Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi ngữ văn lớp 9 vào 10 tham khảo sưu tầm bồi dưỡng ôn thi (28)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.91 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn
Ngày thi: 5/7/2013
(Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang)
I. Hướng dẫn chung
1. Do đặc thù của bộ môn Ngữ văn, giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, tránh
cách đếm ý cho điểm.
2. Có thể thưởng điểm cho những bài viết độc đáo, sáng tạo khi tổng điểm toàn bài chưa đạt tối đa.
3. Việc chi tiết hoá thang điểm (nếu có) so với thang điểm trong hướng dẫn phải đảm bảo không
sai lệch và được thống nhất thực hiện trong toàn hội đồng chấm.
II. Hướng dẫn chi tiết
Câu 1 (2,0 điểm).
a. Thí sinh nêu được tên của 4 thành phần biệt lập trong câu:
- Thành phần tình thái (0,25 điểm)
- Thành phần cảm thán (0,25 điểm)
- Thành phần gọi đáp (0,25 điểm)
- Thành phần phụ chú (0,25 điểm)
b. Thí sinh chỉ ra được 2 thành phần biệt lập:
- tôi nghĩ vậy (0,5 điểm)
- có lẽ (0,5 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm).
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (chứng minh, bình luận )
- Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc các loại lỗi.


2. Yêu cầu về kiến thức:
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
* Giải quyết vấn đề nghị luận.
- Thực trạng hút thuốc lá hiện nay (phần này học sinh chỉ cần khái quát ngắn gọn).
- Tác hại của việc hút thuốc lá:
+ Tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe của người hút thuốc: khói thuốc lá có chứa hơn 4000 hóa
chất, trong đó có nhiều chất độc hại, là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh hiểm nghèo cho con người.
+ Khói thuốc lá làm ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng tới sức khỏe của những người xung
quanh (người hút thuốc thụ động) => là biểu hiện của sự thiếu văn hóa khi ở nơi công cộng.
+ Hút thuốc gây tổn hại kinh tế cho bản thân người hút, cho gia đình và xã hội (tốn kém tiền mua
thuốc lá; mất thời gian, công sức, tiền bạc cho việc chữa trị những căn bệnh liên quan đến thuốc lá; Nhà
nước mất nhiều kinh phí cho công tác tuyên truyền, phòng chống tác hại của việc hút thuốc lá )
- Bài học nhận thức, hành động:
+ Bản thân học sinh phải nhận thức được những tác hại to lớn của việc hút thuốc lá => nói không
với thuốc lá, xây dựng môi trường học tập không có khói thuốc.
+ Có trách nhiệm cùng với gia đình và nhà trường, các tổ chức đoàn thể tích cực vận động, tuyên
truyền mọi người không hút thuốc lá, giúp đỡ người nghiện cai thuốc lá
* Kết thúc vấn đề: Khái quát lại vấn đề và lời kêu gọi hành động.
1
3. Thang điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, còn một vài lỗi nhỏ không đáng kể.
- Điểm 2: Đáp ứng được khoảng 2/3 các yêu cầu trên, còn một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 1: Viết sơ sài, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu 3 (5,0 điểm).
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm kiểu bài nghị luận văn học, phân tích bài thơ để làm sáng tỏ một nhận
định. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát có cảm xúc, ngôn ngữ chọn lọc, không mắc các loại lỗi.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, dẫn dắt vấn đề nghị luận.
* Giải quyết vấn đề.
- Bài thơ được viết trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
vừa được khánh thành, sau khi đất nước đã thống nhất, đồng bào miền Nam có điều kiện ra viếng Bác
=> Hoàn cảnh đó làm nên mạch cảm xúc thành kính, biết ơn chân thành của bài thơ.
- Phân tích mạch cảm xúc của bài thơ.
+ Tâm trạng xúc động của nhà thơ khi mới đến lăng Bác (cách xưng hô con – Bác, thán từ Ôi, hình
ảnh hàng tre như một biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc…).
+ Tình cảm tôn kính, biết ơn của nhân dân với Bác được biểu hiện qua các hình ảnh mặt trời, dòng
người đi trong thương nhớ, tràng hoa dâng…
+ Những cảm xúc thiêng liêng của nhà thơ khi vào trong lăng: Không khí trang nghiêm, thanh tĩnh
nơi Bác yên nghỉ khiến nhà thơ cảm nhận rõ hơn tâm hồn cao đẹp của Bác, niềm tự hào và cả nỗi đau
xót không nén nổi trước sự ra đi của Bác (giấc ngủ bình yên, vầng trăng sáng dịu hiền, trời xanh là mãi
mãi, nỗi đau nhói trong tim…).
+ Những cảm xúc chân thành, thiêng liêng ấy đã trào dâng trong khổ thơ kết (thương trào nước
mắt). Nhà thơ ước nguyện thiết tha muốn được hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng Bác,
nguyện sống trung thành với lí tưởng của Người (Muốn làm con chim cất tiếng hót, làm bông hoa toả
hương, làm cây tre trung hiếu).
=> Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác: từ ấn tượng ban đầu khi mới
đến lăng Bác cho đến lúc phải chia xa, bao trùm lên tất cả là tấm lòng thành kính, biết ơn sâu nặng của
nhà thơ, cũng là của nhân dân miền Nam đối với công lao trời bể, nhân cách cao đẹp của Bác. Cảm xúc
ấy đã tạo nên sự đồng cảm sâu sắc với người đọc.
- Đánh giá về nghệ thuật:
+ Niềm xúc động thiêng liêng đã chi phối tới giọng điệu của bài thơ: giọng điệu thành kính, trang
nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ; giọng điệu suy tư trầm lắng,
xót xa xen lẫn niềm tự hào.
+ Sáng tạo hình ảnh: hình ảnh tả thực kết hợp với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng đặc sắc.
(Giám khảo linh hoạt khi chấm điểm phần này, thí sinh có thể phân tích nghệ thuật lồng trong phân tích nội dung)
* Kết thúc vấn đề: Đánh giá chung và nêu cảm nghĩ của bản thân.
3. Thang điểm:

- Điểm 5: Đáp ứng tốt những yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo trong cấu trúc bài, có hiểu biết sâu sắc, lập
luận chặt chẽ, lí lẽ thấu đáo, cách bày tỏ chân thành, có cảm xúc.
- Điểm 4: Đáp ứng khá tốt những yêu cầu trên, có sự hiểu biết và lập luận chặt chẽ, diễn đạt có cảm
xúc, có mắc một số lỗi nhưng không đáng kể.
- Điểm 3: Đáp ứng cơ bản yêu cầu trên, có thể thiếu ý hoặc một vài chỗ chưa hoàn thiện.
- Điểm 2: Bài sơ sài, thiếu nhiều ý, lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi các loại.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
Hết
2

×