Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Qlgd th ly tu trong nb một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 19 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Bình.
Chúng tơi:
Tỉ lệ %
Trình
đóng góp
độ
vào việc
chun
tạo ra
môn
sáng kiến

TT

Họ tên

Ngày
tháng
năm
sinh

1

Vũ Thị Tuyết Trinh

1974



Trường TH Lý
Tự Trọng

HT

ĐH

20

2

Lê Thị Hồng Thanh

1970

Trường TH Lý
Tự Trọng

GV

ĐH

20

3

Phạm Ngọc Minh

1978


Trường TH Lý
Tự Trọng

GV

ĐH

20

4

Nguyễn Thị Nhung

1985

Trường TH Lý
Tự Trọng

GV

ĐH

20

5

Quách Thị Nga

1974


Trường TH Lý
Tự Trọng

Giáo
viên

ĐH

20

Nơi
công tác

Chức
danh

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
“Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến cho
học sinh Tiểu học”
LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Giáo dục Tiểu học.
THỜI GIAN ÁP DỤNG: từ tháng 3/2020.
CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Nhóm tác giả


MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN”
I. Nội dung của giải pháp
Việt Nam là một quốc gia đang có nhiều đổi mới trong Giáo dục học
đường, đặc biệt hơn nữa là các đột phá mới trong sử dụng công nghệ thông tin
đối với việc thiết kế giảng dạy và học tập, có thể đánh giá rằng trong những năm

gần đây Ngành Giáo dục của nước ta không ngừng học hỏi, khơng ngừng phát
triển và đổi mới tiến bộ. Đó là những bước ngoặt quan trọng đóng góp cơng lao
to lớn trong việc đưa Giáo dục nước ta xứng danh ngang tầm với các nước khác
cùng phát triển trên Thế giới. Sự bùng nổ Công nghệ thông tin đã tác động lớn
đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội con người. Đảng và Nhà nước đã xác
định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và Công nghệ thông tin, truyền
thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng Công nghệ thông tin,
đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng u cầu Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa
và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói
chung.
Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, dạy học trực
tuyến trở thành lựa chọn tối ưu nhất. Tuy nhiên việc tổ chức dạy học trực tuyến
như thế nào cho hiệu quả và phù hợp với học sinh cấp tiểu học là một vấn đề mà
đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên ln trăn trở.
Đối với một giờ học trên lớp trong không gian lớp học thầy và trò được
trao đổi trực tiếp các hoạt động diễn ra nhịp nhàng đôi khi vẫn không tránh khỏi
sự nhàm chán hay hoạt động dạy học chưa thực sự hiệu quả. Vậy khi học sinh
học tập trực tuyến không gian học tập bị hạn chế tương tác giữa thầy cô và học
sinh bị giảm đi đáng kể làm thế nào để tiết học vẫn diễn ra một cách hiệu quả
học sinh có hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của mình hẳn là một
bài tốn mà các thầy cơ quan tâm. Với vốn kinh nghiệm cịn ít ỏi của mình cùng
với việc thực hiện giảng dạy trực tuyến trong thời gian vừa qua chúng tôi mạnh
dạn nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực
tuyến cho học sinh Tiểu học” nhằm giúp các thầy cơ có cách làm phù hợp để
giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất khi tham gia học trực


1. Giải pháp cũ
Qua thực tế giảng dạy online thích ứng với tình hình dịch bệnh covid 19,
chúng tơi nhận thấy dưới sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo cúng với Ban giám

hiệu nhà trường, các đồng chí giáo viên đã tích cực thích ứng nhanh với với kế
hoạch giáo dục mới, giáo viên cập nhật công nghệ thông tin, ln tìm tịi những
cách giảng dạy gây được hứng thú cao cho học sinh. Các em học sinh chăm
ngoan, chủ động tiếp thu kiến thức. Giáo viên và học sinh có đủ các phương
tiện để tham gia dạy học trực tuyến. Bên cạnh đó nhà trường cịn nhận được sự
quan tâm, phối hợp ủng hộ của cha mẹ học sinh.
Tuy nhiên, trong quá trình dạy học online, m ột số gia đình bố mẹ chưa có
thời gian để theo sát việc học tập của con. Một số học sinh còn rụt rè, chưa mạnh
dạn, hay mất tập trung trong khi học tập. Giáo viên gặp khó khăn trong cơng tác
quản lý học sinh, kiểm soát các tương tác của học sinh, đánh giá được hiệu quả
học tập của từng học sinh. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học;
phương thức dạy học trực tiếp không thể áp dụng được vào dạy online; việc thiết
kế bài giảng, kĩ thuật công nghệ thông tin và đặc biệt là kĩ năng sư phạm khi dạy
online của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn.
2. Giải pháp mới
2.1. Xây dựng nội quy lớp học
Giống như một tiết học trực tiếp trên lớp, thầy cô cần đặt ra nội quy để học
sinh thực hiện để nâng cao hiệu quả học tập. Việc xây dựng nội quy lớp học khi
học tập trực tuyến lại càng quan trọng. Qua đó, học sinh thực hiện và phối hợp
với giáo viên để việc học đạt kết quả cao nhất. Thầy cơ nhờ đó mà quản lý được
học sinh cũng như có các biện pháp để nắm được tình hình học tập của học sinh
kịp thời.
Dưới đây là một số nội quy mà chúng tôi đã đặt ra cho lớp học trực tuyến
của mình:
 Đối với cha mẹ học sinh:


Với đối tượng học sinh tiểu học, để quản lý hiệu quả học sinh thực hiện các
nội quy bên cạnh sự nghiêm túc thực hiện của học sinh cũng cần sự phối hợp của
các bậc phụ huynh. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn cũng

như hỗ trợ con về nhiều mặt để việc học của con đạt kết quả tốt. Giáo viên đưa ra
một số nội quy đối với phụ huynh học sinh như sau:
1. Sắp xếp vị trí ngồi học cho con trong một khơng gian phù hợp: yên tĩnh,
riêng tư, thoải mái.
2. Hướng dẫn và hỗ trợ con chuẩn bị bài, thực hiện các hoạt động trước buổi
học theo yêu cầu của giáo viên.
3. Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, đảm bảo đường truyền internet. Hỗ trợ kĩ thuật
trước và trong khi các con học (nếu cần).
4. Chủ động trao đồi với giáo viên để được hỗ trợ trong trường hợp con
không vào được lớp học trực tuyến hoặc con cần được giảng giải thêm.
Việc phụ huynh học sinh phối hợp với giáo viên thực hiện nội quy lớp học
là vô cùng quan trọng. Bởi vì học sinh cịn nhỏ, chưa thành thạo trong việc sử
dụng các thiết bị điện tử như máy tính hoặc điện thoại thơng minh, đơi khi khơng
tự mình xử lí được các tình huống xảy ra như: khơng vào được lớp học, khơng có
âm thanh, khơng bật được mic phát biểu hay khơng thấy hình ảnh...Khi đó, giáo
viên và học sinh rất cần sự có mặt của phụ huynh học sinh để xử lí kịp thời các
tình huống phát sinh. Hay đôi khi, học sinh quên chuẩn bị bài, lúc này lời dặn dò
của cha mẹ thật sự hữu ích, giúp con một lần nữa nhớ lại nhiệm vụ học tập của
mình. Nhờ việc đưa ra những nội quy trên với phụ huynh học sinh mà chất lượng
học tập khi học sinh tham gia học trực tuyến được nâng lên đáng kể.
 Đối với học sinh
1. Ôn lại bài cũ và thực hiện các hoạt động trước buổi học theo yêu cầu của
giáo viên.
2. Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ trước khi giờ học bắt đầu.
3. Vào lớp học đúng giờ, đăng nhập trước giờ học từ 5-10 phút để đảm bảo
kết nối sẵn sàng trước khi buổi học bắt đầu.


4. Ln bật camera sao cho giáo viên có thể quan sát được học sinh và một
phần bàn học của học sinh. Tắt micro trong suốt thời gian học, chỉ bật micro khi

được giáo viên cho phép để phát biểu hoặc giơ tay khi muốn phát biểu.
5. Ngồi học ngay ngắn và tập trung như khi học trên lớp, không làm việc
riêng, giải quyết nhu cầu cá nhân vào giờ giải lao, trang phục lịch sự.
6. Hiểu và thực hiện đúng thao tác trên phần mềm dạy học trực tuyến.
7. Không bật các thiết bị, ứng dụng khác trên máy tính hoặc làm việc riêng
trong giờ học.
8. Bảo mật đường link của lớp học, không cho người khác thông tin để đăng
nhập và vào lớp học của mình.
 Đối với giáo viên:
Giáo viên là người tổ chức buổi học, người có vai trị và nhiệm vụ quan trọng
nhất tạo nên thành công của buổi học. Bản thân chúng tôi cũng đặt ra một số nội
quy cho chính mình để giờ học trực tuyến đạt hiệu quả tối đa
1. Chuẩn bị đẩy đủ phương tiện, giáo án, đồ dùng dạy học trước khi giờ học
bắt đầu.
2. Truy cập vào lớp học trước 10-15 phút đề kiểm tra đường truyền internet
cũng như các vấn đề phát sinh.
3. Chuẩn bị không gian giảng dạy phù hợp: yên tĩnh, riêng tư.
4. Thực hiện điểm danh đầu và cuối giờ học.
5. Hướng dẫn học sinh hiểu và nắm được cách sử dụng của phần mềm học
trực tuyến cũng như hướng dẫn học sinh các thao tác cơ bản khi tham gia lớp
học.
6. Tạo group Zalo kết nối với phụ huynh học sinh để hỗ trợ trong trường hợp
học sinh không vào được lớp học, học sinh chưa hiểu bài cần được giảng thêm
hoặc có bất kì thơng báo hay thay đổi nào liên quan đến buổi học
7. Yêu cầu học sinh chụp và gửi bài cho cô sau mỗi buổi học.


Ví dụ minh họa điểm danh đầu và cuối buổi học
Trên thực tế, vai trò của giáo viên tổ chức lớp học rất quan trọng. Nhất là
trong những buổi đầu khi học sinh bắt đầu tham gia học trực tuyến. Thầy cô, học

sinh và phụ huynh đều bỡ ngỡ khi lần đầu tiếp cận với cách học qua internet. Khi
đó, giáo viên cần nắm chắc cách sử dụng phầm mềm để hướng dẫn phụ huynh và
học sinh kịp thời. Có học sinh không vào được lớp học do đường truyền internet
kém, phụ huynh chưa biết cách đăng nhập, học sinh chưa biết đổi tên thiết bị khi
đăng nhập, chưa biết thao tác tắt bật camera/ micro... Trong buổi học đầu tiên,
giáo viên dành nhiều thời gian để hướng dẫn các con sử dụng thành thạo. Như
vậy, từ những buổi học sau khơng cịn mất nhiều thời gian để hướng dẫn nữa,
học sinh có nhiều thời gian để tiếp thu kiến thức của bài học hơn.
2.2. Thiết kế các hoạt động học tập tương tác
Giáo viên thay đổi phương thức giảng dạy theo hai hình thức:
Các bài giảng mới giáo viên sẽ giảng bài thông qua video clip phát trực tiếp
qua phần mềm Zoom hoặc Google Meet với những hình ảnh sinh động hấp dẫn
Đối với các bài tập thì giáo viên soạn trên word rồi gửi cho phụ huynh in ra
giấy để các con làm bài, làm bài xong thì chụp và gửi lại cho giáo viên thông qua
Zalo hoặc Classdojo.
Thành công của một tiết học được quyết định bởi nhiều yếu tố, một trong số
đó là học sinh hào hứng tham gia các hoạt động học tập, tiếp thu bài có hiệu quả
và nắm được kiến thức bài học. Trước khi lên lớp, mỗi giáo viên đều phải chuẩn
bị bài giảng của mình. Có chuẩn bị chu đáo thì kiến thức mới vững vàng, lời


giảng mới hấp dẫn, phương pháp mới sinh động, song muốn tạo được sự chú ý
và gây hứng thú học tập cho học sinh để khơng khí vui tươi nhẹ nhàng trong giờ
học là cả một nghệ thuật.
Ngoài các phương pháp giảng dạy như: Quan sát, đàm thoại, thảo luận, thí
nghiệm... và các hình thức: học nhóm - cá nhân - cả lớp... liệu giáo viên có thể
tạo ra một hình thức học khác để học sinh “Học mà chơi – chơi mà học"hay
khơng? Điều đó chắc chắn là được. Đó chính là “Tổ chức các trị chơi học tập"
.
Nếu giáo viên biết tổ chức tốt, hợp lí “Các trị chơi học tập"thì đây sẽ là một

hình thức học tập hết sức hứng thú đối với học sinh. Những hình thức này chỉ
tiến hành vài phút nhưng hấp dẫn học sinh, học sinh học tập kiến thức mới và ôn
tập củng cố kiến thức cũ trong một khơng khí thoải mái, khơng gị bó và giúp
học sinh biết ứng dụng những trò chơi đã học vào hoạt động tự vui chơi hàng
ngày. Các trị chơi khơng chỉ giúp các học sinh hào hứng hơn hẳn mà cịn học
kiến thức thơng qua trị chơi. Cụ thể chúng tơi dùng những trị chơi trực tuyến
sau:
- Dùng trang web Quizizz.com: Đây là trò chơi trên web, học sinh khơng
phải cài đặt gì chỉ cần ấn vào link điền tên mình là chơi được. Có nhiều hình ảnh
và dạng câu hỏi. Học sinh thao tác trực tiếp lên màn hình. Đặc biệt, việc soạn 1
trị chơi trên quizizz rất nhanh. Trong Quizizz có sẵn kho câu hỏi, bài tập tương
tác mà giáo viên cả nước đã làm. Thầy cơ gõ tên nội dung mình muốn rồi nhấn
tìm kiếm sẽ hiện ra nhiều lựa chọn. Thầy cơ thấy câu nào hợp với nội dung mình
cần thì ấn nút “add” sẽ tự động đưa câu đó vào bài thầy cô thiết kế. Cứ nhặt như
vậy chỉ vài phút là có một trị chơi rất hay, nhiều hình ảnh thú vị. Khi chơi lại có
nhạc, có thứ tự bảng điểm nên các con rất thích, rất thi đua. Khi thi xong, chụp
ảnh 3 bạn đứng nhất để nêu tên, tặng sao và đưa ảnh lên nhóm zalo lớp ngay. (có
hướng dẫn ở phụ lục 1 đính kèm)
- Dùng web mentimeter.com để tạo những câu hỏi tương tác. Chúng tôi vào
web, tạo câu hỏi xong gửi link kèm theo mã code để học sinh đăng nhập và trả
lời câu hỏi. Học sinh truy cập web menti.com rồi nhập mã code giáo viên gửi
cho và trả lời câu hỏi của giáo viên. Màn hình sẽ hiển thị tất cả các câu trả lời


ngay tức thì của các con. Giáo viên và các con cùng nhận xét. (có hướng dẫn ở
phụ lục 2 đính kèm)
- Dùng classskick để tạo bài tập tương tác. Chúng tôi tạo 1 số bài tập như
kéo thả, nối tranh với tiếng, từ, Nhúng link vào ô chát cho học sinh ấn vào là dẫn
tới câu hỏi, bài tập tương tác. Tơi có thể nhìn trực tiếp em nào đang làm câu nào,
kết quả thế nào. (có hướng dẫn ở phụ lục 3 đính kèm)

- Dùng wordwall.net là 1 trang web cũng có thể tạo trị chơi trực tuyến
(giao bài tập về nhà cho học sinh). Sau khi tạo các dạng bài tập xong, giáo viên
gửi link cho học sinh để học sinh vào làm bài. Học sinh nhận được link, bấm vào
link và nhập tên để đăng nhập và làm bài. Ưu điểm của trang web này là đã tạo
sẵn hoạt cảnh và nhân vật, mình chỉ cần thay nội dung. Tuy nhiên, nhược điểm là
khơng nhìn thấy học sinh khi chơi thế nào và chỉ thấy kết quả cuối cùng khi các
con thi xong. (có hướng dẫn ở phụ lục 4 đính kèm)
Ngồi ra, giáo viên cịn có thể tự thiết kế trị chơi qua powerpoint để học
sinh tham gia. Các trò chơi được phân bố hợp lí trong suốt tiết học, chủ yếu ở
phần ơn bài cũ để giúp học sinh có hứng thú trước khi vào bài học mới và ở phần
củng cố để giúp học sinh có hứng thú đến tận cuối bài học.
Giáo viên cần thiết kế các hoạt động học tập sao cho học sinh được tương
tác với giáo viên một cách nhiều nhất vì khi học trực tuyến, học sinh phải lắng
nghe và quan sát giáo viên qua màn hình địi hỏi học sinh phải tập trung cao hơn
mà đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học khơng tập trung được quá lâu. Lúc
này, giáo viên cần sát sao nhắc nhở kịp thời để học sinh tiếp thu bài học một
cách tốt nhất. Giáo viên cần bao quát được lớp học để kịp thời nhắc nhở, động
viên nếu học sinh xao nhãng hoặc làm việc riêng để học sinh tiếp thu bài học
một cách tốt nhất. Trong quá trình giảng dạy, nếu giáo viên chia sẻ màn hình
powerpoint mình đang dạy thì sau khi mỗi hoạt động nhỏ kết thúc, giáo viên sẽ
thốt màn hình chia sẻ để quan sát lại toàn bộ học sinh cả lớp để động viên kịp
thời.


Hoặc ngay khi giảng bài, khi lắng nghe học sinh phát biểu, giáo viên cũng
có thể dùng các thanh cơng cụ của phần mềm để kiểm sốt tình hình học tập học
sinh.
Ví dụ minh họa:
- Tiết khoa học:
Mở đầu bài giảng bằng phần slide khởi động với hình ảnh và âm thanh sinh

động

Minh họa bài tập khởi động môn khoa học
Tổ chức các trò chơi và các hoạt động tạo hứng thú cho học sinh để học sinh
tập trung và liên tục tương tác với bài giảng

Minh họa trò chơi môn khoa học


Minh họa các hoạt động tương tác trong bài giảng môn khoa học

Minh họa các hoạt động tương tác trong bài giảng mơn khoa học
- Tiết luyện tập tốn: Luyện tập chung (trang 136) - Tốn 4
n bài cũ: Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng?". Mục tiêu: Giúp
học sinh ôn lại kiến thức của bài học trước. Cách chơi: giáo viên đưa ra ra các
câu hỏi, học sinh trả lời bằng cách giơ tay hoặc thao tác giơ tay bằng nút kí hiệu
trên phần mềm, giáo viên mời bạn giơ tay nhanh nhất trả lời.


oCủng cố: Giáo viên tổ chức trị chơi “Rung chng vàng". Mục tiêu: Giúp
học sinh cùng cố lại những kiến thức đã học. Cách chơi: Tương tự như cách chơi
của trò chơi “Ai nhanh ai đúng?" tuy nhiên học sinh có thể tự chọn các câu hỏi
theo ơ số mà học sinh yêu thích.

oBài luyện tập chính, kết hợp kiểm tra kiến thức của học sinh

Minh họa bài luyện tập toán giáo viên tương tác với học sinh
2.3. Theo dõi sự chủ động trong học tập và sự tiến bộ của học sinh qua từng
bài học
Với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học, học sinh rất dễ hứng thú khi

được khen ngợi, được thầy cô và các bạn cơng nhận sự cố gắng của mình. Khi
học ở trên lớp, việc thầy cô quan sát được những tiến bộ của học sinh là rất rõ
thông qua các hoạt động học tập trong ngày. Khi học trực tuyến, góc nhìn của
thầy cơ trở nên hạn hẹp hơn nhưng khơng vì thế mà thầy cơ bỏ qua việc khích lệ
học sinh đúng lúc. Thông qua những việc làm nhỏ của học sinh mà thầy cô đưa


ra những khen thưởng, động viên kịp thời để học sinh hứng thú hơn khi tham gia
học trực tuyến, nhờ đó phát huy được tính tích cực của mình.
Cụ thể, bản thân tôi đã áp dụng những việc làm sau: Khen thưởng động viên kịp
thời
- Học sinh vào học đúng giờ khi cô giáo điểm danh: tặng 1 phiếu điểm
- Học sinh chuẩn bị đầy đủ sách vở trước khi vào học: tặng 1 phiếu điểm
- Học sinh xung phong đọc bài, trả lời câu hỏi xây dựng bài: tặng 1-5 phiếu
điểm
- Học sinh trả lời đúng câu hỏi/ tham gia trò chơi: tặng 5 phiếu điểm
- Học sinh gửi bài cho cô đúng hạn: tặng 5 phiếu điểm
- Học sinh hồn thành bài đúng trước hạn/ có ý kiến sáng tạo: tặng 10 phiếu
điểm
Những phiếu khen thưởng này được tổng hợp lại để đổi lấy phiếu khen hoặc
phần thưởng khi học sinh quay trở lại trường học. Đặc biệt, giáo viên chú ý lưu
tâm hơn đến những học sinh còn rụt rè hay nhút nhát, cố gắng đảm bảo trong giờ
học trực tuyến mỗi học sinh được gọi ít nhất 1 lần.
Ngồi ra, để khích lệ tinh thần của học sinh và để học sinh có thể theo dõi
được sự tiến bộ của mình, giáo viên sử dụng phần mềm Classdojo để lập bảng
thống kê khen thưởng. Giáo viên thiết kế một bảng tên học sinh của mình trong
lớp, nếu học sinh làm một điều gì đó đặc biệt (trả lời chính xác, thắng một trị
chơi, giúp đỡ các bạn khác, có sáng kiến đối với bài học...) sẽ nhận được một
điểm, điểm được tượng trưng bằng một tim hay một like trên bảng tên của con.
Kết thúc buổi học, bạn nào có nhiều điểm nhất sẽ được một phần thưởng lớn hơn

do giáo viên đã quy định từ trước. Tuy nhiên, giáo viên hãy đảm bảo mỗi buổi
học có một học sinh được nhận thưởng.


Minh họa khen thưởng học sinh trong Classdojo

Minh họa tổng kết đánh giá lớp học
2.4. Đảm bảo thời gian hợp lí cho mỗi tiết học
Đối với việc xây dựng thời khóa biểu trên mơi trường Internet, giáo viên
cần xây dựng thời khóa biểu phù hợp với sức khỏe, tâm sinh lí của học sinh,
trong đó mỗi tiết học chỉ diễn ra trong thời gian 25 – 30 phút, mỗi buổi học
không quá 4 tiết học. Giữa các tiết học chúng tôi thường tổ chức cho các em giải
lao từ 5 đến 7 phút với các hình thức: vận động nhẹ, nghe nhạc, chia sẻ cùng cô
giáo và các bạn, nghe cơ kể chuyện, chơi trị chơi …
2.5. Khuyến khích sự tham gia của cha mẹ và người chăm sóc trẻ
trong việc tạo điều kiện cho việc học trực tuyến của học sinh
Như đã nêu ở phần nội quy dành cho cha mẹ học sinh khi học sinh tham
gia học trực tuyến, chúng ta thấy được vai trò quan trọng của cha mẹ hoặc người
chăm sóc trẻ khi học sinh tham gia học tập.


Trong thời gian nghỉ dịch, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ như người
thầy thứ hai của con, phối hợp cùng giáo viên chỉ dạy cho con các kiến thức của
bài học. Việc huy động sự đồng hành của cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ là vơ
cùng cần thiết. Thầy cơ sẽ nắm được tình hình học bài làm bài của các con thông
qua phản hồi của phụ huynh học sinh. Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần đảm
bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh trong suốt thời gian tham gia học trực tuyến,
theo dõi sát lịch học, chuẩn bị các điều kiện để phối hợp cùng giáo viên hỗ trợ
cho học sinh trong quá trình học trực tuyến tại nhà. Phối hợp với giáo viên giúp
học sinh tiếp nhận nhiệm vụ học tập, tài liệu hướng dẫn học theo bài học và động

viên, hỗ trợ học sinh tham gia học tập đúng giờ, hoàn thành các nhiệm vụ học
tập.
Giáo viên cần hướng dẫn, tư vấn cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ
cách sử dụng các phần mềm để học trực tuyến, luôn giữ liên lạc với họ để hỗ trợ
cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ kịp thời. Hàng ngày sau khi học bài, giáo viên
giao nhiệm vụ học tập cho học sinh sau đó phụ huynh học sinh gửi lại cho giáo
viên qua Zalo. Nhờ đó mà giáo viên nắm được tình hình học tập của học sinh.
Giáo viên kịp thời giải đáp những khúc mắc của cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ
để giáo viên và cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có cùng hướng nhìn, cùng đồng
hành trong mọi hoạt động học tập của học sinh.
2.5. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là điều kiện cần để giờ học trực tuyến có thể diễn ra một
cách hiệu quả. Cụ thể ở đây là các thiết bị như: máy tính, điện thoại thơng minh,
máy tính bảng...; đường truyền intemet. Và không thể không kể đến các phần
mềm giúp thầy cô dạy học trực tuyến. Cụ thể trong thời gian vừa qua, các thầy
cô chủ yếu sử dụng phần mềm Google Meet và Zoom. Một số thầy cô sử dụng
các phần mềm khác như: MS Team, Class, Skyper...Mỗi phần mềm đều có ưu
nhược điểm riêng biệt.
Tơi xin được chia sẻ hiều biết của mình về phần mềm Google Meet. Đây
là phần mềm được nhà cung cấp cho người dùng sử dụng miễn phí với nhiều tiện
ích như khơng giới hạn thời gian và số lượng thành viên tham gia lớp học. Tuy


nhiên, nó cũng có một số bất cập như: khơng chia sẻ được âm thanh của màn
hình, khó quan sát học sinh khi chia sẻ màn hình.
Để khắc phục vấn đề này tôi xin đưa ra cách giải quyết đã áp dụng ở lớp
học của tôi như sau: Khi cần chia sẻ slide hay video có chứa âm thanh, tơi sẽ
chia sẻ màn hình và sử dụng loa ngồi của máy tính. Cách này vẫn đảm bảo học
sinh có thể nghe âm thanh của nội dung giảng dạy. Việc quan sát học sinh khi
chia sẻ màn hình chúng ta có thể khắc phục bằng cách chia đơi màn hình máy

tính. Một bên là cửa sổ Google Meet, một bên là cửa sổ cần chia sẻ, cách làm
này sẽ giúp các thầy cơ khắc phục được khó khăn quan sát học sinh khi chia sẻ
màn hình.
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Năm học 2021-2022, Giải pháp đã được phổ biến, chia sẻ áp dụng ở tất cả
45 lớp tại trường tiểu học Lý Tự Trọng thành phố Ninh Bình và được tập thể
giáo viên và học sinh đánh giá rất cao.
Tương lai, với cách làm này, chúng tơi có thể phát triển, nhân rộng sáng
kiến trên tất cả các lớp trong phạm vi các trường tiểu học trên toàn thành phố
cũng như trên tồn tỉnh Ninh Bình.
ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Để áp dụng có hiệu quả hình thức tổ chức dạy học online cho học sinh
theo chúng tơi:
- Giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng nâng cao
chuyên môn, học hỏi để ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy
- Những buổi đầu học trực tuyến, giáo viên cần sát sao với lớp, nắm bắt
được những ưu nhược điểm để khắc phục kịp thời
- Giáo viên cần kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để thắt chặt mối
quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Tuy tình hình dịch bệnh đã chuyển biến theo chiều hướng tích cực nhưng
kể từ đây thầy cơ có thể áp dụng thường xun hình thức dạy học trực tuyến đề
giúp học sinh củng cố kiến thức. Việc học trực tuyến đã có thể áp dụng một cách


thường xuyên hơn. Hiệu quả của một tiết học trực tuyến được nâng lên dựa vào
những biện pháp mà bản thân chúng tôi đã đúc kết được và nêu ra ở trên.
ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Năm học 2021 -2022 toàn ngành giáo dục tiếp tục thực hiện nhiệm vụ
kép, vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid 19 đang
diễn biến phức tạp, bảo đảm an toàn trường học; vừa ra sức phấn đấu khắc phục

khó khăn hồn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng nhu cầu đổi mới và bảo đảm
chất lượng giáo dục, đào tạo.
Có thể khẳng định: Giải pháp “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học trực tuyến cho học sinh Tiểu học” thực sự là một hướng đi mới
trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học Lý Tự
Trọng trong việc tổ chức dạy học online thích ứng với tình hình dịch bệnh covid
19, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.
Bằng việc áp dụng sáng kiến “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học trực tuyến cho học sinh Tiểu học”mà chất lượng học sinh được nâng
lên một cách rõ rệt. Các kĩ năng của giáo viên và học sinh đều được nâng lên rất
nhiều. Đặc biệt kĩ năng sử dụng phần mềm dạy – học tăng lên cao nhất và khơng
cịn tình trạng khơng thành thạo. Việc áp dụng sáng kiến không chỉ nâng cao kĩ
năng cho học sinh mà còn đem lại sự quan tâm và cả kĩ năng cho phụ huynh học
sinh. Lợi ích về kinh tế, xã hội mà sáng kiến mang lại là không thể đo đếm được.
Tiện lợi cho giáo viên và học sinh: giáo viên và học sinh hồn tồn có thể
tương tác với nhau trên máy tính bảng hoặc là máy xách tay, máy tính để bàn
đều được. Linh hoạt về địa điểm, thời gian dạy và học. Tiết kiệm nhiều chi phí.
KHẢO SÁT VỚI 650 HỌC SINH KHỐI 4 + 5
tại thời điểm 3/2020 chưa áp dụng sáng kiến – 2/2022 đã áp dụng sáng kiến
Nội dung

SL

Tỉ lệ

SLHS

Tỉ lệ

1. Số lượng học sinh tham gia học trực tuyến


HS
420

64.6

650

100%

+35.4


%
2. Khả năng sử dụng CNTT của học sinh để
học trực tuyến
3. Học sinh hứng thú, tích cực khi học trực
tuyến
4. Phụ huynh học sinh phối kết hợp với giáo
viên trong việc học trực tuyến của con

358
230
357

%

55%

650


35.3

453

%
54.9

625

%

100%

+ 45%

69.6

+34.3

%
96.1

%
+41.2

%

%


KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VỚI 95 HỌC SINH
Tại 2 lớp 4B và 4K tại 3 thời điểm
Chưa áp
Nội dung

Áp dụng

dụng

Tỉ lệ

sáng kiến

Tỉ lệ

sáng

%

được 3

%

kiến
1. Học sinh tập trung chú ý, tiếp
thu bài tốt, tích cực phát biểu.
2. Học sinh tập trung chú ý, nắm
được nội dung bài, hồn thành

tháng

33.6

12

12.6%

32

53

55.7%

58

61%

+5.3%

25

26.3%

5

5.2%

-21.1%

5


5.2%

0

0%

0%

%

+21%

bài tập.
3. Học sinh khơng chú ý thường
xuyên, nắm được một phần bài
học
4. Không chú ý, khơng hiểu gì
hết

Qua việc khảo sát trên học sinh của trường TH Lý Tự Trọng càng khẳng
định lợi ích to lớn mà sáng kiến “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học trực tuyến cho học sinh Tiểu học” mang lại.
V. KẾT LUẬN
Trong thời gian qua chúng tôi đã vận dụng vào thực tế giảng dạy và chất
lượng học sinh đã nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện để tài này sẽ khơng tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, chúng


tơi mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của cấp trên và đồng nghiệp
để đề tài này được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn.

Chúng tôi xin cam đoạn mọi thông tin nêu trên là đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung theo đơn đề nghị.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Ninh Bình, ngày 6 tháng 04 năm 2022
NHỮNG NGƯỜI NỘP ĐƠN
ĐỒNG TÁC GIẢ

Vũ Thị Tuyết Trinh

Phạm Ngọc Minh

Lê Thị Hồng Thanh

Quách Thị Nga

Nguyễn Thị Nhung

TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG
XÁC NHẬN

........................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................


PHẦN PHỤ LỤC
STT
1
2

3
4
5

Tên phụ lục
Phụ lục 1: Hướng dẫn sử dụng Quizz
Phụ lục 2: Hướng dẫn sử dụng Mentimeter.com
Phụ lục 3: Hướng dẫn sử dụng Classkick
Phụ lục 4: Hướng dẫn sử dụng wordwall.net
Phụ lục 5: Vở ghi chép của học sinh sau mỗi buổi học



×