MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NHÓM THỂ LOẠI THƠNG
TẤN BÁO CHÍ.............................................................................................5
1.1
Đặc trưng của nhóm thơng tấn báo chí..........................................5
1.2
Đặc trưng của nhóm thơng tấn chính luận....................................6
1.3
Đặc trưng của thể loại thơng tấn nghệ thuật báo chí...................7
CHƯƠNG 2: SO SÁNH THỂ LOẠI CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ VÀ
NGHỆ THUẬT BÁO CHÍ...........................................................................9
2.1 Sự giống nhau giữa nhóm chính luận và nhóm nghệ thuật báo chí
9
2.2 So sánh thể loại của nhóm chính luận báo chí và nhóm nghệ thuật
báo chí........................................................................................................9
CHƯƠNG 3: BÀI PHẢN ÁNH “ NÂNG CAO QUYỀN TỰ QUYẾT
THÂN THỂ CỦA THANH NIÊN”...........................................................11
2.1 Bài mẫu tin thông tấn từ Kênh truyền hình Quốc hội...................11
2.2 Bài phản ánh viết lại.........................................................................12
KẾT LUẬN....................................................................................................14
1
MỞ ĐẦU
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng hầu hết các loại hình văn học,
nghệ thuật đều có sự phân chia thể loại. Nếu như trong văn học có các thể loại
tự sự, trữ tình, kịch hoặc theo cách khác thơ, tiểu thuyết, kịch; trong âm nhạc
có thính phịng, giao hưởng , Pop, dance; trong hội họa có sơn dầu, sơn mài,
ký họa... thì báo chí cũng có những thể loại riêng như: xã luận, bình luận.
phỏng vấn, ghi nhanh, tường thuật, tin, phóng sự, điều tra…cách gọi và phân
chia các thể loại để phù hợp với mức độ giá trị của sự kiện, vấn đề, nhân vật
cũng như ý đồ, mục đích của người thể hiện hoặc cơ quan báo báo chí.
Thơng thường mỗi tác phẩm báo phẩm báo chí ln ln tồn tại dưới
một thể loại nhất định. Thể loại tác phẩm báo chí là khái niệm chỉ quy luật
loại hình tác phẩm, tương ứng với một đối tượng và nội dung nhất định có
một loại hình, phương thức, chất liệu và kỹ thuật nhất định nhằm tạo cho tác
phẩm có một hình thức tồn tại chỉnh thể. Như vậy, thể loại tức là phương thức
phản ánh và tái hiện đời sống; phương thức tổ chức và cấu tạo các sự kiện, chi
tiết; và là phương thức sử dụng các biện pháp nghệ thuật, hình thức, thành
phần lời văn. Dựa vào lý luận cũng như thực tiễn hoạt động báo chí,có thể
phân chia các thể loại báo chí thành 3 nhóm chính, bao gồm: Nhóm thể loại
báo chí thơng tấn, nhóm thể loại báo chí nghệ thuật và nhóm thể loại báo chí
chính luận.
Đối với mỗi nhà báo, phóng viên, muốn cho ra đời được tác phẩm có
chiều sâu thì cần phải nắm rõ được đặc trưng của các thể loại thơng tấn để có
sự lựa chọn hình ảnh đưa vào và ngơn ngữ trình bày một cách hợp lý. Trong
tiểu luân này, học viên sẽ chỉ rõ những đặc trưng cơ bản của các thể loại
thơng tấn báo chí và làm rõ được sự khác nhau giữa một mẩu tin và một bài
phản ánh bằng việc biên tập lại một bài tin ngắn.
Để nghiên cứu tiểu luận này, học viên đã sử dụng các phương pháp
phân tích tài liệu bằng văn bản, phương pháp phân tích và tổng kết kinh
nghiệm, phương pháp lịch sử và các phương pháp nghiên cứu xã hội học khác
như phương pháp quan sát.
2
Tiểu luận có kết cấu 3 chương 7 tiết
3
CHƯƠNG 1: CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NHĨM THỂ LOẠI THƠNG
TẤN BÁO CHÍ
1.1 Đặc trưng của nhóm thơng tấn báo chí
Đối với thể loại này, sự kiện được thông tin trong các thể loại thuộc
nhóm này có nhiều cấp độ khác nhau, phụ thuộc vào tầm quan trọng của
chúng. Tuy nhiên xét cho cùng dù ở cấp độ nào thì các sự kiện đó cũng phải
đáp ứng hai u cầu tính thời sự và tính xác thực tối đa với mục đích rõ ràng
là cung cấp cho cơng chúng những thơng tin về những sự kiện mới nhất .
Nhóm thể loại báo chí thơng tấn được xem là nền tảng, với 6 đặc điểm:
tính sự kiện, tính thời sự, tính khách quan, thành phần lời văn, và thường xuất
hiện trong các bản tin thời sự, báo hình, báo nói xuất hiện trên trang thời sự
của báo in và trực tuyến.
Đối tượng phản ánh của loại tác phẩm thông tấn thường là các sự kiện,
một tác phẩm báo chí, dài hay ngắn, có đầy đủ thơng tin hay khơng cũng phải
thể hiện được cái cốt lõi đó là sự kiện. Những sự kiện diễn ra trong đời sống
bình thường và sự kiện báo chí đều là những sự việc có thật xảy ra; những sự
kiện báo chí liên quan đến nhiều người và được nhiều người muốn biết, cần
biết vì nó có tính xã hội.
Đặc điểm thứ hai của nhóm báo chí thơng tấn là tính thời sự. Theo Đại
từ điển tiếng Việt từ “thời sự” được giải nghĩa là “toàn bộ sự việc ít nhiều
quan trọng, vừa mới xảy ra, được nhiều người quan tâm”. Tính thời sự trong
báo chí thơng tấn là được hiểu là những sự việc, sự kiện vừa mới xảy ra, có ý
nghĩa xã hội, liên quan đến nhiều người và có ý nghĩa ngày hơm nay, ngay
bây giờ nhưng cũng có thể là những sự việc xảy ra đã lâu nay được biết và
nhận thức lại được nhiều người quan tâm. Nếu như thể loại tin là thơng báo
các sự kiện vừa diễn ra thì tường thuật đưa ra cái nhìn tỉ mỉ, chân thực và sinh
động. Giúp cho cơng chúng có thể hình dung tương đối đầy đủ, như được trực
tiếp chứng kiến sự việc đó. Thể loại tường thuật một cách trực tiếp của phát
thanh cơng chúng có thể nắm bắt những thơng tin thời sự một cách nhanh
4
chóng khơng chỉ vậy cịn nghe được âm thanh ở hiện trường, nghe được lời
nói của phóng viên, phát thanh viên và nhân vật.
Đối với nhóm thể loại báo chí thơng tấn thì dung lượng thường ngắn
hơn so với tác phẩm ký và chính luận. Vì mục đích của thơng tấn là tính sự
kiện, cung cấp càng nhiều thơng tin trong một đơn vị thời gian có hạn. Một sự
kiện được đưa tin lên báo cần dược định lượng chính xác về mặt thời gian, địa
điểm và các số liệu liên quan. Một tác phẩm còn được định lượng về mặt
ngôn từ. Số lượng ngôn từ, đội dài ngắn của bài báo cũng được định lượng ở
từng thể loại văn bản. Tin vắn thường có độ dài từ 60- 100 chữ.
Đặc điểm cuối cùng của nhóm thể loại thơng tấn báo chí là thường xuất
hiện trong các bản tin thời sự, báo hình, báo nói, xuất hiện trên trang thời sự
của báo in và trực tuyến. Đặc điểm này cũng giống như hai nhóm thể loại ký
báo chí và chính luận. Các sự kiện được truyền tải bằng nhiều kênh khác
nhau, từ đó làm cho sự kiện được đến gần với cơng chúng, được cơng chúng
đón nhận một cách dễ dàng
Ví dụ thể loại thơng tấn mà chúng ta vẫn thường hay gặp nhất, và xuất
hiện hàng ngày đó chính là thời sự 19h của Đài truyền hình Việt Nam. Thời
lượng của chương trình này chỉ gói gọn trong chưa đầy 1 tiếng, điều đó khiến
các tin tức phải được cô đọng, rút gọn và đi thắng vào vấn đề cần thông tin tới
quý vị khán giả.
1.2 Đặc trưng của nhóm thơng tấn chính luận
Trong nhóm này, bình luận đóng vai trị là thể loại hạt nhân vì nó thể
hiện sinh động những đặc điểm chung của cả nhóm. Đây có thể xem là một
thể loại khá ổn định với các thể loại vừa có khả năng thơng tin sự kiện thời sự,
nhưng mục đích chủ yếu của chúng lại là ở năng lực thông tin lý lẽ. Thông tin
lý lẽ thường gắn liền với những sự kiện, những vấn đề đáp ứng yêu cầu thông
tin thời sự. Bên cạnh đó, thơng tin được đặt trên cơ sở của những sự việc, sự
kiện, hồn cảnh, tình huống tiêu biểu mới xuất hiện trong đời sống với việc sử
5
dụng bút pháp, ngôn từ rất mềm dẻo, linh hoạt và đặc biệt là với nghệ thuật
lập luận chặt chẽ...
Các thể loại thuộc nhóm này có nhiệm vụ định hướng dư luận, giúp
công chúng hiểu biết về các vấn đề và sự kiện theo một quan điểm nhất định.
Những sự kiện được coi như những luận cứ và thông qua việc phân tích, đánh
giá chúng, tác giả cố gắng đạt tới những kết luận có thể với nhiều cấp độ khác
nhau tùy theo tác giả hoặc nhóm tác giả. Nhóm chính luận phản ánh đời sống
bằng cách lý giải, đánh giá các sự kiện, hiện tượng như cái gì mình nhận thức
và suy nghĩ. Trình bày kiểu tư duy logic. Ngơn ngữ lý lẽ, lập luận, nhóm này
bao gồm các thể loại là bình luận, xã luận, điều tra…, có nhiệm vụ đánh giá
sự kiện.
1.3 Đặc trưng của thể loại thơng tấn nghệ thuật báo chí
Đối với thể loại thơng tấn nghệ thuật báo chí nó có khả năng kết hợp
được những đặc điểm của cả bên trong và bên ngồi hệ thống thể loại báo chí.
Nó tập hợp một số thể loại giàu chất văn học như phóng sự, ghi nhanh, ký
chân dung, ký chính luận, thư phóng viên, sổ tay phóng viên và nhật ký phóng
viên cùng với một số dạng hoặc biến thể khác...
Trên cơ sở của thông tin sự kiện và thông tin lý lẽ như hai nhóm kia,
các thể Tài liệu - nghệ thuật cịn ít nhiều có khả năng thơng tin thẩm mỹ.
Nhóm thể loại này sử dụng vai trò của nhân vật trần thuật cùng với lối kết
cấu, bút pháp và ngôn từ linh hoạt, sinh động và giàu chất văn học. Năng lực
thơng tin sinh động với vai trị của nhân vật trần thuật cùng với việc sử dụng
ngôn ngữ, giọng điệu, bút pháp giàu chất văn học là những đặc điểm thể hiện
sự khác biệt của các thể loại thuộc nhóm này.
Nhóm thơng tấn nghệ thuật báo chí tái hiện sự kiện hiện tượng trong
tính q trình của nó, như cái mình trơng thấy và cảm nhận. Trình bày theo
cảm xúc và cảm hứng cá nhân. Lời văn kết hợp câu trần thuật, miêu tả, phân
tích và cảm thán. Ký báo chí bao gồm phóng sự, bút ký, tuỳ bút…, có nhiệm
vụ phân tích sự kiện. Nhóm thơng tấn phản đời sống bằng cách tái hiện các sự
6
kiện, hiện tượng như nó vốn có như cái gì ở bên mình. Trình bày theo trật tự
cấu trúc của sự vật, hiện tượng. Chủ yếu là những câu trần thuật: tin, phỏng
vấn, tường thuật là những thể loại thuộc nhóm này.
Đối với nhóm thể loại này chúng ta có thể hiểu rõ nó hơn qua các
phóng sự điều tra hay các chuyên đề về văn hóa Việt Nam. Tại đây ekip sản
xuất sẽ kể lại những sự kiện có thật bằng giọng điệu phù hợp với từng nội
dung. Có thể hấp dẫn với các loạt bài phóng sự điều tra và có thể lãng mạn,
nhẹ nhàng như các câu chuyện văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng
cao của Việt Nam.
Có thể thấy đối với loại hình thơng tấn, mỗi loại hình đều có những đặc
trưng riêng biệt, khác nhau và được sử dụng phù hợp trong từng hoàn cảnh và
đối tượng phù hợp để nội dung truyền tải có thể đến sát nhất với độc giả, khán
giả.
7
CHƯƠNG 2: SO SÁNH THỂ LOẠI CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ VÀ
NGHỆ THUẬT BÁO CHÍ
2.1 Sự giống nhau giữa nhóm chính luận và nhóm nghệ thuật báo
chí
Đặc điểm chung nổi bật nhất của các thể loại ở trong hai nhóm này là ở
chỗ chúng gắn liền với việc phản ánh các sự kiện, lấy việc thông tin sự kiện
thời sự làm mục đích tối thượng.
Thể loại chính luận báo chí và nghệ thuật báo chí đều phải phản ánh
một cách khách quan. Có nghĩa là phải phản ánh sự kiện chính xác đến từng
chi tiết như nó vốn có. Trong báo chí khơng chấp nhận những bài báo mang
tính hời hợt, thổi phồng,suy diễn thêm những điều mà bản thân sự việc đó
khơng có. Một bài báo khơng khách quan, chân thật không chỉ ảnh hưởng đến
công chúng tiếp nhận, ảnh hưởng xấu đến xã hội mà còn ảnh hưởng đến bản
thân người tạo nên nó.
2.2 So sánh thể loại của nhóm chính luận báo chí và nhóm nghệ
thuật báo chí
Đầu tiên ta có thể kể đến chính là nếu nhóm chính luận báo chí ln
tập trung chính xác vào sự kiện, có tính chân thực với mục đích định hướng
cơng chúng cao thì nghệ thuật báo chí lại lựa chọn thơng tin lý lẽ, cảm xúc và
có chú ý đến tính thẩm mỹ.
Thứ hai, nếu như báo chí chính luận dựa trên sự khách quan, không phụ
thuộc vào cảm xúc cá nhân, sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ chắc chắn
đơi khi có chút khơ khan. Thì nghệ thuật báo chí lại kết hợp yếu tố phản ánh,
cảm xúc, sử dụng cái tôi trần thuật và đôi khi nội dung, cách thức trình bày
mơ ta phụ thuộc một phần vào cảm xúc của tác giả. Nhóm nghệ thuật báo chí
sẽ phơi bày những cảm xúc của tác giả, nhóm tác giả với ngơn từ sinh động
có tính văn học cao.
Thứ ba, báo chí chính luận tuyệt nhiên sẽ khơng sử dụng cái tơi cá nhân
trong khi nhóm nghệ thuật báo chí sẽ có thể dùng cái tơi trần thuật để kể lại
8
câu chuyện và dẫn dắt câu chuyện theo một tuyến mà tác giả mong muốn
người xem sẽ đi theo mạch cảm xúc đó.
Dự theo nhiều nghiên cứu, dưới góc độ đa chiều sẽ có nhiều cách so
sánh khác nhau giữ hai thể loại thông tấn này. Tuy nhiên trên đây là một số
đặc điểm cơ bản mà những người tìm hiểu có thể phân biệt được hai thể loại
là chính luận báo chí và nghệ thuật báo chí.
9
CHƯƠNG 3: BÀI PHẢN ÁNH “NÂNG CAO QUYỀN TỰ QUYẾT
THÂN THỂ CỦA THANH NIÊN”
2.1 Bài mẫu tin thông tấn từ Kênh truyền hình Quốc hội
Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới năm 2021 nêu ra số liệu đo lường
khả năng của phụ nữ trong việc đưa ra quyết định về thân thể của bản thân,
cũng như phạm vi hỗ trợ hoặc can thiệp của hệ thống luật pháp quốc gia tới
quyền đưa ra các quyết định đối với phụ nữ. Theo đó, những quy định pháp
luật trong nước phải phù hợp với các nguyên tắc và cam kết về nhân quyền.
đồng thời cần rà soát, đánh giá về mức độ đáp ứng giới và tuân thủ nguyên tắc
không phân biệt đối xử. Ngoài ra đội ngũ cán bộ ngành tư pháp và công an
cũng phải biết về những luật và nguyên tắc quốc tế và các bộ luật phải gắn
liền với chủ trương, chính sách và đầu tư ngân sách để hiện thực hóa.
Lần đầu tiên Liên Hợp Quốc có Báo cáo tập trung vào chủ đề tự chủ
thân thể: Đó là quyền đưa ra quyết định về thân thể của chính mình mà khơng
phải lo sợ về bạo lực hay phải để người khác quyết định thay cho mình.
Khơng chỉ dừng lại ở những tổn hại sâu sắc tới từng phụ nữ và trẻ em gái,
việc khơng có quyền tự chủ về thân thể còn gây ra những tác động to lớn như:
nguy cơ làm giảm năng suất kinh tế, suy giảm kỹ năng, gia tăng chi phí cho
hệ thống y tế và tư pháp. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, quyền tự chủ của
phụ nữ ngày càng bị giảm bằng việc gia tăng các vụ bạo lực tình dục, thể
chất, tinh thần, kinh tế, tạo ra những rào cản mới trong việc tiếp cận dịch vụ
chăm sóc sức khỏe.
Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Trung ương Đồn TNCS HCM cho biết:
Chủ đề của báo cáo tình trạng dân số thế giới năm nay được Liên Hợp Quốc
đưa ra là “ Cơ thể tôi là của tôi” với mong muốn cơng tác giáo dục giới tính
tồn diện với trọng tâm là bình đăng giới sẽ giúp nam nữ thanh niên có được
các kỹ năng giao tiếp tốt hơn và có được sự tơn trọng đối với nhau, giúp các
em tạo được sự tự trọng cần thiết và tơn trọng sự khác biệt. Qua đó, giúp
thanh, thiếu niên có kiến thức tồn diện để tự chăm sóc và bảo vệ bản thân.
10
Tại lễ công bố, cuộc tọa đàm với chủ đề “Cơ thể của tơi là của tơi” đã
có nhiều ý kiến đóng góp để cơng tác giáo dục giới tính tồn diện với trọng
tâm là bình đẳng giới giúp nam, nữ thanh niên được phát triển tồn diện và có
kiến thức kỳ năng để tự chăm sóc, bảo vệ bản thân.
2.2 Bài phản ánh viết lại
Gần một nửa phụ nữ tại 57 quốc gia đang phát triển không được quyền
tự chủ thân thể của chính mình. Đây là thơng tin được Quỹ Dân số Liên Hợp
Quốc công bố trong Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới 2021 do Quỹ Dân số
Liên Hợp Quốc phối hợp với Bộ Nội vụ và Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí
Minh tổ chức.
Tự chủ thân thể nghĩ là có quyền và năng lực độc lập đưa ra lựa chọn
về cơ thể về tương lai của bản thân mà không bị bạo lực hay cưỡng ép, k niệm
này bao gồm quyền quyết định có quan hệ tình dục hay khơng, khi nào và với
ai; quyền có mang thai hay khơng khi nào và với ai. Cũng như quyền tự do đi
khám bác sĩ mà khi nào có nhu cầu.
Dù vậy, tất cả chúng ta, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái đều bị hạn chế
về quyền tự chủ thân thể. Điều này gây ra hậu quả lớn đối với sức khỏe, hạnh
phúc và tiềm năng phát triển trong cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái. Báo
cáo về Tình trạng Dân số Thế giới 2021 cũng đã nêu ra nhiều vấn đề liên
quan đến việc tự chủ thân thể ví dụ như: 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có luật
“Cưới kẻ cưỡng hiếp” trong đó nam giới pháp tối cưỡng hiếp có thể khơng bị
truy tố hình sự nếu như kết hôn với trẻ em bị cưỡng hiếp. Hay 43 quốc gia
khơng có quy định pháp luật giải quyết vấn nạn hiếp dâm trong hôn nhân 9 bị
vợ hoặc chồng cưỡng hiếp).
Theo số liệu báo cáo tại các quốc gia cho thấy: Chỉ 55% phụ nữ hồn
tồn có quyền lựa chọn về dịch vụ y tế, sử dụng biện pháp tránh thai, quan hệ
tình dục. Chỉ 71% quốc gia đảm bảo người dân được tiếp cận gói dịch vụ
chăm sóc thai sản tổng thể. Chỉ 75% quốc gia đảm bảo người dân được tiếp
11
cạn các biện pháp tránh thai một cách hợp pháp, đầy đủ và bình đẳng. Và chỉ
80% quốc gia có luật hỗ trợ sức khỏe tình dục va hạnh phúc cho người dân.
Điều đó cho thấy hệ thống pháp luật phải có ảnh hưởng lớn đến quyền
của phụ nữ, bình đẳng giới cũng như sức khỏe tình dục và sinh sản. Những
quy định pháp luật trong nước phải phù hợp với các nguyên tắc và cam kết về
nhân quyền đã được chấp thuận trên toàn cầu, đồng thời cần rà soát, đánh giá
về mức độ đáp ứng giới và tuân thử nguyên tắc không phân biệt đối xử. Đội
ngũ cán bộ ngành tư pháp và công an cũng phải biết về những luật và nguyên
tắc quốc tế nà. Luật cần gắn liền với những chủ trương, chính sách chắn chắn
và đầu tư ngân sách để hiện thực hóa. Và để làm được điều này mỗi một
thanh niên đều phải đồng hành và là tác nhân tạo sự thay đổi giúp cho đặc
quyền tự chủ thân thể của người phụ nữ được bảo về và phát huy được vai trị
của mình.
12
KẾT LUẬN
Có thể thấy hệ thống thể loại báo chí với những thể loại như trên cho
thấy không thể chỉ coi riêng một đặc trưng nào (như: thông tin sự kiện, thông
tin lý lẽ) là đặc trưng của thông tin báo chí. Mỗi thể loại báo chí lại có những
đặc trưng đặc điểm riêng biệt trên cơ sở tuân thủ đặc trưng của hệ thống và
của từng nhóm. Chính những đặc điểm trên làm cho nhóm thơng tấn có những
nét riêng để phân biệt với những nhóm khác. Tuy vậy, mỗi nhóm khác nhau
nhưng chắc chắn cũng có những đặc điểm giống nhau. Ba nhóm với các thể
loại cơ bản đã hợp thành hệ thống thể loại báo chí tương đối hồn chỉnh của
báo chí Việt Nam hiện nay.
Như vậy để có được tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn cho cơng chúng thì
người làm báo phải có một q trình lao động nghiêm túc; cơng phu, khơng
những địi hỏi trình độ, sự am hiểu về cuộc sống và kỹ năng nghề nghiệp, khả
năng phán đốn và khai thác thơng tin mà còn cần hiểu rõ đặc trưng từng thể
loại thơng tấn báo chí để có sự lựa chọn phương thức thực hiện các tin bài cho
thật sự phù hợp.
13