Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

(Skkn 2023) một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 26 trang )

“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BA VÌ
TRƯỜNG MẦM NON TẢN HỒNG
MÃ SKKN
______________

Đề tài:
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”
Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
Giáo viên: Lê Thị Qúy

Năm học 2020 – 2021

MỤC LỤC
1/26


“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
Nội dung
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Cơ sở lý luận
1.2. Cơ sở thực tiễn
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
5. Các phương pháp nghiên cứu


6. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài
PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI VÀ NGHIÊN
CỨU VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề
2. Khảo sát thực trạng
2.1. Thuận lợi
2.2. Khó khăn
3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
4. Những biện pháp thực hiện
4.1. Biện pháp 1
4.2.Biện pháp 2
4.3. Biện pháp 3
4.4. Biện pháp 4
4.5.Biện pháp 5
4.6.Biện pháp 6
4.7.Biện pháp 7
5. Kết quả đạt được sau khi thực hiện
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
2.Các khuyến nghị và đề xuất
3. Các tài liệu tham khảo

Trang
3
3
4
4
4
4
4

4
5
5
5
6
6
6
7
7
13
15
15
16
19
21
21
24
24
24
25

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài

Nêu lên được ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục thể chất đối với
sự phát triển của trẻ.
2/26


“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu

giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
Giáo dục nâng cao thể chất là một trong những lĩnh vực giáo dục toàn diện
cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non mới. “Giáo dục thể chất là cho
trẻ được vận động”.
1.1.Cơ sở lý luận:
Giáo dục thể chất trong nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và
bồi dưỡng nhân tố con người. giáo dục thể chất cho trẻ ở trường Mầm non lại càng
mang nhiều ý nghĩa vì khi ấy trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển,
những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ. Nên việc
tiếp cận nhiều với các môn thể dục thể thao giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính
tốt đẹp, đặc biệt là thói quen rèn luyện thể thao. Hơn thế nữa việc tiếp xúc nhiều
với các môn thể thao sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển về thể lực của trẻ, là tiền đề
để phát triển trí lực. Bởi nếu có sức khỏe tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được.
Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu
tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con
người tương lai của đất nước. Vì thế, giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là
quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi người đối với xã hội, với cộng đồng nên chúng
ta cần chăm sóc, giáo dục trẻ thật chu đáo.
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển tồn
diện, có mối quan hệ giáo dục mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao
động.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ ở các trường mầm non nói
chung và trường mầm non nơi tơi cơng tác nói riêng cịn gặp rất nhiều khó khăn
như: tình hình sức khỏe, thể lực của trẻ, cơ sở vật chất, mơi trường tập luyện, kỹ
năng và trình độ chuyên môn của giáo viên...Là một giáo viên mầm non tôi nhận
thấy việc giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non chưa thực sự đạt hiệu quả cao
và chưa được sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội nên tôi chọn đề tài “Một số
biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo lớn

5 – 6 tuổi” nhằm góp phần phát huy tính tích cực vận động của trẻ một cách có
hiệu quả hơn.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc giáo dục thể
chất cho trẻ từ đó chọn lọc các hình thức giáo dục phù hợp nhằm hướng đến sự
phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mầm non, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận
động và phát triển tố chất thể lực nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo, bền bỉ cho trẻ
phù hợp với khả năng tâm, sinh lý của trẻ mầm non.
3. Đối tượng nghiên cứu:
3/26


“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo lớn ở trường mầm non.
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
Đối tượng: Cô giáo lớp 5 tuổi A1, Trẻ mẫu giáo 5 tuổi
Số lượng: 2 cô, 30 cháu.
5. Những phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
5.2. Phương pháp điều tra tình hình thực tế.
5.3. Phương pháp khảo sát tiết dạy.
5.4. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
5.5. Phương pháp quan sát trực tiếp trên trẻ.
5.6. Phương pháp thống kê phân tích tốn học.
6. Phạm vi và thời gian của đề tài:
Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021


PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Bác Hồ đã từng nói: Muốn làm được việc tốt, lao động được giỏi thì phải có
sức khỏe, mà muốn có sức khỏe phải tập luyện thể dục thể thao. Hơn thế nữa trên
tinh thần nghị quyết TW4 về cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
của nhân dân có ghi rõ: “Sức khỏe là cái vốn quý nhất của mỗi người và của toàn
xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Vậy
làm thế nào để trẻ nhỏ yêu thích vận động và hăng say tham gia các hoạt động thể
dục thể thao là những con người tốt và có ích cho xã hội.
Nhìn nhận một cách cụ thể hơn chúng ta thấy rằng chương trình giáo dục thể
chất đã xây dựng đầy đủ và phong phú các nội dung nhằm hướng tới mục đích bảo
vệ và tăng cường sức khỏe, hình thành hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo vận động góp
phần giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ lao động trên nguyên tắc hướng tới sự
hoàn thiện cao nhất của con người. Nó giúp trẻ phát triển tồn diện và cân đối con
người, rèn luyện nâng cao sức đề kháng của cơ thể trước tác động của những điều
kiện môi trường xung quanh.
Nhưng làm như thế nào để các con yêu thích tập luyện, hứng thú tích cực tập
luyện. Đó lại là điều trăn trở của rất nhiều nhà sư phạm.
Thực tế trong các trường mầm non khả năng làm mẫu của một vài giáo viên
cịn hạn chế, thiếu tính sáng tạo trong quá trình tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ.
4/26


“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
Từ những cơ sở trên tôi thiết nghĩ: Việc nâng cao hiệu quả hoạt động giáo
dục thể chất là một việc làm thiết thực có ý nghĩa, các giáo viên phải không ngừng
học hỏi và nâng cao nghệ thuật giảng dạy nhằm hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ
xảo vận động, phát triển tố chất thể lực cho trẻ.
2. Thực trạng của đề tài

2.1. Khảo sát thực tế.
Trong các nội dung giáo dục thì giáo dục thể chất là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm của giáo dục mầm non và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ
nên được các trường mầm non rất quan tâm. Đặc biệt, bắt đầu từ năm học 2013 đến
nay Sở giáo dục Đào tạo Hà Nội và Phòng giáo dục huyện triển khai và đẩy mạnh
thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ
trong trường mầm non giai đoạn 2013 – 2016”.
Được sự phân công của nhà trường, lớp tôi là lớp điểm trong tổng số 7 lớp
Mẫu giáo lớn của nhà trường luôn thực hiện các chuyên đề, hoạt động ngoại khóa.
Chính vì vậy tơi ln mong muốn mang lại cho các con một môi trường giáo dục
tốt nhất, giúp các con mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, biết quan tâm, chia sẻ, có
một sức khỏe tốt và thể hiện khả năng của mình. Để thực hiện mục tiêu đó, đầu
năm tơi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình, tơi nhận thấy có những
thuận lợi và khó khăn sau:
2.2. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Phịng giáo dục và Đào tạo Ba Vì hàng năm đã tổ
chức chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao đến cơng tác chăm
sóc – giáo dục trẻ của lớp và định hướng, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục,
hoạt động chuyên đề, ngoại khóa...
Nhà trường ln tạo điều kiện trang bị về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi,
học liệu trong lớp một cách tối đa nhất để cô và trẻ được hoạt động tốt hơn.
Trẻ được học đúng độ tuổi và trẻ lớp tôi 100% trẻ rất khỏe mạnh , nhanh
nhẹn, trẻ đến lớp đạt tỷ lệ chuyên cần cao.
Bản thân tôi luôn được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu cùng với đồng nghiệp
trong các hoạt động.Thường xuyên được tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn
giữa các trường, các buổi kiến tập chuyên đề học tập và trao đổi kinh nghiệm.
2.3. Khó khăn:
Số lượng học sinh trong lớp khá đơng (30 cháu/2 cơ), trong đó số học sinh
nam chiếm 2/3 tổng số học sinh vì vậy các cháu rất hiếu động.

Nhiều trẻ cịn chưa hứng thú, tích cực trong hoạt động giáo dục thể chất.
Đặc biệt nhiều phụ huynh cịn coi hoạt động giáo dục thể chất khơng quan
trọng mà chỉ quan tâm đến việc học chữ, học số của trẻ.
5/26


“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện.
Trước khi thực hiện tôi đã tiến hành khảo sát trên 3 giờ hoạt động học có chủ
đích với số trẻ là 30 cháu. Mời ban giám hiệu và tổ chuyên môn dự giờ và đánh giá
kết quả cụ thể như sau:
Bảng thực trạng ban đầu đối với cô giáo
Kết quả
Loại tiết
Số lượng tiết
Tỷ lệ %
Tốt
Khá
Đạt yêu cầu

0
2
1

0
6,7%
3,3%

Không đạt yêu cầu


0
0
Để thực hiện tốt các biện pháp ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát
chất lượng của trẻ lúc ban đầu để nắm được kỹ năng vận động cũng như thể lực của
từng trẻ với những tiêu chí sau:
Tiêu chí
Tổng
Kết quả
số
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
trẻ
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
trẻ %
trẻ %
trẻ %
trẻ %
6
20%
10 33,3% 9
30%
5
16,7%
Khả năng tập trung, 30
chú ý
30
5

16,7% 9
30%
10 33,3% 6
20%
Trẻ hứng thú tích
cực vận động
30
4
13,3% 6
20%
11 36,7% 9
30%
Kỹ năng, kỹ xảo
thực hiện vận động
Nhận xét: Nhìn vào bảng thống kê thực trạng đầu năm cho chúng ta thấy kết quả
các tiêu chí ở mức độ tốt và khá cịn hạn chế mà kết quả ở mức trung bình và yếu
cịn chiếm tỷ lệ tương đối cao. Đặc biệt là ở tiêu chí kỹ năng kỹ xảo thực hiện vận
động của trẻ, kết quả ở mức tốt và khá chiểm tỷ lệ thấp trong khi đó kết quả ở mức
trung bình và yếu tương đối cao.
Từ kết quả khảo sát ban đầu nêu trên, tơi đã suy nghĩ, tìm tịi, nghiên cứu
tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ
mẫu giáo 5 tuổi.
6/26


“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
4. Những biện pháp thực hiện:
4.1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên môn và lập kế hoạch hoạt động
một cách khoa học, hệ thống.

Để trẻ có kiến thức, kỹ năng đáp ứng được mục tiêu của hoạt động giáo dục
trong chương trình giáo dục mầm non tơi luôn coi trọng việc trau dồi kiến thức qua
học tập đồng nghiệp, tham khảo các tài liệu trong và ngoài chương trình, sách báo,
tạp chí, thơng tin đại chúng để tích lũy kinh nghiệm, nắm chắc phương pháp dạy trẻ
từ đó có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất và mang lại hiệu quả cao.
Ngồi việc tích cực bồi duỡng chun mơn, tơi cịn căn cứ vào kế hoạch của
nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, sức khỏe, tính tích cực vận động của trẻ
để lập kế hoạch chương trình vận động trong cả năm học, xây dựng nội dung các
vận động tập luyện cho trẻ, xác định mức độ khó, dễ của từng bài tập và sắp xếp
theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp.
Ví dụ: Ở kế hoạch giáo dục chủ đề - sự kiện tháng 9 tôi lựa chọn những vận
động đơn giản, từ mức độ dễ đến khó dần: “Bị bằng bàn tay, cẳng chân”; “Đập
bóng xuống sàn và bắt bóng bằng hai tay” ( CS10) “ Tung bóng lên cao và bắt
bóng” “ Ném xa bằng một tay”
Hoặc ở những tháng tiếp theo tôi nâng cao dần mức độ tập luyện, đan xen
hai vận động cơ bản kết hợp một vận động dễ,một vận động khó ( hoặc một vận
động cũ - ôn luyện, một vận động mới).
Hay ở kế hoạch chủ đề - sự kiện tháng 12 tôi xây dựng vận động cơ bản: “Bị
dích dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60cm” ôn vận động cũ
chuyền bóng.

7/26


“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.

Hình ảnh: Trẻ tham gia vận động “Bị dích dắc bằng bàn tay, bàn chân qua
5 hộp cách nhau 60cm”.
- Khi lựa chọn trị chơi vận động khơng nên chọn trò chơi quá dễ trẻ sẽ nhanh

nhàm chán, nếu trị chơi khó q thì trẻ khơng thực hiện được.
Dưới đây là bảng kế hoạch mà tôi và đồng nghiệp đã xây dựng cho nhóm
lớp của mình.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT C HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT T ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT NG GIÁO DỤC THỂ CHẤT C THỂ CHẤT CHẤT T
STT Kế hoạch
Mục tiêu
Nội dung
giáo dục
1
Tháng 9
- Trẻ biết phối hợp bàn tay cẳng chân - Bò bằng bàn tay,
nhịp nhàng để bò chui qua cổng ma cẳng chân chui qua
khơng chạm người vào cổng
cổng.
- Rèn tính nhanh nhẹn, khéo léo - Đập bóng xuống
mạnh dạn khi tập luyện
sàn và bắt bóng bằng
hai tay ( CS 10).
- Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng.
- Có ý thức kỷ luật khi tham gia tập - Tung bóng lên cao
và bắt bóng
luyện.
- Biết dùng sức mạnh của tay để - Ném xa bằng một
ném, biết đưa tay ra sau lấy đà để tay.
8/26


“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.


2

Tháng 10

ném, định hướng được đích ném.
- Biết phối hợp tay mắt để ném trúng
vào đích, ước lượng độ chính xác khi
ném
- Di chuyển theo hướng bóng bay và
bắt bóng.
- Bắt được bóng bằng 2 tay, khơng
ơm bóng vào ngực

- Ném trúng đích
thẳng đứng
- Ném và bắt bóng
bằng 2 tay từ khoảng
cách xa tối thiểu 4 m
(CS 03)

- Trẻ biết bật xa và ném xa bằng 1 - Bật xa 45cm, ném
xa bằng 1 tay
tay.
- Trẻ thực hiện được vận động đi trên - Đi trên ghế thể dục
đầu đội túi cát
ghế thể dục đầu đội túi cát.
3

Tháng 11


- Kỹ năng chạm đất nhẹ nhàng bằng - Bật xa tối thiểu
hai đầu bàn chân và giữ được thăng 50cm ( CS 01).
bằng.
- Đi thăng bằng trên
- Đi thăng bằng trên ghế nhìn thẳng ghế thể dục (CS 11)
hướng, đi được hết chiều dài của ghế. - Bß dÝch dắc bằng
bàn tay bàn chân qua
- Tr bit bũ dớch dắc bằng bàn tay, 5 hép c¸ch nhau:
bàn chân bị khéo léo không làm đổ 60cm.
các hộp.
- Đi bước dồn trước,
-Trẻ đi thăng bằng trên ghế thể dục.
dồn ngang trên ghế
- Rèn tố chất nhanh khéo, tích mạnh thể dục
dạn tự tin phản ứng kịp thời với hiệu
lệnh.
- Trẻ biết dùng sức của vai để đẩy vật - Ném xa bằng một
tay, bật xa 50cm
ném đi xa bằng một tay.
- Trẻ biết nhún bật bằng hai chân, - Trèo lên, xuống
phối hợp với lăng tay để lấy đà, chạm thang ở độ cao 1,5m
đất nhẹ nhàng bằng nửa bàn chân so với mặt đất
9/26


“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.

4


Tháng 12

trên.
(CS 04) .
- Trẻ biết sử dụng sức mạnh của thân - Ném xa bằng hai
tay, chạy nhanh 15m.
và tay để ném túi cát đi xa.
- Trẻ biết ném đúng hướng, đúng
cách.
- Chạy phối hợp chân tay nhịp nhàng

- Trườn sấp kết hợp
- Có kỹ năng trườn sấp trèo qua ghế trèo qua ghế thể dục
thể dục
- Trẻ biết nhún bật bằng hai chân và - Bật sâu 25cm
chạm đất nhẹ nhàng bằng hai nửa bàn
chân trên.

5

Tháng 1

- Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng bàn Bị dích dắc bằng bàn
tay, bàn chân để bò được qua 5 hộp tay, bàn chân qua 5
hộp khác nhau cách
khác nhau cách nhau 60m.
nhau 60m.
- Nhanh nhẹn, khéo léo trong vận - Chạy 18m trong
động: chạy nhanh, bật.
khoảng 5-7 giây

- Chạy nhanh đều và liên tục 18m
trong vòng 5-7 giây.

(CS 12).

- Trẻ có kỹ năng bật chụm ( hai tay Nhảy khép và tách
chống hông, bật chụm bằng hai chân qua 7 ô.
chân).
- Trẻ thực hiện phối hợp chân tay - Bật liên tục qua 5-7
nhịp nhàng, nhún lấy đà bật liên tục vòng.
qua 5-7 vòng

- Bài tập tổng hợp:
- Rèn luyện cho trẻ sự phối hợp chân
Bật qua 3-4 vòng, lăn
và tay mắt khi bật, lăn bóng và chạy
bóng 4m, chạy nhanh
- Phát triển tố chất nhanh, mạnh và 10m.
khả năng định hướng trong khơng
gian.
- Ném trúng đích
10/26


“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.

6

Tháng 2


- Trẻ biết cách ném đứng chân trước nằm ngang.
chân sau tay cầm túi cát cùng bên với
chân sau đưa ngang tầm mắt, nhằm
vào đích và ném trúng vào giữa đích
- Thực hiện các động tác thành thạo - Nhảy xuống từ độ
theo hiệu lênh.
cao 40cm. ( CS 02)
- Trẻ biết trèo lên xuống ghế thể dục - Trèo lên xuống ghế
đúng cách biết kết hợp chân tay nhịp thể dục.
nhàng.
- Trẻ lăn bóng liên tục tay khơng rời - Lăn bóng bằng hai
tay và đi theo bóng.
bóng
- Trẻ chuyền bóng qua đầu khơng để - Chuyền bắt bóng
rơi bóng xuống đất. Trẻ chạy chân qua đầu. Chạy chậm
nhấc cao, chạm đất bằng nửa bàn 120m.

7

Tháng 3

9

Tháng 4

chân trên, đầu không cúi.
- Trẻ biết chạy theo yêu cầu của cô và - Chạy 18m trong
thẳng hướng khi chạy không cúi đầu. khoảng 5-7 giây
- Chạy được 18m liên tục trong vòng ( CS 12).

5 giây.
- Rèn tố chất khỏe, bền, chạy với tốc
- Chạy liên tục 150m
độ chậm, đều, phối hợp tay chân nhịp
không hạn chế thời
nhàng, chạy được liên tục 150m.
gian. (CS 13).
- Trẻ biết nhún lấy đà, phối hợp lăng
- Bật qua vật cản 15tay từ trước ra sau để lấy đà bật qua
20cm.
vật cản và chạm đất nhẹ nhàng bằng
hai nửa bàn chân trên.
- Có khả năng kiểm sốt tốt vận động. - BTTH: Bật xa, ném
xa bằng 1 tay, chạy
- Phát tiển tố chất nhanh mạnh và khả
10m.
năng định hướng trong không gian.
- Biết cách cầm bao cát và ném. Biết - Ném trúng đích
11/26


“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
nhảy lò cò 5-7 vòng liên tục về phía thẳng đứng, nhảy lị
trước.
cị. (CS 09)
- Có kỹ năng chuyền bóng bên phải, - Chuyền bóng bên
bên trái liên tục khơng làm rơi bóng. phải, bên trái. Chạy
- Có kỹ năng chạy chậm, chạy đúng chậm 100m.
cự ly cô yêu cầu.


- Bật chụm chân,
- Trẻ biết dùng sức chân để nhún bật ném đích đứng.
chụm tách liên tục và 5 ô và chạm đất
đồng thời bằng 2 chân trên biết cách
ném túi cát vào đúng đích.
- Bật khép tách chân,
- Thực hiện đúng thao tác, có kỹ năng ném đích nằm ngang.
nhanh khéo mạnh và chính xác.
Tháng 5
10

- Trẻ mạnh dạn đi lên và đi xuống
ván dốc.

Đi lên xuống trên ván
dốc.

- Đi nối gót chân nọ vào mũi bàn
chân kia, đi đều liên tục

- Đi nối bước bàn
chân tiến, đi nối bước
bàn chân lùi .

- Ném đích đứng,
Chạy vượt chướng
ngại vật.
LỚP 5 TUỔI A1 NĂM HỌC 2020 – 2021.
Việc xây dựng và lựa chọn các bài tập vận động có hệ thống cụ thể và tồn

diện như vậy nhằm giúp trẻ tăng dần khả năng thích ứng với các vận động, phát
triển thị giác, phát triển thể lực cân đối, yêu thích tập luyện thể dục thể thao.
4.2. Biện pháp 2: Xây dựng mơi trường học tập kích thích tính tích cực
vận động cho trẻ.
Mơi trường học tập có ý nghĩa quan trọng đối với việc kích thích sự hứng thú
của trẻ khi tham gia vào mọi hoạt động ở trường mầm non. Bởi môi trường như
“người giáo viên thứ hai” có thể khuấy động sự tị mị, ham thích khám phá của trẻ.
Nhưng câu hỏi đặt ra là: “Làm thế nào để người giáo viên có thể tạo ra mơi
trường kích thích trẻ tích cực vận động hiệu quả?”. Tơi ln trăn trở để tìm ra
câu trả lời cho câu hỏi đó. Vì vậy:
12/26
- Ném đúng kỹ năng - Chạy nhanh
đều .


“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
- Đối với môi trường trong lớp: Muốn thu hút sự chú ý của trẻ trước hết phải
tạo điều kiện cho trẻ được sống và hoạt động trong một khơng gian đẹp, đảm bảo
tính thẩm mĩ, tạo mơi trường thân thiện và thoải mái nhất cho trẻ.

Hình ảnh: Góc xây dựng
Đặc biệt là góc vận động tơi tận dụng diện tích phịng học ngay ngồi phía
hành lang, tạo khoảng cách đủ rộng để bố trí,sắp xếp các góc hợp lý, khoa học để
trẻ thuận lợi cho hoạt động học, vui chơi và việc lấy, cất đồ dùng tập luyện.

Hình ảnh: Góc vận động
13/26



“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
Mơi trường ngồi lớp: Khơng chỉ có mơi trường trong lớp mà mơi trường
ngồi lớp cũng rất quan trọng để tạo điều kiện cho trẻ nhiều cơ hội được trải
nghiệm thử thách vận động.
- Tạo môi trường tại sân chơi:
- Sân chơi rộng lớn là điều vô cùng tuyệt vời. Sân chơi ngồi trời là điểm
khơng gian lý tưởng nhất cho trẻ luyện tập và nắm bắt các kỹ năng vận động thể
chất một cách rất sôi nổi. Đó cũng là nơi lý tưởng cho trẻ đốt cháy calo, nguồn
năng lượng thừa đối với những trẻ có nguy cơ béo phì,

Hình ảnh: Sân chơi tập cho trẻ
- Những con đường được phân chia trong sân chơi sẽ tạo cho trẻ cơ hội
được chạy nhảy và lăn bóng chạy dọc các con đường, trẻ được tham gia chơi các
trò chơi ngồi trời
- Tạo mơi trường tại phịng thể chất:
- Khi tạo môi trường hoạt động cho trẻ tôi luôn chú ý đến khâu an tồn, lựa
chọn khơng gian thống đãng, lựa chọn đồ dùng đồ chơi có màu sắc, kích cỡ phù
hợp...ln tạo bầu khơng khí vui vẻ, hào hứng, môi trường vận động phải gần
gũi, quen thuộc để trẻ cảm thấy thoải mái, hứng thú khi tham gia.
14/26


“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
4.3. Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng, đồ chơi có hiệu quả.
Ở trường mầm non, xây dựng mơi trường học tập có ý nghĩa quan trọng để
kích thích sự hứng thú của trẻ thì việc sử dụng đồ dùng đồ chơi là rất cần thiết cho
mọi hoạt động, trong đó có hoạt động giáo dục phát triển thể chất.
a. Sử dụng đồ dùng, đồ chơi sẵn có.

Đồ dùng đồ chơi sẵn có sẽ được phát huy một cách tối đa khi giáo viên biết
cách khai thác và có thể bổ sung thêm những chi tiết phù hợp cho hoạt động học:
gậy, vịng, cờ, bóng...
Các đồ dùng đồ chơi sẵn có phải được sử dụng đúng chức năng, mục đích và
đúng lúc, đúng chỗ với tần suất vừa phải.
Ví dụ: Tơi có thể sử dụng những đĩa nhựa, bóng nhựa có kích thước phù
hợp, rổ đựng bóng để cho trẻ tham gia chơi trò chơi “Hãy giữ thăng bằng” Trẻ rất
hào hứng tham gia trò chơi.
b. Sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo.
Việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho các hoạt động là yếu tố cần thiết và
thiết thực đối với tất cả giáo viên mầm non. Nó khơng chỉ giúp giáo viên phát triển
óc sáng tạo, khả năng tư duy mà nó cịn thu hút, lơi cuốn trẻ hứng thú học bài, tăng
tính tị mị và kích thích tính tích cực vận động cho trẻ.
Ví dụ: Từ những chiếc lốp xe đạp, lốp xe máy hỏng tôi sưu tầm về rửa sạch sơn
màu và trang trí tạo thành những chiếc cổng chui, giá ném…để trẻ chơi.
Tất cả những đồ dùng đồ chơi trên rất đơn giản, dễ tìm kiếm và rất dễ làm.
Giáo viên sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, lựa chọn đồ dùng sao cho phù hợp
với lứa tuổi, đảm bảo tính thẩm mĩ, an tồn sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong các
hoạt động nói chung và hoạt động thể chất nói riêng.
4.4. Biện pháp 4: Sử dụng hình thức vận động theo một chủ đề - sự kiện
Nhu cầu vận động của trẻ rất lớn, trẻ có thể chơi luyện tập trong một thời
gian dài mà không thấy mệt mỏi. Vậy chúng ta nên tổ chức hoạt động vận động cho
trẻ như thế nào cho hợp lý, giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, củng cố các kỹ năng vận
động? Phát triển các tố chất thể lực và phát huy được tích tích cực vận động của trẻ
và phù hợp với tinh thần đổi mới nội dung chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay
Ví dụ: Với bài tập vận động tổng hợp “BTTH: Bật xa, ném xa bằng 1 tay,
chạy 10m”. Trong một giờ học mô phỏng vận động của 1 nhân vật được thể hiện
bằng nhiều kiểu khác nhau. Với chủ đề - sự kiện tháng 3 : “ Động vật” cơ mượn
hình ảnh nhân vật “ Gấu con đi chơi” trước khi tổ chức vận động cô trò chuyện và
đàm thoại với trẻ bằng các câu hỏi:

- Khi gặp rãnh nước, suối nhỏ ( suối to) Gấu con phải làm gì?
- Khi đói bụng các chú Gấu con cần làm gì để có thức ăn?
- Nếu gặp trời mưa thì Gấu con phải làm gì?...
15/26


“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
- Khi đàm thoại với trẻ cô giáo cần gợi ý, mở rộng nội dung chơi và nội dung
vận động cho trẻ.
- Bằng những việc làm cụ thể và thực tế tại lớp tôi nhận thấy trẻ lớp mình rất
thích vận động và ln tích cực vận động cùng cô và các bạn. Như vậy nếu biết
khéo léo lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức trẻ, chúng ta có thể đem lại cho trẻ
rất nhiều điều bổ ích.
4.5. Biện pháp 5: Lựa chọn và sử dụng các nhóm phương pháp, biện
pháp phù hợp giúp trẻ tích cực hoạt động.
a. Nhóm phương pháp trực quan.
Nét nổi bật của phương pháp trực quan là cách dạy bằng hình ảnh cụ thể, có
tác động trực tiếp lên các giác quan, đảm bảo tính rõ ràng của hình ảnh. Bởi
phương pháp này đảm bảo rõ ràng của sự nhận thức tri giác về các động tác, biểu
tượng toàn vẹn và cụ thể hơn về vận động ở trẻ, làm tích cực hóa sự phát triển
những khả năng vận động ở trẻ.
Điều mà giáo viên chúng ta cần chú ý khi làm mẫu là phải chọn vị trí
để tập sao cho tất cả trẻ đều nhìn thấy và nhận đúng mẫu. Cơ cần tập đúng, chính
xác, nhẹ nhàng để trẻ có biểu tượng đúng về vận động và kích thích trẻ thực hiện
tốt. Tuyệt đối khơng làm qua loa, đại khái.
Ví dụ: Động tác của bài tập phát triển chung, giáo viên đứng cao và gần trẻ.

Hình ảnh: Cơ tập mẫu cho trẻ quan sát


16/26


“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.
Đặc điểm của trẻ mầm non là thích bắt chước các hiện tượng xã hội: Đặc
điểm lao động của người lớn; các phương tiện giao thông; hành động của một số
con vật để trẻ tập theo cho nên các bài tập vận động dưới dạng các hình thức đó sẽ
có tác động lớn đến q trình tập luyện của trẻ, gây được sự hứng thú với các bài
tập và tránh được sự mệt mỏi ở trẻ.
b .Nhóm phương pháp dùng lời nói.
Trong tất cả các hoạt động, điều cốt yếu là lời nói của giáo viên. Lời nói có
rất nhiều chức năng, nhờ lời nói mà người ta truyền thụ mọi hiểu biết, làm cho sự
cảm thụ trở nên tích cực và sâu sắc hơn.
Việc dùng lời nói đối với trẻ cũng hết sức quan trọng giáo viên có thể yêu
cầu trẻ miêu tả bài tập, điều này giúp trẻ biết cách diễn đạt bài tập vận động bằng
lời kết hợp với thực hiện bài tập buộc trẻ phải tập trung chú ý, phát triển ở trẻ tính
độc lập, có ý thức trong luyện tập.
Ngồi ra, nghệ thuật giảng dạy của giáo viên là yếu tố quyết định thành cơng
đến sự nhận thức và hứng thú của trẻ.
Ví dụ: Khi cho trẻ tham gia vận động: “ Đi thăng bằng trên ghế, đầu đội túi
cát”, cơ giáo nói:
“ Hôm nay các bạn nhỏ sẽ cùng tham gia vào phần thi nhanh và khéo để giúp
các bác nông dân vận chuyển lương thực nhé”.
Việc dùng lời nói đối với trẻ hết sức quan trọng, đặc điểm trẻ lứa tuổi mầm
non là rất thích được khen ngợi,vỗ về nên khi vận động tôi luôn động viên và tuyên
dương trẻ kịp thời để kích thích trẻ tập luyện hăng say hơn nữa.
c. Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm.
* Biện pháp trò chơi.
“Vui chơi là cuộc sống của trẻ”. Đối với trẻ, cuộc sống sẽ khơng có ý nghĩa

nếu khơng được vui chơi. Trong trường mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động
chủ đạo của trẻ. Trong đó, trị chơi vận động đóng vai trị to lớn trong việc hình
thành và phát triển nhân cách trẻ. Từ đó, giáo viên sẽ có những điều chỉnh kịp thời
nhằm giúp cho việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận động của trẻ được hiệu quả hơn.
- Đưa yếu tố chơi vào buổi tập: Động tác “Vươn thở” cô cho trẻ bắt chước gà
gáy, thổi bóng, ngửi hoa…
- Sử dụng trị chơi vận động để tiến hành bài tập: Giáo viên có thể ôn luyện
các vận động cho trẻ dưới dạng tổ chức trò chơi. “Thợ săn”, “Cáo và chuồng gà”…
hoặc một số trò chơi dân gian: “Bịt mắt bắt dê” “Nhảy bao bố”.

17/26


“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.

Hình ảnh: Trẻ tham gia trị chơi: “Nhảy bao bố”
* Biện pháp thi đua.
Đây là phương pháp tôi thường áp dụng khi trẻ đã nắm vững tương đối các
bước thực hiện bài tập vận động cơ bản, thi đua nhằm giúp trẻ thực hiện các kỹ
năng, kỹ xảo vận động, rèn luyện tinh thần đồng đội ,làm tăng hứng thú, kích thích,
lơi cuốn trẻ vào việc tập luyện. Biện pháp này được tiến hành dưới hai dạng:
- Thi đua cá nhân: Tôi chọn các trẻ ngang sức, mức độ thực hiện động tác
gần ngang nhau để tránh gây nản chí giữa các trẻ.
- Thi đua đồng đội (tổ, nhóm): Tơi ln chú tâm phân chia đội sao cho tương
đối, vừa sức, số lượng bằng nhau, yêu cầu tổ chức nhanh, các đội thực hiện cùng
một lúc. Khi trẻ chơi xong, cô giáo phải là người phân xử thắng thua một cách
khách quan, khơng thiên vị thì sẽ có tác dụng giáo dục sự công bằng trong một tập
thể trẻ nhỏ.
Ví dụ: Với vận động “Bật liên tục qua 5 vịng” tơi chia trẻ làm 2 nhóm rồi

cho trẻ lựa chọn lần lượt độ to nhỏ của chiếc vòng, phù hợp với khả năng của mình
để thực hiện. Ở nhóm 1 sẽ lựa chọn vịng to, nhóm 2 lựa chọn vòng nhỏ. Sau khi
thực hiện xong lần 1, các nhóm sẽ đổi vị trí cho nhau để cùng được trải nghiệm lần
lượt với các mức độ dễ, khó khác nhau. Qua đó, trẻ khẳng định đuơc khả năng của
bản thân và giáo viên cũng sẽ quan tâm được đến những trẻ cá biệt.

18/26


“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.

Hình ảnh: Trẻ bật bật liên tục qua 5 vòng ở mức độ khác nhau.
Như vậy, khi lựa chọn các vận động và nâng cao mức độ vận động cho trẻ
một cách phù hợp, đảm bảo tính vừa sức sẽ kích thích trẻ vận động bởi ở lứa tuổi
này trẻ thích được thể hiện và khẳng định mình giúp trẻ phát triển thể lực một cách
cân đối.
4.6. Biện pháp 6: Tạo điều kiện cho trẻ được vận động ở mọi lúc, mọi
nơi.
Hoạt động học tập của trẻ diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi mà cơ giáo chính là
người giúp trẻ dần dần mở rộng cánh cửa của thế giới vô cùng đa dạng, phong phú.
Trẻ mầm non học qua chơi, lúc vui chơi cũng chính là lúc trẻ khám phá thế giới
bên ngoài theo cách riêng của mình. Hoạt động học của trẻ khơng chỉ diễn ra trên
tiết học mà giáo viên cần phải tạo hứng thú và điều kiện để trẻ được hoạt động, học
tập ở mọi lúc, mọi nơi.
a. Hoạt động tổ chức ngày hội, ngày lễ.
Thông qua hoạt động tổ chức ngày hội, ngày lễ trẻ được giao lưu vận động
với các trẻ lớp khác điều này thúc đẩy trẻ tập luyện một cách tích cực, ý thức tập
thể cao, gây khơng khí náo nức cho trẻ vì trẻ được “biểu diễn”, “thi tài” của tập thể
lớp mình cho các bạn lớp khác xem.

Ví dụ: Khi cho trẻ tham gia chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20-11
trẻ không chỉ tham gia tập các bài múa với các động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển,
dẻo dai mà trẻ còn được đồng diễn những bài Erobic vui nhộn, đẹp mắt.

19/26


“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi”.

Hình ảnh: Trẻ tham gia hội diễn văn nghệ “Chào mừng ngày nhà giáo việt nam”
b. Tổ chức vận động thơng qua hoạt động ngồi trời.
Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngồi trời tơi thấy trẻ thực sự rất
thích thú, đây là khoảng thời gian yêu thích của trẻ khi ở trường mầm non bởi nó có
nhiều lợi thế cho việc tổ chức các hoạt động đa dạng, tích cực của trẻ:
Ngồi trời, trẻ khơng chỉ được tiếp xúc với thiên nhiên, nắng gió, hoa lá cỏ
cây và với một số lồi vật ni mà trẻ cịn có cơ hội thấy được các hiện tượng diễn
ra xung quanh mình...
Trẻ thường xuyên được chơi tập với nhiều đồ chơi: cầu trượt, xích đu, bập
bênh...nhằm tăng cường thể lực, phát triển cơ, hệ xương, các giác quan cho trẻ.
c. Tích hợp với các hoạt động học tập khác.
Tích hợp là cách tiếp cận hiệu quả trong giáo dục mầm non, đồng thời là
phương pháp đòi hỏi ở giáo viên sự sáng tạo, linh hoạt và khéo léo khi vận dụng,
lựa chọn nội dung phù hợp, lôgic, tránh bị rời rạc nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất
trong giáo dục.
Hàng ngày, hoạt động giáo dục thể chất được tơi lồng ghép, tích hợp trong
nhiều hoạt động khác nhau: Thể dục sáng, sau giờ ngủ trưa, hoạt động ngoài trời,
hoạt động dạo chơi...Nhằm làm tăng thêm sự hấp dẫn của hoạt động này, tơi cịn
tích hợp một số yếu tố hoạt động học tập khác: Văn học, âm nhạc, khám phá khoa
học...

Ví dụ: Ở hoạt động thể dục sáng, thay vì sáng nào cũng tập các bài tập phát
triển chung với các động tác: tay, chân, bụng, bật...thì tơi thường xuyên thay đổi
cho trẻ tập theo giai điệu các bài hát nhạc vui nhộn: “Nối vòng tay lớn”, “cả nhà
đều vui”... trẻ vừa thích thú mà các động tác vẫn đảm bảo đầy đủ, ngộ nghĩnh.
20/26



×