Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tl ttbc đặc trưng nhóm thể loại báo chí thông tấn, so sánh với đặc điểm, đặc thù của báo chí chính luận và báo chí nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.62 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
 Từ khi ra đời và phát triển đến nay, báo chí ln vận động trong sự đổi
mới cả nội dung và hình thức thể hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin
ngày càng cao của công chúng trước các vấn đề của xã hội. Điều đó đã hình
thành nên một hệ thống các nhóm thể loại riêng của báo chí với những đặc
thù riêng, cách thức riêng, lợi thế riêng trong việc phản ánh hiện thực khách
quan. Lý luận báo chí cũng chỉ ra rằng thể loại báo chí hình thành trong lịch
sử đấu tranh giai cấp, trong sự vận động và phát triển ngày một tăng của đời
sống xã hội và cũng chính tự thân báo chí.
Nhóm thể loại báo chí chính luận (hay cịn được gọi là nhóm thơng tin
thẩm mỹ) ra đời đáp ứng những nhu cầu đó. Các thể loại phóng sự, ký, câu
chuyện báo chí…làm mềm hố thơng tin, dưới góc nhìn nhiều chiều và đa
dạng sinh động hơn về sự vật, sự việc trong quá trình phát sinh, phát triển.
Mặt khác, các thể loại báo chí trong nhóm này khơng tồn tại ở trạng thái tĩnh
mà ln biến đổi khơng ngừng và có sự đan xen, thẩm thấu lẫn nhau.
Nghiên cứu nhóm các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật để thấy
được những đặc trưng, đặc điểm của chúng; từ đó rút ra được những bài học
kinh nghiệm và kỹ năng ứng xử văn hóa với tác phẩm báo chí chính luận
nghệ
thuật cho thế hệ nhà báo đang và sẽ viết thể loại báo chí chính luận nghệ thuật
là một cơng việc hết sức cần thiết, mang nhiều ý nghĩa. Quá trình này sẽ giúp
ích rất nhiều cho tơi – một nhà báo, không chỉ về mặt lý luận mà quan trọng
hơn là trong hoạt động thực tiễn làm nghề.


NỘI DUNG
Một tác phẩm thơng tấn báo chí phản ánh đời sống chủ yếu bằng
cách tái hiện các sự kiên, hiện tượng như nó vốn có, như là những gì bên
ngồi chứ khơng đi sâu phân tích bên trong, trình bày theo trật tự, cấu trúc
của sự kiện với thành phần lời văn chủ yếu là những câu trần thuật.
1. Đặc điểm cơ bản của nhóm thể loại thơng tấn:


Đặc điểm của nhóm tác phẩm thơng tấn bao gồm sáu đặc điểm cơ bản
sau:
 Tính sự kiện
 Tính thời sự
 Tính khách quan
 Thành phần lời văn
 Dung lượng
 Thường xuất hiện trên các chương trình thời sự, phát thanh và các
trang tin tức
1.1 Tính sự kiện
Mọi vấn đề đều diễn ra dưới dạng các sự kiện. Chính vì thế đặc điểm
cơ bản đầu tiên của nhóm thơng tấn chính là tính sự kiên.
Sự kiện là đối tượng phản ánh chủ yếu và là phương tiện chính yếu của
tác phẩm báo chí thơng tấn tác động đến xã hội. Báo chí thơng tin sự kiện và
vấn đề đã và đang xảy ra, sự kiện báo chí ln có ý nghĩa xã hội và được
nhiều người quan tâm, muốn biết và cần biết, hoặc là những sự kiện lãnh đạo
cần thông tin cho cơng chúng để thực hiện mục đích chính trị của mình.
Mỗi sự kiên đều mang trong nó tiềm năng thơng tin riêng, tiềm năng ấy
có được khơi dậy hay không là tùy thuộc vào năng lực và trách nhiệm xã hội
của mỗi nhà báo. Chính vì thế, muốn làm tốt nhất tính sự kiện của một tác
phẩm thơng tấn, nhà báo cần thơng hiểu tình hình, “nhịp thở” của xã hội; nắm
bắt rõ động thái về chính trị cũng như các mối quan hệ kinh tế, văn hóa, xã
1


hội; cần phải hiểu cơng chúng của mình và có khả năng phán đốn những sự
kiện nào cần được thơng tin, sự kiện nào khi được xã hội hóa sẽ tạo nên tầm
ảnh hưởng ra sao. Có như thế, tính sự kiện mới được làm nổi bật trong một
tác phẩm báo chí thơng tấn.
1.2 Tính thời sự

Một trong những đặc điểm nổi bật của tác phẩm thông tấn là đều thể
hiện rõ năng lực thông tin sự kiện thời sự. Những sự kiện mà tác phẩm thông
tấn đề cập đều phải mới, vừa xảy ra hoặc sắp xảy ra được nhiều người quan
tâm, chờ đợi. Những thông tin mà báo chí thơng tấn đều mang ba hiểu hiện
chính đó là: tồn bộ sự việc mới xảy ra, sự viết ít nhiều quan trọng và cuối
cùng là sự việc được nhiều người quan tâm. Có những sự việc, sự kiện vừa
mới xảy ra, “nóng hổi” liên quan đến nhiều người đã được báo chí phản ánh
và mang ý nghĩa ngày hơm nay. Nhưng cũng có những sự kiện đã xảy ra từ
lâu, nay mới được biết đến và nhận thức lại, được nhiều người quan tâm,
mang ý nghĩa thời sự và khi được báo chí thơng tin thì cũng được xem là tính
thời sự.
1.3 Tính khách quan
Sự kiện được phản ánh địi hỏi phải chính xác đến từng chi tiết như nó
vốn có. Khi một sự kiện được cơng khai trên báo chí thì vấn đề từ một làng
q, góc phố cũng có thể trở thành mối quan tâm chung của tồn xã hội. Sự
kiện đó tác động vào nhận thức, thái độ và hành vi của cơng chúng báo chí tạo
nên sức mạnh cho báo chí. Vì vậy, tính khách quan trong một tác phẩm báo
chí là quan trọng vơ cùng.
Tác phẩm báo chí phải ln phản ánh, miêu tả những sự kiện có thật,
khơng được hư cấu, bịa đặt hay thổi phồng, không thêm thắtchi tiết làm cho
thông tin bị sai lệch. Nhà báo không được áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình
vào tác phẩm. Tính khách quan chính là bản chất căn bản nhất của tin tức báo
chí, đây cũng là điểm khác biệt giữa thơng tin báo chí và những thơng tin tràn
lan trên mạng xã hội. Tính khách quan trong thơng tấn báo chí là khi thông tin
2


khơng thiên vị nhằm đạt lợi ích nhóm, cá nhân mà phải hướng đến lợi ích tích
cực của nhóm cơng chúng, cho đơng đảo nhân dân. Tính khách quan dựa vào
những sự kiện có thể quan sát được, là phương pháp giúp tác phẩm thông tấn

bám sát hiện thực và không bị tác động bởi các định kiến của nguồn tin, tác
giả hay độc giả. Bản thân tính khách quan là một giá trị, một lý tưởng. Thông
tin chân thật, khách quan, công bằng là nguyên tắc hoạt động cao cả của báo
chí và mỗi nhà báo.
1.4 Thành phần lời văn
Những câu văn trong tác phẩm báo chí thơng tấn chủ yếu là những câu
trần thuật, miêu tả của người viết và có tính cơng thức khá rõ. Với mục đích
chủ yếu là thơng tin những sự kiện diễn ra hằng ngày. Câu văn trong tác phẩm
thông tấn chủ yếu là câu trần thuật, phương thức miêu tả công thức, kết cấu
theo thời gian.
Để đảm bảo tính khách quan, câu văn trần thuật trong báo chí được tổ
chức theo một khn mẫu nhất định: Ở đâu? Thời gian, Ai? Vì sao? Và Như
thế nào? Ngoài ra, những lời văn trong tác phẩm thơng tấn cịn được thiết lập
theo những cơng thức như những câu văn mang tính biểu cảm, ý kiến chủ
quan sẽ làm mất đi tính khách quan của tác phẩm thuộc nhóm thơng tấn báo
chí. Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là cái tơi chủ quan của nhà báo bị
mất đi mà nó vẫn được thể hiện qua cách tác giả phát hiện và khai thác vấn
đề; những chi tiết trong sự kiện và qua quan điểm, mục đích đưa tin khác
nhau; khả năng diễn đạt, trình bày và dẫn giải vấn đề khác nhau.
1.5 Dung lượng
Với chức năng chính là thơng tin sự kiện, những cái gì bên ngồi của
một vấn đề chứ khơng đi sâu phân tích nên dung lượng của tác phẩm báo chí
nhóm thông tấn cũng ngắn gọn hơn so với tác phẩm ký và chính luận. Dung
lượng của nhóm thể loại báo chí thơng tấn tuy ngắn gọn nhưng khơng thiếu,
vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin sự kiện đã và đang hay sắp xảy ra.

3


Người đọc sẽ khơng có thời gian xem những bài báo dài lê thê trong

khi những thơng tin chính như thời gian, địa điểm lại không cụ thể. Việc xử lý
những tin thức thời sự một cách ngắn gọn sẽ khiến bài báo thơng tấn có sức
hấp dẫn với người đọc. Vì thế, từ ngơn ngữ cho đến câu văn trong tác phẩm
thông tấn tuy ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo chứa nhiều thông tin mới mẻ, đầy
đủ, đi vào trọng tâm vấn đề một cách dễ hiểu để đáp ứng nhu cầu thơng tin
của cơng chúng báo chí.
1.6 Thường xuất hiện trên các chương trình thời sự, phát thanh và các
trang tin tức
Chính vì chức năng thơng tin sự kiện, sự việc cách nhanh chóng đến
cơng chúng mà các tác phẩm báo chí nhóm thơng tấn thường được đăng tải,
xuất hiện trên các chương trình thời sự, phát thanhvà các trang tin thức. Đây
chính là phương tiện giúp cho thông tin đến với bạn đọc cách kịp thời, công
khai và được đa số mọi người biết đến.
2. So sánh báo chí thơng tấn với báo chí chính luận và báo chí nghệ
thuật
- Mỗi thể loại báo chí có những đặc thù, các đặc thù đó chỉ rõ tính chất
ổn định của thể loại báo chí. Trước hết đó là tính xác thực chân lý cuộc sống.
Từ những cứ liệu có thực diễn ra trong hiện thực khách quan, các thể loại báo
chí mang thơng tin phản ánh hiện tượng, sự kiện, quá trình của đời sống xã hội
một cách chính xác, trung thực, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, các
thể loại báo chí có thái độ tích cực đối với cuộc sống. Khi miêu tả quá trình sự
kiện, hiện tượng, việc sử dụng các thể loại báo chí phải ln ln tơn trọng
hiện thực và quy luật khách quan, khơng bóp méo, xun tạc sự thật.
Như đã phân tích ở trên, mỗi thể loại đều có những đặc thù riêng, từ cái
riêng đó làm nên diện mạo của thể loại để phân biệt sự khác nhau giữa các thể
loại báo chí.

4



Theo quan điểm của T.S Đinh Hường, trong tập bài giảng về nhóm
Thơng tấn (khoa Báo chí Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn – Hà Nội) thì
hiện nay hệ thống thể loại báo chí được chia thành 3 nhóm:
Nhóm thơng tấn báo chí bao gồm các thể loại: Tin, phỏng vấn, ghi
nhanh, tường thuật.
Nhóm chính luận báo chí bao gồm các thể loại: Bình luận, xã luận,
chun luận, phê bình, điểm báo…
Nhóm báo chí nghệ thuật bao gồm: Ký, phóng sự, tiểu phẩm , thơ trào
phúng, ký họa, biếm họa…
Các tác giả khác như TS Dương Xuân Sơn, Trần Quang ( khoa Báo
chí– Đại học KHXH & NV ), Đức Dũng trong “ Các thể ký báo chí”…cũng
có những quan niệm về phân chia hệ thống thể loại báo chí tương đối tương
đồng với quan niệm trên tuy nhiên ở chỗ này, chỗ khác vẫn còn những điểm
chưa thống nhất như Trần Quang xếp thể loại Ghi nhanh vào nhóm chính luận
nghệ thuật, Đức Dũng gọi tên nhóm thứ ba này là nhóm Ký báo chí…Tựu
trung lại, các tác giả đều thống nhất cao ở những luận điểm: Hệ thống thể loại
báo chí được phân chia thành ba nhóm chính: Các nhóm thể loại khu biệt
nhau bởi “tính trội” của mỗi nhóm: thơng tin sự kiện, thơng tin lý lẽ hay thơng
tin thẩm mỹ. Phóng sự là thể loại thuộc nhóm chính luận nghệ thuật hay nhóm
(Ký báo chí) bởi vậy nó mang ưu thế thể loại là thông tin thẩm mỹ.
Khi nhấn mạnh đến khả năng biểu đạt, tính chất sinh động trong ngơn
ngữ như là một đặc trưng khu biệt, làm nên diện mạo thể loại; tơi đặt vào
trong hệ thống thể loại báo chí để so sánh về mặt ngôn ngữ thể hiện với mục
đích khẳng định lại một lần nữa tính biểu cảm (khả năng thẩm mỹ) của ngôn
ngữ so với các thể loại khác.
Thứ nhất, sự khác biệt ấy thể hiện rõ nhất khi so sánh các thể loại trong
nhóm thơng tấn báo chí như: tin, tường thuật, phỏng vấn… với phóng sự. Các
thể loại thuộc nhóm thơng tấn này mang ưu thế thể loại là thông tin sự kiện,
“được đặc trưng bởi cái mới của sự kiện, hiện tượng được thông báo” mà tin
5



là một thể loại xung kích, hạt nhân của nhóm. Tính thời sự và tính chính xác
của sự kiện được đặt lên quan trọng hàng đầu. Trong các thể loại này, sự phân
tích, đánh giá, bình luận nếu có thì ở mức độ phạm vi hẹp và chỉ dựa trên
những sự kiện riêng lẻ. Như Tin chẳng hạn, nó phải chịu một sức ép nghiêm
ngặt về tính thời sự, cấp thiết cũng như dung lượng, thời lượng. Bởi vậy,
trong Tin khơng có cái tơi tác giả, yếu tố bình luận trong tin rất ít, tác giả của
tin khơng thể lồng ghép cảm xúc của mình; nếu có cũng chỉ một vài câu đánh
giá về kết quả của sự việc, ví dụ như “ Buổi lễ đã thành công tốt đẹp!”…
Tường thuật lại đem đến cho công chúng một bức tranh tuần tự và kịp thời về
sự kiện xảy ra có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định. Người tường thuật xuất
hiện với tư cách chứng kiến hoặc tham gia vào sự việc , có bình luận, nhận
xét, đánh giá sự kiện song chỉ ở một mức độ vừa phải, không được lạm dụng.
Bài phỏng vấn đem đến cho người đọc những tri thức thơng qua hình thức hỏi
đáp. Thông tin cuộc phỏng vấn là những thông tin mang giá trị pháp lý trực
tiếp, trung thực, khách quan thể hiện trách nhiệm trước dư luận và pháp luật
của người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Nội dung bài phỏng vấn là do
người đọc được phỏng vấn cung cấp, người phỏng vấn chỉ có vai trị đặt câu
hỏi và gợi mở hướng trả lời, không được đưa vào những nhận xét, bình luận
chủ quan… Phóng sự khác ở chỗ đó, nó khơng bị sức ép nghiêm ngặt về tính
thời sự như tin, có kết cấu và dung lượng co giãn, bút pháp linh hoạt. Do vậy,
để có những phóng sự sắc sảo, người viết kết hợp nhuần nhuyễn tính nghị
luận ở mức độ nhất định theo lối tả - bình – thuật. Đó là những điều kiện lý
tưởng cho nhà báo sáng tạo vận dụng các thủ pháp nhằm nâng cao tính biểu
cảm trong ngơn ngữ tác phẩm của mình.
Các thể loại trong nhóm chính luận báo chí lại có ưu thế là thơng tin lí
lẽ, là khả năng bàn luận, giải thích, bình giá các sự kiện. Các thể loại trong
nhóm khơng dừng lại ở mức độ thơng báo sự kiện mà mục đích của chúng là
dùng lí lẽ soi vào sự kiện, hiện tượng để giúp cho công chúng hiểu biết về sự

kiện và khẳng định chúng theo một quan điểm nhất định. Tính chất của các
6


thể loại trong nhóm này là nghiêm túc, lí lẽ. Cái tơi tác giả ít xuất hiện thường
ẩn sau sự kiện (như ở trong dạng bài điều tra, phản ánh) hay là đại diện của
một tập thể (như trong dạng bài xã luận )…thuyết phục công chúng bằng lĩ lẽ,
lập luận, các căn cứ, luận chứng. Bởi vậy, thông tin thẩm mỹ cũng không
được lạm dụng trong ngôn ngữ thể hiện. Cịn trong phóng sự, cái tơi tác giả nhân chứng khách quan hiện diện trực tiếp và xuyên suốt trong tồn bộ tác
phẩm, góp phần tạo nên giọng điệu cho tác phẩm phóng sự. Đó là cái tơi vừa
logic, lý trí, giàu lí lẽ và trong chừng mực nào đó cịn sử dụng sức mạnh của
cảm xúc thẩm mỹ.
So sánh ngay trong nhóm báo chí nghệ thuật, cũng dễ nhận thấy rằng chỉ
có báo chí thơng tấn mới là một thể loại hội tụ đủ những điều kiện thuận lợi về
mặt bút pháp, ngôn ngữ…cho nhà báo sáng tạo, vận dụng các thủ pháp nâng
cao trong ngôn ngữ thể hiện. Các thể loại khác như câu chuyện báo chí, tiểu
phẩm tuy có sử dụng nhiều yếu tố ngơn ngữ biểu cảm, bút pháp văn học nhưng
xét đến cùng các thể loại này ngoài khả năng bám sát một cách linh hoạt các
vấn đề thời sự, phù hợp với dung lượng, thời lượng quy định của báo chí thì
chúng vẫn thuộc hệ thống thể loại văn học, được sáng tạo ra quy luật đặc thù
của sáng tạo nghệ thuật. Các thể loại khác như nhật ký phóng viên, sổ tay
phóng viên, thư phóng viên lại thiên về hướng chủ quan, ghi chép tức thời nên
khả năng tác giả vận dụng các thủ pháp nâng cao tính biểu cảm là khơng cao.
Trong nhóm báo chí báo chí nghệ thuật bao gồm thông tin sự kiện và
thông tin lý lẽ nhưng nổi bật nhất của nhóm này là giàu chất văn học nghệ
thuật, nội dung chuyển tải nhiều vấn đề trong cùng một sự kiện, hiện tượng và
để hấp dẫn, thuyết phục cho người đọc thì cái tơi khơng chỉ là người chứng
kiến mà cịn là người dẫn chương trình, phối kết hợp nhiều yếu tố trên …
Trong từng thể loại nhỏ của nhóm này lại mang những tiêu chí, đối tượng và
chức năng khác nhau để khu biệt giữa thể loại này với thể loại khác.

Trong nhiều trường hợp thì sự kiện là đối tượng của nhận thức báo chí.
Ví dụ, trong Tin tức thì sự kiện (hành động anh hùng của một chiến sĩ, một
7


việc làm có ý nghĩa của x hội, đạo đức của học sinh, khởi cơng một cơng
trình…) là đối tượng được phản ánh. Trong Phóng sự kiện trực tiếp của cuộc
sống được trình bày theo một quá trình. Cái nhìn của nhà báo về một vấn đề
mà một hay nhiều người quan tâm; cùng một vấn đề đó nhưng có một
hay một số người liên quan. Sự việc được nhìn dưới dạng vận động
của nguyên nhân kết quả. Hay nói một cách bình dân dễ hiểu thì phóng sự là
sự tìm kiếm thơng tin sâu về sự việc sự kiện, hiện tượng để có cái nhìn mở
rộng, tổng quan tồn bộ sự kiện đang diễn ra hay đ sáng ra nhưng vẫn cịn
mang tính thời sự và có ảnh hưởng lớn đến quần chúng. Đặc điểm phản ánh
trong phóng sự không chỉ dừng lại trong việc phản ánh một hiện tượng, một
sự kiện đơn lẻ mà cịn trình bày một chuỗi các sự kiện. Các sự kiện, sự việc
được đặt ra trong tiến trình lịch sử, quá trình phát sinh, phát triển khiến người
đọc dễ dàng theo dõi và nắm bắt được vấn đề. Người viết trình bày một cách
khách quan diễn biến câu chuyện, sự việc, đồng thời cũng nhằm chứng minh
cho một kết luận của mình hoặc từ đó gợi mở những vấn đề có ý nghĩa xã hội
nhất định. Phóng sự rất xác thực trong sự việc, sự kiện và chi tiết nhưng có
khuynh hướng rõ rệt.
Đối tượng phản ánh của Ghi nhanh cũng là những sự kiện, sự việc quan
trọng như Tin tức và Phóng sự. Nhưng sự kiện trong Ghi nhanh khác với Tin
tức ở chỗ nó trình bày sự kiện dưới dạng một bức phác thảo nhiều mặt (đa
diện) tương đối sinh động. Ghi nhanh có thể huy động nhiều nhân chứng tham
gia thẩm định, đánh giá khiến cho cách thơng tin của nó sinh động hơn rất
nhiều với Tin tức mặc dù về cơ bản nó vẫn có mục đích đối tượng là thông tin
sự, sự kiện (giống như các thể thuộc loại thơng tấn ). Tuy nhiên, Ghi nhanh
cũng khác phóng sự ở chính điểm này, mặc dù thỏa m n nhu cầu được thông

tin ngay lập tức của công chúng. Nhưng có chỉ thường dừng lại ở bề mặt sự
kiện chứ khơng có điều kiện đi sâu phân tích, trình bày diễn biến và đề ra các
giải pháp có liên quan đến sự kiện như Phóng sự. Muốn hiểu về sự kiện một
cách sâu sắc hơn, người ta phải tìm đến những tác phẩm thuộc thể loại Phóng
8


sự. Phóng sự đi sâu vào từng chi tiết, nhấn mạnh các thơng tin thời sự nóng
hổi nhất và nhất là sự chính xác đặc biệt của từng chi tiết. Nó là một sự tổng
hợp, liên kết các dữ kiện, chi tiết cùng với trí sáng tạo, bút pháp ngắn gọn của
người viết, do đó có những nét riêng điển hình.
Mặc dù tác phẩm báo chí chính luận cũng lấy đối tượng phản ánh và
thẩm định là những sự việc. Nhưng tính thời sự trong nó khơng đến mức gắt
gao như Tin tức hay Ghi nhanh…Thậm chí phản ánh cả tình huống hồn cảnh
khơng có tầm quan trọng như các thể chính luận như đề cập đến cả sự việc
tưởng như riêng tư, vụn vặt tuy vẫn tương đối tiêu biểu và gần gũi với đời
thường.
Đơn giản hơn rằng: nếu thể loại tin phản ánh hiện thực khách quan có
tính thời điểm với những điểm nút sự kiện; thể loại tường thuật phản ánh hiện
thực khách quan một cách tương đối tường tận, tỉ mỉ và theo trình tự những
diễn biến chính của các sự kiện quan trọng; thể loại ghi nhanh phản ánh hiện
thực khách quan với những nét phác thảo sinh động, đa diện về sự thật mới
nảy sinh có ý nghĩa thời sự với những chi tiết tiêu biểu và ấn tượng nhất… thì
thể loại phóng sự có khả năng phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình
vận động biện chứng: phát sinh – phát triển, nguyên nhân – kết quả, lượng –
chất.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì đối tượng mơ tả khơng chỉ là sự
kiện, q trình…Chẳng hạn như nói đến thể loại ký chân dung , chúng ta hiểu
ngay rằng đó là một thể loại dùng bút pháp ghi chép lại về một con người hay
một tập thể; đối tượng duy nhất của ký chân dug là con người, nhưng để con

người này, tập thể này khiến người đọc có thể phân biệt được với con người
khác hay tập thể khác thì người viết phải dùng đặc tả về những nét dị biệt nhất
của người đó, tập thể đó so với nhiều người, tập thể ở bề ngoài và cả chiều
sâu nội tâm nhân vật. Phương thức đặc tả là để người đọc sẽ nhận diện chính
xác con người đó, hay tập thể đó mộtcách dễ dàng nhất, và đó cũng là điểm
thành công của tác phẩm.
9


Ở một số trường hợp là sự phân tích đánh giá hiện thực của tác giả hay
một nhóm tác giả. Như vậy, thể loại báo chí dạng này phải làm nhiệm vụ vừa
phản ánh, vừa phân tích, dĩ nhiên có yếu tố chủ quan của tác giả hay nhóm tác
giả. Ví dụ: bài bình luận được xây dựng trên các dữ liệu về các sự kiện, hiện
tượng trong một ngành, một lĩnh vực nào đó đã được báo chí cơng bố, tác giả
có thể lựa chọn chi tiết tiêu biểu, phân tích một cách có hệ thống để giúp cơng
chúng có thể hiêu đầy đủ và sâu sắc về vấn đề, sự kiện, quá trình mà tác giả
trình bày. Để viết bài này thơng thường phóng viên phải sử dụng tư liệu tổng
hợp để trình bày một vấn đề lớn. Các báo Nhân Dân, Tạp chí cộng Sản, báo
Lao động, Quân đội Nhân dân, Đài truyền hình Việt Nam…thường hay sử
dụng loại tác phẩm này để tái hiện bức tranh khái quát và tổng thể về một vấn
đề lĩnh vực của đời sống xã hội.

10


KẾT LUẬN
Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng báo chí thơng tấn có rất nhiều
những đặc trưng những nét khác với những thể loại báo chí khác cụ thể là báo
chí chính luận hay báo chí nghệ thuật. Chúng ta cần phát huy những điểm
mạnh của câc thể loại báo chí và ngược lại, làm cho nền báo chi nước nhà

ngày một phát triển mạnh mẽ hơn bền vững hơn.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo
chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2004
2. Đinh Văn Hường, Các thể loại báo chí thơng tấn, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, H., 2006.
3. Đức Dũng, Các thể ký báo chí, Nxb Văn hố – Thơng tin, H., 2001.
4. Dương Xuân Sơn, Các thể loại chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, H., 2004.
5. Vũ Quang Hào, Ngơn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
H., 2001
6. Một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp Đại học và Cao học về thể loại
báo chí của nhiều sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

12



×