Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Quan hệ thương mại của việt nam với cộng hoà nam phi, thực trạng và triển vọng phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 94 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
***









KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI CỘNG HÒA
NAM PHI, THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN


Sinh viên thực hiện : Hoàng Trung Danh
Lớp : Anh 17
Khóa : 42
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Lệ Hằng









HÀ NỘI, 11/2007


Mc lc
Lời mở đầu 4
Ch-ơng I: tổng quan về thị tr-ờng Nam Phi 8
1.1 Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, chính trị, văn hóa-xã hội 8
1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. 8
1.1.1.1 Vị trí địa lý: 8
1.1.1.2 Địa hình và khí hậu: 8
1.1.1.3 Khoáng sản và hệ động thực vật: 9
1.1.2 Đặc điểm chính trị, văn hoá-xã hội 10
1.1.2.1 Đặc điểm chính trị 10
1.1.2.2 Văn hoá: 14
1.1.2.3 Ngôn ngữ: 15
1.1.2.4 Dân số và cơ cấu lao động 16
1.2 Khái quát chung về nền kinh tế và th-ơng mại của Nam Phi 18
1.2.1 Đặc điểm nền kinh tế Nam Phi: 18
1.2.2 Cơ cấu các ngành trong nền kinh tế: 20
1.2.2.1 Ngành nông nghiệp 21
1.2.2.2 Ngành khai khoáng 22
1.2.2.3 Ngành tài chính 23
1.2.2.4 Ngành du lịch 24
1.2.3 Thực trạng th-ơng mại của Nam Phi 25
1.2.3.1 Sơ l-ợc về tình hình xuất nhập khẩu: 25
1.2.3.2 Cơ cấu xuất nhập khẩu 26

1.2.4 Một số đối tác th-ơng mại chính của Nam Phi: 28
Ch-ơng II: thực trạng quan hệ th-ơng mại 36
việt nam nam phi 36
2.1 Tiền đề mối quan hệ Việt Nam - Nam Phi và chính sách th-ơng mại giữa hai
n-ớc. 36
2.1.1 Tiến trình quan hệ ngoại giao, th-ơng mại giữa hai n-ớc: 36


2.1.2 Chính sách và quan điểm phát triển th-ơng mại với Nam Phi của Việt
Nam. 39
2.1.3 Chính sách th-ơng mại của Nam Phi với các quốc gia nói chung, Việt Nam
nói riêng. 42
2.1.3.1 Một số nét cơ bản về chính sách th-ơng mại của Nam Phi 42
2.1.3.2 Chính sách thuế quan: 43
2.1.3.3 Các chính sách phi thuế quan: 44
2.2 Thực trạng quan hệ th-ơng mại Việt Nam - Nam Phi trong thời gian qua: 46
2.2.1 Nhận xét chung về tình hình th-ơng mại giữa 2 n-ớc: 47
2.2.2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị tr-ờng Nam Phi: 48
2.2.2.1 Nhận xét chung: 48
2.2.2.2 Cơ cấu các mặt hàng hàng xuất khẩu chủ chốt: 49
2.2.3 Tình hình nhập khẩu hàng hoá từ thị tr-ờng Nam Phi: 57
2.2.3.1 Nhận xét chung: 57
2.2.3.2 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu: 58
2.2.4 Nhận xét về cán cân th-ơng mại giữa 2 n-ớc: 61
2.2.5 Đánh giá thực trạng quan hệ Việt Nam - Nam Phi trong thời gian qua: 62
2.2.5.1 Thuận lợi: 62
2.2.5.2 Khó khăn: 65
Ch-ơng III: định h-ớng, triển vọng và giải pháp phát triển
quan hệ th-ơng mại việt nam - Nam Phi 71
3.1 Định h-ớng phát triển: 71

3.1.1 Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác th-ơng mại, tạo sự chuyển biến cơ bản trong
quan hệ th-ơng mại Việt Nam - Nam Phi. 71_Toc182349569
3.1.2 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy quan hệ th-ơng mại Việt Nam -
Nam Phi phù hợp với các nguyên tắc của WTO 72
3.1.3 Đa dạng hoá mặt hàng kết hợp với việc lựa chọn mặt hàng có lợi thế để phát
triển quan hệ th-ơng mới với Nam Phi. 72
3.1.4 Chú trọng hợp tác với Nam Phi về phát triển nguồn nhân lực:. 73
3.2 Triển vọng quan hệ th-ơng mại Việt Nam - Nam Phi: 73
Quan h thng mi ca Vit Nam vi Cng ho Nam Phi, thc trng v trin
vng
Hong Trung Danh Lp: Anh17 - K42 -KTNT
1
3.3 Các giải pháp chủ yếu để phát triển quan hệ th-ơng mại Việt Nam - Nam
Phi: 76
3.3.1 Các giải pháp vĩ mô: 76
3.3.1.1 Thông qua các hoạt động ngoại giao để tăng c-ờng và thúc đẩy mối quan hệ
th-ơng mại giữa hai n-ớc. 76
3.3.1.2 Tạo điều kiện pháp lý thuận lợi, ổn định và vững chắc cho mối quan hệ
giao th-ơng giữa các doanh nghiệp hai n-ớc. 78
3.3.1.3 Nhà n-ớc tạo các điều kiện tốt nhất để hỗ trợ các doanh nghiệp đã, đang và
sẽ có hoạt động kinh doanh với Nam Phi, phát huy tốt lợi thế về khả năng thích
nghi của các doanh nghiệp. 78
3.3.1.4 Lựa chọn ph-ơng thức trao đổi, giao th-ơng phù hợp với hoàn cảnh và khả
năng của từng doanh nghiệp: 80
3.3.1.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến th-ơng mại vào thị tr-ờng Nam Phi
81
3.3.1.6 Tăng c-ờng các hoạt động đầu t- để thúc đẩy th-ơng mại 83
3.3.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp: 85
3.3.2.1 Đa dạng hoá hình thức và ph-ơng thức thâm nhập thị tr-ờng. 85
3.3.2.2 Các doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến và nâng cao chất l-ợng sản

phẩm. 86
3.3.2.3 Xây dựng hệ thống phân phối hoàn chỉnh, góp phần tăng c-ờng hoạt động
Marketing và xây dựng th-ơng hiệu. 86
3.3.2.4 Tạo ra sự liên kết và thành lập tổ chức các doanh nghiệp xuất khẩu ở Nam
Phi. 88
3.3.2.5 Xây dựng các kho ngoại quan để chứa hàng hoá: 88
Kết luận 89

Quan h thng mi ca Vit Nam vi Cng ho Nam Phi, thc trng v trin
vng
Hong Trung Danh Lp: Anh17 - K42 -KTNT
2
DANH MC BNG BIU
Bảng 1: Cơ cấu dân số
*
16
Bảng 2: Các chỉ số kinh tế của Nam Phi 18
Bảng 3: Tình hình xuất nhập khẩu của Cộng hoà Nam Phi thời kỳ 2000-
2006 25
Bảng 4: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nam Phi trong năm 2006 26
Bảng 5: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Nam Phi trong năm
2006 28
Bảng 6: 20 đối tác th-ơng mại Châu Phi lớn nhất trong năm 2006 29
Bảng 7: Các đối tác th-ơng mại lớn nhất của Nam Phi trong năm 2006. 30
Bảng 8: Danh mục một số hàng hoá nhập khẩu cần giấy phép nhập khẩu
45
Bảng 9: Kinh ngạch XNK giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi (2002 -
2007) 47
Bảng 10: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang thị tr-ờng Nam Phi 48
Bảng 11: Giá trị xuất khẩu gạo sang Cộng hoà Nam Phi (1999 - 2007) 50

Bảng 12: Khối l-ợng và kim ngạch cà phê xuất khẩu sang Nam Phi
(2000-2007) 51
Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang Nam Phi (2003-2007) 53
Bảng 14: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nam Phi (2001-2007)
54
Bảng 15: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng than đá, cao su, chất dẻo
sang Nam Phi (2005-2007) 57
Bảng 16: Các mặt hàng nhập khẩu từ Nam Phi trong năm 2006 và 8
tháng đầu năm 2007 58
Bảng 17: Kim ngạch nhập khẩu gỗ từ Nam Phi (2003-2007) 60
Bảng 18: Kim ngạch và khối l-ợng nhập khẩu thép từ Nam Phi (2003-
2007) 61
Bảng 19: Cán cân xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi
(2000- 2007) 62
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
1
ANC
The Africa National
Community
Đảng Đại hội dân tộc Phi
2
AU

African Union
Liên minh Châu Phi
3
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
4
NP
National Party
Đảng Quốc gia
5
CPIX
Consumer Price Index
Chỉ số giá tiêu dùng
6
SADC
South African Development
Community
Cộng đồng phát triển kinh tế
nam Châu Phi
7
SACU
Southern African Customs
Union
Liên minh Hải quan Nam Châu
Phi
8
NEPAD
New Partnership for
Africa’s Development.

Sáng kiến đối tác mới vì sự phát
triển của Châu Phi
9
MFN
Mutual Favoured Nations
Quy chế ưu đãi tối huệ quốc
10
GSP
General System Preference
Hệ thống ưu đãi phổ cập thuế
quan.
11
HS
Harmonised system
Hệ thống điều hoà thuế quan.

Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Cơ sở lý luận của đề tài:
Đa dạng hoá quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là quan hệ thương mại đang
đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong chính sách kinh tế của Việt Nam cũng
như của nhiều nước trên thế giới. Đa dạng hoá quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ
mang lại lợi ích đối với những quốc gia phát triển mà còn cả với những nước đang
phát triển. Với các nước phát triển, nó có tác dụng tăng cường sức mạnh kinh tế một
cách nhanh chóng bởi các nước này có thể tiếp cận được nhiều thị trường mới, có
qui mô lớn để bán các hàng hoá và dịch vụ của mình, đồng thời đầu tư vào các dự
án mang lại nhiều lợi nhuận. Còn các nước đang phát triển có thể tận dụng các

nguồn vốn đầu tư nước ngoài để công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cải tổ lại nền
kinh tế, mở rộng thị trường ra ngoài biên giới lãnh thổ của mình thông qua các mối
quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy, các nước đang ngày càng chú trọng tới các mối
quan hệ kinh tế quốc tế và luôn nhấn mạnh sự cần thiết đa dạng hoá những mối
quan hệ này nhằm phát triển nền kinh tế của mình.
Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Từ khi công cuộc đổi mới đất nước
được diễn ra từ năm 1986, Việt Nam luôn coi việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế
với các quốc gia trên thế giới là một nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài. Trong các kỳ đại
hội IX và X của Đảng Cộng Sản Việt Nam, vấn đề chủ động hội nhập với nền kinh
tế thế giới là một trong những vấn đề trọng tâm được nhắc đến nhiều nhất. Việt
Nam xác định đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ đối với những
nước phát triển mà còn cả với những nước đang phát triển. Bên cạnh các đối tác
thương mại truyền thống như Liên Minh Châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung
Quốc và các nước láng giềng ASEAN, Việt Nam còn ngày càng quan tâm hơn nữa
tới các đối tác tiềm năng như Châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh. Và để thực hiện
chính sách này, gần đây Việt Nam đã thể hiện những nỗ lực lớn trong việc phát
triển các mối quan hệ quốc tế, cụ thể là quan hệ thương mại với các nước Châu Phi.
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT
5
Trong đó Cộng hoà Nam Phi là một trong những đối tác chiến lược của Việt Nam
tại thị trường này.
2. Lý do nghiên cứu đề tài:
Em lựa chọn nghiên cứu mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng
hoà Nam Phi bởi một số lý do sau:
Thứ nhất, đa dạng hoá quan hệ kinh tế quốc tế là một trong những nhiệm
vụ quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ. Vì thế, nghiên cứu mối quan
hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi sẽ đóng góp vào việc thực hiện
chính sách này cũng như lượng hoá các mục tiêu đề ra. Trong Chương trình hành

động quốc gia của Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2003-2010, đẩy mạnh quan hệ
hợp tác giữa Việt Nam và Châu Phi là một vấn đề trọng tâm. Để thực hiện điều đó,
Việt Nam cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác về kinh tế với các đối tác hiện tại cũng như
tiềm năng ở châu lục này. Nghiên cứu mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và
Cộng hoà Nam Phi, đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ này là
một sự đóng góp vào việc hoàn thiện mục tiêu của Chính phủ.
Thứ hai, bản thân Cộng hoà Nam Phi đã là một đối tác thương mại hết sức
tiềm năng đối với Việt Nam. Trong Chiến lược tìm kiếm và mở rộng thị trường,
phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010, Cộng hoà Nam
Phi được xem như là một thị trường hết sức chiến lược ở Châu Phi. Trong những
năm gần đây, Cộng hoà Nam Phi nổi lên như là một nền kinh tế lớn nhất tại châu
lục này. Nam Phi có một cơ cấu kinh tế hiện đại, nhu cầu nội địa cao, sức tiêu thụ
lớn, đặc biệt tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm qua rất ổn định và ở mức
cao. Hơn nữa, Cộng hoà Nam Phi là cửa ngõ của Châu Phi, là cánh cửa thông
thương cho hàng hoá Việt Nam khi muốn xâm nhập vào thị trường rộng lớn này.
Thứ ba, Cộng hoà Nam Phi là một thị trường tiềm năng như đã nêu trên
nhưng hiện có rất ít các đề tài nghiên cứu về thị trường này. Từ trước đến nay, hầu
hết mọi sự tập trung đều hướng đến các thị trường lớn như Mỹ, EU hay Nhật Bản
Với chính sách đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế của
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT
6
Chính phủ, việc nghiên cứu và khai thác những thị trường mới như Cộng hoà Nam
Phi là hết sức cần thiết. Những thông tin có được từ những nghiên cứu như thế này
sẽ rất có ích cho các doanh nghiệp đang có ý định chuyển hướng đầu tư, kinh doanh
sang Châu Phi nói chung và thị trường Nam Phi nói riêng.
3. Phạm vi, mục tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu:
Về phạm vi nghiên cứu, quan hệ kinh tế quốc tế là khái niệm rất rộng, hàm
chứa nhiều mặt, nhiều mối quan hệ; tuy nhiên trong bài khoá luận này em chỉ giới

hạn trong phạm vi quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Cộng hoà Nam
Phi, đặc biệt tập trung nghiên cứu các hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian qua
giữa hai nước.
Về mục tiêu của đề tài, đầu tiên em muốn hệ thống hoá lại những thông tin
và nghiên cứu của những người đi trước, đồng thời đưa ra một cái nhìn rõ hơn về
môi trường kinh doanh của Cộng hoà Nam Phi cũng như quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi trong thời gian qua. Qua việc phân tích thực trạng,
em hi vọng có thể nêu được định hướng, triển vọng trong thời gian tới cũng như
những giải pháp nhằm tăng cường, thúc đẩy mối quan hệ thương mại này.
Về phương pháp nghiên cứu, dựa trên những kiến thức về quan hệ kinh tế
quốc tế, thương mại quốc tế vừa được học, cùng với việc thu thập các tài liệu từ các
nguồn khác nhau về thị trường Nam Phi và mối quan hệ thương mại Việt Nam -
Nam Phi trong thời gian qua, bằng phương pháp suy diễn và phân tích, em sẽ đưa ra
một cái nhìn tổng quan về thực trạng, nêu lên triển vọng phát triển và đề xuất một
số giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ đó.
4. Kết cấu của khoá luận:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về thị trường Nam Phi
Chương II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT
7
Chương III: Định hướng, triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương
mại Việt Nam - Nam Phi.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến tới Th.S Nguyễn Lệ
Hằng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Ngoài ra
em cũng chân thành cảm ơn các cô, chú, bạn bè và các cơ quan đã giúp đỡ em trong
việc thu thập tài liệu và hướng dẫn phương pháp nghiên cứu.

Do thời gian và hiểu biết còn nhiều hạn chế, bài khoá luận này không thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ các
thầy cô và các bạn.

Hà Nội, 1-11-2007
Sinh viên:
Hoàng Trung Danh











Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT
8
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NAM PHI
1.1 Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, chính trị, văn hóa-xã hội
1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
1.1 1 Vị trí địa lý:
Cộng hòa Nam Phi nằm ở cực Nam của Châu Phi, phía nam con sông
Limpopo, với diện tích 1.219.912 km2, bao gồm cả hải đảo Prince Edward, thuộc vĩ
độ 22
0

-35
0
về phía Nam và 17
0
-33
0
về phía Đông. Cộng hòa Nam Phi chiếm 4%
diện tích toàn Châu Phi, lớn gấp năm lần diện tích của Anh, gấp đôi Pháp và gần
bằng diện tích của Đức, Pháp, Italia cộng lại.
Cộng hòa Nam Phi có đường biên giới chung với các nước Namibia,
Botswana Zimbabue, Mozambique và Swaziland, và đặc biệt có một nước nằm
hoàn toàn trong lãnh thổ Cộng hòa Nam Phi đó là vương quốc Lesotho. Cả ba phía
Tây, Nam, Bắc của Cộng hòa Nam Phi đều có biển Đại Tây Dương và biển Ấn Độ
Dương bao bọc, đồng thời vùng biển phía Tây có dòng nước lạnh Benguela từ biển
Atlantic, phía Đông là dòng nước ấm từ Ấn Độ Dương. Bờ biển của Nam Phi dài
tới 2.954km với rất nhiều đồng cỏ, thảo nguyên và rừng.
1.1 2 Địa hình và khí hậu:
Cộng hòa Nam Phi có bốn kiểu địa hình chính, đó là: (a) dải bờ biển trải rộng
từ vịnh Alexander ở bờ biển phía Tây tới vịnh Koisi ở bờ biển phía Đông; (b) hệ
thống sa mạc và các khu rừng nhiệt đới; (c) các rặng núi thuộc Great Escarpment;
và (d) cao nguyên đất liền trải theo hình bán nguyệt, vùng đất trũng cận nhiệt đới
nằm ở rìa Bắc của đất nước. Vùng cao nguyên chiếm khoảng 2/3 diện tích đất nước,
tuy nhiên diện tích đất trồng chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất đai, rừng và
rừng tái sinh chỉ chiếm hơn 1%. Ngoài ra, Cộng hòa Nam Phi không có sông hồ
thích hợp cho tàu bè đi lại do đa phần các con sông, ngòi đều bị chắn bởi cát ngầm.
Về khí hậu, Nam Phi có khí hậu nói chung ôn hoà, một phần nhờ nó được
bao quan bởi Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương ở ba phía, một phần nhờ vị trí nằm
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT

9
tại bán cầu Nam với thời tiết dịu hơn, và nhờ độ cao tăng dần về phía Bắc (về
hướng Xích đạo). Tuy nhiên cũng vì những ảnh hưởng của địa hình và hải dương
mà Nam Phi có nhiều khu vực khí hậu.
Bên cạnh đó, do nằm về phía Nam của đường Xích đạo, Cộng hòa Nam
Phi có các mùa ngược so với bán cầu Bắc. Mùa xuân và mùa hạ của Nam Phi bắt
đầu từ tháng 9 đến tháng 3, mùa thu và mùa đông từ tháng 4 đến tháng 8. Khí hậu
của Cộng hòa Nam Phi thường nóng và khá ẩm vào mùa hè, khô vào mùa đông tại
các vùng đất liền sâu trong lục địa.
Tại Nam Phi lượng mưa thường ít hơn 464 mm, bằng khoảng hơn một nửa
so với lượng mưa trung bình của thế giới. Trừ hai vùng Cape và Mediterrane là có
mưa quanh năm, còn lại 80% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa hè từ tháng
10 đến tháng 3. Ngoài ra, Cộng hòa Nam Phi thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hạn
hán nặng và kéo dài, hơn 65% diện tích đất ở tình trạng khô cằn hoặc nửa khô cằn.
Nhưng dù sao nhìn chung, so với các nước Châu Phi, khí hậu Nam Phi tương đối ôn
hòa, không quá lạnh vào mùa đông và cũng không quá nóng vào mùa hè.
1.1 3 Khoáng sản và hệ động thực vật:
Cộng hòa Nam Phi là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô
cùng dồi dào và quí giá bao gồm vàng, kim cương, bạch kim, uranium, đồng, than
đá, sắt, muối, khí đốt, rừng, đất đai màu mỡ và các nguồn nước ngầm. Trữ lượng
các nguồn tài nguyên quí này là khá lớn: ví dụ như trữ lượng mangan chiếm 80%
trữ lượng thế giới, bạch kim chiếm 55,7%, crôm chiếm 76,1%, kim cương chiếm
24%.
Về hệ động thực vật, Nam Phi là nước đa dạng sinh thái thứ ba trên thế
giới, sau Brazil và Indonesia và có mức đa dạng sinh thái cao hơn bất kỳ một quốc
gia nào có diện tích tương đương hoặc nhỏ hơn. Nước này có hơn 20,000 loài cây
cỏ khác nhau, chiếm khoảng 10% tất cả các giống loài thực vật được biết trên thế
giới.
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng

Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT
10
Quần xã sinh vật ưu thế tại Nam Phi là đồng cỏ, đặc biệt trên thảo nguyên
cao, nơi mặt đất được bao phủ chủ yếu bởi nhiều loài cỏ, cây bụi thấp, và cây keo,
chủ yếu là táo gai. Cây cỏ trở nên thưa thớt hơn ở phía Tây Bắc vì lượng mưa thấp.
Các thảo nguyên cỏ và táo gai dần chuyển thành thảo nguyên cây bụi về phía Đông
Bắc đất nước, với mật độ cây dày hơn.
Về động vật, có rất nhiều loài động vật có vú sinh sống tại các thảo nguyên
cây bụi gồm sư tử, báo, tê giác trắng, linh dương Kudu, linh cẩu, hà mã, và hươu
cao cổ. Ngoài ra còn có một quần thể sinh vật thảo nguyên cây bụi rất đáng chú ý ở
phía đông bắc như vườn quốc gia Kruger và khu dự trữ Mala Mala, cũng như ở
vùng cực bắc tại Sinh quyển Waterberg.
Chính những sự đa dạng và phong phú về hệ động thực vật của Nam Phi đã
khiến rất nhiều du khách chọn Nam Phi làm điểm đến trong các chuyến du lịch của
mình. Ngoài ra đây còn là một địa điểm lý tưởng để các nhà nghiên cứu về động và
thực vật học trên toàn thế giới nghiên cứu về những loài quý hiếm.
1.1.2 Đặc điểm chính trị, văn hoá-xã hội
1.1.2.1 Đặc điểm chính trị
a. Lịch sử hình thành và phát triển của Nam Phi
Vùng đất phía Nam Châu Phi này đã được biết đến và có dân cư sinh sống
từ cách đây hàng nghìn năm. Những cư dân đầu tiên của vùng đất này là tộc người
nói tiếng Khoisan nhưng số lượng những người thuộc tộc này hiện nay còn lại rất ít
ở Nam Phi, chủ yếu tập trung ở phía Tây của đất nước. Hầu hết những người da đen
ở Nam Phi hiện nay đều thuộc tộc người nói tiếng Bantu, những người vốn sống ở
vùng đất trung Phi nhưng chuyển đã xuống phía Nam, định cư ở vùng Transvaal từ
những năm 100 trước Công nguyên. Những người Nguni, tổ tiên của người Zulu và
Xhosa ngày nay, đã định cư ở khu vực bờ biển phía Đông từ khoảng những năm
1500 sau Công nguyên.
Những người da trắng châu Âu đầu tiên đến vùng đất này là người Bồ
Đào Nha vào năm 1488. Trong các thập niên tiếp theo, những người nhập cư từ

Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT
11
Pháp, Hà Lan và Đức lần lượt có mặt tại vùng đất này. Những người Anh đến muộn
hơn nhưng họ lại là người giành được quyền thống trị tại vùng đất này vào cuối thế
kỷ 18. Kể từ đó đã diễn ra rất nhiều cuộc xung đột giữa người bản địa và người Anh
nhập cư.
Vào những năm 1852 và 1854, nước Cộng hoà Boer độc lập của vùng
Transvaal và Orange Free được thành lập. Sự ra đời của thể chế cộng hoà này đã
khiến mối quan hệ giữa người bản địa và chính quyền Anh ngày càng thêm căng
thẳng. Việc phát hiện ra kim cương ở Kimbeley vào năm 1870 và một trữ lượng lớn
vàng ở Witwatersrand thuộcvùng Transvaal vào năm 1886 đã gây ra một làn sóng
nhập cư và đầu tư ào ạt từ Châu Âu (trong đó người Anh chủ yếu chiếm phần
đông). Bên cạnh những người da đen bản địa, những người da đen từ các quốc gia
lân cận cũng di cư đến vùng đất này để làm việc trong các hầm mỏ.
Những người Boer đã phản ứng rất kịch liệt trước sự nhập cư ồ ạt của các
cư dân đến từ Châu Âu cũng như những mưu đồ chính trị của người Anh, điều này
đã dẫn đến các cuộc chiến giữa người Boer và người Anglo vào những năm 1880-
1881 và 1899-1902. Lực lượng của người Anh đã thắng thế trong các cuộc chiến
này và phe Cộng hoà đã buộc phải hợp tác với Đế chế Anh. Vào tháng 5/1910, sau
khi sát nhập 4 tỉnh Cape, Orange, Transvaal và Natal, thể chế Cộng hòa và thực dân
Anh đã thành lập Liên bang Cộng hoà Nam Phi, một lãnh thổ tự trị trong khối liên
hiệp Anh. Hiến pháp của Liên bang này đã trao hết mọi quyền chính trị vào tay
người da trắng.
Vào năm 1912, Đảng đại hội dân tộc Nam Phi đã được thành lập ở
Bloemfontein và sau này được biết đến với cái tên Đảng đại hội dân tộc Phi (ANC).
Mục tiêu của đảng này là xoá bỏ những hạn chế dựa trên màu da và phải cho người
da đen có ghế trong nghị viện. Bất chấp những nỗ lực đó, chính phủ vẫn tiếp tục
thông qua các điều luật hạn chế quyền và sự tự do của người da đen.

Vào năm 1948, Đảng Quốc gia (NP) đã chiến thắng trong cuộc bầu cử mà
thành phần tham gia chỉ toàn người da trắng và đã bắt đầu thực thi điều luật thắt
chặt hơn các hạn chế đối với người da đen, sau này được biết đến với cái tên
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT
12
“Apartheid” (tiếng Việt nghĩa là sự cách ly). Vào đầu những những 1960, sau sự
kiện cảnh sát giết hại 69 người và làm bị thương 180 người biểu tình phản đối chế
độ Apartheid, đảng ANC và Đảng Pan-African (PAC) đã bị cấm hoạt động. Ông
Nelson Mandela và nhiều nhà lãnh đạo chống chủ nghĩa Apartheid khác đã bị bắt
giam với tội danh làm phản.
Kể từ đó, cả 2 đảng ANC và PAC buộc phải chuyển vào hoạt động bí mật
và đấu tranh chống chủ nghĩa Aparthai thông qua các hình thức chiến tranh du kích
hoặc phá hoại ngầm. Vào 5/1961, chính quyền Nam Phi tuyên bố trở thành một nền
cộng hòa, bãi bỏ chế độ thực dân. Nam Phi đã rút khỏi Khối thịnh vượng chung một
phần bởi các cuộc biểu tình của cộng đồng quốc tế chống lại chủ nghĩa Apartheid.
Vào năm 1984, một hiến pháp mới, trong đó người da trắng cho phép những người
da màu và những người gốc Châu Á một vai trò hạn chế trong chính phủ và kiểm
soát hoạt động của họ trong những lĩnh vực nhất định, đã bắt đầu có hiệu lực. Tuy
nhiên tất cả quyền lực vẫn thuộc về người da trắng, trong khi người da đen vẫn bị
tước đi các quyền công dân của mình.
Vào 2/1990, tổng thống F.W de Klerk đã tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm hoạt
động đối với các đảng ANC, PAC và các nhóm chống chủ nghĩa Apartheid khác.
Hai tuần sau, ông Nelson Mandela đã được thả tự do.
Năm 1991, các bộ luật bất công trong thời kỳ Apartheid đã đều bị bãi bỏ.
Tháng 4/1994, cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc đầu tiên đã diễn ra, kết quả là ông
Nelson Mandela đã được bầu làm tổng thống Nam Phi.
Trong quá trình 5 năm dưới sự lãnh đạo của tổng thống Nelson Mandela,
chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải tổ đất nước. Trong đó vấn đề tập

trung nhất là các vấn đề xã hội vốn không được quan tâm trong thời kỳ tồn tại chế
độ Apartheid như vấn đề thất nghiệp, vô gia cư hay vấn nạn tội phạm Chính quyền
của ông Mandela cũng bắt đầu đưa Nam Phi trở lại với nền kinh tế toàn cầu bằng
việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi sang nền kinh tế theo định hướng thị trường,
được biết đến với các mục tiêu: phát triển, việc làm và phân phối lại (GEAR).
Trong suốt quá trình lãnh đạo của đảng ANC thời kỳ hậu Apartheid, tổng thống
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT
13
Mandela đã tập trung vào việc hoà giải quốc gia, tạo ra một hình ảnh Nam Phi đồng
nhất, mọi người dân sống hòa thuận sau nhiều năm xung đột giữa các sắc tộc. Sự
thuyên giảm các xung đột chính trị sau năm 1994 và hầu như hoàn toàn không còn
nữa trong năm 1996 là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy khả năng của tổng thống
Mandela trong nỗ lực thực hiện các mục tiêu khó khăn này.
Vào tháng 12/1997, tổng thống Mandela đã tuyên bố rút khỏi cương vị
lãnh đạo đảng ANC và người thay thế là ông Thabo Mbeki. Hai năm sau đó, trong
cuộc bầu cử đa sắc tộc lần thứ 2 diễn ra vào năm 1999, ông Thabo Mbeki đã trúng
cử tổng thống khi đảng ANC của ông giành được 2/3 số phiếu trong quốc hội. Sau
khi lên nắm quyền, tổng thống Mbeki đã chuyển sự tập trung của chính phủ từ hoà
giải dân tộc sang cải cách, đặc biệt là cải cách nền kinh tế. Với những thay đổi về
chính trị và một hệ thống dân chủ vững mạnh sau 2 cuộc bầu cử tự do và công
bằng, đảng ANC nhận ra sự cần thiết phải tập trung vào việc tạo ra sức mạnh kinh
tế trong cộng đồng những người da đen ở Nam Phi. Vào tháng 4/ 2004, đảng ANC
đã chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc gia với tỉ lệ ủng hộ gần 70%, và tổng thống
Mbeki đã tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa.
b. Đặc điểm chính trị
Cộng hoà Nam Phi theo chế độ dân chủ nghị viện đa đảng, trong đó sức
mạnh lập pháp được được chia sẻ giữa tổng thống và nghị viện.
Nghị viện là một hệ thống lưỡng viện, bao gồm: chín mươi thành viên của

Hội đồng Tỉnh, Quốc gia (Thượng viện); và bốn trăm thành viên của Quốc hội (Hạ
viện). Các thành viên hạ viện do dân bầu theo đại diện tỷ lệ: một nửa số thành viên
được bầu từ các danh sách quốc gia và một nửa được bầu từ các danh sách tỉnh.
Mười thành viên được bầu để đại diện mỗi tỉnh trong Hội đồng Tỉnh, Quốc gia;
không cần biết số dân trong tỉnh. Các cuộc bầu cử cho cả hai viện được tổ chức năm
năm một lần. Chính phủ được hạ viện thành lập và lãnh đạo đảng đa số trong Quốc
hội là Tổng thống.
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT
14
Chính trị Nam Phi hiện tại do đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) chi phối,
đảng này đã nhận được 69.7% phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử năm 2004 vừa
qua và 66.3% số phiếu trong cuộc bầu cử thành phố năm 2006. Đối thủ chính đe
dọa sự cầm quyền của ANC là đảng Liên minh Dân chủ, nhận được 12.4% số phiếu
trong cuộc tuyển cử 2004 và 14.8% số phiếu trong cuộc bầu cử năm 2006. Lãnh đạo
đảng này là Helen Zille (được bầu ngày 6 tháng 5 năm 2007). Đảng Quốc gia Mới,
vốn nắm ưu thế chính trị trước kia, và là đảng đưa ra chính sách Apartheid qua tiền
thân của nó là Đảng Quốc gia, đã ngày càng mất tín nhiệm của nhân dân qua các
cuộc bầu cử từ năm 1994, cuối cùng đã không còn chỗ đứng trên trường chính trị
của Nam Phi. Đảng này đã phải lựa chọn hợp nhất với ANC ngày 9 tháng 4 năm
2005. Các đảng chính trị lớn khác có mặt trong Nghị viện gồm Đảng Tự do Inkatha,
chủ yếu đại diện cho các cử tri người Zulu, và đảng Những người Dân chủ Độc lập,
chiếm 6.97% và 1.7% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử năm 2004 và 2006.
c. Các khu vực hành chính:
Cộng hòa Nam Phi được chia làm 9 tỉnh nằm tại 5 khu vực: Limpopo và
North-West tại phía Bắc và Đông Bắc; KwaZulu-Natal tại phía Đông; Gauteng,
Mpumalanga tại Đông Bắc; Free State tại miền Trung; Northern Cape, Eastern
Cape, Western Cape nằm ở khu vực phía Tây và phía Nam.
Cộng hoà Nam Phi có 3 thủ đô là Pretoria, Cape Town và Bloemfontein.

Trong đó: Pretoria là thủ đô hành pháp, Cape Town là thủ đô lập pháp còn
Bloemfontein là thủ đô tư pháp. Ngoài ra Johannesburg là thành phố lớn nhất và là
trung tâm kinh tế chính của cả nước. Cape Town là một thành phố thu hút khách du
lịch, nơi có nghành công nghiệp in và xuất bản phát triển mạnh mẽ, đây cũng là nơi
khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước.
1.1.2.2 Văn hoá:
Cộng hòa Nam Phi là một quốc gia đa chủng tộc, do đó đây là nơi nền văn
hóa có sự pha trộn hài hòa giữa những nét ảnh hưởng từ bên ngoài và những nét
truyền thống. Nam Phi là một xã hội hấp dẫn, nơi người Phi kết giao với người Âu,
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT
15
vẻ truyền thống đan xen với nét hiện đại, các xu hướng toàn cầu giao hòa với các
tập quán cổ xưa.
Cộng đồng đa số người da đen trong nước với số lượng đông đảo tại các
vùng nông thôn chủ yếu vẫn sống trong cảnh nghèo khổ. Tuy nhiên, chính trong
những cộng đồng này, các truyền thống văn hóa đang tồn tại mạnh mẽ nhất.
Do tình trạng phân biệt chủng tộc rất sâu sắc thời chế độ Apartheid, người
da màu thường có xu hướng tiếp cận văn hóa da trắng Nam Phi hơn là văn hóa da
đen Nam Phi, đặc biệt là những người da màu nói tiếng Hà Lan Nam Phi, những
người mà ngôn ngữ và đức tin tôn giáo của họ tương đồng hay đồng nhất với những
người Nam Phi gốc Hà Lan. Những ngoại lệ là những người da màu và các dòng họ
đã trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Apartheid và muốn được
gọi là người da đen. Những trường hợp đó thường chỉ chiếm thiểu số.
Người Châu Á, chủ yếu có nguồn gốc Ấn Độ, gìn giữ di sản văn hoá, ngôn ngữ
và tôn giáo của riêng họ, họ có thể là tín đồ Thiên chúa giáo, Hindu giáo hay Hồi giáo
Sunni và nói tiếng Anh cùng các ngôn ngữ Ấn Độ như Hindi, Telugu, Tamil hay
Gujarati. Đa số người Ấn Độ sống theo phong cách tương tự người da trắng.
Tóm lại, nền văn hóa hiện tại là sự pha trộn rực rỡ của văn hóa Âu - Phi.

Nó phản ánh chân thực tinh thần và quá khứ hào hùng của quốc gia này.
1.1.2.3 Ngôn ngữ:
Nam Phi có mười một ngôn ngữ chính thức: Tiếng Hà Lan Nam Phi, tiếng
Anh, Ndebele, Bắc Sotho, Nam Sotho, Swati, Tsonga, Tswana, Venda, Xhosa và
Zulu. Về số lượng ngôn ngữ được sử dụng, nước này chỉ đứng sau Ấn Độ. Tuy trên
lý thuyết, các ngôn ngữ đều tương đương nhau nhưng một số ngôn ngữ vẫn có số
người sử dụng đông hơn.
Theo cuộc điều tra dân số quốc gia gần đây nhất, ba ngôn ngữ được sử dụng nhiều
nhất tại gia đình là Zulu (9,2 triệu), Xhosa (7,2 triệu) và tiếng Hà Lan Nam Phi (5,8
triệu). Ba ngôn ngữ được dùng tại gia đình như ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh (2,2
triệu), tiếng Hà Lan Nam Phi (1,1 triệu) và Zulu (0,5 triệu). Cộng hoà Nam Phi
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT
16
cũng công nhận tám ngôn ngữ không chính thức: Fanagalo, Khoe, Lobedu, Nama,
Northern Ndebele, Phuthi, San và ngôn ngữ Ký hiệu Nam Phi. Những ngôn ngữ
không chính thức này có thể được sử dụng trong một số thời điểm và ở một số
vùng. Tuy nhiên, số dân sử dụng ngôn ngữ này chưa đủ lớn để được công nhận là
ngôn ngữ chính thức quốc gia.
Nhiều người da trắng Nam Phi cũng sử dụng các ngôn ngữ Châu Âu khác,
như tiếng Bồ Đào, tiếng Đức, và tiếng Hy Lạp. Còn những người người Châu Á và
Ấn Độ lại sử dụng các ngôn ngữ của Nam Á như Telugu, Hindi, Gujarati và Tamil.
1.1.2.4 Dân số và cơ cấu lao động
a. Dân số:
Theo một cuộc điều tra vào tháng 2/2007, Nam Phi là quốc gia có 47,9
triệu dân với nhiều nguồn gốc, văn hoá, ngôn ngữ, và tôn giáo khác nhau. Trong đó
tỷ lệ các nhóm người như sau: Người da đen Châu Phi (79.5%), da trắng (9.1%), da
màu (8.9%), và người Ấn Độ hay Châu Á (2.5%).
Bảng 1: Cơ cấu dân số

*
Các nhóm dân
số
Đàn ông
Phụ nữ
Tổng cộng
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ
lệ
(%)
Ngƣời gốc Phi
18 775 600
79,7
19 304 300
79,5
38 079 900
79,6
Ngƣời da màu
2 081 500
8,8
2 163 500

8,9
4 245 000
8,9
Ngƣời gốc ấn
và Châu á
574 900
2,4
598 800
2,5
1 173 700
2,5
Ngƣời da
trắng
2 130 600
9,1
2 221 500
9,1
4 352 100
9,1
Tổng số
23 562 600
100
24 288 100
100
47 850 700
100
*: số liệu thống kê vào tháng 2/2007
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT

17
Nguồn:
Tuy là một nước có cơ cấu dân số đa dạng nhưng Nam Phi lại có tỉ lệ gia
tăng dân số hàng năm là -0.4%. Nguyên nhân chính là nạn dịch HIV/AIDS đang
hoành hành khiến tỷ lệ tử vong lên tới 21,32
0
/
00
trong khi tỷ lệ sinh chỉ là 18,48
0
/
00
.
b. Cơ cấu lao động:
Theo số liệu thống kê trong tháng 2/2007, hiện nay cộng hoà Nam Phi có
khoảng 16,09 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm gần 37% dân số; trong đó
số lao động trong ngành nông nghiệp chiếm khoảng 30%, công nghiệp 25% và
ngành dịch vụ là 45%
1
. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp tại Nam Phi tương đối cao,
khoảng 25,5% (2006). Điều này đã khiến cho giá lao động ở Nam Phi tương đối rẻ.
Người tị nạn từ các quốc gia nghèo láng giềng, cộng với dòng người nhập
cư từ Cộng hòa Dân chủ Congo, Mozambique, Zimbabwe, Malawi và nhiều nước
khác đang là một vấn đề với Nam Phi. Với tỷ lệ thất nghiệp cao trong cộng đồng
người nghèo Nam Phi, tình trạng bài ngoại là một mối lo ngại rất hiện thực. Nhiều
người dân Nam Phi cảm thấy bực bội với những người nhập cư do đây nguyên nhân
khiến nhiều người Nam Phi bị mất việc (người nhập cư nhận đồng lương thấp hơn),
đặc biệt là trong những ngành như công nghiệp xây dựng, du lịch, nông nghiệp và
dịch vụ trong nước.
Một vấn đề nổi cộm nữa đang ảnh hưởng rất lớn tới cơ cấu lao động tại

Nam Phi là nạn dịch HIV/AIDS. Theo số liệu thống kê của CIA World Factbook
năm 2007, số người ở Nam Phi đang nhiễm bệnh là 5,3 triệu người, trong đó tỷ lệ
lây lan bệnh AIDS những người lớn là 21,5%. Hiện nay đã có tới 370 nghìn người
chết vì AIDS và con số đó được dự đoán sẽ lên tới hơn 487 nghìn vào năm 2008.
Với tỷ lệ tử vong vì AIDS lớn như vậy, số lượng người trong độ tuổi lao động ở
nước này ngày cảng giảm đi và trong tương lai không xa, Nam Phi có thể sẽ phải

1
: CIA Fact Book 2007
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT
18
đối mặt với việc thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng. Điều này sẽ là một trở ngại
lớn đối với công cuộc phát triển kinh tế của Nam Phi trong những năm tới.
1.2 Khái quát chung về nền kinh tế và thƣơng mại của Nam Phi
1.2.1 Đặc điểm nền kinh tế Nam Phi:
Nam Phi là quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất tại khu vực Châu
Phi. Ngoài việc là đất nước có ngành công nghiệp khai khoáng truyền thống do sở
hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, Nam Phi còn có một nền tài chính,
truyền thông và năng lượng rất phát triển. Trong năm 2006, thị trường chứng khoán
Nam Phi nằm trong tốp 20 của thế giới. Ngoài ra, tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
trên đầu người của Nam Phi, tính theo sức mua tương đương, trong những năm qua
đạt rất cao, đặt nước này vào vị trí một trong năm mươi nước giàu nhất thế giới.


Bảng 2: Các chỉ số kinh tế của Nam Phi

2002
2003

2004
2005
2006
2007
(Q1)
GDP (tỷ USD)
111,1
166,7
216,8
241,9
255,2
271,8
GDP theo sức mua của đồng
tiền (tỷ USD)
463,3
487,3
523,5
565,6
606,4
643,8
GDP trên đầu người (USD)
2440
3622
4666
5160
5384
5680
GDP trên đầu người theo sức
mua của đồng tiền (USD)
10174

10590
11267
12063
12796
13455
Tăng trưởng GDP thực tế (%)
3,7
3,1
4,8
5,1
5,0
4,7
Lạm phát (%)
9,2
5,8
1,4
3,4
4,7
5,5
Nguồn: Market Information and Analysis Section, DFAT
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT
19
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy GDP thực tế tăng 5% vào năm
2006 và đang có chiều hướng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2007. Sự
tăng trưởng này được thúc đẩy bởi mức cầu nội địa cao, khi tiêu dùng cá nhân và
đầu tư được khuyến khích bởi mức lãi suất thấp cho đến cuối năm 2006. Mức tiêu
dùng của các hộ gia đình cũng được nâng cao nhờ mức thu nhập khả dụng và hiệu
ứng của cải do giá cả tài sản tăng lên. GDP thực tế tăng 4,7% trong quý I năm 2007

đã chỉ ra rằng điều kiện kinh doanh vẫn đang rất thuận lợi.
Nhịp độ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã tạo nhiều công ăn việc làm
hơn cho người lao động. Tỉ lệ lao động có việc làm năm 2006 đã tăng 4,1% trong
thời gian 12 tháng, từ 9/2005 đến 9/2006. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp chỉ giảm một
cách khiêm tốn xuống 25,5% do tổng số người tham gia lực lượng lao động tăng
lên. Áp lực lạm phát gần đây lại càng trở nên nặng nề hơn. Sau một thời kì kéo dài
dao động trong giới hạn đặt ra là 3-6%, tỉ lệ lạm phát CPIX trong 12 tháng đã lên
đến 6,3% vào tháng 4/2007, phản ánh sự tăng giá thực phẩm, giá nhiên liệu và phản
ánh áp lực của cầu. Theo như dự báo mới nhất của Ngân hàng Dự trữ Nam Phi
(SARB), tỉ lệ lạm phát trong năm tới sẽ trên mức 6%. Trong một nỗ lực nhằm giảm tỷ
lệ lạm phát đó, Ngân hàng Dự trữ Nam Phi đã nâng lãi suất từ 9 lên 9,5% vào tháng 6
năm nay.
Thị trường tín dụng cho khu vực tư nhân vẫn rất sôi động bất chấp những
đợt tăng lãi suất gần đây, mở rộng thêm tới 25,1% (từ 4/2006 đến 4/2007). Các
khoản nợ cá nhân đã tăng đáng kể (lên đến 76% thu nhập khả dụng trong quý đầu
của năm 2007, cùng kì năm ngoái là 69,4%). Các khoản nợ phải trả cho nhà nước
của các hộ gia đình đã tăng lên đến 9,5% thu nhập khả dụng, một phần do lãi suất
tăng, nhưng vẫn còn thấp hơn mức cao nhất trong lịch sử.
Ngân hàng Dự trữ Nam Phi vẫn duy trì một hệ thống tỉ giá hối đoái linh
hoạt, trong khi vẫn tiếp tục tăng cường dự trữ quốc gia. Chính sách của SARB là
can thiệp vào thị trường ngoại hối chỉ cốt để hỗ trợ cho tình hình dự trữ. Thống nhất
với chính sách này, tổng dự trữ quốc gia đã liên tục tăng, và đến tháng 5/2007 đạt
mức 27,9 tỉ đô la, tương đương với hơn 200% các khoản vay nợ bên ngoài.
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT
20
Sau khi giảm giá đáng kể vào giữa năm 2006, đồng Rand đã dao động mà
không có một xu hướng rõ ràng nào. Thâm hụt tài khoản vãng lai đã tăng lên đến
6,5% GDP vào năm 2006 và 7% vào quý I của năm 2007, chủ yếu là do cầu nội địa

tăng mạnh. Việc mở rộng tài khoản vãng lai chủ yếu thể hiện mức tăng kim ngạch
nhập khẩu nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu. Sự thâm hụt này được bù đắp bởi
dòng đầu tư gián tiếp. Tuy nhiên, mức vay nợ bên ngoài đã tăng cực biên, lên đến
22,4% GDP vào cuối năm 2006. Cán cân tài chính của chính phủ đã chuyển sang
tình trạng thặng dư 0,6% GDP trong năm tài khóa 06/07, giảm mức vay nợ của
chính phủ xuống còn 31% GDP. Tình trạng thặng dư lần đầu tiên trong vài thập kỉ
trở lại đây phản ánh mức tăng mạnh mẽ trong việc thu thuế, do các hoạt động kinh
tế diễn ra mạnh mẽ và các nỗ lực cưỡng chế của nhà nước.
Giá cả hàng hoá tiếp tục tăng nhanh trong năm 2006 và đầu năm 2007. Giá
cả hàng hóa cao, triển vọng tăng trưởng sáng sủa, và những đánh giá tích của các tổ
chức xếp hạng đã khiến cho chỉ số giá các loại chứng khoán trên thị trường
Johannesburg Stock Exchange (JSE) tăng 38% vào năm 2006 và hơn 15% trong
tháng 5/2007. Giá của các tài sản trong khu vực dân cư tiếp tục tăng đều, từ tháng
5/2006 đến 5/2007 tăng 15,5%.
Qua những số liệu trên ta có thể thấy nền kinh tế Nam Phi dù đang có
nhiều biến động nhưng vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Đây là một cơ hội rất
tốt cho các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị
trường này.
1.2.2 Cơ cấu các ngành trong nền kinh tế:
Nam Phi là quốc gia phát triển nhờ các ngành dịch vụ, trong đó phát triển
nhất và mang lại lợi nhuận lớn nhất là các ngành dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ tài
chính và du lịch. Trong năm 2006, toàn ngành dịch vụ đã đóng góp tới 67% GDP cả
nước. Ngành công nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng trong ngành kinh tế với
30% GPD và 25% đóng góp việc làm vào năm 2006. Những ngành phát triển chính
trong công nghiệp bao gồm các ngành khai thác, lắp ráp ô tô, chế tạo máy, chế biến
kim loại, dệt, sắt thép, hóa chất…
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT
21

Nông nghiệp là ngành thu hút nhiều lao động, với 30% dân số lao động
trong ngành, trong khi đó đóng góp trong GPD lại có xu hướng phát triển chậm
trong những năm qua, và chỉ chiếm 3% trong GPD cả nước vào năm 2006. Hai hình
dưới đây minh họa cho đóng góp của ba ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ của Nam Phi cho GPD và cơ cấu lao động trong năm 2006.
Hình 1: Cơ cấu GPD theo ngành Hình 2: Phân bố lao động theo ngành

3%
30%
67%
N«ng nghiÖp
C«ng nghiÖp
DÞch vô
30%
25%
45%
N«ng nghiÖp
C«ng nghiÖp
DÞch vô

Nguồn: “Africa Economic Review”, Robert H. Smith, tháng 6/2007
Dưới đây chúng ta sẽ đi vào phân tích chi tiết hơn một số ngành chủ chốt
của Nam Phi:
1.2.2.1 Ngành nông nghiệp
Nông nghiệp Nam Phi phân biệt rõ rệt thành hai khu vực: khu vực nông
nghiệp thương mại phát triển cao và khu vực nông nghiệp tự cung tự cấp nằm sâu
trong khu vực nông thôn. Với khí hậu phân hóa đa dạng thành 7 khu vực từ khí hậu
Địa Trung Hải tới khí hậu cận nhiệt và bán sa mạc, Nam Phi có tiềm năng để phát
triển một ngành nông nghiệp đa dạng sản phẩm từ các hoa quả cận nhiệt, ngũ cốc,
len sợi, hoa, thú nhỏ và cả những gia súc lớn.

Từ năm 1994, Cộng hoà Nam Phi đã thực hiện việc bãi bỏ các loại ưu đãi
tài khóa cho ngành nông nghiệp, như xóa bỏ thuế ưu đãi nông nghiệp và cắt giảm
chi tiêu ngân sách dành cho ngành này. Vào năm 1996 nước này cũng đã ra đạo luật
Marketing Với Sản Phẩm Nông Nghiệp (Marketing of Agricultural Products Act),
trong đó đã dỡ bỏ một số kiểm soát xuất nhập khẩu, xóa bỏ hoàn toàn trợ cấp nông
Quan hệ thương mại của Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi, thực trạng và triển
vọng
Hoàng Trung Danh Lớp: Anh17 - K42 -KTNT
22
nghiệp và ban hành biểu thuế mới nhằm bảo vệ ngành nông sản của nước này trước
nguy cơ cạnh tranh không công bằng từ các nước khác.
Năm 2006 ngành nông nghiệp đóng góp 72.064 triệu Rand cho GDP, tăng
3,2% so với năm 2005 nhờ chủ yếu vào sự tăng đáng kể giá trị sản phẩm chăn nuôi,
đóng góp 2% vào tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế và 8% vào tổng giá trị xuất
khẩu năm này .
1.2.2.2 Ngành khai khoáng
Do có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là có nguồn kim loại và
khoáng sản dồi dào, ngành khai khoáng của Nam Phi đã từ lâu trở thành một ngành
kinh tế đặc biệt quan trọng nước này xét cả về sản lượng, lao động và xuất khẩu.
Thị trường nội địa cho ngành này không lớn nên ngành khai thác của Nam Phi từ
đầu đã định hướng xuất khẩu. Nước này cũng là một trong những nước xuất khẩu
lớn nhất thế giới với một số mặt hàng khoáng sản như vanađi, nhôm, ferocrom,
feromangan, hợp chất mangan; nổi bật hơn cả là vàng và bạch kim.
Ngành khai thác vàng của Nam Phi thống trị thị trường vàng thế giới và
nước này là quốc gia sản xuất nhiều vàng nhất từ năm 1898. Năm 2006, Nam Phi
khai thác 275 tấn trong tổng số 2.467 tấn vàng của thế giới (chiếm khoảng 11%).
Tuy nhiên, vai trò thống trị của ngành khai thác vàng Nam Phi đã giảm xuống so
với thập niên 70, khi sản lượng vàng của nước này chiếm tới 70% sản lượng vàng
trên toàn thế giới.
Nam Phi cũng thống trị nguồn cung cấp bạch kim, với 77,7% sản lượng

bạch kim toàn thế giới (2006). Nước này cũng là nhà cung cấp Palađi lớn thứ hai
thế giới với 39% tổng sản lượng.
Vào thập nhiên 70 và 80 của thế kỷ trước, ngành khai khoáng là nguồn
cung chủ yếu về ngoại hối cho quốc gia này, với đóng góp 14% lượng ngoại hối.
Tuy nhiên, gần đây Nam Phi đã đa dạng hóa nền kinh tế và phát triển nhiều ngành
khác, nên toàn bộ ngành khai khoáng của Nam Phi chỉ còn đóng góp 5,6% vào giá
trị gia tăng theo số liệu năm 2 quý đầu năm nay .

×