Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

(Skkn 2023) ứng dụng phương pháp giáo dục steam trong hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TT

TRANG

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Tên đề tài
1. Lý do chọn đề tài
a. Cơ sở lý luận
b. Cơ sở thực tiễn
1

2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
PHẦN II : BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ
I. Cơ sở lý luận giải quyết vấn đề
II.Khảo sát thực tế khi chưa thực hiện đề tài
1.Thuận lợi

2

2.Khó khăn
3.Khảo sát thực tế ở lớp
III.Những biện pháp thực hiện
IV. Những biện pháp thực hiện (nêu rõ từng phần)


V. Kết quả thực hiện có so sánh đới chứng
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

3

1. Kết luận
2. Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Tên đề tài: “Ứng dụng phương pháp giáo dục steam trong hoạt động âm nhạc
cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi".
1. Lý do chọn đề tài.


Trong năm học 2021-2022 được sự quan tâm chỉ đạo của bộ giáo dục và đào
tạo về việc cho trẻ áp dụng các phương pháp giáo dục đổi mới như: Steam,
nhằm giúp cho trẻ có được những kỹ năng về tư duy phản biện và giải quyết vấn
đề; kỹ năng làm việc theo nhóm; khả năng tư duy chiến lược và định hướng mục
tiêu; kỹ năng quản lý thời gian, từ đó giúp trẻ có được những kiến thức, kỹ năng
tớt để có thể hịa nhịp với sự phát triển hiện nay. Hiểu được tầm quan trọng đó,
Sở giáo dục Hà Nội đã triển khai tới các trường tiếp cận với phương pháp giáo
dục STEAM, là một giáo viên may mắn được tham gia khoá học, tôi thấy đây là
một phương pháp giáo dục thú vị, phát huy được nhiều tiềm năng, khơi dậy sự
sáng tạo trong mỗi bản thân trẻ.
Vậy STEAM là gì?
STEAM là phương pháp giáo dục liên ngành hiện đại hướng đến việc trang
bị những kiến thức, kỹ năng từ 5 bộ môn: Science (Khoa học), Technology
(Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) và Mathematics (Toán
học) cho người học. Theo đó, Mơ hình giáo dục STEAM là quá trình tích hợp

kiến thức giữa các mơn khoa học, kỹ thuật, toán học, cơng nghệ, qua đó xây
dựng cho học sinh các kỹ năng được kết hợp hài hịa từ kiến thức của các bộ
mơn nói trên để sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay.
Trẻ mầm non không học lý thuyết hàn lâm, qua những lời nói sng, giảng
giải mà chúng học qua chính những trải nghiệm - thực làm, thực học. Đặc điểm
tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Vì thế khi cho trẻ quan sát và thực
hiện một thí nghiệm khoa học, hãy chỉ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự
nói ra những thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy và nghe thấy. Tránh
giải thích dài dòng về nguyên lý khoa học, mà hãy tập trung vào giúp trẻ phát
hiện những thay đổi, những diễn biến của hiện tượng. Với các nguyên lý khoa
học phức tạp trẻ sẽ tiếp tục được tiếp cận ở các cấp học cao hơn.
Cách tiếp cận dạy học theo phương pháp STEAM chắc chắn không phải là
nhiệm vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà STEAM mang lại cho trẻ nhỏ và
trường học thì rất lớn. Trường học sẽ không chỉ là nơi để giảng dạy lý thuyết mà
ở nơi đó những đứa trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn
khôn, trưởng thành “chơi thông minh và học vui vẻ”.
Là một giáo viên đứng lớp, hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu
được mức độ nhận thức của trẻ, bản thân tôi luôn mong muốn được áp dụng
phương pháp học tập này cho học sinh của mình để trẻ sáng tạo hơn, chủ động
hơn, để các con tìm ra những nguyên lý khoa học ngay trong những hoạt động
đơn giản. Với mong muốn như trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Ứng dụng
phương pháp giáo dục steam trong hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6
tuổi".
a. Cơ sở lý luận.
Đối với trẻ mầm non, việc ứng dụng Steam vào dạy cho trẻ những bài học là
vô cùng quan trọng. Thực hành là để giúp trẻ phát triển khả năng kiểm soát và
phối hợp các hoạt động của các bộ phận trên cơ thể, giúp trẻ rèn luyện được tính


tự lập và dần thích nghi với hồn cảnh, mơi trường sống. Các bài học, bài tập

thực hành của phương pháp này cịn góp phần rất quan trọng trong sự phát triển
trí tuệ, nhân cách và là kim chỉ nam hướng tâm hồn trẻ đến với chân, thiện, mỹ.
Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Steam là nhấn mạnh đến vai trị của tính tự
do sáng tạo (trong khn khổ cho phép) của trẻ. Ngồi ra, phương pháp này cịn
rất tôn trọng sự phát triển tư duy của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho học sinh
các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại.
Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho
nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về ngun lý mà cịn có thể thực hành và
tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEAM sẽ
phá đi khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, tạo ra những con người có năng
lực làm việc một cách sáng tạo.
STEAM dựa trên lý thuyết giáo dục hiện đại, xem giáo viên là người hỗ trợ
về học tập, không chỉ là người cung cấp kiến thức. Phương pháp này mang lại sự
hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp các
em thật sự tương tác với môn học và học vì yêu thích, đồng thời kích thích sự
tìm tịi khám phá. Mặt khác, việc đặt trẻ làm trung tâm sẽ giúp các em trở thành
những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những nhà cải tiến đầy sáng tạo.
Vì thế tôi muốn ứng dụng phương pháp Steam vào tổ chức hoạt động giáo
dục cho trẻ 5-6 tuổi, trong suốt giai đoạn này trẻ trải qua quá trình phát triển tâm
sinh lý không ngừng và nổi bật nhất. Trẻ là những cá nhân học tập và khám phá
thế giới xung quanh rất tinh tế bằng các giác quan nhạy bén của mình, từ đó
hình thành nên tính độc lập và tự xây dựng mang nét riêng của từng cá nhân.
b. Cơ sở thực tiễn:
Trong năm học 2022 -2023 Phòng Giáo Dục huyện Ba Vì đã tổ chức chuyên
đề cho các giáo viên trong huyện dự tiếp thu Chuyên đề:“ Phát triển chương
trình giáo dục nhà trường, ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến” tại
Trường mầm non Cổ Đô ngày 24/11/2022. Hay chuyền đề: “Phát triển chương
trình giáo dục nhà trường, bổ sung nâng cao lĩnh vực giáo dục phát triển thể
chất” ngày 06/01/2023. Qua các buổi chuyên đề, bản thân tôi đã được dự các
hoạt động và thấy được việc áp dụng phương pháp dạy học Steam vào các tiết

học giúp trẻ có thể được thỏa sức sáng tạo, khơi gợi trí tưởng tượng của trẻ, trẻ
có kỹ năng hoạt động nhóm, mạnh dạn tự tin hơn…đặc biệt là trẻ học một cách
khơng bị gị bó như trước kia. Từ đó bản thân tơi đã hiểu ra được ngay chính bản
thân mình cần phải thay đổi trước, sau đó sẽ lên kế hoạch lồng ghép Steam vào
trong các hoạt động.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng tại lớp mẫu giáo 5TA2
tơi đang gảng dạy, tơi cảm thấy mình cần phải thay đổi phương pháp dạy học
Steam vào lớp học theo đúng tên: “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Do vậy u
cầu tơi phải có cái nhìn khách quan với từng trẻ và cũng như phải tìm tịi đưa ra
một số phương pháp dạy học mới, nhằm nâng cao chất lượng cho cơng việc
giảng dạy cũng như giúp trẻ có được sự hứng thú say mê vào các hoạt động,


thông qua việc “học mà chơi, chơi mà học” nhằm giúp cho trẻ có thể phát triển
tồn diện về cả cảm xúc, trí tuệ và thể chất. Trong năm học 2022 - 2023 với mục
tiêu “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” lớp 5TA2 của tôi luôn cố gắng và phấn
đấu hết mình để hướng tới những điều tớt đẹp nhất cho trẻ, để BGH nhà trường
cũng như các bậc phụ huynh luôn luôn tin tưởng và gửi gắm con em mình.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài hướng tới đề xuất : Ứ
" ng
dụng phương pháp giáo dục Steam trong hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo
lớn 5-6 tuổi".
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
Là học sinh của lớp MG 5TA2 do tôi đang giảng dạy
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp khảo sát

- Phương pháp so sánh đối chứng.
- Phương pháp nghiên cứu thực hành.
- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm.
6. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện tại lớp MG 5TA2 trường mầm non Cẩm Lĩnh B
Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023.
PHẦN II . NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề.
STEAM khơng phải là phương pháp có thể áp dụng một cách dễ dàng, nhưng
hiệu quả giáo dục mà nó mang lại cho trường học nói chung và trẻ mầm non nói
riêng là vơ cùng lớn. Trường học sẽ khơng cịn là nơi chỉ giảng dạy cho trẻ
những lý thuyết mơ hồ mà nó cịn trở thành nơi cho chúng những trải nghiệm
thú vị nhất, được khôn lớn, trưởng thành qua kiến thức trong đời thực, theo đúng
tiêu chí chơi thông minh và học tập cũng vui vẻ. Con đường trải nghiệm
STEAM là con đường vô cùng lý thú. Khi được học tập theo phương pháp này,
bạn sẽ thấy trẻ rất tập trung, say sưa khám phá, qua đó trí tị mị được thỏa mãn
và trên hết là giúp khơi gợi niềm đam mê, tình yêu mãnh liệt đối với khoa học
và công nghệ.
Dạy trẻ theo phương pháp STEAM giúp trẻ hình thành 5 nhóm kỹ năng cơ
bản phục vụ thiết thực cho cuộc sống con người.
Kỹ năng khoa học: Giúp trẻ hình thành khả năng tư duy, suy nghĩ logic, sáng
tạo trong các hoạt động.


Kỹ năng công nghệ: Mang đến khả năng sử dụng, quản lý, sự nhận thức về
công nghệ từ những vật dụng đơn giản hàng ngày như bút chì, bút màu đến
những vật dụng phức tạp hơn. Cho trẻ hiểu theo hướng tất cả các thay đổi của
thế giới tự nhiên đều phục vụ các hoạt động của con người đều được coi là cơng
nghệ.
Kỹ năng kỹ thuật: Giúp trẻ hình thành các khả năng giải quyết vấn đề thực

tiễn trong đời sớng, hiểu được quy trình sản xuất ra một đới tượng cụ thể.
Kỹ năng tốn học:Trẻ hình thành kỹ năng toán học từ sớm sẽ có các ý tưởng
chính xác, áp dụng hiệu quả các khái niệm, kỹ năng toán học vào cuộc sống
hàng ngày. Giáo dục STEAM giúp trẻ hình thành sớm các kỹ năng giải quyết
vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao tiếp.
Kỹ năng nghệ thuật: Nghệ thuật ở đây là sự khám phá và tạo ra những cách
giải quyết một vấn đề thực tế một cách khéo léo và khoa học.
Ứng dụng phương pháp giáo dục dạy học Steam trong các hoạt động cho trẻ
5-6 tuổi là mang khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đến với trẻ một cách
đơn giản nhẹ nhàng gần gũi, với những bài học, đồ dùng mang đến những điều
thú vị trong hoạt động. Các kiến thức và kỹ năng này không nặng về tính lý
thuyết mà được lồng ghép bổ trợ thông qua các hoạt động thực tiễn trong cuộc
sống hành ngày, giúp cho trẻ mầm non bước ra đời sẽ rất năng động và dễ dàng
hòa nhập với các mội trường mang tính quốc tế.
II. Khảo sát thực tế khi chưa thực hiện đề tài
1. Thuận lợi.
Luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà
trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và đặc bietj là luôn khuyến khích
áp dụng phương pháp, hình thức giáo dục mới, sáng tạo.
Cá nhân được cử đi tham quan, kiến tập các hoạt động theo chun đề ở các
trường trong hụn.
Bản thân có lịng u nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong mọi hoạt động, ham học
hỏi, khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm để cos thể
chăm sóc giáo dục trẻ một cách tốt nhất.
Lớp học được trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ, giáo viên
trong lớp tự thiết kế các đồ dùng đồ chơi tự tạo phong phú, đa dạng từ các
nguyên liệu sẵn có.
2. Khó khăn.
* Về giáo viên:
Tài liệu nguyên cứu về phương pháp Steam còn ít nên việc tự nghiên cứu tìm

tịi của giáo viên cịn gặp nhiều khó khăn.
Phương pháp Steam đang được áp dụng tại một số lớp trong trường còn hạn
chế về việc trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm của các đồng nghiệp.
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc học của các con, do vậy
việc hỗ trợ các hoạt động của các con tại lớp còn hạn chế.


* Về trẻ: Do là năm đầu tiên áp dụng phương pháp dạy học Steam nên trẻ chưa
quen với hình thức học đổi mới này, trẻ chưa tiếp thu và nhận biết để thực hiện
được ngay vì có nhiều trẻ còn rụt rè, lưỡng lự và e ngại.
* Về phụ huynh: Phần lớn cha mẹ của các con đều làm nơng nghệp nên ít có
thời gian quan tâm tới con em mình, hơn nữa chưa hiểu rõ về phương pháp dạy
học Steam này.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi mạnh dạn đưa ra: "Ứng dụng phương
pháp giáo dục steam trong hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi".
3. Khảo sát thực tế ở lớp
Tôi đã tiến hành khảo sát lớp tôi với tổng số 24 trẻ. Trong đó có 12 nữ, 12
nam:
STT
Đạt (trẻ) Chưa đạt
Tổng
Nội dung
số trẻ
%
(trẻ) %
Trẻ có kỹ năng cảm thụ
1
9 = 37,5% 15 =62,5%
âm nhạc
Trẻ có kỹ năng tư duy

2
7 = 29%
17 = 71%
sáng tạo
24
Trẻ có kỹ năng hợp tác
3
8 = 33%
16 = 67%
làm việc theo nhóm
Trẻ có kỹ năng mạnh dạn
4
7 = 29%
17 = 71 %
tự tin
Trẻ hoàn thành sản phẩm/
5
7 = 29%
17 = 71%
dự án chung.
III. Những biện pháp thực hiện (nội dung chủ yếu của đề tài)
Biện pháp 1: Tìm hiểu phương pháp dạy học Steam ứng dụng trong âm
nhạc.
Biện pháp 2: Thiết kế môi trường hoạt động STEAM đa dạng
Biện pháp 3: Xây dựng các dự án STEAM vào hoạt động âm nhạc cho trẻ 56 tuổi
Biện pháp 4: Lồng ghép linh hoạt các hình thức trong giáo dục âm nhạc
Biện pháp 5: Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường phù hợp với văn hóa
địa phương.
IV.Những biện pháp thực hiện (Nêu rõ từng phần)
Qua quá trình điều tra kết quả trên bảng khảo sát đầu năm tỷ lệ % trẻ chưa

tích cực chiếm rất nhiều, còn trẻ tích cực hay rất tích cực % chiếm rất ít.Tôi
nhận thấy rằng việc xây dựng môi trường hạnh phúc là rất cần thiết.
Biện pháp 1: Tìm hiểu phương pháp dạy học Steam trong ứng dụng âm
nhạc.
Giáo viên đóng vai trò là biểu tượng là thang đỡ cho trẻ phát triển một cách
năng động và linh hoạt. Để xây dựng được kế hoạch, nội dung và tiến hành thực
hiện được các hoạt động theo định hướng giáo dục STEAM linh hoạt, sáng tạo,


phù hợp với trẻ. Trước hết người giáo viên cần phải chủ động tiếp cận, bồi
dưỡng kiến thức về giáo dục STEAM dưới nhiều hình thức khác nhau như: Học
tập qua các lớp học chuyên sâu, học qua internet, học qua bạn bè đồng nghiệp
tạo môi trường học tập lẫn nhau, trao đổi thông tin và chuyên môn trong dạy và
học thông qua các kênh phương tiện truyền thông đại chúng có tính nhân rộng:
Facebook, zalo, Google meet…để “mỗi cơ giáo là một hạt nhân STEAM”.
Bản thân tôi đã được tham gia các lớp tập huấn, các buổi chuyên đề do phòng
tổ chức. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục STEAM, bản thân tôi đã
cố gắng học hỏi trên sách báo và tham gia vào một số lớp học STEAM online
qua mạng Internet có cấp giấy chứng nhận.
Hình ảnh: Lớp tập huấn về giáo dục STEAM
Qua những buổi học đó bản thân tơi đã phần nào hiểu ra được muốn đưa
steam trong ứng dụng âm nhạc cần phải làm gì? Làm như thế nào? Dụng cụ ra
làm sao? Nguyên vật liệu như thế nào?...Từ đó giúp trẻ hứng thú mỗi khi đến
giờ hoạt động âm nhạc.
VD: Qua các buổi học của cô Lê Bích Hồng, cô Nguyễn Hiền Steam, hay
thầy Thanh được chia sẻ trên các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook…về
cách xây dựng kế hoạch, giáo án, cách tạo tình h́ng gây hứng thú khi vào hoạt
động, hay chia sẻ các bước thực hiện dự án. Các cơ cịn chia sẻ, gợi ý cho các
ngun vật liệu gần gũi quanh ta từ đó giáo viên có thể đưa vào tiết dạy cho trẻ
khám phá, chơi, thí nghiệm…

Hình ảnh: Lớp học STEAM online
Kết quả là: Qua các buổi học đó bản thân tơi đã hiểu ra được, khi áp dụng
phương pháp dạy học Steam vào hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi. Các cô
mới thấy được các con không chỉ học những lý thuyết suông như trước mà giờ
đây nhờ có phương pháp dạy học mới này các con sẽ được trải nghiệm, thực
hành tạo ra các dụng cụ âm nhạc khác nhau do chính bàn tay các con làm ra, và
các con sẽ được học từ chính những dụng cụ đó.
Biện pháp 2: Thiết kế môi trường hoạt động STEAM đa dạng
Xây dựng môi trường hoạt động Steam đa dạng có vai trị vơ cùng quan
trọng. Môi trường chính là người thầy thứ ba của trẻ, là yếu tớ tích cực góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Ngun tắc xây dựng mơi trường là đảm bảo, an toàn cho trẻ về mặt thể chất
và tinh thần. Tơi đã xây dựng góc âm nhạc ở vị trí trung tâm của lớp. Có diện
tích khoảng 2m2, các góc chơi ln hấp dẫn thu hút trẻ, kích thích tính tò mò,
ham hiểu biết của trẻ.
Ở góc âm nhạc tơi trang trí theo hướng mở, thuận tiện trong quá trình thay đổi
nội dung, chủ đề phù hợp với các dự án STEAM. Góc chơi được thiết kế gồm có
khu để dụng cụ âm nhạc, khu làm sân khấu để trẻ biểu diễn, khu để trẻ được hợp
tác, tương tác, thỏa thuận với nhau, nhằm giúp trẻ lựa chọn các đồ dùng. dụng
cụ âm nhạc mỗi khi thực hiện hoạt động dễ dàng và thuận lợi hơn.


Hình ảnh: Xây dựng góc âm nhạc áp dụng giáo dục steam
Về ngun vật liệu sử dụng ở góc tơi đã phối kết hợp với phụ huynh sưu tầm
các nguyên vật liệu thật, nguyên vật liệu tự nhiên đã qua sử dụng nhưng phải
đảm bảo được an toàn cho trẻ khi trẻ sử dụng như: Lá chuối, lá bưởi, lá dừa
cuốn thành chiếc kèn thổi, vỏ lon bia làm sắc xơ, bìa cát tơng làm đàn, loa…
Qua đó tơi thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động kích thích khả năng tư
duy, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng chia sẻ, lắng nghe, kỹ năng trả lời câu hỏi.
Hình ảnh: Dự án làm kèn từ lá chuối

* Kết quả là: Qua việc áp dụng xây dựng môi trường hoạt động Steam tôi
thấy được nề nếp học cũng như ý thức học của trẻ lớp tôi rất là tốt như tỷ lệ
chuyên cần trẻ đi học bao giờ cũng cao nhất trường, các kỹ năng của trẻ rất
thành thạo, chất lượng giáo dục thông qua các lĩnh vực trẻ đạt khá cao. Từ đó tơi
thấy được việc xây dựng một môi trường lớp học theo phương pháp Steam là rất
cần thiết vì có như vậy mới phát triển cho trẻ một các toàn diện.
Biện pháp 3: Xây dựng các dự án STEAM vào hoạt động âm nhạc cho trẻ
5-6 tuổi
Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch phát triển
chương trình giáo dục mầm non trong nhà trường theo định hướng STEAM phù
hợp với trẻ, điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
Sau khi đã hiểu rõ hơn về giáo dục STEAM tôi đã bắt tay ngay vào việc
nghiên cứu và lựa chọn một sớ sớ nội dung, bài hát điển hình nhất có áp dụng
giáo dục STEAM trong các chủ đề.
Qua nghiên cứu thực tế trên trẻ, điều kiện tại địa phương nơi tôi công tác, đặc
điểm và ý nghĩa của hoạt động giáo dục âm nhạc tôi đã đưa vào kế hoạch năm
học, được triển khai thông qua việc áp dụng phương pháp giáo dục Steam.

STT

Tên chủ đề

Nội dung áp dụng giáo dục STEAM trong tổ
chức hoạt động âm nhạc

1

Trường Mầm non

Dạy hát: Trường chúng cháu là trường mầm

non

2

Bản thân

Vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát: Brain Break
Hand Exercise Warm Up to

3

Gia đình

Làm quen bộ gõ cơ thể: Mẹ ơi có biết


4

Nghề nghiệp

Trò chơi âm nhạc: Vòng tròn tiết tấu theo bài
hát Clap clap sound

5

Thế giới động vật

Vận động bộ gõ cơ thể bài hát: Old macdonald
had a farm


6

Tết và mùa xuân

Hát vận động bài hát: Tết đến rồi

7

Thực vật

Hát, múa bài hát: Vườn cây của ba

8

Giao thông

Hát, vận động: Em đi qua ngã tư đường phố

9

Nước và hiện tượng tự nhiên

Hát, vỗ tay tiết tấu nhanh, chậm theo bài hát:
“Bin bum”

10

Quê hương, đất nước, Bác Hồ.
Trường tiểu học


Hát, vận động bài hát: Yêu Hà Nội

Ví dụ: Ở chủ đề “Bản thân” tôi dạy trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát:
Brain Break Hand Exercise Warm Up to mới đầu các con chưa quen nên việc
bắt vào đúng theo nhịp bài hát là rất khó do vậy tơi đã phải cho trẻ nghe bài hát
trước đó cũng như gửi bài hát vào trong nhóm lớp nhờ phụ huynh mở ra cho các
con nghe nhiều để các con cảm nhận được giai điệu bài hát. Sau đó đến hoạt
động học cơ và trò bắt đầu vào thực hiện vỗ tay theo giai điệu của bài hát.
Cách học: Đầu tiên tôi sẽ cho cả lớp cùng thực hiện với cô (2-3 lần) sau đó
cho các con về nhóm và thể hiện. Trong buổi hoạt động tơi ln thay đổi các
hình thức cho trẻ thực hiện như vịng trịn, nhóm, sau về bàn…giúp trẻ hứng thú
trong giờ học tránh gây cho trẻ nhàm chán.
Hình ảnh: Trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm
Tương tự với trò chơi: “Vòng tròn tiết tấu theo bài hát Clap clap sound”
Cô chuẩn bị: Mỗi trẻ một lon bia
Không gian tổ chức: Trong lớp học
Cách chơi: Cả lớp ngồi vịng trịn, chọn cho mình một lon bia, cơ mở nhạc cho
trẻ nghe. Nhiệm vụ của trẻ phải thật chú ý lắng nghe giai điệu của bản nhạc, khi
đến đoạn chuyển lon bia thì phải thật nhanh chuyển sang bên cho bạn để chuẩn
bị thực hiện với nhịp bài hát tiếp theo. Cứ thế các con sẽ thực hiện đến hết bài
hát, nhưng khi thực hiện các con sẽ phải thực hiện cùng một lúc từ đó mới có thể
tạo ra được những âm thanh đồng bộ nhau.


Hình ảnh: Trẻ ngồi chơi vịng trịn tiết tấu bài hát Clap clap sound”
Trong hoạt động âm nhạc bản thân tơi cũng ln đưa ra các trị chơi đổi mới
giúp trẻ hứng thú hơn như tạo âm thanh từ giấy A4, hay vịng thể dục hằng ngày
của các con, có khi tôi cũng cho các con ngồi xuống và cho trẻ tạo âm thanh từ
chính chiếc ghế ngồi của các con…Từ những dụng cụ, đồ vật gần gũi với trẻ tơi
cũng có thể tận dụng và biến chúng thành những dụng cụ âm nhạc giúp trẻ vừa

chơi vừa học.
Hình ảnh: Trẻ tạo âm thanh từ giấy A4
Trong biện pháp này, tơi cịn chú trọng tới việc kết hợp với phụ huynh trong
việc dạy con cũng như tìm kiếm các nguyên vật liệu để làm ra các dụng cụ âm
nhạc khác nhau. Bước đầu tính lan tỏa đến phụ huynh chưa được nhiệt tình cho
lắm những với sự phân tích giảng giải của tôi cuối cùng các bậc phụ huynh cũng
đồng tình và hợp tác cùng các con khi ở nhà. Đó chính là việc khéo léo thu hút
phụ huynh tham gia cùng các con trong các buổi trải nghiệm, ngoại khóa hay
qua các dự án, cơ xây dựng và cho trẻ thực hiện đều có các bậc phụ huynh tham
gia, đó là chơi các trị chơi nhỏ cùng với trẻ như: “ Nhịp điệu và vận động” “Âm
nhạc với trò chơi” “Âm nhạc kết hợp với toán”…Hay cùng trẻ thực hiện dự án
làm kèm lá tại dự án đó các bậc phụ huynh sẽ giúp các con thiết kế lên bản vẽ
chi tiết, đo đạc kích thước để cắt....Phụ huynh sẽ rất phấn khởi khi thấy con
mình được tự tay mình làm ra được sản phẩm dụng cụ âm nhạc có thể dùng
được trong dự án mà cơ đưa ra. Từ đó phụ huynh sẽ yên tâm hơn vào chất lượng
chăm sóc, giáo dục của trường, trẻ sẽ được thừa hưởng từ hiệu quả mà áp dụng
phương pháp dạy học Steam vào cho trẻ cần thiết như thé nào.
Kết quả là: Từ những hoạt động học, hoạt động vui chơi mà trẻ được
học được trải nghiệm trên, tôi thấy tất cả học sinh lớp tôi đều rất hứng thú
tham gia tích cực trong từng hoạt động tôi đưa ra, luôn mạng dạn đưa ra
các câu hỏi ( Như thế nào? Tại sao như vậy?...). Từ đó u cầu tơi phải
giải đáp, giải thích những thắc mắc của học sinh nhằm củng cố thêm sự
hiểu biết của trẻ, giúp cho trẻ mở rộng được kiến thức, cũng như các kỹ
năng như: Sáng tạo, hợp tác với bạn bè hay tư duy phản biện nhằm phát
triển về thể chất và trí tuệ của trẻ.
Biện pháp 4. Lồng ghép các hình thức trong giáo dục âm nhạc
* Quy trình tổ chức hoạt động âm nhạc theo phương pháp steam
Quy trình tổ chức hoạt động âm nhạc
Quy trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho
cho trẻ 5- 6 tuổi theo phương pháp

trẻ 5- 6 tuổi theo phương pháp truyền thống
steam
Bước 1 : Tạo hứng thú, giới thiệu
Bước 2: Hướng dẫn quan sát – Cô làm mẫu
Bước 3 : Hướng dẫn thực hành – Cô phân
tích, hướng dẫn

Bước 1 : Gắn kết
Bước 2: Khám phá -Trẻ trải nghiệm và
chia sẻ
Bước 3: Chia sẻ


– Trẻ hợp tác, thảo luận, ghi chép
Bước 4: Tổ chức cho trẻ thực hành – Trẻ thực
hiện
Bước 5: Tổ chức đánh giá

Bước 4: Áp dụng
– Trình bày, luyện tập, áp dụng
Bước 5: Đánh giá

*. Áp dụng STEAM trong tổ chức hoạt động âm nhạc
Trẻ mầm non “Học thông qua vui chơi, trải nghiệm”, giáo viên là người định
hướng, gợi mở tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, tự học thông qua
các hoạt động khám phá, trải nghiệm thực tế… với nhóm và cá nhân trẻ, giáo
viên là người cùng học, cùng trải nghiệm, cùng sai và sửa sai cùng học sinh.
Đối với trẻ lớp tôi, tôi đã mang đến cho các con rất nhiều các nội dung giáo
dục âm nhạc như: Dạy hát, vận động, trò chơi âm nhạc, bộ gõ cơ thể…và các thể
loại mới lạ mà trẻ ít hoặc chưa có cơ hội được tiếp xúc như hát rock, hợp xướng,

Acmoca, hát đệm…
* Ví dụ Chủ đề: Thế giới động vật. Tháng 12 vừa qua chúng tôi đã thực hiện
dự án: Bộ gõ cơ thể.
Đề tài: bài hát: Old MacDonald Had A Farm
Xác định mục tiêu:
+ Khoa học: Trẻ hiểu biết được bộ gõ cơ thể là một bộ môn nghệ thuật tạo ra
âm thanh từ sự tương tác giữa các bộ phận trên cơ thể con người. Trẻ nhớ tên
bài hát.
+ Công nghệ: Trẻ biết cách sử dụng các dụng cụ âm nhạc khác nhau để gõ
đệm cho bài hát, biết sử dụng các bộ phận trên cơ thể để tạo ra âm thanh gõ đệm
cho bài hát.
+ Toán học: Trẻ biết ghi chép các chuỗi lệnh tương ứng với các câu hát dưới
dạng các ký tự đã được học hàng ngày. Trẻ học cao- thấp, lớn- bé của âm thanh.
Đếm số nhịp phách.


+ Nghệ thuật: Trẻ hát, gõ đệm đúng nhịp của bài hát. Và cảm nhận giai điệu
nhanh, chậm.
+ Kỹ thuật: Trẻ biết sử dụng bộ gõ cơ thể là tay, chân thực hiện các chuỗi
lệnh 1 cách nhịp nhàng và uyển chuyển
+ Kỹ năng khác: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng chia sẻ, lắng nghe, kỹ
năng trả lời câu hỏi.
Chuẩn bị môi trường: Xây dựng sân khấu, dụng cụ âm nhạc, giai điệu bài
hát để trẻ gõ đệm.
Tiến hành:
+ Bước 1: Gắn kết
Gây hứng thú cho trẻ, giới thiệu và tìm hiểu về bộ mơn nghệ thuật: Bộ gõ cơ
thể “Body percussion” áp dụng vào các bài hát mà trẻ yêu thích.
+ Bước 2: Khám phá
Cho trẻ trải nghiệm và chia sẻ các động tác bộ gõ cơ thể gõ đệm cho bài hát

trẻ yêu thích, lựa chọn các động tác phù hợp với nhịp điệu của bài hát
+ Bước 3: Chia sẻ
Cho trẻ thảo luận và ghi chép các chuỗi lệnh gõ đệm cho bài hát dưới dạng
các ký hiệu đã được học, chia sẻ về cách thực hiện của mình.
+ Bước 4: Luyện tập, áp dụng
Trẻ trình bày ý tưởng của nhóm rồi áp dụng, luyện tập, thực hiện các chuỗi
lệnh gõ đệm của tổ mình,
+ Bước 5: Đánh giá
Cô quan sát và đánh giá trẻ xem đã nhớ được nội dung bài hát chưa? Kỹ năng
thực hiện của trẻ ra sao?
Hình ảnh: Vận động bộ gõ cơ thể áp dụng steam bài hát Old Macdonald
had a farm


Kết quả đạt được là: Qua hoạt động dự án mà trẻ được trải nghiệm thực tế
giúp trẻ tự tin mạnh dạn thực hiện những kỹ năng mà trẻ học được ở trường để
áp dụng vào thực tế. Từ những kỹ năng trẻ học được đã làm tôi thấy hạnh phúc
vì mình đã giúp trẻ có được sự tự tin, mạnh dạn và những kỹ năng cần thiết áp
dụng vào trong cuộc sống.
Biện pháp 5: Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường phù hợp với văn hóa
địa phương.
Thơng qua các hoạt động truyền thông về các nội dung giáo dục theo định
hướng STEAM đến cha mẹ trẻ nhằm tạo sự đồng thuận cao trong tổ chức thực
hiện. Mỗi một dự án, hoạt động, bài học STEAM đều có sự hỗ trợ đến từ cả gia
đình – Nhà trường – Địa phương và trẻ.
Thơng qua góc tun truyền, giờ đón trả trẻ, zalo, facebook … giáo viên
tuyên truyền đến phụ huynh về các hoạt động của trẻ khi thực hiện dự án
STEAM để phụ huynh nắm bắt và ủng hộ các nguyên vật liệu sẵn có như: Vỏ
chai nhựa, que tre, bìa cáttong…qua đó phụ huynh thấy được lợi ích của các dự
án STEAM đối với sự phát triển tồn diện của trẻ.

Hình ảnh: Phụ huynh chuẩn bị ngun vật liệu tại nhà ủng hộ cho dự án
STEAM của trẻ tại lớp
Từ đó phới hợp với phụ huynh cho trẻ tự thiết kế đồ dùng, đồ chơi mầm
non theo định hướng giáo dục STEAM tại nhà như: Làm sắc xô, làm kèn, làm
đàn, làm trống…Với những hoạt động thiết thực này sẽ góp phần lan toả ích lợi
của STEAM với trẻ mầm non đến với cộng đồng.
Kết quả đạt được: Như vậy giữa gia đình và nhà trường đã tạo được sợi dây
liên kết chặt chẽ trong công tác chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ, từ đó hình
thành và rèn lụn được những hành vi tớt cho trẻ.
V.Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng
Sau khi thực hiện biện pháp Ứ
" ng dụng phương pháp giáo dục Steam trong
hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi".
Tôi đã thu được kết quả sau:
Tổng
Đầu năm
Cuối năm
số trẻ
STT
Nội dung
Chưa
Chưa
Đạt (trẻ)
Đạt (trẻ)
đạt
đạt
%
%
(trẻ) %
(trẻ) %

Trẻ có kỹ năng cảm thụ
15=62,
1
9=37,5%
22 =92% 2 = 8%
âm nhạc
5%


2

Trẻ có kỹ năng tư duy
sáng tạo

3

Trẻ có kỹ năng hợp tác
làm việc theo nhóm

24

7=29%

17=71
%

20=83% 4 =17%

8=33%


16=67
%

21=87,5
%

3=12,5
%

4

Trẻ mạnh dạn tự tin

7=29%

17=71
%

21=87,5
%

3=12,5
%

5

Trẻ hoàn thành sản
phẩm/ dự án chung.

7=29%


17=71
%

22=92%

2=8%

Giáo dục STEAM đã giúp trẻ hình thành kiến thức mới, tạo cho trẻ có niềm
say mê tìm hiểu, thích khám phá khoa học và biết cách lĩnh hội những kiến thức
mới, hình thành những kỹ năng mới.
Ngồi ra, STEAM cịn giúp trẻ thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo
khi tự mình làm ra một sản phẩm nào đó. Chính các hoạt động thực tế này giúp
trẻ nhớ kiến thức lâu hơn, sâu hơn và hình thành, phát triển những năng lực,
phẩm chất quan trọng thích ứng với cuộc cách mạng 4.0.
* Đối với giáo viên:
Giáo viên đã nắm vững kiến thức, biết xây dựng kế hoạch, thiết kế các dự án
STEAM, lồng ghép các hoạt động phù hợp, nắm được các bước thực hiện hoạt
động STEAM cho trẻ. Biết xây dựng môi trường giáo dục STEAM hiệu quả.
Được phụ huynh tín nhiệm.
Qua biện pháp tôi đưa ra, đồng nghiệp trong trường được tham khảo, nhận
xét, rút kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng xây dựng, thiết kế, tổ chức các dự án
STEAM cho trẻ.
*Đối với trẻ:
Sau khi nghiên cứu và triển khai áp dụng “Ứng dụng phương pháp giáo dục
Steam trong hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi", tôi đã thu được
một số kết quả khả quan trong quá trình cho trẻ hoạt động ở lớp mình như sau:
Kết quả cho thấy đã có dấu hiệu tích cực, số trẻ đạt được 5 mục tiêu tăng lên
rõ rệt
Trẻ hiểu và áp dụng rất nhiều kiến thức khác nhau (toán, ngơn ngữ, khoa học

…) trong quá trình thực hiện các dự án STEAM.


Trẻ có kỹ năng cảm thụ âm nhạc / trình bày/ sản phẩm STEAM tăng
54,5%

Trẻ có kỹ năng tư duy, sáng tạo tăng 54%




Trẻ có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm tăng 54,5%




Trẻ mạnh dạn tự tin tăng 58,5%
Trẻ đã hoàn thành sản phẩm/ dự án chung. 63%
*Về phía phụ huynh:
- Rất yên tâm khi gửi gắm con em mình học tại trường, ln ln tin tưởng
vào các cô.
- Mỗi lần nhà trường hoặc lớp tổ chức hoạt động gì đều nhiệt tình ủng hộ và
tham gia.
- Đã chú trọng và quan tâm vào việc học của con mình hơn.
PHẦN THỨ III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Như vậy qua nghiên cứu và áp dụng các giải pháp đã trình bày ở trên cho
thấy nội dung nghiên cứu và áp dụng biện pháp “Ứng dụng phương pháp giáo
dục Steam trong tổ chức hoạt động âm nhạc tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A2 Trường
mầm non Cẩm Lĩnh “là nội dung có tính khả thi cao.

Khả năng áp dụng và nhân rộng biện pháp đã được các bạn đồng nghiệp
trong trường tham khảo và áp dụng. Tham mưu với ban giám hiệu triển khai các
lớp học bồi dưỡng STEAM đến các giáo viên, học sinh, phụ huynh. Thông qua
đề tài này em muốn chuyển tải đến các thầy cô giáo cũng như các đồng nghiệp.
Hãy sử dụng STEAM để tạo cơ hội tốt nhất cho trẻ được chơi thông minh và
học vui vẻ.
1. Khuyến nghị.
* Đối với giáo viên.
Khơng ngừng học tập để nâng cao trình độ bản thân, trau dồi đạo đức người
giáo viên, hết lòng yêu thương và chăm sóc các cháu, lúc nào cũng là tấm gương
để các cháu loi theo. Cô luôn bên cạnh các con mọi lúc mọi nơi để tìm ra những
điểm mạnh, năng khiếu của các con, để có những biện phám chăm sóc và dạy dỗ
tớt nhất.
*Về phía phụ huynh.
Cần thêm một số phụ huynh tham gia vào các buổi sinh hoạt của lớp, luôn đi
cùng các con vào những buổi tham quan trải nghệm.


Mong muốn các phụ huynh tạo điều kiện tốt để trẻ về nhà có thể thực hiện
những kiến thức trên lớp học được về vận dụng trong cuộc sống hàng ngày.
*Đối với nhà trường.
Tiếp tục trang bị thêm sách, học liệu về giáo dục STEAM cho giáo viên – Tổ
chức các hoạt động STEAM mẫu cho giáo viên
Tổ chức thi thiết kế mơi trường giáo dục STEAM
* Phịng Giáo dục và Đào tạo Ba Vì.
Tổ chức các buổi chuyên đề nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các trường
mầm non trong huyện từ đó tạo điều kiện cho giáo viên được học hỏi kinh
nghiệm của đồng nghiệp về giáo dục STEAM
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về đề tài. Do kiến thức của bản
thân còn hạn chế, đề tài áp dụng trong phạm vi một nhà trường vì thế sáng kiến

kinh nghiệm của tôi không tránh khỏi thiết sót. Tơi rất mong các cấp lãnh đạo
đóng góp ý kiến, bổ sung cho tôi để sáng kiến của tôi thêm hồn thiện.
Tơi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm trên đây là do tôi viết, không sao
chép của ai.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để hoàn thành sáng kiến : “Ứng dụng phương pháp giáo dục Steam trong hoạt
động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi".tôi đã tham khảo trên một số tài
liệu như:
1. Sách - Hướng dẫn thiết kế bài giảng STem/Steam cho lớp mẫu giáo 5-6 tuổi
2. Giáo Dục Stem/ Steam: Từ Trải Nghiệm Thực Hành Đến Tư Duy Sáng Tạo
3. Sách - Hướng dẫn hoạt động Steam cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
4. Sách giáo dục steam chuyên sâu
5. Tài liệu tham khảo về phương pháp Steam của sở giáo dục Hà Nội


HÌNH ẢNH MINH HỌA KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Hình ảnh 1: Lớp tập huấn về giáo dục STEAM (BP1)

Hình ảnh 2: Lớp học STEAM online (BP1)


Hình ảnh 3: Xây dựng góc âm nhạc áp dụng giáo dục steam (BP2)

Hình ảnh 4: Dự án làm kèn từ lá chuối (BP2)



Hình ảnh 5: Trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm (BP3)

Hình ảnh 6: Trẻ ngồi chơi vịng trịn tiết tấu bài hát Clap clap sound” (BP3)



×