Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bàn về tự do và nô lệ dưới góc nhìn triết học tây phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.16 KB, 10 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
Xuyên suốt lịch sử phát triển của nhân loại, con người từ sâu thẳm nội tâm
luôn khao khát có được tự do và đi tìm tự do.
Trong triết học, tự do là một trong những đề tài tranh cãi giữa các triết gia.
Trong khi Augustine, Rousseau, Kierkegaard và Sartre cho rằng con người có “ý
chí tự do” (Free Will); thì các triết gia khác như Hobbes, Schopenhauer, Marx,
Freud, Dennett và Churchland lại phản đối, họ cho rằng mỗi người đều bị “định
mệnh” (Determinism) chi phối, mọi sự đã được quyết định trước rồi, khơng hề có
cái gọi là ý chí tự do1. Giả như con người khơng có quyền tự do, thì mọi cố gắng
trong cuộc sống trần thế này kể như vô nghĩa. Giả như con người có được quyền tự
do, thì con người phải sống như thế nào mới là tự do đích thực? Chính suy tư này đã
thúc đẩy các triết gia tiếp tục đi tìm ý nghĩa của tự do, mối quan hệ giữa tự do và
trách nhiệm.
Nhìn ở một góc độ, con người phân biệt với các động vật khác chính tại ở ý
chí và tự do. Nếu con vật hành động theo bản năng, đói thì ăn, thì con người lại
hồn tồn khác, con người biết cân nhắc để lựa chọn ăn hoặc khơng ăn. Thậm chí,
con người lựa chọn thức ăn theo sở thích, tiêu chuẩn riêng. Hành động đó tự nó đã
là một thứ tự do, bởi “căn do tại mình”. Khơng dừng lại ở đó, con người hướng đến
những ý nghĩa tự do lớn lao hơn. Nhưng cũng bởi vì thế, con người rơi vào một
thách đố giữa tự do và nô lệ.
Thật vậy, con người dễ rơi vào nhầm lẫn tai hại, con người biện minh cho
hành động bằng mục đích đi tìm tự do. Khi đó con người trở thành nô lệ, nô lệ cho
tội lỗi của chính mình hoặc nơ lệ cho cái nhìn của kẻ khác. Những hình thức nơ lệ
về mặt tinh thần này không dễ nhận thấy như nô lệ thân xác, nhưng nó khiến con
người khơng được sống là chính mình.
Từ những suy tư trên, tiểu luận này đề cập đến ý nghĩa của tự do đích thực,
cũng như sự khủng hoảng ý nghĩa của tự do và nô lệ, trên quan điểm đồng ý rằng
con người có tự do.
1



Louis P. Pojman. Who Are We? Theories of Human Nature. Oxford University Press. 2006. tr. 250.


2

Chương I. TỰ DO TRONG CÁI NHÌN
CỦA MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC
1.1. Thời kỳ Cổ đại và Trung cổ
Đối với Plato (khoảng 428/427 - 348/347 TCN), tự do là một kiểu tự chủ, đạt
được bằng cách phát triển các đức tính khơn ngoan, dũng cảm và tiết độ, dẫn đến
việc giải phóng một người khỏi sự thống trị của những ham muốn thấp hèn và đạt
được sự hiểu biết chính xác hơn và kiên quyết theo đuổi điều tốt đẹp2.
Trong Quyển III của Đạo đức học Nicomachean, Aristotle (384 - 322 TCN)
nói rằng, khơng giống như các sinh vật phi lý trí, con người có quyền làm hoặc
khơng làm, và phần lớn những gì chúng ta làm là tự nguyện, do đó bản chất của tự
do là ở trong chúng ta và chúng ta nhận thức được3.
Augustine (354 - 430) đấu tranh để tập hợp lại thành một tổng thể chặt chẽ
các học thuyết cho rằng việc lạm dụng tự do của con người, là nguồn gốc của tội ác
trên thế giới. Ông khẳng định rõ ràng rằng ý chí về bản chất là một sức mạnh tự
quyết định - khơng có sức mạnh nào bên ngồi nó quyết định sự lựa chọn của nó và đặc điểm này là cơ sở cho sự tự do của nó4.
Thomas Aquinas (1225 - 1274) đồng ý với Aristotle rằng những sinh vật như
chúng ta được phú cho cả trí tuệ và ý chí với một số mục đích chung nhất định
hướng tới mục tiêu tốt đẹp. Tự do xuất hiện khi chúng ta xem xét các phương tiện
khác nhau để đạt được những mục đích này và chuyển sang hành động cụ thể để
theo đuổi một số phương tiện trong số đó. Ý chí của chúng ta tự do ở chỗ nó khơng
bị cố định bởi bản chất trên bất kỳ phương tiện cụ thể nào5.
1.2. Thời kỳ Cận đại và Thế kỷ XX
Theo Descartes (1596 - 1650), con người khác với cỗ máy tự động là ở chỗ
có năng lực tư duy để, thơng qua ngơn ngữ, có thể trao đổi với người khác. Nhờ tính

2

Hecht, Jonathan, 2014. “Freedom of the Will in Plato and Augustine”. British Journal for the History of
Philosophy. 22: 196–216.
3
O’Connor, Timothy and Franklin, Christopher. “Free Will”. The Stanford Encyclopedia of Philosophy
(Summer 2019 Edition).
4
Như trên.
5
Như trên.


3

chất phổ qt của lý tính của mình, con người mới có thể vượt ra khỏi những hồn
cảnh nhất định, biểu lộ suy nghĩ của mình về sự vật và có sự tự do lựa chọn. Chỉ
trong tính chất ấy, con người mới có thể chịu trách nhiệm cũng như có thể bị quy
trách nhiệm về hành đơng của mình. Con người là tự do! Ngược lại, thú vật và
những cỗ máy tự động thì dửng dưng và trung lập về luân lý, đạo đức6.
Immanuel Kant (1724 - 1804) quan niệm tự do là khả năng tự quyết của con
người trước địi buộc vơ điều kiện của đạo đức. Khi chúng ta, như một động vật, đi
tìm niềm vui thú hay tránh né nỗi đau khổ, ta không thật sự hành động một cách tự
do. Ta hành động như nô lệ của lòng thèm muốn và khao khát của ta. Bất kỳ khi nào
ta tìm cách thỏa mãn mong muốn của ta, mọi điều ta làm là vì một mục đích cho
trước bên ngồi chúng ta. Hành động tự do khơng có nghĩa là chọn lựa phương tiện
tốt nhất ứng với một mục đích cho trước; mà hành động tự do là sự lựa chọn chính
bản thân mục đích, vì chính mục đích ấy - sự lựa chọn mà con người có thể thực
hiện nhưng quả bóng billard (và hầu hết động vật) khơng thể thực hiện7.


Như vậy, dù có những giải thích khác nhau, nhưng nhìn chung những triết
gia được trích dẫn trong chương này đều đồng ý rằng tự do khơng phải là việc
muốn làm gì thì làm. Con người thực hiện tự do trong ý thức và quy hướng hành
động về những giá trị tốt đẹp. Việc tranh luận về tự do vẫn chưa đi đến được thống
nhất cuối cùng trong triết học, và có lẽ cũng sẽ khơng đạt được điều đó. Bên cạnh
những triết gia cơng nhận con người có được tự do ý chí, một số quan niệm đồng ý
với thuyết tiền định (Determinism) cho rằng số phận con người đã được định sẵn.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài tiểu luận, tác giả chỉ đề cập vấn đề tự do trên cơ sở
đồng ý với quan niệm con người có tự do.

6
7

Bùi Văn Nam Sơn. Trò chuyện triết học. Nxb. Tri thức. Hà Nội. 2012. tr. 316-20.
Immanuel Kant (Bùi Văn Nam Sơn dịch). Phê phán lý tính thực hành. Nxb. Tri thức. Hà Nội. 2007. tr.54-56.


4

Chương II. NĨI VỀ TỰ DO VÀ NƠ LỆ
2.1. Tự do đích thực
Nếu quan niệm tự do là được tồn quyền hành động theo ý muốn của cá
nhân, thì con người vốn khơng có được tự do. Bởi con người khơng được quyết
định việc có mặt trên cuộc đời này hay khơng, sinh ra trong gia đình thế nào, với
một hình hài xấu hay đẹp. Cũng thế, con người khơng lựa chọn được cái chết của
mình xảy ra ra sao, vào thời điểm nào (trừ trường hợp tự tử). Như vậy, tự do đích
thực của con người khơng phải thứ tự do ngoài mặt thể xác. Câu hỏi ‘tự do đích
thực là gì?’ cũng khó trả lời như câu hỏi ‘liệu con người có thực sự được tự do hay
khơng?’. Như đã trình bày ở chương I, mỗi triết gia có cách định nghĩa riêng của
mình về tự do, nhưng trong khuôn khổ bài luận, chúng ta chấp nhận quan điểm con

người có sự tự do đích thực.
Tuy nhiên, để bàn sâu hơn về tự do đích thực, chúng ta cùng xem xét qua
một vài ví dụ. Một bệnh nhân tâm thần phải sống trong trung tâm bảo trợ, giới hạn
cuộc đời trong căn phịng bí bách khơng khác một buồng giam là mấy. Anh có
giọng hát hay khơng kém gì ca sĩ chuyên nghiệp. Điều đặc biệt hơn là mỗi màn biểu
diễn anh đều gửi gắm rất nhiều cảm xúc trong đó. Một lần anh chia sẻ rằng có thể
viết được nhiều ca khúc về bạn gái, nhưng viết về mẹ thì khó q, vì khơng thể nào
nói hết tình cảm của mình đối với người mẹ kính u. Câu nói của anh làm nhiều
người nghe xúc động, nhưng kèm theo câu nói đó là ánh mắt vơ hồn của một bệnh
nhân tâm thần. Nếu tự do được định nghĩa là quyền được đưa ra quyết định dựa trên
những đánh giá nhận thức cá nhân, thì liệu người bệnh nhân tâm thần này có tự do?
Bị giới hạn về nhận thức, nhưng dường như anh vẫn không hề bị giam cầm, bởi trọn
vẹn tâm trí anh được chiếm lấy bởi tình u dành cho mẹ. Ví dụ khác, một bạn trẻ
dành khoảng 6 giờ đồng hồ mỗi ngày cho các nền tảng mạng xã hội. Cơ ấy ăn gì, đi
đâu, mua sắm những gì đều được cập nhật trên trang cá nhân. Cơ thích đọc những
bình luận và đếm lượt tương tác của bạn bè trên mỗi bài viết. Cuộc sống của cơ gói
gọn trong những “chiếc hộp”: “chiếc hộp” văn phịng, “chiếc hộp” phịng trọ. Cơ
khơng thường xun ra ngồi gặp gỡ bạn bè vì cơ nghĩ tương tác với nhau trên


5

mạng xã hội đã đủ. Cuộc sống của cô gái này có tự do? Rõ ràng khơng một ai bắt ép
cơ phải sống theo lối sống đó, nhưng có vẻ cái “lưới” của mạng lưới hệ thống thông
tin - internet đã bắt nhốt cô. Như thế, giữa hai người này ai có được sự tự do đích
thực?
Nhìn ở một góc độ nào đó, rõ ràng chúng ta dễ dàng đồng ý cơ gái có được
sự tự do, vì cơ có quyền chọn giữa làm hoặc khơng làm theo ý thích của cô. Anh
bệnh nhân tâm thần cho dẫu muốn đi ra ngồi thì cũng khơng được gì anh bị giới
hạn trong nhà bảo trợ, dưới sự coi sóc của người khác. Việc tự do hành động theo

bản tính, được làm điều mình muốn mà khơng bị một áp lực bởi ai và bởi cái gì, có
thể làm điều mình muốn, theo cách mình muốn và tùy vào lúc nào mình muốn. Tự
do theo cách hiểu này chính là tự do lựa chọn 8. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác
chúng ta cũng nhận thấy cơ gái sống khơng có mục đích, chỉ đưa ra lựa chọn dựa
trên những cảm tính của bản thân ở thời khắc hiện tại: thích hoặc khơng thích, mà
khơng lựa chọn dựa trên ý chí dẫn đến một cùng đích đời mình. Hơn nữa, dù khơng
bị cưỡng chế bởi bất kỳ ai, nhưng cô gái lại bị lệ thuộc vào đời sống ảo, vào những
lời khen, lượt tương tác thậm chí là của những người chưa bao giờ gặp mặt ngồi
đời thực. Do đó, những người sống một đời sống tưởng rằng có được tự do nhưng
thực chất lại làm nơ lệ cho một thói quen, một tật xấu, thì suy cho cùng họ cũng
khơng có được tự do.
Thật vậy, Thomas Aquinas quan niệm tự do là “khả năng của ý chí con
người, từ đó con người có thể điều hướng những hoạt động của mình đến mục đích
sau cùng”9. Vì thế, có thể nói tự do như một sức mạnh nội tại, giúp con người chọn
lựa để thực hiện một hành vi nhằm đạt được mục đích mà mình đề ra. Sự tự do của
con người khơng phải là muốn làm gì thì làm, làm theo bản năng và sở thích riêng
của mình, nhưng là để làm cho phẩm giá của con người được lớn lên trong chân lý.
Tự do khơng nhất thiết địi hỏi cái tự do phải là nguyên nhân đầu tiên của chính nó.

8

X. Dominique Morin. Gọi Tên Thượng Đế. Paris. 1989. tr 90.
Pasnau, Robert, "Thomas Aquinas", The Stanford Encyclopedia of Philosophy (Winter 2022 Edition),
Edward N. Zalta & Uri Nodelman (eds.)
9


6

Từ ý nghĩa trên, có thể nói tự do đích thực không chỉ là khả năng để ta chọn

lựa và thực hiện theo ý muốn của mình, mà cịn là khả năng để đưa ra những quyết
định gắn liền với trách nhiệm dành cho tha nhân, và gắn với những giá trị tối hậu
của cuộc đời, dẫn đưa về giá trị chân - thiện - mỹ.
2.2. Con người dễ nhầm lẫn về ý nghĩa tự do đích thực
Cho đến nay, lịch sử loài người đã trải qua những chế độ chính trị khác nhau,
trong đó dường như giai đoạn nào cũng tồn tại nơ lệ, có khác chăng là sự nơ lệ ở
hình thức nào. Dễ nhận biết nhất là thời kì chiếm hữu nơ lệ hay phong kiến, con
người làm nơ lệ cho kẻ khác. Đó là thời kì của nhân phẩm và giá trị con người bị
coi thường, con người là món hàng có thể đổi chác bằng tiền. Ngày nay con người
dường như tự do hơn, họ được quyền thể hiện bản thân và tự do sống với ước vọng
của mình. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, con người lại đối mặt với một thứ
nơ lệ khác, xiềng xích hơn bất cứ một nhà tù nào: nơ lệ cho chính mình.
Thật là vậy, những người này để cái tôi của bản thân lên trên hết mọi sự. Họ
nơ lệ cho chính họ. Cái tơi khi được ni dưỡng sai cách có thể trở nên to lớn lấn át
mọi giá trị tốt đẹp của một con người. Nó che mất tiếng nói của lương tâm khiến họ
dễ dàng nói và làm theo cái tơi, lúc này trở thành tội lỗi. Về cái tơi, ví dụ chúng ta
hãy nghĩ tới các đam mê của thể xác: tham ăn, dâm dục, lười biếng, tham tiền, tham
danh vọng, kiêu ngạo... Những người cho phép bản thân sống theo những ham
muốn này thì chính họ khi đó đã trở nên nơ lệ các tính xấu10. Khơng có giới hạn nào
cho một người tham tiền, đã có một sẽ mong muốn có thêm mười. Họ cho phép bản
thân hành động theo cái tơi và khơng quan trọng nếu có một chuẩn mực luân lý nào
cấm cản. Cũng vậy, con người ngày nay càng ngày muốn thoát khỏi những trách
nhiệm đối với tha nhân, kể như tư tưởng không muốn kết hơn, khơng muốn có ràng
buộc với nhau vì cho rằng sẽ mất tự do. Điều đáng sợ hơn là họ nghĩ rằng chỉ khi đó
họ mới được tự do đích thực. Một người nơ lệ cái tơi của chính mình mà lại nhầm
lẫn đó là sự tự do thì họ ở trong trạng thái tồi tệ hơn cả một nô lệ thời phong kiến,
xiềng xích hơn một nhà tù và hơn bất cứ loại áp đặt nào.
10

Viết lại dựa trên nội dung chia sẻ ở buổi Tiếp kiến chung của Đức Giáo hoàng Phanxico ngày 12/09/2018.



7

Quay lại với ví dụ ở mục 2.1, có thể thấy cơ gái khơng nơ lệ cho chính mình
nhưng lại là một nơ lệ cho cái nhìn của kẻ khác. Những người sống làm nơ lệ cho
cái nhìn của người khác thường khơng nhận ra tình trạng nơ lệ của mình, chỉ cảm
thấy đang mắc kẹt ở đâu đó, nhưng khơng chủ động đi tìm câu trả lời. Tức là họ
khơng có một thao thức về tự do đích thực. Nguyên nhân của hiện tượng này lại trái
ngược với hình thức nơ lệ chính mình. Nếu thứ nơ lệ cho chính mình chính là vì cái
tơi q lớn, thì thứ nơ lệ cho cái nhìn của người khác lại vì thiếu mất cái tơi. Nếu nơ
lệ chính mình vơ tình hoặc cố ý hiểu sai ý nghĩa tự do đích thực, thì những người
làm nơ lệ cho cái nhìn kẻ khác lại khơng có ý thức đi tìm tự do, hoặc khơng có đủ
can đảm để bước ra khỏi tình trạng nơ lệ này. Mặt khác, họ khơng có một lý tưởng
sống của chính mình, nên phải vay mượn lý tưởng, mà những lý tưởng đó thể hiện
trước hết là qua cách đánh giá của người khác.
Dù dưới hình thức nộ lệ nào, nó đều dẫn đến việc con người đánh mất đi sự
tự do đích thực để có thể sống như là chính mình. Cùng thử nhìn qua một vài
nguyên nhân khiến con người nhầm lẫn giữa tự do đích thực và nơ lệ. Trước tiên có
thể kể đến như là trào lưu duy thế tục. Xã hội con người ngày nay bao phủ trong các
thành tựu khoa học - kỹ thuật. Xét về lợi ích, nó giúp con người giải quyết rất nhiều
vấn đề, mang lại một đời sống chất lượng. Nhưng ở một mặt khác, nó đưa con
người đến ngã ba của nhiều sự lựa chọn, mà người ta thì vốn thích sự dễ dãi, tiện
nghi trong cuộc sống, thậm chí dễ dãi trong nỗ lực muốn tìm một giải quyết thực sự
cho đời mình. Người ta quen dành một sự ưu tiên cho những hiểu biết trần thế, tách
rời với mọi giả thuyết thần học; cho những phương pháp kỹ thuật hơn là sự thăng
tiến nội tâm hay tâm linh11. Kèm theo đó là trào lưu vô thần, khi con người không
muốn thừa nhận một đấng ở trên mình, thì họ mặc nhiên cho con người quyền tối
thượng. Xã hội nào, thời đại nào cũng có người nhân danh quyền tự do tối thượng
để thực hiện mục đích cá nhân. Mở rộng hơn, nhân danh quyền tự do tập thể, giai

cấp, dân tộc, để hành động theo đường hướng của hội nhóm mình. Tất cả những thứ

11

Nguyễn Trọng Viễn O.P. Triết học nhập môn. 1995. Tr 115-16.


8

tự do trên đều là nô lệ ngụy trang dưới dáng dấp của tự do, mà suy cho cùng là sản
phẩm của những tư tưởng tôn thờ khoa học.
Cũng vậy, một trào lưu khác như phong trào nữ quyền cũng hướng con
người đối mặt với một thách đố lớn. Chúng ta cần nhìn nhận vài điểm mạnh từ trào
lưu này khi họ nhân danh tự do mà đề cao chủ thể tự quyết và tính độc đáo của nhân
vị. Trong thời đại xưa, phụ nữ bị coi thường đến nỗi tư tưởng “nhất nam viết hữu,
thập nữ viết vô” bén rễ sâu đến tận ngày nay. Người ta tìm cách trả cho người phụ
nữ quyền được tôn trọng và quyền tự do. Do đó về sau, vị trí phụ nữ được đề cao,
thậm chí là tối đa, như ở một số nước phương Tây câu nói “phụ nữ, trẻ con, con chó
rồi đến đàn ơng” tưởng như đùa nhưng cũng đã cho thấy có một cuộc cải cách lớn
về quyền phụ nữ. Tuy nhiên mặt trái đằng sau vô cùng phức tạp, người ta kêu gọi sự
giải phóng người phụ nữ, nhưng hàm ẩn trong phong trào đó là âm mưu biến thân
xác người phụ nữ thành một món hàng. Người ta tơ vẽ cho “món hàng” thật đẹp để
bán cho được giá, giá trị người phụ nữ đáng lẽ được nhìn nhận bởi phẩm giá thì nay
được định giá qua sắc đẹp. Đáng buồn là chính những phụ nữ này cũng để bản thân
chìm sâu dưới hình thức nơ lệ tinh vi này. Hàng loạt các cuộc thi sắc đẹp được tổ
chức, rồi đâu vài năm sau nổi đầy các tiêu đề trên mặt báo: “hoa hậu X bị bắt vì bán
dâm”. Đằng khác, họ gọi tên tự do để biện minh cho hành vi tước đoạt mạng sống
của thai nhi với lý lẽ “my body my choice” (tạm dịch: thân thể tôi, quyền lựa chọn
của tôi). Những khủng hoảng này xuất phát từ việc nhìn mọi sự dựa vào giá trị vật
chất, mà không thấy con người như một nhân vị, có phẩm giá khơng thể được cân

đo đong đếm.
2.3. Con người tìm về ý nghĩa của tự do đích thực
Tự do là quyền căn bản và bởi vì con người có tự do nên con người dễ sa ngã
vào tội lỗi. Có được tự do là một chuyện nhưng sống đúng với tự do đích thực là
một chuyện khác. Tự do là món q vơ giá nhưng đồng thời cũng là một thách đố
dành cho con người. Vì thế, con người cần tìm lại ý nghĩa của tự do đích thực để
thăng tiến phẩm chất cá nhân trong chân lý vẹn toàn.
2.3.1. Khả năng phản tỉnh


9

Khi đánh giá tầm quan trọng của tự do, chúng ta buộc phải xem xét các câu
hỏi về đúng và sai, thiện và ác, đức hạnh và thói xấu, đổ lỗi và khen ngợi, khen
thưởng và trừng phạt. Nghĩa là con người phải ý thức được bản chất của từng thái
cực trong mỗi cặp lựa chọn trên. Việc nhầm lẫn và có thái độ mơ hồ ở bất kì thái
cực nào cũng có khả năng hướng con người đến việc ý thức sai lệch về tự do đích
thực. Để có được khả năng đánh giá các lựa chọn này, con người cần liên tục phản
tỉnh chính mình. Chính trong tiến trình phản tỉnh, con người nhìn nhận được bản
thân và căn chỉnh nhận thức của chính mình.
2.3.2. Tự do là thốt khỏi gọng kìm tội lỗi
Tự do là mưu cầu chính đáng, nhưng để tự do trở nên nguyên do để ta sa ngã
vào tội lỗi thì tự do khi đó biến một người khát khao tự do trở nên nơ lệ cho tội lỗi.
Như đã nói trước đó về ý nghĩa tự do đích thực, con người phải quy hướng đời mình
về giá trị chân - thiện - mỹ. Tự do đích thực là giải thốt khỏi tội lỗi. Con người
ln có xu hướng muốn sử dụng tự do một cách sai lầm, dẫn đến đau khổ cho tha
nhân. Vì vốn dĩ tự do bị giới hạn trong chính thân phận hữu hạn của lồi người, nó
dễ lầm lạc vì ảnh hưởng của thói quen tội lỗi. Con người hiện đại khi trải qua những
kinh nghiệm đau thương về tự do, đã dễ dàng trở nên quan niệm rằng tự do là “tơi
có quyền làm tất cả điều gì mà tơi muốn”, thì ngay thời khắc đó họ khơng phải một

hữu thể tự do đích thực, mà đang là nơ lệ cho một thói quen hoặc bản năng của
mình. Cái mà họ gọi là tự do chỉ là một mặt nạ che đậy bản chất nô lệ bên trong,
một thứ nô lệ xấu xa nhất - nô lệ tội lỗi. Do đó, con người phải thao thức đi tìm ý
nghĩa của tự do và ý thức bản thân thoát khỏi sự ràng buộc của tội lỗi.
2.3.3. Tự do trong sự tôn trọng phẩm giá người khác
Con người cảm nghiệm tự do từng giây từng phút trong đời mình, từ việc lựa
chọn ngồi hay đứng, rẽ phải hay trái đến những lựa chọn khó khăn hơn. Nhưng kèm
theo từng lựa chọn đó là trách nhiệm. Vì con người khơng phải hữu thể sống đơn
độc một mình, mà là hữu thể xã hội sống trong một tập thể, sống với người khác.
Do đó tự do của cá nhân liên hệ với tự do của người khác và tự do cá nhân phải ở
trong sự tôn trọng tự do của người khác. Tự do của con người gắn với luật đạo đức,


10

luật luân lý, không phải là sự giới hạn tự do của con người, nhưng là để hướng dẫn
con người sống quyền tự do của mình cách trọn hảo. Mỗi người phải nhìn nhận bản
vị cá nhân ở người khác, việc biến bản thân mình hoặc kẻ khác nên một phương tiện
đều có thể đưa dẫn chúng ta đến thái độ sai lạc trong thực hiện quyền tự do.

KẾT
Như thế, có thể tạm kết rằng con người được trao ban tự do như một món
q vơ giá. Nhưng giữ món q đó được vẹn tuyền chính là thách đố của phận
người. Xác thịt con người hướng về tự do căn bản, hành động theo ham thú bản
năng; nhưng tinh thần con người phải nhất thiết quy hướng về tự do đích thực, tức
là tìm về chân - thiện - mỹ. Hành trình đó khơng dễ dàng có được mà phải qua tơi
luyện trong sự thừa nhận tính giới hạn của con người và ý chí thành tồn cuộc đời
mình trong chân lý.
“Anh em thân mến, tôi biết rằng sự lành không ở trong tôi, nghĩa là trong
huyết nhục của tôi. Vì chưng ước muốn thì tơi vẫn có, nhưng làm cho sự lành nên

hồn hảo thì khơng sao được. Bởi vì sự lành tơi muốn thì tơi khơng làm, cịn sự dữ
tơi khơng muốn thì tơi lại làm. Thực ra nếu tơi làm điều tơi khơng muốn, thì bấy giờ
khơng phải chính tơi làm điều đó, nhưng là sự tội ở trong mình tơi. Thành ra khi tơi
muốn làm sự lành, tơi nhận thấy trong tơi có lề luật, vì sự dữ vẫn kèm bên tôi. Theo
như con người bên trong, tơi cũng ưa thích lề luật Thiên Chúa: nhưng tơi thấy
trong chi thể tơi có một lề luật khác đối địch với lề luật tâm thần tôi, và giam hãm
tôi dưới ách lề luật sự tội trong chi thể tôi. Tôi là con người vô phúc! Ai sẽ cứu tôi
khỏi cái xác chết này? Cảm tạ Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitơ, Chúa chúng ta.
Như thế, chính tơi lấy tâm thần mà phục vụ lề luật Thiên Chúa; còn về xác thịt, thì
vâng phục lề luật của sự tội.”
(Trích thư Thánh Phaolơ Tơng đồ gửi tín hữu Rơma, Rm 7, 18-25a.)



×