Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

So sánh hệ thống hòa ước vecxai oasinhton và ianta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.92 KB, 2 trang )

So sánh hệ thống hòa ước Vecxai-Oasinhton với Ianta
Tình hình địa chính trị thế giới đã có những biến chuyển sâu rộng sau khi hệ
thống Vecxai-Oasinhton và trật tự thế giới mới sau hội nghị Ianta hình thành và
xác lập phạm vi ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới.
1. Về thời gian diễn ra
Hệ thống hòa ước Vecxai-Oasinhton và hội nghị Ianta đều diễn ra sau khi 2 cuộc
chiến tranh thế giới đã và đang đi đến hồi kết của mình, , trong đó
Hội nghị hòa bình ở Vecxai 1919-1920
Hội nghị Oasinhton 1921-1929
Hội nghị Ianta 2/1945
2. Mục đích tiến hành
Mục đích được nêu ra để tiến hành của 2 hệ thống trật tự thế giới này là tiến
hành giải quyết các vấn đề sau chiến tranh, mà mục tiêu chủ yếu là các nước bại
trận: Đức-Áo Hung trong thế chiến 1 và các nước phát xít trong thế chiến 2.
Đem lại quyền lợi cho các nước thắng trận
Tuy nhiên, có thể nhận thấy, hệ thống hòa ước Vecxai-Oasinhton được các nước
thắng trận trong thế chiến 1, bao gồm Mỹ-Anh-Pháp là 3 nước đứng đầu phân
chia lợi ích sau khi đánh bại phe Đức-Áo Hung. Tuy nhiên, việc phân chia này
mang hình thức cướp đoạt, không tôn trọng lợi ích của dân tộc khác. Có thể
đánh giá, hệ thống hòa ước Vecxai-Oasinhton chưa giải quyết được triệt để vấn
để sau chiến tranh
Đối với trật tự thế giới sau khi kết thúc hội nghị Ianta, về cơ bản nối tiếp những
hội nghị trước đó, đã giải quyết triệt để hơn những vấn đề sau chiến tranh, phân
chia lợi ích và nghĩa vụ của các nước Đồng minh. Mục đích quan trọng hơn cả,
là sự tranh chấp giữa Liên Xô và Mỹ để giành quyền ảnh hưởng lớn nhất sau khi
các đế quốc già ở châu Âu đã suy yêu sau chiến tranh
3. Các bên tham gia
Trong hòa ước Vecxai-Oasinhton, tham gia là các nước phe Liên minh giành
thắng lợi trong chiến tranh thế giới thứ nhất, đại biểu của các nước bại trận hầu
như không có quyền can dự vào những quyết định của hội nghị
Sau khi thế chiến thứ 2 kết thúc, ngồi vào bàn đàm phán là những nước thuộc


phe Đồng minh chống phát xít, có thể chia ra làm 2 phe rõ rệt: TBCN do Mỹ
đứng đầu và phe XHCN do Liên Xô đứng đầu
4. Kết quả đạt được
Có thể nói, điểm giống nhau của Vecxai-Oasinhton và Ianta, là sau khi kết thúc,
nó đã đưa đến việc thành lập 1 trật tự thế giới mới trên phạm vi toàn cầu. Trong
khi Mỹ tiến hành xác lập vị trí của mình sau thế chiến 1, đẩy lui sức ảnh hưởng
của các nước đế quốc già khác, thì sau khi kết thúc hội nghị Ianta, thế giới đã có
được 2 cực quyền lực, đại diện cho 2 hình thái xã hội khác biệt TBCN-XHCN
Điều thứ 2 giống nhau, là cả 2 hệ thống sai khi kết thúc, đều đồng ý thành lập 1
tổ chức quốc tế, nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu; hội quốc liên và liên hợp
quốc
Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận ra những điều khác nhau ngay trong những
quan điểm chung này của các nước. Trước hết, với việc Mỹ giành được vị thế
lớn sau khi kết thúc thế chiến 1 thì cũng đẩy lùi các nước Anh-Pháp-Đức lại, và
hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh với Mỹ. Thì sau khi kết thúc hội nghị
Ianta, không những nổi lên 1 đối trọng với Mỹ, mà còn là nguyên nhân khiến
nước Mỹ hao tiền tốn của rất nhiều năm sau này. Trật tự thế giới sau khi xác lập
sau thế chiến 1 đơn giản là cuộc phân chia giữa các nước đế quốc, nhưng sau khi
thế chiến 2 kết thúc, đã chứng kiến sự ra đời của 1 hệ thống xã hội hoàn toàn
mới trong lịch sử loài người
Hội Quốc Liên sau khi được thành lập không mang nhiều ý nghĩa, không
chứng tỏ được vị thế của 1 tổ chức toàn cầu, khác xa so với vai trò của LHQ sau
này và trải dài đến ngày nay
Về thời gian tồn tại, hệ thống hòa ước Vecxai-Oasinhton có thời gian tồn tại
ngắn hơn so với trật tự thế giới 2 cự Ianta
Hòa ước Vecxai-Oasinhton không giữ cho thế giới thoát khỏi 1 cuộc chiến
tranh nữa, mà thậm chí mức độ tàn phá của thế chiến thứ 2 còn ghê gớm hơn
nhiều. Thế giới sau thế chiến 2, bước vào cuộc đối đầu gay gắt của Mỹ và Liên
Xô, với cuộc chiến tranh lạnh từng tồn tại trong lịch sử, tuy nhiên, không có 1
cuộc chiến trang mang quy mô toàn TG nổ ra

×