Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Đấu Tranh Chính Trị Ở Khánh Hòa Trong Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ (1954- 1975).Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.74 MB, 235 trang )

F

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN TRUNG TRIỀU

ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở KHÁNH HỊA
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
(1954 - 1975)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

HUẾ, NĂM 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LỜI CAM ĐOAN

NGUYỄN TRUNG TRIỀU

ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở KHÁNH HỊA
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
(1954 - 1975)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62 22 03 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


PGS. TS. LÊ CUNG
TS. CHU ĐÌNH LỘC

HUẾ, NĂM 2018
i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, tư liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Trung Triều

ii


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương - Nha Trang
đã quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt để tôi được tham gia và hồn thành khóa đào tạo
Tiến sĩ (2014-2017).
Trân trọng cảm ơn q thầy cơ giáo Khoa Lịch sử, Phịng Đào tạo Sau Đại học
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế và Ban Đào tạo Sau Đại học - Đại học
Huế đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện luận án.
Trân trọng cảm ơn Văn phòng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa, Chi cục
Văn thư Lưu trữ tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia IV và các nhân chứng đã hỗ trợ về mặt tư liệu để tơi hồn thành
luận án.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ sự kính trọng, lịng biết ơn sâu sắc đối với PGS. TS. Lê Cung

và TS. Chu Đình Lộc - những người thầy đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ để tơi hồn
thành khóa học.
Huế, tháng 6 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Trung Triều

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................................i
Lời cam đoan .............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Mục lục ....................................................................................................................... iv
Danh mục cụm từ viết tắt ..........................................................................................vii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 3
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 4
5. Đóng góp của luận án .................................................................................................. 5
6. Bố cục của luận án ....................................................................................................... 5
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................6
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................................. 6
1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về đấu tranh chính trị ở miền Nam
trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) ........................................................................ 6

1.1.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về đấu tranh chính trị ở Khánh Hịa
trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) ......................................................................15
1.2. Những vấn đề luận án kế thừa ...............................................................................21
1.3. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu ..................................................22
Chƣơng 2. ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở KHÁNH HỊA TỪ NĂM 1954
ĐẾN NĂM 1965 ......................................................................................................24
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống yêu nước
và cách mạng của nhân dân Khánh Hòa trước năm 1954 ..............................................24
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................24
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................25
2.1.3. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Khánh Hịa trước 1954 29
2.2. Chính sách của Mỹ, chính quyền Sài Gịn ở Khánh Hịa
và chủ trương đấu tranh chính trị của Đảng từ năm 1954 đến năm 1965 ......................32
iv


2.2.1. Chính sách của Mỹ, chính quyền Sài Gịn ở Khánh Hòa từ năm 1954
đến năm 1965 ....................................................................................................................32
2.2.2. Chủ trương của Đảng về đấu tranh chính trị từ năm 1954 đến năm 1965 .42
2.3. Nội dung đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa từ năm 1954 đến năm 1965 ...........48
2.3.1. Địi thi hành Hiệp định Genève .................................................................... 48
2.3.2. Chống chính sách “tố Cộng” .........................................................................53
2.3.3. Phối hợp với lực lượng vũ trang tiến hành đồng khởi ở vùng rừng núi .....56
2.3.4. Chống phá ấp chiến lược ...............................................................................59
2.3.5. Địi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tơn giáo ....................................................62
2.3.6. Chống độc tài, qn phiệt, đòi tự do và dân chủ .........................................71
2.3.7. Phối hợp với lực lượng vũ trang tiến hành đồng khởi ở vùng nơng thơn
đồng bằng ..........................................................................................................................78
Chương 3. ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở KHÁNH HÒA TỪ NĂM 1965
ĐẾN NĂM 1975 ..................................................................................................... 82

3.1. Chính sách của Mỹ, chính quyền Sài Gịn ở Khánh Hịa
và chủ trương đấu tranh chính trị của Đảng từ năm 1965 đến năm 1975 ......................82
3.1.1. Chính sách của Mỹ, chính quyền Sài Gịn ở Khánh Hịa từ năm 1965
đến năm 1975 ....................................................................................................................82
3.1.2. Chủ trương của Đảng về đấu tranh chính trị từ năm 1965 đến năm 1975 .94
3.2. Nội dung đấu tranh chính trị ở Khánh Hịa từ năm 1965 đến năm 1975 ...........99
3.2.1. Địi thành lập chính phủ dân sự ....................................................................99
3.2.2. Phối hợp với lực lượng vũ trang tham gia Tổng tiến công và nổi dậy
Tết Mậu Thân 1968 ........................................................................................................108
3.2.3. Đòi dân chủ, dân sinh ..................................................................................112
3.2.4. Đòi thi hành Hiệp định Paris .......................................................................117
3.2.5. Phối hợp với lực lượng vũ trang tham gia Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân 1975 .......................................................................................................................121
Chƣơng 4. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ ....................125
4.1. Tính chất ...............................................................................................................125
4.1.1. Tính chất dân tộc ..........................................................................................125
4.1.2. Tính chất dân chủ, dân sinh .........................................................................128

v


4.2. Đặc điểm ...............................................................................................................130
4.2.1. Thu hút hầu hết các thành phần xã hội tham gia .......................................130
4.2.2. Hình thức, biện pháp đấu tranh phong phú, linh hoạt và quyết liệt ..........133
4.2.3. Tích cực hưởng ứng và phối hợp với các địa phương khác
trong đấu tranh ................................................................................................................137
4.3. Ý nghĩa lịch sử ......................................................................................................138
4.3.1. Góp phần nâng cao giác ngộ chính trị đối với các tầng lớp nhân dân ......138
4.3.2. Làm rối loạn hậu phương và suy giảm thế lực của chính quyền Sài Gòn,
tạo điều kiện cho phong trào cách mạng phát triển .......................................................143

4.3.3. Góp phần làm phong phú thêm những bài học kinh nghiệm
đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc .............................................................................146
KẾT LUẬN ...........................................................................................................155
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
NỘI DUNG LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ ..............................................................159
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................160

vi


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
ACL

Ấp chiến lược

CQSG

Chính quyền Sài Gịn

CSQG

Cảnh sát Quốc gia

ĐTCT

Đấu tranh chính trị

ĐTQS

Đấu tranh quân sự


LLCT

Lực lượng chính trị

LLVT

Lực lượng vũ trang

LTQG

Lưu trữ Quốc gia

THPG

Tỉnh hội Phật giáo

TNSVHS

Thanh niên, sinh viên, học sinh

TNTP

Trung Nguyên Trung Phần

VNCH

Việt Nam Cộng hòa

VTLT


Văn thư lưu trữ

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), cùng với tấn công
về quân sự, Đảng Cộng sản Việt Nam1 chủ trương tấn công Mỹ và chính quyền Sài
Gịn (CQSG) cả về chính trị, coi đấu tranh chính trị (ĐTCT) là một hình thức đấu
tranh cơ bản, có vai trị quyết định trong tất cả các giai đoạn phát triển của cách
mạng miền Nam, là “ưu thế tuyệt đối và vũ khí lớn của ta, có tác dụng như đấu
tranh vũ trang (ĐTVT)” [33, tr. 824]. Thực hiện chủ trương đó, từ năm 1954 đến
năm 1975, ĐTCT đã diễn ra liên tục và rộng khắp ở miền Nam, trở thành nét độc
đáo của nghệ thuật chiến tranh cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn
đề ĐTCT vẫn chưa được quan tâm đầu tư nghiên cứu đúng mức, chưa tương xứng
với vị trí của nó trong thế “hai chân, ba mũi” đã được thực tiễn khẳng định. Do đó,
việc nghiên cứu, tìm hiểu về ĐTCT giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) với tính chất là một cuộc chiến tranh
nhân dân, tồn dân, tồn diện.
Khánh Hịa là tỉnh có lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. Thời kỳ 19541975, Mỹ và CQSG đã xây dựng tại đây nhiều căn cứ quân sự quy mô, hiện đại, nổi bật
là khu liên hợp hải - lục - không quân Cam Ranh. Bên cạnh đó, Khánh Hịa cịn là địa
bàn được Mỹ và CQSG lựa chọn để đặt các cơ quan chỉ huy, trung tâm huấn luyện
quân đội, trường đào tạo sĩ quan2. Để vận hành cũng như bảo vệ hệ thống cơ sở phục
vụ chiến tranh này, Mỹ và CQSG đã sử dụng một lực lượng quân đội, cảnh sát hùng
hậu; đồng thời, cơng tác an ninh, bộ máy kìm kẹp được đặc biệt coi trọng.
Trong điều kiện như vậy, nhưng từ năm 1954 đến năm 1975, nhân dân Khánh
Hòa vẫn liên tục ĐTCT bằng nhiều hình thức, thu hút hầu hết các thành phần xã
hội tham gia và đạt được những kết quả đáng được lịch sử ghi nhận, nổi bật là

phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève; chống chính sách “tố
1

. Từ năm 1951 đến năm 1976, tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam.
. Các cơ quan chỉ huy: Bộ Tư lệnh Vùng II Chiến thuật, Bộ Tư lệnh Vùng II Duyên hải, Bộ Tư
lệnh Sư đồn 2 Khơng qn, Bộ Chỉ huy Tiếp vận 5...; các Trung tâm huấn luyện: Trung tâm Huấn
luyện Biệt động quân Dục Mỹ - Ninh Hòa, Trung tâm Huấn luyện Hải quân Cam Ranh, Trung tâm
Huấn luyện Không quân Nha Trang...; các trường đào tạo sĩ quan: Trường Hạ sĩ quan Quân lực
VNCH (Quân trường Đồng Đế), Trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang;...
2

1


Cộng”; chống phá ấp chiến lược (ACL); đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tơn
giáo; chống độc tài, qn phiệt, địi tự do và dân chủ; địi thành lập chính phủ
dân sự; đòi thi hành Hiệp định Paris; phối hợp với LLVT tham gia Tổng tiến
công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 và Xuân 1975;... ĐTCT của nhân dân
Khánh Hịa đã góp phần làm thất bại các chiến lược chiến tranh thực dân mới
của Mỹ tiến hành ở địa phương cũng như ở miền Nam.
Qua tìm hiểu cho thấy, ĐTCT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954-1975) ở các địa bàn như Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tây
Nguyên, Sài Gòn,... đã được triển khai nghiên cứu ở những mức độ khác nhau; trong
khi đó, đối với Khánh Hòa, cho đến nay chủ đề ĐTCT chỉ được đề cập vắn tắt và rải
rác trong các cơng trình lịch sử Đảng bộ, lịch sử các tổ chức chính trị - xã hội của địa
phương. Vì vậy, nghiên cứu ĐTCT ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954-1975) vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn:
Về ý nghĩa khoa học, luận án làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTCT và diễn
biến, tính chất, đặc điểm, ý nghĩa lịch sử của ĐTCT ở Khánh Hòa trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ (1954-1975). Qua đó, giúp nhận thức rõ hơn về truyền thống yêu

nước, cách mạng của nhân dân Khánh Hòa; bản chất thực dân mới của các chính
sách, biện pháp do Mỹ và CQSG triển khai tại Khánh Hòa; sự nhạy bén trong chủ
trương lãnh đạo ĐTCT của Đảng; sự đa dạng, linh hoạt, quyết liệt về hình thức của
ĐTCT ở Khánh Hòa; sự hưởng ứng, phối hợp của Khánh Hòa với địa phương khác
trong ĐTCT; kết quả của ĐTCT ở Khánh Hịa thời kỳ 1954-1975;... Khơng những
thế, luận án cịn cung cấp những cứ liệu để nhận thức đầy đủ hơn về phương châm
“hai chân, ba mũi” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Khánh Hịa nói
riêng và miền Nam nói chung.
Về ý nghĩa thực tiễn, luận án cung cấp thêm nguồn tư liệu về cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Khánh Hịa phục vụ cơng tác nghiên cứu,
giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần nâng cao niềm tự hào về truyền thống của
quê hương và giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Khánh Hòa. Hơn nữa,
những bài học kinh nghiệm được rút ra trong luận án góp phần phát huy sức mạnh
của quần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn
Khánh Hòa hiện nay.

2


Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Đấu tranh chính trị ở
Khánh Hịa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)” làm đề tài luận án Tiến
sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ĐTCT ở Khánh Hòa trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975); trong đó, tập trung nghiên cứu nguyên
nhân, diễn biến, mục tiêu, lực lượng, hình thức, biện pháp, kết quả các phong trào
tiêu biểu cũng như tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của ĐTCT trên địa bàn
Khánh Hòa từ năm 1954 đến năm 1975.
Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung, ĐTCT được đề cập trong luận án được hiểu theo nghĩa để phân
biệt với ĐTVT, tức là đấu tranh của quần chúng nhân dân khơng sử dụng vũ khí
qn dụng nhằm địi các mục tiêu về dân tộc, dân chủ, dân sinh.
Về không gian, luận án nghiên cứu ĐTCT trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa, gồm
các đơn vị hành chính cấp huyện: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang, Diên Khánh,
Cam Lâm, Cam Ranh, Khánh Vĩnh và Khánh Sơn; trong đó, tập trung nghiên cứu
địa bàn Nha Trang - nơi được coi là trung tâm của ĐTCT ở Khánh Hòa trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
Về thời gian, luận án giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 1954 đến năm
1975, cụ thể là từ khi Hiệp định Genève được ký kết (21-7-1954) đến ngày Khánh
Hịa được giải phóng (2-4-1975). Tuy nhiên, để làm rõ hơn nhân tố ảnh hưởng đến
ĐTCT, khung thời gian của luận án được lùi về trước năm 1954 khi trình bày nội
dung truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Khánh Hịa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Tái hiện có hệ thống q trình ĐTCT, góp phần nhận thức đầy đủ hơn về cuộc
kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) của quân và dân Khánh Hịa. Qua đó, bổ sung tư
liệu cho cơng tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương; cung cấp luận cứ khoa học
nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống cách mạng, vận động quần chúng và
phát huy sức mạnh nhân dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay.

3


Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Khánh Hịa, nhất là chính
sách của Mỹ và CQSG đối với Khánh Hòa từ năm 1954 đến năm 1975 có ảnh
hưởng đến ĐTCT.
Trình bày đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng, Liên Khu ủy V và
Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo ĐTCT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975).

Trình bày diễn biến ĐTCT ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
(1954-1975) qua các phong trào tiêu biểu dựa theo mục tiêu và đối tượng đấu tranh.
Làm rõ tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của ĐTCT ở Khánh Hòa trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975).
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Nguồn tƣ liệu
Nguồn tư liệu đã công bố như văn kiện, cơng trình tổng kết của Đảng, Nhà
nước, tác phẩm của các vị lãnh đạo viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
có đề cập đến ĐTCT; cơng trình, bài viết của các nhà nghiên cứu về ĐTCT trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975); lịch sử Đảng bộ, lịch sử Hội Nông dân,
lịch sử Hội Liên hiệp Phụ nữ, lịch sử Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
Khánh Hòa và các huyện, thị, thành phố trực thuộc; một số cơng trình nước ngồi viết
về “chiến tranh Việt Nam” liên quan tới đề tài.
Nguồn tư liệu tại kho lưu trữ thuộc Văn phòng và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Khánh Hòa; Trung tâm Lưu trữ Lịch sử thuộc Chi cục Văn thư Lưu trữ - Sở Nội vụ
tỉnh Khánh Hòa; Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (Thành phố Hồ Chí Minh); Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Đà Lạt).
Ngoài ra, một nguồn tư liệu hết sức quan trọng trong nghiên cứu lịch sử địa
phương được tác giả chú ý khai thác là di tích lịch sử, bảo tàng, đặc biệt là trao đổi,
phỏng vấn các nhân chứng lịch sử.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh, để thực hiện luận án, tác giả
chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Ngoài ra,
tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như sưu tầm và xử

4


lý tư liệu (thành văn, điền dã, phỏng vấn nhân chứng), phân tích, tổng hợp, thống

kê, so sánh,...
5. Đóng góp của luận án
Một là, trên cơ sở trình bày, phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;
chính sách của Mỹ, CQSG đối với Khánh Hòa; đường lối chỉ đạo ĐTCT của Trung
ương Đảng, Liên Khu ủy V và Tỉnh ủy Khánh Hòa, luận án làm rõ sự ảnh hưởng
của những nhân tố trên đối với ĐTCT ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước (1954-1975).
Hai là, luận án tái hiện khách quan và có hệ thống diễn biến ĐTCT ở Khánh
Hòa từ năm 1954 đến năm 1975, trong đó thể hiện rõ mục tiêu, lực lượng, thành
phần, hình thức, kết quả,... của từng phong trào.
Ba là, luận án phân tích, chứng minh làm nổi bật tính chất, đặc điểm của ĐTCT ở
Khánh Hịa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975); đồng thời, làm
rõ ý nghĩa, rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã
hội, bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay.
Bốn là, trên cơ sở xử lý khối lượng lớn tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau,
trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được cơng bố, luận án góp phần giúp nhận
thức đầy đủ hơn về ĐTCT ở Khánh Hịa nói riêng và miền Nam nói chung; cung
cấp nguồn tư liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa
phương cũng như giáo dục truyền thống cách mạng của q hương Khánh Hịa.
6. Bố cục của luận án
Ngồi phần mở đầu (5 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (27 trang)
và phụ lục (41 trang), nội dung luận án (150 trang) gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu (19 trang)
Chương 2. Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa từ năm 1954 đến năm 1965 (58 trang)
Chương 3. Đấu tranh chính trị ở Khánh Hịa từ năm 1965 đến năm 1975 (43 trang)
Chương 4. Tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử (30 trang)

5



Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
ĐTCT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) ở miền Nam
nói chung, Khánh Hịa nói riêng tuy chưa được nghiên cứu đầy đủ, toàn diện như
ĐTQS nhưng cũng đã được đề cập ở nhiều công trình. Tựu trung, các cơng trình
liên quan đến đề tài luận án có thể phân thành hai nhóm chính:
1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về đấu tranh chính trị ở miền Nam
trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
Lê Duẩn (1976), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ
nghĩa xã hội, tiến lên giành thắng lợi mới, Nhà xuất bản (NXB) Sự thật, Hà Nội.
Công trình phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về chiến tranh nhân dân và
tổng kết kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân, trong đó có kinh nghiệm chỉ đạo ĐTCT. Về phương
pháp cách mạng, Tổng Bí thư Lê Duẩn khẳng định: “Khái quát chung lại, có thể
nói bạo lực cách mạng phải dựa vào hai lực lượng: Lực lượng quân sự, lực
lượng chính trị, và bao gồm hai hình thức đấu tranh: ĐTQS, ĐTCT và sự kết
hợp giữa hai hình thức ấy” [28, tr. 51].
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Lịch sử Đảng (1993),
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2 tập), NXB CTQG, Hà Nội. Cùng với trình
bày đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ
(1954-1975), cơng trình phân tích âm mưu, biện pháp của Mỹ và CQSG đối với
miền Nam; điểm một số phong trào ĐTCT tiêu biểu như phong trào đòi thi hành
Hiệp định Genève (1954-1956); Đồng khởi (1959-1960); phá ACL (1961-1963);
đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tơn giáo (1963); chống “Hiến chương Vũng Tàu”
(1964); chống chính quyền quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ
(1966);... Trong phần bài học kinh nghiệm, cơng trình đánh giá cao vai trị của
ĐTCT đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: “Phong trào
ĐTCT của đơng đảo quần chúng có sức tiến công và tạo ra thế uy hiếp địch rất to
lớn; các đoàn thể quần chúng cách mạng thực sự là những đội quân ĐTCT chống


6


địch ở khắp nông thôn và thành thị”; coi “thường xuyên chú trọng việc xây dựng
LLCT” là bài học lớn trong công tác chỉ đạo cách mạng của Đảng ở miền Nam thời
kỳ 1954-1975 [58, tr. 145].
Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết
cuộc kháng chiến chống Mỹ - Thắng lợi và bài học, NXB CTQG, Hà Nội. Cơng
trình đề cập những vấn đề lý luận về ĐTCT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954-1975) như cơ sở, vai trị, hình thức, nghệ thuật tiến hành và mối quan
hệ với ĐTQS,... Trong đó, về vai trị của ĐTCT, cơng trình khẳng định: “ĐTCT của
quần chúng cũng là một hình thức đấu tranh cơ bản có tác dụng quyết định trong
tất cả các giai đoạn phát triển của cách mạng miền Nam và đối với thắng lợi của
cuộc chống Mỹ, cứu nước” [4, tr. 153]; về sự kết hợp giữa ĐTCT với ĐTQS, cơng
trình tổng kết: “Kết hợp hai mặt ĐTQS và ĐTCT là vấn đề cơ bản có tính quy luật
trong phương pháp cách mạng miền Nam, đồng thời là đặc điểm nổi bật tạo nên
sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược
thực dân mới của đế quốc Mỹ” [4, tr. 154].
Bộ Tư lệnh Quân Khu V - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1999), Một số
kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh nhân dân địa phương ở Khu V trong kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), NXB Quân đội Nhân dân (QĐND), Hà Nội.
Cơng trình đề cập điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến ĐTCT cùng
một số phong trào ĐTCT nổi bật như phong trào đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng
tơn giáo năm 1963, phong trào chống độc tài, quân phiệt Nguyễn Khánh - Trần Văn
Hương những năm 1964-1965, phong trào chống chính quyền quân phiệt Nguyễn
Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ năm 1966 ở địa bàn Đà Nẵng, Tam Kỳ, Đà Lạt;...
cùng với đó, chủ trương chỉ đạo ĐTCT của Liên Khu ủy V và kinh nghiệm ĐTCT
của nhân dân Khu V cũng được tổng kết khá rõ.
Viện Lịch sử Đảng (2002), Khu VI kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975),

NXB CTQG, Hà Nội. Công trình phân tích vị trí chiến lược của Khu VI và trình bày
quá trình đấu tranh chống Mỹ của quân dân các tỉnh trên địa bàn như Khánh Hòa3,
Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Với vai trị là một trong “ba mũi giáp
cơng”, ĐTCT được cơng trình đề cập qua các phong trào tiêu biểu như đòi thi hành
3

. Khánh Hòa được đề cập trong giai đoạn 1954-1963, từ cuối năm 1963 trở về sau, Khánh Hòa
thuộc Liên Khu V.

7


Hiệp định Genève 1954, đồng khởi ở vùng miền núi 1959-1960, phá ACL 1963, chống
độc tài Mỹ - Khánh, đòi dân chủ thực sự 1964, chống Mỹ, Thiệu - Kỳ 1966... Ở phần
kết luận, cơng trình khẳng định, trong q trình kháng chiến, các cấp ủy Đảng của Khu
VI rất coi trọng mũi ĐTCT, nhất là khâu “xây dựng nòng cốt, phát động quần chúng,
đối với vùng yếu, vùng trắng, dùng phương thức đội vũ trang công tác để mở phong
trào, kết hợp với vận dụng các khả năng công khai hợp pháp” [304, tr. 302].
Võ Nguyên Giáp (2006), Tổng tập luận văn, NXB QĐND, Hà Nội. Cơng
trình tập hợp các bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về qn sự, chính trị,
chiến tranh nhân dân,... Qua đó, nhiều vấn đề lý luận về ĐTCT, mối quan hệ
giữa ĐTCT với ĐTQS đã được phân tích làm rõ. Cũng trong cơng trình này, Đại
tướng Võ Nguyễn Giáp đưa ra định nghĩa về ĐTCT: “ĐTCT ở đây nói theo
nghĩa hẹp để phân biệt với ĐTVT, nghĩa là các hình thức đấu tranh của đông
đảo quần chúng nhân dân không cầm vũ khí như bãi cơng, bãi chợ, bãi khóa, mít
tinh, biểu tình, thị uy,... Dựa vào sức mạnh của chính nghĩa và lực lượng đồn
kết, có tổ chức của đơng đảo quần chúng, các cuộc đấu tranh này thông thường
được tiến hành trong điều kiện hợp pháp, nửa hợp pháp hoặc biến thế bất hợp
pháp thành thế hợp pháp cách mạng, nhằm đạt mục đích nhất định về chính trị,
kinh tế, văn hóa hoặc có khi cả về quân sự” [48, tr. 1060].

Trần Văn Giàu (2006), Tổng tập, NXB QĐND, Hà Nội. Bộ sách gồm hai
phần: Phần thứ nhất - “Chống xâm lăng” phản ánh cuộc kháng chiến chống
Pháp đầy bi hùng của dân tộc; phần thứ hai - “Miền Nam giữ vững thành đồng” là
bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta (1954-1975).
Trong phần thứ hai, tác giả đề cập đến các phong trào ĐTCT tiêu biểu của nhân dân
miền Nam như phong trào chống độc tài, chống khủng bố, đòi hiệp thương tổng
tuyển cử thống nhất nước nhà những năm 1954-1956; phong trào Đồng khởi những
năm 1959-1960; phong trào địi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tơn giáo năm 1963;
phong trào chống Mỹ, chống Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ những năm
1965-1968;... Bên cạnh đó, tác giả phân tích đặc điểm đời sống kinh tế, xã hội ở
đô thị miền Nam từ khi Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965);
coi chính sách thực dân mới của Mỹ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bùng phát
các phong trào ĐTCT, bởi “sự có mặt quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam là một sự

8


xâm phạm thô bạo chủ quyền độc lập của nhân dân ta, nó kích động mạnh mẽ
tinh thần dân tộc của mọi tầng lớp nhân dân, kể cả binh sĩ và nhân viên ngụy
quyền” [49, tr. 1733].
Lê Cung (2008), Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, in
lần thứ tư, NXB Thuận Hóa, Huế. Có thể nói, “đây là tác phẩm đầu tiên nghiên
cứu có hệ thống và hoàn chỉnh về phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm
1963” [21, tr. 3], trong đó thể hiện nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của phong
trào đối với Phật giáo miền Nam cũng như đối với cách mạng miền Nam. Không
những thế, những sử liệu và kiến giải của tác giả là cơ sở quan trọng giúp việc
tìm hiểu, nghiên cứu về phong trào Phật giáo năm 1963 trên từng địa bàn cụ thể
ở miền Nam thuận lợi hơn.
Trần Bá Đệ (Chủ biên) - Lê Cung (2010), Lịch sử Việt Nam tập VII, từ 1954
đến 1975, in lần thứ hai, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Đây là một trong số ít

giáo trình đã dành dung lượng khá lớn để trình bày về những vấn đề liên quan đến
ĐTCT trong thời kỳ 1954-1975 như chính sách của Mỹ và CQSG ở miền Nam; diễn
biến các phong trào ĐTCT nổi bật ở Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn...; vai trò, ý
nghĩa của ĐTCT đối với cách mạng miền Nam. Đặc biệt, trong cơng trình này, phong
trào chống Mỹ, Ngơ Đình Diệm cưỡng ép đồng bào di cư những năm 1954-1955,
phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963, phong trào đấu tranh ở vùng đối phương
tạm chiếm những năm 1965-1966 được nghiên cứu khá đầy đủ, đồng thời được bố cục
lại cho phù hợp với logic và đúng với vị trí của nó trong lịch sử.
Bộ Quốc phịng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) (9 tập), NXB CTQG, Hà Nội. Cơng trình
phản ánh một cách tồn diện và sinh động về nguyên nhân, diễn biến cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) qua từng giai đoạn và các bước ngoặt quan
trọng. Về ĐTCT, cơng trình đề cập đến các phong trào tiêu biểu của nhân dân miền
Nam, từ phong trào đòi thi hành Hiệp định Genève, bảo vệ hịa bình (1954-1956),
chống “tố Cộng” (1955-1959),... đến những phong trào bùng phát vào giai đoạn
cuối của cuộc kháng chiến như đòi thi hành Hiệp định Paris 1973, hoạt động của
Lực lượng thứ ba,... Ngoài ra, ở tập 9 - “Tính chất, đặc điểm, tầm vóc và bài học
lịch sử”, cơng trình khẳng định vai trị to lớn của ĐTCT: “ĐTCT đã được nâng lên

9


thành một nghệ thuật trong việc chống chính sách xâm lược thực dân mới của đế
quốc Mỹ. Khi khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, chiến
tranh và khởi nghĩa gắn quyện vào nhau thì ĐTCT mà hình thức cao là sự nổi dậy
của quần chúng ln luôn kết hợp chặt chẽ và nhịp nhàng với ĐTQS, tạo thế và trợ
giúp đắc lực cho ĐTQS” [15, tr. 242].
Lê Cung (2013), 50 năm nhìn lại phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam
(1963-2013), NXB Đại học Huế. Cùng với các bài viết về sức mạnh truyền thống
của Phật giáo, cơng trình tập hợp những bài nghiên cứu chun sâu về chủ đề

“phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963” nhìn từ truyền thống đến
hiện đại. Hơn thế nữa, qua một số bài viết như “Mặt trận Dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam với phong trào Phật giáo năm 1963”, “Sự hậu thuẫn của miền Bắc
đối với phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963”, “Vai trò của quần chúng nhân
dân trong phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963”,... cơng trình cịn cung cấp cái
nhìn toàn diện về phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 với tư cách là một cuộc
vận động mang tính dân tộc.
Lê Cung (2014), Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam (1964-1968),
NXB Thuận Hóa. Đây được xem như là một sự tiếp nối cơng trình “Phong trào
Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963”. Trong cơng trình này, tác giả trình bày
phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam những năm 1964-1968 qua ba giai đoạn:
Giai đoạn từ sau cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngơ Đình Diệm (1-11-1963) đến
trước ngày chế độ quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ được thành lập
(19-6-1965); giai đoạn từ khi chế độ quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao
Kỳ được thành lập (19-6-1965) đến sự kiện “Bàn Phật xuống đường” kết thúc
(21-6-1966); giai đoạn từ sự kiện “Bàn Phật xuống đường” kết thúc (21-6-1966)
đến sau cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy Mậu Thân (1968). Ngồi ra, cơng trình
cũng làm rõ tính chất, đặc điểm và ý nghĩa của phong trào Phật giáo miền Nam
Việt Nam giai đoạn 1964-1968.
Lê Cung (Chủ biên), (2015), Về phong trào đô thị miền Nam trong kháng
chiến chống Mỹ (1954-1975), NXB Tổng hợp TP HCM. Khai thác nguồn tư liệu có
giá trị từ hai phía, tiếp cận ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, cơng trình phản
ánh khá chi tiết về ngun nhân, mục tiêu, lực lượng, diễn biến, tính chất, đặc

10


điểm,... phong trào đô thị miền Nam, nhất là ở Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn - Gia
Định trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ. Trong số đó, bài “Phong trào đô thị
miền Nam trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975)” của tác giả Lê

Cung đã làm rõ vai trị phong trào đơ thị miền Nam trong từng giai đoạn của cuộc
kháng chiến chống Mỹ được thể hiện qua các phong trào tiêu biểu như phong trào
hòa bình những năm 1954-1956, phong trào Phật giáo năm 1963, phong trào đô thị
năm 1966, phong trào sinh viên, học sinh năm 1970, phong trào đòi thi hành Hiệp
định Paris 1973,... Trên cơ sở đó, tác giả có những nhận xét xác đáng về phong trào
đô thị miền Nam: “Mục tiêu xuyên suốt là độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; đã
tập hợp hầu hết các giai tầng xã hội ở các đô thị” - tác giả khẳng định đây là một
“sự hội tụ dân tộc”; “là cuộc đụng đầu trực tiếp của nhân dân đô thị miền Nam với
Mỹ và CQSG bằng trí thơng minh và lịng dũng cảm, trong tay khơng có vũ khí;
chiến thắng trên chiến trường không thể tách rời với ĐTCT” [24, tr. 74-75].
Trần Hoài, Lê Cung, Lê Văn Thuyên, Nguyễn Duy Hiền, Nguyễn Xuân Hoa
(2015), Lịch sử phong trào đô thị Huế 1954-1975, NXB Trẻ, TP HCM. Sử dụng
nguồn tư liệu từ nhiều phía, đặc biệt là tư liệu lưu trữ của cả chính quyền cách
mạng và CQSG, có thể nói, đây là cuốn sách mới nhất trình bày tương đối đầy đủ,
trọn vẹn phong trào ĐTCT theo dòng lịch sử từ năm 1954 đến năm 1975 của Huế một đô thị lớn với nhiều phong trào ĐTCT mạnh mẽ và có ảnh hưởng đối với
phong trào đơ thị miền Nam, trong đó có Nha Trang - Khánh Hịa.
Viện Sử học (2017), Lịch sử Việt Nam, (tái bản lần thứ nhất) NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội. Bộ sách gồm 15 tập, trình bày lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến
năm 2000, trong đó, phần lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được trình bày
khá tồn diện ở Tập 12 (từ năm 1954 đến năm 1965) và Tập 13 (từ năm 1965 đến
năm 1975). Về ĐTCT thời kỳ 1954-1975, tập thể tác giả đã khái quát chủ trương
chỉ đạo của Đảng qua các giai đoạn trên cơ sơ phân tích âm mưu, chính sách của
CQSG đối với miền Nam; đồng thời, điểm một số phong trào ĐTCT tiêu biểu của
nhân dân miền Nam như đòi thi hành Hiệp định Genève (1954-1956), chống “tố
Cộng” (1957-1958), Đồng khởi ở miền Trung và Nam Bộ (1959-1960), chống phá
ACL (1962-1964), chống Hiến chương Vũng Tàu (1964), chống Mỹ và chế độ
quân phiệt Sài Gòn (1966), chống bình định ở nơng thơn, địi dân chủ, hịa bình ở

11



đô thị (1970), chống Nguyễn Văn Thiệu độc tài, tham nhũng (1974),...
Ngồi các cơng trình trên, nghiên cứu về ĐTCT ở miền Nam trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) còn được thể hiện trong một số luận
án Tiến sĩ:
Trần Thị Lan (2014), Đấu tranh chính trị ở Tây Nguyên trong kháng chiến
chống Mỹ từ năm 1961 đến năm 1968, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP - Đại học
Huế. Luận án tập trung phân tích những yếu tố tác động đến ĐTCT; tái hiện q
trình ĐTCT ở đơ thị, nông thôn các tỉnh Tây Nguyên từ 1961 đến 1968, trên cơ sở
đó, làm rõ vai trị, đặc điểm và rút ra một số bài học kinh nghiệm phục vụ công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay.
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2016), Phong trào công nhân ở các đô thị miền
Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965, Luận án
Tiến sĩ, Trường ĐHSP - Đại học Huế. Luận án nghiên cứu phong trào công nhân
các đô thị lớn ở miền Nam như Sài Gòn, Biên Hòa, Đà Nẵng, Huế. Trên cơ sở tái
hiện diễn biến phong trào, luận án làm rõ tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của
phong trào công nhân miền Nam những năm 1954-1965.
Về bài nghiên cứu được cơng bố trên các tạp chí và kỷ yếu hội thảo khoa học,
có thể kể đến Quỳnh Cư (1980), “Tìm hiểu về „đội quân chính trị‟ của quần chúng
trong cách mạng miền Nam (1954-1975)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3. Sau khi
sơ lược quá trình phát triển qua 21 năm đấu tranh chống Mỹ (1954-1975), tác giả chỉ
rõ đặc điểm và vai trị của “đội qn chính trị”. Về đặc điểm, “là một đội quân dũng
cảm và mưu trí; một tổ chức chặt chẽ như những đội quân vũ trang; vừa chống địch
tại chỗ vừa tràn vào thành thị tấn cơng trực diện với địch”. Về vai trị, “là lực lượng
nịng cốt trong phong trào ĐTCT; đóng vai trò quan trọng trong phong trào nổi dậy
của quần chúng; hỗ trợ và tạo điều kiện cho LLVT đánh địch” [26].
Nguyễn Thị Định (1985), “Đấu tranh chính trị - Một hình thức đấu tranh cơ
bản, một mũi tiến cơng sắc bén của cách mạng và chiến tranh cách mạng miền
Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nghiên cứu một số văn kiện của Đảng về
chống Mỹ, cứu nước” của Viện Mác - Lênin. Tham luận khẳng định “ĐTCT của

nhân dân miền Nam, đặc biệt là của „đội quân tóc dài‟ là vấn đề thuộc về phương
pháp cách mạng đã được nâng lên thành nghệ thuật; ĐTCT không chỉ là cơ sở

12


của ĐTVT, hỗ trợ cho ĐTVT, mà cịn là hình thức đấu tranh cơ bản, sắc bén tấn
công trực diện kẻ thù” [45].
Vũ Thị Thúy Hiền (2000), “Phụ nữ miền Nam tham gia đấu tranh chính trị
chống chiến lược „Chiến tranh đặc biệt‟ của đế quốc Mỹ (1961-1965)”, Tạp chí
Lịch sử Đảng, số 7. Cùng với phân tích âm mưu, biện pháp của Mỹ và CQSG đối
với miền Nam trong “Chiến tranh đặc biệt”, coi đây là nguyên nhân cơ bản dẫn
đến bùng nổ các phong trào ĐTCT, bài viết làm rõ vai trị chính trị của phụ nữ
miền Nam trong phong trào đấu tranh chống phá ACL; phong trào đòi dân sinh,
dân chủ, cải thiện đời sống; phong trào tố cáo tội ác của Mỹ và CQSG những năm
1961-1965 [52].
Trần Bạch Đằng (2005), “Chung một bóng cờ”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12.
Bài viết khẳng định, kết hợp bốn hình thức đấu tranh: Chính trị, vũ trang, binh vận,
ngoại giao tạo nên sức mạnh tổng hợp là vấn đề thuộc về phương châm chiến lược
và phương pháp cách mạng; có lúc hình thức này giữ vai trị chủ yếu, hình thức
khác hỗ trợ, song về cơ bản, phong trào cách mạng miền Nam là phong trào chính
trị theo nghĩa rộng, là cuộc đấu tranh của đông đảo quần chúng. Đặc biệt, bài viết
chỉ ra những hệ quả ngoài ý muốn của Mỹ và CQSG khi chủ trương lùa dân vào
các khu tập trung, thị trấn, ven trục lộ, quanh đồn bốt để dễ kiểm sốt, bóc lột và
bắt lính. Hệ quả đó là: “Tập trung đơng người nảy sinh những vấn đề xã hội, kinh
tế, tạo ra mâu thuẫn từng giờ, từng phút giữa bộ máy cầm quyền với nhân dân từ
cái ăn, cái mặc, cái ở, học hành, sản xuất…; tạo điều kiện cho một số người trước
đây chỉ hiểu Mỹ và CQSG từ xa, còn mơ hồ, nay hằng ngày tận mắt nhận rõ các
tồi tệ; tạo cơ hội cho dân tiếp xúc với nhau dễ dàng hơn, thông tin nhanh hơn, liên
kết đấu tranh thuận tiện hơn” [43]. Theo tác giả, “điều này có nghĩa là Mỹ và

CQSG đã „mời‟ cách mạng đến sát mình. Đây chính là điều kiện quan trọng để
ĐTCT bùng nổ” [43].
Trịnh Thị Hồng Hạnh (2010), “Đấu tranh chính trị trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6. Trên cơ sở nghiên cứu các
phong trào ĐTCT tiêu biểu ở miền Nam, bài viết kết luận: “ĐTCT đã thu hút, lôi
cuốn đông đảo người dân Việt Nam, nhân dân Mỹ u chuộng hịa bình và nhân
loại tiến bộ trên thế giới. Vì lẽ đó, ĐTCT khơng những giác ngộ quần chúng

13


trong nước trở thành lực lượng cách mạng, mà còn giúp nhân dân Mỹ và thế
giới hiểu hơn về cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta, qua đó mở rộng
mặt trận đồn kết, đẩy mạnh đấu tranh góp phần đưa cuộc kháng chiến đến
thắng lợi cuối cùng” [50].
Nhìn chung, các cơng trình nêu trên dù được trình bày dưới dạng tổng kết,
lịch sử, luận án, tham luận hội thảo hay bài báo khoa học,... ở những mức độ, khía
cạnh khác nhau đã làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn của
ĐTCT ở miền Nam, nhất là ở đô thị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954-1975).
Khơng chỉ trong nước, ở ngồi nước cũng xuất bản các cơng trình phản ánh về
“chiến tranh Việt Nam” - theo cách gọi của họ, có đề cập đến ĐTCT, tiêu biểu như:
Gabrien Kolko (1991), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, NXB QĐND, Hà Nội;
Robert S. McNamara (1995), Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học về
Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội; Douglas Ramit (2004), Làn gió mát từ thành phố
Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội,... Ở các cơng trình này, ĐTCT chủ
yếu được đề cập như một nhân tố quan trọng để giải thích cho sự thất bại của Mỹ
trong cuộc “chiến tranh Việt Nam”. Chẳng hạn, Gabrien Kolko khẳng định: “Họ
tiến hành một cuộc chiến bằng chính trị”, và “sự thật là khơng phải qn đội mà
chính nhân dân đã thắng trong cuộc chiến tranh, nhưng làm sao có thể tách đơi?

Nhân dân là qn đội, tất cả đều là chiến sĩ” [46, tr. 179]; Robert S. McNamara
thừa nhận: “Chúng ta đã không nhận ra được những hạn chế của các thiết bị quân
sự kỹ thuật cao và hiện đại, lực lượng quân sự và học thuyết quân sự trong khi đối
đầu với những phong trào nhân dân được thúc đẩy cao và khơng bình thường”
[137, tr. 322]; Douglas Ramit cũng cho rằng: “Việt Nam chiến thắng vì họ mạnh về
chính trị” [27, tr. 71];...
Mặc dù được viết với vị thế, động cơ, quan điểm khác nhau, đôi khi đối lập
với quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, song các cơng trình này
có những nhìn nhận khách quan về ĐTCT của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ (1954-1975). Vì vậy, cùng với khối tư liệu phong phú, những nhận định,
đánh giá liên quan đến ĐTCT được thể hiện trong đó giúp tác giả có cơ sở củng cố
thêm các luận điểm của mình.

14


1.1.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về đấu tranh chính trị ở Khánh Hịa
trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
Tuệ Giác (1964), Việt Nam Phật giáo đấu tranh sử, NXB Hoa Nghiêm, Sài
Gịn. Ngồi việc phản ánh phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 nói chung, cơng
trình cịn trình bày phong trào này theo địa bàn từng tỉnh. Đối với Khánh Hòa, tác giả
tường thuật khá cụ thể diễn biến cuộc vận động của Phật giáo năm 1963 từ lúc mở
đầu (7-5-1963) đến khi kết thúc (1-11-1963). Tuệ Giác khẳng định phong trào đấu
tranh của Phật giáo ở Khánh Hòa năm 1963 diễn ra quyết liệt ngay từ đầu nhờ các
yếu tố: “THPG Khánh Hịa có một ban lãnh đạo cương quyết, không thối lui trước
mọi trở ngại và khó khăn; Phật học viện Trung phần Nha Trang ở gần chùa THPG
Khánh Hòa đã cung cấp nhiều ý kiến hay và nhân lực để thúc đẩy đấu tranh; toàn thể
Phật giáo đồ Khánh Hịa đồn kết chặt chẽ, khơng sợ sệt, chán nản; được sự hưởng
ứng của toàn dân dù ở tôn giáo nào, thành phần nào” [47, tr. 299].
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa (1992), Truyền thống cách mạng của

phụ nữ Khánh Hòa 1930-1975, Cơ sở in chi nhánh NXB CTQG, Nha Trang. Cơng
trình phản ánh quá trình xây dựng tổ chức, lực lượng và tham gia đấu tranh giải
phóng dân tộc của phụ nữ Khánh Hòa từ năm 1930 đến năm 1975. Về lực lượng
phụ nữ Khánh Hịa trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), cơng trình khẳng
định: “Phụ nữ Khánh Hịa ở nơng thơn cũng như thành thị, không phân biệt tầng
lớp xã hội đã hòa nhau trong cuộc đấu tranh chung. Trong cuộc sống đời thường
thì hiền hịa, đơn hậu nhưng trước sự áp bức, bất cơng thì quyết liệt chống trả
chẳng sợ gian nguy, tù đày, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn” [60, tr. 210]. Ở cơng
trình này, sự tham gia ĐTCT của lực lượng phụ nữ trong phong trào giải phóng
nơng thôn đồng bằng cuối năm 1964, đầu năm 1965, trong cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, nhất là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân 1975 đã được trình bày khá chi tiết.
Ban Thường vụ Huyện ủy Cam Ranh (1994), Lịch sử Đảng bộ huyện Cam
Ranh 1930-1975, Cơ sở in chi nhánh NXB CTQG, Nha Trang. Bên cạnh phản ánh
sự lãnh đạo toàn diện của Huyện ủy Cam Ranh; tái hiện quá trình đấu tranh giành
chính quyền, tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của qn dân ở địa
phương (1930-1975), cơng trình phân tích vị trí đặc biệt của Cam Ranh trong

15


chiến lược quân sự của Mỹ ở miền Nam: “Một căn cứ quân sự liên hợp hải - lục không quân và khu hậu cần lớn cho cả chiến trường Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên” [5, tr. 140]. Ngoài ra, cơng trình cũng đề cập đến tình hình cơng nhân và
một số cuộc ĐTCT tiêu biểu của công nhân Cam Ranh thời kỳ 1954-1975.
Ban Thường vụ Huyện ủy Ninh Hòa (1995), Lịch sử Đảng bộ huyện Ninh
Hòa thời kỳ 1954-1975, Cơ sở in chi nhánh NXB CTQG, Nha Trang. Cùng với
phản ánh quá trình lãnh đạo của Huyện ủy Ninh Hòa trên tất cả các mặt; diễn
biến ĐTQS ở Ninh Hịa thời kỳ 1954-1975;... cơng trình đề cập một số cuộc
ĐTCT nổi bật trên địa bàn huyện Ninh Hòa, nhất là các xã có truyền thống cách
mạng như Ninh Thọ, Ninh An, Ninh Phước, Ninh Diêm,... trong phong trào

chống phá ACL (1961-1963), giải phóng nơng thơn đồng bằng (1964-1965),
Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Về vai trò của quần chúng nhân
dân Ninh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), cơng
trình khẳng định: “Dù ác liệt, hy sinh nhưng nhân dân vẫn một lòng trung thành
đi theo cách mạng, bất hợp tác với địch, chống địch dồn dân, tiến hành đồng
khởi, xuống đường biểu tình, đấu tranh trước mũi súng địch, đóng góp sức
người, sức của to lớn cho kháng chiến” [6, tr. 502].
Hoành Linh Đỗ Mậu (1991), Tâm sự tướng lưu vong (Việt Nam máu lửa quê
hương tôi), NXB Công an Nhân dân, Hà Nội. Như lời giới thiệu sách viết: Cơng
trình đã “vạch ra được những sự thật sinh động về các sự kiện, các lực lượng chính
trị, các tơn giáo đảng phái, những bộ mặt chính khách, tướng tá tiêu biểu trong
chính trường miền Nam suốt cả một thời gian dài; lý giải ngun nhân thất bại (của
Ngơ Đình Diệm và Mỹ - TG) tuy chưa đầy đủ nhưng có thể nói là đã gần được sự
thật” [90, tr. 6]. Cũng trong cơng trình này, tác giả đề cập đến tình hình Khánh Hịa
và mơ tả khá chi tiết những biện pháp chính trị do chính Đỗ Mậu trực tiếp chỉ đạo
triển khai tại đây những năm 1954-19564, nhằm “xây dựng cho quần chúng một ý
thức chính trị vững mạnh mà nội dung là chống Cộng và ủng hộ chế độ Cộng hịa,
để biến Khánh Hịa trở thành thành trì cách mạng”, qua đó thể hiện sự “trung
thành triệt để với lãnh tụ Ngơ Đình Diệm” [90, tr. 107]. Bên cạnh đó, trong chương
V - “Góp phần xây dựng nền móng chế độ mới”, một số chính sách của CQSG
4

. Thời gian này ông là Chủ tịch Phong trào cách mạng quốc gia Phân khu Duyên hải gồm 4 tỉnh:
Phú Yên, Khánh Hịa, Ninh Thuận và Bình Thuận, đóng trụ sở tại Nha Trang.

16


triển khai tại địa bàn Khánh Hòa như kỳ thị Phật giáo, ưu ái Thiên Chúa giáo, độc
tài và gia đình trị,... cũng được tác giả đề cập [90, tr. 107-110].

Ban Thường vụ Thành ủy Nha Trang (1996), Lịch sử Đảng bộ Nha Trang
1925-1975, Cơ sở in chi nhánh NXB CTQG, Nha Trang. Cơng trình phản ánh q
trình vận động thành lập tổ chức Đảng ở Nha Trang và sự lãnh đạo của Đảng bộ
Nha Trang đối với phong trào cách mạng tại địa phương từ năm 1925 đến năm
1975. Liên quan đến ĐTCT thời kỳ 1954-1975, cơng trình khái quát chính sách,
biện pháp do Mỹ và CQSG triển khai nhằm ngăn chặn, chống phá phong trào cách
mạng của quần chúng, đồng thời xây dựng Nha Trang thành hậu cứ an tồn của đối
phương. Song song với đó, cơng trình chú ý khai thác đặc điểm “Nha Trang là nơi
quy tụ biết bao người con từ mọi miền Tổ quốc về đây gây cơ sở trong quần chúng,
xây dựng tổ chức Đảng” [7, tr. 231] để trình bày quá trình xây dựng LLCT phục vụ
phong trào đô thị Nha Trang thời kỳ 1954-1975. Ngồi ra, cơng trình cũng đề cập
đến một số phong trào ĐTCT sôi nổi ở Nha Trang như đấu tranh chống Ngơ Đình
Diệm đàn áp Phật giáo năm 1963, chống chính phủ Trần Văn Hương năm 1965,
chống chính quyền quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ năm 1966. Đặc
biệt, cơng trình thể hiện khá chi tiết các hoạt động của Sao Việt - một tổ chức cách
mạng hoạt động công khai, hợp pháp tại Nha Trang những năm 1971-1975.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (2001), Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng
sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa (1930-1975), Cơ sở in chi nhánh NXB CTQG, Nha
Trang. Cơng trình tái hiện q trình lãnh đạo toàn diện cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa từ năm 1930 đến năm 1975. Trong cơng trình
này, nhiều khía cạnh liên quan đến ĐTCT ở Khánh Hịa thời kỳ 1954-1975 như chính
sách của Mỹ và CQSG, quá trình xây dựng LLCT, sự phối hợp giữa ĐTCT với
ĐTQS,... được đề cập khá chi tiết. Ngoài ra, các phong trào ĐTCT do Đảng trực tiếp
lãnh đạo như đòi thi hành Hiệp định Genève (1954-1956), chống “tố Cộng”
(1955-1958), giải phóng miền núi (1959-1960), chống phá ACL (1961-1963), giải
phóng nơng thơn đồng bằng (1964-1965), tham gia Tổng tiến công và nổi dậy Tết
Mậu Thân 1968 và Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 cũng được công trình
thể hiện một cách khái quát.

17



×