Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Biện pháp ứng dụng một số thí nghiệm trong các hoạt động hàng ngày cho trẻ MG 45 tuổi ở trường mầm non Phú Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 17 trang )

1

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ BỈM SƠN

TRƯỜNG MẦM NON PHÚ SƠN

BÁO CÁO BIỆN PHÁP
ỨNG DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG
HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY CHO TRẺ MG 4-5 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON
NĂM HỌC 2022 - 2023

Người thực hiện:
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường

BỈM SƠN, NĂM 2022


2
I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
Thế giới xung quanh ta rất bao la, rộng lớn. Nó bao gồm tất cả các sự vật,
hiện tượng, cây cỏ, con vật, các vấn đề về tự nhiên và xã hội. Chúng ta không thể
đi đến tất cả mọi nơi, không thể tận mắt nhìn thấy mọi sự vật, hiện tượng nhưng
con người ln có khát vọng muốn được khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh
ta. Vì thế, khám phá khoa học là một trong những môn học mà trẻ thấy hứng thú
và ưa thích nhất của lứa tuổi mầm non. Bởi khám phá đáp ứng nhu cầu tâm sinh
lý của trẻ, giúp trẻ được là chính mình, được đặt ra các câu hỏi, được trả lời câu
hỏi, được tự tay mình làm nên những điều kỳ diệu mà chính trẻ cũng khơng ngờ
đến.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ chưa tự khám


phá về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức, hướng
dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá về môi
trường xung quanh. Khi trẻ được làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ
tích lũy được kiến thức, kĩ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển
về các mặt: Đức – Trí - Thể - Mĩ - Lao động.
Bên cạnh đó, dựa trên đặc điểm tâm lí, nhận thức của trẻ mẫu giáo các nhà
tâm lí học, giáo dục học đã chỉ ra rằng, quá trình tìm hiểu mơi trường xung
quanh được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức
“học bằng chơi, chơi mà học”, là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Đặc biệt, việc sử
dụng thí nghiệm đơn giản ln tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực
hoạt động, phát triển ở trẻ tính tị mị, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tịi,
phát triển óc quan sát, phán đốn và các năng lực hoạt động trí tuệ... Từ đó làm
nâng cao hiệu quả của q trình tìm hiểu môi trường xung quanh.
Nhưng trong thực tế việc tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ còn nhiều
hạn chế như số lượng trò chơi chưa nhiều, nội dung nghèo nàn, ít hấp dẫn đối
với trẻ, thí nghiệm lại được thiết kế sẵn mang nhiều tính khn phép, trẻ ít được
tự mình làm thí nghiệm. Giáo viên cịn lúng túng trong việc thiết kế và sử dụng
thí nghiệm linh hoạt, mang tính phát triển, phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ và
điều kiện thực tiễn của trường lớp, địa phương. Từ đó, dẫn tới các kiến thức của
trẻ nắm bắt được chưa chắc chắn, trẻ hay quên, hay nhầm lẫn giữa các sự vật,
hiện tượng, các kĩ năng của trẻ chưa được rèn luyện dẫn tới hiệu quả giáo dục
chưa cao. Do đó, trẻ chưa hình thành được thói quen chủ động, thích tự trải
nghiệm, tự khám phá về thế giới xung quanh.
Nhận thức được điều đó là một giáo viên mầm non trực tiếp thực hiện các
hoạt động giảng dạy theo phương châm “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, ‘Dạy
học theo phương pháp trải nghiệm”, tôi nhận thấy việc tổ chức các hoạt động
như thế nào để trẻ được trải nghiệm là rất cần thiết, có vai trị to lớn trong q
trình phát triển tồn diện cho trẻ mẫu giáo. Chính vì thế, tơi đã tìm tịi, nghiên
cứu: “Biện pháp ứng dụng một số thí nghiệm trong các hoạt động hàng ngày
cho trẻ MG 4-5 tuổi ở trường mầm non Phú Sơn” vào thực hiện trong chương

trình giáo dục trẻ.
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp.


3
Năm học 2022 – 2023, tôi được BGH nhà trường phân công dạy lớp mẫu
giáo nhỡ 4-5 tuổi B1, lớp có 2 giáo viên, với 25 cháu. Trong q trình thực hiện
nhiệm vụ, tôi nhận thấy việc tổ chức các hoạt động như thế nào để trẻ được trải
nghiệm ở lớp tơi có những thuận lợi và khó khăn sau:
1.1. Thuận lợi
Không gian học của lớp tôi rộng rãi, đồ dùng cần thiết cho hoạt động trải
nghiệm của trẻ dễ tìm, dễ chuẩn bị. Bên cạnh đó, trẻ lớp tơi rất hứng thú và thích
tự mình làm các thí nghiệm. Đặc biệt, phụ huynh rất quan tâm, phối hợp cùng
giáo viên tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm.
1.2. Khó khăn
Ở lớp tôi chủ nhiệm, thời gian đầu trẻ đến lớp chưa có nề nếp, trẻ ngồi học
chưa tập trung, cịn nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học. Do trẻ chưa có
nhiều kinh nghiệm sống nên kiến thức, kỹ năng qua các chủ đề chưa nhiều.
Trong nhiều tiết học một số trẻ cịn thụ động, chưa tích cực, chưa hứng thú tham
gia vào các hoạt động trong ngày. Kỹ năng quan sát, phán đoán cũng như suy
luận của trẻ lớp tơi cịn nhiều hạn chế. Khi đưa ra nhận xét của mình về một sự
vật, hiện tượng nào đó nhiều trẻ chưa làm rõ được điều mình muốn nói do ngơn
ngữ cịn hạn chế. Hoạt động khám phá sự vật, hiện tượng chỉ được dạy ở một vài
hoạt động khám phá chính trong một tuần là quá ít.
1.3. Kết quả khảo sát
Xuất phát từ những thực trạng trên, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành
khảo sát trên trẻ của lớp mình. Kết quả như sau:
Tổng số trẻ khảo sát 25 cháu:
Đạt

Chưa đạt
Tổng
Tốt
Khá
Trung bình
Nội dung khảo sát
số trẻ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
trẻ (%) trẻ (%) trẻ (%) trẻ (%)
Trẻ hứng thú tham
gia hoạt động
25
3 12% 9 36% 12 48% 1
4%
khám phá
Khả năng phát
triển ngôn ngữ của
25
4 16% 8 32% 11 44% 2
8%
trẻ
Khả năng quan sát,
25
2
8%
7 28% 13 52% 3 12%
phán đoán của trẻ
Khả năng suy luận
25
1
4%

7 28% 14 56% 3 12%
của trẻ
2. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.1. Biện pháp 1: Lồng ghép một số thí nghiệm trong các hoạt động học
Trước đây trong các hoạt động khám phá khoa học tơi thường nói nhiều và
ôm đồm nhiều nội dung trong một hoạt động khám phá. Điều này làm cho các
hoạt động khám phá trở nên nặng nề, quá tải, trẻ không được tham gia các hoạt
động khám phá phù hợp với khả năng. Vì vậy, khơng có cơ hội phát triển ở trẻ


4
khả năng nhận thức, khám phá. Hơn nữa tôi chỉ sử dụng tranh ảnh rồi đặt các
câu hỏi để trẻ trả lời, cũng có khi tơi lại là người nói, còn trẻ chỉ nghe một cách
thụ động, dẫn đến giờ học trở nên nhàm chán, khơng đạt kết quả cao.
Chính vì vậy tơi đã mạnh dạn sử dụng các thí nghiệm trong hoạt động
khám phá với mục tiêu làm giàu biểu tượng về sự vật, hiện tượng, phát triển kĩ
năng nhận thức và hành động, giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn với sự vật, hiện
tượng. Đồng thời kích thích các giác quan của trẻ hoạt động, trẻ được trực tiếp
quan sát, phán đốn, suy luận và tự mình rút ra kết luận theo ý hiểu của mình.
Điều đó thực sự làm trẻ thích thú và hào hứng tham gia vào hoạt động khám
phá, từ đó giúp cho giờ học đạt kết quả cao.
Ví dụ: Trong chủ đề thế giới thực vật, trước khi dạy trẻ tiết tìm hiểu q
trình phát triển của cây, tơi đã tổ chức cho trẻ trực tiếp gieo hạt và quan sát quá
trình phát triển từng ngày của cây. Ở thí nghiệm này tơi chuẩn bị hạt đậu xanh,
hạt đậu đen, bơng gịn, khay gieo hạt (cho cô), cốc nhựa gieo hạt (cho trẻ), nước.
Trước tiên tôi cho trẻ quan sát và phân biệt được hạt đậu xanh và hạt đậu đen.
Sau đó tơi cùng trẻ tiến hành gieo hạt bằng cách dùng bông gịn thấm đều nước
rồi rải lên khay của cơ và cốc nhựa của trẻ. Tiếp theo, rải hạt đậu lên trên mặt
bơng gịn và từng ngày theo dõi sự thay đổi của hạt đậu. Được trực tiếp thực
hành, quan sát trẻ lớp tôi hầu hết đã phát hiện được sự thay đổi từng ngày của

hạt đậu. Ngày thứ nhất, hạt đậu nở to hơn lúc đầu chưa gieo. Ngày thứ hai, hạt
đậu nở to hơn và có thêm một vịi rễ trắng xuất hiện. Ngày thứ ba, vòi rễ dài hơn
và đâm hướng xuống miếng bơng gịn và lớp vỏ ngoài cùng của hạt đậu từ từ
nứt ra. Ngày thứ tư, trẻ phát hiện thấy sự thay đổi rõ rệt của hạt nảy mầm và
phát triển thành cây đậu con với hai lá mầm. Sau khi quan sát sản phẩm của
mình, trẻ lớp tơi cịn phát hiện ra với điều kiện nước và ánh sáng, nhiệt độ bình
thường thì hạt đậu đen phát triển chậm hơn hạt đậu xanh. Tôi sử dụng thêm hình
thức cho trẻ xem lại những đoạn phim về hạt nảy mầm và phát triển của cây đậu
để củng cố một lần nữa kiến thức mới cho trẻ. Được trải nghiệm thực tế bằng
việc thí nghiệm gieo hạt, được xem những đoạn phim về hạt nảy mầm như thế
nào hầu hết trẻ lớp tôi nắm rõ hơn kiến thức về quá trình phát triển của cây.
Nước cũng là một đề tài thú vị và quen thuộc với trẻ. Có nhiều thí nghiệm
đơn giản về nước kích thích trẻ phát triển. Vì thế trong chủ đề "Các hiện tượng
tự nhiên" tơi tổ chức khá nhiều thí nghiệm cho trẻ trải nghiệm. Chẳng hạn như
thí nghiệm "Nước đá biến đi đâu". Mục đích của thí nghiệm này giúp trẻ hiểu
được sự tan ra của nước khi nhiệt độ ấm lên. Khi tiến hành tơi chia lớp ra thành
các nhóm nhỏ và chuẩn bị cho mỗi nhóm hai cốc nước ấm đổ khoảng nửa cốc,
đá viên. Sau đó, tơi cho trẻ quan sát, sờ cục đá để trong khay đá và cho trẻ nhận
xét. Cho trẻ sờ tay vào thành 2 cốc nước ấm và để trẻ nhận xét xem thành cốc
như thế nào. Tiếp theo, bỏ cục đá vào cốc số 1. Cho trẻ quan sát hiện tượng cục
nước đá nhỏ dần rồi biến mất. Tôi lại cho trẻ sờ tay vào hai thành cốc để so
sánh, nhận xét xem cốc nào lạnh hơn. Nước ở cốc nào nhiều hơn? Từ đó trẻ
phán đốn, suy luận ra vì sao lại có hiện tượng đó.
Ví dụ:
Tơi hỏi trẻ: Sau thí nghiệm các con có biết nước đá biến đi đâu không?
Trẻ trả lời: Con thưa cô, nước đá tan thành nước


5
Tơi hỏi: Các con có biết tại sao cốc nước số 1 đầy hơn? Cốc nước số 2 vơi

hơn?
Trẻ trả lời: Con thưa cô, cốc đầy là do nước đá tan ra.
Tôi hỏi: Tại sao sờ tay vào hai cốc thì chúng ta thấy cốc số 1 lạnh hơn, cốc
số 2 ấm hơn?
Trẻ trả lời: Con thưa cô, cốc lạnh hơn là do nước đá tan ra làm giảm nhiệt
độ trong cốc.

Hình ảnh 1: Trẻ đang thực hiện thí nghiệm "
nước đá biến đâu"

Qua thí nghiệm, trẻ lớp tơi đã hình thành được kỹ năng quan sát, so sánh,
phán đốn, suy luận ra kết quả của vấn đề. Giúp trẻ hình thành biểu tượng "tan"
và "khơng tan"; "cốc nước đầy" và "cốc nước vơi". Mặt khác, rèn cho trẻ thói
quen nói đủ câu nhằm phát triển vốn từ cho trẻ.
Ngồi ra, tôi lồng ghép nội dung cho trẻ khám phá vào các hoạt động học
khác có nhiều ưu thế giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động. Tùy vào
từng đề tài, tơi tìm các hình thức cũng như nội dung cho trẻ khám phá sao cho
hợp lý. Chẳng hạn như:
+ Thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
Trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học trước khi kể cho trẻ nghe câu
chuyện “Giọt nước tí xíu”, tơi cho trẻ khám phá “Vịng tuần hồn của nước”
thơng qua thí nghiệm tạo mưa. Để tạo được mưa cho trẻ quan sát, tơi chuẩn bị
bình đựng nước, nước nóng, đá viên, 1 chiếc đĩa. Tơi đổ nước sơi hơn nửa bình,
đặt một chiếc đĩa lên miệng bình, sau đó đổ đầy đá viên lên đĩa. Sau một vài
giây những giọt nước rơi từ nắp bình xuống dưới. Tơi cho trẻ tự do phán đốn,
suy luận, liên tưởng sự vật, hiện tượng và nêu ý kiến. Sau đó tơi kết luận và giải
thích thí nghiệm sự bay hơi của nước: Nước nóng trong bình sẽ bay hơi từ phía
dưới lên gặp khơng khí lạnh trên đĩa giống như việc hơi nước bên dưới khi lên
cao trở nên mát hơn. Hơi nước sau đó ngưng tụ lại thành giọt nước và rơi xuống.
Sau khi thực hiện xong thí nghiệm tơi dẫn dắt trẻ vào câu chuyện “Giọt nước tí

xíu”. Tơi thấy trẻ lớp tơi hứng thú hơn hẳn.


6

Hình ảnh 2: Trẻ đang quan sát thí nghiệm "
tạo mưa"

+ Thơng qua hoạt động âm nhạc
Trong q trình học tập và vui chơi, việc tổ chức các hoạt động trị chơi âm
nhạc cho trẻ mầm non đóng vai trị quan trọng. Bởi trẻ ở độ tuổi mầm non rất
nhạy cảm với âm nhạc, rất thích nghe nhạc. Do đó, từ nhiều góc độ có thể thấy
lợi ích mà âm nhạc mang đến cho trẻ. Để luyện khả năng cảm thụ âm nhạc của
trẻ và để trẻ hứng thú hơn trong hoạt động âm nhạc tơi đã tìm hiểu và hướng dẫn
trẻ cách làm đàn tự chế bằng nước. Mục đích của thí nghiệm này, tơi muốn giúp
trẻ nhận biết khơng khí rung động tạo thành âm thanh. Khi chúng ta thổi vào cốc
thủy tinh hay thổi ngang qua miệng cốc làm cho khơng khí bên trong rung động.
Số lượng khơng khí trong các cốc khơng giống nhau sẽ phát ra các âm thanh
khác nhau. Ở thí nghiệm này tơi cũng cho trẻ trải nghiệm theo nhóm. Mỗi nhóm
được tơi chuẩn bị 6 cốc, 1 đũa gõ, 1 chai nước. Sau khi cho trẻ quan sát và gọi
tên các đồ dùng tơi đã chuẩn bị, tơi cho trẻ suy đốn các đồ dùng đó để làm gì.
Tiếp theo tơi cho trẻ xếp các cốc thành hàng, cốc đầu tiên để không. Đổ nước
tăng dần mực nước vào các cốc từ cốc 2 đến cốc 6. Cho trẻ ở các nhóm dùng
đũa gõ vào các cốc hoặc thổi ngang qua miệng cốc. Trẻ sẽ lắng nghe thấy các
âm thanh khác nhau. Tơi động viên, khuyến khích trẻ thỏa sức sáng tạo và gõ ra
bài hát của mình. Trẻ lớp tơi rất hào hứng tham gia.
+ Thơng qua hoạt động tạo hình
Trong hoạt động tạo hình tơi cũng đã mạnh dạn đưa thí nghiệm vào tiết dạy
để trẻ khám phá. Chẳng hạn với mục đích để trẻ biết sự kết hợp của hai màu cơ
bản để tạo thành một màu mới, đồng thời phát triển khả năng quan sát và khả

năng suy luận của trẻ, tôi đã tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm "sự biến đổi của
màu sắc". Trước hết, tơi chuẩn bị ba hộp màu nước cơ bản, khay màu, bút lông,
khăn lau bút, khăn mặt màu trắng, tăm bông, vỏ chai nhựa... Sau đó, tơi đặt ba
hộp màu cơ bản ở nơi trẻ có thể lấy được. Mỗi trẻ một khay màu và bút lơng.
Cho trẻ về từng nhóm phán đoán về sự kết hợp của hai màu cơ bản và màu mới
tạo thành. Cho trẻ thực hành pha màu tạo màu mới và trẻ đã phát hiện ra: màu
vàng pha với màu xanh nước biển ra màu xanh lá cây; màu đỏ với màu vàng thì


7
ra màu cam… Trẻ sử dụng màu đã pha kết hợp với đồ dùng như tăm bông, vỏ
chai nhựa…để tô vẽ bức tranh của mình. Với hình thức này trẻ sẽ tích lũy được
nhiều kinh nghiệm cũng như vốn hiểu biết về thế giới xung quanh, góp phần
khơng nhỏ vào các hoạt động khám phá khoa học đạt kết quả tốt hơn.
Sau khi lồng ghép nội dung cho trẻ khám phá trong các môn học tôi nhận
thấy trẻ lớp tôi đã mạnh dạn, tự tin hơn, tích cực tham gia các hoạt động học và
tập trung hơn. Cháu Đức Anh, Minh Đức, Gia Huy, Ngọc Quý, Quỳnh Anh
trước đây rất hay nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học nhưng nay đã tập
trung, hào hứng hơn trong các hoạt động. Được tham gia vào các thí nghiệm, tự
mình trải nghiệm, được trình bày ý kiến, suy luận của mình nên vốn từ và ngôn
ngữ của trẻ lớp tôi tiến bộ trơng thấy.
2.2. Biện pháp 2: Lồng ghép một số thí nghiệm trong các hoạt động vui
chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, hoạt động đón trả trẻ.
Đối với trẻ ở lứa tuổi này, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ
“Học bằng chơi, chơi mà học”. Chính vì vậy, giờ chơi của trẻ chiếm thời gian rất
nhiều trong các hoạt động ở trường. Do vậy, hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm được
tơi tổ chức ở mọi lúc, mọi nơi. Mặt khác, số tiết dạy hoạt động khám phá sự vật,
hiện tượng trong một tuần là quá ít .Nó khơng thể kích thích hết trí tị mị, ham
hiểu biết của trẻ. Nắm bắt được điều đó tơi thấy mình càng phải đưa những thí
nghiệm để lồng nghép vào các hoạt động hàng ngày như: hoạt động vui chơi,

hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều... để trẻ được khám phá, trải nghiệm nhiều
nhất.
Ví dụ:
+ Thơng qua hoạt động vui chơi:
Trong hoạt động góc trẻ được hóa thân thành người lớn, đóng vai mình thích,
mỗi góc chơi với số lượng trẻ vừa phải, có khơng khí riêng của từng góc. Góc
khám phá khoa học có khơng gian và diện tích phù hợp với số lượng trẻ dành cho
các thí nghiệm cần sự tập trung cao độ, sự quan sát tỉ mỉ. Vì vậy, thí nghiệm
“Trứng nổi - trứng chìm” được tôi chọn để cho trẻ thực hiện. Trước khi trẻ làm thí
nghiệm, tơi cũng để trẻ đốn xem trứng nổi hay chìm. Trong q trình thực hành,
tơi ln để trẻ tự tham gia thực hành và quan sát hiện tượng xảy ra.
Trong thí nghiệm “Trứng nổi - trứng chìm" tôi chuẩn bị 2 quả trứng, 2 ly
nước, một bát muối. Sau đó tơi u cầu trẻ đổ nước tinh khiết bình thường vào 2
cốc với lượng nước bằng nhau. Sau đó cho từ 4-5 thìa muối vào cốc 2 và khuấy
đều để muối tan hồn tồn. Tơi hỏi trẻ: "Bây giờ nếu cho vào mỗi cốc 1 quả
trứng các con đốn xem có hiện tượng gì xảy ra". Tơi để trẻ tự phán đốn, suy
luận. Tiếp theo tơi cho trẻ tự bỏ vào mỗi cốc 1 quả trứng và quan sát hiện tượng,
tự nêu kết quả. Khi thả trứng vào cốc thứ nhất, trứng nhanh chóng chìm xuống
đáy. Tuy nhiên, khi thả trứng vào cốc còn lại, trứng nổi lên trên. Tơi cho trẻ tìm
ra ngun nhân. Cho trẻ thử nước ở 2 cốc, nước trong cốc 1 bình thường, nước
trong cốc 2 mặn. Từ đó trẻ suy ra: Vì cốc 1 khơng cho muối nên trứng khơng nổi
lên được, muốn trứng nổi lên phải làm gì? Từ đó trẻ tự thỏa thuận trong nhóm
với nhau là phải cho thêm muối vào cốc 1… Cuối cùng tôi kết luận: Cốc 1 trứng
chìm là do mật độ phân tử của vỏ trứng lớn hơn nhiều so với nước tinh khiết vì
vậy quả trứng chìm xuống đáy cốc. Cốc 2 trứng nổi là do mật độ phân tử của


8
nước muối cao hơn so với vỏ trứng, do đó quả trứng được các phân tử nước
muối nâng đỡ nên khơng thể chìm xuống được.

Vậy trứng ở trong nước muối có nổi được khơng? Trứng cịn nổi được ở
đâu nữa không? Tôi mở rộng thêm với nước đường, dầu ăn… để trẻ tiếp tục
khám phá.

Hình ảnh 3: Tơi cùng trẻ đang quan sát thí nghiệm “trứng nổi - trứng chìm"

+ Thơng qua hoạt động ngồi trời:
Hoạt động ngồi trời có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ trong việc khám phá thế
giới xung quanh. Ra ngoài trời trẻ được tiếp xúc thực tế với các hiện tượng tự
nhiên: khơng khí, ánh nắng, mặt trời, nước… những yếu tố này con người không
thể tạo ra. Mặt khác, địa điểm cho trẻ hoạt động ngồi trời rộng rãi thích hợp để
tất cả trẻ được tham gia. Vì thế, tơi đã sử dụng hình thức dưới dạng trị chơi để
tổ chức cho trẻ thực hiện một số thí nghiệm dạy về khơng khí ở ngồi trời.
Chẳng hạn như:
 Trị chơi 1: “Bịt mũi”
Với thí nghiệm này mục đích của tơi là giúp trẻ nhận biết khơng khí có
xung quanh chúng ta. Tơi chuẩn bị nhiều không gian khác nhau để trẻ thực hiện.
Cách tiến hành như sau: Tôi và cả lớp cùng làm động tác bịt mũi, miệng mím
lại. Sau đó cho trẻ nói cảm nhận của mình khi bịt mũi, đa số các cháu trả lời:
thấy rất khó chịu, khơng thở được.
Tơi hỏi: "Vậy làm thế nào để thở được?"
Cháu Minh Đức trả lời: "Con thưa cô muốn thở được phải bỏ tay ra ạ!"
Tơi: "Chúng ta thở được là nhờ có khơng khí"
Tơi lại đặt ra vấn đề cho trẻ giải quyết: "Các con có biết khơng khí có ở đâu?"
Cháu Ngọc Trang: "Con khơng biết"; cháu Un Ly thì nói "Khơng khí ở đây".
Tơi hỏi: "Vì sao con biết là ở đây có khơng khí"
Un Ly trả lời: Vì con thở được.
Để xem bạn nói có đúng khơng, tơi cho trẻ đứng ở trong lớp, ngoài cửa,
ngoài sân và hỏi trẻ có thở được khơng? Rồi tơi kết luận: Khơng khí có ở xung
quanh chúng ta.



9

Hình ảnh 4: Tơi cùng trẻ đang chơi trị "
bịt mũi"

Tơi tiếp tục đặt ra tình huống: “Chúng ta có nhìn thấy khơng khí khơng?”;
“Có bắt được khơng khí khơng?” có trẻ nói khơng bắt được, có trẻ nói có bắt
được. Vậy làm thế nào để bắt được khơng khí? rất nhiều ý kiến khác nhau đưa
ra: Lấy tay, lấy ly, lấy chai, lấy hộp, lấy túi nilông... để bắt khơng khí. Tơi dẫn
dắt trẻ vào trị chơi thứ 2.
 Trị chơi 2: “Vợt khơng khí”
Tơi phát cho mỗi trẻ một túi ni lông và yêu cầu trẻ vợt không khí vào túi rồi
buộc lại và quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra. Trẻ nói: Túi phồng to giống
như quả bóng. Tơi hỏi: Vì sao túi lại phồng?... Tơi giải thích cho trẻ biết “Vì
trong túi có khơng khí”. Để biết điều đó có chính xác khơng, tơi chia trẻ làm 2
nhóm. Nhóm 1 tơi cho trẻ dùng tăm chọc vào túi ni lông rồi áp vào má, hỏi trẻ
cảm thấy thế nào? (mát, có gió...). Nhóm 2 tôi cho trẻ dùng tăm chọc túi nilông
và thả xuống chậu nước và thấy hiện tượng gì xảy ra (bong bóng nổi lên) Vì
sao? Vì trong túi nilơng có khơng khí… Hoạt động ngồi trời trở nên sơi nổi hẳn
lên, trẻ hứng thú tìm hiểu để rút ra được kết luận: Khơng khí có tất cả xung
quanh chúng ta, khơng khí khơng có màu, khơng nhìn thấy được, nhờ khơng khí
mà con người mới thở được...

Hình ảnh 5: Trẻ đang vợt khơng khí vào túi nilơng


10
Tơi nhận thấy thí nghiệm này thực hiện ngồi trời rất hợp lý, bởi khơng

gian thống rộng, khơng khí thì ở xung quanh chúng ta nên việc thực hiện thí
nghiệm rất đơn giản mà lại mang lại hiệu quả cao. 100% trẻ lớp tôi được tham
gia và cảm nhận, trẻ hứng thú và tự giải thích được các hiện tượng của sự việc.
+ Thông qua hoạt động chiều:
Trong chủ đề thế giới thực vật, trẻ lớp tôi chưa biết cây, hoa hút nước như
thế nào để lớn lên. Vì thế, trước khi học bài “Quá trình cây hút nước” khoảng 12 ngày tôi đã tổ chức cho trẻ thực hành thí nghiệm "Cây hút nước như thế nào?"
trong giờ hoạt động chiều. Hàng ngày, trẻ xem và ghi nhận kết quả. Trẻ quan sát
quá trình cây hút nước như thế nào. Thí nghiệm này tơi tổ chức cho trẻ làm theo
từng nhóm, mỗi nhóm trồng một loại sau đó cho trẻ so sánh và trao đổi kết quả
của nhau.
Với thí nghiệm này mục đích của tơi là giúp trẻ nhận biết được sự hút nước
của cây. Tôi chuẩn bị cho mỗi nhóm ba lọ đựng nước có pha màu xanh, đỏ,
vàng; ba cành cây hoặc hoa (cúc trắng, huệ, cây cần tây, cải thảo…). Trước khi
cho trẻ cắm cành cây hoặc hoa vào 3 lọ đựng nước của nhóm mình, tơi nêu câu
hỏi để trẻ suy nghĩ và dự đốn kết quả xảy ra. Sau 1-2 ngày cho trẻ quan sát, so
sánh và nhận xét kết quả, tôi kết luận: Cành cây (hoa) cắm trong lọ nước màu
hút chất lỏng từ dưới lên trên làm hoa và gân lá chuyển sang màu khác. Vì cây
hút nước và nước màu đã được thân cây, cành cây vận chuyển lên nhuộm màu
cho lá và hoa, cây cải thảo khiến cho lá cây (hoa) bị cắm vào những cốc chứa
nước màu sẽ chuyển màu theo đúng màu sắc của lọ chứa nước màu đó. Tận mắt
chứng kiến sự chuyển màu của hoa và lá, trẻ đã rút ra kết luận rằng: nước đi lên
là do thân cây và lá cây hút lên nhuộm màu cho hoa và lá. Thí nghiệm này tơi đã
tổ chức cho cả lớp thực hành, quan sát và tự rút ra kết luận. Sau khi thí nghiệm
“Cây hút nước như thế nào” kết thúc hầu hết trẻ lớp tôi đã biết cây rất cần nước
trong quá trình phát triển.

Hình ảnh 6: Trẻ đang làm thí nghiệm với lá cải thảo
Hay trong chủ đề gia đình, sau khi tìm hiểu về một số đồ dùng trong gia
đình, tơi đã tổ chức cho trẻ thực hiện thí nghiệm nhỏ "Vật nổi - vật chìm" trong
hoạt động chiều. Mục đích của thí nghiệm này tôi muốn giúp trẻ nhận biết được



11
đồ dùng bằng chất liệu nhựa nhẹ hơn các vật có chất liệu khác như sứ, inox…
Tơi chia lớp thành 3 nhóm và chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 chậu nước và một số
bát, thìa bằng nhựa, inox, sứ...) và cho trẻ thảo luận xem những vật nào nổi, vật
nào chìm. Sau đó, tơi tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm thả những chiếc bát, thìa
bằng các nguyên vật liệu khác nhau vào nước và quan sát. Tơi trị chuyện với trẻ
về điều xảy ra. Đồ dùng bằng nguyên vật liệu nhựa nổi trên mặt nước, còn đồ
dùng bằng inox, sứ bị chìm dưới nước. Tơi kết luận đồ dùng bằng nhựa nhẹ hơn
đồ dùng bằng inox hoặc sứ.
+ Trong giờ đón - trả trẻ tơi tổ chức trị chơi vừa dạy cho trẻ những kinh
nghiệm nhỏ vừa tạo được hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Trị chơi “Gọi điện thoại”, tôi cho trẻ gọi điện thoại cho bạn bằng
ống bơ sữa bò và hỏi trẻ khi được nghe qua ống bơ các con cảm nhận thế nào để
trẻ đưa ra những câu hỏi thắc mắc nhằm kích thích tính tị mị, ham hiểu biết
nhằm phát triển tư duy của trẻ.

Hình ảnh 7: Trẻ đang chơi trò gọi điện thoại bằng ống bơ

Khi thiết kế và sưu tầm những thí nghiệm này đưa vào các hoạt động học
cho trẻ, tôi không nghĩ trẻ lại hào hứng, say mê đến thế. Trẻ có thể chơi và làm
thí nghiệm đến qn cả thời gian cho phép và mỗi lần đưa ra một thí nghiệm
mới, trẻ lại hò reo sung sướng. Với những tiết học như thế tôi thấy vui và trẻ lớp
tôi thực sự chủ động khi làm cơng việc thí nghiệm. Lại thêm một lần nữa tôi đã
tác động vào các cháu tính tự tin, tự lập, tự suy nghĩ, tự tìm ra kết quả nhanh
nhất để hồn thành cơng việc mình đang làm.
2.3. Biện pháp 3: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh dạy trẻ khám phá
khoa học đạt kết quả cao
Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại nhanh quên. Vì thế để nâng cao chất lượng

hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, ngay từ đầu năm học tơi đã chủ động ghi lại
các số điện thoại của phụ huynh, gặp gỡ trao đổi với phụ huynh qua các giờ đón,
trả trẻ, qua buổi họp phụ huynh, qua nhóm zalo của lớp để phụ huynh hiểu thêm
về các hoạt động của trẻ trong trường mầm non, tạo những điều kiện thuận lợi
nhất cho các con có cơ hội được tìm tịi, trải nghiệm, khám phá khoa học ở mọi
lúc, mọi nơi.


12
Ở lớp tôi luôn cố gắng làm tốt công tác tun truyền tới các bậc phụ huynh
như thơng qua góc tun truyền của lớp, trang trí những hình ảnh của chủ đề
đang học một cách sinh động. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh qua giờ
đón, trả trẻ để hiểu thêm về tính cách trẻ và để phụ huynh hiểu hơn về con mình
và giúp trẻ luyện tập thêm hay thực hiện một số thí nghiệm đơn giản khi ở nhà.
Để bố mẹ và các con cùng được thử sức với thí nghiệm đó, bố mẹ cùng con chơi
và làm thí nghiệm thì chắc chắn trẻ sẽ rất vui và hứng thú. Vì vậy sau mỗi giờ
học thí nghiệm tơi ln ghi lại những đồ dùng, cách thực hiện thí nghiệm đơn
giản mà phụ huynh có thể chuẩn bị được để trẻ có thể thực hiện ngay tại nhà
mình. Tơi giới thiệu một số thí nghiệm mà trẻ đã được làm ở lớp để về nhà trẻ
được ôn luyện và làm lại, trẻ được nói nhiều hơn và giải thích cho bố mẹ, lúc
này trẻ sẽ đóng vai trị làm cơ giáo, từ đó trẻ hứng thú hơn. Bên cạnh đó tơi cũng
giới thiệu thêm một số trị chơi đơn giản mà ở lớp chưa thực hiện để trẻ và bố
mẹ cùng khám phá, đến giờ học sau trẻ sẽ biết rồi thì cơ củng cố lại kiến thức và
giờ học thêm sơi nổi và mang tính chất giải trí hơn.
Ví dụ : Qua các trị chơi đơn giản với nước như: lọc nước, đong nước qua lại
các loại chai có thể tích khác nhau, hút nước qua ống nhựa, vịi, thí nghiệm để tìm
ra vật chìm, vật nổi... Từ đó, trẻ tìm hiểu những khái niệm cơ bản về tốn, khoa
học, đồng thời kích thích sự phát triển ngơn ngữ ở trẻ. Vì thế tơi khuyến khích phụ
huynh tạo nhiều cơ hội cho trẻ chơi với nước cả khi trẻ ở nhà. Chẳng hạn như: Trị
chơi thổi bong bóng xà phịng; tưới cây bằng vịi phun, bình tưới trong vườn; kết

hợp với đất bùn để làm bánh, đào lỗ đổ nước làm ao, hồ… Hoặc có thể kết hợp khi
trẻ tắm như múc nước dội lên người bằng lon nhựa, tắm cho búp bê, chơi với đồ
vật bằng nhựa, xốp… Chơi với chậu nước lớn cùng những đồ vật trong buồng tắm
nhưng to hơn, bình có vịi để rót nước, chai với kích thước khác nhau.

Hình ảnh 8: Trẻ đang chơi với nước khi ở nhà

Tôi biết không phải phụ huynh nào cũng có nhiều thời gian cho con cái và
cũng khơng phải ai cũng thích chơi và tâm sự hay trò chuyện nhiều với con.
Nhưng đứa trẻ nào cũng vậy luôn mong muốn được chơi với bố mẹ, được học
cùng bố mẹ. Và nhiều gia đình khơng có thời gian tìm hiểu các trị chơi, thí


13
nghiệm cho trẻ chơi. Nên tôi đưa ra một số trò chơi đơn giản này để giúp phụ
huynh gần chúng hơn, làm bạn với trẻ để hiểu trẻ và trẻ được thỏa mãn nhu cầu
khám phá của mình. Các thí nghiệm này rất đơn giản, có ngay xung quanh
chúng ta, và đặc biệt mất rất ít thời gian. Tơi tin qua những thí nghiệm nhỏ này
cha mẹ và con cái sẽ đến với những điều kỳ diệu rất hấp dẫn và đặc biệt an tồn
với trẻ. Vì vậy, tơi nhận thấy sự kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên là điều
khơng thể thiếu trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
3. Hiệu quả đạt được sau khi áp dụng biện pháp
Sau khi áp dụng “Biện pháp ứng dụng một số thí nghiệm trong các hoạt
động hàng ngày cho trẻ MG 4-5 tuổi ở trường mầm non” vào thực hiện trong
chương trình giáo dục trẻ. Kết quả đạt được như sau:
3.1. Đối với trẻ
Tôi nhận thấy trẻ lớp tôi hứng thú và tích cực hơn khi tham gia hoạt động
khám phá khoa học nói riêng và các hoạt động trong ngày nói chung. Thơng qua
các thí nghiệm đã kích thích trí tị mị của trẻ, thơi thúc trẻ ln tìm hiểu và giải
thích về các sự vật và hiện tượng xung quanh. Từ đó, hình thành óc suy luận,

khả năng phán đốn, tư duy của trẻ, trẻ có kiến thức, kĩ năng bền vững trong
mỗi chủ đề qua từng thí nghiệm. Trong các thí nghiệm trẻ được tự mình trải
nghiệm, được trình bày ý kiến, suy luận của mình nên vốn từ của trẻ lớp tôi ngày
càng trở nên phong phú hơn.
3.2. Đối với bản thân
Bản thân tôi hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc ứng dụng một số thí
nghiệm trong các hoạt động hàng ngày cho trẻ. Ngoài ra, tôi biết cách vận dụng
linh hoạt các biện pháp, nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân trong quá trình
tổ chức thực hiện việc giáo dục trẻ.
3.3. Đối với phụ huynh
Việc phối hợp với phụ huynh trong tổ chức các thí nghiệm ở nhà cho trẻ
cũng mang lại hiệu quả cao. Nhiều phụ huynh của lớp tơi có ý thức luôn để trẻ
được khám phá, thường xuyên tạo điều kiện để trẻ được tự làm thí nghiệm tại
nhà. Qua đây phụ huynh cũng thấy được khả năng của con em mình từ đó có kế
hoạch bồi dưỡng cho trẻ cũng như tin tưởng vào trẻ có thể làm được nhiều điều
mà trước nay ta chưa nghĩ là trẻ có thể làm.
4. Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của trẻ khi áp dụng biện pháp
4.1. Bảng khảo sát trên trẻ sau khi áp dụng biện pháp
Kết quả khảo sát trẻ lớp tôi sau khi áp dụng biện pháp như sau:
Đạt
Chưa đạt
Tổng
Tốt
Khá
Trung bình
Nội dung khảo sát
số trẻ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
Tỷ lệ Số Tỷ lệ
Số trẻ
trẻ (%) trẻ (%)

(%) trẻ (%)
Trẻ hứng thú tham gia
25
12 48% 13 52% 0
0%
0
0%
hoạt động khám phá
Khả năng phát triển
25
11 44% 13 52% 1
4%
0
0%
ngôn ngữ của trẻ
Khả năng quan sát, 25
9 36% 14 56% 2
8%
0
0%


14
phán đoán của trẻ
Khả năng suy luận
của trẻ

25

8


32%

15 60%

2

8%

0

4.2. Các minh chứng

Hình ảnh 1: Trẻ hứng thú thực hiện thí nghiệm "
làm đàn tự chế"

Hình ảnh 2: Trẻ sử dụng màu tự pha kết hợp với đồ dùng
để tô vẽ bức tranh của mình.

0%


15

Hình ảnh 3: Trẻ đang thực hiện thí nghiệm "
hịa tan trong nước"

Hình ảnh 4: Trẻ lớp tơi đang khám phá vật chìm - vật nổi

Hình ảnh 5: Trẻ lớp tơi đang khám phá thí nghiệm "

vì sao nến tắt"
.


16
III. KẾT LUẬN
Những thí nghiệm tơi cho trẻ thực hiện đều là những hiện tượng thường
diễn ra trong cuộc sống xung quanh trẻ, dễ thực hiện. Các thí nghiệm tạo sự thay
đổi rõ ràng giúp trẻ dễ dàng nhận biết. Trong các thí nghiệm tơi ln cố gắng
chuẩn bị đồ dùng phong phú theo từng chủ đề. Ngồi ra, tơi cũng phân nhóm
phù hợp với vốn hiểu biết và khả năng nhận thức của trẻ, nâng dần độ khó để trẻ
tự tin với những thành cơng đã đạt được. Vì vậy, trẻ lớp tôi luôn hào hứng tham
gia và tiến bộ từng ngày, qua từng chủ đề.
Qua quá trình thực hiện biện pháp với sự nghiên cứu tìm tịi tìm các biện
pháp và áp dụng tại nhóm lớp tơi đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản
thân. Trước tiên, phải tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý trẻ, khơng ngừng học hỏi,
nghiên cứu để tìm ra biện pháp để ứng dụng các thí nghiệm sao cho phù hợp
nhất với khả năng nhận thức của trẻ. Ngoài ra, phải ln tìm tịi sáng tạo, thay
đổi các hình thức tổ chức các thí nghiệm trong hoạt động khám phá để tạo sự
mới lạ hấp dẫn trẻ. Đồng thời, phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường để cùng
nhau chăm sóc giáo dục trẻ, nâng cao hiểu biết của trẻ và giúp trẻ phát triển toàn
diện nhân cách và đây là hành trang vững chắc để trẻ bước vào tương lai.
Trên đây là “Biện pháp ứng dụng một số thí nghiệm trong hoạt động hàng
ngày cho trẻ MG 4-5 tuổi ở trường mầm non Phú Sơn” đã được tôi áp dụng tại
lớp tơi chủ nhiệm. Trong q trình tơi thực hiện không tránh được những khiếm
khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của Ban Giám Khảo để biện
pháp của tôi đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Phú Sơn, ngày 15 tháng12 năm 2022.
Tôi xin cam đoan đây là biện pháp của

tôi viết không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện


17



×