố I- an
– ta bán đảo Crưm ( Biển đen ) . Lúc này xã hội Nga đang ở trong không khí chuyên
chế , bảo thủ nặng nề . cuối thế kỷ XIX , môi trường ấy đẻ ra lắm con người kỳ quái
như ( Người trong bao) Bê- li- cốp.
II.GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG:
- Phê phán những con người sống tầm thường , luôn sợ hãi , bạc nhược đến thảm hại
, hèn nhát , sống máy móc giáo điều đến đê tiện . Lối sống ấy đã đầu độc tâm hồn
con người . Ảnh hưởng đến xã hội Nga những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế XX.
- Qua tác phẩm Sê- khốp đặt ra vấn đề :
Hãy tìm cách thoát khỏi lối sống “trong bao” , tự làm khổ mình để vươn tới cuộc
sống lành mạnh , cao đẹp.
III. NHÂN VẬT BÊ- LI -CỐP:
Được miêu tả qua chân dung , thói quen , sinh hoạt :
. Cặp kính đen trên gương mặt nhợt nhạt , nhỏ bé , chuắt như mặt chuồn chuồn.
. Ăn mặc, phục sức khác người : quanh năm đi giày cao su và mang ô
vv………………
. Những đồ vật Bê – li- cốp sử dụng đều có bao che , ô , đồng hồ , dao
vv………………
. Nhút nhát , ghê sợ hiện tại nhưng lại tôn sung ngợi ca quá khứ ( Say mê tiếng
Hylạp cổ).
. Sống máy móc , rập khuôn theo dư thi , quy định vv…………, luôn lo sợ ‘ nhỡ lại
xảy ra chuyện gì’ => luôn thu mình trong các vỏ , tạo ra ‘các bao’ để bảo vệ mình
khỏi ảnh hưởng bên ngoài .
. Luôn thỏa mãn với lối sống cổ lỗ rập khuôn của mình , tự nguyện , tự giác tuân thủ
lối sống “trong bao”.
Trang
22
. Không hiểu không nhận biết về thái độ của mọi người với mình vv……………
. Khó chịu với cách sống của chị em Va- len- ca ( Đi xe đạp) vì ‘ Không có chỉ thị
nào cho phép thì ta không được làm’ …………=> Sợ hãi , bảo thủ………
. Khi bị Cô- Va-len-cô mắng mỏ , đe dọa , ‘Bê-li-cốp’ “ tái mặt đứng dậy” yêu cầu
phải “kính trọng đối với chính quyền” => hèn nhát, run sợ trước quyền lực , quyền
hành .
. Luôn sợ đủ thứ : sợ bị nghe thấy , sợ bị xuyên tạc vu cáo ……………
. Khi qua đời : Lối sống của Bê – li – cốp vẫn ảnh hưởng ám ảnh mọi người .
. => Nhân vật điển hình cho một bộ phận xã hội Nga cuối thế kỷ 19.
IV . NGHỆ THUẬT :
. Châm biếm mạnh mẽ : Lối sống trong bao của Bê – li- cốp => thực trạng của xã
hội Nga cuối thế kỷ 19.
. Hình ảnh ‘các bao’ => hình ảnh đặc sắc, độc đáo .
• Nghĩa đen : vật chứa đựng .
• Nghĩa bóng : tính cách của Bê-li-cốp .
• Nghĩa biểu tượng : lối sống trong bao .
LIÊN HỆ THỰC TẾ :
Hiện nay vẫn còn người trong bao => mỗi cá nhân cần ý thức được mục đích và
cách sống của mình , thống nhất với chuẩn mực văn hóa và xã hội loài người :
trong sạch lành mạnh , tự do thì lối sống “ người trong bao” mới chấm dứt.
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN .
Trích “những người khốn khổ”
( Vich- to- huy – gô).
I. TÓM TẮT TÁC PHẨM:
( Học sinh xem trong sách giáo khoa trang 76).
II. NHÂN VẬT GIA VE – HIỆN THÂN CỦA CON ÁC THÚ :
* Tác giả dùng lối so sánh ngầm để miêu tả .
. Giọng nói “ không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm “ .
. Cặp mắt : “……… như cái móc sắt và cái nhìn ấy , hắn từng quen kéo giật vào
hắn bao kẻ khốn khổ “.
. Cái cười : “ phô cả hàm răng “, “ khi hắn cười thì đôi môi mỏng dính dang ra phơi
bày nào răng nào lợi “.
. Cái mũi : “ nhăn nhúm man rợ , trông như mõm ác thú “.
. Nét mặt : …….” Là một con chó giữ “.
Bộ dạng của con ác thú , hệt con hổ sắp vồ mồi .
* Thái độ hành động :
“ Đứng lì một chỗ tiến vào giữa phòng , ngoạm cổ con mồi , túm lấy cổ áo”.
* Nội tâm tâm trạng :
Không để ý quan tâm đến người bệnh là Phăng – Tin:
- Quát tháo : “………hét to lên”.
Trang
23
- Nói toạc bí mật của giảng văn giảng với Phăng-Tin : “nói to, nói to lên
………… mày bảo là để đi tìm đứa con cho con đĩ kia”………
- Dập tắt hy vọng của Phăng tin vào Ma- đơ- len ( Giăng Van Giăng): “Tao bảo
không có ông Ma-đơ-Len chỉ có ……… một tên tù khổ sai là Giăng – Van –
Giăng”……….
- Tàn nhẫn , lạnh lùng trước nỗi đau của tình mẫu tử, trước nỗi tuyệt vọng của
Phăng- Tin :” Con tôi! Thế ra nó chưa đến đây ? “.
- => Giờ lại đến lượt con này! Đồ khỉ có câm họng không? sẽ thay đổi hết
, đã đến lúc rồi đấy “.
- Dửng dưng vô cảm trước cái chết của Phăng –Tin “Dừng có lôi thôi !
……….đi ngay không thì cùm tay lại “ => dã man , tàn bạo.
III. TÌNH THƯƠNG YÊU CỦA GIĂNG –VAN-GIĂNG:
* Xuất thân:
Nghèo khổ , yêu thương những con người khốn khổ .
- Với Phăng – tin: nhẹ nhàng điềm tĩnh , tình cảm :”cứ yên tâm , không phải nó
đến bắt chị đâu!” .
- Với Gia-ve: “ tôi biết là anh biết gì rồi “=> muốn cho Phăng –tin yên tâm ,
tránh cho Phăng – tin lo lắng đau lòng => xử nhũn , hạ mình trước Gia- ve:
‘Tôi muốn nói nhỏ với ông câu này !’ , “ Tôi cầu xin ông một điều ! ;
xin ông thư cho 3 ngày ……….” .
- => Giăng-van-giăng không muốn Phăng-tin đau lòng, mất hy vọng.
- Khi Phăng-tin tắt thở:
+’Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó’.
+’ Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này ‘
=> căm giận khiến Gia- ve run sợ => Giăng –van- giăng lấy lại uy quyền.
+ Thương xót khôn tả , thì thầm bên tai Phăng – tin,……… ”vuốt mắt cho chị” “
đặt vào đấy một nụ hôn” => Giăng –van-giăng hết lòng yêu thương , quan tâm
đén những con người cùng khổ bất hạnh .
IV. NGHỆ THUẬT:
- Giàu kịch tính .
- Xây dựng hình tượng tương phản (Gia-ve > <Giăng – van- giăng).
- Tính cách nhân vật thể hiện qua hành động và ngôn ngữ đối thoại .
- Bút pháp lãng mạn về tình mẫu tử : “ Lúc Giăng-van-giăng thì thầm bên tai
Phăng – tin………sáng rỡ lên một cách lạ thường”.
V. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG:
Đề cao tình yêu thương của con người. thể hiện niềm tin vào tương lai.
BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC- MÁC
I. VỀ TÁC GIẢ : (Hs xem đọc kỹ trong sách giáo khoa tr. 92).
II. HOÀN CẢNH RA ĐỜI :
. 1895 Mác qua đời . Để tỏ lòng thương tiếc và khẳng định sự đóng óp của Mác , Ph-
ăng-ghen đã viết tác phẩm này . ( tên bài do người biên soạn đặt ).
. Bài văn thể hiện tình bạn vĩ đại , cảm động giữa Mác & Ăng – ghen , những cống
hiến vĩ đại của Mác .
Trang
24
III. BỐ CỤC : 3 phần
. Từ đầu…………………………… bậc vĩ nhân ấy gây ra.
=> Thời gian,khơng gian Mác ra đi , vai trò của Mác .
. Tiếp theo ………………………… cho người đó khơng làm gì thêm nữa => cống
hiến của Mác .
. Còn lại : Đánh giá về nhữ cống hiến của Mác .
IV. NHỮNG CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA MÁC :
1. TÌM RA QUY LUẬT PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ XÃ HỘI LỒI NGƯỜI :
. Nêu bản chất của quy luật : Cơ sở hạ tầng , tư liệu sản xuất , cách sản xuất, trình độ
phát triển kinh tế , quyết định kiến trúc thượng tầng ( thể chế nhà nước,tơn giáo, văn
học , nghệ thuật ,……….) .
=> Ăng – ghen dùng lập luận so sánh giống như Đac-uyn đã tìm ra quy luật phát
triển của thế giới hữu cơ…… Để làm nổi bật cống hiến vĩ đại của Mác .
2. TÌM RA QUY LUẬT VẬN ĐỘNG RIÊNG CỦA PHƯƠNG THỨC SXTBCN HIỆN ĐẠI VÀ CỦA
XHTB DO PHƯƠNG THỨC ĐĨ ĐẺ RA:
. Phát hiện quy luật giá trị thặng dư ( phần giá trị dơi ra so với khoản tiền phải chi để
làm ra sản phẩm ấy , là lao động khơng cơng của người làm th do nhà tư bản kéo
dài giờ làm việc & tăng cường độ làm việc .
. Lập luận chặt chẽ , thuyết phục , giúp người đọc , người nghe hiểu Mác ở hai
phương diện :
Con người của phát minh, khám phá : ‘ Con người khoa học là như vậy đó ‘.
- Con người của thực tiễn : ‘ Bởi lẽ trước hết Mác là một nhà cách mạng ……
đấu tranh là hành động tự nhiên của Mác ‘.
3. SỰ KẾT HỢP GIỮA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN , BIẾN LÝ THUYẾT KHOA HỌC THÀNH
HÀNH ĐỘNG CÁCH MẠNG:
“Bởi lẽ, trước hết …………… một cách say sưa , kiên cường và có kết quả” Lập
luận theo trật tự thăng tiến . ‘ cống hiến sau to lớn hơn cống hiến trước ‘.
V. TÌNH CẢM CỦA ĂNG-GHEN VỚI MÁC:
. Đề cao ca ngợi Mác : ‘ cho nên phải xuất phát từ cơ sở đó ……………như từ trước
đến nay người ta làm ‘.
. Tiếc thương vơ hạn : ‘ và ơng đã mất đi hàng triệu người cộng sự cách mạng với
ơng…….tên tuổi và sự nghiệp của ơng đời đời sống mãi ‘.
. Cách lập luận giúp người đọc hiểu rõ Mác : Chống lại ai? Bênh vực ai?
. Hành động của Mác mang lại quyền lợi cho nhân loại bị áp bức, thống trị.
PHẦN TIẾNG VIỆT
TỪ NGƠN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NĨI CÁ NHÂN
Học sinh cần nắm: Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của
cả cộng đồng xã hội; còn lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận
dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung.
I )Ngơn ngữ -tài sản chung của xã hội
-Ngơn ngữ là hệ thống ngữ âm ,những từ ngữ ,những quy tắc kết hợp chúng mà
những người trong một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau
Trang
25