Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

(Skkn 2023) quy trình lập dàn ý miêu tả đạt hiệu quả cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 26 trang )

1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Mỗi mơn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển
những cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt
Nam. Trong các mơn học ở tiểu học thì môn Tiếng Việt chiếm thời lượng nhiều
nhất, là công cụ để học các môn học khác. Môn Tiếng Việt ở trường phổ thơng
có nhiệm vụ hồn thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực
hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với bốn
kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong năm đầu tiên được phân công giảng dạy ở
lớp 5, tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt được phản ánh rõ nét
nhất ở phân môn Tập làm văn.
Bản thân dạy học tập làm văn là một hoạt động tích hợp, tích hợp các tri
thức của các phân mơn khác. Tập làm văn là phân mơn có tính chất tích hợp
tồn diện, sáng tạo vì mỗi bài tập làm văn phải thể hiện được tư tưởng, tình cảm,
suy nghĩ của bản thân. Mỗi bài văn thể hiện được cả trí tuệ và tình cảm của học
sinh. Mặt khác, phân mơn Tập làm văn còn có tác dụng rèn thêm nhân cách, đặc
biệt là tính chân thực trong cách miêu tả, kể chuyện, tường thuật,… Muốn làm
được một bài văn hay học sinh phải huy động toàn bộ kiến thức về đời sống,
kiến thức về văn học để viết, nghĩa là học sinh phải hoàn thiện cả bốn kĩ năng:
nghe, nói, đọc, viết.
Dạy tốt phân mơn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn miêu tả nói riêng
là vấn đề được nhiều giáo viên tiểu học quan tâm. Học sinh tiểu học ngay từ lớp
1, 2, 3 đã được tiếp xúc với nhiều dạng văn bản khác nhau, có nội dung gần gũi
trong cuộc sống và kĩ năng giao tiếp của các em với cộng đồng. Đó là một ưu
điểm khơng ai phủ nhận. Tuy nhiên, chương trình mới chuyển tải sự thay đổi cả
về nội dung và kỹ năng rèn luyện lẫn hình thức, biện pháp và quy trình lên lớp.
Là giáo viên, nhất là giáo viên dạy lớp 4, 5 không ai tránh khỏi những trăn trở,
băn khoăn là làm thế nào giúp học sinh rèn luyện tốt kỹ năng làm bài tập làm
văn, nhất là văn miêu tả. Do đó để làm tốt vai trò người tổ chức và hướng dẫn
học sinh, tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Quy trình lập dàn ý miêu tả đạt


hiệu quả cho học sinh lớp 5”
2.Mục đích nghiêm cứu
-Nêu một số biện pháp quy trình lập dàn ý miêu tả đạt hiểu quả cho học sinh
lớp 5. Từ đó giúp học sinh viết dàn ý chi tiết để bài văn đạt hiểu quả .
- Bồi dưỡng vun đắp tình yêu Tiếng Việt , biết giữ gìn tình yêu trong sáng ,
giàu đẹp của Tiếng Việt , góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam .
3.Khách thể , đối tưởng nghiêm cứu


2
- Khách thể nghiêm cứu : Phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn ở
Tiểu học
- Đối tượng nghiên cứu : Quy trình lập dàn ý miêu tả đạt hiểu quả cho học
sinh lớp 5
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát: Giáo viên và học sinh lớp 5 trường Tiểu học nơi tôi
đang công tác.
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 5.
- Địa bàn nghiên cứu: Trường Tiểu học nơi tôi đang công tác.
- Thời gian nghiên cứu: Trong năm học 2020 – 2021..
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp đàm thoại, gợi mở
- Phương pháp thực hành, luyện tập
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu
- Phương pháp dự giờ rút kinh nghiệm
B : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của quy trình lập dàn ý miêu tả hiểu quả cho học sinh lớp 5
1.1 Cơ sở lí luận chung

- Phân mơn Tập làm văn là một mơn học mang tính tổng hợp và sáng tạo,
nhưng lâu nay người giáo viên (nhất là giáo viên lớp 4, lớp 5) chưa có cách phát
huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng
được cho các em lòng yêu quý và ham thích học Tiếng Việt để từ đó các em
nhận ra rằng đã là người Việt Nam thì phải đọc thơng viết thạo Tiếng Việt và
phát huy hết ưu điểm của tiếng mẹ đẻ.
- Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài.
- Vốn từ ngữ của các em còn hạn chế nên khi viết văn thường bị lặp lại từ,
câu văn lủng củng, thiếu hình ảnh, cảm xúc. Khơng biết hình dung bằng hình
ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát.
- Nhiều em không nắm được cấu trúc ngữ pháp nên sử dụng dấu câu tùy
tiện, bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả, nhiều từ ngữ các em còn hiểu sai nghĩa
nên không sử dụng đúng chỗ.
- Một số học sinh làm theo văn mẫu hoặc chỉ viết theo dàn bài mà giáo
viên đã hướng dẫn lập. Chưa biết tích hợp các phân môn khác như: Tập đọc,


3
Luyện từ và câu, Chính tả, Khoa học, Lịch sử và Đại lí vào tập làm văn... Chưa
sáng tạo trong khi dùng từ đặt câu.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
*Thế nào là văn miêu tả ?
- Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh , của người
của vật để giúp người đọc , người nghe hình dung được đối tượng ấy .
1.3. Đặc trưng của phân mơn tập làm văn
- Là tính tổng hợp , thực hành sáng tạo mang dấu ấn cá nhân học sinh ,
trong q trình tạo lập ngơn bản ( ở cả hai dạng nói và viết ) làm văn là một hoạt
động giao tiếp . Vì vậy , trong nhà trường việc dạy tập làm văn cho học sinh
thực chất là dạy cho học sinh nắm cơ chế của việc sản sinh ngơn bản nói và viết
theo các quy tắc ngôn ngữ , quy tắc giao tiếp nhằm đạt được much đích giao tiếp

1.4. Vị trí của phân môn tập làm văn
Dạy Tập làm văn là dạy các kiến thức kĩ năng giúp học sinh tạo lập , sản
sinh ra ngôn bản . Phân môn Tập làm văn có vai trò vị trí quan trọng trong việc
hồn thiện và nâng cao dần các kĩ năng sử dụng tiếng việt đã được hình thành ,
xây dựng ở các phân mơn khác . Nhờ q trình vận dụng các kĩ năng để tạo lập ,
sản sinh văn bản trong dạy Tập làm văn , tiếng Việt trở thành một công cụ sinh
động trong quá trình học tập và giao tiếp của học sinh tiểu học .
2. Thực trạng quy trình lập dàn ý miêu tả đạt hiểu quả cho học sinh lớp 5
2.1. Giới thiệu vài nét về trường tôi đang công tác
2.1.1 Thuận lợi
- Ban giám hiệu hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc dạy
và học, đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục.
- Học sinh trong lớp có ý thức ham học hỏi, ngoan, biết vâng lời, có ý thức
tìm tòi.
- Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Bản thân là giáo viên dạy lớp 5, yêu nghề, nhiệt tình, tâm huyết với nghề
mà mình đã chọn.
2.1.2. Khó khăn
- Thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho phân mơn Tập làm văn còn rất ít.
- Phần lớn học sinh khơng thích học phân mơn Tập làm văn vì mơn này
khó, nó đòi hỏi sự sáng tạo và năng khiếu của các em.


4
2.2. Thực trạng quy trình lập dàn ý miêu tả đạt hiểu quả cho học sinh lớp 5
Ngay từ đầu năm học tôi đã cho học sinh làm bài để khảo sát chất lượng.
Lớp 5E của tơi chủ nhiệm có tất cả 38 học sinh đã làm bài kiểm tra với đề bài
tập làm văn là:
1. Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em

2. Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em.
Sau khi chấm bài tôi đã phân loại được học sinh như sau:
Điểm

Số bài

Tỉ lệ

Điểm 9-10

3

7,9 %

Điểm 7-8

10

26,3 %

Điểm 5-6

18

47,4 %

Điểm 3-4

5


13,2 %

Điểm 1- 2

2

5,2 %

Nhìn vào bảng phân loại trên sẽ dễ dàng nhận thấy kết quả bài viết của các
em đã đạt được những thành tích nhất định, phát hiện được những em có năng
khiếu văn để bồi dưỡng, nhưng qua đó ta cũng nhận thấy, bài viết của các em
đạt ở mức trung bình khá nhiều.
2.3 Nguyên nhân
* Quan sát chưa tinh tế
* Vốn từ chưa phong phú, chưa sáng tạo.
* Dùng hình ảnh so sánh chưa chính xác
* Khả năng bộc lộ cảm xúc còn nghèo nàn
3. Một số biện pháp quy trình lập dàn ý miêu tả đạt hiểu quả cho học sinh
lớp 5
Xuất phát từ thực trạng trên, đồng thời thấy rõ vai trò, nhiệm vụ của một
giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau đây,
hy vọng sẽ nâng cao được chất lượng phân môn Tập làm văn trong tiểu học.
3.1 Chọn cách tổ chức dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất
+ Ra đề và chọn đề
Trước hết, để luyện tập cần có những đề bài tốt. Giáo viên phải biết lựa
chọn đề và biết tự ra đề tập làm văn để rèn luyện cho học sinh viết. Ra đề tập
làm văn cho học sinh phải kích thích được hứng thú viết văn của các em. Muốn
vậy, nó phải là những gì gần gũi, quen thuộc, có quan hệ thân thiết với các em.



5
Đồng thời đề khơng thể là cái gì lặp lại, nhàm chán, gò bó, mà phải tạo điều kiện
cho các em suy nghĩ, cảm xúc, diễn đạt theo cách riêng của mình, đề bài phải
mở ra chân trời sáng tạo cho các em. Vì vậy, với những đề bài tả cảnh trong
sách giáo khoa, ví dụ như E
" m hãy viết một đoạn văn tả lại ngơi trường của em."
thì giáo viên có thể chuyển thành M
" ỗi buổi đến trường, em được nghe tiếng
chim ca, được vui đùa cùng bạn bè, đặc biệt nghe những lời giảng ấm áp của
thầy, cô giáo… Trường học đúng là ngôi nhà thứ hai của em. Em hãy viết một
đoạn văn tả lại ngôi nhà ấy vào một buổi sáng đẹp trời."
Khi học sinh thực hành viết theo đề thứ hai, tôi thấy các em viết tốt hơn,
bài viết có cảm xúc, giàu hình ảnh.
+ Định hướng cho học sinh
Định hướng của giáo viên có vai trò vơ cùng quan trọng, nó giúp các em
không chỉ xác định đúng yêu cầu của đề bài mà còn tìm ra những ý tưởng mới,
sáng tạo cho bài viết của mình. Vì vậy khi gợi ý cho học sinh, giáo viên nên diễn
đạt có hình ảnh.
Ví dụ: Lời chỉ dẫn cho đề bài "Một năm có bốn mùa, nùa nào cũng có
những vẻ đẹp riêng. Hãy miêu tả một cảnh đẹp của nơi em ở vào một mùa trong
năm"giáo viên có thể diễn đạt như sau:
"Đề bài thuộc kiểu tả cảnh, đối tượng là quang cảnh thiên nhiên nơi em
sống vào một mùa trong năm (mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông). Em yêu
mùa nào nhất? Em có thể chọn thời điểm mùa xuân, khi cây cối đâm chồi nảy
lộc, khi những hạt mưa xuân lất phất bng trên những mầm non mới nhú. Có
thể chọn mùa hạ với những chùm phượng vĩ đốt lửa một góc trời xa, với những
cành bằng lăng tím màu mực thân thương, với cơn mưa rào mang hương thơm
của đất, với những tiếng ve kêu râm ran trên tán cây báo hiệu mùa thi sắp đến,
với những chùm quả chín đầy cành; cũng có thể chọn mùa thu những cơn gió
heo may thơm mùi cốm mới, với những bơng hoa cúc vàng tươi, hay mùa đông

lạnh giá khiến ai cũng muốn suýt xoa.. Bài làm của em cần thể hiện tình cảm
u mến, gắn bó của em với quang cảnh đó để mọi người khi đọc lên đều yêu
mến nơi đó như em."
Trên những đề bài cụ thể, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm
hiểu đề, phân tích đề: Bài viết theo thể loại gì? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết
cho ai? Thái độ cần bộc lộ qua bài viết như thế nào? Trên thực tế, học sinh rất dễ
lạc đề.
Ví dụ: Với đề bài: "Em hãy viết một đoạn văn tả quang cảnh sân trường
em vào giờ ra chơi. " , hầu như học sinh khơng xác định được rằng đích của
đoạn văn này là tả quang cảnh sân trường, cảnh ở đây là cảnh động chứ không


6
phải cảnh tĩnh từ đó thể hiện được lòng yêu mến của em với ngơi trường. Vì vậy
bài làm của các em chỉ sa vào tả cảnh sân trường, lớp học, khơng tả hoạt động
của các bạn học sinh, có em thì sa vào tả hoạt động của các bạn và bỏ qua phần
tả cảnh. Đặc biệt các em không xác định đúng và không nắm chắc thái độ cần có
khi tả, nên khi tả bài viết của các em lạc vào một khung cảnh xa lạ với ngay bản
thân các em.
3.2. Rèn cho học sinh có kĩ năng quan sát, ghi chép
- Quan sát có vai trị rất quan trọng đối với thể loại văn miêu tả
Ví dụ: Khi quan sát để tả cánh đồng lúa (có thể là cánh đồng lúa chín rộ
hoặc đang trổ bơng…) các em có thể quan sát được rất nhiều chi tiết về nắng,
gió, cây cỏ, tiếng chim, những chú trâu …nhưng cảnh chủ yếu trọng tâm phải là:
Tìm ra đặc điểm của lúa trổ bơng hay lúa đang chín rộ. Chú ý quan sát cánh
đồng lúa ấy khi trời nắng, mưa, khi khơng có gió, gió nhẹ, gió to.
- Khi quan sát cần sử dụng đồng thời nhiều giác quan
Thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát do đó kết quả thu được
thường là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác (hình dáng, màu sắc,
đường nét, độ xa gần…). Đó là mặt mạnh và cũng là nhược điểm của các em.

Chúng ta cần lưu ý các em dùng thêm giác quan thích hợp để quan sát.
Ví dụ: Quan sát cảnh giờ ra chơi ở sân trường, cảnh tấp nập ở đường làng,
cảnh đẹp của quê hương buổi bình minh ngồi mắt ra còn cần huy động cả mũi,
tai, tay để ngửi, để nghe, để sờ. Cái khó của cơng việc này là bản thân giáo viên
nhiều khi cũng cảm thấy lúng túng khi sử dụng các giác quan đó để quan sát sự
vật. Vì vậy cần có sự luyện tập trước.
- Tổ chức tiết dạy quan sát
- Khi có kĩ năng quan sát, biết chọn lọc những chi tiết mới mẻ, đặc sắc của
cảnh vật, con người thì học sinh sẽ dần ham thích ghi chép.
Quan sát đi kèm với ghi chép là một việc làm thường xuyên sẽ làm giàu
vốn sống thực tế của các em vừa hình thành kĩ năng viết. Ban đầu, trong giờ học
Tập làm văn, sau khi giáo viên tổ chức cho các em phân tích những văn cảnh cụ
thể để hình thành kiến thức bài học như cấu tạo, trình tự miêu tả. Cuối tiết học
giáo viên nên giao nhiệm vụ cho các em về nhà quan sát và ghi chép một cảnh
vật cụ thể nơi em ở thông qua phiếu gợi ý trình tự quan sát giao cho mỗi nhóm
học sinh. Trên lớp, trong tiết học cũng như sau tiết học giáo viên thường xuyên
nhắc nhở các em ghi những ý hay, câu từ hay vào số tay của mình. Những câu từ
hay liên quan đến văn miêu tả khơng chỉ có ở tiết học Tập làm văn mà có ở
những phân mơn khác như: Tập đọc, Luyện từ và câu ….


7
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, trong bài
tác giả sử dụng rất nhiều từ màu vàng như : vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm,
vàng ối, vàng tươi, vàng xọng, vàng giòn, vàng mượt, vàng mới, vàng trù phú,
chín vàng. Ngồi việc giải nghĩa phần từ ngữ trong tiết Tập đọc cho học sinh,
giáo viên hãy yêu cầu học sinh cần phải nhớ để vận dụng khi viết văn cho đúng
nghĩa của từ. Thực ra đây là việc làm thường xuyên để giúp học sinh có một cái
nhìn tổng thể để rồi tìm ra mối liên quan chặt chẽ giữa các phân môn trong
Tiếng Việt. Giáo viên làm thế là cố gắng khai thác triệt để những kiến thức có

trong sách giáo khoa.
- Sau khi quan sát, học sinh cần phải lập được dàn ý chi tiết thể hiện
những ghi chép của mình
Ví dụ: Khi dạy tiết: Luyện tập tả cảnh (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 14)
Ở bài tập số 2, yêu cầu học sinh: Lập dàn ý tả cảnh một buổi sáng (trưa,
chiều, tối) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh
đồng, nương rẫy).
Ngoài giao nhiệm vụ vừa sức, giáo viên có thể đưa ra dàn ý sau và yêu cầu
các em sắp xếp cho hợp lí rồi chọn một ý bao quát để viết thành đoạn. Dàn ý
như sau:
- Giới thiệu bao quát cảnh cánh đồng vào buổi sớm bình minh.
- Những giọt sương còn đọng long lanh trên những ngọn lúa.
- Những làn gió mát từ mặt sông đưa lên.
- Mặt trời từ từ nhô lên sau dãy núi, cố ngoi lên khỏi lũy tre đầu làng.
- Khơng khí buổi sớm trong lành, mát mẻ.
- Những hàng lúa xanh rì rào trong gió.
- Tiếng chim hót ríu rít.
- Xa xa, mấy bác nơng dân đi thăm đồng.
- Em rất thích ngắm nhìn cánh đồng vào một buổi sớm mai.
- Mùi thơm dịu ngọt của lúa mới trổ bông thoang thoảng đưa lên.
- Thỉnh thoảng, một vài con sẻ bay vụt lên từ đồng lúa.
3.3. Làm giàu và luyện kỹ năng dùng từ trong văn miêu tả
3.2.1 Làm giàu vốn từ cho học sinh
Trước hết phải mở rộng vốn từ cho các em, tạo cho các em có được một số
vốn từ phong phú thì các em có cơ hội thể hiện chính xác, sinh động mọi đối
tượng miêu tả. Biện pháp làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh hiệu quả nhất là
thông qua các phân môn Tiếng Việt.
- Môn Tập đọc: Nhiều bài tập đọc là các bài miêu tả cảnh vật của các nhà
văn. Số lượng từ ngữ miêu tả cảnh vật ở các bài đó phong phú, cách sử dụng



8
chúng sáng tạo. Khi dạy các bài tập đọc giáo viên giúp các em chỉ ra các từ ngữ
miêu tả, chọn một đến hai trường hợp đặc sắc nhất để phân tích cái hay, sự sáng
tạo của nhà văn khi dùng chúng. Ngồi ra, mơn Tập đọc còn giúp các em hiểu
được nghĩa đen, nghĩa bóng, hiểu được nội dung của các đoạn văn, khổ thơ có ý
nghĩa miêu tả (cảnh vật, con người,...). Mỗi tiết dạy Tập đọc nên thêm một vài
câu hỏi về thể loại, bố cục và trình tự miêu tả của tác giả để học sinh thấm dần
về Tập làm văn miêu tả. Bên cạnh đó, giáo viên khuyến khích các em lập sổ tay
từ ngữ miêu tả. Thỉnh thoảng giở sổ tay xem lại (nhất là khi chuẩn bị cho tiết
Tập làm văn). Sau một thời gian vài ba tuần giáo viên lại cho ôn tập và kiểm tra
miệng các câu văn hay đó trước khi vào dạy bài mới. Cứ cần cù như vậy sẽ giúp
các em tích luỹ dần vốn từ ngữ miêu tả.
Ví dụ 1 :
Khi dạy bài tập đọc Đất Cà Mau (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 89)
Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra những từ ngữ tả mưa, cây cối, đất được
tả trong bài.
+ Mưa: Mưa dông, mưa đổ ngay xuống, mưa hối hả, mưa không kịp chạy
vào nhà, mưa rất phũ…
+ Đất: đất xốp, đất nẻ chân chim, đất rạn nứt, đất phập phều….
+ Cây: mọc thành chòm, thành rặng, san sát.
- Môn Luyện từ và câu: Là mơn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ
nhiều nhất khi dạy các tiết Mở rộng vốn từ. Trong các tiết này có các bài tập mở
rộng vốn từ rất cụ thể, thiết thực như tìm từ, ghép từ, phát hiện từ miêu tả, dùng
từ đặt câu, sắp xếp các từ thành nhóm miêu tả như nhóm từ ngữ miêu tả ngoại
hình, nhóm từ ngữ miêu tả đặc điểm cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động,...
Ví dụ: Tìm từ láy gợi tả âm thanh trên dòng sơng (bì bọp, ì ọp, ì ầm, xơn
xao, ào ào...)
3.2.2 Rèn kỹ năng dùng từ ngữ cho học sinh
- Rèn luyện kĩ năng phân biệt các loại từ thông qua tất cả các phân môn

trong môn Tiếng Việt. Nội dung này được tích hợp hầu hết các phân mơn. Tập
trung chú ý hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nghĩa của từ. Định hướng cho học
sinh để các em nhận biết rõ tác dụng của việc diễn đạt bằng từ ngữ gợi tả, gợi
cảm. Trong văn miêu tả, thường xuất hiện các lớp từ có giá trị hình tượng, có
giá trị biểu cảm như từ láy, tính từ tuyệt đối , từ tượng thanh, từ tượng hình,…
Chúng là thế mạnh đặc trưng của Tiếng Việt và là phương tiện miêu tả hiệu quả.
Do đó cần hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng có hiệu quả các từ tượng
thanh như: tiếng gió vi vu, lao xao, xào xạc,…; tiếng mưa lộp bộp, tí tách, long
bong, …; tiếng nước chảy róc rách, ào ào, tí tách,…và thế giới âm thanh xung


9
quanh các em tiếng gà gáy, tiếng chim hót, tiếng người cười nói,… Những từ có
giá trị tượng hình như: đỏ chon chót, sâu thăm thẳm, rộng mênh mơng,… Các
tính từ chỉ màu sắc như: vàng óng, vàng hoe, vàng xuộm,…; xanh um, xanh
thẳm, xanh lét,…; đỏ ối, đỏ chon chót, đỏ hoe,… tím ngắt, tím biếc, tím hoa cà,
…Các tính từ chỉ mùi vị: thơm ngát, thơm nức, thơm thoang thoảng,…Thế giới
âm thanh, hình tượng và màu sắc tạo cho bài văn miêu tả của các em thật hơn,
sinh động hơn.
- Rèn kĩ năng nhận biết các biện pháp tu từ qua từng bài văn, văn cảnh cụ
thể. Học sinh được thường xuyên nhận biết và tìm hiểu giá trị thẩm mỹ của phép
so sánh, nhân hoá trong các bài tập đọc, trong các bài văn gợi ý. Chúng đã tạo
nên bức tranh sinh động với những gam màu ấn tượng bằng ngơn ngữ trong
miêu tả. Vì vậy cần hướng dẫn và khuyến khích học sinh có thói quen sử dụng
so sánh và nhân hoá trong viết văn miêu tả.
3.4. Giúp học sinh nắm vững đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả
Ngoài việc giúp học sinh biết dùng lời văn phù hợp với yêu cầu về nội
dung và thể loại cho trước, khi luyện tập giáo viên cũng cần lưu ý nhắc nhở các
em nắm vững các đặc điểm của mỗi thể loại, mỗi dạng bài và xác định đối tượng
miêu tả. Trong mỗi bài văn phải thể hiện cái mới cái hay, cái riêng và cảm xúc

của mình. Cụ thể:
* Kiểu bài tả cảnh
Cần xác định các yêu cầu sau:
a) Xác định không gian, thời gian nhất định
Sau khi xác định thời gian, không gian nhất định học sinh cần biết lựa chọn
trình tự quan sát. Việc quan sát có thể tiến hành ở những vị trí khác nhau nhưng
vẫn phải có một vị trí chủ yếu làm cho cảnh được quan sát bộc lộ ra những điều
cơ bản nhất của nó. Khi đã xác định được vị trí quan sát rồi, ta nên có cái nhìn
bao quát toàn cảnh đồng thời phải biết phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng
phần để quan sát.
b) Xác định trình tự miêu tả
Khi tả phải xác định một trình tự miêu tả phù hợp với cảnh được tả. Tả từ
trên xuống hay từ dưới lên, từ phải sang trái hay từ ngoài vào trong... là tuỳ
thuộc đặc điểm của cảnh.
c) Chọn nét tiêu biểu
Chỉ nên chọn nét tiêu biểu nhất của cảnh để tả, tập trung làm nổi bật đặc
điểm đó lên, có thể tả xen hoạt động của người, của vật, ... trong cảnh để góp
phần làm cho cảnh sinh động hơn, đẹp hơn.
d) Tả cảnh gắn với cảm xúc riêng bằng nhiều giác quan


10
Tả cảnh luôn luôn gắn với cảm xúc của người viết. Cảnh vật mang theo
trong nó cuộc sống riêng với những đặc điểm riêng. Con người cảm nhận cảnh
như thế nào sẽ đem đến cho cảnh những tình cảm như thế. Nhà thơ Lê Anh
Xuân, trong niềm vui của ngày Tổ quốc hồn tồn thống nhất, đất nước thốt
khỏi ách ngoại xâm, bằng tâm trạng hạnh phúc nhất, ông đã thốt lên:
“Bỗng thấy nội tôi trẻ lại
Như thời con gái tuổi đơi mươi.”
Đây chính là phần hồn của cảnh. Cảnh khơng có hồn sẽ trơ trọi, thiếu sức

sống.
e) Chọn từ ngữ thích hợp khi tả cảnh
Khi làm văn miêu tả cần biết lựa chọn từ ngữ gợi tả, dùng hình ảnh so sánh
hoặc nhân hoá để làm nổi bật đặc điểm cảnh đang tả giúp người đọc như đang
đứng trước cảnh đó và cảm nhận được những tình cảm của người viết.
Ví dụ: Sau đây xin trích một số câu trong bài văn tả cảnh: “Chiều tối” của
Phạm Đức (Sách Tiếng Việt 5, tập 1, trang 22):
“Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần và như hoà lẫn
với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng.”
Ta thấy câu văn miêu tả sự chuyển hoá của ánh sáng từ “nhạt dần” rồi
“hoà lẫn” với “ánh sáng trắng nhợt”. Tác giả cũng đã dùng mắt để quan sát sự
biến đổi của ánh sáng và bóng tối, đã dùng tai để nghe tiếng dế và dùng mũi để
cảm nhận hương vườn và cũng đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá làm cho câu văn
sinh động một cách rất tinh tế, khi viết: “Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ
bụi xốp, mờ đen phủ dần lên mọi vật.” , “Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò,
chờ đợi.”, “Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và
tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.”.
g) Dàn ý chung
*Mở bài:
- Giới thiệu cảnh định tả (ngôi nhà, trường học, vườn hoa,...).
- Cảnh đó ở đâu? Em tả nó vào thời điểm nào? Em có tham gia chứng kiến
cảnh đó?...
*Thân bài:
- Tả những nét chung nổi bật của toàn cảnh: Những nét bao quát khi thoạt
nhìn cảnh: Quang cảnh chung, cảm tưởng chung về cảnh.
- Tả từng bộ phận của cảnh (theo trình tự hợp lí từ ngồi vào trong hoặc từ
trên xuống dưới,...).
+ Chọn tả những nét tiêu biểu nhất, xác định trung tâm của cảnh cần miêu
tả là gì?



11
+ Chú ý tả đường nét, màu sắc của cảnh vật. Sự liên quan giữa cảnh vật ấy
với cảnh vật xung quanh nó.
+ Tả người, vật gắn với cảnh (nếu có).
- Tình cảm, thái độ của người tả.
*Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của người viết trước cảnh được tả
* Kiểu bài tả người
Khi miêu tả người, yếu tố quan sát lại càng quan trọng. Nhìn chung, mọi
người đều có những đặc điểm giống nhau nhưng lại hoàn toàn khác nhau ở
những đặc điểm riêng, chỉ người đó mới có. Nhiệm vụ của giáo viên khi hướng
dẫn học sinh miêu tả người là giúp cho các em thấy rằng phải miêu tả ngắn gọn
mà chân thực, sinh động về hình ảnh và hoạt động của người mình tả.
Ví dụ: Trong bài văn “Người thợ rèn” (SGK lớp 5, tập 1, trang 123), tác
giả miêu tả người thợ rèn đang làm việc: “Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt
lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng
vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch.”. Ta thấy tác giả quan sát rất kĩ và miêu tả
sinh động làm nổi bật hình ảnh người thợ rèn như một người chinh phục dũng
mãnh và thấy rõ quá trình biến thỏi thép thành một lưỡi rựa.
Vì thế, để làm được bài văn tả người thành công, giáo viên cần giúp học
sinh xác định các yêu cầu sau:
a) Chú ý tả ngoại hình hoạt động
Khi tả người cần chú ý đến tuổi tác, mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có sự phát
triển về cơ thể, về tâm lý riêng biệt khác nhau và có những hành động thể hiện
theo giới tính, thói quen sinh hoạt, hồn cảnh sống…. Khi miêu tả cần tập trung
vào việc làm sao nêu được cái chung và cái riêng của con người được miêu tả.
b) Biết cách quan sát
Khi tả người, điều cần nhất là quan sát trực tiếp hoặc trò chuyện, trao đổi ý
kiến với người đó. Quan sát khn mặt, dáng đi, nghe giọng nói, xem xét cách

nói, cử chỉ, thao tác lúc làm việc…để rút ra nét nổi bật (chọn và quan sát người
định tả trong thời gian chuẩn bị bài mới ở nhà). Ta cũng cần dùng cách quan sát
gián tiếp là thơng qua trí nhớ hoặc nhận xét của một người khác về người định tả
để bổ sung những thơng tin cần thiết.
c) Tả kết hợp ngoại hình, tính nết, hoạt động
Khi miêu tả có thể tách riêng từng mặt, từng bộ phận để tả nhưng để nội
dung bài văn miêu tả đạt được sự gắn bó, súc tích ta nên kết hợp tả ngoại hình,
tính nết đan xen với tả hoạt động.


12
d) Tả những nét tiêu biểu bằng tình cảm chân thật của mình
Khi tả người, điều quan trọng là cần tả chân thật những nét tiêu biểu về
người đó, khơng cần phải tơ điểm người mình tả bằng những hình ảnh hoa mĩ,
vẽ nên một hình ảnh tồn diện. Làm như vậy bài văn sẽ trở nên khuôn sáo, thiếu
sự chân thật làm người đọc cảm thấy khó chịu. Giáo viên cần lưu ý học sinh
rằng, trong mỗi con người ai cũng có chỗ khiếm khuyết nhưng nét đẹp thì bao
giờ cũng nhiều hơn (đẹp về hình thể, đẹp về tính cách, đẹp về tâm hồn….). Nếu
học sinh phát hiện, cảm nhận được và biết tả hết các đặc điểm đó thì sẽ làm cho
bài văn miêu tả của các em sinh động, hồn nhiên đầy cảm xúc và người đọc dễ
chấp nhận hơn.
Ví dụ:
Trong bài văn tả “Cơ Chấm” (sách Tiếng Việt 5, tập 1, trang 156) nhà văn
Đào Vũ đã viết:
“Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì
khơng thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.”
“Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc,
chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm
thì cần cơm và lao động để sống .”
“Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để

cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác...”
e) Dàn ý chung
*Mở bài:
- Giới thiệu người sẽ tả: Em được gặp người ấy ở đâu? Trong thời gian
nào? Cảm xúc ban đầu của em về người đó như thế nào?...
*Thân bài:
- Tả hình dáng:
+ Tả bao quát về tuổi tác (già hay trẻ), tầm vóc (cao lớn hay nhỏ nhắn),
dáng điệu (duyên dáng, nhanh nhẹn hay chậm chạp), nghề nghiệp (bác sĩ, công
nhân,...), cách ăn mặc,...
+ Tả chi tiết: Những nét nổi bật nhất (khn mặt, mái tóc, đơi mắt, cái
miệng, làn da, chân tay,...)
- Tả tính tình- hoạt động:
+ Tính tình của người đó như thế nào? (chất phác, vui nhộn hay dễ cáu
gắt,...). Giọng nói ra sao? (nhẹ nhàng hay sang sảng), cử chỉ, điệu bộ,... Cách cư
xử với người khác (ân cần, chu đáo,...), việc làm bộc lộ rõ rệt đạo đức, tình cảm
và tính nết của người được tả.


13
+ Hoạt động: Tả các việc làm cụ thể: người ấy đang làm gì? Cách làm như
thế nào?
 Chú ý: Khi tả người, cần làm nổi bật các đặc điểm về lứa tuổi, tác
phong, tính tình, hình dáng cho phù hợp với nghề nghiệp, hoàn cảnh riêng của
mỗi người; cần kết hợp tả hoạt động, tính tình và đơi nét về hình dáng.
*Kết bài: Cảm nghĩ cuối cùng của em về người đó (ấn tượng sâu sắc, ảnh
hưởng của người đó đối với bản thân...)
4. Kết quả nghiên cứu
Qua quá trình thực nghiệm, tơi thấy việc sử dụng các biện pháp trên đã
đem lại kết quả khá rõ rệt. Từ chỗ bài làm của học sinh còn nghèo nàn, có chỗ từ

ngữ sử dụng chưa chính xác, khơng sát thực, bố cụ c không rõ ràng, bài sơ sài,
câu văn thiếu sinh động, thiếu hấp dẫn, nay bài làm của các em đã có những câu
văn miêu tả hay với việc sử dụng các từ gợi tả, gợi cảm, với các biện pháp tu từ.
Dù chưa đạt được đến mức thành thạo, nhuần nhuyễn nhưng đã có sự sáng tạo
linh hoạt, câu văn mượt mà.
Làm tốt các biện pháp trên tơi còn đạt được một mục đích nữa là giúp các
em học môn Tập làm văn nhanh hơn, dễ hiểu hơn, các em ham thích mơn học,
và đặc biệt khơng sợ sệt khi đến tiết Tập làm văn như đầu năm học nữa.
Kết quả cụ thể như sau:
XẾP LOẠI
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm 3-4
Điểm 1- 2

TRƯỚC KHI VẬN DỤNG
SKKN
Số bài
Tỉ lệ (%)
3
7,9%
10
26,3 %
18
47,4 %
5
13,2 %
2
5,2 %


SAU KHI VẬN DỤNG
SKKN
Số bài
Tỉ lệ (%)
10
26,3 %
19
50 %
6
15,8 %
3
7,9 %
0
0%

C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thật khó có thể đưa ra một mơ hình khuôn mẫu chung cho phương pháp
giảng dạy phân môn Tập làm văn nói chung và lại càng khó hơn khi tìm ra
khn mẫu cho từng kiểu bài nói riêng.
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, thành công tuy nhỏ
nhoi nhưng tôi ý thức được rằng để giúp học sinh lớp 5 làm được bài văn miêu tả
sinh động, đúng kiểu bài, đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian, công sức


14
nghiên cứu soạn giảng, có lòng nhiệt tình với học sinh và tâm huyết với nghề
nghiệp. Thầy cô giáo đã miệt mài, tận tuỵ thì việc mong muốn có nhiều học sinh
giỏi văn sẽ khơng còn là khó. Sau thời gian đầu tư nghiên cứu và áp dụng những

biện pháp dạy học như trên, học sinh lớp tơi đã có chuyển biến đi lên về chất
lượng phân môn Tập làm văn nói riêng và mơn Tiếng Việt nói chung.
Có thể nói, bước đầu thành cơng trong việc dạy Tập làm văn miêu tả cho
học sinh lớp 5 là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này
tiếp tục áp dụng để giảng dạy phân môn Tập làm văn ở các năm sau, với mong
muốn lớn nhất của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt.
Tuy nhiên những biện pháp mà tôi đã áp dụng trên, tuỳ đối tượng học sinh
cũng cần có sự vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo của giáo viên. Tôi nghĩ
rằng nội dung đề tài này chưa có nhiều điểm mới, đó chỉ là nhiệm vụ hằng ngày
của giáo viên mà thôi. Nhưng đồng thời tôi cũng tin rằng nếu lâu nay ta làm
chưa tốt thì bây giờ ta dốc hết tâm huyết vào, tận tuỵ với học sinh, soạn giảng
nghiêm túc thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành công.
2. Khuyến nghị .
2.1. Đối với nhà trường
+ Cần tạo điều kiện, quan tâm hơn nữa trong việc bồi dưỡng nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên như tổ chức các chuyên đề cấp trường, trao đổi kinh
nghiệm, phương pháp dạy tập làm văn...
+ Tạo điều kiện cho các em hoà nhập với thiên nhiên, đưa vào các chương
trình sinh hoạt tập thể những trò chơi, những nội dung nhằm phát triển kĩ năng
giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ,… các trò chơi dân gian, các bài đồng dao,….
+ Khuyến khích học sinh đọc sách bằng cách: thư viện trong nhà trường
phải hoạt động hiệu quả, lượng sách phong phú, đầy đủ chủng loại, quân tâm
nhiều đến sách văn học,…. Bố mẹ thường xuyên đưa con đến các hiệu sách,
định hướng việc chọn sách cho con, mua sách thưởng cho con mỗi khi con có
thành tích tốt,…
2.1. Đối với Phòng GD&ĐT
+ Cần trang bị thêm cho giáo viên một số tài liệu tham khảo cần thiết về
môn Tiếng Việt. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề cụm môn
Tiếng Việt và phương pháp dạy môn Tiếng Việt ở phân môn Tập làm văn.
2.3. Đối với Sở GD&ĐT

+ Cần điều chỉnh phân phối chương trình Tập làm văn lớp 4-5 để có thêm
số tiết Tập làm văn viết và trả bài.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tơi xin được trình bày cùng bạn bè
đồng nghiệp. Những ý kiến đó ít nhiều mang tính chủ quan của bản thân vì thế


15
chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Ba vì ngày 20 tháng 5 năm 2021
Tác giả

Ngô Thị Hậu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Phương pháp dạy học tiếng Việt của PGS - TS Lê Phương Nga, Nguyễn Trí.
* Sách giáo viên và sách giáo khoa lớp 5.
* Chuyên đề bồi dưỡng Văn - Tiếng Việt lớp 5 của Nguyễn Thị Kim Dung, TP.
HCM.
* Thơ với lời bình dành cho học sinh tiểu học của NXB GD.
* Văn miêu tả và phương pháp dạy học văn miêu tả của Nguyễn Trí.
* Những bài văn chọn lọc lớp 5 của NXB GD.
* Luyện tập cảm thụ văn học ở Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục
* Tài liệu trên INTERNET


16


17


STT
A
1
2
3
4
5
B
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.3
3
3.1
3.2
3.3
3.3.1
3.3.2
3.4
4
PHẦN 3
1

2

MỤC LỤC
Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Khách thể, đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lí luận của quy trình lập dàn ý miêu tả hiểu quả
cho học sinh lớp 5
Cơ sở lí luận chung
Một số khái niệm cơ bản
Đặc trưng của phân môn Tập làm văn
Vị trí của phân mơn Tập làm văn
Thực trạng quy trình lập dàn ý miêu tả đạt hiểu quả cho
học sinh lớp 5
Giới thiệu đôi nét về trường tôi đang công tác
Thuận lợi
Khó khăn
Thực trạng
Ngun nhân
Một số biện pháp quy trình lập dàn ý miêu tả đạt hiểu
quả cho học sinh lớp 5
Chọn cách tổ chức dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất
Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát , ghi chép
Làm giàu và luyện kĩ năng dùng từ trong văn miêu tả
Làm giàu vố từ cho học sinh

Rèn kĩ năng dùng từ cho học sinh
Giúp học sinh nắm vững đặc điểm của từng kiểu bài
miêu tả
Kết quả nghiêm cứu
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

* Ví dụ một số bài viết của học sinh trước khi thực hiện đề tài:
Bài 1:

Trang
1
1
1
1
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
3
3

3
4
4
4
6
7
7
8
9
13
13
13
14


18


19


20

Bài 2:



×