Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.98 KB, 94 trang )

Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
***
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Nguyễn Thị Linh Chi Số hiệu sinh viên: 09370004
Lớp: Công nghệ Môi trường Quy Nhơn Khoá: 50
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Ngành: Công nghệ Môi trường
1.Đầu đề thiết kế
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang
2. Các số liệu ban đầu
Theo các số liệu thu thập được từ Tổng kho xăng dầu Đức Giang
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán
- Mở đầu
- Mô tả hoạt động Tổng kho xăng dầu Đức giang
- Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội
- Đánh giá các tác động môi trường
- Các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Chương trình giám sát môi trường
- Kết luận.
4. Các bản vẽ đồ thị( ghi rõ các loại bản vẽ và kích thước các loại bản vẽ):
Gồm có: 49 bảng, 18 hình vẽ, 3 bản vẽ sơ đồ(A3)
5. Cán bộ hướng dẫn
TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
1


Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
6. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 15/03/2010
7. Ngày hoàn thành đồ án: 17/06/2010
Ngày 17 tháng 06 năm 2010
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp ngày tháng năm
Người duyệt
(ký, ghi rõ họ tên)
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
2
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, với sự nỗ lực học tập nghiên cứu của
bản thân, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Ánh Tuyết và các
cán bộ kỹ sư Phòng quản lý kỹ thuật của Tổng kho Đức Giang. Cùng với sự chăm
sóc động viên của gia đình và bạn bè, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình.
Đây là kết quả thay cho lời cảm ơn của bản thân em mong gửi tới gia đình, thày cô
và bạn bè.
Bản đồ án còn nhiều thiếu sót, em rất mong được các thầy cô đóng góp bổ
sung và sửa chữa để em có thể hoàn thiện bản đồ án tốt nghiệp nói riêng và kiến
thức bản thân nói chung.
Em xin chân thành cảm ơn.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
3
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG 5

DANH MỤC HÌNH 7
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 8
MỞ ĐẦU 9
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG TỔNG KHO XĂNG DẦU ĐỨC GIANG 11
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 21
2.1.Điều kiện tự nhiên và môi trường 21
2.1.2.Điều kiện về khí tượng – thủy văn 23
2.2.Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên bị tác động trực tiếp từ hoạt động của kho
xăng dầu Đức Giang 26
2.3.Điều kiện kinh tế- xã hội khu vực Đức Giang – Quận Long Biên - Hà Nội 31
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 33
3.1.Đánh giá tác động 33
3.1.1.Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 33
3.2.1.Đánh giá rủi ro môi trường đối với các hóa chất độc hại qua đường hô hấp 60
CHƯƠNG 4: CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 66
4.2.Kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm do khí thải 72
4.4.Kiểm soát đảm bảo phòng an toàn phòng cháy chữa cháy và ứng cứu sự cố tràn dầu 76
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 76
5.1.Chương trình giám sát chất thải 77
5.1.1.Giám sát môi trường không khí 77
5.1.2.Giám sát môi trường nước 77
5.1.3.Giám sát chất thải rắn 77
5.2.Chương trình giám sát môi trường xung quanh 78
5.2.1.Quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh 78
5.2.2.Quan trắc chất lượng nước mặt 78
5.2.3.Quan trắc chất lượng đất 79
5.3.Chương trình giám sát sự cố tràn dầu, nguy cơ cháy nổ 79
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551

4
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
PHỤ LỤC 82
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 : Danh mục tên các bể chứa sử dụng tại kho [2]
Bảng 1. 2: Tính chất đặc trưng của các thành phần pha chế của xăng [3]
Bảng 1. 3: Ưu nhược điểm chung loại chất phụ gia cho xăng không chì [3]
Bảng 1. 4: Chỉ tiêu môi trường ảnh hưởng sức khỏe, môi trường- QCVN 01/2007
Bảng 1. 5: Số lượng xăng dầu nhậpxuất năm 2008 [2]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
5
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
Bảng 2. 1: Số liệu quan trắc môi trường không khí
[6]
Bảng 2. 2: Kết quả chất lượng nước mặt trong tổng kho xăng Đức Giang [6]
Bảng 2. 3: Kết quả nông hóa phần diện tích đất phù sa sông Hồng ( tầng mặt) [6]
Bảng 3. 1: Nguồn và loại chất thải phát sinh. [5], [6], [7]
Bảng 3. 2: Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3. 3: Kết quả phân tích thông số đầu vào HTXL nước thải sinh hoạt [6]
Bảng 3. 4: Kết quả phân tích mẫu nước thải xả vào nơi tiếp nhận [6]
Bảng 3. 5: Chất lượng mẫu cụm bể thu lắng gạn cơ học vào ngày [8]
Bảng 3. 6: Thông số chất lượng mẫu nước sau xử lý [8]
Bảng 3. 7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cảng H101 [6]
Bảng 3. 8: Thành phần cặn dầu [9]
Bảng 3. 9: Tải lượng chất thải rắn sinh ra trong một tháng [6]
Bảng 3. 10: Tỷ lệ các chất thải sinh hoạt [6]
Bảng 3. 11: Tỷ lệ hao hụt xăng dầu [6]
Bảng 3. 12: Tính % hao hụt xăng dầu do thở cuả bể chứa khi nhập xuất xăng
Bảng 3. 13: Nguồn và tác động môi trường không liên quan đến chất thải
Bảng 3. 14: Mức ồn của một số phương tiện giao thông [6]

Bảng 3. 15: Số liệu đo đạc tiếng ồn thực tế tại Tổng kho [6]
Bảng 3. 16: Dự báo mức ồn khu vực xung quanh tổng kho xăng dầu. [6]
Bảng 3. 17: Thông số của yếu tố phơi nhiễm qua đường hô hấp
Bảng 3. 18: Đánh giá tính rủi ro gây ung thư của benzen
Bảng 3. 19: Nguyên nhân sự cố tràn dầu và nguy cơ cháy nổ
Bảng 3. 20: Thang điểm đánh giá mức độ rủi ro [13]
Bảng 3. 21: Kết quả phương pháp đánh giá rủi ro
Bảng 3. 22: Thang điểm đánh giá tần suất rủi ro
Bảng 3. 23: Thang điểm đánh giá mức đọ tác động của rủi ro
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
6
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
Bảng 3. 24: Kết quả đánh giá ruỉ ro
Bảng 4. 1: Một số loại bể tách dầu cấp 1
Bảng 4. 2: Một số công trình xử lý cấp II
Bảng 4. 3: Cấu tạo lớp cát lọc và lớp sỏi đỡ trong bể lọc chậm TCXD 33:2006
Bảng 4. 4: Ước tính hiệu quả của hệ thống xử lý nước thaỉ sinh hoạt tại cảng H101
Bảng 5. 1: Chỉ tiêu cơ lý cơ bản của lớp đất [5]
Bảng 5. 2: Một số chỉ tiêu chất lượng của xăng không chì TCVN 6776:2005
Bảng 5. 3: Tiêu chuẩn Việt Nam về dầu hỏa dân dụng: TCVN 6240:1997
Bảng 5. 5: Tiêu chuẩn Việt Nam năm 2002 về nhiên liệu đốt lò-TCVN 6239:2002
Bảng 5. 6: Vị trí điểm đo, lấy mẫu
Bảng 5. 7:Vị trí điểm đo chất lượng nước xung quanh
Bảng 5. 8 : Vị trí lấy mẫu nước thải của tổng kho xăng dầu Đức Giang
Bảng 5. 9: Vị trí đo khí độc tại dàn xuất của tổng kho xăng dầu Đức Giang
Bảng 5. 11: Dữ liệu đầu vào về nguồn thải
Bảng 5. 12: Dữ liệu khí tượng (nguồn Tổng kho Đức Giang)
Bảng 5. 13: Kết quả phát tán hơi xăng dầu trungbình 24 giờ sử dụng model ICST3
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Sơ đồ vị trí địa lý của kho xăng Đức Giang

Hình 1. 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng kho Xăng dầu Đức Giang.
Error: Reference source not found
Hình 2. 1: Biểu đồ nhiệt độ giữa các tháng trong năm 2008
Hình 2. 2: Biểu đồ độ ẩm trong năm tại Hà Nội
Hình 2. 3: Biểu đồ tốc độ gió các tháng trong năm
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
7
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
Hình 2. 4: Biểu đồ diễn biến lượng mưa các tháng trong năm
Hình 2. 5 Biểu đồ số giờ nắng các tháng trong năm
Hình 3. 2 Sơ đồ hệ thống thoát nước của kho Cảng H101
Error: Reference source not found
Hình 3. 3 : Bể lắng trọng lực API (American Petroleum Institute)
Hình 3. 5: Bản đồ phân bố nồng độ khí VOC trong 24 giờ do bể chứa tại Tổng kho
xăng dầu Đức Giang(µg/m3)
Hình 3. 6: Sơ đồ dòng chất thải trong công nghệ xuất nhập xăng dầu tai Tổng kho
Đức Giang
Hình 4. 1: Sơ đồ phương án hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt sản xuất
Hình 4. 2: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải
Hình 4. 3: Sơ đồ công nghệ xuất xăng vào xitec
Hình 4. 4: Thiết bị chụt hút lắp đặt trên miệng xitec
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. MTBE: metyl tetra-butyl ete
2. TBA: tetra- butyl alcol
3. Tr.O: trị số octan
4. KO: Dầu hỏa
5. DO: dầu Diezen
6. M92: Xăng Mogas 92
7. M95: Xăng Mogas 95
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551

8
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
8. FO: dầu mazut
9. DO: nồng độ oxy hòa tan trong nước
10.TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
11.QCVN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
12.SS: Hàm lượng chất rắn lơ lửng
13.BOD: Chỉ số oxy hóa sinh hóa
14.COD: Chỉ số oxy hóa hóa học
15.VOC : Hợp chất hữu cơ có khả năng bay hơi
MỞ ĐẦU
Xăng dầu là mạch máu nuôi sống ngành giao thông và dịch vụ vận tải. Nhu
cầu tiêu thụ xăng dầu ngày một gia tăng, đáp ứng sự phát triển vượt bậc của đất
nước ta. Để cung ứng và phân phối xăng dầu đi khắp mọi miền tổ quốc, chính phủ
đã có những kho lưu trữ và vận chuyển với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau rải rác
từ Bắc vào Nam. Đây là những công trình an ninh quốc gia.
Bên cạnh những mặt tích cực của các kho chứa xăng dầu mang lại thì
chúng ta phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm mà phần lớn chúng gây ra. Quá trình
nhập, lưu trữ và xuất xăng dầu tại các kho chứa xăng dầu tạo ra những dòng thải
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
9
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
chất nguy cơ độc hại ô nhiễm môi trường cao. Đó là mặt trái mà chúng ta cần phải
khắc phục để đưa ngành xăng dầu phát một cách bền vững. Tổng kho Đức Giang là
một kho chứa xăng dầu lớn với tổng sức chứa lớn hơn 1000 m
3
đòi hỏi phải lập Báo
cáo đánh giá tác động môi trường.
Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005, Điều 2 Khoản 2 đã định nghĩa:
“Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng

đến môi trường của các dự án quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, của các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, anh ninh, quốc phòng và các
công trình khác đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.”
Trong khuôn khổ nghiên cứu, đồ án tốt nghiệp xin trình bày một số vấn đề
sau:
- Mô tả sơ lược các hoạt động của Tổng kho xăng dầu Đức Giang.
- Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực Tổng
kho xăng dầu Đức Giang.
- Đánh giá tác động của Tổng kho có khả năng tác động tới môi trường tự
nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực trên, đánh giá các rủi ro cháy nổ, sự cố
tràn dầu.
- Xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường, giải quyết
một cách hợp lý các mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển sản xuất của Tổng
kho xăng dầu Đức Giang và vấn đề bảo vệ môi trường khu vực.
- Xây dựng kết hoạch giám sát môi trường và phòng chống các rủi ro cháy nổ,
sự cố tràn dầu.
Các phương pháp đánh giá tác động môi trường đã sử dụng cho đề tài này gồm:
- Phương pháp liệt kê, mô tả và có đánh giá mức tác động, nhằm liệt kê các tác
động đến môi trường do hoạt động của dự án gây ra, bao gồm tác động từ
nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại, rủi ro sức khỏe lao
động, rủi ro cháy nổ và sự cố tràn dầu
- Phương pháp so sánh dùng để so sánh kết qủa quan trắc với tiêu chuẩn Việt
Nam và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Phương pháp mô hình hóa để tích toán phát tán khí VOC vào môi trường
không khí.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
10
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG TỔNG KHO XĂNG DẦU ĐỨC GIANG

1.1. Thông tin chung
Tổng kho xăng dầu Đức Giang - công ty xăng dầu khu vực I
• Cơ quan chủ quản: Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
• Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước
• Trụ sở số 26 Phố Đức Giang
• Điện thoại: 0438271400 Fax: 0438272432
Tổng kho có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, kinh doanh, phục vụ xăng dầu và các
sản phẩm hóa dầu đảm bảo các hoạt động kinh tế anh ninh quốc phòng và dân sinh
trên địa bàn thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Vĩnh Phúc, đảm bảo cho an ninh
quốc phòng và dự trữ Quốc gia. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của khu vực Hà Nội và
16 tỉnh trung du miền núi phía Bắc liên tục tăng cao trên 10-15%/ năm. Một số bể
chứa xăng dầu đã xây dựng và sử dụng trên 30 năm,đã hết khấu hao.
1.2. Vị trí địa lý
Tổng kho xăng dầu Đức Giang với diện tích 17 ha trên địa bàn phường Đức
Giang –Long Biên –Hà Nội, cách quốc lộ 1A khoảng 500 m về phía Tây Bắc, cách
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
11
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
trung tâm Hà Nội khoảng 7 km. Khu kho nằm cách khoảng 1 km bên bờ hữu ngạn
sông Đuống. Cảng H101 cùng nằm trên bờ ngạn sông Đuống, cách khu kho Đức
Giang khoảng 1km về phía Bắc.

Ký hiệu A: vị trí tổng kho Đức Giang
Hình 1. 1 : Sơ đồ vị trí địa lý của kho xăng Đức Giang
1.3. Bố trí mặt bằng và công trình
1.3.1. Kho xăng Đức Giang
 Bố trí mặt bằng
Khu kho gồm các bể nổi hình trụ được bố trí trên khu đất hình chữ nhật diện
tích 8,5 ha. Các bể đều sơn phản quang, trên các bể xăng có hệ thống phun nước
làm mát. Khu kho có nhiều khoảng đất trống trồng cây, bãi cỏ để ngăn cách sự phát

tán các hơi khí ô nhiễm phát tán từ khu kho đặc biệt là từ các bến xuất ra khu vực
xung quang. Diện tích phủ cây cỏ chiếm 30% tổng diện tích.
 Bố trí công trình khu kho: gồm chủ yếu các bể trụ đựng chứa xăng dầu, hai
bến xuất ôtô xitec, wagon xitec (đường sắt). Tổng sức chứa của các bể nổi tối đa là
86.000m
3
.
Bảng 1. 1 : Danh mục tên các bể chứa sử dụng tại kho [2]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
12
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
Thiết bị Số lượng Kí hiệu
Bể trụ đứng loại 3000m3 6 B17->B22
Bể trụ đứng loại 2000m3 16 B1->B16
Bể trụ đứng loại 15000m3 2 B23,B24

- Trạm bơm trung tâm diện tích 60 m
2
có cửa thông gió 2 bên có nhiệm vụ
bơm xuất hàng và bơm chuyển nội bộ trong kho khi cần. Để đề phòng hỏa hoạn có
hệ thống cứu hỏa cố định với các lăng A tạo bọt, có hệ thống kín để thu hồi xăng
dầu rò rỉ.
- Bến xuất ôtô xitec có 18 họng xuất. Tổng kho Đức Giang có bến xuất kiểu
mẫu của ngành xăng dầu Việt Nam với trang thiết bị hiện đại gồm 18 họng xuất
hàng Q=15-70 m
3
/h. Đây là đường xuất chủ yếu của kho.
- Bến xuất wagon xitec có 24 họng xuất. Đây là bến xuất xăng dầu bằng
đường sắt có nhiệm vụ xuất xăng ôtô, KO, DO, cho các toa xetec. Bến xuất này
nằm trong khu vực kho gần sát nhà bơm trung tâm. Việc xuất thực hiện qua 24

họng có Q=15-70 m
3
/h. Bến xuất này hoạt động trong giờ hành chính và chỉ xuất
hàng khi có khách.
- Bến xuất cứu hỏa gồm: chữa cháy cố định và chữa cháy lưu động. Hồ chứa
nước cứu hỏa và tiêu độc có diện tích 15000 m
2
có chức năng, phun bọt dập tắt
đám cháy, phun nước theo yêu cầu sản xuất, vệ sinh hoặc làm mát bồn chứa.
- Hệ thống ống dẫn xăng dầu: Tổng kho có hệ thống ống dẫn xăng dầu được
tiếp nối với đường ống của Petrolimex ở miền Bắc. Từ cảng Quảng Ninh, xăng dầu
có thể vận tải bằng đường ống về thẳng tổng kho Đức Giang, từ kho Đức Giang tới
kho AH190 đến sân bay quốc tế Nội Bài và ra cảng sông H101. Đường ống đường
kính 159 mm chôn ngầm dưới đất sâu 60 cm.
- Hệ thống thoát nước tại mỗi bể có đường ống xuất và nhập riêng. Các đường
ống này được liên hệ theo cụm bể để ra tuyến ống chính và nhà bơm trung tâm.
- Nhà điều độ, bảo vệ và các bộ phận dich vụ khác. Bao quanh kho tường xây
cao 4 m. Trên tường rào bố trí hệ thống dây báo động bảo vệ.
1.3.2. Cảng H101
 Bố trí măt bằng cảng H101 : nằm trên sông Đuống cách khu kho khoảng 1
km về phía Bắc.
 Bố trí công trình Cảng H101: gồm có cầu cảng dài 15 m, 20 bể đứng 25m
3
,
4 bể nằm 75 m
3
đựng dầu FO, 4 bể nằm đề phòng sự cố 25 m
3
và 2 họng xuất dầu.
Có nhiệm vụ tiếp nhận FO, DO, dầu hỏa Jet-A1 từ các xà lan tại cảng có hệ thống

ống dầu 1,5 km dẫn dầu thông đến khu kho. Công suất cảng có thể tiếp nhận trên
500.000 m
3
dầu và tiếp nhận trên 750 phương tiện sà lan vào cảng trong năm. Toàn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
13
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
bộ sân bãi khu kho, khu cảng H101 đã được bê tông hóa tránh lầy lội khi trời mưa
và tình trạng xăng dầu rơi vãi ngấm vào đất.
1.4. Hoạt động quản lý lưu trữ và vận chuyển xăng dầu
1.4.1. Cơ cấu tố chức nhân lực
Tổng kho gồm 160 công nhân làm việc trực tiếp trong kho Đức Giang và 21
người làm tại kho cảng H101 phát sinh ra nước thải sinh hoạt.



Hình 1. 2 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng kho Xăng dầu Đức Giang.
1.4.2. Loại mặt hàng kinh doanh của tổng kho
a. Nhiên liệu cho động cơ xăng ( Mogas 92, Mogas 95)
Xăng động cơ là một hợp chất hóa học vô cùng phức tạp. Trong thành phần
hóa học của xăng có khoảng 500 loại hydrocacbon khác nhau (no và chưa no) và
mỗi loại có cấu trúc từ 3 tới 12 nguyên tử C. Tuy nhiên có 3 dạng hydrocacbon
thường dùng để pha chế xăng thương phẩm: paraffin, aromatic(các chất thơm đơn
vòng), olefin(thành phần cơ bản của xăng). Trong đó, hydrocacbon thơm có khả
năng chống kích nổ cao nhất, còn các hợp chất n-parafin có khả năng chống kích nổ
kém nhất. Thực tế, ben zen là hợp chất hydrocacbon vòng thơm đơn giản nhất,
nhưng lai có tính chất đặc biệt của hydrocacbon no, bền vững với các chất oxi hóa
nên là một tác nhân tích cực kìm hãm quá trình kích nổ của động cơ, tăng cường
được trị số octane cho xăng. Vì vậy, trong xăng đặc biệt đối với xăng không chì,
benzene được sử dụng như là phụ gia chống kích nổ. Do benzen là một chất độc

nguy hiểm tới sức khỏe, gây hại cho người sử dụng và cả môi trường nên hàm
lượng benzen trong xăng bắt buộc phải được quy định một giới hạn cụ thể.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
14
Trung
tâm kiểm
định chất
lượng
Trung
tâm kiểm
định chất
lượng
Kho cảng
H101
Kho cảng
H101
Đội giaonhận
Đội giaonhận
Đội bảo quản
Đội bảo quản
Đội bảo vệ
Đội bảo vệ
Phòng
Quản lý
Kỹ thuật
Phòng
Quản lý
Kỹ thuật
Phòng
Quản lý

HH
Phòng
Quản lý
HH
BAN GIÁM ĐỐC
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng
Kế toán
tài chính
Phòng
Kế toán
tài chính
Phòng
Tổ chức
hành
chính
Phòng
Tổ chức
hành
chính
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
Ngoài hydrocacbon, trong thành phần cuả xăng dầu có các hợp chất lưu
huỳnh, nito và oxy như: mercaptan, pyridine, dạng phenol và đồng đẳng.
Bảng 1. 2 : Tính chất đặc trưng của các thành phần pha chế của xăng [3]
Thành phần pha chế
của xăng
Các tính chất đặc trưng
Phần
cất.
0

C
T
0
sôi
50%,
0
C
Octance
RON
Octance RVP
(bar)
Tỷ trọng
(kg/m
3
)
Aromate 30/180 110 95-102 90-97 0,5 780-800
Butane (n-parafin) 0 94 90 4,5 580
Alkylate (i-parafine) 25/200 80 95 94 1 700
Phần nhẹ -xăng
cracking (olefin)
40/110 83 93 80 0,7 690
Phần nặng-xăng
cracking(olefin)
110/210 155 91 79 0,1 800
Isomerate (i-parafin) 40-70 60 80-90 80-90 0,7 690
Naphtha cất trực tiếp 25-90 66 68 58 0,8 680
- Phụ gia họ oxygen: Để xăng không chì vẫn đảm bảo trị số octane(Tr.O: là
đơn vị đo quy ước dùng để đặc trưng cho khả năng chống kích nổ của nhiên liệu)
cao và đạt yêu cầu, vấn đề phụ gia cho xăng không chì thương phẩm lại hết sức cần
thiết. Các phụ gia gọi chung là các oxygen chủ yếu bao gồm: methanol, etanol,

tetra-butyl alcol (TBA) và metyl tetra-butyl ete (MTBE). Phụ gia họ oxygen thường
có trị số octane rất cao trên 100.
Bảng 1. 3 : Ưu nhược điểm chung loại chất phụ gia cho xăng không chì [3]
Loại phụ gia Ưu điểm Nhược điểm
Metanol -Rẻ
- Dễ kiếm
-Dễ tan trong nước
-Làm tăng RPV
-Làm tăng khả năng chống
cháy
Etanol Có ở từng khu vực -Dễ tan trong nước
-Làm tăng RPV
-Làm tăng khả năng cháy nổ
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
15
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
TBA/Metanol -Dễ kiếm
-Không tạo ra các pha
phân cách
-Nhiệt độ chảy mềm cao
-Có hòa tan được nước
-Làm tăng RPV của hỗn hợp
MTBE -Sẵn có
-Ít hòa tan với nước
- Đắt
-Làm tăng khả năng bay hơi
của phân đoạn giữa
-Tạo ra những khí độc hại
sau quá trình đốt


Trong đó, MTBE được ưa chuộng hơn cả vì nó được sản xuất từ những sản
phẩm phụ của công nghiệp chế biến dầu. Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) đã
khuyến cáo rằng MTBE là một chất gây ung thư tiềm năng con người liều cao.
Ngoài khả năng lan toả trong môi trường, MTBE còn thấm vào đất đi vào mạch
nước ngầm Ngoài ra, MTBE là một chất không phân huỷ sinh học và có khả năng
lắng đọng. Vì vậy, một số bang ở Mỹ đã cấm sử dụng MTBE là chất phụ gia trong
xăng và xu hướng cấm sử dụng hợp chất này đang lan rộng.
Tiêu chuẩn của Cộng đồng chung châu Âu: EC-EN.228 đã quy định giới hạn
này, trong đó quy định lượng tối đa của oxygen được pha vào trong xăng không
vượt quá 2.8% khối lượng, nghĩa là khoảng từ 10-12% lượng phụ gia họ oxygen.
- Phụ gia chống oxy hóa: Nhằm làm chậm quá trình tạo nhựa của các thành
phần olefin có trong xăng. Chúng gồm: phenol, các hợp chất của amine, và lượng
được cho vào xăng thường rất nhỏ. Trong phụ gia chống oxy hóa người ta cũng
thường cho thêm một lượng nhỏ các chất làm giảm độ hoạt động của kim loại,
chúng có tác dụng làm giảm độ hoạt động hóa học của các kim loại kể cả đồng,
trong lọc hoá dầu và vận chuyển.
- Phụ gia tẩy rửa/tăng cường khả năng khuếch tán: Trong carburetor, trong
hệ thống bơm nhiên liệu của động cơ, sau một thời gian sử dụng thường có một
lượng nhựa, các loại cặn, muối bám vào. Để loại bỏ những loại cặn bẩn này và làm
sạch carburetor người ta thường thêm một lượng nhỏ các chất tẩy rửa vào trong
xăng thương phẩm để loại bỏ các cặn bẩn tích tụ trong carburator.
- Các chất chống rỉ: tất cả các loại xăng thường chứa một lượng nhỏ lưu
huỳnh (S) . Chỉ cần một lượng nhỏ lưu huỳnh có trong xăng cũng có khả năng tạo
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
16
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
thành các axit tạo yếu khi kết hợp với các hơi ẩm có sẵn trong không khí. Các loại
axit này có thể tác dụng hóa học với các thành phần trong bể tồn chứa gây ra hiện
tượng ăn mòn. Do vậy, thông thường người ta phải cho các phụ gia chống gỉ như:
muối amon hoặc amine của các a.photsphoric, sulphonie, cacbonic, thường trung

hòa các loại axit trên.
- Phụ gia biến đổi cặn: Trong quá trình vận hành đông cơ, quá trình cháy
thường tạo ra cặn và muội, các cặn và muội đó thường tích tụ lại trên bề mặt của
buồng đốt trên các van. Các muội và cặn được tạo bởi các muối chì hình thành từ
quá trình đốt cháy các phụ gia có chì trong xăng, dầu nhờn, từ các chất phụ gia
khác, và một lượng nhỏ các chất cặn có sẵn trong nhiên liệu. Thêm vào xăng một số
chất phụ gia có tác dụng biến đổi hóa học các loại cặn muội thành các dạng muội
khác xốp hơn, dễ vỡ hơn. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao khi động cơ hoạt động,
các cặn này sẽ thoát ra ngoài theo đường khí thải. Hạn chế khả năng tích tụ cặn và
muội trong quá trình khởi động cũng như đòi hỏi trị số Octane của động cơ khi cặn
tích tụ nhiều trong buồng đốt sẽ làm giảm thể tích của buồng đốt.
- Các loại phẩm màu. Theo quyết định số 1273/2004/QD-BTM, ngày
7/09/2004, Bộ Thương Mại đã ban hành quy chế pha màu cho xăng dầu thương
phẩm.
+ Dầu hoả, nhiên liệu bay: Màu chỉ định: tím, liều lượng màu pha: 7 mg/lít,
+ Xăng không pha chì RON 92: Màu chỉ định: Xanh, liều lượng màu pha: 5 mg/lít
Các chỉ tiêu chất lượng liên quan đến an toàn, sức khoẻ, môi trường không
được lớn hơn các mức quy định trong bảng sau:
Bảng 1. 4 : Chỉ tiêu môi trường ảnh hưởng sức khỏe, môi trường- QCVN 01/2007
STT Chỉ tiêu Gía trị
1 Hàm lượng chì, g/l 0,013
2 Hàm lượng lưu huỳnh, mg/kg 500
3 Hàm lượng benzen, % thể tích 2,5
4 Hàm lượng hydrocacbon thơm, % thể tích 40
5 Hàm lượng olefin, % thể tích 38
6 Hàm lượng ôxy, % khối lượng 2,7
Ghi chú:
QCVN 01:2007: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng và nhiên liệu ĐIÊZEN
b. Dầu hỏa dân dụng (KO)
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551

17
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
Dầu hỏa có chứa nhiều thành phần hydrocacbon thơm trong khi cháy sẽ tạo ra
nhiều muội khói. Thành phần của dầu hỏa dân dụng chỉ có các paraphin và naphten
có một số nguyên tử các bon trong phân tử từ 10-14.
c. Nhiên liệu cho động cơ Diezen
Nhiên liệu diezen là một loại nhiên liệu lỏng, nặng hơn dầu hỏa và xăng, sử
dụng chủ yếu cho động cơ diezen. Nó được sản xuất chủ yếu từ phân đoạn gasoil và
là sản phẩm của quá trình chưng cất trực tiếp dầu mỏ.
Lưu huỳnh trong diezen tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: mercaptans, sulides,
disulfides, heterocyclic đều có tác động ăn mòn động cơ. Hàm lượng lưu huỳnh
càng thấp càng tốt.
Hàm lượng tro được tính bằng % khối lượng. Ngoài ra, thành phần dầu
diezen còn chứa hàm lượng nhựa thực tế, hàm lượng nước, cặn kim loại, cặn cacbon
và các tạp chất vô cơ khác cao ảnh hưởng tới chất lượng tồn chứa và sử dụng.
d. Dầu mazut(FO) dầu đốt lò
Thành phần hóa học của nhiên liệu đốt lò bao gồm:
- Loại hydrocacbon như: paraphinic, có số nguyên tử cacbon tử 20-30 trong
phân tử, naphtenic, aromatic, các hợp chất lai hợp.
- Loại phi hydrocacbon như: các hợp chất lưu huỳnh, các hợp chất oxy, các
hợp chất nitơ, nhựa, asphanten, kim loại.
e. Tính nguy hiểm của xăng dầu:
- Xăng dầu là chất lỏng dễ bay hơi.
- Xăng dầu bắt cháy ở nhiệt độ rất thấp.
- Xăng dầu không hòa tan trong nước, có tỷ trọng nhẹ hơn nước, hơi xăng dầu
nặng hơn không khí 5,5 lần, xăng dầu cháy ở thể hơi.
- Xăng dầu có khả năng sinh tĩnh điện khi bơm rót vì điện trở của xăng dầu rất
lớn
R=
12 17

10 10
Ω ÷ Ω
- Xăng dầu cháy tỏa ra nhiều nhiệt lượng lớn: 1kg xăng dầu cháy tỏa ra nhiệt
lượng 7500-11.000 Kcal, tốc độ cháy lan của xăng dầu nhanh: v=20-30 m/s
- Khi cháy sản phẩm tạo ra độc hại
f. Lượng xuất nhập xăng dầu Tổng kho xăng dầu Đức Giang năm 2008
Bảng 1. 5 : Số lượng xăng dầu nhậpxuất năm 2008 [2]
Loại Số lượng (m
3
/tấn)
Tổng lượng xăng dầu nhập
760 098
Nhập đường ống 690 722
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
18
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
Nhập đường thủy 58 432
Đường bộ 10 944
Tổng lượng nhập xăng dầu 765 112
xăng Mogas 92 347 913
xăng Mogas 95 37 021
dầu Diesel (DO) 242 642
Dầu hỏa ( KO) 9 618
Dầu MAZUT (FO) 127 918
Ghi chú: Số lượng xăng dầu nhập nhỏ hơn số lượng xăng dầu xuất vì trong bể chứa
vẫn còn xăng dầu dư của năm 2007.
1.4.3. Công nghệ xuất nhập xăng dầu
Hoạt động xuất nhập hàng năm của Tông kho xăng dầu Đức Giang nói
chung là ổn định. Nhập xăng dầu chủ yếu bằng đường ống, đường thủy từ các xà
lan chở dầu, sau đó được phân phối vào các bể chứa. Xuất xăng dầu chủ yếu là

đườngbộ bằng ôtô xitec, còn lại là các đường wagon xitec, đường thủy, đường ống
và đóng phuy. Hoạt động xuất nhập có thể tiến hành đồng thời nhưng trong trường
hợp này các bể chứa vai trò như bể điều hòa và đảm bảo xăng đủ lưu lượng cho hoạt
động của hệ thống bơm. [4]
1. Nhập xăng dầu bằng đường ống
2. Nhập dầu từ phương tiện đường thủy vào kho Đức Giang( phần vận hành tại
kho cảng H101)
3. Nhập dầu từ phương tiện thủy tại vào kho Đức giang ( phần vận hành tại kho
Đức Giang)
4. Xuất xăng dầu cho xitec ôtô qua lưu lượng kế
5. Xuất xăng dầu cho Toa P qua lưu lượng kế
6. Bơm chuyển hàng và hút vét xăng dầu giữa các bể chứa
7. Bơm xuất Diesel từ kho Đức Giang ra bể thuộc kho cảng H101(phần vận
hàng trong kho Đức giang)
8. Nhập Diesel từ kho Đức giang vào bể thuộc kho cảng H101(Phần vận hành
tại kho cảng H101)
9. Nhập FO từ phương tiện thủy lên bể tại kho cảng H101
10.Xuất Diesel cho phương tiện thủy qua lưu lượng kế tại kho cảng H101
11.Xuất FO cho ôtô xitec qua lưu lượng kế tai H101
12.Bơm chuyển dầu FO giữa các bể tại kho cảng H101
13.Nhập xuất chuyển dầu FO giữa các bể trong kho Đức giang do H101 thực
hiện.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
19
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
Tại kho Đức Giang 1km Taị kho cảng H1O1
Đường ống
Đường ống

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551

20
Bể chứa KO Bể chứa DO
Bể chứa xăng M92,
M95
Bể chứa FO
Bể chứa DO (
bể 25m
3
đặt
đứng)
Đường ống Đường thủy
Xuất xăng dầu qua lưu lượng kế
Dàn ôtô xitec
Dàn wagon xitecDàn ôtô xitec
Ô tô xitec Wagon xitec
ôtô xitec
Xăng
dầu
bay
hơi
Xăng
dầu
bay
hơi
Xăng
dầu
bay
hơi
Rò rỉ
xăng

dầu,
Rò rỉ
xăng
dầu, giẻ
thấm
dầu,
Khí thải, giẻ
lau
Khí thải, giẻ
lau
Đường
bộ
Hình 1. 3 Sơ đồ công nghệ xuất nhập xăng dầu tại Tổng kho Đức Giang
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
1.4.4. Một số hoạt động phụ trợ
• Hoạt động bơm điều phối các bể với nhau để điều hòa lượng xăng giữa các
bể hoặc lọc cặn bẩn trước khi đi vào bể đồng thời đảm bảo an toàn bằng các van an
toàn chống quá áp.
• Những bồn chứa sau khi đổi để chứa một loại xăng dầu khác thì cần được
tráng rửa bằng chính loại xăng dầu mới sẽ nhập, sản phẩm hỗn hợp của 2 loại xăng
dầu trước và sau tráng rửa sẽ được đưa vào hệ thống bồn chứa phụ để xử lý phân
tách.
• Hoạt động phòng chống cháy nổ
• Hoạt động tính toán, phòng ngừa, giảm thiểu tổn thất xăng dầu
• Hoạt động bảo trì thiết bị, cải tạo cảnh quan kho bãi
• Một số sự cố gặp phải, hoạt động bất thường có thể xảy ra: sự cố tràn dầu
• Hoạt động vận chuyển xe chở xăng dầu
- Tại kho Đức Giang có số lương xe xitec lưu thông vận chuyển: 200-300 xe
xitec/ngày tương đương khoảng 1000 tấn xăng dầu. Ngoài ra, đối với bến xuất
wagon xitec có lưu lượng xuất là 60.000 m

3
/ năm. Việc xuất thực hiện qua 24 họng
có Q=15-70 m
3
/h. Bến xuất này hoạt động trong giờ hành chính và chỉ xuất hàng
khi có khách.
- Tại kho H101,các sà lan cập bến thường có tải trọng 300-400 m
3
/sà lan.
Lượng sà lan cập bến thay đổi theo kế hoạch của kho cũng như thời tiết, chế độ
dòng sông Đuống. Trung bình có khoảng 300 sà lan cập bến khoảng 100.000
m
3
/năm.Trung bình môĩ ngày có khoảng 15 ôtô xitec vào nhận hàng với dung tích
chứa 6,7 m
3
/xitec.
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
21
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
a. Vị trí địa lý:
 Tổng kho xăng dầu Đức Giang có diện tích 17 ha trên địa bàn phường Đức
Giang –Long Biên –Hà Nội, cách quốc lộ 1A khoảng 500 m về phía Tây Bắc,
cách trung tâm Hà Nội khoảng 7 km. Khu kho nằm cách khoảng 1 km bên bờ hữu
ngạn sông Đuống.
- Phía Đông- Nam của kho tiếp giáp với khu vực văn phòng công ty Xăng dầu
khu vực I

- Phía Nam tiếp giáp với khu tập thể công nhân và khu dân cư (cách khoảng
200 m)
- Phía Tây và Tây Bắc là khu vực các cơ quan: kho vật tư thứ liệu, kho công ty
dệt, kho kim khí, công ty may Đức Giang, nhà máy hóa chất Đức Giang, trường
Phổ thông cơ sở Đức Giang.
- Phía Bắc – Đông Bắc và Đông là cánh đồng thuộc xã Thượng Thanh.
 Cảng H101: Đây là kho cảng đường sông có kho bể để nhập chứa, xuất
hàng tại chỗ và bơm chuyển trực tiếp vào Tổng kho xăng dầu Đức Giang bằng
đường ống với chiều dài ống khoảng 1,4 km. Cầu cảng H101 nằm cách cầu Đuống
cũ 1000 m, và cách cầu Đông Trù 500 km. Kho cảng H101 có tổng diện tích mặt
bằng khoảng 2000m
2
.
- Phía Đông giáp: Khu tập thể Công ty Hóa chất Đức Giang và khu tập thể điện
hóa Bộ quốc phòng Z131
- Phía Tây giáp: sông Đuống
- Phía Nam giáp: Khu tập thể công nhân Cảng than, khu tập thể công nhân xây
dựng ( phía này chủ yếu là cảng than)
- Phía Bắc giáp: Kho cảng của công ty vận tải thủy I và khu tập thể xây lắp và
hóa chất.
- Vùng thủy diện của cảng với chiều dài dọc theo bờ sông là 150 m mặt thoáng
rộng ra dòng sông là 40m, hai đầu có phao tiêu giới hạn. Độ cao mặt cầu so với
đáy sông tại vị trí tầu cập mạn là khoảng 6m.
b. Điều kiện địa chất [5]
Châu thổ sông Hồng bồi lấp phù sa, cấu tạo địa chất có đặc điểm sau:
- Lớp 1: đất đắp ( đất san nền có chiều dày 0,5-1 m)
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
22
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
- Lớp 2: 1,7 m đất cát pha sét nhiều nơi, màu nâu nhạt, trạng thái dẻo chảy.

Đây là lớp đất dạng trung bình yếu, khi đào móng có hiện tượng cát chảy.
- Lớp 3: dày 2,5 m sét màu xám vàng, xám sữa trạng thái dẻo cứng. Đây là
lớp đất tương đối tốt, có tính ổn định và chịu lực tốt.
- Lớp 4: độ sâu > 5 m. Cát hạt mịn, màu xám xanh, trạng thái bão hòa nước.
Đây là lớp đất tốt phù hợp cho việc thiết kế xây dựng bể.
2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văn
a. Điều kiện khí tượng
Hà Nội có khí hậu nhiệt đới gió mùa: đông lạnh khô, hè nóng ẩm, mưa nhiều.
Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau là thời kỳ giá lạnh, không mưa
to. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng có mưa to và bão.
• Nhiệt độ:
- Trung bình mùa đông: 17,2
0
C (lúc thấp xuống tới 2,7
0
C).
- Trung bình mùa hạ: 29,2
0
C (lúc cao nhất lên tới 42,9
0
C).

Hình 2. 1 : Biểu đồ nhiệt độ giữa các tháng trong năm 2008
• Độ ẩm: độ ẩm tại Hà Nội tương đối cao trung bình khoảng 75 % trở lên.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
23
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN

Hình 2. 2 : Biểu đồ độ ẩm trong năm tại Hà Nội
• Gió:

Mùa mưa có gió thịnh hành: Đông và Đông Nam ( từ tháng 5 –tháng
10 ).Mùa khô có gió thịnh hành: Bắc và Đông Bắc ( từ tháng 10- tháng 4 năm sau).
Gió Đông Nam là gió có tần suất xuất hiện lớn nhất trong năm. Như vậy hướng gió
đến Hà Nội chủ yếu từ Đông sang Tây.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
24
Đánh giá tác động môi trường Tổng kho xăng dầu Đức Giang- Nguyễn Thị Linh Chi –Lớp CNMT K50-QN
Hình 2. 3 : Biểu đồ tốc độ gió các tháng trong năm
• Mưa:
Theo số liệu đo đạc nhiều năm tại khu vực có lượng mưa lớn. Tổng lượng mưa
trong năm đạt tới 1889 mm. Tổng số ngày mưa hàng năm trung bình đạt 144 ngày.
Chế độ mưa của khu vực biến động mạnh từ năm này qua năm khác.
Hình 2. 4 : Biểu đồ diễn biến lượng mưa các tháng trong năm
• Nắng:
Thành phố Hà Nội thuộc đồng bằng Bắc Bộ, tổng số giờ nắng quan sát trung
bình năm đạt 1464,6 giờ. Từ tháng 5 tới tháng 10 số giờ nắng khoảng 92-144 giờ,
tháng nắng ít nhất là tháng 2 khoảng 26 giờ.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN-Tel (84.4) 8681686-Fax: (84.4) 8693551
25

×