Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Thông Lệ Về Quản Trị Công Ty Của Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế Oecd - Nghiên Cứu Áp Dụng Vào Công Ty Cổ Phần Ở Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.58 KB, 120 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu khoa học của riêng tơi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận khoa
học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đặng Minh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
1

MỞ ĐẦU

Chương 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG THÔNG

5

LỆ TỐT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ CÁC THÔNG


LỆ TỐT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY THEO OECD

1.1.

Một số vấn đề lý luận về áp dụng thông lệ tốt về quản trị
công ty

5

1.1.1.

Một số khái niệm và định nghĩa

5

1.1.2.

Bản chất của việc áp dụng các thông lệ tốt về quản trị công ty

10

1.1.3.

Cơ sở của việc áp dụng thông lệ tốt vào quản trị công ty

12

1.1.3.1. Sự tự nguyện và thích nghi áp dụng thơng lệ tốt

12


1.1.3.2. Cơ chế luật hóa các thơng lệ tốt vào hệ thống pháp luật

13

1.1.3.3. Các cơ chế bổ trợ khác

14

1.2.

Các thông lệ tốt về quản trị cơng ty của OECD

17

1.2.1.

Sự hình thành các thông lệ tốt về quản trị công ty của OECD

17

1.2.1.1. Giới thiệu chung về OECD

17

1.2.1.2. Giới thiệu chung về các ngun tắc quản trị cơng ty của OECD

18

1.2.2.


Tính khơng bắt buộc, tính thích nghi và ý nghĩa của các
thơng lệ tốt về quản trị công ty của OECD

20

1.2.3.

Một số thông lệ tốt về quản trị công ty của các tổ chức khác

24


Chương 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ

26

VIỆC ÁP DỤNG CÁC THÔNG LỆ TỐT VỀ QUẢN TRỊ
CÔNG TY VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

2.1.

Tổng quan các quy định của pháp luật Việt Nam về công ty
cổ phần

26

2.2.

Sự cần thiết và các tác động của việc áp dụng thông lệ tốt

vào quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam

30

2.2.1

Hiện trạng về quản trị công ty trong công ty cổ phần ở Việt Nam

30

2.2.2

Sự cần thiết và các tác động của việc áp dụng thông lệ tốt
vào quản trị công ty cổ phần

39

Chương 3:

47

CƠ CHẾ ÁP DỤNG THÔNG LỆ TỐT VÀO QUẢN
TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

3.1.

Cơ sở của việc áp dụng thông lệ tốt vào quản trị công ty cổ phần

47


3.2.

Thực tiễn du nhập và áp dụng thông lệ tốt vào quản trị
công ty cổ phần ở Việt Nam

49

3.3.

Các cơ chế áp dụng thông lệ tốt vào quản trị công ty cổ
phần ở Việt Nam

51

3.3.1.

Đề xuất các biện pháp và cơ chế

51

3.3.2.

Nghiên cứu tình huống áp dụng thơng lệ quản trị cơng ty:
trường hợp Công ty cổ phần Cho thuê Máy bay Việt Nam

72

3.3.2.1. Giới thiệu Công ty cổ phần Cho thuê Máy bay Việt Nam

73


3.3.2.2. Cơ cấu quản trị Công ty cổ phần Cho thuê Máy bay Việt Nam

74

3.3.2.3. Yêu cầu và thực tiễn áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong
quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh của Cơng ty

75

3.3.2.4. Sự thể chế hóa các thơng lệ tốt về quản trị công ty trong
các văn bản quản lý nội bộ của Công ty cổ phần Cho thuê
Máy bay Việt Nam

79

KẾT LUẬN

83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

85

PHỤ LỤC

90




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB

: Ngân hàng Phát triển Châu Á

CTCP

: Công ty cổ phần

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

HĐQT

: Hội đồng quản trị

OECD

: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

QTCT

: Quản trị công ty

SGDCK

: Sở Giao dịch Chứng khoán


TTCK

: Thị trường chứng khoán

TTGDCK : Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
UBCKNN : Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
WB

: Ngân hàng Thế giới


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngày nay, các thông lệ tốt về quản trị công ty (QTCT) ngày càng được
đề cập đến nhiều trong quá trình hội nhập. Bên cạnh các yếu tố lợi nhuận, tốc
độ tăng trưởng, các vấn đề về hành xử của doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp, các yêu cầu về mơi trường, v.v... địi hỏi mức độ cao trong
việc áp dụng thông lệ kinh doanh chuẩn mực để phát triển trong một môi
trường đầy thách thức. Quản trị cơng ty với các thơng lệ tốt của nó dần du
nhập vào Việt Nam như một tất yếu. Trước thực tế đó, việc tìm hiểu các thơng
lệ quốc tế tốt về quản trị công ty và việc nghiên cứu áp dụng các thông lệ này
vào các công ty ở Việt Nam là rất cần thiết.
Sự hiện diện của một hệ thống quản trị công ty hiệu quả với việc áp
dụng các thông lệ tốt, trong phạm vi một công ty đơn lẻ và cao hơn nữa trong
cả nền kinh tế như một tổng thể, giúp cho sự thúc đẩy phát triển cho cả nền
kinh tế quốc gia.
Áp dụng thông lệ tốt về QTCT, đặc biệt đối với công ty cổ phần
(CTCP) ở giai đoạn ban đầu, vừa là hoạt động mang tính thử nghiệm, mở
đường trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực vừa tạo ra nhu cầu
thể chế hóa trong lĩnh vực pháp luật. Hiện nay, mơi trường pháp lý cho hoạt

động này cũng cịn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu. Đánh giá được khả
năng và thực tiễn áp dụng thông lệ tốt về QTCT của các doanh nghiệp Việt
Nam, nhu cầu và các bước phát triển của hoạt động này trong tương lai và khả
năng điều chỉnh pháp luật đang đặt ra những vấn đề cần xem xét. Đề tài
"Thông lệ về quản trị công ty của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OECD - Nghiên cứu áp dụng vào công ty cổ phần ở Việt Nam" là một
hướng tiếp cận nhằm phân tích và đề xuất các cơ chế điều chỉnh, đặc biệt về
mặt pháp lý một cách thích hợp đối với hoạt động này, do đó, là cần thiết
trong bối cảnh hiện nay cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.
1


2. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã có rất
nhiều nghiên cứu và báo cáo về thông lệ tốt về QTCT và thực tiễn áp dụng ở
các nền kinh tế ("Best practices in corporate governance"), nhưng các báo
cáo chủ yếu tập trung vào các quốc gia thành viên.
Ở Việt Nam, QTCT và các thơng lệ tốt của nó là một khái niệm cịn
chưa phổ biến. Hiện nay, các cơng trình nghiên cứu khoa học về áp dụng
thông lệ tốt về quản trị cơng ty cịn rất ít, tiêu biểu nhất là luận án tiến sĩ luật
học "Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam và
pháp luật Trung Quốc" của tác giả Ngô Viễn Phú. Thông lệ tốt mới chỉ được
đề cập như những tiêu chí quản trị của doanh nghiệp mang tính khuyến nghị,
chưa có các nghiên cứu sâu về cơ chế áp dụng và hướng thể chế hóa các
thơng lệ này vào CTCP. Với đề tài "Thông lệ về quản trị công ty của tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế OECD - Nghiên cứu áp dụng vào công ty cổ
phần ở Việt Nam", tác giả có sự kế thừa, học hỏi kết quả của các cơng trình
nghiên cứu khoa học liên quan và các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế về
tình hình QTCT ở Việt Nam đã được công bố nhằm đặt ra một số yêu cầu về
xây dựng và cải thiện môi trường pháp lý cho việc áp dụng thơng lệ tốt trong

loại hình CTCP ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trong bối cảnh luật pháp Việt Nam đang có
nhiều biến chuyển, sự ra đời và áp dụng của Luật Doanh nghiệp "thống nhất"
2005 với sự giới thiệu nhiều quy định và chuẩn mực mới về quản trị công ty
theo thông lệ quốc tế. Việc áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quản trị công ty
là xu hướng tất yếu khách quan. Nghiên cứu cơ chế áp dụng các thơng lệ có tính
quốc tế này là mục đích của luận văn. Để thực hiện mục đích và ý tưởng này, tác
giả sử dụng một số tư liệu từ báo chí, một vài vụ việc đã được đưa ra giải
quyết bằng con đường tố tụng Tịa án, những thơng tin này sẽ làm sáng tỏ cho
các nội dung nghiên cứu của đề tài. Cụ thể, đề tài nhắm đến các mục đích sau:

2


- Nêu ra và làm rõ một số vấn đề về thông lệ tốt về QTCT theo tiêu
chuẩn quốc tế, đặc biệt chú trọng đến thông lệ tốt về QTCT của OECD;
- Đánh giá các vấn đề như tính quả hiệu quả, cách thức tổ chức, những
khó khăn, trở ngại, những bảo đảm pháp lý và những đề xuất, giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của việc áp dụng thông lệ tốt trong quản trị công ty của
CTCP ở Việt Nam;
- Góp một phần nhỏ trong cung cấp thơng tin mang tính tham khảo cho
cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty niêm yết về những nguyên tắc,
kinh nghiệm áp dụng những chuẩn mực và thông lệ quốc tế tiên tiến về QTCT;
- Phân tích lý luận và thực tiễn áp dụng thông lệ tốt qua việc làm rõ
các quy định liên quan trong Luật Doanh nghiệp 2005; Luật Chứng Khoán
2006; các luật và quy định liên quan.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới
hạn trong các vấn đề sau:

- Tìm hiểu một số thông lệ tốt về QTCT theo OECD; sự thể hiện các
thông lệ tốt về QTCT trong pháp luật hiện hành của Việt Nam;
- Nghiên cứu cơ chế xây dựng và áp dụng thông lệ tốt vào CTCP và kiến
nghị các giải pháp hồn thiện quy định pháp luật về thơng lệ tốt ở Việt Nam;
- Những đề xuất và giải pháp về mặt pháp lý và thực tế nhằm nâng
cao hiệu quả áp dụng các thông lệ tốt vào CTCP ở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử, phương pháp phân tích quy
phạm pháp luật cụ thể, phương pháp đối chiếu pháp luật, phương pháp nghiên
cứu tình huống. Thêm vào đó, chúng tơi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học phổ biến như phương pháp tổng hợp; phương pháp phân tích,

3


đánh giá; phương pháp hệ thống; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương
pháp lịch sử...
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về áp dụng thông lệ tốt về QTCT và
các thông lệ tốt về QTCT theo OECD.
Chương 2: Pháp luật của Việt Nam về CTCP và việc áp dụng các
thông lệ tốt về QTCT vào CTCP ở Việt Nam.
Chương 3: Cơ chế áp dụng thông lệ tốt vào quản trị CTCP ở Việt Nam.

4



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG THÔNG LỆ TỐT
VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ CÁC THÔNG LỆ TỐT
VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY THEO OECD

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG THÔNG LỆ TỐT VỀ
QUẢN TRỊ CÔNG TY

1.1.1. Một số khái niệm và định nghĩa
Khái niệm "quản trị công ty"
Khái niệm "quản trị công ty" trong luận văn này được tác giả lấy từ
chữ "corpoprate governance". Đã có rất nhiều định nghĩa về QTCT, theo đó,
QTCT được hiểu như tổng hợp các thiết chế và phương pháp để định hướng
cho công ty trong một khuôn khổ hoạt động nhằm hướng tới việc tạo ra tài
sản thặng dư và hài hịa hóa lợi ích nội bộ cũng như đảm bảo trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp.
Theo OECD, QTCT là một hệ thống các cơ chế, các hành vi quản lý.
Cơ chế này xác định việc phân chia các quyền và nghĩa vụ giữa các cổ đông,
Hội đồng quản trị (HĐQT), các chức danh quản lý và những người có lợi ích
liên quan, quy định trình tự ban hành các quyết định kinh doanh. Bằng cách
này, công ty tạo ra một cơ chế xác lập mục tiêu hoạt động, tạo ra phương tiện
thực thi và giám sát việc thực hiện các mục tiêu đó. QTCT khơng phải là một
khái niệm tĩnh, ngay cả trong OECD, khái niệm này cũng có sự biến chuyển
theo thời gian. Nhìn chung, theo OECD, QTCT là:
Hệ thống được xây dựng để điều khiển và kiểm soát các doanh
nghiệp. Cấu trúc quản trị công ty chỉ ra cách thức phân phối quyền
và trách nhiệm trong số những thành phần khác nhau có liên quan tới
doanh nghiệp như Hội đồng quản trị, Giám đốc, cổ đông, và những

5



chủ thể khác có liên quan. Quản trị cơng ty cũng giải thích rõ qui
tắc và thủ tục để ra các quyết định liên quan tới vận hành doanh
nghiệp. Bằng cách này, Quản trị công ty cũng đưa ra cấu trúc thơng
qua đó người ta thiết lập các mục tiêu công ty, và cả phương tiện để
đạt được mục tiêu hay giám sát hiệu quả công việc [39].
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), QTCT là một hệ thống các yếu tố
pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý của các cơng ty. Nó cho phép cơng ty
có thể thu hút được các nguồn tài chính và nhân lực, hoạt động có hiệu quả,
và nhờ đó tạo ra các giá trị kinh tế lâu dài cho các cổ đông, trong khi vẫn tơn
trọng quyền lợi của những người có lợi ích liên quan và của xã hội. Đặc điểm
cơ bản nhất của một hệ thống QTCT là: (i) Tính minh bạch của các thơng tin
tài chính, kinh doanh và q trình giám sát nội bộ đối với hoạt động quản lý;
(ii) Bảo đảm thực thi các quyền của tất cả các cổ đơng; (iii) Các thành viên
trong HĐQT có thể hồn tồn độc lập trong việc thơng qua các quyết định,
phê chuẩn kế hoạch kinh doanh, tuyển dụng người quản lý, trong việc giám
sát tính trung thực và hiệu quả hoạt động quản lý và trong việc miễn nhiệm
người quản lý khi cần thiết.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), QTCT bao gồm một hệ
thống các quy chế xác định rõ mối quan hệ giữa các cổ đông, các chức danh
quản lý, các chủ nợ, chính phủ và những người có liên quan khác cũng như hệ
thống các cơ chế đảm bảo thực hiện các quy chế trên.
Với sự hội nhập môi trường pháp lý quốc tế, pháp luật Việt Nam về
QTCT cũng đang dần tiệm cận đến các khái niệm pháp lý gần với "chuẩn"
quốc tế. Theo đó, pháp luật Việt Nam hiện hành coi QTCT là hệ thống các
quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm
sốt một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đơng và những người liên quan
đến công ty. Các nguyên tắc quản trị công ty cơ bản bao gồm:
- Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả;

- Đảm bảo quyền lợi của cổ đông;

6


- Đối xử công bằng giữa các cổ đông;
- Đảm bảo vai trị của các bên có quyền lợi liên quan đến công ty;
- Minh bạch trong hoạt động của cơng ty;
- HĐQT và Ban kiểm sốt lãnh đạo và kiểm sốt cơng ty có hiệu quả.
Quản trị cơng ty có nhiều định nghĩa do cách tiếp cận khác nhau.
Dưới góc độ kinh tế, QTCT được hiểu là lĩnh vực kinh tế học nghiên
cứu cách thức khuyến khích q trình quản trị kinh doanh hiệu quả trong các
doanh nghiệp bằng việc sử dụng các cơ cấu động viên lợi ích, cấu trúc tổ chức
và quy chế - quy tắc. QTCT thường giới hạn trong phạm vi câu hỏi về cải
thiện hiệu suất tài chính, chẳng hạn, những cách thức nào mà người chủ sở
hữu doanh nghiệp khuyến khích các giám đốc của họ sử dụng để đem lại hiệu
suất đầu tư cao hơn; là cách thức mà các nhà cung cấp nguồn vốn cho doanh
nghiệp, nhà đầu tư đảm bảo thu được lợi tức từ các khoản đầu tư của họ.
Dưới góc độ trách nhiệm và các mối quan hệ của cơng ty, QTCT có
thể được hiểu theo nghĩa hẹp là "quan hệ của một doanh nghiệp với các cổ
đông, hoặc theo nghĩa rộng là quan hệ của doanh nghiệp với xã hội..."
(Financial Times, 1997); QTCT "nhắm tới mục tiêu thúc đẩy sự cơng bằng
doanh nghiệp, tính minh bạch và năng lực chịu trách nhiệm" (J. Wolfensohn,
Cựu Chủ tịch World Bank, 6/1999). QTCT bao gồm nhiều thành tố và với
nhiều định nghĩa khác nhau, nhìn một cách chung nhất có thể coi là là tập hợp
các đối tượng, mục tiêu và thể chế để đảm bảo điều tốt đẹp cho cổ đông, nhân
viên, khách hàng, chủ nợ và thúc đẩy danh tiếng, vị thế khơng chỉ của doanh
nghiệp mà cịn của tổng thể nền kinh tế.
Quản trị công ty là một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm
định hướng, vận hành và kiểm soát doanh nghiệp. Quản trị công ty cũng bao

hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ doanh nghiệp như
các cổ đông, ban giám đốc điều hành, hội đồng quản trị mà cịn những bên có

7


lợi ích liên quan bên ngồi doanh nghiệp: cơ quan quản lý nhà nước, các đối
tác kinh doanh và cả môi trường, cộng đồng, xã hội.
QTCT cần được phân biệt với quản lý tác nghiệp như: điều hành sản
xuất, quản lý marketing, quản lý nhân sự, v.v... QTCT là một khái niệm lớn
hơn, bao trùm hơn so với các nghiệp vụ quản lý tác nghiệp cụ thể. QTCT
không bao gồm các công việc quản lý sự vụ hàng ngày của doanh nghiệp, trừ
việc phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của đội ngũ quản lý. QTCT cao
hơn nữa có thể coi là một nghệ thuật dung hòa các mối quan hệ đan xen bởi
vơ vàn nhóm lợi ích khác nhau trong một hệ thống; câu hỏi đặt ra cho nhà
quản trị là làm thế nào để định hướng được hệ thống đó để các nhóm lợi ích
nội bộ đạt được sự cân bằng mà không ảnh hưởng xấu đến các thiết chế tác
động từ bên ngồi.
Quản trị cơng ty là tập hợp các cơ chế nhằm điều khiển và
kiểm sốt một cơng ty. Hệ thống quản trị phân định rõ quyền hạn và
nghĩa vụ của các thành viên công ty, bao gồm các cổ đông, Hội
đồng quản trị, các cán bộ quản lý và các bên có quyền lợi liên quan
khác; thiết lập các quy trình, nguyên tắc cho việc ra các quyết định
quản lý trong công ty. Mục tiêu chính của quản trị cơng ty là bảo vệ
đầy đủ các lợi ích tốt nhất và sự đối xử công bằng đối với tất cả các
cổ đông của công ty, vì mục tiêu của cơng ty là tối đa hóa giá trị cổ
đơng cho tất cả các cổ đơng, kể cả cổ đơng trong nước và cổ đơng
nước ngồi [51].
Trong CTCP có sự đan xen nhiều lợi ích, nếu coi quyền lực - lợi ích
của các cổ đơng và các bên liên quan trong CTCP như một chiếc bánh, vấn đề

đặt ra cho QTCT là làm sao tăng hiệu quả phân bổ của "chiếc bánh quyền
lực" này. Đó là mối quan hệ giữa: cổ đông, người cung cấp nguyên vật liệu,
khách hàng, người cung cấp tín dụng, người lao động, các bên có lợi ích liên
quan khác.

8


Khái niệm QTCT cũng cần phải được phân biệt với các khái niệm có
nội hàm tương tự như "giám sát điều hành doanh nghiệp".
Khái niệm giám sát điều hành doanh nghiệp: có nhiều định nghĩa về
giám sát điều hành doanh nghiệp.
Giám sát điều hành doanh nghiệp đề cập đến những cách thức
mà nhà cung cấp tài chính cho doanh nghiệp đảm bảo rằng họ lấy
được tiền lãi từ khoản đầu tư của họ vào doanh nghiệp. Nói cách
khác, làm thế nào để các nhà cung cấp tài chính có thể buộc các nhà
quản lý doanh nghiệp chia trả một phần lợi nhuận lại cho họ? Làm
thế nào họ có thể chắc chắn rằng các nhà quản lý không đánh cắp
tiền vốn đầu tư của họ hoặc khơng dùng tiền đó đầu tư vào những
dự án không hiệu quả? Làm thế nào để họ có thể kiểm sốt hoạt
động của các nhà quản lý? [45].
Khái niệm "thông lệ tốt về quản trị cơng ty"
Theo cách hiểu đó, khái niệm "thơng lệ tốt về quản trị công ty" cũng
được tác giả vay mượn từ chữ "best practices in corporate governance" của
OECD; có thể dịch là "các thơng lệ tốt nhất" sẽ chính xác hơn; trong luận văn,
tác giả sử dụng cụm từ "thông lệ tốt về quản trị công ty", "thông lệ tốt" hay
"các nguyên tắc về quản trị công ty" đều mang một khái niệm chung và đều là
đề cập đến thuật ngữ này. Dịch từ "best practice", tác giả hiểu là các thơng lệ
tốt, các thói quen hay là "lệ" được coi là chuẩn mực trong quản trị công ty cổ
phần. Ở một số quốc gia phát triển có "Code of Best Practices" - Bộ quy

chuẩn về các thông lệ tốt, "Code of Ethics" - Bộ Quy chuẩn đạo đức kinh
doanh (tạm dịch), có vai trị như là sự chuẩn hóa các nguyên tắc QTCT để
hướng dẫn và khuyến nghị cho các công ty đại chúng. Việt Nam hiện nay
chưa quen với các quy phạm mang tính hướng dẫn và tùy nghi này.
Thông lệ tốt về QTCT là những lệ được áp dụng phổ biến quy định về
cơ chế, quy định thơng qua đó cơng ty được điều hành và kiểm soát. Cơ cấu

9


quản trị công ty xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa những thành viên
khác nhau trong công ty, bao gồm các Cổ đơng, HĐQT, Ban điều hành, Ban
kiểm sốt và những người liên quan khác của công ty. Đồng thời, QTCT cũng
lập ra các nguyên tắc và quy trình, thủ tục ra quyết định trong cơng ty, qua đó
ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểu những rủi ro khơng
cần thiết cho cơng ty. Đó là những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ
những giao dịch với các bên có liên quan, những xung đột lợi ích tiềm năng
và từ việc khơng có tiêu chuẩn rõ ràng hoặc khơng tn thủ các quy định về
công bố thông tin và không minh bạch.
1.1.2. Bản chất của việc áp dụng các thông lệ tốt về quản trị công ty
Thông lệ tốt, thực tế ở Việt Nam hiện nay chỉ áp dụng phổ biến và
được nhận thức bởi các công ty niêm yết. Theo định nghĩa của pháp luật Việt
Nam, "công ty niêm yết" là công ty cổ phần được chấp thuận niêm yết cổ
phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK)/ Trung tâm Giao dịch Chứng
khốn (TTGDCK) trên lãnh thổ Việt Nam;
Áp dụng thơng lệ tốt được xem là chìa khóa dẫn tới sự hiệu quả trong
QTCT. Ngày nay các nhà quản trị nhận ra các quy định pháp luật đơn thuần
chưa đủ để mang lại hình mẫu cơng ty hiện đại được quản trị theo chuẩn quốc
tế. Từ hộ kinh doanh đến các hợp doanh, đến công ty cổ phần và các công ty
đại chúng, khi quy mơ kinh doanh "phình to" ra với sự gia tăng của số lượng

cổ đông và sự mở rộng các mối quan hệ kinh doanh đồng nghĩa với sự phức
tạp về quản lý trong hàng loạt nhóm lợi ích đan xen, nếu khơng tn thủ các
ngun tắc quản trị tốt, các hệ quả xấu có thể diễn ra theo vô vàn hướng.
Sự thất bại trong quản trị công ty ở hàng loạt các công ty đại chúng
lớn ở Hoa Kỳ và châu Âu cho thấy những sự đổ vỡ đó có thể gây ra ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng nghìn người lao động, người nghỉ hưu,
người tiết kiệm, chủ nợ, khách hàng, nhà cung cấp, đặc biệt ở các nước có nền
kinh tế thị trường phát triển.

10


Câu chuyện Enron là minh chứng điển hình cho tác động
của mức độ minh bạch thông tin, đặc biệt thông tin về tài chính đối
với sản nghiệp thương mại của một công ty. Phản ứng của thị
trường tùy thuộc vào thơng tin mà thị trường có được, và nhạy cảm
và thiết yếu nhất có lẽ là thơng tin kế tốn của công ty. Thiếu sự
giám sát xã hội và thiếu sự minh bạch trong thơng tin, cơng ty có
thể lừa dối cổ đông và nhà đầu tư, kéo theo hệ lụy cho rất nhiều
người có quyền lợi liên quan khác.
"Keneth Lay là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty, vài
tháng trước khi Enron tuyên bố tình trạng phá sản tháng 12/2001,
Lay đã bán 71% số cổ phiếu của mình và thu lợi nhuận 90 triệu đô
la. Hầu hết trong 287 vụ giao dịch mua bán này không được công
bố và chỉ được tiết lộ vào tháng 2/2002. Vào đầu năm 2001, Lay
bán được 79 đô la mỗi cổ phiếu. Vào cuối năm 2001, mỗi cổ phiếu
chỉ còn trị giá 0,6 đô la"
Các nhà quản lý và lãnh đạo Enron đã thiết lập ra hệ thống
tài chính nằm ngồi bảng cân đối kế tốn của cơng ty, thiết kế ra các
kế hoạch lừa dối cổ đông công ty.

Trong vụ Enron, Cơng ty kiểm tốn Andersen bị cáo buộc
tiêu hủy tài liệu của khách hàng, làm sai các quy định kế toán và đã
bị quản chế trong kinh doanh, bị cấm kiểm tốn các cơng ty có phát
hành chứng khốn trên thị trường. Tổng cộng các vụ bê bối từ
khách hàng của Andersen làm cho các nhà đầu tư thiệt hại trên 300
tỷ Đô la và hàng chục ngàn người mất việc làm [54].
Câu hỏi đặt thêm ra ở đây là, vậy quản trị cơng ty có ý nghĩa tương tự
như vậy hay khơng ở các nước có nền kinh tế đang phát triển và đang chuyển
đổi như là Việt Nam? Các nghiên cứu của OECD đã chỉ ra tầm quan trọng
của quản trị công ty địa phương đối với sự phát triển bền vững ở các nước
đang phát triển, cũng như các hội nghị về quản trị công ty của OECD ở các

11


nước và khu vực trên Thực tế đã cho thấy chất lượng QTCT có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với sự thành công của các chiến lược phát triển dài hạn
của các quốc gia.
Bản chất của việc áp dụng thơng lệ tốt trong QTCT chính là sự tn
thủ tự nguyện kết hợp với việc áp dụng pháp luật các nguyên tắc quản trị
trong điều hành hoạt động công ty. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là sự áp dụng
này do ai thực hiện, hay là chủ thể của nó? Câu trả lời chính xác nhất có lẽ là
HĐQT và các giám đốc, những người quản lý/ được ủy trị quản lý cơng ty, đó
là các chủ thể cơ bản của hoạt động QTCT.
1.1.3. Cơ sở của việc áp dụng thông lệ tốt vào quản trị công ty
1.1.3.1. Sự tự nguyện và thích nghi áp dụng thơng lệ tốt
Với sự bành trướng của các công ty đa quốc gia, sự xuất hiện của các
siêu thực thể kinh tế này ở các quốc gia tạo ra tác động lan truyền về các thiết
chế, thông lệ quản trị tại quốc gia tiếp nhận đầu tư: các cơng ty nội địa "bắt
chước" hình mẫu quản trị của công ty đa quốc gia (ở mức độ nhất định), các

nhân viên được đào tạo có thể rời các công ty đa quốc gia để làm việc cho các
công ty địa phương; tác động hai chiều: các cơng ty địa phương buộc phải nỗ
lực hơn vì cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, trong đó, cơng tác quản trị công ty
được đặt ra như một trong những nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển
công ty. "Công nghệ quản lý" được xem như một trong những nguồn lực hàng
đầu của công ty.
Trong sự phức tạp của tổ chức kinh doanh, người ta hướng đến những
chuẩn mực, chuẩn tắc hành xử chung, lâu dần được chấp nhận rộng rãi và thành
lệ. Các thông lệ kinh doanh đang ngày càng đóng một vai trị quan trọng điều
chỉnh các hoạt động của thị trường toàn cầu. Chúng ta đã và đang chứng kiến vơ
vàn các hình thức thơng lệ như Incoterms 2000, các khuyến nghị của Phòng
Thương mại Quốc tế ICC, các thông lệ tốt về quản trị công ty của OECD và của
các tổ chức nghề nghiệp. Bên cạnh luật quốc gia và điều ước quốc tế, thông lệ

12


và thực tiễn kinh doanh đang ngày càng có vai trò cực kỳ quan trọng. Hiện
nay, rất nhiều quốc gia thành viên OECD ủng hộ phương pháp tiếp cận các
quy định và thực thi bằng việc kết hợp các tiêu chuẩn minh bạch thông tin với
sự tin tưởng vào cơ chế tuân thủ tự nguyện. Điều này tạo ra cán cân thăng
bằng giữa các quy định pháp luật và các sáng kiến được thực thi tự nguyện.
Tăng cường quản trị công ty là một trong số các mục tiêu chiến lược
trong chương trình nghị sự trung hạn Hà Nội của tiến trình Hội nghị Bộ
trưởng tài chính APEC lần thứ 13. Theo đó, quản trị cơng ty và phát triển:
khuyến khích thực hiện các thơng lệ quản trị cơng ty tối ưu, tăng cường khuôn
khổ pháp lý về công ty thuộc một trong các lĩnh vực chính sách ưu tiên của
chương trình này. "Du nhập quản trị cơng ty hiện đại, tạo kênh dẫn ngàn vạn
đồng tiền lẻ tích tụ thành những nguồn vốn lớn và lựa chọn những nhà quản
trị tài năng làm cho nguồn tài nguyên khan hiếm đó sinh sơi…" [23].

Nhìn sâu hơn vào chính sách vĩ mơ, quản trị cơng ty có cơ sở dựa vào
sự quản trị chính phủ qua cơng tác lập quy và giám sát; ở chiều ngược lại,
quản trị chính phủ cũng cần có cơ sở từ quản trị cơng ty. Thực tế cho thấy có
sự tác động khá lớn từ các nhà quản trị cơng ty ở các tập đồn kinh tế lớn tới
các chính sách của chính phủ. Đến lượt nó, các chính sách của chính phủ sẽ
có tác động, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến hoạt động QTCT. Quản trị khơng chỉ
có ý nghĩa với nội bộ cơng ty mà xa hơn thế được áp dụng trong cả các hoạt
động của chính phủ.
1.1.3.2. Cơ chế luật hóa các thơng lệ tốt vào hệ thống pháp luật
Hệ thống các quy định về QTCT của một quốc gia bao gồm các quy
định chính thức và khơng chính thức. Bản chất của thơng lệ, với đúng như từ
ngữ nó phản ánh là các khuyến cáo, là tập quán của thương nhân, nhưng theo
nghĩa nào đó thì được, buộc phải, được khuyến cáo hay được khuyến khích áp
dụng… tức là nó có giá trị về mặt thực tiễn rất cao. Giá trị thực tiễn của thông
lệ được phản ánh ở mức độ phổ biến trong việc áp dụng của nó. Khơng phải
ngẫu nhiên mà Incoterm - Các điều khoản thương mại quốc tế được công nhận

13


và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới; các thông lệ QTCT của OECD được
khuyến cáo áp dụng và được rất nhiều công ty sử dụng
Theo các khuôn mẫu về QTCT của OECD, các quốc gia chuyển đổi
như Việt Nam đã thể chế hóa các thơng lệ QTCT vào Luật Doanh nghiệp,
Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn. Cùng với làn sóng đầu tư nước
ngồi và sự hiện diện thương mại của các tập đoàn kinh tế lớn, các thông lệ
tốt về QTCT đang du nhập vào pháp luật nước ta như một yêu cầu nội tại.
Thông lệ tốt về QTCT có thể được đưa vào các quy định pháp luật
một cách trực tiếp (quy định thành các điều luật trong văn bản) hoặc dựa trên
các khuyến nghị của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, của các cơ quan quản

lý nhà nước. Điều đáng chú ý ở đây là, dù theo cơ chế nào: khuyến nghị hay
bắt buộc áp dụng, dưới hình thức nào: quy định pháp luật hay khuyến nghị thì
các thơng lệ tốt về QTCT đang ngày càng được hiện hữu rõ ràng trong các
công ty đại chúng. Một bộ quy chế nội bộ của cơng ty cực kỳ chi tiết, các
chính sách cơng ty theo các tiêu chí minh bạch, sự phân định thẩm quyền rõ
ràng giữa các cơ quan quản trị cơng ty và quy trình ra quyết định được hệ
thống hóa theo các cơ chế rõ ràng… Tất cả các biểu hiện đó là các biểu trưng
rõ ràng nhất thể hiện sự áp dụng các nguyên tắc về QTCT ở các doanh nghiệp
Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ áp dụng và sự thành bại của nó trên thực tế
cũng như các thiết chế xã hội hỗ trợ sự giám sát và thực thi các ngun tắc đó
cịn đặt ra nhiều câu hỏi ở Việt Nam hiện nay.
Việc luật hóa các thông lệ tốt về QTCT đã được áp dụng rất đa dạng ở
các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Việc thể chế
hóa các thông lệ này vào hệ thống luật quốc gia tạo cho thơng lệ một vỏ bọc
pháp lý và tính khả dụng cao hơn cho việc ứng dụng các thông lệ vào thực
tiễn, đặc biệt đối với các công ty đại chúng.
1.1.3.3. Các cơ chế bổ trợ khác
Như đã đề cập, QTCT được nhìn nhận như một hệ thống và không chỉ
tác động tới doanh nghiệp, mà chiều ngược lại, còn chịu sự giám sát từ các

14


nhân tố nội bộ doanh nghiệp và từ nhiều các yếu tố bên ngồi. Do đó, các
thơng lệ QTCT đương nhiên chịu sự tác động của rất nhiều thiết chế ngoại vi.
Đó có thể là ngân hàng trong mối quan hệ với chủ nợ, là cơ quan báo chí
trong mối quan hệ với giới truyền thông, trong mối quan hệ kiểm toán là cơ
quan kiểm toán nhà nước hoặc các cơng ty kiểm tốn độc lập, là nhà cung
cấp, nhà tiêu thụ chính trong mối quan hệ với các cổ đơng chiến lược… Đó
cũng là các nội dung cơ bản mà các thông lệ QTCT đề cập đến.

Như vậy, việc áp dụng thông lệ tốt về QTCT không chỉ chịu tác động
đơn thuần từ các văn bản luật do Nhà nước ban hành, nó cịn chịu vơ vàn yếu
tố tác động. Một xã hội thượng tôn pháp luật cũng tạo ra vơ vàn cơ chế giám
sát, cả về khía cạnh cưỡng chế nhà nước và các sức ép vơ hình từ về mặt văn
hóa, đạo đức kinh doanh, mối quan hệ với truyền thông và dư luận… Tất cả
tạo ra các luồng gió thổi vào cơng ty, càng có tính "đại chúng", công ty càng
phải tuân thủ các yếu tố giám sát và kiềm chế này, càng phải có tính minh
bạch cao; nếu đi đúng hướng với các sự tác động đó, cơng ty sẽ phát triển bền
vững trong xã hội và điều ngược lại sẽ xảy ra khi công ty đi ngược lại với các
chuẩn mực pháp lý và các chuẩn mực xã hội khác. QTCT, do đó, phải được
xem là một nghệ thuật dung hòa các tác động đó. QTCT khơng chỉ có ý nghĩa
đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà lập chính sách đang ngày càng
ý thức nhiều hơn sự đóng góp của việc QTCT tốt trong việc tạo ra sự ổn định
cho thị trường tài chính, đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Các cơng ty đã có cái
nhìn sâu sắc hơn về việc chất lượng QTCT ảnh hưởng như thế nào đến khả
năng cạnh tranh của họ. Các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư là tổ chức
ngày càng nhận ra họ có vai trị quan trọng trong thực thi các tiêu chuẩn về
QTCT, qua đó bảo đảm được hiệu quả của các khoản đầu tư của mình.
Các nguyên tắc QTCT đã được phát triển ở nhiều quốc gia khác nhau
và được áp dụng ở các thị trường chứng khốn, các cơng ty, các nhà đầu tư tổ
chức và các hiệp hội với sự hỗ trợ từ nhà nước và các tổ chức liên quan. Như
một quy luật bất thành văn, các nguyên tắc này phù hợp với các kiến nghị áp

15


dụng này không được quy định một cách rõ ràng bởi luật mặc dù các quy tắc
này, trong một số trường hợp, có thể có liên kết chặt chẽ với các quy định về
niêm yết cổ phiếu, và do đó, có ý nghĩa bắt buộc áp dụng với các cơng ty
niêm yết. Ví dụ, các cơng ty niêm yết ở thị trường chứng khốn Ln Đơn và

Toronto khơng bị bắt buộc áp dụng các kiến nghị về các nguyên tắc QTCT
trong các bộ quy tắc về QTCT của quốc gia mình. Tuy nhiên, các cơng ty này
có nghĩa vụ cơng bố là họ có tuân thủ các kiến nghị về thông lệ QTCT hay
không trong các tài liệu nội bộ của mình, trong trường hợp khơng tn thủ,các
cơng ty này cần đưa ra các giải thích liên quan đến các việc khơng áp dụng
các thơng lệ hay có sự áp dụng khác biệt. Sự cơng bố hay giải trình này đã
dẫn tới một sức ép đáng kể trong việc áp dụng các thông lệ/ nguyên tắc QTCT
đối với các công ty niêm yết.
Như vậy, các thông lệ tốt về QTCT, trong nhiều trường hợp là khơng
có tính bắt buộc áp dụng, kể cả đối với công ty niêm yết. Tuy nhiên, bằng con
đường này hay con đường khác, với các tác động và nghĩa vụ đi kèm, các
công ty niêm yết thường sẽ chọn áp dụng các thông lệ này như điều kiện tiên
quyết cho việc niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK).
Ở Hoa Kỳ, tổ chức và hoạt động của về cơ bản được điều chỉnh bởi
luật của bang nơi các cơng ty đó thành lập chứ khơng phải là luật liên bang và
nếu là công ty đại chúng, sẽ được điều chỉnh bởi các quy định về TTCK. Một
tỷ lệ rất lớn các công ty được thành lập ở bang Delaware được xếp trong số
các công ty trong bảng Fortune 500 (bảng xếp hạng danh sách 500 công ty lớn
nhất Hoa Kỳ theo doanh thu). Điều này là bởi vì sự "thân thiện" của mơi
trường pháp lý về cơng ty nói chung ở Delaware và sự tồn tại của một Tòa án
bang chuyên biệt về các vấn đề cơng ty (Tịa án Kinh doanh Delaware). Phần
lớn các luật công ty của các bang ở Hoa Kỳ tuân thủ Luật Mẫu về Công ty
Kinh doanh của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (the American Bar Association's
Model Business Corporation Act). Tại bang Delaware, bên cạnh việc áp dụng
các quy định của luật, việc áp dụng các thông lệ tốt về QTCT và các phán

16


quyết nổi bật của Tòa án Kinh doanh Delaware là một ứng dụng thành công

cho các công ty ở bang này (theo [61]). Tăng cường vai trò của Tòa án
chuyên biệt, hay sự độc lập của Thẩm phán cần được xem như một yếu tố
quan trọng trong việc khuyến khích áp dụng các thông lệ tốt về QTCT tại Việt
Nam. Dĩ nhiên, điều này là một chặng đường dài liên quan đến việc cải tổ hệ
thống tư pháp.
Một vấn đề về cơ chế áp dụng thông lệ tốt về QTCT cũng được đặt ra
về mức độ các công ty thực thi các trách nhiệm quản trị của mình, cụ thể hơn
là các cơng ty có nên đưa nỗ lực loại bỏ sự áp dụng các quy định pháp lý cứng
nhắc và thay vào đó là tự mình đưa ra các chỉ dẫn chuẩn hóa các thơng lệ
quản trị cho phép tiệm cận đến việc áp dụng các thông lệ tốt nhất? Ví dụ,
trường hợp áp dụng các chỉ dẫn QTCT được đưa ra bởi Ban Giám đốc và các
chỉ dẫn này có xu hướng được áp dụng một cách tự nguyện. Trên thực tế,
Công ty General Electric đã đưa ra một Bộ chỉ dẫn phản ánh các nỗ lực của
Công ty trong việc tăng cường áp dụng các thông lệ QTCT của chính mình.
Các văn bản có tính chất nội bộ này, do đó, có hiệu ứng áp dụng có tính dây
chuyền, đẩy nhanh q trình áp dụng tương tự ở các cơng ty khác. Việt Nam
cũng nên có các cơ chế khuyến khích sự áp dụng các văn bản và tiêu chuẩn
thông lệ tốt giữa các công ty với nhau.
1.2. CÁC THÔNG LỆ TỐT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỦA OECD

1.2.1. Sự hình thành các thơng lệ tốt về quản trị công ty của OECD
1.2.1.1. Giới thiệu chung về OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (tiếng Anh: Organisation for
Economic Co-operation and Development; viết tắt: OECD) là một diễn đàn
dành cho chính phủ của các nền kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới cùng
nhau bàn bạc giải quyết các vấn đề kinh tế của bản thân họ và của thế giới.
Hiện OECD có ba mươi thành viên, 24 trong số đó được Nhóm Ngân hàng
Thế giới xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập cao, 6 quốc gia khác được

17



xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình cao. OECD là một trong các
định chế thương mại khu vực nổi bật. Được thành lập năm 1961, kế tục Tổ
chức Hợp tác Kinh tế châu Âu (1948), là tổ chức quản lý việc tự do thương
mại ở châu Âu sau chiến tranh. OECD được coi là "cổng vào" GATT/ WTO,
là diễn đàn tham vấn về các vấn đề chính sách thương mại, ngày càng quan
tâm đến khả năng cạnh tranh, cơng nghệ và chính sách sáng tạo đổi mới.
Trong OECD có Ủy ban Hỗ trợ Phát triển DAC. Ủy ban này có nhiệm vụ điều
phối chính sách hỗ trợ phát triển.
Theo Điều 1 Công ước ký tại Paris ngày 14/12/ 1960, có hiệu lực vào
ngày 30/12/ 1961, OECD sẽ phát triển các chính sách nhằm các mục đích sau:
- Đạt tới sự phát triển kinh tế bền vững ở mức độ cao nhất và mức
sống của các quốc gia thành viên, trong khi duy trì sự ổn định tài chính, và
nhờ đó đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới;
- Đóng góp vào sự phát triển kinh tế lành mạnh ở các nước thành viên
cũng như các nước không là thành viên trong quá trình phát triển kinh tế; và
- Đóng góp vào sự mở rộng thương mại thế giới trên cơ sở hợp tác đa
phương, không phân biệt, phù hợp với các điều ước quốc tế.
Các thành viên ban đầu của OECD là Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp,
Đức, Hy Lạp, Iceland, Cộng hòa Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ
Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Hoa Kỳ. Các
quốc gia sau là các quốc gia gia nhập muộn hơn: Nhật Bản (28/4/1964), Phần
Lan (28/1/1969), Úc (7/61971), New Zealand (29/5/1973), Mexico (18/5/1994),
Cộng hòa Czech (21/12/1995), Hungary (7/5/1996), Ba Lan (22/11/1996),
Hàn Quốc (12/12/1996) và Cộng hòa Slovakia (14/12/2000) [53].
1.2.1.2. Giới thiệu chung về các nguyên tắc quản trị công ty của OECD
Các Thông lệ QTCT của OECD được xem là một trong các thơng lệ
QTCT có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Đầu tiên, các nguyên tắc QTCT của được
xác nhận bởi các Bộ trưởng OECD vào năm 1999 và sau đó được cập nhật, bổ


18


sung và hồn thiện vào năm 2004 và từ đó đã trở thành một chuẩn quốc tế cho
các nhà lập chính sách, nhà đầu tư, các cơng ty và các đối tượng có liên quan
khác trên tồn thế giới. OECD vẫn đang tiếp tục đưa ra các đề xuất và khuyến
nghị áp dụng của các nguyên tắc QTCT trên toàn thế giới.
Các nguyên tắc này chứa các vấn đề hiện đại về QTCT và đưa ra các hướng
dẫn cụ thể cho các sáng kiến trong trong công tác lập pháp và lập quy ở các các
quốc gia OECD cũng như các quốc gia ngoài OECD. Các nguyên tắc này cũng đã
tạo ra nền tảng cho một chương trình hợp tác mở rộng giữa OECD và các nước
ngoài OECD và củng cố cơ sở cho cấu thành QTCT của các "Báo cáo về Tình
hình tuân thủ Chuẩn mực và Nguyên tắc" về QTCT ở Việt Nam (ROSC Observance of Standards and Codes) của WB-IMF vào tháng 6 năm 2006.
Các nguyên tắc QTCT của OECD có nguồn gốc được phát triển đáp
ứng lại lời kêu gọi của cuộc họp Hội đồng cấp Bộ trưởng OECD vào ngày
27-28/4/1998, phát triển, với sự phối hợp của chính phủ các quốc gia, các tổ
chức quốc tế liên quan và khu vực tư nhân, một bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn
về QTCT. Kể từ khi được thơng qua vào năm 1999, bộ ngun tắc đã hình
thành nên cơ sở cho các sáng kiến về QTCT ở cả các quốc gia trong và ngoài
OECD. Hơn nữa, các nguyên tắc này cũng đã được thông qua như là một
trong "Mười hai tiêu chuẩn chủ yếu về các hệ thống tài chính lành mạnh" bởi
Diễn đàn Ổn định Tài chính. Theo đó, chúng hình thành nên cơ sở của một
phần trong chương trình Báo cáo về tình hình tuân thủ các tiêu chuẩn và
chuẩn mực (ROSC) của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Khơng có một hệ thống nguyên tắc quản trị nào được coi là
"chuẩn quốc tế" trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, hệ thống các quy
định về thông lệ hay nguyên tắc quản trị công ty của OECD hiện
nay đang được thừa nhận rộng rãi trên phạm vi thế giới, và các
khuyến nghị về thông lệ quản trị công ty của tổ chức này đặc biệt có

ý nghĩa với các cơng ty tại các nền kinh tế đang phát triển. Trọng
tâm của các thông lệ, hay nguyên tắc, về quản trị công ty của OECD

19


bao gồm các lĩnh vực sau: I) Đảm bảo cơ sở cho một khn khổ
quản trị cơng ty có hiệu quả; II) Quyền của cổ đông và các chức
năng sở hữu chủ yếu; III) Đối xử bình đẳng với cổ đơng; IV) Vai
trị của các bên có quyền lợi liên quan; V) Công khai và minh bạch;
và VI) Trách nhiệm của Hội đồng quản trị [53].
Theo OECD, các thông lệ hay nguyên tắc QTCT bao gồm 06 vấn đề
chính (mỗi một thông lệ lại được hỗ trợ bởi một số các nguyên tắc phụ hay
"nguyên tắc bổ trợ"). Tác giả xin được trích dẫn nội dung các thơng lệ về
QTCT của tổ chức này tại Phụ lục 1 của luận văn.
1.2.2. Tính khơng bắt buộc, tính thích nghi và ý nghĩa của các
thông lệ tốt về quản trị công ty của OECD
Khơng có một mơ hình đơn nhất nào cho QTCT. Tuy nhiên, các nghiên
cứu được tiến hành ở các quốc gia OECD và cả các quốc gia ngoài OECD đã
chỉ ra một số nhân tố chung làm nền tảng cho sự QTCT tốt. Các nguyên tắc
QTCT của OECD được xây dựng dựa trên các nhân tố đó và được trình bày
có hệ thống nhằm bao qt các mơ hình khác nhau về QTCT đang tồn tại.
Các nguyên tắc về QTCT của OECD khơng có tính bắt buộc và khơng
nhằm đến một mơ hình cụ thể chi tiết cho cơng tác lập pháp quốc gia. Đúng
hơn là, các nguyên tắc này hướng tới việc định ra các mục tiêu của công ty và
đưa ra các khuyến nghị về các phương thức để đạt các mục tiêu đó. Các mục
tiêu này có vai trị như những điểm tham khảo, có thể được các nhà hoạch
định chính sách sử dụng trong việc rà soát và phát triển khung pháp luật về
QTCT, phản ánh hồn cảnh kinh tế, xã hội, chính trị, pháp lý và văn hóa của
quốc gia, hoặc có thể được các chủ thể tham gia thị trường sử dụng để phát

triển chính các "thơng lệ" của mình.
Các ngun tắc QTCT, về bản chất, ln có sự phát triển và biến đổi
và do đó, phải được xem xét trong sự thay đổi hồn cảnh. Để duy trì khả năng
cạnh tranh trong một thế giới đang thay đổi, các công ty cần sáng kiến và
thích ứng với các thơng lệ QTCT của mình, theo đó, có thể đáp ứng các nhu
20


×