Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

CƠ sở lý LUẬN về PHỐI hợp các lực LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO dục kỹ NĂNG bảo vệ bản THÂN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ở hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.88 KB, 88 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC
LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ 5
– 6 TUỔI Ở HẢI PHÒNG

1


- Sơ lược lịch sử nghiên cứu về phối hợp các lực lượng
cộng đồng trong giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ
5 – 6 tuổi.
-Các nghiên cứu trên thế giới.
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Tổ chức giáo dục, khoa
học và văn hóa (UNESCO) đã xây dựng chương trình giáo
dục kỹ năng sống và phân loại chúng. Và UNESCO đã đưa ra
kỹ năng đề phòng tai nạn thương tích hay có thể gọi là kỹ
năng bảo vệ bản thân nằm trong nhóm kỹ năng chuyên biệt –
nhóm kỹ năng sống thể hiện trong những vấn đề cụ thể khác
nhau trong đời sống xã hội.
Hội nghị thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển trẻ
em họp từ ngày 20/03 đến ngày 30/03/1990 tại trụ sở Liên
hiệp quốc ở New York đã tuyên bố: Tất cả trẻ em trên Thế
giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng
thời các em ham hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng.
Tuổi của các em phải được hình thành trong sự hòa hợp và
hợp tác”. Điều đó muốn nhấn mạnh đến nhiệm vụ học, môi
trường học dành cho trẻ cần phải được quan tâm đúng cách.
Trẻ em không chỉ học để có tri thức mà phải biết cách học để
2



có sức khỏe, có kĩ năng nghề nghiệp, có những giá trị đạo
đức, thẩm mĩ nhân văn đúng đắn vừa mang tính xã hội, vừa
đậm đà bản sắc dân tộc lại vừa mang tính phổ quát toàn cầu,
… tức là mỗi đứa trẻ phải luôn học những kỹ năng nhất định
trong môi trường thích hợp để tồn tại và phát triển. Như vậy,
theo hội nghị, việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ
năng bảo vệ bản thân nói riêng cho trẻ đóng một vai tròvô
cùng cần thiết trong quá trình giáo dục trẻ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra khái niệm về
kỹ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho
phép cá nhân có thể đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách
thức của cuộc sống hằng ngày. Trong khái niệm này cũng đã
bao gồm nội hàm của kỹ năng bảo vệ bản thân.
Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã phân chia
kỹ năng sống thành hai nhóm là nhóm kỹ năng cơ bản và
nhóm kỹ năng nâng cao. Trong đó, kỹ năng bảo vệ bản thân
cùng với các kỹ năng như giao tiếp, kỹ năng làm việc độc lập,
kỹ năng trình bày, kỹ năng sáng tạo, … thuộc về nhóm kỹ
năng nâng cao.

3


Hội thảo Bali đã xác định mục tiêu giáo dục không chính
quy ở châu Á – Thái Bình Dương là nâng cao tiềm năng của
mỗi cá nhân để hình thành hành vi thích ứng và tích cực nhằm
đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, tình huống của cuộc sống hằng
ngày, từ đó, tạo ra sự thay đổi nâng cao chất lượng cuộc sống.
Như vậy việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng
bảo vệ bản thân nói riêng là một điều tất yếu trong chương

trình giáo dục. Bên cạnh đó, trong hội thảo cũng đã xác định
chương trình và hình thức giáo dục kỹ năng sống, trong đó có
kỹ năng bảo vệ bản thân là lồng ghépvào tất cả các môn học,
vào dạy chữ và vào các chương trình ở mức độ khác nhau.
Đồng thời, còn giáo dục thông qua các chuyên đề cần thiết
cho trẻ.
Những vấn đề liên quan đến nội dung của giáo dục kĩ
năng sống được đề cập tương đối có hệ thống trong Chương
trình giáo dục của UNICEF vào những năm 90 của thế kỉ XX.
Trong Chương trình “giáo dục những giá trị sống”, 12 giá trị
cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ đã được đề cập. Thống
nhấtquan niệm chung về kĩ năng sống, cũng như đưa ra được
một bảng danh mục các kĩ năng sống cơ bản mà thế hệ trẻ cần
có đã được nghiên cứu về kĩ năng sống trong thời điểm
4


này.Tuy nhiên, đa số các công trình nghiên cứu về kĩ năng
sống đều tiếp cận quan niệm về kĩ năng sống theo nghĩa hẹp,
đồng nhất nó với các kĩ năng xã hội. Một trong những nghiên
cứu có tính hệ thống và tiêu biểu cho hướng nghiên cứu về kĩ
năng sống nêu trên là dự án do UNESCO tiến hành tại một số
nước trong đó có các nước Đông Nam Á.
Theo Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO: 1993), các kĩ năng
sống được học tốt nhất thông qua phương pháp học tập tích
cực. Trong các phương pháp lấy người học làm trung tâm,
việc hình thành các kĩ năng sống phụ thuộc vào quá trình học
tập cùng với người khác thông qua hoạt động nhóm như quan
sát, luyện tập hoạt động cặp, động não, sắm vai, tranh luận
hoặc thảo luận.

WHO và UNICEF trong chương trình Phòng chống tai
nạn thương tích trẻ em, đã đưa ra một trong số các biện pháp
nhằm phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em đó là tăng
cường giáo dục cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân trước
rủi ro, các tai nạn thương tích có thể xảy đến trong gia đình,
các tổ chức xã hội và trong nhà trường ở tất cả các cấp bậc.
Từ đó, các chương trình giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân đã

5


được diễn ra ở các quốc gia khác nhau dưới sự hỗ trợ của
UNICEF và WHO.
Tháng 5/2003 tiến sĩ Elizabeth Dunn và J.Gordon
Arbuckle Jr của đại học Misouri Coolombia đã hoàn thành
nghiên cứu về kết quả KNS của trẻ em có cha phạm tội.
Nghiên cứu đã đề cập đến chương trình giáo dục về cuộc sống
gia đình có sự tương tác. Đồng thời cũng chỉ ra những thiếu
hụt về KNS của những trẻ em có những hoàn cảnh như vậy.
Nghiên cứu cũng đã có sự phân tích và đo lường mức độ KNS
mà các em có được khi tham gia chương trình GD về KNS.
Công cụ đo mà 2 tác giả sử dụng là hệ thống câu hỏi gồm 36
câu hỏi. Trong đó lại chia ra làm 2 phần cơ bản: Phần đầu có
6 câu hỏi liên quan đến những thông tin cơ bản như: tuổi,
giới, trình độ….và tần suất tham gia vào chương trình KNS
của các em. Phần thứ 2 bao gồm 28 câu hỏi có liên quan đến
sự tham gia vào chương trình GD này, 2 câu hỏi khác là câu
hỏi về tỉ lệ tham gia một cách trực tiếp và tác động của
chương trình tới người tham gia. Nội dung những câu hỏi này
đề cập chủ yếu tới 7 KN cơ bản như: KN học tập, KNgiao

tiếp, KN đặt mục tiêu, KN giải quyết vấn đề, KN tự nhận thức
bản thân, KN đưa ra quyết định, KN xã hội.
6


Một nghiên cứu khác của 2 tác giả người Canada là
T.Scott Muray, Yvan Clermont và tiến sĩ người Mỹ Manlyn
Binkley (3/2005) có tên “ Measuring Adult Literacy and life
skills” đã nhấn mạnh tới việc đo lường và đánh giá về KN
đọc viết và KNS, sự phân biệt KNS với KN cần thiết của con
người. Trong nghiên cứu cũng đề xuất những hướng phát triển
KNS và KN thông thường trong cuộc sống trước những tác
động của xã hội, trong việc thiết lập quan hệ, làm việc nhóm
và tìm kiếm thông tin.
Hiện nay,trên thế giới đã có hơn 155 nước quan tâm đến
việc quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống bằng cách đưa kĩ
năng sống vào các nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa
vào chương trình chính khoá ở Tiểu học và Trung học. Việc
giáo dục kĩ năng sống cho HS ở các nước được thực hiện theo
ba hình thức:
+ Kĩ năng sống là một môn học riêng biệt.
+ Kĩ năng sống được tích hợp vào một vài môn học
chính.
+ Kĩ năng sống được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các
môn học trong chương trình.
7


Tuy nhiên, chỉ có một số không đáng kể các nước đưa kĩ
năng sống thành một môn học riêng biệt, ví dụ như: Malawi,

Căm-pu-chia,... Còn đa số các nước, thường tích hợp kĩ năng
sống vào một phần nội dung môn họcđể tránh sự quá tải trong
nhà trường.
Giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân được bắt đầu quan
tâm ở một số nước với cách tiếp cận nội dung quan tâm đến
giáo dục phòng chống HIV/AIDS được tích hợp trong chương
trình giáo dục chính quy.
Như vậy, có thể thấy rằng, giáo dục kỹ năng bảo vệ bản
thân đã được đề cập đến ở các công trình nghiên cứu trên thế
giới. Mặc dù, vấn đề này chủ yếu là chỉ nằm trong các nghiên
cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống, chưa có các
công trình nghiên cứu riêng. Song, các công trình ấy đều
khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng bảo vệ
bản thân bên cạnh các kỹ năng khác trong hệ thống kỹ năng
sống cần hình thành cho trẻ.
- Các nghiên cứu ở Việt Nam
Từ những năm 1995- 1996, thuật ngữ “kĩ năng sống” bắt
đầu được biết đến ở Việt Nam qua dự án của UNICEF phối
8


hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam với chương trình: “GDKNS để bảo vệ sức khoẻ và
phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài
nhà trường”.
Trong lịch sử GD Việt Nam việc GD con người biết đối
nhân xử thế có kinh nghiệm đối phó với thiên tai…ít nhiều
cũng được phản ánh qua ca dao, tục ngữ. Tuy nhiên những nội
dung đó chưa được gọi là KNS. Thuật ngữ “KNS” được
người Việt Nam biết đến bắt đầu từ chương trình của

UNICEF(1996) mang tên “ Giáo dục KNS nhằm bảo vệ sức
khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong
và ngoài nhà trường”, thuật ngữ “KNS” xuất hiện tại Việt
Nam từ đây.Tham gia chương trình này đầu tiên gồm có các
nghành GD và Hội chữ thập đỏ chỉ bao gồm những KNS cốt
lõi như: KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN xác định giá trị,
KN đưa ra quyết định, KN kiên định, KN đặt ra mục tiêu…
nhằm vào các chủ đề GD sức khỏe do các chuyên gia Úc tập
huấn.
Tác giả Nguyễn Thanh Bình là một trong những người
đầu tiêncó những nghiên cứu mang tính hệ thống về kĩ năng
sống và giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam. Tác giả đã xuất
9


bản một loạt các bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp
bộ và giáo trình, tài liệu tham khảođã góp phần đáng kể vào
việc tạo ra những hướng nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo
dục kĩ năng sống ở Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả đã chỉ
rõ: Chương trình, tài liệu giáo dục kĩ năng sống được thiết kế
cho giáo dục không chính quy là phổ biến và rất đa dạng về
hình thức.[5,6]
Trong cuốn “Giáo trình Giáo dục kĩ năng sống” Nguyễn
Thanh Bình khẳng định những yêu cầu cụ thể đối với việc
đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Tác
giả cho rằng:“Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học
là hướng vào học tập chủ động, chống thói quen thụ động,
đồng thời coi dạy học thông qua tổ chức hoạt động của học
sinh là đặc trưng thứ nhất của phương pháp dạy học tích
cực”.[5]

Các tác giả biên soạn bộ sách Giáo dục Kĩ năng sống
trong các môn học ở tiểu học- Tài liệu dành cho giáo viên đã
phân tích tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh trong các trường phổ thông, kĩ năng sống là nhịp cầu
giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói
quen tích cực, lành mạnh, kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết
10


đối với thế hệ trẻ và cho rằng giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy
sự phát triển cá nhân và xã hội, giáo dục kĩ năng sống nhằm
thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và cách tiếp
cận phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Trong bài báo “Dạy kĩ năng sống cho trẻ cả giáo viên và
gia đình lúng túng”của tác giả Vũ Minh đã chỉ ra vai trò quan
trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học và
những bất cấp trong việc triển khai giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh khi chưa có một giáo trình thống nhất và bản thân
giáo viên còn rất lúng túng trong việc giáo dục kĩ năng sống
lồng ghép vào các môn học. Tuy nhiên tác giả chưa nghiên
cứu và đưa ra những biện pháp cụ thể khắc phục tình trạng
này.
Các tác giả Bùi Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc,
Ngô Thị Tuyên, Đinh Thị Kim Thoa cũng chỉ ra vai trò quan
trọng của giáo dục kĩ năng sống trong các nhà trường và cho
rằng thiếu kĩ năng sống con người sẽ thiếu nền tảng giá trị
sống. Theo các tác giả thì học sinh phải tham gia chủ động
vào các hoạt động giáo dục kĩ năng sống mới làm thay đổi
hành vi của các em. Tài liệu cũng đưa ra các phương pháp


11


giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống và cách thức tổ chức hoạt
động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
Nguyễn Dục Quang cho rằng: “ Cách thức giáo dục kĩ
năng sống được hiểu bao gồm những phương pháp tiếp cận,
các phương pháp dạy học tích cực và các hình thức tổ chức
hoạt động giáo dục kĩ năng sống cần quan tâm đến vai trò của
người học”.
Tác giả Ngô Thị Tuyên trong cuốn “Cẩm nang giáo dục
cho học sinh tiểu học” đã chỉ ra rằng kĩ năng sống là sản
phẩm bắt buộc phải có của giáo dục nhà trường. Tác giả đưa
ra khái niệm về kĩ năng sống, các loại kĩ năng sống, vị trí vai
trò của kĩ năng sống trong giáo dục nhà trường, phương pháp
giáo dục kĩ năng sống và trình bày phương pháp xây dựng
một chương trinh học tập, nguyên tắc chọn nội dung và và
hướng dẫn giáo viên phương pháp giáo dục cho trẻ bằng việc
làm để có được sản phẩm là kĩ năng sống.
Ở nước ta, bắt đầu từ năm 2001 khi hợp tác với UNCEF
nhằm tổ chức chương trình Phòng tránh tai nạn thương tích ở
trẻ đã đề cập đến việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân trước
các rủi ro cho trẻ ở các cấp học. Tuy nhiên, nó chỉ tiến hành lẻ

12


tẻ trong các hoạt động do một vài tổ chức xã hội tiến hành và
chưa được đưa vào chính thức trong nhà trường. Các hoạt
động giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ thường gắn

liền giáo dục các vấn đề xã hội như phòng chống mại dâm,
phòng chống tai nạn thương tích, …
Năm 2003, hội thảo “Chất lượng giáo dục và KN sống”
do UNESCO tài trợ được tổ chức nhằm làm sáng tỏ hơn khái
niệm KNS ở Việt Nam. Theo quan điểm của UNESCO, KNS
là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và
tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Khái niệm KNS của tổ
chức này dựa trên 4 trụ cột giáo dục là: Học để biết, học để
tồn tại, học để làm, học để cùng chung sống.
Tại hội thảo “Chất lượng giáo dục và KN sống” diễn ra
tại Hà Nội từ ngày 23-25/10/2003, tác giảLê Minh Châu cũng
đã có bài báo cáo về dự án UNICEF Việt Nam và giáo dục
KNS cho thanh thiếu niên. Báo cáo đã đề cập tới mục tiêu
của chương trình thực nghiệm giáo dục KNS do tổ chức
UNICEF hỗ trợ đang được triển khai thí điểm ở 20 trường
thuộc 5 quân huyện của các tỉnh: Lạng Sơn; Hà Nội; Hải
Phòng; Hồ Chí Minh; An Giang; Kiên Giang. Mục tiêu của
chương trình này là:
13


-

Tạo điều kiện cho HS THCS được tiếp cận với thông tin liên
quan đến cuộc sống khỏe mạnh bao gồm cả HIV/ADS.

-

Giúp học sinh rèn luyện các KNS thiết thực để ứng phó với các
thông tin liên quan đến những vấn đề như HIV/ADS, lạm dụng

ma túy và các chất kích thích , tình trạng qua hệ tình dục và
mang thai ở tuổi chưa thành niên.

-

Huy động sự tham gia của cha mẹ HS và cộng đồng trong
việc giáo dục KNS cho trẻ em.
Cũng trong hội thảo, tác giả Lê Kim Dung cũng đã đề
cập tới những nội dung cụ thể trong chương trình thực nghiệm
giáo dục sống khỏe mạnh và KNS của UNICEF. Cụ thể nội
dung bao gồm các chủ đề khác nhau như: Quyền trẻ em;
phòng tránh thuốc lá, rượu bia; Phòng tránh ma túy; Tuổi dậy
thì; Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên; phòng tránh
HIV/ADS; phòng tránh ứng phó với căng thẳng,… Kết quả
của chương trình mang hiệu quả tích cực, HS có sự tương tác
và thể hiện bản thân mình, nâng cao nhận thức mạnh dạn và
tự tin hơn, rèn luyện được khả năng tốt, sống có trách nhiệm
với bản thân mình.

14


Đã có những dự án do các tổ chức quốc tế triển khai lồng
ghép với giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân ở nước ta. Đó là
dự án “ giáo dục phòng chống tai nạn bom mìn cho học sinh
Tiểu học” được tiến hành với sự phối hợp giữa Sở giáo dục và
Đào tạo tỉnh Quảng Trị và Tổ chức cứu trợ và Phát triển Mỹ
CRC (Catholic Relief Servicer). Chương trình hỗ trợ rủi ro, tai
nạn trẻ em và phụ nữ Đồng Bằng Sông Cửu Long (do
UNICEF hỗ trợ, 2000-2001). Dự án “Chăm sóc phát triển trẻ

thơ toàn diện” của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh (Save the
Children UK) đã soạn thảo cuốn sổ tay công tác viên phòng
chống tai nạn thương tích, giảm bớt đau khổ cho gia đình và
góp phần thực hiện Luật Bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ em,
Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Năm 2006, tác giả Nguyễn Thanh Bình đã xây dựng
Chuyên đề giáo dục kỹ năng sống. Đây là một trong những
tác giả đầu tiên có nghiên cứu mang tính hệ thống về kỹ năng
sống và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam. Trong đó, tác giả
đã đưa ra các kỹ năng sống bao gồm nhóm các kỹ năng bảo
vệ bản thân gồm kỹ năng từ chối, kỹ năng ra quyết định, kỹ
năng đề nghị giúp đỡ, kỹ năng phòng tránh xâm hại, kỹ năng

15


phòng tránh bạo lực, kỹ năng phòng tránh động vật và côn
trùng tấn công…
Đến năm 2009, trong Chương trình Giáo dục mầm non
ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa kỹ năng bảo vệ bản
thân vào trong mục tiêu và nội dung giáo dục phát triển thể
chất cho trẻ mẫu giáo là giúp trẻ nhận biết và phòng tránh
những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn,
những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng và nhận biết một số
trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
Bắt đầu từ đó, trong nội dung chương trình của các
trường mầm non đã đưa việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản
thân cho trẻ vào trong nội dung giáo dục phát triển thể chất.
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu có liên quan đến

giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non cũng đã
xuất hiện. Tuy nhiên, hầu như việc giáo dục kỹ năng tự phòng
tránh rủi ro đều được bao hàm trong kỹ năng sống và được đề
cập đến khá ít.
Năm 2010, tác giả Lê Cảnh Nhạc trong bài viết Giáo dục
kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trích trên
16


Tạp chí giáo dục số 241 đã đưa ra quan điểm cần tổ chức giáo
dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ em (hay kỹ năng phòng tránh rủi ro), nhất là môi
trường nhà trường từ cấp học mẫu giáo đến phổ thông cơ sở.
Tác giả còn khẳng định phát triển các kỹ năng để phòng ngừa
tai nạn thương tích cần lưu ý về các loại kỹ năng như: kỹ năng
phòng tránh bỏng, kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông, kỹ
năng phòng tránh tai nạn động vật cắn, kỹ năng phòng tránh
tai nạ điện giật, kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước,…
Năm 2011, tác giả Nguyễn Minh Trang đã nghiên cứu
các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé và
đã đề ra các biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân
thông qua tạo tình huống cụ thể và đặt các câu hỏi gợi mở cho
trẻ. Tác giả đã đưa ra tình huống như bị lạc trong siêu thị thì
nên làm gì, hay nên làm thế nào nếu có người lạ cho quà
bánh, hay nếu có khói, cháy thì làm thế nào… Thông qua đó,
giúp trẻ không chỉ có những hiểu biết về cách thức giải quyết
khi gặp phải các tình huống nguy hiểm mà còn phát triển tư
duy lô gic cho trẻ.
Năm 2014, tác giả Bùi Lê Anh đã nghiên cứu tầm quan
trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 5 tuổi.

17


Theo tác giả, để giúp trẻ phát triển một số giá trị, nét tính
cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh
dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hòa nhập,
dễ chia sẻ, hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử,
giao tiếp theo qui tắc, chuẩn mực phù hợp thì phải dạy kiến
thức cho trẻ, phải dạy các kỹ năng sống cơ bản như kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng tự phục vụ bản
thân. Bên cạnh đó cần rèn luyện cho trẻ biết cách xử lý tình
huống trong từng hoàn cảnh cụ thể, bày tỏ tình cảm phù hợp,
đúng lúc, biết tránh những vật, những nơi không an toàn, gây
nguy hiểm đến tính mạng và cách phòng tránh, tự lập trong
các tình huống quen thuộc, có một số kỹ năng tự phục vụ, hợp
tác, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
KNS như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức
thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy
cần giáo dục KNS cho trẻ ngay từ khi còn thơ bé, sẽ giúp trẻ
tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy
hiểm. Trẻ có thể hoà nhập nhanh với cuộc sống xung quanh,
biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên
nhiên từ đó học hỏi và làm giàu có thêm vốn kiến thức, kinh
nghiệm cũng như các kĩ năng của bản thân. Nếu thiếu các kĩ
18


năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai
phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình
huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những

KNS phù hợp giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ
và đúng hướng.
Những công trình nghiên cứu trên đã cho thấy sự quan
tâm sâu sắc của nước ta trong việc giáo dục kỹ năng bảo vệ
bản thân cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình
nào nghiên cứu riêng về kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mầm
non. Do đó, việc nghiên cứu, việc giáo dục kỹ năng bảo vệ
bản thân cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non huyện
Kiến Thụy ngày càng đặt ra cấp thiết.
- Lý luận về phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo
dụckỹ năng bảo vệ bản thân của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
-Khái niệm Cộng đồng
“Cộng đồng” là một khái niệm đã và đang được sử dụng
khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sử học, văn hóa học, xã
hội học, tâm lý học, triết học, sinh học, nghiên cứu phát
triển…Theo Toennies, “cộng đồng” là một thực thể có độ bền
vững hơn so với “hiệp hội” vì “cộng đồng” được đặc trưng
19


bởi sự đồng thuận về ý chí của các thành viên trong cộng
đồng.
Các nhà Triết học đương nhiên lại chú trọng hơn đến các
yếu tố tinh thần, tâm linh trong quan hệ cộng đồng. Ở đây,
cộng đồng không chỉ còn giới hạn trong những nơi cư trú,
hình thức tổ chức xã hội… mà còn tương đồng quan niệm về
thế giới tự nhiên xã hội và tư duy.
Theo UNESCO: Cộng đồng là một tập hợp người có
cùng chung lợi ích, cùng làm việc vì một mục đích chung nào
đó và cùng sinh sống ở trong một khu vực xác định.

Theo Mác xít, cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các
cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng hóa lợi ích giống
nhau của các thành viên, các điều kiện tồn tại và hoạt động
của những người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm hoạt động
sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi các
cá nhân về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng
như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và
phương tiện hoạt động.
Cộng đồng được khái niệm chung nhất là: “Một cơ thể
sống/ cơ quan/ tổ chức nơi sinh sống và tương tác giữa cái
20


này với cái khác”. Trong khái niệm này, điều đáng chú ý,
được nhấn mạnh: Cộng đồng là “cơ thể sống”, có sự “tương
tác” của các thành viên. Tuy nhiên, trong khái niệm này, các
nhà khoa học không chỉ cụ thể “cái này” với “ cái khác” là
cái gì, con gì. Đó có thể là các loại thực vật, cũng có thể là
con người – cộng đồng người.
Dù tiếp cận từ những góc độ khác nhau, dựa trên những
lý thuyết khoa học khác nhau và hướng sự quan tâm học thuật
tới những dạng cụ thể không giống nhau của cộng đồng,
nhưng tựu chung lại có thể coi những dấu hiệu cốt yếu nhất
sau đây để nhận biết hay định nghĩa một cộng đồng: Cộng
đồng phải là tập hợp của số đông người. Mỗi cộng đồng phải
có một bản sắc riêng. Các thành viên của cộng đồng phải tự
cảm thấy có sự gắn kết với cộng đồng và các thành viên khác
của cộng đồng.
Có thể có nhiều yếu tố tạo nên bản sắc và sức bền gắn
kết cộng đồng nhưng quan trọng nhất chính là sự thống nhất

về ý chí và chia sẻ về tình cảm tạo nên ý thức cộng đồng.
Trong đời sống xã hội, “cộng đồng” là danh từ chỉ chung
một tập hợp người nhất định nào đó có hai dấu hiệu quan

21


trọng: 1) họ cùng tương tác (tác động qua lại); 2) Họ cùng
chia sẻ với nhau (có chung với nhau) một hoặc một vài đặc
điểm vật chất hay tinh thần nào đó. Mỗi cộng đồng đều có
những tiêu chí bên ngoài để nhận biết về cộng đồng và có
những quy tắc, ứng xử chung của cộng đồng. Mỗi gia đình
trong cộng đồng đều có mối quan hệ khăng khít hữu cơ với
nhau, mỗi gia đình đều có ảnh hưởng tới cộng động và ngược
lại, cộng đồng cũng có tác động trực tiếp tới từng gia đình,
giúp đỡ và cùng gia đình chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.
Cộng đồng – nơi ở giữ vị trí và vai trò quan trọng trong
việc chuẩn bị tốt về mặt tâm lý cho trẻ. Cộng đồng thôn, xóm,
làng, xã hoặc phố phường là môi trường gần gũi đối với trẻ.
Khoảng không gian đầy ắp những mối quan hệ và giao lưu
của con người có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ. Con
người phát triển trước hết là nhờ có gia đình, cộng đồng, dấu
ấn của cộng đồng đã khiến cho mỗi con người có cái riêng,
cái đặc thù của mình, chính là cái riêng, cái đặc thù của mỗi “
vùng, miền, dân tộc” nơi mà người đó xuất thân.
Tóm lại, “cộng đồng” là một thực thể sống/ một xã hội
thu nhỏ phức tạp được kết cấu bền vững bởi nền tảng văn hóa,

22



truyền thống chung, có gốc rễ sâu xa, bởi nhu cầu, tình cảm
và ý thức của những người dân.
Trên cơ sở những nội hàm như trên, có thể đi đến một
định nghĩa chung nhất như sau về “cộng đồng” và chúng tôi
sử dụng khái niệm này làm khái niệm công cụ cho đề tài:
“Cộng đồng là tập hợp người có sức bền cố kết nội tại cao,
với những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử
chung dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và
ý thức cộng đồng, nhờ đó, các thành viên của cộng đồng cảm
thấy có sự cố gắn kết họ lại với cộng đồng và các thành viên
khác của cộng đồng”.
- Phối hợp cộng đồng
* Phối hợp:
Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá
nhân, tổ chức để hỗ trợ nhau thực hiện một công việc chung.
Phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường hay
cộng đồng tham gia vào quá trình vận động (động viên,
khuyến khích, thu hút) mọi thành viên giúp cho trẻ có được
kỹ năng bảo vệ bản thân. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết

23


bị phục vụ cho việc dạy và học, tạo môi trường giáo dục
thống nhất giữa nhà trường – gia đình – xã hội. Sự phối hợp
đó là một quá trình thống nhất và liên tục giúp khai thác được
thế mạnh của các lực lượng hướng vào phát triển toàn diện
cho thế hệ trẻ.
Tóm lại, “phối hợp” là cùng một hành động hoặc hỗ trợ

lẫn nhau tổ chức hoạt động cho hai hoặc nhiều tổ chức đoàn
thể. Xét từ khía cạnh phối hợp với các lực lượng cộng đồng
trong giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi thì
phối hợp là một hình thức, một quy trình kết hợp các hoạt
động của giáo viên, phụ huynh, tổ dân phố, hội phụ nữ với
nhau để bảo đảm cho việc phối hợp với các lực lượng cộng
đồng này được thực hiện đầy đủ, hiệu quả nhằm đạt được các
lợi ích chung là giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ.
* Phối hợp các lực lượng cộng đồng:
Việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng
luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực
lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của
nhà trường, gia đình và mọi người trong xã hội. Vì thế việc
giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực

24


nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một
quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác
nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội.
Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là “ tam
giác” giáo dục đối với mỗi đứa trẻ. Tầm quan trọng cũng như
mối quan hệ giữa các lực lượng tham gia giáo dục trẻ ai cũng
hiểu, nhưng vẫn có một khoảng cách lớn giữa nói và làm.
Việc phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, các tổ chức xã
hội thực chất đó chính là thực hiện xã hội hóa giáo dục. Xã
hội hóa giáo dục tốt sẽ góp phần nhanh chóng đạt được mục
tiêu giáo dục đề ra. Muốn thực hiện xã hội hóa giáo dục tốt thì
việc đầu tiên là xác định các đối tượng tham gia, phối hợp.

Việc giáo dục trẻ mầm non nói chung và kỹ năng bảo vệ
bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi nói riêng mang đặc tính xã hội hóa
cao, để thực hiện có hiệu quả giáo dục kỹ năng bảo vệ bản
thân cho trẻ ở lứa tuổi này cần thiết phải có sự kết hợp chặt
chẽ giữa giáo viên, phụ huynh, tổ dân phố, hội phụ nữ. Trách
nhiệm của giáo viên là phải làm cho mọi người thấy rõ vai
trò, lợi ích của việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ
5 – 6 tuổi là quan trọng và cần thiết với cộng đồng. Trên cơ sở
đó, huy động sự tham gia có trách nhiệm của cộng đồng và
25


×