Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo lớn 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
1. Thuận lợi................................................................................................................................5

2. Khó khăn..........................................................................................................6
3. Kết quả khảo sát thực trạng............................................................................6
Xuất phát từ thực tế đó tôi đã tiến hành khảo sát 62 trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
như sau:................................................................................................................. 6
III. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN..........................................................7

1. Các giải pháp.....................................................................................................7
2. Các biện pháp...................................................................................................8
2.1. Tuyên truyền..................................................................................................8

A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật; là tất cả những
gì xung quanh chúng ta bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân
tạo. Trong quá trình tồn tại, phát triển của con người và sinh vật, môi trường đã
cung điều kiện sống (không khí, độ ẩm, nước, tài nguyên khác ...). Vì vậy môi
trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người, nếu không có những điều
kiện đó con người không thể tồn tại và phát triển được. Đối với trẻ môi trường
có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển, bởi giai đoạn này cơ thể trẻ rất
non nớt và đang phát triển mạnh cả về thể lực và tâm lý. Một môi trường tự
nhiên sạch đẹp giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, một xã hội lành mạnh sẽ giúp
cho trẻ hình thành nhân cách trong sáng; vì vậy chúng ta có thể khẳng định, môi
trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Tuy nhiên hiện nay chất lượng môi trường ngày một suy giảm, đe dọa
nghiêm trọng đến sự sống và tồn tại của trái đất, nguyên nhân chủ yếu là: Sự bùng nổ
gia tăng về dân số, đô thị hóa phát triển nhanh đã lấn chiếm nhiều tài nguyên đất
dùng để ở và sản xuất, đồng thời thải ra môi trường: Chất thải sinh hoạt; chất thải


hóa học khi sử dụng chất tẩy rửa, chất thải trong chế biến thực phẩm và trong sản
xuất nông nghiệp (các loại thuốc BVTV) cũng tăng lên;


Do sự phát triển bùng nổ của các ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất, và
dịch vụ đã thải ra môi trường chất thải là kim loại nặng, nước thải chưa qua xử lý
và hàng tỷ m3 khí thải vào không khí vv... (Gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất
nóng lên);

Việc tàn phá và sử dụng không bền vững tài nguyên rừng, đã gây nên xói
mòn đất, lũ lụt, hạn hán triền miên ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến sản xuất và
sinh hoạt của con người, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời làm giảm
lượng khí ô xy do cây rừng sản xuất ra cho môi trường.

Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa là do ý thức bảo vệ môi
trường của một bộ phận người dân đang còn hạn chế. Những yếu tố trên đã gây
cho môi trường ngày càng suy thoái nghiêm trọng, ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống của con người. Vì vậy hiện nay bảo vệ
môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; và là nhiệm vụ
có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với sự phát triển của xã hội.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến
thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái
độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh, việc khám phá quy luật của
tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non.
Ngoài ra giáo dục Bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp giáo dục có hiệu
quả với trẻ, giáo dục bảo vệ môi trường là cơ sở quan trọng của việc hình thành và
phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện, bởi ở lứa tuổi mầm non đây là giai
đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người, những đặc trưng về nhân cách con người mới
như tính trung thực, nề nếp, kỹ luật, vệ sinh, nhân hậu, lễ phép, kính trên nhường
2



dưới yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và giữ lời hứa…được hình thành và có điều kiện
củng cố phát triển tốt nhất ở lứa tuổi này;
Với tầm quan trọng của việc giáo dục Bảo vệ môi trường cho trẻ mầm
non, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi những biện pháp, cách thức hướng dẫn
chỉ đạo giáo viên làm thế nào để giáo dục trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt
động bảo vệ môi trường một cách tích cực và hiệu quả cao nhất. Vì vậy trong
năm học này tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng
cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

- Giúp giáo viên cải tiến các nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục
bảo vệ môi trường cho trẻ. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt
động của trẻ sao cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, cộng đồng nhận thức đúng vai trò,
nhiệm vụ và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong xã hội, gia đình
và trường mầm non.
- Góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, đồng thời giúp
trẻ phát triển toàn diện về thể lực, ngôn
ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm
quan hệ xã hội.

+ Về nhận thức:
Trẻ có hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người, có những
kiến thức đơn giản về cơ thể, cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Có
những kiến thức ban đầu về mối quan hệ giữa động, thực vật với con người, với
môi trường sống và thái độ đúng đắn của con người.

+ Về kỹ năng và hành vi:
Hình thành ở trẻ thói quen sống gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ. Tích cực
tham gia hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường ở lớp cũng như ở nhà. Tiết kiệm,
chia sẽ và hợp tác với bạn bè. Có phản ứng đối với con người làm bẩn môi
trường, có hành vi có hại cho môi trường xung quanh chúng ta.
+ Về thái độ tình cảm :
Hình thành cho trẻ lòng yêu qúi gần gũi thiên nhiên, tự hào và có ý thức
giữ gìn bảo vệ những phong cảnh của địa phương. Quan tâm đến những vấn đề về
môi trường: Lớp học, gia đình và tích cực tham gia các vấn đề bảo vệ môi trường.
Như vậy giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non là việc làm
cần thiết vì trẻ Mẫu giáo rất dễ nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều học
được ở trường, hình thành dấu ấn lâu dài. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu
3


giáo sẽ góp phần quan trọng tạo ra lớp người mới có sự hiểu biết và có thái độ
đúng đắn đối với môi trường làm cho xã hội ngày càng phát triển.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

“Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ Mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi” ở trường mầm non Hoằng Quý, huyện
Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

- Tự nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng chuyên môn và các loại tập san của ngành
- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan minh họa.
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
- Phương pháp quan sát, trò chuyện.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp tuyên dương, khích lệ.

- Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

Bảo vệ môi trường là một vấn đề cả thế giới đang rất quan tâm và yêu
cầu mọi người, mọi tổ chức xã hội cùng chung tay thực hiện. Ở Việt Nam
chúng ta đã ban hành Luật bảo vệ môi trường và nhiều văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn, cụ thể:
- Luật bảo vệ môi trường năm 2014;
- Chỉ thị số 36 CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về “Tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”; đã đưa ra những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường như: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp
sống và phong trào quần chúng bảo vệ môi trường” và “Đưa các nội dung bảo
vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống
giáo dục quốc dân”;
- Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ
thống giáo dục quốc dân”;
- Quyết định 256/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp
thứ 8, đã ban hành Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 và Luật có hiệu lực
ngày 1/7/2006;
- Chỉ thị số 02/2005/BGD&ĐT ngày 31/01/2005 về “ Tăng cường công
tác giáo dục bảo vệ môi trường” đã xác định rõ nhiệm vụ của giáo dục mầm non
là hình thành cho trẻ những hiểu biết đơn giản về cơ thể, về môi trường sống của
bản thân nói riêng và con người nói chung, biết gìn giữ sức khỏe bản thân, có
4



hành vi ứng xử phù hợp để bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường
nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM.

Hiện nay, môi trường trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang
bị ô nhiễm nặng nề (như trình bầy ở trên). Trước thực trạng đó giáo dục bảo vệ
môi trường đã trở thành vấn đề cấp bách mang tính chiến lược toàn cầu vì vậy
chính phủ đưa ra nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục
quốc dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế
nên cần giáo dục con người ngay từ lúc tuổi thơ để trẻ sớm được tiếp cận, từ đó
hiểu và nhận thức về môi trường một cách tổng quát hơn. Đối với các cháu nhỏ
đang ở độ tuổi mẫu giáo trong các trường mầm non đã có một số biện pháp để
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các cháu. Ở một số môn học cũng được
giáo viên lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy. Tuy nhiên các
hoạt động đó vẫn chưa đem lại hiệu quả cao vì đa số trẻ nhỏ chưa có ý thức
được việc bảo vệ môi trường, những việc làm của các cháu chưa có tính tự giác,
khi nào được người lớn nhắc nhở, yêu cầu thì trẻ mới làm.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài có những thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi.
- Đối với trẻ: Trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi được làm quen với môi trường
xung quanh trẻ rất hứng thú nhất là về con người và môi trường xung quanh. Đa
số các cháu đều nhận biết được thế giới động, thực vật, biết được môi trường
trong, ngoài lớp cũng như môi trường xung quanh trẻ, các cháu đã có một số kỹ
năng, thói quen vệ sinh cá nhân.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp 5- 6 tuổi: Giáo viên có trình độ trên
chuẩn, có năng lực đồng thời có vốn kiến thức cơ bản về vấn đề về môi trường
và bảo vệ môi trường để thực hiện tốt việc chăm sóc và giáo dục trẻ.

- Đối với nhà trường: Là trường chuẩn Quốc gia nên có tương đối đầy đủ
cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt năm học
2015 - 2016 nhà trường làm tốt công tác tham mưu và xã hội hóa nên đã đổi mới
được sân chơi, sửa sang lại khu bếp ăn.
- Về môi trường: Trường có khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ, có vườn rau
sạch, vườn cây ăn quả, vườn thuốc nam, có nhiều thùng đựng rác có nắp đậy
thuận tiện, có hệ thống cống rãnh thoát nước hợp vệ sinh, có nguồn nước sạch
phục vụ cho quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
- Đối với lớp: Mẫu giáo 5 - 6 tuổi (2 lớp) có đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng
đồ chơi phục vụ cho quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.

5


Hình ảnh trường và lớp của Trường MN Hoằng Quý

- Đối với bản thân: Có vốn kiến thức cơ bản về vấn đề về môi trường và
bảo vệ môi trường, và thường xuyên được tham dự các lớp tập huấn về giáo dục
bảo vệ môi trường do Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục tổ chức.
2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi đó, trong quá trình hướng đẫn chỉ đạo chuyên
môn cho khối mẫu giáo Lớn 5 - 6 tuổi tôi thấy còn một số tồn tại sau:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp chưa quan tâm đúng mức đến việc Giáo dục
bảo vệ môi trường cho trẻ.
- Trẻ lớp Mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi đa số là con em nông thôn nên sự hiểu
biết về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. Trẻ có những thói quen không tốt
như bỏ rác chưa đúng nơi qui định, chưa biết tiết kiệm điện nước, chưa biết yêu
quí những con vật nuôi…
- Nhiều trẻ chưa có thói quen bảo vệ môi trường xung quanh mình, chưa
có khả năng phản ứng với các hành vi của con người làm bẩn môi trường và phá

hoại môi trường.
- Nhiều trẻ chưa biết chia sẽ và hợp tác với bạn bè và những người xung
quanh trong việc bảo vệ môi trường.
- Các bậc phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục trẻ bảo
vệ môi trường.
3. Kết quả khảo sát thực trạng.
Xuất phát từ thực tế đó tôi đã tiến hành khảo sát 62 trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
như sau:
Bảng khảo sát chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường đầu năm:
6


T
T

Khả năng của trẻ

Mức độ đạt được trên trẻ

Tổng
số

Đạt
Tốt

%

Khá

%


TB

%

Chưa
đạt

%

Trẻ nhận biết phân
biệt môi trường
62
11 27,5 10
25
14
35
5
12,5
1
sạch, môi trường
bẩn
Trẻ biết chia sẽ và
hợp tác với bạn bè
62
8
20
12
30
12

30
8
20
2
và những người
xung quanh.
Trẻ có hành vi bảo
62
10
25
12
30
12
30
6
15
3 vệ môi trường
Có phản ứng với
các hành vi của con
42,
62
5
12,5
8
20
17
10
25
4 người làm bẩn môi
5

trường và phá hoại
môi trường.
Từ thực trạng trên, để nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường
cho trẻ 5 - 6 tuổi, tôi đã nghiên cứu tìm tòi sáng tạo và chỉ đạo giáo viên phụ
trách áp dụng các hình thức giáo dục phù hợp để giúp trẻ tiếp thu kiến thức giáo
dục bảo vệ môi trường một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó giúp trẻ phát triển
toàn diện hơn.
III. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN.

1. Các giải pháp.
Hướng dẫn chỉ đạo và yêu cầu giáo viên cần thực hiện một số nội dung sau:
- Tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp phong phú và phù hợp theo
chủ đề, giúp trẻ biết thêm về môi trường xung quanh trẻ.
- Tổ chức cho trẻ được thăm quan, quan sát thực tế để trẻ tiếp thu tri thức
mới và có dịp cũng cố kiến thức đã học về bảo vệ môi trường.
- Tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm thực tế giúp trẻ có cơ hội thực
hành rèn luyện hành vi, kỹ năng bảo vệ môi trường, kỹ năng vệ sinh cá nhân và
vệ sinh chung.
- Tổ chức cho trẻ quan sát thực tế những việc làm bảo vệ môi trường. để
trẻ có cơ hội làm quen với những việc làm bảo vệ môi trường.
- Thường xuyên tổ chức cho trẻ lao động tập thể: Quét dọn vệ sinh trong
và ngoài lớp, chăm sóc vườn cây, rau….để trẻ có thói quen vệ sinh chung.
- Kết hợp với phụ huynh tạo môi trường xanh - sạch - đẹp và an toàn cho
trẻ ở trường mầm non.
7


2. Các biện pháp.
2.1. Tuyên truyền.
Tuyên truyền kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đến các bậc phụ

huynh bằng nhiều hình thức khác nhau:
- Thông qua các buổi họp phụ huynh.
- Thông qua các góc trao đổi với phụ huynh.
- Tranh thủ trao đổi với phụ huynh giờ đón và trả trẻ.
Cha mẹ là những người nuôi nấng, chăm sóc trẻ những lúc ở nhà, do vậy
việc tuyên truyền đến phụ huynh giúp phụ huynh hiểu rõ về vai trò quan trọng
của giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non đồng thời phối kết hợp chặt
chẽ giữa nhà trường và gia đình trong quá trình giáo dục để trẻ biết giữ gìn vệ
sinh cá nhân, vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi, biết tiết kiệm nước trong
sinh hoạt hằng ngày, biết chăm sóc cây cối, con vật….
Để làm được việc này yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp phải luôn theo dõi
những biểu hiện về những hành vi, thái độ của trẻ với môi trường xung quanh,
từ đó trao đổi với phụ huynh nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức về bảo vệ môi
trường một cách hào hứng không gò bó, gượng ép.
Bên cạnh đó cha mẹ có thể giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và
vệ sinh chung sạch sẽ bằng những việc làm của mình như quét nhà, hay khi
giúp mẹ nhặt rau xong thì cọng rau mang bỏ vào thùng rác, Có thể dạy trẻ yêu
quý các con vật trong gia đình, không đánh đập, mà phải chăm sóc chúng như
cho ăn…
Ở gia đình, ông bà và cha mẹ có thể dạy cho trẻ những hiểu biết thêm về
những việc làm của mình nhằm bảo vệ môi trường, tầm quan trọng của việc bảo
vệ môi trường với cuộc sống của chung ta.
Ví dụ: Khi trẻ rửa tay cha mẹ nhắc nhở trẻ vặn nước vừa đủ, tiết kiệm
nước, không bỏ rác bẩn vào nguồn nước, bảo vệ nguồn nước sạch, biết nhắc nhở
mọi người cùng bảo vệ môi trường…Hay cha mẹ có thể dạy trẻ, cho trẻ cùng
làm để trẻ biết chăm sóc cây cối như nhổ cỏ, tưới nước, không được bẻ cành
ngắt lá, khi được tham gia làm cùng cha mẹ trẻ sẽ thích thú và khắc sâu những
việc làm của mình nhằm bảo vệ môi trường…
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho
trẻ trường tôi đã mua thùng rác có nắp đậy hợp vệ sinh để giáo dục trẻ bỏ rác

đúng nơi quy định giữ gìn vệ sinh chung.
Tôi thường xuyên khuyến khích cô giáo tổ chức các hoạt động tập thể để
tất cả trẻ trong lớp được tham gia như tổng vệ sinh trong và ngoài lớp, thu gom
rác, lá cây, trồng cây hoa quanh trường, thu gom phế liệu để cô và trẻ làm đồ
dùng đồ chơi...

8


Hình ảnh một số hoạt động của trẻ 5 – 6 tuổi tham gia bảo vệ môi trường

2.2. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động
trong ngày.
2.2.1. Thời điểm đón - trả trẻ.
- Yêu cầu cô giáo đi trước giờ đón trẻ 15 phút thông thoáng phòng học, vệ
sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ. Trong khi đón trẻ thì nhắc nhở trẻ cất đồ dùng
cá nhân vào nơi quy định một cách ngay ngắn gọn gàng, bỏ rác đúng nơi quy
định, giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung .
- Trò chuyện với trẻ về các vấn đề liên quan đến môi trường và cách bảo
vệ môi trường thông qua trò chuyện về các các chủ đề.
Ví dụ: Ở chủ đề “Trường mầm non ” cô giáo cần trò chuyện với trẻ về
trường, lớp Mầm non đồng thời giáo dục trẻ không vứt rác bừa bãi, không vẽ
bẩn lên tường, giữ gìn trường, lớp luôn sạch đẹp, thường xuyên quét dọn, lau
chùi đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, sắp đặt ngăn nắp, gọn gàng.
Ví dụ: Ở chủ đề “Bản thân ” giáo viên trò chuyên với trẻ về các bộ phận
cơ thể trẻ đồng thời khéo léo giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh không chơi bẩn, rửa
tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, rửa mặt, chải đầu, đánh
răng…Khi rửa tay cần vặn nước vừa đủ không làm tung tóe ra ngoài, tiết kiệm
nước và bảo vệ nguồn nước sạch.
Ví dụ: Ở chủ đề " Một số phương tiện giao thông" thì trò chuyện với trẻ

về các loại phương tiện giao thông, sự ô nhiễm môi trường do các phương tiện
giao thông như: ô tô, xe máy... chạy trên đường thường xả ra khí thải làm cho
9


không khí bị ô nhiễm và trao đổi với trẻ những biện pháp giảm sự ô nhiễm đó
như: Có thói quen đi bằng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt…,
trồng nhiều cây xanh, mọi người thường xuyên đi xe đạp để bảo vệ môi trường;
để bảo vệ sức khỏe cho bản thân thì khi đi đường cần mang khẩu trang, khi ngồi
xe máy thì phải đội mũ bảo hiểm đúng quy cách.
Ví dụ: Chủ đề “ Quê hương đất nước Bác Hồ ” thì trò chuyện với trẻ về
Bác Hồ, Về quê hương, làng xóm, Về tấm gương của Bác trong việc bảo
vệ môi trường đặc biệt là phong tục “ Tết trồng cây vào ngày 4 - 5/1 âm lịch
hàng năm”, giáo dục trẻ thường xuyên tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
* Ngoài ra giáo viên còn cần phải tạo ra nhiều tình huống về môi trường
sạch, môi trường bẩn,... để trẻ giải quyết vấn đề, giúp trẻ có cơ hội trải nghiệm
việc làm của mình, có hành vi bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Giáo viên đến lớp sớm hơn mọi ngày rồi để bàn ghế, giầy dép, xô,
chậu, chổi.. ở giữa lớp khi trẻ đến thấy lớp học bừa bộn. Sau đó giáo viên gợi
hỏi trẻ: Các cháu quan sát xem lớp học của mình thế nào? có đẹp mắt không? để
như thế có được không? trẻ sẽ biết để như vậy là không được và trẻ sẽ cùng cô
thu dọn đồ để đúng nơi quy định sau đó cô khéo léo giáo dục trẻ tính ngăn nắp
gọn gàng. Cho trẻ nói lên cảm nhận của mình khi sống trong môi trường sạch.
Từ đó trẻ so sánh, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và có ý thức bảo
vệ môi trường.
2.2.2. Trong giờ hoạt động có chủ định.
Thông qua các hoạt động học có chủ định giáo viên cần khéo léo tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả, căn cứ vào nội dung cụ thể
của từng hoạt động mà tiến hành lồng ghép phù hợp theo chủ đề giúp trẻ tiếp thu
kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái.

* Với hoạt động khám phá môi trường khoa học:
Đây là hoạt động chính giúp trẻ tiếp thu những kiến thức cơ bản về thế
giới xung quanh về các con vật, cây cối các hiện tượng tự nhiên...
Thông qua các hoạt động cho trẻ khám phá về thế giới thực vật, về thế
giới động vật, về các hiện tượng tự nhiên, các phương tiện giao thông, về quê
hương đất nước…. giáo viên cùng trẻ trò chuyện. Được tham gia trò chuyện trao
đổi cùng cô giáo, cùng các bạn giúp trẻ có thêm hiểu biết về môi trường xung
quanh, từ đó trẻ có ý thức tham gia bảo vệ môi trường, ngoài ra còn giúp trẻ có
kỹ năng nghe, kỹ năng nói tốt hơn.
Ví dụ: Khi cho trẻ khám phá về các con vật nuôi trong gia đình. Trẻ biết
gọi tên, nói lên đặc điểm của các con vật giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe, kỹ
năng nói, giúp trẻ biết cách chăm sóc các con vật, không đánh đập và biết bảo vệ
chúng đồng thời biết phản ứng với hành vi của người khác khi đánh đập chúng.
Ví dụ: Khi cho trẻ khám phá về “Nước” cho trẻ được nói đặc điểm của
nước, tác dụng của nước…, cho trẻ làm thí nghiệm về “nước sạch, nước bẩn” từ
đó giúp trẻ biết bảo vệ nguồn nước, không vứt rác xuống nguồn nước, biết tiết
kiệm nước. Trẻ được tham gia hoạt động giúp trẻ có hứng thú, nhớ lâu và tích
cực hơn trong việc bảo vệ môi trường.
10


Ví dụ: Với hoạt động cho trẻ khám phá về “ Các loại cây ” trẻ trò chuyện
cùng cô và các bạn về các loại cây về gọi tên, đặc điểm của từng loại cây giúp
trẻ biêt tác dụng của cây ngoài việc cho chúng ta hoa, quả, gỗ, bóng mát cây còn
làm cho không khí trong lành… từ đó giúp trẻ có hành vi đúng biết cách chăm
sóc cây, trồng cây, tưới nước, nhổ cỏ, không bẻ cành ngắt lá…
Ví dụ: Với hoạt động cho trẻ khám phá về “Các loại phương tiện giao
thông” trẻ được nói tên, đặc điểm của các loại phương tiện giao thông tác dụng
của chúng cũng như việc xả khí thải, khói làm không khí bị ô nhiễm. Cô cùng
trẻ thảo luận về những việc con người cần phải làm để bảo vệ môi trường như

nên có thói quen tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng
giảm bớt các loại phương tiện tham gia giao thông, sẽ giảm bớt lượng khí thải ra
môi trường, trồng nhiều cây xanh cải tạo không khí.
Thông qua các hoạt động khám phá môi trường xung quanh cô giáo cần
khéo léo lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, được tham gia hoạt động
trẻ có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường có hành vi đúng và biết phản ứng
trước những việc làm có hại đối với môi trường của chúng ta.
2.2.3. Giáo dục BV môi trường được tích hợp trong các môn học
khác.
* Với môn Làm quen tác phẩm văn học:
Như chúng ta đã biết văn học là tác phẩm nghệ thuật, ngôn ngữ của văn
học là ngôn ngữ biểu cảm lôi cuốn người nghe, các tác phẩm văn học có các tình
huống hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ. Chính vì vậy những hoạt động làm quen
với tác phẩm văn học là những hoạt động cô giáo có thể lồng ghép giáo dục bảo
vệ môi trường cho trẻ một cách nhẹ nhàng và thoải mái nhất. Từ đó trẻ lĩnh hội
nhanh những kiến thức mà cô truyền thụ.
Ví dụ: Qua câu chuyện " Sự kỳ diệu của những giọt nước"
Trẻ biết được sự hình thành của những giọt nước, biết được tác dụng của
nước đối với cuộc sống của chúng ta từ đó trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước, bảo
vệ môi trường sống của con người.
Ví dụ: Qua bài thơ "Hoa Cúc vàng"
Trẻ biết được hoa cúc nở rộ vào mùa xuân, tác dụng của việc trồng hoa
Cúc dùng để trang trí còn làm cho môi trường đẹp hơn, trẻ biết cách chăm sóc
hoa như: tưới nước, nhổ cỏ, bằng những việc làm đó giúp trẻ có kỹ năng trong
việc chăm sóc cây, bảo vệ môi trường.
* Với môn tạo hình:
Thông qua hoạt động tạo hình cô cũng cần khéo léo lồng ghép giáo dục
bảo vệ môi trường cho trẻ. Trẻ được trực tiếp tham gia hoạt động tạo hình như
vẽ, nặn, cắt xé dán từ đó giúp trẻ biết thêm những kiến thức về môi trường, bằng
những việc làm nhỏ nhất có thể góp phần bảo vệ môi trường.

Ví dụ: Với hoạt động vẽ "Vườn cây ăn quả"
Giáo viên cho trẻ gọi tên các loại quả, đặc điểm, màu sắc của các loại quả.
Giáo dục trẻ ăn quả phải bỏ vỏ vào thùng rác, giáo dục trẻ biết cách chăm sóc
11


bảo vệ cây, ngoài ra còn phải giáo dục trẻ trồng nhiều cây xanh làm cho môi
trường xanh, sạch, không khí trong lành tốt cho sức khỏe con người.
Ví dụ: Ở tiết hoạt động tạo hình với đề tài: “cắt dán ô tô”.
- Trẻ cắt dán ô tô từ hình chữ nhật và hình vuông, cô hướng dẫn trẻ có thể
tạo ra hình chữ nhật và hình vuông từ tờ tạp chí cũ để tiết kiệm giấy, phết hồ dán
đúng, không phết nhiều hồ để tiết kiệm, nhắc nhở trẻ không nói to, không kéo lê
bàn ghế trên sàn nhà, tránh gây ra tiếng ồn và làm cho bàn ghế chóng hỏng. Sau
khi cắt dán ô tô song cô giáo dục trẻ cất đồ dùng và vật liệu gọn gàng đúng nơi
quy định, cùng cô quét dọn lớp sạch sẽ.
Ví dụ: Hoạt động tạo hình với đề tài “nặn thú rừng”.
Cô hướng dẫn trẻ nặn thú rừng từ đất nặn, trong quá trình nặn nhắc nhở
trẻ lấy đất vừa đủ để tạo ra các bộ phận của con vật, không lấy nhiều đất làm
lãng phí, không được làm lẫn các mầu đất nặn để tiết kiệm cho các hoạt động
nặn ở những đề tài khác. Qua hoạt động tạo hình “nặn thú rừng”: trẻ còn biết
thêm rừng là nơi sinh sống của các loại thú rừng vì vậy ngoài việc bảo vệ thú
rừng ra, con người cũng phải bảo vệ rừng vì rừng là nơi ở của các con vật sống
trong rừng, rừng còn là tài nguyên của đất nước, phá rừng sẽ gây ra nhiều thiên
tai lũ lụt làm ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của con người.
Thông qua các hoạt động âm nhạc, làm quen với Toán, làm quen với chữ
cái cô giáo cũng cần khéo léo giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ nhằm khắc sâu
kiến thức, trẻ được tham gia hoạt động giúp trẻ có thêm kỹ năng, trẻ biết chia sẻ
và hợp tác với bạn bè xung quanh để bảo vệ môi trường. Có phản ứng với các
hành vi của con người làm bẩn môi trường, phá hoại môi trường.
Ví dụ: Dạy hát bài "Cá vàng bơi" cần khéo léo lồng ghép giáo dục trẻ để

trẻ được biết nơi sống của cá là nguồn nước sạch, trẻ biết nước không chỉ là nơi
sống của cá mà còn có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của con người, cây cối,
con vật… xung quanh chúng ta vì vậy cần phải bảo vệ nguồn nước không làm
bẩn, không vứt rác xuống nguồn nước làm ô nhiểm nguồn nước có hại cho cuộc
sống của chúng ta.
Ví dụ: Hoạt động làm quen với Toán ở chủ đề thế giới thực vật cô khéo
léo lồng ghép thêm giáo dục bảo vệ môi trường một cách nhẹ nhàng như: dạy trẻ
đếm các loại quả, các loại rau. Giáo dục trẻ khi ăn quả thì phải bỏ vỏ vào thùng
rác, khi nhặt rau thì các cọng thải của rau cũng phải bỏ vào thùng rác để làm cho
môi trường sạch, không bị bẩn.
2.2.4. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động góc.
Ngoài việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các tiết học, việc tổ
chức hoạt động góc tạo điều kiện để trẻ tiếp thu và phản ánh những hiểu biết của
mình về môi trường vào hoạt động hết sức quan trọng.
Trẻ được tiếp xúc với các đồ vật, đồ chơi, vui chơi tạo điều kiện để trẻ tự
học hỏi nhau, thể hiện sự hiểu biết của mình về bảo vệ môi trường. Qua hoạt
động góc sẽ tạo điều kiện để trẻ được chơi với đồ chơi tự tạo từ các phế liệu,
những đồ chơi tự tạo thu hút được sự chú ý của trẻ, trong quá trình trẻ chơi cô
giới thiệu với trẻ các loại đồ chơi này được tạo ra từ phế liệu, không tốn tiền
12


mua lại tiết kiệm, lại giảm bớt được rác thải ra môi trường. Sau khi chơi giáo
dục trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi để đúng nơi qui định.
Việc tổ chức cho trẻ hoạt động góc ở tất cả các góc hoạt động giúp trẻ
được trải nghiệm hoạt động của người lớn, trẻ được làm thí nghiệm, từ đó giúp
trẻ hiểu biết thêm về môi trường và bảo vệ môi trường.
Qua hoạt động góc giúp trẻ có kỹ năng nghe, kỹ năng nói, trẻ biết chia sẻ,
biết hợp tác với bạn bè và những người xung quanh, trẻ có phản ứng với các
hành vi của con người làm bẩn môi trương và phá hoại môi trường, trẻ được

đóng vai thể hiện công việc bảo vệ môi trường: như trồng cây, thu gom rác…
Ví dụ: Ở góc phân vai “ Bé tập làm bác cấp dưỡng” cô chú ý dạy trẻ có ý
thức tiết kiệm nước và các nguyên vật liệu chế biến món ăn, thu dọn đồ dùng
gọn gàng sau khi làm. Từ đó giúp trẻ biết làm những việc để bảo vệ môi trường.
Cũng ở góc phân vai trẻ được trực tiếp chơi với đồ chơi, trẻ tham gia lau
chùi đồ chơi, giữ gìn đồ chơi. Từ đó giúp trẻ có thói quen vệ sinh sạch sẽ, trẻ
biết hợp tác cùng với bạn bè trong quá trình vệ sinh đồ dùng đồ chơi.
Ở góc xây dựng giúp trẻ biết làm cho môi trường xanh sạch thông qua trò
chơi xây dựng công viên xanh, vườn cây, vườn rau sạch của bé…
Ở góc thiên nhiên trẻ lại được trực tiếp gieo hạt trồng và chăm sóc cây rau
quả, chăm sóc các con vật nuôi. Từ đó giúp trẻ có những hành vi tốt nhằm bảo
vệ môi trường.
Ở góc học tập, góc nghệ thuật trẻ được chơi lô tô, được tạo ra những bức tranh
về môi trường, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn, tô mầu hành vi đúng,
gạch bỏ hành vi sai, được đọc thơ, ca dao, đồng dao, vè… về bảo vệ môi trường.
Từ đó giúp trẻ có kỹ năng nghe, nói, có những hành vi đúng nhằm bảo vệ
môi trường, trẻ biết chia sẻ hợp tác với bạn bè và những người xung quanh. Trẻ
có phản ứng với các hành vi của con người làm bẩn môi trường và làm phá hoại
môi trường.
2.2.5. Giáo dục bảo vệ môi trường thông hoạt động ngoài trời.
Tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng có ý nghĩa rất quan trọng, trẻ
được trực tiếp tham quan, dạo chơi ngoài trời, giúp trẻ có thêm kiến thức về môi
trường xung quanh, trực tiếp quan sát môi trường xung quanh, tạo cơ hội để trẻ
được tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Quan sát vườn rau cô cho trẻ được trực tiếp tham gia trồng rau,
nhổ cỏ, tưới nước cho rau…

13



Một số hoạt động ngoài trời của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường MN Hoằng Quý

Ví dụ: Quan sát sân trường cô cho trẻ quan sát sân trường sạch hay bẩn.
Cô cho trẻ được trực tiếp nói lên môi trường xung quanh trường, lớp. Cô cho trẻ
được trực tiếp tham gia quét dọn sân trường nhặt lá rơi… Vệ sinh sân trường
làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp. Bằng những việc làm đó giúp trẻ khắc sâu,
nhớ lâu và luôn có ý thức bảo vệ môi trường, tạo môi trường xung quanh xanh,
sạch, đẹp hơn.
2.2.6. Giáo dục bảo vệ môi trường thông hoạt động lễ hội.
Hoạt động lễ hội có vị trí quan trọng trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi
trường. Thông qua việc tổ chức lễ hội, hình thành ở trẻ những kỹ năng, thái độ,
hành vi tích cực về các địa danh và môi trường, trẻ biết bảo vệ giữ gìn môi
trường và các địa danh nơi diễn ra lễ hội.
Ví dụ: - Ngày tết cần phải tiết kiệm: Không bỏ phí bánh kẹo, hoa quả và
các thức ăn khác, không hái lộc đầu xuân bằng việc hái lá, bẻ cành.
Ngày tết Nguyên Đán cô phát động trẻ phong trào “Tết trồng cây”, cô và trẻ
sưu tầm cây xanh, cây cảnh về trồng, cùng nhau chăm sóc cây.
Tết trung thu: Cô tổ chức cho trẻ đón tết trung thu ở trường. Trò chuyện
cùng trẻ về ý nghĩa của tết trung thu, về các loại quả trên mâm ngũ quả, bánh
kẹo. Khi ăn xong hoa quả, bánh kẹo thì vỏ các con để ở đâu ? Có được vứt bừa
bãi ra lớp, ra sân trường không ?

14


Ngày hội bé đến trường và bế giảng năm học: Bố mẹ, người thân mua
bóng bay, cờ, bánh kẹo, bim bim cho trẻ đến trường. Các con không được vứt
cán cờ, cán bóng, vỏ kẹo bánh ra sân trường...
Thông qua các hội thi “Bé với an toàn giao thông và bảo vệ môi
trường” .“Bé khỏe - bé ngoan” , “Bé khỏe - bé thông minh”, “ Bé khỏe - bé khéo

tay”... cô cũng cần giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ bằng cách như cho trẻ
tham gia đóng kịch có nội dung về bảo vệ môi trường, cho trẻ đọc các bài thơ,
vè, hát các bài hát có nội dung bảo vệ môi trường, tổ chức cho trẻ tham gia các
trò chơi tập thể “ chọn hành vi đúng, sai bỏ đúng theo yêu cầu của cô” “ Tô màu
hành vi đúng gạch bỏ hành vi sai về bảo vệ môi trường” và một số trò chơi khác
có nội dung về bảo vệ môi trường.

Hình ảnh một số bài tập gạch hành vi sai tô màu hành vi đúng cô cho trẻ làm

2.2.7. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động lao động.
Thông qua hoạt động lao động tự phục vụ giáo viên giáo dục trẻ tự cất đồ
dùng cá nhân như dép, mũ, túi sách… đúng nơi quy định, tự gấp quần áo, tự
đánh răng, rửa mặt, chải tóc… gọn gàng sạch sẽ. Cô cũng cần hướng dẫn trẻ lau
chùi đồ dùng, đồ chơi cùng cô giáo, cùng cô quét dọn lớp thu dọn bàn ghế sau
khi học, giúp cô thu dọn gối, chiếu, sạp giường sau khi ngủ dạy…cùng cô chăm
sóc vườn rau cây cảnh làm môi trường trong và ngoài lớp luôn xạch đẹp tạo cảm
giác thoải mái và thân thiện. Những việc làm thiết thực đó đã giúp trẻ ngày càng
có ý thức hơn, có hành vi đúng đắn hơn để bảo vệ môi trường.
15


2.3. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc ứng dụng công nghệ
thông tin.
Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
giảng dạy là vô cùng hữu ích; sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học
giúp cho trẻ có tư duy trực tiếp để phát huy tính tích cực, trẻ hứng thú bao nhiêu
thì kết quả đạt được càng tốt bấy nhiêu. Vì vậy nên tôi luôn hướng dẫn và
khuyến khích giáo viên ứng công nghệ thông tin vào việc chăm sóc giáo dục trẻ,
như trong giờ hoạt động học cô sử dụng giáo án điện tử để dạy trẻ và sưu tầm
những tài liệu, những băng đĩa có nội dung về môi trường và bảo vệ môi trường

đưa vào máy tính hoặc ti vi để mở cho trẻ xem vào giờ đón, trả trẻ (hình ảnh: Tệ
nạn chặt phá rừng, đốt phá rừng lấy củi, lũ lụt, thiên tai, nguồn nước bẩn làm cá,
tôm... chết, hình ảnh trẻ em tắm nước bẩn, phóng uế bừa bãi...) qua những hình
ảnh đó sẽ giúp trẻ khắc sâu thêm kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường.

Hình ảnh cô giáo dùng phương pháp công nghệ thông tin để giáo dục trẻ

2.4. Tái sử dụng các nguyên vật liệu, phế thải làm một số đồ dùng đồ
chơi.

16


- Bên cạnh những biện pháp trên, tôi
còn chỉ đạo giáo viên tìm tòi, lựa chọn
những nguyên vật liệu, phế thải bỏ đi
để hướng dẫn trẻ cùng làm đồ dùng đồ
chơi phục vụ cho hoạt động học và
hoạt động vui chơi. Khi trẻ làm giáo
viên cần giải thích cho trẻ hiểu: Làm
đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế
thải là việc làm có ý nghĩa bảo vệ môi
trường. Vì cô và các con đã tiết kiệm
được nguyên liệu và góp phần giảm
bớt đi lượng rác thải rất lớn đang thải
ra môi trường.
Trẻ hiểu được từng việc làm của mình sẽ là động cơ để trẻ hình thành những
hành vi giúp cô tham gia bảo vệ môi trường. Tạo hứng thú cho trẻ khi được
khám phá các nguyên vật liệu tự tay mình làm những thứ đồ chơi thích thú đó.
2.5. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục

Chúng ta đều biết giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội. Nếu làm tốt công
tác xã hội hóa giáo dục, biết cách phối hợp các tổ chức, huy động mọi lực lượng
trong xã hội tham gia sự nghiệp trồng người sẽ tạo được một môi trường tốt cho
trẻ được hoạt động và trải nghiệm. Biết rõ tầm quan trọng đó tôi và ban giám
hiệu nhà trường đã thường xuyên xây dựng kế hoạch phối hợp công đoàn, đoàn
thanh niên, giáo viên trong trường vận động phụ huynh và các tổ chức cá nhân
có lòng hảo tâm ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần, phát huy hiệu quả tạo sức
mạnh tổng hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Đặc biệt là trong năm học 2015 - 2016 cán bộ và giáo viên đã kêu gọi phụ
huynh làm mới sân trường và cải tạo khu bếp ăn cho trẻ tạo cho trẻ một môi
trường chăm sóc, học tập, vui chơi rất tốt từ đó giúp trẻ ngày một phát triển toàn
diện hơn.

Hình ảnh sân trường trước và sau khi làm công tác xã hội hóa giáo dục
17


Hình ảnh khối công trình HĐNT - Kết quả của công tác XHHGD
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN

1. Đối với hoạt động giáo dục.
Bằng những biện pháp và hình thức trên, kết qủa giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có những chuyển biến rất đáng kể, trẻ nhận
biết phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn ngày càng tốt hơn, trẻ biết chia
sẽ và hợp tác với bạn bè và những người xung quanh, có phản ứng với các hành
vi của con người làm bẩn môi trường và phá hoại môi trường.

Một số hoạt động của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường MN Hoằng Quý

18



Kết qủa khảo sát chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cuối năm như sau
T
T

1

2
3

4

Khả năng của trẻ
Trẻ nhận biết phân
biệt môi trường sạch,
môi trường bẩn
Trẻ biết chia sẽ và
hợp tác với bạn bè và
những người xung
quanh.
Trẻ có hành vi bảo vệ
môi trường
Có khả năng phản
ứng với các hành vi
của con người làm
bẩn môi trường và
phá hoại môi trường.

Tổng

số

Mức độ đạt được trên trẻ
Đạt
Khá
%

TB

%

Chưa
đạt

32,3

0

0

0

30

48,4

7

11,3


0

72,6

17

27,4

0

0

0

43,6

25

40,3

10

16,1

0

Tốt

%


62

42

67,7

20

62

25

40,3

62

45

62

27

Qua bảng khảo sát lần 2 cho thấy: Sau khi áp dụng các biện pháp giáo dục
bảo vệ môi trường cho trẻ, kết quả chung trên trẻ tăng lên rõ rệt.
Kết quả trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đạt tỷ lệ khá
cao, cho thấy việc cô giáo và phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng giúp trẻ lĩnh
hội được nhiều hiểu biết của mình về môi trường và bảo vệ môi trường; từ đó góp
phần quan trọng tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết và có ý thức đầy đủ về
bảo vệ môi trường.
2. Đối với bản thân.

- Với cương vị là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, là người hướng
dẫn chỉ đạo giáo viên nên bản thân phải nắm chắc các nội dung về giáo dục bảo
vệ môi trường. Để từ đó tìm ra những phương pháp, biện pháp chỉ đạo giáo viên
tích cực vận dụng các phương pháp hình thức tổ chức phù hợp gắn với cuộc
sống thực tế để dạy trẻ, và hình thành cho trẻ những hành vi, thái độ bảo vệ môi
trường một cách thường xuyên và liên tục.
- Luôn luôn nhận thức được bảo vệ môi trường và hướng dẫn mọi người
bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách.
- Nhận thức đúng việc sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả,
hợp lí.
- Luôn đi đầu trong việc tìm tòi và khám phá, sử dụng và tái chế các
nguyên vật liệu, phế thải làm đồ dùng đồ chơi có giá trị sử dụng cao trong hoạt
động học và hoạt động vui chơi của trẻ .
3. Đối với nhà trường.
- Kết quả chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường đã được nâng cao một
cách rõ nét.
19

%


- Nhà trường khuyến khích mọi giáo viên hãy phát huy hơn nữa, tích cực
nghiên cứu tìm tòi nhiều biện pháp hay để đưa vào công tác giảng dạy trong nhà
trường giáo dục trẻ bảo vệ môi trường đạt hiệu quả.
- Khuôn viên nhà trường và môi trường trong, ngoài lớp không chỉ 2 lớp
nhóm 5-6 tuổi mà cả toàn bộ các nhóm lớp ngày càng sạch đẹp.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN.

Từ kết quả trên bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ

đạo Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non, để đạt
được kết quả tốt trong các tiết học ngoài việc truyền thụ những kiến thức cơ bản
của từng môn học giáo viên phải khéo léo lồng ghép, kết hợp Giáo dục bảo vệ
môi trường sao cho phù hợp, nhẹ nhàng, thoải mái. Ngoài các tiết học ra giáo
viên cũng khéo léo lồng ghép các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
vào các hoạt động khác, từ đó trẻ sẽ lĩnh hội một cách nhanh chóng và thoải mái,
không gò ép.
- Để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi được tốt người giáo
viên phải có lòng yêu nghề mến trẻ và cần phải có năng lực và trình độ chuyên
môn chắc, có kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường để làm tốt nhiệm vụ
chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Giáo viên phải luôn tự học hỏi, tìm tòi những biện pháp hay trong tài
liệu sau đó áp dụng vào việc chăm sóc và dạy trẻ:
+ Thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ được trực tiếp quan sát tham gia các
hoạt động bảo vệ môi trường.
+ Luôn tìm tòi tranh ảnh, những câu chuyện kể về tấm gương bảo vệ môi
trường để nêu gương trước trẻ.
+ Luôn kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giúp trẻ tiếp cận và lĩnh
hội những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường một cách tốt hơn.
+ Học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, nghiên cứu tài liệu để
từ đó rút cho mình những bài học hay nhất góp phần vào việc chăm sóc và giáo
dục trẻ đặc biệt là giáo dục bảo vệ môi trường đạt kết quả cao.
II. KIẾN NGHỊ.
Đề nghị cấp trên và lãnh đạo địa phương quan tâm đầu tư, nhanh chóng
sửa chửa, nâng cấp cơ sở hạ tầng của trường (văn phòng, lớp học); mua sắm
trang thiết bị, đồ chơi ngoài trời cải tạo khuôn viên, tạo điều kiện về không
gian lớp học rộng rãi cho trẻ hoạt động và trải nghiệm, cũng như cho giáo
viên trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ mọi lúc mọi nơi để khắc sâu
thêm kiến thức.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ được rút ra trong quá trình tôi chỉ đạo

giáo viên chăm sóc và giáo dục trẻ, chắc chắn không tránh khỏi còn những hạn
chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học, qua đó tôi sẽ
khắc phục trong quá trình chỉ đạo, điều hành giáo viên chăm sóc và giáo dục trẻ
20


nói chung và giáo dục Bảo vệ môi trường nói riêng trong những năm học tiếp
theo đạt kết quả tốt hơn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

HIỆU TRƯỞNG

Lê Thị Tình

Hoằng Quý, ngày

tháng

năm 2016

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết ,
không sao chép của người khác. Nếu sai tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

Trịnh Thị Diệu

21



* Tài liệu tham khảo
TT
1
2

3
4

5
6

7
8
9

Tên tài liệu
Tài liệu tập huấn về giáo
dục bảo vệ môi trường cho
giáo viên mầm non
Hướng dẫn thực hiện nội
dung giáo dục bảo vệ môi
trường trong trường mầm
non
Module MN 7: Xây dựng
môi trường giáo dục cho
trẻ MN.
Module MN 27: Thiết kế
các hoạt động giáo dục

lồng ghép nội dung bảo vệ
môi trường sử dụng năng
lượng tiết kiệm và giáo
dục ATGT.
Truyển chọn chủ đề: Vệ
sinh dinh dưỡng.

Tác giả
Bộ giáo dục và đào tạo

Nhà xuất bản

Hoàng Thị Thu Hương Nhà xuất bản Giáo
Trần Thị Thu Hòa
dục Việt Nam
Trần Thị Thanh
Chuyên đề bồi
dưỡng thường
xuyên
Chuyên đề bồi
dưỡng thường
xuyên MN

Thúy Quỳnh
Phương Thảo

Chuyên đề: Giáo dục lồng
ghép nội dung bảo vệ môi
trường, sử dụng năng Vũ Thị Ngọc Minh
lượng tiết kiệm và giáo

dục an toàn giao thông.
Chương trình giáo dục Bộ giáo dục và đào tạo
mầm non
Hướng dẫn tổ chức thực
hiện chương trình giáo dục
mầm non (5 – 6 tuổi).
Tham khảo qua mạng
Internet.

Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam
Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam

22


23



×