Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Viet bai van nghi luan phan tich danh gia mot tac pham van hoc noi va nghe gioi thieu danh gia ve dep cua tac pham van hoc 1674017180

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.71 KB, 3 trang )

BÀI GIẢNG: VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC –
GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
CHUYÊN ĐỀ: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
MÔN: NGỮ VĂN 10 – CÁNH DIỀU
GIÁO VIÊN: PHẠM THỊ THU PHƯƠNG
MỤC TIÊU
 Viết được bài phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học.
 Biết thuyết trình phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học.

VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
1

Định hướng.

a. Đọc hai đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi:
- Yếu tố nghệ thuật:
+ Đoạn 1: Xây dựng các nhân vật gần gũi với hiện thực. Các nhân vật có thể phân tuyến thành 2 phe (chính
thống và phản nghịch) nhưng khơng cực đoan, hoặc quá hoàn hảo, hoặc quá xấu xa, mà nói chung đều đa
dạng, đều thực.
+ Đoạn 2: Thủ pháp dùng cái động để gợi cái tĩnh. Những tiếng đọng nhằm làm cho vẻ yên tĩnh của trời và
nước trở nên thẳm sâu, thanh vắng.
- Thao tác lập luận:
+ Đoạn 1: Chủ yếu sử dụng thao tác phân tích. Đây là thao tác xem xét, chỉ ra cái hay, cái đặc sắc ở từng
phương diện cụ thể về nội dung và hình thức.
+ Đoạn 2: Tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết. Đây là thao tác đưa ra nhận xét, lời bình về giá
trị của các phương diện nội dung và hình thức.
b. Những lưu ý khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học.
- Đối tượng phân tích, đánh giá: Có thể là tồn bộ tác phẩm hoặc chỉ tập trung vào:
+ Một số yếu tố nổi bật về nội dung: đề tài, cảm hứng.
+ Một số yếu tố nổi bật về hình thức nghệ thuật: ngơn từ, kết cấu, nhân vật, chi tiết, hình ảnh, vần, nhịp.
- Một số yêu cầu:


+ Xác định đối tượng phân tích, đánh giá: toàn bộ tác phẩm hay một số yếu tố, thể loại của tác phẩm, tác giả
và bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời....
+ Xem xét cách triển khai bài phân tích, đánh giá tồn bộ tác phẩm khác phân tích, đánh giá một số yếu tố
như thế nào (tham khảo).

1


2

Thực hành.

Đề bài: Viết bài văn phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm
văn học mà em đã học hoặc đã đọc.
a. Bước 1: Chuẩn bị:
- Đọc và nhận diện yêu cầu của bài tập về kiểu bài và nội dung, phạm vi vấn đề cần giải quyết.
- Lựa chọn tác phẩm văn học (thơ, truyện, kịch, kí) mà các em yêu thích, tâm đắc để phân tích, đánh giá.
- Xác định các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm đã chọn.
b. Bước 2 – Tìm ý và lập dàn ý. Tác phẩm Tự tình (bài 2) – Hồ Xuân Hương
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ.
Thân bài
- Giới thiệu chung về tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại...
- Phân tích, đánh giá cái hay về nội dung của bài thơ
- Phân tích nét đặc sắc, độc đáo, mới lạ... của từng yếu tố hình thức nghệ thuật được lựa chọn và đánh giá tác
dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung của bài thơ.
Kết bài
- Đánh giá chung về cái hay, cái đặc sắc của bài thơ
- Mở rộng đánh giá giá trị của tác phẩm trong sự nghiệp thơ Hồ Xuân Hương hoặc trong chùm thơ Tự tình.
c. Bước 3: Viết bài.

- Dựa vào dàn ý đã làm để viết bài văn hoàn chỉnh.
- Lưu ý:
+ Mỗi luận điểm có thể triển khai thành một hoặc một số đoạn văn.
+ Khi viết, chú ý kết hợp các thao tác nghị luận: phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận.
+ Cần sử dụng ngơn từ giàu hình ảnh, cảm xúc.
+ Thể hiện một cách tự nhiên quan điểm, cách hiểu riêng của bản thân, có thể tham khảo nhưng khơng được
sao chép nội dung phân tích, đánh giá của người khác.
d. Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa.
Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu với phần định hướng và dàn ý để tự phát hiện và sửa lỗi.
NÓI VÀ NGHE: GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
1

.
Định hướng.

a. Khái niệm:
Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học là sử dụng ngơn ngữ nói và các phương tiện như tranh, ảnh,
video... và máy chiếu, màn hình (nếu có) để trình bảy và thuyết phục người nghe về những nét đặc sắc, độc

2


đáo của tác phẩm văn chương hay vai trò, sức mạnh của văn học đối với cuộc sống con người mà cá nhân đã
tự tìm hiểu, lí giải, chiêm nghiệm.
b. Yêu cầu khi giới thiệu, đánh giá cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học.
- Xác định tác phẩm văn học mà mình tâm đắc, u thích và có hiểu biết chắc chắn, nhất là hiểu biết về những
giá trị nội dung, hình thức nghệ thuật đặc sắc sẽ được trình bày.
- Xây dựng đề cương bài nói với ba phần chính:
+ Mở đầu: nêu vấn đề sẽ trình bảy.
+ Nội dung: các ý sẽ trình bày theo một trình tự hợp lí.

+ Kết thúc: khẳng định ý nghĩa của vấn đề được trình bảy; có thể nêu hướng triển khai tiếp.
- Xây dựng nội dung chi tiết cho bài nói.
- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,... và máy chiếu, màn hình (nếu có).
2

Thực hành.

Giới thiệu, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học mà em đã học
hoặc đã đọc.
a. Chuẩn bị.
- Thực hiện việc chuẩn bị như hướng dẫn ở mục I.
- Xem lại dàn ý đã làm ở phần Viết.
b. Tìm ý và lập dàn ý.
- Bổ sung, chỉnh sửa dàn ý bài viết thành đề cương bài thuyết trình.
- Lựa chọn, bổ sung, thêm bớt nội dung cho phù hợp với đối tượng, yêu cầu, thời gian và điều kiện thuyết trình.
c. Nói và nghe: Dựa vào nội dung dàn ý đã chuẩn bị để thuyết trình.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa.

3



×