Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đa dạng sinh học tỉnh Quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.85 KB, 5 trang )

Quảng Trị là một trong những địa phương có hệ đa dạng sinh học
phong phú với hệ thực vật gần 2.500 loài bậc cao, trong đó có 51 loài
quý hiếm đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Thành phần loài các
nhóm động vật ở Quảng Trị cũng rất đa dạng và chiếm tỷ lệ khá lớn so
với số loài ở Bắc Trường Sơn. Hệ sinh thái các Khu bảo tồn thiên nhiên
và hệ sinh thái rừng ở Quảng Trị đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ
nguồn nước, điều tiết nước và dòng chảy ở các lưu vực, hạn chế lũ lụt,
hạn hán và đặc biệt là bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH).
Để tăng cường công tác ĐDSH, đến nay tỉnh Quảng Trị đã thành lập được 3
khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) ở vùng thượng nguồn là: KBTTN
Đakrông ở phía tây nam, KBTTN bắc Hướng Hoá ở phía tây bắc và Khu bảo
tồn thiên nhiên đường Hồ Chí Minh ở huyện Hướng Hoá. Đây là nơi bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH bao gồm quần thể các động, thực vật quý
hiếm như: Gà lôi lam mào trắng, voọc Hà Tĩnh, sao la, mang lớn, thỏ vằn;
đinh tùng, lan hài, trầm hương trong đó có nhiều loài động, thực vật đang
bị đe dọa tuyệt chủng.
Ươm giống cây Macca ở Công ty CP cao su Khe
Sanh đưa vào trồng thử nghiệm ở Hướng Hóa, góp phần
bảo tồn đa dạng sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, mức độ thiệt hại do lũ lụt và hạn hán
ngày một nghiêm trọng, khó dự báo do việc khai thác rừng đầu nguồn bất hợp lý,
tác động của biến đổi khí hậu…Điều này cho thấy thảm thực vật rừng có một ý
nghĩa to lớn trong việc giữ và cung cấp nước cho các mục đích sử dụng khác nhau,
đồng thời hạn chế xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu. Do vậy, nếu bảo vệ được rừng, sẽ
góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, làm cho môi trường nền được duy trì bền vững.
Mặt khác rừng sẽ hấp thụ các bon, ngăn ngừa sự tăng nồng độ CO2 trong khí
quyển làm trái đất ấm lên. Hiện nay ở Quảng Trị còn có khu rừng nguyên sinh Rú
Lịnh (Vĩnh Linh) với diện tích 170 ha (trong đó khoảng 100 ha còn rừng). Đây là
một khu rừng tự nhiên còn sót lại giữa đồng bằng. Rừng Rú Lịnh có thảm thực vật
thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm với số loài phong phú, có nguồn gốc chủ
yếu từ khu hệ thực vật cổ Á nhiệt đới. Rú Lịnh hiện có trên 200 loài thuộc 72 họ,


nhiều nhất là Euphorbiaceae (23 loài); Rubiaeae (10 loài); Lauraceae (8 loài).
Trong đó có nhiều loài thân gỗ hiếm sống lâu năm như lim xanh, gụ lau, huỳnh, thị
rừng, dẻ rừng; nhiều cây làm thuốc như trầm hương, ngũ gia bì Đặc biệt, rừng Rú
Lịnh còn có loại cây lịnh nước, một loại cây sinh thủy khá dồi dào. Động vật trong
Rú Lịnh có đến 73 loài. Ngoài ra còn có đảo Cồn Cỏ với diện tích trung bình
khoảng hơn 220 ha mang đặc trưng đa dạng sinh học cao, đa dạng sinh cảnh, cấu
tạo địa hình phức tạp. ĐDSH của hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái biển ở đảo
Cồn Cỏ khá đặc thù và phong phú nên hiện nay tỉnh Quảng Trị đang xây dựng Khu
bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ .
Bên cạnh những nỗ lực trong việc xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, trong
những năm qua tỉnh Quảng Trị đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án bảo
tồn đa dạng sinh học, trong đó có dự án “Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu
vùng Mê kông mở rộng (BCC)” triển khai từ năm 2012 ở 12 xã của 2 huyện
Đakrông và Hướng Hóa. Mục tiêu của dự án là thiết lập hệ thống hành lang ĐDSH
nhằm phục hồi và duy trì tính liên kết của hệ sinh thái trong khu vực (liên kết khu
vực 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia); bảo đảm dịch vụ hệ sinh thái rừng bền
vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng trung Trường Sơn, đem lại lợi ích
sinh kế cho cộng đồng địa phương nhằm tăng trưởng kinh tế khu vực; xây dựng
được kế hoạch quản lý và thực thi khung chính sách của Trung ương và địa
phương nhằm đạt được tác động lâu dài của dịch vụ hệ sinh thái bền vững, kỳ vọng
sẽ thiết lập được các hành lang ĐDSH với các kế hoạch quản lý và đưa vào hoạt
động hoàn toàn trong năm 2018. Tuy nhiên để hình thành được hành lang ĐDSH
thì vấn đề quan trọng đầu tiên là quy hoạch sử dụng đất, các loại rừng, tài nguyên
rừng và phải giữ được nguồn nước nên cần phải chú ý bảo tồn nguồn nước khi
thiết kế hành lang. Dự án sẽ hỗ trợ liên kết các cảnh quan rừng giàu ĐDSH ở miền
Trung Việt Nam, nhằm tăng khả năng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái cần thiết
để phát triển bền vững sinh kế cộng đồng và tăng đầu tư cho các ngành thuỷ điện,
giao thông, nước và an toàn thực phẩm. Dự án sẽ thúc đẩy việc sử dụng bền vững
tài nguyên, phục hồi và tăng tính sản xuất của các khu vực cảnh quan này.
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nhất định trong công tác bảo vệ ĐDSH trong

nhiều năm qua, nhưng do những hạn chế về kỹ thuật, quản lý, nguồn nhân lực, tài
chính và đặc biệt là hạn chế về nhận thức của cộng đồng nên hiệu quả thực thi các
kế hoạch bảo vệ ĐDSH vẫn chưa cao. Mặt khác tỉnh Quảng Trị vẫn chưa xây dựng
được một chiến lược dài hạn và ngắn hạn về bảo tồn ĐDSH nên vẫn còn nhiều
quan ngại về sự suy giảm tài nguyên và ĐDSH, đặc biệt là dưới các tác động bất
lợi của biến đổi khí hậu. Do đó, tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với Viện Sinh thái &
TNSV xây dựng dự thảo hành động ĐDSH tỉnh Quảng Trị đến năm 2015, định
hướng đến 2020. Mục tiêu của kế hoạch hành động là xây dựng bộ cơ sở dữ liệu
hoàn chỉnh và thống nhất về tính ĐDSH và nguồn tài nguyên sinh học trên lãnh thổ
tỉnh Quảng Trị. Bảo tồn, phục hồi bền vững nguồn tài nguyên ĐDSH của tỉnh
Quảng Trị, góp phần phát triển KT-XH, môi trường, XĐGN, nâng cao chất lượng
cuộc sống người dân. Đồng thời thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH,
Luật Bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Để cụ thể hóa các mục tiêu hành động nhằm bảo tồn và phát triển ĐDSH tỉnh
Quảng Trị dự kiến sẽ có 27 dự án triển khai tại các địa phương để bảo tồn và phát
triển ĐDSH trên cạn và ĐDSH các vùng đất ngập nước, bảo tồn và phát triển tính
ĐDSH nông nghiệp nhằm bảo tồn có hiệu quả hệ ĐDSH mang lại những hiệu ích
thiết thực đối với đời sống con người, đảm bảo sự phát triển bền vững của trái đất.
Bài, ảnh: HỒ NGUYÊN KHA

×