Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

(Skkn 2023) một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi có kỹ năng bảo vệ bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200 KB, 17 trang )

1
PHẦN I: ĐẶT VÁN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài.
1.1: Cơ sở lý luận.
1.2: Cơ sở thực tiễn.
2.Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm
3.Đối tượng nghiên cứu.
4.Đối tượng khảo sát thực nghiệm.
5.Phương pháp nghiên cứu.
6.Phạm vi và thời gian thực hiện.
PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ.
1.Cơ sở lý luận của vấn đề.
2.Thực trạng của vấn đề.
2.1:Thuận lợi.
2.2: Khó khăn.
2.3: Bảng khảo sát đầu năm.
3.Biện pháp thực hiện.
4.Biện pháp thực hiện từng phần.
4.1: Biện pháp 1: Thường xuyên sưu tầm tài liệu tham khảo, tìm hiểu,
nghiên cứu các biện pháp hình thành kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ.
4.2: Biện pháp 2: Lồng ghép tích hợp kỹ năng bảo vệ bản thân thơng
qua một số hoạt động trong ngày.
4.3:Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân qua bài tập trắc
nhiệm và video tình huống.
4.4: Biện pháp 4: Sử dụng trị chơi học tập, đóng vai cho trẻ được thực
hành các kỹ năng tự bảo vệ.
4.5: Biện pháp 5: Tạo cho trẻ được thực hành, luyện tập giao tiếp với
mọi người xung quanh.
4.6: Biện pháp 6: Tạo các biển cảnh báo tại lớp, khuyến khích trẻ nhận
xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân.


4.7: Biện pháp 7: Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo
dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ.
5. Kết quả thực hiện
PHÂN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
1.Kết luận .
2.Khuyến nghị.

Trang
2
2
3
4
4
4
4
4

4
5
5
5
6
6
6
6
7
10
11
12
13

13
14
14
15

PHẦN I:ĐẶT VẤN ĐỀ
Tên đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng bảo vệ bản thân”
1: Lý do chọn đề tài:
1.1.Cơ sở lý luận:


2
Là một nhà giáo tôi luôn ghi nhớ lời dạy của Bác " Vì tương lai của con em
ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các
cháu bé cho tốt". Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ln coi trọng con người, chú
trọng đến giáo dục đặc biệt là cấp học mầm non được coi là nấc thang đầu tiên
trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Đặc biệt chương trình giáo dục mầm non 2020 đã đưa ra nội dung giáo dục
an tồn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Trong đó một số mục tiêu được đưa ra để đánh
giá trẻ "Biết một số nguy cơ khơng an tồn và phịng tránh".
Mục tiêu 15: Biết bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng...là những vật
dụng nguy hiểm khi đến gần, không nghịch các vật sắc, nhọn.
Mục têu 16: Biết những nơi như: hồ, ao, bể chứa nước, giếng, bụi rậm …là nguy
hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần.
Mục tiêu 17: Nhận biết được nguy cơ không an tồn khi ăn uống và phịng
tránh: Biết: cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc
sặc,.... Biết khơng tự ý uống thuốc. Biết: ăn thức ăn có mùi ơi; ăn lá, quả lạ dễ
bị ngộ độc; uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá không tốt cho sức khoẻ.
Mục tiêu 18: Nhận biết được một số trường hợp khơng an tồn và gọi người
giúp đỡ. Biết gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp: cháy, có bạn/ người

rơi xuống nước, ngã chảy máu...Biết tránh một số trường hợp không an toàn:
Khi người lạ bế ẵm, cho kẹo bánh, uống nước ngọt, rủ đi chơi... Không ra khỏi
nhà, khu vực trường, lớp khi không được phép của người lớn, cô giáo... Biết
được địa chỉ nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân và khi bị lạc biết hỏi, gọi
người lớn giúp đỡ.
Mục tiêu 19: Thực hiện một số quy định ở trường, nơi cơng cộng về an tồn:
Sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi. Đi bộ trên hè; đi sang đường phải
có người lớn dắt; đội mũ an tồn khi ngồi trên xe máy...Khơng leo trèo cây, ban
công, tường rào…
Modum 30: Lồng ghép giới trong giáo dục mầm non.
Xã hội phát triển, kinh tế phát triển, khoa học cơng nghệ ngày một hiện
đại hơn chính vì vậy mà con người cũng cuốn theo sự phát triển đó, nhiều bậc
cha mẹ mải lo làm ăn kinh tế mà khơng có thời gian chăm sóc con, thay vì trò
chuyện cùng con, dạy con những kỹ năng cơ bản thì bố mẹ lại cho con chơi điện
tử, xem điện thoại, nhờ người giúp việc trơng con, gửi hàng xóm, chị em tự
trơng nhau,... đây chính là những nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm đối với con em
mình.
Nhiều trường hợp trẻ bị ngã, bị bỏng, bị điện giật, bị đuối nước, bị hóc đồ
chơi, bị xâm hại, bị bắt... dẫn đến tử vong. Đây là một hồi chuông cảnh báo đối


3
với xã hội hiện nay. Điều này sảy ra là do đâu? Để hạn chế những hệ lụy đó
chúng ta phải làm gì? Tơi nhận thấy phải trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ
bản thân ngay từ lứa tuổi mầm non để giúp trẻ biết tránh xa những nơi nguy
hiểm, việc nguy hiểm với bản thân và khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Như chúng ta đã biết, xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người
nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt
là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ phải có kỹ năng để xử lý cũng như

bảo vệ chính bản thân mình. Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi
trường an toàn với trẻ. Nhưng theo thời gian trẻ càng ngày càng tị mị, tìm hiểu
và khám phá về mơi trường xung quanh nhiều hơn nhưng đồng thời cũng có thể
là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo
vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an tồn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống
muôn màu.
Trên thực tế cha mẹ thường sợ hãi tìm cách ngăn cấm con trước các rủi ro
nhưng lại quên giải thích cho trẻ hiểu nguyên nhân và cách phòng vệ hậu quả
xảy ra. Điều này hiến trẻ dễ trở thành nạn nhân nếu như không được trang bị
kiến thức tự bảo vệ bản thân. Mặt khác, trẻ em ln hiếu kì, tị mị và luôn muốn
khám phá những điều mới lạ nhưng lại chưa có kỹ năng để thu thập thơng tin,
phán đốn những mối nguy hiểm coa thể sảy ra với bản thân mình.
Trẻ 5-6 tuổi tư duy mang tính trực quan, sự quan sát và đánh giá mang
tính chủ quan, cảm tính dễ thuyết phục, vì vậy đây là cơ hội cho kẻ xấu lợp dụng
và dụ dỗ trẻ như mua kẹo, cho đồ chơi, ... Hay trong tình huống trẻ đang đi cùng
người thân nhưng bị lạc hoặc bị bắt cóc, bị xâm hại cơ thể... thì trẻ khơng đủ
bình tĩnh để xử lí. Vì vậy giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi
là vô cùng cần thiết
Vì vậy, dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân giúp trẻ tư duy, phán đoán được
những nguy hiểm xảy ra và tìm cách tránh xa. Hoặc trẻ tự vạch cho mình một
khu vực đảm bảo an tồn để khám phá, tìm hiểu mọi thứ. Dạy trẻ những kỹ năng
bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có khả năng xử lí tình huống, biết lên tiếng kêu cứu
và tìm hiểu những sự trợ giúp đúng khi cần. Trẻ được trang bị kỹ năng bảo vệ
bản thân sẽ tự tin hơn và làm chủ cuộc sống của mình.
Là một giáo viên mầm non, bản thân luôn nhận thức được vai trò, tầm
quan trọng của việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ trước thực trạng
xã hội hiện nay. Vì vậy tơi đã chọn đề tài " Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi
có kỹ năng bảo vệ bản thân" để nghiên cứu nhằm góp phần vào việc hình thành
và rèn luyện các kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ



4
2.Mục đích nghiên cứu của SKKN.
Đề tài này tơi thực hiện với mục đích đưa ra một số phương pháp nhằm
giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trang bị cho mình những kỹ năng bảo vệ bản thân.
Một đứa trẻ khi được trang bị đầy đủ các kỹ năng bảo vệ bản thân, sẽ biết
cách ứng phó, xử lý những tình huống xảy ra đối với mình, trẻ biết cần làm gì để
bảo vệ bản thân và tránh xa những mối nguy hiểm. Hơn nữa tôi mong các bậc
phụ huynh hiểu được thông điệp " Theo sát con không bằng dạy con những kỹ
năng đối phó với tai nạn" và nhận ra sự cần thiết của việc trang bị cho trẻ những
kỹ năng tự bảo vệ bản thân ngay từ nhỏ. Hãy bên trẻ nhiều hơn, cùng trẻ vui
chơi, học tập dạy trẻ những kỹ năng không phải ép trẻ làm những gì người lớn
muốn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
“ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng bảo vệ bản thân ”
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2 trường mầm non 1-6
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp trải nghiệm, thực hành.
Phương pháp thống kê.
Phương pháp kiểm nghiệm
Phương pháp đánh giá.
Phương pháp nêu gương.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Phạm vi: Lớp mẫu giáo 5-6 tuổ A2 trường mầm non 1-6.
Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021.
PHẦN II:NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận của vấn đề:
Kỹ năng bảo vệ bản thân là gì? Là những hiểu biết của một người về
những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an tồn đối

với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh
xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.
Bác Hồ kính yêu đã từng viết " Dạy trẻ như trồng cây non. Trồng cây non
được tốt sau này cây sẽ lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người
tốt". Giai đoạn trẻ từ 4 đến 12 tuổi có thể coi là giai đoạn mà trẻ gặp phải nhiều
mối nguy hiểm nhất. Bởi vì giai đoạn này trẻ thích khám phá thế giới xung
quanh nhưng lại chưa có những kỹ năng cơ bản để tìm hiểu thế giới. Mà trong
xã hội hiện nay người tốt kẻ xấu lẫn lộn, xung quanh trẻ luôn luôn tiềm ẩn rất
nhiều nguy hiểm. Vì vậy ngày càng nhiều phụ huynh quan tâm đến việc dạy kỹ


5
năng cho con để con có thể tự tin, bình tĩnh, năng động, sáng tạo, thích nghi với
mọi điều kiện và hồn cảnh. Tuy nhiên khơng phải phụ huynh nào cũng hiểu
được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tại sao cần
được học kỹ năng đó? Nhiều người cịn nhầm lẫn giữa kỹ năng và hành động
nên trong việc dạy con còn nhiều điều hiểu chưa đúng. Vậy dạy trẻ kỹ năng
chính là phải đưa hành động vào ý thức.
Vì vậy, ngồi trang bị cho trẻ những kiến thức, mỗi chúng ta nhất là trẻ
cần trang bị những kỹ năng bảo vệ bản thân. Vậy đó là những kỹ năng gì? Theo
tơi cần trang bị cho trẻ mầm non 5-6 tuổi những kỹ năng sau: Kỹ năng an toàn
khi chơi, Kỹ năng ứng xử khi bị lạc, kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông, kỹ
năng tránh bị xâm hại cơ thể.
2. Thực trạng của vấn đề:
Năm học 2020-2021 lớp có 37 học sinh, trong đó nữ: 18 trẻ, nam: 19 trẻ.
Lớp được phân công 2 giáo viên phụ trách, cả 2 giáo viên đều đạt trình độ đào
tạo chuẩn và trên chuẩn. Giáo viên có nhiều năm giảng dạy ở 5-6 tuổi.
2.1.Thuận lợi.
Ban giám hiệu đã có kế hoạch lồng ghép kỹ năng sống vào trong các hoạt
động của trường, lớp.

Số trẻ đi học có tỷ lệ chuyên cần cao, đa số trẻ đều khỏe mạnh, nhanh
nhẹn, tích cực tham gia hoạt động.
Bản thân là một giáo viên trẻ, có năng lực có trình độ chun mơn trên
chuẩn, ln cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện và tổ chức tốt các hoạt
động chăm sóc - giáo dục trẻ.
Được sự phối hợp giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc rèn trẻ, thiết kế các
bài dạy trên máy tính.
Lứa tuổi của trẻ đồng đều. Đa số phụ huynh học sinh đều phối hợp với cô
khi đưa ra các hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống.
2.2. Khó khăn.
Trẻ 5-6 tuổi là độ tuổi hiếu động, khả năng tiếp nhận thông tin nhanh, vì
vậy trẻ dễ và nhanh tiếp nhận những kỹ năng xã hội khơng tốt. Hầu hết trẻ có
cha mẹ làm nghề nông và buôn bán nên thời gian chăm sóc con chưa nhiều.
Một số trẻ ở nhà được bố mẹ nuông chiều và chưa quan tâm đến việc rèn
kỹ năng cho trẻ nên kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm còn hạn chế.
Một số trẻ trong lớp cịn thụ động ít giao lưu trong các hoạt động.
Trong lớp có trẻ cịn nói ngọng, nói lắp, rối loạn hành vi, khả năng kiềm
chế hành vi, cảm xúc kém.


6
Chương trình giáo dục kỹ năng bản vệ bản thân chưa được đặt ra như một
yêu cầu bắt buộc của chương trình giáo dục nên chưa được chú trọng cịn xem
nhẹ việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ.
2.3. Khảo sát chất lượng đầu năm:
Từ những khó khăn, thuận lợi trên, trước khi áp dụng các biện pháp mới tôi
đã tiến hành khảo sát thực tế các kỹ năng bảo vệ bản thân của trẻ 5-6 tuổi A2
trường mầm non 1-6 như sau:
( Bảng thống kê khảo sát đầu năm -1)
3. Biện pháp thực hiện:

Biện pháp 1: Thường xuyên sưu tầm tài liệu tham khảo, tìm hiểu, nghiên
cứu các biện pháp hình thành kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ.
Biện pháp 2: Lồng ghép tích hợp kỹ năng bảo vệ bản thân thông qua một
số hoạt động trong ngày.
Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân qua bài tập trắc nhiệm và
video tình huống.
Biện pháp 4: Sử dụng trị chơi học tập, đóng vai cho trẻ được thực hành
các kỹ năng tự bảo vệ.
Biện pháp 5: Tạo cho trẻ được thực hành, luyện tập giao tiếp với mọi
người xung quanh.
Biện pháp 6: Tạo các biển cảnh báo tại lớp, khuyến khích trẻ nhận xét,
đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân.
Biện pháp 7: Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục kỹ
năng bảo vệ bản thân cho trẻ.
4. Biện pháp thực hiện từng phần:
4.1.Biện pháp 1: Thường xuyên sưu tầm tài liệu tham khảo, tìm hiểu,
nghiên cứu các biện pháp hình thành kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ. Xác
định kỹ năng cần giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi
Để tìm ra được các biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng bảo vệ bản thân
tơi đã đi sâu nghiên cứu, tìm tịi, sưu tầm nhiều tài liệu sách báo sao cho phù hợp
và vận dụng linh hoạt có kết quả cao. Tơi thường xun lên thư viện của trường
để mượn sách, báo, tạp chí " Giáo dục mầm non", sách hướng dẫn kỹ năng sống
cho trẻ, tâm lý học trẻ em, qua các phương tiện thông tin.
Buổi tối về nhà tôi lên các trang mạng để chọn lọc những bài báo viết về
những mối nguy hại tiềm ẩn xung quanh trẻ, đồng thời tải một số video, clip về
các tình huống nguy hiểm xảy ra với trẻ, cách trang bị cho trẻ kỹ năng kỹ năng


7
xử lí tình huống nguy hiểm xảy ra... học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp và

mọi người xung quanh.
Vào đầu năm học tôi cùng giáo viên trong khối xây dựng kế hoạch năm
học, tháng, tuần, ngày, tôi luôn lồng ghép kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.
Ví dụ: Ở chủ đề " Gia đình" tơi lồng ghép vào kỹ năng trẻ biết bàn là, bếp
điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng...là những vật dụng nguy hiểm khi đến gần,
không nghịch các vật sắc, nhọn. Biết cách xử lí tình huống khi sảy ra.
Tơi sưu tầm sáng tác các bài hát, bài thơ, bài vè lồng ghép vào các tháng có
liên quan đến kỹ năng bảo vệ bản thân.
Từ việc nghiên cứu tài liệu tơi đã tìm ra một số biện pháp bảo vệ bản thân
phù hợp với trẻ như:
- Kỹ năng an toàn khi chơi
- Kỹ năng chống xâm hại cơ thể
- Kỹ năng khi bị lạc
- Kỹ năng an tồn khi tham gia giao thơng.
Việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào hàng
tháng thông qua các chủ đề sự kiện trẻ đã bước đầu có ý thức tự bảo vệ bản thân.
Có thể nói, để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân đạt kết quả cao việc nghiên cứu
tài liệu, đưa ra phương pháp nghiên cứu hình thức phù hợp là nhiệm vụ quan trọng
của mỗi giáo viên. Do vậy tôi cùng các giáo viên trong khối thường xuyên trao đổi
để đưa ra các phương pháp dạy trẻ tốt nhất.
( Hình ảnh giáo viên trong khối trao đổi )
4.2.Biện pháp 2: Lồng ghép tích hợp các kỹ năng bảo vệ bản thân
thông qua một số hoạt động trong ngày.
Trong quá trình dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân, tôi lên kế hoạch cụ thể
dựa trên khả năng của trẻ, hoạt động hàng ngày sao cho phù hợp nhất. Như ở giờ
học này cần lồng ghép kỹ năng bảo vệ bản thân nào cho trẻ, ở hoạt động kia thì
lồng ghép kỹ năng nào. Để làm sao những kỹ năng cô lựa chọn phải phù hợp,
thực tế.
* Kỹ năng an tồn khi chơi.
Trong qua trình vui chơi học tập ở trường các con có thể gặp phải những

mối nguy hiểm từ những đồ chơi, đồ vật trong trường lớp như: Ngã đu quay, cầu
trượt, chạy nhảy vấp ngã trên sân trường, các ổ điện, đồ chơi trong lớp, đâu là đồ
vật an tồn, đồ vật khơng an tồn,... Để giúp trẻ phân biệt, nhân thức được tơi đã
đưa nội dung " Nhận biết đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm quanh bé trong chủ đề "
Trường mầm non", " gia đình"


8
Ví dụ: Trong hoạt động khám phá đồ dùng gia đình, sau khi cho trẻ làm quen,
nhận biết các đồ dùng trong gia đình như đồ dùng nhà bếp, phích nước, ổ điện,
bếp ga... Tôi cho trẻ phân loại đồ dùng nguy hiểm và đồ dùng khơng nguy hiểm.
Ví dụ: Ở chủ đề "Trường mầm non" trong hoạt động ngoài trời, trước khi cho trẻ
chơi đồ chơi ngồi trời, tơi cần nhắc nhở trẻ chơi thế nào cho an toàn, không nên
chơi ở chỗ nào.
* Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể.
Tơi thường xun trị chuyện với trẻ về giới tính của bản thân, trang phục
thường dùng cho các bạn nam, bạn nữ. Tơi hỏi trẻ, có biết vùng kín của bản thân
mình ở đâu khơng? 100% lớp trả lời là khơng biết, tơi liền phân tích cho trẻ
hiểu, phần kín là chỗ mà chúng mình mặc đồ lót,... Sau khi nghe tơi phân tích
100% lớp tơi đã biết đâu là "vùng kín".
Các bạn nữ thường hay mặc váy, nhất là trẻ mầm non bố mẹ thường
không để ý nên hay cho con mặc váy ngắn. Tôi đã thường xuyên trò chuyện vào
hoạt động trò chuyện buổi sáng, giáo dục trẻ không nên mặc váy quá ngắn,
không tự ý vén váy hay cho bất kỳ ai vén váy của mình. Khi ngồi tơi nhắc trẻ
khép đùi lại để giữ lịch sự. Đặc biệt là không cho ai sờ vào chỗ mặc đồ lót. Khi
thay đồ ở nhà hay ở trường cần thay ở trong phịng. Nếu như có ai đó có hành
động sờ vào vùng mặc đồ lót, các con hãy tránh và kể cho bố mẹ và cô giáo
nghe.
Ví dụ: Ở chủ đề " Bản thân" tơi cho trẻ tìm hiểu khám phá các bộ phận trên cơ
thể bé, giáo dục trẻ những bộ phận không được ai động đến ngồi bố mẹ, bà, bác

sỹ khi có bố mẹ. Trẻ trả lời chính xác các bộ phận trên cơ thể, việc trả lời thuật
ngữ " Vùng kín " chính xác cũng là một cách để bảo vệ trẻ.
( Tranh minh họa bộ phận nhậy cảm trên cơ thể trẻ)
Ví dụ: Trong giờ ngủ: Tơi cho trẻ lớp tơi ngủ nam một dãy, nữ một dãy, việc
này vừa giáo dục giới tính cho trẻ và hình thành kỹ năng an tồn cho bản thân.
( Hình ảnh trẻ nằm ngủ )
Ngồi ra tơi cịn dạy trẻ học cách bảo vệ bản thân theo" quy tắc 5 ngón
tay" vơ cùng đơn giản và dễ thuộc.
- Ngón cái gần nhất tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia
đình như; Ơng bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Bé có thể ôm thơm hoặc cho họ ôm,
thơm tắm rửa khi còn bé. Nhưng khi đã lớn bé cần tự tắm và thay quần áo trong
phịng kín.
- Ngón trỏ: Tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc những
người thân trong gia đình. Những người này bé có thể nắm tay, khoác vai, hoặc


9
chơi đùa. Song chỉ dừng lại ở đó, nếu ai chạm vào " vùng kín " bé hãy hét to và
gọi mẹ.
- Ngón giữa: Là người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè
của bố mẹ. Những người này bé chỉ bắt tay, cười và chào hỏi.
- Ngón áp út: Người quen trong gia đình mà bé mới gặp lần đầu. Với
những người này bé chỉ dừng lại ở mức vẫy tay, chào hỏi.
- Ngón út: Ngón xa bé nhất thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ
hoặc những người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an. Với những
người này bé hồn tồn có thể bỏ chạy, hét to để thơng báo với mọi người xung
quanh khi họ cố ý đến gần tiếp cận.
( Tranh minh họa " Quy tắc 5 ngón tay" )
* Kỹ năng xử lí khi bị lạc.
Với kỹ năng này giáo viên sẽ lồng ghép giáo dục trong các giờ hoạt động

học như: Khám phá môi trường xung quanh, truyện thơ, các chủ đề như " gia
đình" "giao thơng"... Hoặc giáo viên có thể tổ chức cho trẻ một giờ hoạt động
cho trẻ xem các tình huống, trị chuyện, hoặc đóng kịch về các kỹ năng cần thiết
nếu trẻ bị lạc.
Dạy trẻ tự bảo vệ mình cực kì quan trọng nên cần phải dạy ngay từ khi trẻ
cịn nhỏ, chứ khơng phải thụ động đến lớn hay khi sự việc đã sảy ra rồi mới lo
lắng. Để dạy trẻ cần kiên nhẫn từng ngày rất kỳ công chứ khơng phải dặn dị
xng.
Ví dụ: Trong giờ trị chuyện cơ đặt tình hống khi bị lạc và trao đổi cùng trẻ, cho
trẻ chọn cách giải quyết.
Dạy trẻ khi bị lạc nói khơng với: Khơng nhận đồ từ người lạ, không đi
theo người lạ, không tiếp tục đứng gần, tiếp xúc hay nói chuyện với người đó
nữa. Đến nơi có đám đơng nhờ cơng an giúp đỡ.
Vì vậy giáo viên cần lồng ghép vào hoạt động học để trẻ nhớ số điện thoại
của bố mẹ, địa chỉ gia đình, thường xuyên hỏi lại để trẻ ghi nhớ hoặc viết lên
balo cá nhân của trẻ, để cần khi bị lạc.
* Kỹ năng an tồn khi tham gia giao thơng.
Đây là một kỹ năng quan trong đối với trẻ khi trẻ tham gia vào xã hội,
giáo viên nên giúp trẻ hiểu một số biển báo cơ bản, một số loại đường cơ bản,
một số người có vai trị quan trọng trong việc điều hành giao thông, cách sang
đường hay cách đi qua ngã ba, ngã tư.
Ví dụ: Trong hoạt động ngồi trời, tơi cho trẻ thực hành tham gia giao thơng,
qua trị chơi này hình thành cho trẻ kỹ năng an tồn khi tham gia giao thông, trẻ
luôn ghi nhớ đèn đỏ thì dừng, đèn vàng chờ đợi, đèn xanh mới đi, khi đi bộ đi


10
trên vỉa hè và làn đường dành cho người đi bộ đặc biệt khơng chơi đùa ngồi
lịng đường.
Lồng ghép vào hoạt động trị chuyện, hoạt động ngồi trời, hoạt động học

dạy trẻ đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, và khơng thị đầu, thị tay ra
ngồi khi đi ô tô, tàu thuyền.
Ví dụ: Trong hoạt động làm quen văn học. Tơi cho trẻ đóng kịch truyện " Qua
đường" để giáo dục trẻ
4.3.Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân qua bài tập trắc
nhiệm và video tình huống.
Trẻ mầm non chưa biết đọc nên hình ảnh trực quan là cách trẻ tiếp cận với
vấn đề một cách nhanh nhất và ghi nhớ lâu cũng được hình thành. Vì vậy việc
tạo ra các bài tập trắc nhiệm bằng hình ảnh, video trực tiếp để trẻ tư duy, suy
luận tìm ra cách giải quyết là vơ cùng cần thiết đối với trẻ 5- 6 tuổi.
Ví dụ: Ở chủ đề " bản thân " tôi cho trẻ làm bài tập trắc nhiệm như sau: Con hãy
nhìn và gạch chéo những hành động gây nguy hiểm cho bản thân hay con hãy
khoanh tròn những hành động đúng. Sau khi trẻ thực hiện tôi hỏi trẻ tại sao lại
gạch chéo hành động đi theo ném cát vào mặt nhau, ngậm bút vào miệng, dùng
que gậy đánh nhau và tại sao các con lại khoanh trịn hình ảnh trẻ đến gặp chú
cơng an khi bị lac, không đi theo người lạ, không cho bạn sờ vào vùng kín... Mỗi
trẻ đều có cách giải thích riêng của mình nhưng tơi rất vui khi các con đã giải
thích đúng, qua đó tơi thấy trẻ lớp mình đã hiểu nên làm gì để bảo vệ bản thân
và khơng có những hành động gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
Để trẻ khắc sâu hơn tơi cho trẻ xem các đoạn video có các tình huống sau:
+ Video 1: Quay lại đoạn video có 1 trẻ đang chơi ngồi cổng có người lạ
xuất hiện cho kẹo, bánh và rủ trẻ đi cùng. Bạn nhỏ đã từ chối không lấy, bất ngờ
người lạ tiến đến và kéo tay bạn nhỏ đi. Bạn nhỏ sợ quá hét lên " Cứu con với,
cứu con với" người nhà liền chạy ra và người lại lên xe đi mất.
Sau khi cho trẻ xem tôi cho trẻ nhận xét về cách giải quyết của bạn nhỏ trong
đoạn video. Nếu là các con, các con sẽ xử lí như thế nào?
( Hình ảnh khơng nhận q từ người lạ)
+Video 2: Có một bạn nhỏ đang chơi bóng, chẳng may bóng rơi xuống
nước. bạn nhỏ chạy đến với tay lấy bóng, chẳng may ngã xuống nước, rất may là
có người cứu kịp

Khi trẻ xem song tôi cho trẻ nhận xét về bạn nhỏ. Bạn làm như vậy đã đúng
chưa? Nếu là các con, các con sẽ làm gì?


11
Tương tự như vậy tôi lồng ghép video vào các hoạt động trong ngày, mỗi
tuần 1-2 video để trẻ biết có nhiều tình huống có thể sảy ra và tìm ra cách giải
quyết, cái gì nên làm theo và cái gì khơng nên làm theo.
Khi đưa ra các video tình huống tôi không đưa ra cách giải quyết cụ thể
mà tơi khuyến khích động viên trẻ tự tìm cách giải quyết theo ý mình. Nhưng
cuối cùng tơi sẽ chốt lại để trẻ biết.
Ngồi ra, tơi ln dạy trẻ những thơng tin tối thiểu của bản thân: Như tên,
tuổi, địa chỉ nhà, địa chỉ trường lớp, số điện thoại của bố mẹ. Khi đi chơi xa, đi
đến các nơi công cộng ln mang theo thẻ an tồn ghi đầy đủ thơng tin.
Qua các bài trắc nhiệm, video cô dạy trẻ biết nhờ sự giúp đỡ từ những
người có thể tin tưởng được như các chú công an,...
Qua những trải nghiệm cụ thể trẻ lớp tôi đã biết được những việc nên và
khơng nên, trẻ có những kỹ năng để bảo vệ an toàn cho bản thân. Như đi lên cầu
thang các con luôn đi bên phải, tay cầm vào tay vin cầu thang.
( Hình ảnh trẻ đi cầu thang )
4.4.Biện pháp 4: Sử dụng trị chơi đóng vai cho trẻ được thực hành
các kỹ năng tự bảo vệ.
Khi trẻ đã biết được các tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ và trẻ
biết được cách giải quyết những tình huống đó thì việc cho trẻ đóng vai vào
nhân vật trong tình huống đó để giải quyết vấn đề là vơ cùng quan trọng. Bởi
qua trị chơi đóng vai trẻ sẽ tự tin hơn, nắm bắt tình huống và xử lí chúng nhanh,
bình tĩnh hơn khi trẻ chưa được trải qua.
Ví dụ: Trong hoạt động chiều tôi chia lớp thành 4 nhóm, tơi giao cho mỗi nhóm
một tình huống, các nhóm tự thảo luận, tự luyện tập chuẩn bị đóng vai
Nhóm 1: Đóng vai trẻ chơi ngồi đường có người cho kẹo, rủ đi theo

Nhóm 2: Đóng vai trẻ bị quên ở lớp
Nhóm 3: Đóng vai bé đi chơi cùng mẹ nhưng bị lạc
Nhóm 4: Đóng vai bé đang chơi có người hất váy định sờ vào vùng kín.
Qua q trình xem trẻ diễn tôi nhận thấy, trẻ đã biết nhập vai và xử lí tình
huống rất tốt.
Nhóm một bạn nhỏ đã không nhận quà của người lại khi bị kéo đi đã biết
tự vệ và kêu cứu, các bạn còn đóng vai người lớn cứu rất kịp thời.
( Hình ảnh trẻ đóng kịch khi có người lạ cho kẹo)
Nhóm 2: Ban đầu cịn sợ hãy vì bị đóng kín nhưng sau đó bạn đã bình
tĩnh biết bắc ghế mở cửa sổ kêu cứu....
Nhóm 3: Khi trẻ bị lạc đã biết tìm chú cơng an nhờ sự giúp đỡ, bạn đã nói
rõ được tên tuổi của mình của mẹ, số điện thoại, để chú công an biết và liên lạc.


12
( Hình ảnh trẻ đi chơi cùng mẹ bị lạc)
Nhóm 4: Bạn đã biết tự vệ khi bị vén váy, tránh xa bạn đó và nói với bố
mẹ, cơ giáo.
Sau khi các nhóm diễn xong tơi cho cả 4 nhóm nhận xét thảo luận cách
ứng xử của các nhân vật trong tình huống. Nếu là các con, các con sẽ xử lí ra
sao? Cuối cùng tơi sẽ là người khắc sâu và mở rộng thêm các kỹ năng cho trẻ,
như khi bị lạc các con khơng nên khóc mà cần phải bình tĩnh hơn.
Thơng qua trị chơi đóng vai đã giúp trẻ lớp tôi suy nghĩ sâu sắc về vấn đề
hơn, đồng thời tạo hứng thú cho trẻ, trẻ biết được mình cần làm gì khi bị lạc, bị
người dụ dỗ, bị người tấn công bất ngờ. Qua đây giúp trẻ trang bị các kỹ năng
bảo vệ bản thân.
4.5.Biện pháp 5: Tạo cho trẻ được thực hành, luyện tập giao tiếp với
mọi người xung quanh.
Kỹ năng của trẻ không thể chỉ hình thành qua việc nghe cơ nói, cơ giảng.
Vì vậy tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm thực tế như giờ hoạt động chiều

tôi cho trẻ thực hành một số kỹ năng để tự bảo vệ và xử lí khi mình gặp phải ...
và để trẻ tự xử lí, tơi ln tạo ra khơng khi vui vẻ, thân thiện, động viên trẻ kịp
thời.
( Hình ảnh cơ khen gợi cả lớp )
Thông qua việc tạo cơ hội cho trẻ được luyện tập đã giúp trẻ có những kỹ
năng rất tốt, trẻ thể hện được sự tự vệ, phản ứng của bản thân như: Trẻ biết tấn
công vào mắt đối phương khi đối phương có ý định bắt trẻ, trẻ biết ngồi tụt
xuống khi có người ơm đằng sau, trẻ vừa hất chân vừa hét lên kêu cứu khi có
người lơi tay trẻ đi
( Hình ảnh cơ cùng trẻ thực hành kỹ năng tránh xâm hại cơ thể )
Không chỉ thông qua các hoạt động thực tế tại lớp mà bản thân tôi nhận
thấy trẻ được tiếp xúc với thế giới bên ngoài sẽ giúp trẻ càng khắc sâu và củng
cố thêm kỹ năng cho bản thân, vì vậy tơi ln tận dụng những cơ hội hợp lí nhất
cho trẻ thỏa sức trải nghiệm, khám phá.
Trong năm học trường tơi đã tổ chức rất nhiều các chương trình như:
Giáng sinh an lành, hội chợ quê em, trung thu của bé... Đó là những cơ hội tốt
cho trẻ thực hành trải nghiệm. Vì ở các chương trình sẽ có nhiều người cùng
tham gia, có người khơng phải là giáo viên nhân viên trong trường... Cơ sẽ tạo
tình huống cụ thể, như người lạ cho quà rủ trẻ đi theo và tình huống kéo trẻ đi...
để trẻ giải quyết trực tiếp.
( Hình ảnh bé vui hội chợ quê tại trường )


13
4.6: Tạo các biển cảnh báo tại lớp, khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá
bạn và tự đánh giá bản thân.
Việc tạo ra các biển cảnh báo ở lớp giúp trẻ nắm bắt kiến thức và ghi nhớ
lâu hơn, điều đó giúp trẻ ứng dụng nhanh vào cuộc sống, khi trẻ đi ra ngồi sẽ
khơng bị bỡ ngỡ. Đồng thời ở lớp tơi cịn dán hình ảnh cảnh báo vào các rổ đựng
hộp hạt, đựng kéo, ... Nhắc nhở trẻ không cho hột hạt vào mắt, mũi, miệng,

không dùng kéo để chơi rất nguy hiểm...
Nhà vệ sinh bé trai tôi gắn hình bé trai, nhà vệ sinh bé gái tơi gắn hình bé
gái để giúp trẻ phân biệt và đi vệ sinh đúng nơi quy định.
( Hình ảnh trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định )
Tôi cảm thấy rất vui vì qua đây giúp trang bị thêm kỹ năng tự bảo vệ bản
thân khi gặp tình huống có thật trong cuộc sống, để từ đó trẻ biết cách áp dụng.
Trẻ khắc sâu hơn những việc lên làm, điều này giúp trẻ có kỹ năng bảo vệ bản
thân.
4.7: Phối hợp giữ gia đình và nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng
bảo vệ bản thân cho trẻ.
Bác Hồ đã từng viết " Trẻ em như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu
cũng dễ tiếp thu. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại sẽ có ảnh
hưởng không tốt đối với trẻ và kết quả cũng không tốt. Cho nên muốn giáo dục
các cháu thành người tốt, nhà trường, đồn thể, gia đình, xã hội đều phải kết hợp
chặt chẽ với nhau". Đúng như Bác dạy để giáo dục trẻ tốt cần sự phối hợp giữa
gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy tơi đã lập kế hoạch để trao đổi với phụ
huynh cụ thể như sau:
Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón, trả trẻ về sự cần
thiết trang bị kỹ năng tự bảo vệ cho con và tơi tìm hiểu xem trẻ đã có kỹ năng
nào hay chưa có kỹ năng nào bảo vệ bản thân, từ đó kịp thời hình thành các kỹ
năng phù hợp.
( Hình ảnh giáo viên trao đổi với phụ huynh )
Tôi gửi phụ huynh một số bài khảo sát về cách dạy trẻ kỹ năng tại nhà.
Qua biểu mẫu thăm dị tơi nhận thấy nhiều phụ huynh than thở, bực mình vì con
chạy nhảy, leo trèo, nghịch nguy hiểm, đi học không chịu đội mũ bảo hiểm, hay
chui vào tủ quần áo nghịch...đã mắng mà trẻ khơng nghe. Tơi phân tích cho phụ
huynh hiểu, trẻ có hành động như vậy là vì trẻ chưa có ý thức trong việc bảo vệ
bản thân. Tuy nhiên các bậc phụ huynh nên hiểu dạy trẻ nói cảm ơn, xin lỗi, đội
mũ bảo hiểm...khơng phải là việc khó nhưng làm sao để trẻ nhận thức được việc
đó thì cần một quá trình. Người lớn thường bắt trẻ làm cái này, làm cái kia mà



14
khơng có sự phân tích rõ ràng cho trẻ hiểu, tại sao phải làm việc đó, thậm chí đơi
khi người lớn cịn khơng làm gương cho trẻ.
Ví dụ: Khi người lớn nhắc trẻ phải đội mũ khi đi xe máy, nhưng đơi khi người
lớn cũng khơng đội mũ. Vì vậy bố mẹ cần tạo thói quen cho con và giải thích
cho con hiểu tại sao phải đội mũ bảo hiểm.
Thơng qua việc phối hợp hài hòa giữa phụ huynh và giáo viên, đã giúp
cho trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân rất tốt. Rất nhiều phụ huynh đã phản hồi về
con mình với cơ như: Con đã tự thay quần áo trong phòng, đi xe phải đội mũ,
nhắc bố mẹ để phích nước lên cao... Tơi thấy rất vui vì quá trình dạy trẻ kỹ năng
bảo vệ bản thân đã mang lại hiệu quả
5. Kết quả thực hiện:
Qua một năm thực hiện đề tài mặc dù có nhiều khó khăn ,nhưng được sự
quan tâm tạo điều điện của ban giám hiệu nhà trường, cùng với sự giúp đỡ của
bạn bè đồng nghiệp, sự cộng tác của phụ huynh. Kết quả của một số biện pháp
giúp trẻ 5-6 có kỹ năng bảo vệ bản thân. Cụ thể được đánh giá trong bảng như
sau: (Bảng thống khảo sát thực trạng cuối năm )
Nhìn vào kết quả trên cho ta thấy việc sử dụng các biện pháp phát triển kỹ
năng bảo vệ bản thân đã mang lại những kết quả tích cực cho trẻ như:
Trẻ đã có nhận thức khá rõ ràng cụ thể về những nguy hiểm có thể xảy đến
với mình. Có ý thức tốt trong việc tránh xa các đồ vật sắc nhọn, đồ dễ cháy nổ,
tránh xa những nơi nguy hiểm như nước sôi, đường giao thông, công trình đang
xây dựng, ao hồ. Trẻ có hiểu biết và kỹ năng tham gia giao thơng an tồn và có ý
thức chấp hành đúng các quy định an toàn giao thông...Trẻ ngày càng mạnh dạn,
tự tin hơn,nhận thức được giới tính của bản thân, biết bảo vệ bản thân trước
những nguy cơ xâm hại cơ thể.
Như vậy có thể thấy những biện pháp mà tôi đưa ra và thực hiện trong đề
tài này đã mang lại kết quả cao trong việc phát triển kỹ năng bảo vệ bản thân

cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Qua q trình đạt được ở trên tơi thấy rằng để giáo dạc kỹ năng bảo vệ
bản thân cho trẻ đạt kết quả tốt giáo viên cần :
Giáo dục phải nhiệt tình, chịu thương, chịu khó tìm tịi, tham khảo tài liệu,
học hỏi đồng nghiệp, tìm ra các phương pháp dạy phù hợp, sáng tạo mang lại
hiệu quả cao.
Giáo viên phải mạnh dạn, tự tin đưa những vấn đề cấp thiết đang diễn ra
trong xã hội cho trẻ tìm hiểu và làm quen.
Lắng nghe ý kiến của trẻ, khơng gị bó áp đặt. Cơ ln là người chỉ dẫn,
chuyền cho trẻ những kinh nghiệm sống đã được đúc kết từ lâu.


15
Tích cực đổi mới phương pháp dạy trẻ nhằm khuyến khích sự tích cực ở
trẻ, giúp trẻ hứng thú chủ động trong mọi tình huống của cuộc sống. Ln tạo cơ
hội để trẻ thể hiện mình, được bộc lộ bản thân trước mọi người.
Cần thường xuyện tổ chức các hoạt động giáo giục phát huy tính tích cực
ở trẻ, giúp trẻ vận dụng tối đa những kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các
tình huống khác nhau.
Cơ cần biết xử lí các tình huống. Phối hợp với phụ huynh để thống nhất
phương pháp giáo dục trẻ, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
2.Khuyến nghị:n nghị::
Qua thực tế giảng dạy và sau khi áp dụng một số biện pháp giáo dục kỹ
năng bảo vệ bản thân cho trẻ. Tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
Tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có điều kiện, thời gian nghiên cứu
các tạp chí có liên quan đến các chuyên đề đặc biệt là chuyên đề giáo dục kỹ
năng sống và kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ ...
Xây dựng tiết dạy mẫu lồng ghép các chuyên đề cho tất cả các giáo viên

được dự và tham gia đóng góp ý kiến đặc biệt là hoạt động giáo dục kỹ năng
sống - kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ.
Liên hệ các cơ quan, chức năng phối kết hợp dạy trẻ, để việc dạy trẻ đặt
kết quả cao.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi viết không sao chép của ai.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ba Vì, ngày 27 tháng 4 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Tâm

BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐẦU NĂMNG KHẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐẦU NĂMO SÁT THỰC TRẠNG ĐẦU NĂMC TRẠNG ĐẦU NĂMNG ĐẦU NĂMU NĂMM
Kết quả


16
TT

1
2
3

4

Phân loại kỹ năng Số
bảo vệ bản thân trẻ
Kỹ năng an toàn
khi chơi.
Kỹ năng ứng xử
khi bị lạc.

Kỹ năng an tồn
khi tham gia giao
thơng.
Kỹ năng tránh bị
xâm hại cơ thể.

37
37
37

37

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL
%
4
11%
3
8%
4
11%

SL

%
6
16%
6
16%
9
24%

SL
%
20
54%
18
49%
14
38%

SL
%
7
19%
10
27%
10
27%

3
8%

6

16%

11
30%

17
46%

BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CUỐI NĂM
Kết quả
T
T

1
2
3

4

Phân loại kỹ
năng bảo vệ
bản thân

Số
trẻ

Kỹ năng an
toàn khi chơi.
Kỹ năng ứng
xử khi bị lạc.

Kỹ năng an
tồn khi tham
gia
giao
thơng.
Kỹ năng tránh
bị xâm hại cơ
thể.

37
37
37

37

Tốt

Đầu năm
Khá
TB

Yếu

Cuối năm
Tốt
Khá
TB

SL
%

4
11%
3
8%
4
11%

SL
%
6
16%
6
16%
9
24%

SL
%
20
54%
18
49%
14
38%

SL
%
7
19%
10

27%
10
27%

SL
%
20
54%
15
40%
20
54%

SL
%
14
38%
18
49%
16
43%

SL
%
3
8%
4
11%
1
3%


3
8%

6
16%

11
30%

17
46%

17
46%

17
46%

3
8%


17



×