Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

một số phương hướng giảng dạy văn thuyết minh trong chương trình ngữvăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.91 KB, 31 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO MƯỜNG CHÀ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NA SANG

BẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢNG DẠY
VĂN THUYẾT MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương


BẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢNG DẠY
VĂN THUYẾT MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương.
Chức danh và đơn vị công tác: Giáo viên Trường trung học cơ sở Na Sang.
Thời gian thực hiện: Năm học 2008 - 2009 đến năm học 2009 - 2010.
Nơi thực hiện: Trường trung học cơ sở Na Sang.


MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢNG DẠY VĂN THUYẾT MINH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong mấy chục năm qua, khoa học kĩ thuật tiên tiến . Nhiều vấn đề cần
trang bị cho người lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và nâng cao chất
lượng cuộc sống cá nhân. Có những tri thức khơng cịn thích hợp, thậm chí đã lỗi thời
cần được loại bỏ. Nội dung và phương pháp giáo dục trong nhà trường, trong đó bậc
THCS cần được xem xét, điều chỉnh. Từ năm 1997, những đổi mới đồng bộ về giáo
dục THCS và việc xây dựng lại chương trình, biên soạn lại sách giáo khoa các môn
học theo tư tưởng tích cực hố hoạt động của học sinh đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về
đổi mới phương pháp giáo dục. Cùng với các bộ sách giáo khoa của các khối lớp khác,


sách giáo khoa Ngữ văn 8 được biên soạn theo ngun tắc tích hợp ba phân mơn Văn
– Tiếng Việt – Tập làm văn theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập của người
học. Sự tuân thủ hai nguyên tắc trên này đã tạo nên những tiền đề thuận lợi cho việc
vận dụng định hướng đổi mới phương pháp dạy học.
“Văn học là nhân học” .Văn học có vai trị rất quan trọng trong đời sống và
trong sự phát triển tư duy của con người.Là một mơn học thuộc nhóm khoa học xã
hội ,mơn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm ,tư tưởng ,tình cảm cho
học sinh.Đồng thời cũng là mơn học thuộc nhóm cơng cụ ,mơn văn cịn thể hiện rõ
mối quan hệ với các môn học khác.Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các mơn
học khác và ngược lại ,các mơn học khác cũng góp phần học tốt mơn văn .Điều đó đặt
ra u cầu tăng cường tính thực hành ,giảm lí thuyết ,gắn học với hành ,gắn kiến thức
với thực tiễn hết sức phong phú ,sinh động của cuộc sống .
Môn văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn :Văn học ,Tiếng
việt ,Tập làm văn .Trong thực tế dạy và học ,phân môn tập làm văn là phân mơn “nhẹ
kí” nhất .Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói : “Dạy làm văn là chủ yếu là dạy


cho học sinh diễn tả cài gì mình suy nghĩ ,mình cần bày tỏ một cách trung thành ,sáng
tỏ chính xác ,làm nỗi bật điều mình muốn nói” . . . ( Dạy văn là một q trình rèn
luyện tồn diện , Nghiên cứu giáo dục ,số 28 ,11/1973) .
Một điểm mới, dễ nhận thấy ở chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 8 là sự
cố gắng vừa tiếp thu những nội dung ổn định, hợp lí của bộ sách giáo khoa Văn học –
Tiếng Việt – Tập làm văn có những thay đổi phù hợp với tinh thần tích hợp và những
yêu cầu mới hiện đại hoá thể hiện rõ nhất việc tránh xu hướng hàn lâm, quá tải, nặng
nề, thiếu thiết thực, tăng cường tính ứng dụng thực hành. Theo tinh thần này, nội dung
phần Tập làm văn đã chú ý cân đối nội dung, hướng tới tính toàn diện và gắn với thực
tiễn đời sống nhằm đào tạo năng lực đọc, viết cho học sinh. Việc đưa kiểu văn bản
thuyết minh vào giảng dạy là một minh chứng.
Tuy chỉ là một phân môn trong môn học Ngữ văn, xong tập làm văn vẫn được coi
là căn cứ quan trọng, nếu khơng nói là chủ yếu, để đánh giá kết quả của cả môn học.

Với mỗi học sinh trung học, nói “ giỏi văn” hay “kém văn” hầu như cũng đồng nghĩa
là giỏi hay kém về tập làm văn. Nói đến tập làm văn là nói đến thực hành: học để thực
hành, vừa học vừa thực hành, thực hành để học. Kết quả cuối cùng của môn tập làm
văn, là kĩ năng thực hành.
Để nâng cao chất lượng dạy và học toàn nghành Giáo Dục đã thực hiện dạy-học
theo phương pháp đổi mới. Đối với môn Ngữ văn trường trung học cơ sở Na sang
cũng vậy. Như tất cả chúng ta đều biết, để thu hút được sự chú ý của hoïc sinh trong
giờ học Văn đã khó với phân môn Tập Làm Văn lại càng khó hơn. Do vậy muốn thực
hiện được người giáo viên cần phải có nghệ thuật, có sự kết hợp nhiều yếu tố. Nếu
giáo viên không nắm chắc phương pháp, hững hờ thiếu nhiệt tình thì sẽ gây sự nặng
nề, nhàm chán, thụ động cho học sinh. Mặt khác, sự chủ động, tích cực hợp tác của
học sinh cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của tiết học. Mà trong thực tế
giảng dạy, một số đông các em vẫn còn thờ ơ với tiết học, có thái độ học tập rất thụ
động theo kiểu thầy dạy bao nhiêu biết bấy nhiêu, không tự tìm tòi, học hỏi, quan


sát… tại sao vậy? Phải chăng là do các em không có hứng thú với phần Tập Làm Văn.
Hay còn vì lý do nào khác nữa? đó là câu hỏi khiến tôi trăn trở khá nhiều.
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Một số phương hướng giảng
dạy văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8” và xin ghi lại một vài kinh
nghiệm nhỏ bé với hy vọng những ý kiến của tôi sẽ phần nào giúp ích cho quý đờng
nghiệp.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Nghị quyết trung ương II, khóa VIII của Đảng có xác định : “Mục tiêu cơ bản
của giáo dục là nhằm xây dựng những con người mới và thế hệ thiết tha gắn bó với lí
tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước… làm chủ tri thức
khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác
phong công nghiệp …” Như vậy, mục tiêu của giáo dục nói chung và nhà trường phổ
thông nói riêng là góp phần vào đào tạo nên những con người toàn diện (giỏi cả lý

thuyết lẫn thực hành) để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
đất nước.
Thế nhưng một vài năm trước đây, việc giảng dạy trong nhà trường của chúng ta
bị xã hội phê phán là nặng tính chất kinh điển còn thoát ly đời sống thực tế. Học sinh
giỏi về lý thuyết nhưng lại yếu về thực hành. Không chỉ thế, các em còn hầu như chưa
có khả năng tự trình bày rõ ràng, mạch lạc một phương pháp, một cách làm về sản
phẩm mình làm ra; có em lại chưa biết tự giới thiệu về những đặc trưng tiêu biểu nhất
của quê hương mình … Làm sao để khắc phục tình trạng trên ? đó quả là câu hỏi khó.
Và Bộ Giáo Dục đã thực hiện theo tinh thần hiện đại hóa nội dung chương trình,
hướng tới thực tiễn đời sống, giảm bớt hàn lâm, tăng cường thực hành nói và viết cho
học sinh, SGK Ngữ Văn 8 đã đưa vào giảng dạy ở phần tập làm văn thể loại “Văn


thuyết minh” với mong muốn bước đầu các em có năng lực giới thiệu khách quan,
mạch lạc về đối tượng nào đó.
Như trên đã đề cập, văn bản Thuyết minh là kiểu văn bản khó đối với học sinh
lớp 8. Tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại là loại văn bản
thơng dụng, có phạm vi sử dụng phổ biến trong đời sống, từ lâu nhiều nước trên thế
giới đã đưa vào chương trình học cho học sinh.
Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, lí do
phát minh, quy luật phát triển, biến hoá của sự vật, nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn
cách sử dụng cho con người.Văn bản Thuyết minh được sử dụng rộng rãi, ngày nào
cũng cần đến. Mua một thứ đồ dùng sinh hoạt (Ti vi, máy bơm, quạt điện, xe máy…)
đều phải kèm theo những thuyết minh về tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, bảo quản
để nắm vững; mua một loại thực phẩm ( hộp bánh, chai rượu…) trên đó cũng có ghi
xuất xứ, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng…Ra ngoài phố gặp các
biển quảng cáo giới thiệu sản phẩm ; cầm quyển sách bìa sau có thể có lời giới thiệu
tác giả, tóm tắt nội dung ; trước một danh lam thắng cảnh có bảng ghi lời giới thiệu,
lai lịch, sơ đồ thắng cảnh…Trong sách giáo khoa, có bài trình bày một sự kiện lịch sử,
tiểu sử một nhà văn, tác phẩm được trích, một thí nghiệm…Tất cả đều là các văn bản

thuyết minh . Loại văn bản này được dùng nhiều trong văn bản giáo khoa, khoa học,
nhật dụng. Như vậy, hai chữ “thuyết minh” ở đây đã bao hàm cả ý giải thích, trình bày,
giới thiệu. Khác với các loại văn bản tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, điều hành,
văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, khoa học về đối
tượng nhằm cung cấp những tri thức xác thực, hữu ích về đặc trưng, tính chất của sự
vật, hiện tượng và sử dụng chúng vào mục đích có lợi.
Tóm lại, dù ngắn hay dài, dù đơn giản hay phức tạp, văn bản thuyết minh đều
đóng vai trị cung cấp thông tin để giúp người đọc, người nghe hiểu đối tượng, sự việc.
Đưa văn bản thuyết minh vào nhà trường là cung cấp cho học sinh một kiểu văn bản


thơng dụng, rèn luyện kĩ năng trình bày các tri thức, nâng cao năng lực tư duy và biểu
đạt cho học sinh , giúp các em làm quen với lối làm văn có tính khoa học, chính xác.
III. THỰC TRẠNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1) Thuận lợi:
Như trên tôi đã trình bày, văn thuyết minh là loại văn bản thông dụng, được sử
dụng rộng rãi, nghành nghề nào cũng cần đến. Nên khi giảng dạy văn thuyết minh tôi
gặp một số thuận lợi nhất định:
- Tài liệu tham khảo tôi có thể xem trên báo chí, trên truyền hình, trên radio,
trong sách giáo khoa của các môn học khác và ngay chính trong thực tế đời sống xung
quanh ta.
- Được sự giúp đỡ tận tình của các đồng nghiệp trong và ngồi trường khi có
vấn đề liên quan đến phân mơn thầy, cô giảng dạy.
- Với sự tham gia nhiệt tình, tích cực và sáng tạo của học sinh.
2) Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên, tôi cũng gặp phải một số khó khăn cần khắc
phục:
*) Về giáo viên
- Đôi khi rất khó khăn cho việc tìm tài liệu cho bài giảng của mình, nhất là
phần thuyết minh về địa phương.

- Giáo viên THCS được phân công giảng dạy theo từng phân môn. Giáo viên
nào được phân công dạy môn nào thì chỉ chuyên tâm tìm hiểu, học hỏi và trau dồi kiến
thức chun mơn, ít tìm hiểu, quan tâm đến các môn, các lĩnh vực khác. Mỗi phần văn


thuyết minh lại có mối quan hệ chặt chẽ với các môn khác trong nhà trường và các
lĩnh vực trong đời sống.
*) Về học sinh
- Học sinh ở đây đa sớ là con nhà nơng , nên ngồi thời gian học ở trường các
em về nhà phải phụ giúp gia đình rất nhiều cơng việc. Đến ngày mùa, làm nương rẫy
có em phải xin nghỉ 1 đến 2 buổi để phụ gia đình … Có khi, các em đi làm về chỉ kịp
tắm rửa, thay bộ quần áo là tới trường. Các em tới lớp với một cơ thể mệt mỏi như vậy
rất khó tiếp thu kiến thức mới. Và cũng chính vì lí do đó nên các em không có đủ thời
gian để chuẩn bị bài trước khi lên lớp, cũng như không có thời gian để tìm tòi thêm
trên báo, các kiến thức trong thực tế.
- Một bộ phận khác là con em gia đình có điều kiện nhưng cha mẹ các em lại có
quan niệm chưa đúng về vị thế của môn Ngữ Văn trong việc hình thành nhân cách,
tâm hồn các em. Họ cứ nghĩ với nền kinh tế mở cửa hiện nay, con em họ chỉ cần học
những môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ … là những môn thiết thực sẽ giúp con
em họ sau này dễ xin việc, dễ kiếm tiền. Không mấy ai quan tâm đến việc học văn của
con em, đến việc con viết sai lỗi chính tả, dùng sai từ, không viết đúng một lá đơn…
nên không chỉ không tạo điều kiện cho các em trong việc tìm tài liệu mới cho bài văn
mà còn khiến các em cũng có cái nhìn lệch lạc về việc học văn và không còn hứng thú
với môn Ngữ Văn nói chung và đặc biệt là phân môn Tập Làm Văn.
- Một bộ phận nhỏ các em có thái độ làm biếng học Ngữ Văn và gần như dửng
dưng với phân môn Tập Làm Văn, thậm chí cịn mơ hồ về bớ cục mợt bài văn gồm
mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì ? khi có đề bài là các em ngay lập tức đặt bút viết
bài không cần tìm hiểu gì, không cần biết phải huy động những kiến thức nào để làm
bài. Cứ viết đến đâu hay đến đó.



Sau đây là bảng số liệu thống kê điểm trung bình mơn Ngữ Văn 8A1-8A2 năm
học 2008 – 2009.

Tỉ lệ học sinh

Tỉ lệ học sinh

Tỉ lệ học sinh

Tỉ lệ học sinh

Tỉ lệ học sinh

giỏi

khá

trung bình

yếu

kém

2,85%

15,7%

34,76%


43,94%

2,75%

3. Qúa trình thực hiện giải pháp mới.
Phần văn thuyết minh cần được giảng dạy, truyền thụ kiến thức một cách nhẹ
nhàng nhưng khắc sâu kiến thức cho học sinh. Liên hệ chặt chẽ với các môn học khác
và một số lĩnh vực trong đời sống. Giúp giáo viên Ngữ Văn giảng dạy tốt và đạt kết
quả cao. Đồng thời, phải luôn luôn tìm tòi nghiên cứu, trau dồi thêm kiến thức thực tế.
Kích thích sự hứng thú, chủ động, sáng tạo, quan sát và tìm tòi thêm các kiến thức
trong các tiết văn thuyết minh nói riêng và các tiết Tập Làm Văn nói chung. Đồng
thời, giúp học sinh nhận ra rằng môn Ngữ Văn trong THCS là cầu nối các môn học
khác và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp các em trở thành con người của
xã hội mới năng động và sáng tạo.
Vậy muốn giảng dạy thành công văn thuyết minh trong chương trình Ngữ Văn
8, trước hết cần phải nắm được một số vấn đề sau :
a.

Khái niệm văn thuyết minh.
- Văn bản thyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống

nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) và đặc điểm, tính chất, nguyên nhân … của các


hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải
thích
- Tri thức trong văn thuyết minh đòi hỏi khách quan xác thực, hữu ích cho con
người.
- Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp
dẫn.

b.

Tại sao lại đưa văn bản thuyết minh vào chương trình Ngữ Văn 8.
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình

Tập Làm Văn THCS Việt Nam. Đây là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng
rất phổ biến trong đời sống, từ lâu nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật
Bản,…đã đưa vào chương trình học cho học sinh. Chính vì vậy, có thể nói đây là kiểu
văn bản hoàn toàn mới, chưa có trong chương trình và sách giáo khoa Tập Làm Văn
trước đây. Nhưng nói mới là so với chương trình và sách giáo khoa thôi, chứ không
mới so với yêu cầu thực tế của đời sống.
Văn bản thuyết minh còn là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng cùng
lí do phát sinh, quy luật phát triển, biến hóa của sự vật nhằm cung cấp tri thức, hướng
dẫn cách sử dụng cho con người. Văn bản thuyết minh được sử dụng trong nhiều
ngành nghề khác nhau. Mua một cái máy như tivi, máy bơm, máy cày…đều phải kèm
theo bản thuyết minh để ta hiểu tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản . Mua
một hộp bánh, trên đó cũng có ghi xuất sứ, thành phần các chất làm nên bánh, ngày
sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng tịnh…Đến một danh lam thắng cảnh, trước cổng
vào thế nào cũng có ghi lời giới thiệu lai lịch, sơ đồ thắng cảnh. Ra ngoài phố, ta gặp
các bảng quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Cầm quyển sách, bìa sau có thể có lời giới
thiệu tóm tắt nội dung. Trong sách giáo khoa có bài trình bày thí nghiệm hoặc trình
bày sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử nhà văn, giới thiệu tác phẩm được trích…Tất cả


đều là văn bản thuyết minh. Như vậy, trong đời sống hàng ngày không lúc nào ta thiếu
được văn bản thuyết minh.
Do vậy, đưa văn bản thuyết minh vào Ngữ Văn 8 là cung cấp cho học sinh một
kiểu văn bản thông dụng, rèn luyện kĩ năng trình bày các tri thức có tính chất khách
quan, khoa học, nâng cao năng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh. Hay nói một cách
khác đưa văn bản thuyết minh vào Ngữ Văn 8 là đáp ứng yêu cầu đời sống xã hội hiện

nay, đào tạo một năng lực cần thiết mà học sinh ta xưa nay chưa được học chính thức.
Hiểu được những lý do trên sẽ giúp tôi có hiểu biết sâu sắc hơn về văn bản
thuyết minh và sẽ thấy nhẹ nhàng hơn, cũng như không còn quá lo sợ học sinh sẽ
không tiếp thu được, không biết lấy tư liệu từ đâu để làm bài nữa. Đồng thời, bước đầu
thực hiện được nguyên tắc giúp học sinh hòa nhập vào xã hội, giúp các em sau này bớt
bị bỡ ngỡ, lúng túng trước những vấn đề đặt ra.
c. Nội dung văn bản thuyết minh trong Ngữ Văn 8.
Như chúng ta biết SGK chương trình Ngữ Văn THCS được xây dựng theo nguyên
tắc “đồng tâm” hai vòng : vòng I (gồm lớp 6 – 7) vòng 2 (gồm lớp 8 – 9). Nhưng phần
văn bản thuyết minh lại chỉ có ở vòng 2 ( lớp 8). Mặc dù phần văn bản thuyết minh chỉ
được có mặt ở lớp 8 nhưng nó lại có sự tích hợp rất chặt chẽ với các lớp 6, 7, 9 thông
qua các văn bản nhật dụng.
Nội dung giảng dạy thuyết minh ở Ngữ Văn 8 gồm:
1)

Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

2)

Phương pháp thuyết minh

3)

Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

4)

Thuyết minh về một thứ đồ dùng (luyện nói)



5)

Thuyết minh về một thể loại văn học

6)

Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

7)

Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

8)

Thút minh mợt danh lam thắng cảnh

9)

Ơn tập về văn thuyết minh

10)

Chương trình địa phương (phần tập làm văn)
Nắm được những nội dung trên sẽ giúp tôi có kế hoạch và phương pháp truyền

thụ kiến thức phù hợp, không quá ôm đồm nói quá nhiều vấn đề trong một bài giảng
để dẫn đến hết giờ mà kiến thức chính chưa truyền thụ được. Hơn nữa, nắm được điều
này còn giúp tôi có khả năng giúp học sinh tích hợp và củng cớ các văn bản đã học
và đó cũng là một ví dụ chân thực nhất cho bài học.
Ví dụ: Như khi giảng bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ta có thể tích hợp,

liên kết tới văn bản “Động Phong Nha”(ngữ văn 6), “Ca Huế trên sông Hương” (ngữ
văn 7) hay “Cầu Long biên_chứng nhân lịch sử” (ngữ văn 6)…
d. Một số lưu ý khi giảng dạy văn bản thuyết minh.
*) Đặc điểm:
Đặc điểm quan trong nhất để phân biệt kiểu văn bản thuyết minh với các kiểu
văn bản khác đó chính là trình bày kiến thức khách quan về đối tượng. Đối tượng này
có thể là nguời là cơ quan là đồ vật, là loài vật hay động vật, là di tích văn hóa, là một
cuốn sách, hay một phương pháp làm việc nào đó… mà nhiệm vụ của văn thuyết minh
là phải cung cấp tri thức khách quan về đối tượng, giúp con người có được sự hiểu biết
một cách đúng đắn và đầy đủ về đối tượng đó. Vì là kiến thức khách quan nên người


làm không thể hư cấu, bịa đặt tưởng tượng hay suy luận. Nghĩa là tri thức phải phù
hợp với thực tế và không đòi hỏi người làm phải bộc lộ cảm xúc cá nhân của mình.
Người viết phải tôn trọng sự thật, không vì lòng yêu ghét của mình mà thêm thắt cho
đối tượng. Vì thế nó đòi hỏi học sinh phải quan sát, điều tra, phải tích lũy, hệ thống
hóa mới viết được bài. Điều này nâng cao ý thức khoa học cho học sinh.
Ví dụ: Khi giới thiệu một cuốn sách học sinh phải cho biết sách của ai, thể loại
gì, xuất bản năm nào, ở đâu, nội dung gồm những mục gì, sách dày hay mỏng, cần
thiết đối với ai…Nếu đọc kỹ phải giới thiệu sách nêu vấn đề gì. Hay muốn giới thiệu
về một tác giả nào đó thì phải giới thiệu được họ tên đầy đủ (bí danh nếu có), ngày
tháng năm sinh, năm mất, quê quán, thể loại thành công nhất của tác giả, tác phẩm tiêu
biểu nhất của tác giả…Tìm hiểu kĩ hơn thì có thể viết về xuất thân của tác giả, những
thăng trầm của cuộc đời tác giả …
Ngoài ra văn thuyết minh còn có tính chất thực dụng, cung cấp tri thức là chính
nên không nhất thiết phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay cái đẹp như tác
phẩm văn học. Tuy nhiên nếu viết có cảm xúc, biết gây hứng thú cho người đọc thì
vẫn tốt .
Ví dụ: Nếu giới thiệu về một loài hoa có thể bắt đầu bằng việc miêu tả vẻ đẹp
của hoa, gợi cảm xúc chung về loài hoa ấy rồi mới thuyết minh cũng rất hay .Khi giới

thiệu về một danh lam thắng cảnh nào đó trước khi giới thiệu ta có thể giới tiệu vài nét
về quang cảnh, vẻ đẹp chung, toàn cảnh để gợi cho người đọc (nghe) cảm giác như
được hòa mình, đắm mình trong quang cảnh này càng tốt, hiệu quả đạt được sẽ cao
hơn.
*) Phương pháp thuyết minh
Nếu như nói tri thức về đối tượng cần thuyết minh là vô cùng quan trọng trong
bài văn thuyết minh. Thì phương pháp thuyết minh cũng đóng vai trò quan trọng


không kém cho việc thành công của một bài văn thuyết minh. Nên để làm được một
bài văn thuyết minh hay thì nhất thiết phải có phương pháp phù hợp với từng đối
tượng thuyết minh. Nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh biết cách sử dụng các
phương pháp sao cho hiệu quả nhất đối với từng đối tượng.
Ví dụ: để thuyết minh về cái quạt máy thì phương pháp phân chia đối tượng
thành các bộ phận là phù hợp nhất. Để làm được đề này thì ta có thể chia chiếc quạt
máy thành hai hệ thống chuyển động và hệ thống bảo vệ rồi sau đó lần lượt đi thuyết
minh từng hệ thống. Hay để thuyết minh về tác hại của việc hút thuốc lá thì ta lại phải
sử dụng chủ yếu là phương pháp liệt kê, đưa số liệu để giúp người đọc có thể thấy rõ
được ảnh hưởng to lớn của thuốc lá đến sức khỏe con người cũng như đến môi trường
xung quanh.
*) Đề văn thuyết minh
Đề tập làm văn thường có hai dạng: một là đề văn có mệnh đề, xác định nhu
cầu, phạm vi bài văn (như thuyết minh về chiếc quạt máy, thuyết minh về chiếc áo dài
Việt Nam…). Hai là đề văn chỉ nêu đề mục, không có mệnh lệnh cụ thể. Loại đề thứ
hai này thường chỉ nêu đối tượng thuyết minh, đòi hỏi học sinh phải cụ thể hóa, lựa
chọn đối tượng cụ thể cho bài viết của mình. Và ngữ văn 8 dùng cả hai loại đề này
nhưng nhiều trương hợp nghiêng về kiểu thứ hai để phát huy vai trò chủ động của học
sinh.
Ví dụ: Đề chỉ cần nêu “Chiếc nón lá Việt Nam” là học sinh đề đề yêu cầu viết
bài thuyết minh, giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. Hay đề nêu “Giới thiệu về một

món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giày, phở, cốm…)” thì học sinh có thể lựa chọn
một đối tượng cụ thể mà mình hiểu biết để thuyết minh, không nhất thiết bắt buộc phải
thuyết minh về một đối tượng mình ít hiểu biết. Ở những đề kiểu này giáo viên có thể
cho học sinh tự chọn đối tượng mà mình hiểu biết, yêu thích như vậy bài làm của các
em sẽ đạt kết quả cao hơn.


*) Ngôn ngữ
Bên cạnh những chú ý ở thêm thì ta cũng cần hết sức chú ý đến ngôn ngữ của
bài văn thuyết minh. Chính ví bài văn thuyết minh luôn luôn đòi hỏi phải khách quan,
khoa học. Nên ngôn ngữ của bài văn thuyết minh cũng yêu cầu chính xác, gọn, sáng
rõ. Tránh dài dòng và mập mờ không rõ nghĩa. Nhưng trong các trường hợp thuyết
minh mang tính nghệ thuật, Ví Dụ như con kiến tự kể về loài kiến thì có thể tưởng
tượng người kể đóng vai con kiến, nhưng tri thức về loài kiến phải tuyệt đối chính xác.
*) Phân biệt văn thuyết minh với các kiểu văn khác
Khác với văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính cơng vụ, văn
bản thưyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, giúp con nguời hiểu
biết đuợc đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biến cách sử dụng chúng vào
mục đích có lợi. Cịn nó khác với tư sự vì nó khơng địi hỏi miêu tả cụ thể cho người
đọc cảm thấy đuợc, hình dung ra đuợc, mà cốt làm cho người ta hiểu. Khác với văn
nghị luận vì cái chính ở đây là trình bày ngun lí, quy luật, cách thức …chứ không
phải là luận điểm, suy luận, lí lẽ. Khác với văn hành chính – cơng vụ vì nó khơng trình
bày quyết định, nguyện vọng, thơng báo của ai đối với ai.
Trong chương trình Ngữ Văn THCS học sinh cũng đã được học cách giải thích
trong nghị luận. Nhưng nghị luận giải thích chủ yếu là dùng dẫn chứng, lí lẽ để làm
sáng tỏ vấn đề. Ở văn bản thuyết minh lại là giải thích bằng cơ chế, quy luật của sự
vật, cách thức sử dụng và bảo quản đồ vật …hay nói cách khác là giải thích bằng tri
thức khoa học .
Như vậy, văn bản thuyết minh là một kiểu văn bản riêng, mà các loại văn bản
khác không thay thế được. Mặc dù, trong bài thuyết minh ở đâu đó ta vẫn thấy bóng

dáng của các văn bản trên.


*) Cuối cùng là ta cần phải hết sức quan tâm đến tính tích hợp ngang, tích hợp
dọc trong cùng phân mơn Ngữ Văn. Văn thuyết minh có mối quan hệ hết sức mật thiết
với văn bản nhật dụng. Từ những văn bản nhật dụng này giúp học sinh biết cách làm
một bài văn thuyết minh hay hơn, cũng như cung cấp cho học sinh rất nhiều thông tin
về viết bài. Và đưa học sinh đến gần hơn với đời sống hằng ngày. Cũng chính những
văn bản nhật dụng này là ví dụ cụ thể, chân thực cho các phương pháp thuyết minh.
Khơng chỉ có vậy, văn thuyết minh cịn có mối quan hệ mật thiết với các mơn học
khác như Địa lí, Lịch sử, Sinh học, Hố học, Tốn học,…Trong trường THCS
Ví dụ: Để giới thiệu được về một danh lam thắng cảnh nào đó ta phải biết được
quá trình hình thành và phát triển của nó; phải biết được nó nằm ở vị trí nào, sâu bao
nhiêu, rộng bao nhiêu, hình dáng nó như thế nào, mơi trường cảnh quan xung quanh ra
sao…Tất cả những điều này ta không thể bịa ra được mà phải tra cứu trong những
sách chun mơn mới có được.
Từ những điều trên sẽ giúp học sinh có khả năng liên hệ, có kĩ năng quan sát,
phân tích và biết kết hợp các mơn học trong THCS. Đặc biệt là giúp học sinh tiếp cận
với đời sống xã hội.
e. Phương pháp dạy văn thuyết minh
Chúng ta điều biết học sinh chỉ hiện ra đầy đủ và toàn điện nhất rong mối quan
hệ với giáo viên và với tác phẩm. Do đó, họ vừa là đối tượng của hoạt động dạy lại
vừa là chủ thể của hoạt động học. Cho nên, họ tích cực, năng động tự mình dựa vào sự
hướng dẫn của giáo viên để có thể phát triển tồn diện, thực chất về óc thẩm mĩ, khả
năng quan sát, kĩ năng tạo lập văn bản…Từ đó, giáo viên phải có những phương pháp
đúng đắn để có thể phát huy hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.


Hiểu được những điều trên khi giảng dạy tôi đã chú ý để có thể kết hợp nhiều
phương pháp vào giảng dạy văn thuyết minh như các thể loại văn khác trên cơ sở xác

định phương pháp chính gắn với tính chun biệt của mơn học.
Nhìn khái qt có thể nói việc dạy học làm văn bao gồm hai việc chính : dạy lí
thuyết và dạy thực hành. Khi giảng dạy, giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp
khác nhau: phương pháp phân tích mẫu, luyện tập theo mẫu ; phương pháp dạy thực
hành ; phương pháp giao tiếp có thể xem là phương pháp cơ bản, phổ biến trong khoa
học – kĩ thuật dạy học hiện đại….
Có thể kết hợp cả phương pháp truyền thống và các phương pháp mới để giảng
dạy tuỳ vào từng bài, từng đối tượng học sinh cho phù hợp.
Một số phương pháp sau:
- Phương pháp thuyết trình kết hợp với minh hoạ giảng giải .
- Phương pháp đàm thoại kết hợp với phân tích, chứng minh.
- Phương pháp nêu vấn đề (kích thích tư duy sáng tạo của học sinh).
- Phương pháp thảo luận nhóm .
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thống kê số liệu, nghiên cứu tài liệu (sưu tầm).
- Phương pháp viết đoạn văn ngắn.
Riêng các phương pháp thảo luận nhóm, quan sát thống kê số liệu, nghiên cứu
tài liệu (sưu tầm) không nhất thiết phải thực hiện trong tiết học. Tuỳ vào từng bài mà
giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện như: Giáo viên có thể giao bài cho từng nhóm


làm trước hoặc sau tiết học. Sau đó cử học sinh đại diện lên trình bày phần đã chuẩn
bị.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Những vấn đề và phương hướng nêu trên được áp dụng trong việc soạn giảng
phần văn thuyết minh Ngữ Văn 8, tại trường trung học cơ sở Na Sang cụ thể :
1) Bài “Phương pháp thuyết minh” Ngữ văn 8, Tập I
a) Mặc dù đây là tiết tập làm văn nhưng giáo viên cũng không thể không chú ý
đến cách giới thiệu bài mới của mình. Để sao cho học sinh có tâm thế học tập thoải
mái, hứng thú khi bước vào tiết học. Chính vì vậy ở bài này ta có thể giới thiệu bằng

nhiều cách khác nhau như:
- Cách 1: Đặt ra một tình huống cho học sinh trả lời:
Theo các em, làm thế nào để qua sông mà không cần lội xuống nước ? (học sinh
trả lời: đi qua cầu, đi đò, đi phà …) Hay làm thế nào để học tốt ? (học sinh trả lời: học
tập chăn chỉ, làm bài tập soạn bài đầy đủ, chú ý lắng nghe …). Đó chính là cách thức,
phương pháp để giải quyết vấn đề. Đối với bài văn thuyết minh cũng vậy, muốn làm
được tốt thì phải có phương pháp phù hợp. Vậy văn thuyết minh có những phương
pháp nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học này.
- Cách 2: Chúng ta đã biết văn thuyết minh rất cần thiết trong cuộc sống để mở
rộng tri thức cho con người. Ở tiết học trước các em đã nắm đuợc vai trị và vị trí của
văn thuyết minh. Hôm nay, trong tiết học này chúng ta cùng nhau tìm hiểu các phương
pháp của văn thuyết minh. Xem văn thuyết minh có những phương pháp nào?


b) Sau khi đã giới thiệu bài xong tôi đưa cho học sinh đề bài “ Giới thiệu về bản
Na sang của em” và hỏi muốn có được những tri thức để làm bài văn thuyết minh trên
thì em cần phải làm gì? Và gợi dẫn cho học sinh thấy được:
Để làm được bài văn thuyết minh phải có tri thức về đối tượng đó. Mà muốn có
tri thức về đối tượng thì trước hết phải biết quan sát. Quan sát khơng phải chỉ đơn
thuần là nhìn, xem mà cịn phải quan sát phát hiện đặc điểm tiêu biểu của sự vật, phân
biệt cái chính, cái phụ. Đặc điểm tiêu biễu có ý nghĩa phân biệt sự vật này với sự vật
khác vì như cao, thấp, dài, ngắn, to, bé, vng ,trịn, … Thứ đến phải biết tra cứu từ
điển, sách giáo khoa. Thứ ba là biết phân tích, ví dụ đối tượng có thể chia làm mấy bộ
phận, mỗi bộ phận có đặc điểm gì, quan hệ của các bộ phận ấy với nhau ra sao.
c) Tôi chỉ dành thời gian khoảng 5 -7 phút cho hai hoạt động trên cịn thời gian
cịn lại tơi sẽ để tìm hiểu các các phương pháp. Bởi phương pháp thuyết minh là vấn
đế then chốt của bài văn thuyết minh. Nắm được phương pháp học sinh sẽ phải ghi
nhận thông tin nào, lựa chọn những số liệu nào để thuyết minh cho sự vật, hiện tượng.
Nếu hiểu cấu tạo của sự vật thì phải trình bày sự vật theo các thành phần cấu tạo của
nó. Nếu hiểu sự vật theo q trình hình thành của nó thì phải trình bày theo q trình

đó từ trước đến sau. Nếu sự vật có nhiều phương diện và bộ phận thì lần lượt thì trình
bày từng phương diện, bộ phận một cho đến hết. Như thế là trình bày theo trình tự đặc
trưng của bản thân sự vật.
Có rất nhiều phương pháp thuyết minh được giới thiệu trong bài. Và như ở trên
tơi đã trình bày văn thuyết minh có mối quan hệ mật thiết với các môn học khác trong
trường THCS Na Sang cũng như tích hợp với văn bản nhật dụng rất nhiều. Cụ thể như
một số phương pháp sau:
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: với phương pháp này ta có thể bắt gặp
ở trong tất cả các môn học trong nhà trường hay bất kì một các hiện tượng nào trong
cuộc sống hàng ngày.


Ví dụ:
Như mơn Giáo Dục Cơng Dân: Đạo đức là gì ? Đạo đức là những qui định,
những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với thiên nhiên và môi
trường sống, được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện.
Ở môn Âm Nhạc: nhịp là nhịp như thế nào? Nhịp là trong một ơ nhịp có 2
phách, 1 phách mạnh và1 phách nhẹ.
Ở môn Sinh học : Hơ hấp là gì? Hơ hấp là q trình không ngừng cung cấp O2
cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. Và đây cũng là
phương pháp mà học sinh sẽ phải luyện tập nhiều để tránh những lỗi thường gặp như
định nghĩa quá rộng, quá hẹp hay trùng lặp, không làm cho người đọc nhận thức được
sự vật.
Hay trong cuộc sống hàng ngày cũng phải sử dụng phương pháp này rất nhiều.
Ví dụ: Mưa là gì? Bão là gì? Tại sao có mưa, có bão? Để làm được điều này địi hỏi
học sinh phải có khả năng diễn đạt lưu loát mạch lạc, rõ ràng. Và đồng thời phần lớn
các câu được sử dụng phương pháp này đều có vị trí đầu bài, đầu đoạn, giữ vai trị vai
trò là giới thiệu. Và trong văn thuyết minh cũng sử dụng phương pháp này khá phổ
biến.
- Phương pháp nêu ví dụ, liệt kê. Đây là phương pháp thường dùng nhất trong

các bài giảng của tất cả giáo viên thuộc tất cả các phân mơn. Tơi có thể cho học sinh
tích hợp các văn bản nhật dụng đã học ở những đoạn đặc biệt như :
+ “ Đặc biệt bao bì ni lơng màu đựng thực phẩm làm ơ nhiễm thực phẩm do
chứa các kim loại như chì, ca-đi-ni, gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư
phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lơng thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc
biệt là chất đi-o-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nơn ra máu, ảnh hưởng đến


các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và
các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh”.
(Thông tin về ngày trái đất năm 2000)
+ “Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến nhất là trong các
câu hò đối đáp trí thức, ngơn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú, chèo cạn, bài
thai, hò đưa linh buồn bã, hị giã gạo, ru em, giã vơi, giã điệp, bài chịi, bài tiệm, nàng
vung náo nức nồng hậu tình người. Hị lơ, hị ơ, xây lúa, hị nện gần gũi với dân ca
Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm
hồn “Huế”.
(Ca Huế trên sông Hương)
- Phương pháp đưa số liệu : ở phương pháp này thì hầu như phân mơn nào cũng
có. Giáo viên có thể cho tích hợp với các văn bản nhật dụng đã học như văn bản “Cầu
Long Biên – Chứng nhân lịch sử” có đoạn “Chiều dài của cầu là 2290m (kể cả phần
dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn) … nặng tới 17 nghìn tấn”. Hay văn bản “Ơn
dịch thc lá” trong đoạn “Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết
trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do hút thuốc lá”
Bên cạnh đó, ta cũng có thể cho học sinh liên hệ đến môn khác như môn Lịch
sử: “Ngay khi vừa mới ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã phải đối mặt với ba
thứ giặc hung dữ: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Nạn đói hồnh hành đã làm
cho hơn 2 triệu đồng bào chết đói, trên 95% dân số mù chữ, miền Bắc hơn 20 vạn
quân Tưởng, Miền Nam trên 15 vạn quân Pháp lăm le xâm lược nước ta”.
- Phương pháp phân loại, phân tích: đối với sự vật đa dạng, nhiều cá thể thì nên

phân loại để trình bày cho rõ ràng. Một đối tượng có nhiều bộ phận, nhiều mặt thì
phân ra từng bộ phận, từng mặt mà trình bày lần lượt. Ví dụ trong văn bản “ Ca Huế


trên sông Hương” tác giả đã tách ra để thuyết minh : thuyết minh về các làn điệu dân
ca; các loại nhạc công, ca công; … Hay trong môn Sinh học muốn giới thiệu về một
cây thì ta chia ra hai bộ phận: rễ, thân, cành, lá,… Muốn giới thiệu về đặc điểm cấu
tạo của các cơ quan hô hấp ở người thì ta chia thành các cơ quan ở đường dẫn khí và
hai lá phổi, Trong đó, đường dẫn khí bao gồm mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế
quản. Cịn hai lá phổi thì có lá phổi phải có 3 thuỳ và lá phổi trái có 2 thuỳ.
d) Ngồi những cách làm trên tơi cịn cho học sinh tự viết một đoạn văn có sử
dụng một trong các phương pháp thuyết minh. Tất nhiên, để thực hiện thêm yêu cầu
thì khơng thể đủ thời gian nên tơi cho học sinh về nhà làm tiết sau đứng lên đọc trước
lớp. Làm như vậy vừa giúp các em hiểu rõ hơn các phương pháp thuyết minh, vừa
giúp các em củng cố kĩ năng viết đoạn văn vốn còn yếu, lại vừa giúp các em phát huy
được tính sáng tạo, tích cực của mình.
Thơng thường để làm được 1 bài thuyết minh hay thì người viết phải kết hợp
nhiều phương pháp nhưng lựa chọn một phương pháp chính.
2. Bài thuyết minh về phương pháp (cách làm)
a) Giảng dạy tốt bài này là ta đã được bước đầu thực hiện nguyên tắc đưa các
em đến với cuộc sống, hoà nhập với cuốc sống thường nhật nên tơi có thể tích hợp với
kiến thức các môn khác, với bô môn Ngữ Văn, tôi vưà có thể từ cái trước mắt có tính
cập nhật và thời sự, chỉ ra ý nghĩa, phương pháp, cách làm một việc có ý nghĩa lâu dài.
Do chức năng đề tài, tính chất của văn thuyết minh nên chúng ta có quyền và cần cho
học sinh liên hệ tới một phạm vi rộng rãi mà khơng q gị bó trong khuôn khổ của
quan niệm văn chương hẹp về “chất văn” tức khơng q gị bó theo tiêu chuẩn của văn
chương như thơ, tiểu thuyết, bút ký … Hồn tồn có thể cho học sinh liên hệ trực tiếp
về vấn đề đang học với địa phương mình, với gia đình và bản thân.



b) Và để giảng dạy bài này đạt kết quả tốt, trước khi học bài tôi giao cho học
sinh về nhà thuyết minh trước về cách nấu một món ăn – đây là việc làm quá quen
thuộc trong đời sống hàng ngày nên khơng có gì q khó đối với học sinh. Và xem
trước một số thí nghiệm, cách trình bày thí nghiệm ở các mơn Sinh học, Vật lí, Hố
học, … Để đến tiết học các em lên trình bày. Làm như thế nào vừa đỡ mất thời gian
tìm hiểu ở trên lớp, vừa giúp các em thấy kiến thức không quá nặng nề và khô khan.
Đồng thời, làm vậy ta cịn phát huy được tính chủ động, tích cực của các em trong việc
chiếm lĩnh tri thức, từ đó khắc sâu và nhớ lâu hơn.
Mà để làm được việc đó, trước hết các em cần phải biết quan sát, quan sát
không phải chỉ là một khách thể bên ngồi mà là hoạt động có mục đích trừu tượng
hơn. Và biết tự tìm tịi, nghiên cức, tích luỹ kiến thức. Cũng như biết vận dụng các
kiến thức đó vào bài.
Còn đối với những học sinh khả năng thuyết minh chưa tốt thì các em có thể
sưu tầm một số bài giới thiệu sản phẩm (mẫu quảng cáo), hướng dẫn cách sử dụng một
số đồ dùng dụng cụ… Từ đó các em có thể vận dụng chúng vào làm bài văn thuyết
minh của mình khi cần. Với việc làm này, tất cả các đối tượng học sinh đều có nhiệm
vụ phù hợp với khả năng của mình. Như vậy, có thể thu hút được các em vào hoạt
động nhất là các em yếu, kém, làm cho các em mất đi sự rụt rè, thờ ơ và tự ti vốn có.
Đương nhiên người giáo viên cũng phải chẩn bị thật tốt cơng việc của mình. Đó
là sự tìm tịi, nghiên cứu, sưu tầm và hỏi đồng nghiệp để có thể giới thiệu cho các em
một thí nghiệm đơn giản.
Nếu kết hợp tốt hai hoạt động thì tiết học này sẽ nhẹ nhàng và sinh động. Không
phải nhồi nhét, áp đặt mà các em vẫn khắc sâu kiến thức một cách dễ dàng.
c) khi bắt đầu tiết học tôi gọi đại diện từng nhóm, cá nhân lên trình bày phần
chuẩn bị ở nhà (có thể viết sẵn trên giấy Rơki, tờ lịch hoặc vừa viết lên bảng vừa


thuyết minh). Gọi học sinh nhận xét và rút ra dàn bài chung cho phương pháp, cách
làm.
Tiếp theo tôi cho học sinh quan sát một thí nghiệm đơn giản mà tơi đã hỏi ở

giáo viên Vật lí. Để qua đó giúp các em rèn kĩ năng quan sát, vừa giúp các em nhận ra
phương pháp làm một thí nghiệm hay một đồ chơi … nói chung.
+ Thí nghiệm của giáo viên:
Thí nghiệm về tính dẫn nhiệt của chất lỏng (Mơn Vật lý 8)
(1) Dụng cụ gồm có:
-

Một đèn cồn

-

Một ống nghiệm

-

Một cục sáp

-

Một ít nước

(2)_Tiến hành thí nghiệm.
Đầu tiên, ta bỏ cục sáp vào ống nghiệm rồi đổ nước vào trong ống nghiệm đó.
Tiếp theo, ta từ từ đưa miệng ống nghiệm vào ngọn lửa của đèn cồn. Sau khoảng hai
phút, nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi lúc này quan sát dưới đáy của ống
nghiệm, ta thấy sáp vẫn khơng bị tan chảy. Điều đó chứng tỏ nhiệt ở miệng ống không
truyền xuống đáy của ống nghiệm.
(3) Kết luận: Chất lỏng dẫn nhiệt kém.



Sau khi học xong bài này tơi dặn dị các em về nhà tự mình làm một đồ chơi
đơn giản (ơng già Noel, quả cịn, một cây sáo...) để các em càng khắc sâu hơn kiến
thức. Và nếu được thì các em tự trình bày vào các tiết sau.
3. Bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh có bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường sơn sớm chiều (……)
Hay “ Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”
(Hồ Chí Minh)
Việt Nam một lãnh thổ giàu đẹp, có núi và đồng bằng kết hợp theo một tỷ lệ hợp
lý; có nguồn nhiệt ẩm phong phú, có sơng ngịi rậm rạp và nhiều nước; có biển liền kề
bao quanh thơng ra đại dương, dưới đáy biển giàu khống sản, nhiều tôm cá, lại phủ
một lớp sinh vật nhiều tầng nhiều lớp. Hơn nữa, lại được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng
cho biết bao danh lam thắng cảnh tuyệt mĩ. Hầu như, đi bất kì đâu trên lãnh thổ Việt
Nam ta đều được ngắm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì vĩ đó. Nhưng làm thế nào để ta có
thể giới thiệu với bạn bè, người thân nhất là những du khách trong và ngoài nước (nếu
có) về vẻ đẹp đó. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trình tự thuyết minh đó.
Để có thể thuyết minh được về một danh thắng nào đó, ngoài phải quan sát, tìm
hiểu, sử dụng các phương pháp thuyết minh và một vài điểm quan trọng khác thì
người viết phải hiểu biết về lịch sử, những điều không thể quan sát trực tiếp được mà
chỉ có thể tích lũy bằng học tập, nghiên cứu. Nói như vậy có nghĩa là các em phải biết
được vị trí địa lí của thắng cảnh nằm ở đâu, thắng cảnh có những bộ phận nào, diện


×