Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Mô tả và phân tích quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Á châux

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.67 KB, 79 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH QUY TRÌNH
CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
CHI NHÁNH TRẦN KHAI NGUYÊN.
Giảng viên Hướng dẫn :.
Sinh viên thực hiện :.
MSSV : 0
Khóa : 1
TP HCM, THÁNG 4 NĂM 2012.
1
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CHO VAY
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
Á CHÂU CHI NHÁNH TRẦN KHAI NGUYÊN.

Giảng viên Hướng dẫn :.
Sinh viên thực hiện :
MSSV :
Khóa :
TP HCM, THÁNG 4 NĂM 2012.


2
LỜI CẢM ƠN
Khoảng thời gian 4 năm học trên giảng đường Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã để lại
cho em thật nhiều kỷ niệm, dưới sự dạy dỗ tận tình của quý Thầy Cô, học hỏi từ bạn bè, em đã tích
lũy thêm rất nhiều kiến thức bổ ích. Thêm vào đó, khoảng thời gian thực tập tuy không dài nhưng
cũng giúp em tiếp thu được những kinh nghiệm thực tế. Và chuyên đề thực tập này chính là thành
quả của quá trình học tập rèn luyện, có thể nói đây là hành trang quý giá cho một sinh viên chuẩn
bị tốt nghiệp như em.
Xuất phát từ tấm lòng mình, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Trường Đại học Tôn
Đức Thắng, quý Thầy Cô Khoa Quản trị kinh doanh đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, dìu dắt tận
tình cho em trong thời gian qua!
Đặc biệt , cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Đỗ Thị Thu Hằng, Cô đã quan
tâm nhiệt tình hướng dẫn, giảng giải và chỉ bảo tận tình, đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành tốt
bài Báo cáo thực tập này!
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Trần Khai Nguyên đã tạo
điều kiện tốt cho sinh viên thực tập chúng em. Em luôn nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, hỗ trợ giúp
đỡ từ Ban Giám đốc, các Anh chị phòng tín dụng và các bạn thực tập cùng tại chi nhánh trong suốt
thời gian thực tập!
Mặc dù em đã có rất nhiều cố gắng để hoàn thiện bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình,
nhưng với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của bản thân nên bài viết
này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân
thành từ quý Thầy Cô và các Anh chị để em có điều kiện bổ sung, nâng cao khả năng nhằm phục vụ
tốt hơn trong công tác thực tế sau này.
Cuối cùng, em xin chúc quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo Ngân hàng cùng toàn thể các Anh chị
nhân viên luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc cũng như trong cuộc
sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện: .
NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP THỰC TẬP
Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Trần Khai Nguyên.

Sinh viên : MSSV :
Lớp : Khóa :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên : MSSV :
Lớp : Khóa :
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
4
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Sinh viên : MSSV :
Lớp : Khóa :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
5
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung
NH TMCP ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu .
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu .
ACB - CN TKN
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh
Trần Khai Nguyên.
NH Ngân hàng
KH Khách hàng doanh nghiệp
6
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
HĐQT Hội đồng quản trị
NHNNVN Ngân hàng nhà nước Việt Nam

TSBĐ Tài sản bảo đảm
PASXKD Phương án sản xuất kinh doanh
BCTC Báo cáo tài chính
BTD/HĐTD Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng
Giấy CNDKKD Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
NV.QHKH Nhân viên quan hệ khách hàng
Loan CSR
Nhân viên dịch vụ KH(Customer service
representative)
Teller Giao dịch viên
RA/RO Nhân viên/ Chuyên viên quan hệ khách hàng
CA Nhân viên phân tích tín dụng
A/A Nhân viên đánh giá tài sản (Asset Appraiser)
NVTN
Nhân viên thu nợ trực thuộc Trung tâm thu nợ doanh
nghiệp ACB
CC Nhân viên quản lý tài sản( Custodian clerk).
LS Kiểm soát viên tín dụng (Loan supervisor)
7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Thứ tự Bảng Tên Bảng
Số
trang
Bảng biểu 1.1
Kết quả hoạt động kinh doanh của
ACB – CN TKN
14
Bảng biểu 1.2 Tình hình huy động vốn của ACB - CN TKN 15
Bảng biểu 1.3 Tình hình sử dụng vốn của ACB - CN TKN 16
Bảng biểu 2.1

Doanh số cho vay theo nhóm Khách hàng tại
ACB - CN TKN
40
Bảng biểu 2.2
Doanh số cho vay theo kỳ hạn cho vay KH
doanh nghiệp tại ACB - CN TKN
41
Bảng biểu 2.3
Doanh số thu nợ KH doanh nghiệp theo kỳ hạn
cho vay tại ACB - CN TKN
42
Bảng biểu 2.4
Hệ số thu nợ KH doanh nghiệp tại
ACB - CN TKN
43
Bảng biểu 2.5
Dư nợ cho vay KH doanh nghiệp tại
ACB - CN TKN.
44
Bảng biểu 2.6
Nợ quá hạn và nợ xấu KH doanh nghiệp tại
ACB - CN TKN.
45
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
8
Hình Tên hình Số trang
Hình 1.1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng
TMCP Á Châu.
6

Hình 1.2
Sơ đồ cơ cấu tổ chức ACB - CN
TKN
10
Hình 1.3
Biểu đồ kết quả hoạt động kinh
doanh của ACB - CN TKN
15
Hình 2.1
Sơ đồ quy trình cho vay KH doanh
nghiệp tại ACB - CN TKN
20
Hình 2.2 Sơ đồ khuôn khổ phân tích tài chính 25
Hình 2.3
Sơ đồ quy trình nhận tài sản bảo
đảm
31
Hình 2.4 Sơ đồ quản lý nợ có vấn đề 37
Hình 2.5
Biểu đồ doanh số cho vay theo
nhóm KH tại ACB - CN TKN
41
9
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình hội nhập sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, để có
thể phát triển và hòa mình vào dòng chảy chung của kinh tế thế giới, Việt Nam đã
không ngừng đổi mới nền kinh tế. Điều đó đã tác động mạnh mẽ vào hệ thống ngân
hàng, Ngân hàng trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà nước trong việc kiềm chế
lạm phát, ổn định giá cả. Hoạt động tín dụng được coi là nghiệp vụ then chốt cấp vốn
cho nền kinh tế và tạo thu nhập chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hiệu

quả tín dụng đang là mối quan tâm của các cấp lãnh đạo, các nhà quản trị ngân hàng
vì nó mang tính chất sống còn đối với mỗi Ngân hàng thương mại.
Trước tình hình nền kinh tế hiện nay biến động vô cùng phức tạp và khó khăn,
các doanh nghiệp trong nước đã có những thay đổi chiến lược về chính sách tăng
nguồn vốn kinh doanh nhằm củng cố và mở rộng quy mô hoạt động để có thể tồn tại
và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Vì nhu cầu về vốn
trong giai đoạn hiện nay là rất cao, cho nên các Ngân hàng đã mở rộng thêm các dịch
vụ cho vay với quy trình, thủ tục ngắn gọn, nhanh chóng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng. Do vậy, trong quá trình hoàn thiện mình, Ngân hàng
cần phải ngày càng cải tiến các nghiệp vụ mà chủ yếu là nghiệp vụ cho vay.
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu là một trong những ngân hàng có uy
tín và qui mô vốn lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Tuy là Ngân hàng với mệnh danh là ngân hàng bán lẻ nhưng hiện nay Á Châu đã chú
trọng hơn về mảng cho vay doanh nghiệp và nhận thức được rằng bộ phận khách
hàng doanh nghiệp hiện nay là tiềm năng lớn để ngân hàng tiếp tục đầu tư và phát
triển. Để nâng cao hiệu quả chất lượng cho vay đồng thời thu hút khách hàng doanh
nghiệp, thì công tác hoàn thiện và đổi mới quy trình cho vay sao cho phù hợp là vô
cùng thiết yếu. Nhận thức được vấn đề đó trong quá trình tìm hiểu về hoạt động cho
vay tại Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Trần Khai Nguyên, em đã chọn đề tài “ Mô tả
và phân tích quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu- Chi nhánh Trần Khai Nguyên” cho bài báo cáo thực
tập của mình với mong muốn tìm hiểu, phân tích và đưa ra một số giải pháp thích
hợp nhằm hoàn thiện quy trình cho vay nâng cao hiệu quả trong công tác cho vay
khách hàng doanh nghiệp.
Bài báo cáo thực tập có kết cấu cơ bản như sau:
10

Phần mở đầu.

Ch ươ ng 1 :

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á
CHÂU- ACB VÀ KHÁI QUÁT VỀ ACB CHI NHÁNH TRẦN KHAI NGUYÊN.

Chương 2:
MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ACB CHI NHÁNH TRẦN KHAI
NGUYÊN.

Chương 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ACB CHI NHÁNH TRẦN
KHAI NGUYÊN.

Kết luận.
11
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU- ACB VÀ KHÁI QUÁT VỀ
ACB CHI NHÁNH TRẦN KHAI NGUYÊN.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP ACB
1.1.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP ACB
 Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.
 Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK
 Tên viết tắt: ACB
 Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí
Minh.
 Điện thoại: (08) 929 0999 Fax: (848) 3839 9885
 Email:
 Website: www.acb.com.vn
 Logo:


 Vốn điều lệ : 10.078 Tỷ Đồng ( từ ngày 31/12/2011)
 Giấy phép thành lập : Số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí
Minh cấp ngày 13/5/1993.
 Giấy phép hoạt động : Số 0032/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp ngày
24/4/1993.
 Giấy CNĐKKD : Số 059067 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí
Minh cấp cho đăng ký lần đầu ngày 19/5/1993, đăng ký thay đổi lần thứ 10
ngày 11/05/2007.
 Mã số thuế : 0301452948.
 Ngành nghề kinh doanh :
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có
kỳ hạn, không kỳ hạn; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương
phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Hùn vốn và liên doanh theo luật định; Làm dịch vụ
thanh toán giữa các khách hàng ; Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh
toán quốc tế; Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ; Hoạt động bao thanh
12
toán.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP ACB.
1.1.2.1 Bối cảnh thành lập:
Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín
dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990, đã tạo dựng một
khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á
Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp
ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh
cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động .
1.1.2.2 Quá trình phát triển :
Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược phát triển được cổ đông và nhân viên ACB
đồng tâm bám sát trong suốt 18 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được
đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền
đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt

Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB:
 04/6/1993: ACB chính thức hoạt động.
 27/4/1996: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng
quốc tế ACB-MasterCard.
 15/10/1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa.
 Năm 1997 – Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.Thành lập Hội đồng
ALCO: ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập Hội đồng quản lý
u7tài sản Nợ-Có (ALCO).
 Mở siêu thị địa ốc: ACB là ngân hàng tiên phong trong cung cấp các dịch vụ
địa ốc cho khách hàng tại Việt Nam.. ACB trở thành ngân hàng cho vay mua
nhà mạnh nhất Việt Nam.
 29/6/2000 - Tham gia thị trường vốn: Thành lập ACBS. Với sự ra đời công ty
chứng khoán, ACB có thêm công cụ đầu tư hiệu quả trên thị trường vốn tuy
mới phát triển nhưng được đánh giá là đầy tiềm năng.
 02/01/2002 – Hiện đại hóa ngân hàng: ACB chính thức vận hành TCBS.
 14/11/2003 – Thẻ ghi nợ: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành
thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron.
 10/12/2004 – Công nghệ sản phẩm cao: Đưa ra sản phẩm quyền chọn vàng,
quyền chọn mua bán ngoại tệ. ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu
tiên của Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng.
 17/06/2005 Đối tác chiến lược: SCB & ACB ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ
13
thuật. Cũng từ thời điểm này, SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB
 01/11/2006, Cổ phiếu ACB chính thức giao dịch tại Trung tâm chứng khoán
Hà Nội.
 Tính đến ngày 9/10/2010 ACB đã nhận được 4 giải thưởng Ngân hàng tốt
nhất Việt Nam từ các Tạp chí tài chính danh tiếng là :
ASIANMONEY, FINANCEASIA, ASIAN BANKER, GLOBAL FINANCE.
 Đến nay Ngân hàng ACB đã khẳng định được lợi thế của mình và là Ngân
hàng đứng đầu trong khối các Ngân hàng TMCP Việt Nam, chỉ đứng sau các

Ngân hàng trong khối Ngân hàng Nhà nước.
1.1.3 Nhiệm vụ và chức năng của ngân hàng TMCP ACB.
1.1.3.1 Nhiệm vụ:
Giữ vững và phát huy vị thế Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu, đóng
vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính tiền tệ. Tập trung hệ thống, bằng mọi
giải pháp huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước nhằm chủ động nguồn vốn
cung ứng cho nền kinh tế.
Khai thác tối đa lợi thế vượt trội về mạng lưới và công nghệ đa dạng hóa sản
phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ đủ sức cạnh
tranh và hội nhập giai đoạn mới. Nâng tầm hoạt động tiếp thị, xây dựng và phát triển
thương hiệu lên cao hơn theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Duy trì tình trạng tài
chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là
30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh, có khả năng
vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành
ngân hàng Việt Nam. “Sự hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạt động của ACB luôn
nhằm thực hiện.
1.1.3.2 Chức năng:
Ngân hàng ACB có đầy đủ chức năng của một Ngân hàng thương mại: Chức
năng trung gian tín dụng, chức năng tạo ra tiền, chức năng trung gian thanh toán. Và
Với định hướng đa dạng hoá sản phẩm, hướng đến khách hàng để trở thành ngân
hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng
của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào
các phân đoạn khách hàng mục tiêu bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và
bảo mật cao.
14
1.1.4 Hệ thống tổ chức của ngân hàng TMCP ACB.
1.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng
quản trị
Tổng Giám đốc
Khối Phát triển kinh doanh
Khối Giám sát Điều hành
Khối Quản trị Nguồn lực
Khối CNTT
Khối Ngân quỹ
Khối Khách hàng Doanh nghiệp
Khối Khách hàng Cá nhân
Ban định giá tài sản
Ban kiểm tra kiểm soát
Ban đảm bảo chất lượng
Ban chiến lược
Phòng Quan hệ Quốc tế
Ban chính sách và quản lý rủi ro tín dụng
Sở giao dịch, trung tâm thẻ, ATM , các chi nhánh và phòng giao dịch,Trung tâm vàng;
Các công ty trực thuộc: Công ty chứng khoán ACB (ACBS), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA),Công ty cho
thuê tài chính.
Ban kiểm soát
Các Hội đồng
Văn phòng HĐQT

15


Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP ACB.
(Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng TMCP Á Châu, Năm 2010)
1.1.4.2 Nhiệm vụ, chức năng và cách thức tổ chức quản lý :
BỘ MÁY QUẢN TRỊ VÀ ĐIỀU HÀNH

 Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng,
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần.
ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Ngân hàng quy
định.
 Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn
quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục
đích, quyền lợi của Ngân hàng.
 Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính
của Ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, hoạt động
của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng.
 Các Hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc
quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Hiện nay,
Ngân hàng có bốn Hội đồng, bao gồm:
 Hội đồng nhân sự
 Hội đồng ALCO
 Hội đồng đầu tư
 Hội đồng tín dụng
 Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về
hoạt động hàng ngày của Ngân hàng, giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó
Tổng
giám đốc, các Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và bộ máy
chuyên môn nghiệp vụ.
1.1.5 Tổng quan về tình hình nhân sự của ACB:
16
 Con người là yếu tố góp phần hoàn thiện tổ chức. ACB chú trọng việc đào tạo
và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo
đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc. Tính đến ngày
28/12/2011 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 6.852 người.Cán bộ
có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.

 Mức lương trung bình của nhân viên ACB đươc xếp thứ 4 trong các ngân hàng
thương mại có mức lương cao nhất hiện nay, khoảng 16 triệu
đồng/người/tháng (Năm 2011). Một năm, nhân viên được hưởng tối thiểu 13
tháng lương. Ngoài ra nhân viên còn được hưởng thêm lương, thưởng cho các
đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong năm, thưởng sáng kiến, thưởng trong các dịp lễ
tết của quốc gia và kỷ niệm thành lập Ngân hàng.
 Hai năm 1998-1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ một
chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do
Ngân hàng Far East Bank and Trust Company (FEBTC) của Phi-lip-pin thực
hiện. Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về
quản trị ngân hàng của Trung tâm Đào tạo Ngân hàng (Bank Training Center).
1.1.6 Tổng quan về lĩnh vực hoạt động của NH TMCP ACB.
 Huy động vốn:
Ngân hàng ACB huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bằng
đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ tài chính khác theo quy định của Pháp
luật, dưới các hình thức sau :
 Nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các
công cụ nợ khác.
 Vay vốn của các Tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức
khác và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Pháp luật.
 Hoạt động tín dụng:
Ngân hàng ACB cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bằng đồng
Việt Nam, ngoại tệ, vàng theo quy định của Pháp luật dưới các hình thức sau:
 Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, đời sống và thực hiện các dự án đầu tư phát triển.
 Bão lãnh
 Cho thuê tài chính thông qua Công ty Cho thuê tài chính.
 Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác.
 Bao thanh toán sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận.
17

 Các hình thức cấp tín dụng khác.
 Dịch vụ thanh toán ngân quỹ:
 Mở tài khoản, cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng trong nước
và ngoài nước theo quy định của Pháp luật.
 Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và
ngoài nước, tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng nhà nước
cho phép.
 Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng khác:
 Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối, kinh doanh trên thị trường tài chính, tiền tệ
trong nước và ngoài nước sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận. Kinh doanh
vàng trên thị trường trong nước và ngoài nước và thị trường quốc tế sau khi được
Ngân hàng nhà nước chấp thuận. Được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong
hoạt động ngân hàng, các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc
quản lý tài sản, vốn đầu tư .
 Cung ứng dịch vụ: Tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng. Bảo quản hiện vật quý,
giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác.
1.2 Khái quát về Ngân hàng TMCP ACB Chi nhánh TRẦN KHAI
NGUYÊN
1.2.1 Bối cảnh thành lập:
Do nhu cầu phát triển, năm 2009 Chi nhánh Ngô Gia Tự được chuyển về
Nguyễn Tri Phương và đổi tên thành chi nhánh Trần Khai Nguyên để đáp ứng nhu
cầu về cơ sở vật chất phù hợp với sự phát triển của chi nhánh.
Ngày 29/3/2009, Ngân hàng Á Châu đã tổ chức khánh thành trụ sở mới chi
nhánh Trần Khai Nguyên và khai trương thêm 1 đơn vị mới tại Tp.HCM, nâng tổng
số chi nhánh, phòng giao dịch của ACB lên đến hơn 300 đơn vị trên toàn quốc.
ACB-chi nhánh Trần Khai Nguyên có vị trí ở trung tâm thành phố đông dân cư, thuận
tiện giao dịch khách hàng. Chi nhánh tuy mới thành lập nhưng có rất nhiều khách
hàng quen thuộc thường xuyên gắn bó với Ngân hàng bởi lãi suất cạnh tranh, thủ tục
hồ sơ đơn giản, thời gian nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật, được hỗ trợ tư vấn hoàn
toàn miễn phí bởi các chuyên viên tư vấn tài chính có kinh nghiêm. Qua thời gian

hoạt động ACB Trần Khai Nguyên cũng góp phần quan trọng trong hoạt động của
ACB, mang lại lợi nhuận và cung cấp vốn dịch vụ Ngân hàng cho địa bàn khu vực.
 Chi nhánh Trần Khai
Nguyên:
134 Nguyễn Tri Phương, Phường 9, Quận 5, Tp. HCM
Điện thoại: (08) 3833 9123 - Fax: (08) 3833 9122.

18
1.2.2 Lĩnh vực hoạt động:
Tương tự các chi nhánh, phòng giao dịch khác trong hệ thống, Chi nhánh Trần Khai
Nguyên hoạt động trong các lĩnh vực :
• Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức nhận tiền gửi
bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng.Huy động nguồn vốn từ nước ngoài.
• Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
• Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union.
• Kinh doanh tiền tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, tài trợ xuất
khẩu…
• Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB Card).
• Dịch vụ ngân quỹ, bất động sản, các dịch vụ ngân hàng khác…
Đơn vị được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh, phòng giao
dịch trong hệ thống, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền ở mọi nơi trong hệ
thống ACB, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (home banking,
phone banking, internet banking, và mobile banking).
1.2.3 Tình hình nhân sự tại ACB Chi nhánh Trần Khai Nguyên.
ACB Chi nhánh Trần Khai Nguyên là chi nhánh mới thành lập, số lượng nhân
viên còn ít, nhưng được thừa hưởng phần lớn đội ngũ nhân viên khá dày dặn kinh
nghiệm từ Chi nhánh Ngô Gia Tự. Tính đến thời điểm 12/2011, số lượng cán bộ nhân
viên tại Chi nhánh gồm 65 người .
Hiện Chi nhánh đang trong giai đoạn đào tạo và phát triển nghiệp vụ chuyên môn,
phụ trách việc đào tạo nhân viên tập sự, nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên

và giữ chân các nhân viên tài năng.
1.2.4 Cơ cấu tổ chức và các phòng ban:
1.2.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh ACB Trần Khai Nguyên:
Giám Đốc Chi Nhánh
Phó Giám Đốc
Kế Toán
Hành Chánh
Bộ phận Tín Dụng
P.KH cá nhân
19
P.KH doanh nghiệp
Bộ phận Vận hành
P. giao dịch-ngân quỹ
P. Hỗ trợ Khách hàng
Sàn giao dịch vàng
_PFC
_Loan _CSR
_CA
_RO
_Loan _CSR
_RA
_Kiểm soát viên
_Teller
_Thủ quỹ
_Kiểm ngân
_Điều tiền
_Thanh toán QT
_Pháp lý chứng từ
_Nhân viên nhập liệu.
20

Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ACB Chi nhánh TKN.
(Nguồn : Phòng tín dụng ACB Chi nhánh TKN)
1.2.4.2 Các phòng ban:
 Giám đốc:
Giám đốc ACB chi nhánh Trần Khai Nguyên có chức năng điều hành mọi hoạt
động của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc ACB và trước pháp
luật về mọi hoạt động của chi nhánh, dưới Giám đốc có Trưởng Phòng tín dụng.
Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và quản lý các nhân viên toàn chi
nhánh, kiểm soát và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh.
 Phòng hành chính:
Chuyên chăm lo công tác tài chính văn phòng, quản lý nhân sự bao gồm:
• Quản lý mua sắm mọi thiết bị cho Chi nhánh.
• Chịu trách nhiệm về tiền lương nhân viên và tổ chức, quản lý, phát triển
nguồn nhân lực.
• Đảm bảo phương tiện vận chuyển và di chuyển an toàn.
• Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ cơ quan, kho bãi, phòng cháy, chữa
cháy.
• Đảm trách công tác hậu cần.
 Phòng giao dịch ngân quỹ:
Phòng giao dịch ngân quỹ hiện nay gồm 2 bộ phận: Bộ phận giao dịch ngân quỹ
và Bộ phận hỗ trợ khách hàng theo sơ đồ tổ chức mới trực thuộc phòng ngân quỹ
có nhiệm vụ :
• Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản.
21
• Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, thanh
toán thẻ. Thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, vàng bạc.
• Thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền tệ, thu chi hộ trong hệ thống ngân hàng Á
Châu hoặc theo ủy nhiệm của khách hàng. Thực hiện ký quỹ thanh toán thẻ
tín dụng, thanh toán sec bảo chi…
• Cất giữ bảo quản tiền ,các tài sản quý, chứng từ có giá, hồ sơ thế chấp cầm

cố của khách hàng. Thực hiện chiết khấu các chứng từ có giá.
• Phụ trách kho quỹ, đảm bảo an toàn tuyệt đối theo chế độ phụ trách kho
quỹ.
 Phòng tín dụng:
Phòng tín dụng cá nhân và phòng tín dụng doanh nghiệp trước đây đã chuyển thành
Bộ phận tín dụng cá nhân, Bộ phận tín dụng doanh nghiệp trực thuộc các phòng tín
dụng. Đây là phòng ban quan trọng và lớn nhất của đơn vị, chuyên sâu nghiệp vụ tiền
tệ tín dụng. Các nhân viên tín dụng luôn thực hiện các nhiệm vụ của mình với một
tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, trung trực, khách quan.
• Xây dựng các chính sách tín dụng, lãi suất, phí, các quy trình, quy chế về hoạt
động tín dụng, chính sách huy động vốn thị trường 1, lãi suất huy động;
• Lập kế hoạch và tổ chức huy động vốn từ thị trường cấp I nhằm đảm bảo mục
tiêu ngân sách của Công ty hàng năm và dài hạn về số dư huy động, chi phí
vốn huy động.
• Tìm kiếm, phân tích đề xuất việc cấp tín dụng cho khách hàng.
• Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý các khoản tín dụng đã cấp.
• Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tín dụng phù hợp với chiến lược chung
của Công ty.
• Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế.
Ngoài trình độ chuyên môn, hiện nhân viên tín dụng ở đây có những cái nhìn nhạy
bén để đối phó những hiện tượng muôn hình muôn vẻ của các khoản cho vay, các
khách hàng tiềm ẩn, đồng thời nhân viên tín dụng làm việc trên tinh thần đoàn kết vì
lợi ích của Ngân hàng và luôn tuân thủ các quy định về ngiệp vụ hoạt động tín dụng
của Ngân hàng.
 Phòng khách hàng:
Thực hiện xây dựng chính sách khách hàng, thực hiện chỉ đạo, điều hành,
quản lý hoạt động kinh doanh ( bao gồm cho vay, huy động vốn, thanh toán quốc tế,
22
làm thẻ…). Đồng thời, phòng khách hàng còn làm nhiệm vụ quản lý, theo dõi, kiểm
tra việc thực hiện hoạt động tín dụng và thực hiện hoạt động tín dụng và thực hiện

hạn mức được cấp cho các sản phẩm vay, tài trợ thương mại, và là đầu mối tổ chức
thực hiện khai thác các dự án ODA để làm ngân hàng phục vụ hoặc cho vay lại các
dự án, tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi có chi phí thấp, thu phí, dịch vụ.
1.3 Tầm quan trọng của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp đối
với ACB.
Trong những bước đi thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, có
thể khẳng định việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp trong nước là bước đi rất hợp
thời đối với nước ta. Bộ phận doanh nghiệp là công cụ góp phần khai thác toàn diện
mọi nguồn lực kinh tế đặc biệt là những nguồn tiềm tàng sẵn có ở mỗi người, mỗi
miền đất nước. Các doanh nghiệp nước ta ngày càng khẳng định vai trò to lớn của
mình trong việc giải quyết các mối quan hệ mà quốc gia nào cũng phải quan tâm chú
ý đến : tăng trưởng kinh tế - giải quyết việc làm - hạn chế lạm phát
Trong hoạt động của một ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay chiếm
tỷ trọng đáng kể, mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Với ACB, trong các đối
tượng cho vay như : khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp,… thì cho vay
khách hàng doanh nghiệp là một đối tượng khách hàng quan trọng trong hoạt động
tín dụng then chốt của Ngân hàng, cần làm tốt công tác này để đẩy mạnh đầu ra của
ngân hàng nhằm phát huy hiệu quả tối đa. Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước, do vậy, có nhiều loại hình doanh nghiệp. Nhìn nhận chung thì tình hình sản
xuất kinh doanh và tài chính của nhiều doanh nghiệp vẫn trong tình trạng thiếu bền
vững, vốn chủ sở hữu thấp, hàng hóa khó cạnh tranh, sản xuất kinh doanh thua lỗ,
công nợ lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thực hiện các báo cáo tài chính, kiểm
toán còn nhiều bất cập, thiếu chính xác gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm
định và quyết định cho vay. Cán bộ tín dụng nên có cách nhìn nhận thực trạng hoạt
động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho đúng thực
chất.
Thấy được tầm quan trọng của kinh doanh doanh nghiệp đối với nền kinh tế,
càng làm nổi bật tầm quan trọng của nó đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng
thương mại. Thật vậy, với một lượng lớn khách hàng có tiềm năng và góp phần quan

trọng đối với sự đi lên của đất nước thì các ngân hàng có nên mở rộng tín dụng đối
với những loại hình kinh tế này. Ngân hàng phải có hướng cho vay như thế nào cho
phù hợp…Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, đất nước sẽ ngày càng phát triển,
23
trình độ công nghiệp hoá cao hơn, năng suất xã hội được cải thiện, nền kinh tế ngày
càng hội nhập sâu, rộng hơn với quốc tế. Điều đó giúp ACB thực hiện mong muốn
trở thành một trong ba tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu và hoạt động có hiệu
quả, với hai trụ cột kinh doanh là ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Để đạt
được mục tiêu này, ACB phải giữ được danh tiếng về hoạt động an toàn, sáng tạo và
chất lượng dịch vụ ngày càng tăng, chú trọng nâng cao hiệu quả của hoạt động tín
dụng doanh nghiêp, tiếp tục xây dựng và củng cố được năng lực tiếp nhận lợi ích từ
sự tăng trưởng của đất nước.
1.4 Một số kết quả hoạt động chủ yếu của ACB-Chi nhánh Trần Khai Nguyên
từ 2009-2011.
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng chỉ có tồn tại và đứng vững được
khi mà hoạt động kinh doanh của mình tạo ra lợi nhuận, khả năng sinh lời chính là
kết quả cụ thể nhất của quá trình kinh doanh, nó là thước đo quan trọng đánh giá
thành quả hoạt động của ngân hàng. Hơn thế nữa, ngân hàng lại là lĩnh vực rất nhạy
cảm với thị trường nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy mục tiêu làm thế nào để đạt được
lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng
các quy định của NHNN luôn là vấn đề quan tâm của các ngân hàng nói chung và
ngân hàng ACB nói riêng. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng trong thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu sau:

Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Chi nhánh TKN.
Bảng biểu 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
Năm
2009

Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch
2010/2009
Chênh lệch
2011/2010
Giá trị Giá trị Giá trị
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
Doanh thu 135 162 207 27 20 36 22,2
Chi phí 62 70 88 8 12,9 18 25,7
Lợi nhuận
trước thuế
73 92 119 19 26 27 29,3
24
(Nguồn: Phòng kế toán ACB Trần Khai Nguyên)
Qua bảng trên ta thấy, lợi nhuận của NH ACB-Chi nhánh Trần Khai Nguyên
trong 3 năm qua đang trên đà tăng, cụ thể năm 2010/2009 lợi nhuận tăng 19 tỷ đồng
(26%), năm 2011/2010 lợi nhuận tăng 27 tỷ đồng (29,3%), năm 2008 các Ngân hàng
chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sang năm 2009 và 2010 có
khởi sắc hơn do khủng hoảng được kiềm chế. Điều đó cho thấy tuy mới thành lập
không lâu nhưng Chi nhánh hoạt động rất hiệu quả.

Tổng thu nhập của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Năm 2010/2009
tăng 20%, đến 2011/2010 tăng 22,2% thể hiện sự phát triển của ngân hàng trong việc
đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng, bên cạnh
đó cũng phải kể đến sự nỗ lực nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong ngân hàng.
Chi phí cũng tăng đáng kể, từ 12,9% năm 2010/2009 lên 25,7% năm
2011/2010. Khoản mục này tăng qua các năm là do công tác quản lý của ngân hàng
khá phức tạp, chỉ số giá cả tăng nên chi phí quản lý và chi phí lương tăng để góp
phần tăng chất lượng công tác quản lý của ngân hàng nói riêng và hiệu quả hoạt động
kinh doanh nói chung. Như vậy, trong 3 năm vừa qua, hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh Trần Khai Nguyên đã đạt được kết quả rất tốt. Lợi nhuận đều đặn tăng lên qua
từng năm. Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng :
Hình 1.3 Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh.
Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng dồi dào sẽ giúp ngân
hàng càng tự chủ trong kinh doanh và mở rộng qui mô tín dụng. Vì vậy ngân hàng đã
tích cực thực hiện nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các Tổ
chức kinh tế trên địa bàn nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh
tế.
Bảng biểu 1.2 Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh.
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
A.Tiền gửi dân cư
152 164 205
1.Tiền gửi tiết kiệm
152 149 180
Loại không kỳ hạn
40 43 42
Loại có kỳ hạn

112 106 138
25

×