Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Ô NHIỄM môi TRƯỜNG KHÔNG KHÍ các KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.34 KB, 9 trang )

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM
MỤC LỤC:
Phần I: Đặt vấn đề.
Phần II: Định nghĩa.
Phần III: Hiện trạng ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp.
Phần IV: Nguyên nhân.
Phần V: Một số giải pháp nhằm giải quyết ô nhiễm không khí tại các khu công nghiệp.
NỘI DUNG:
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, sự phát triển của KCN đã tạo sức ép không nhỏ
đối với môi trường
+ Với đặc thù là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh
vực khác nhau, nếu công tác bảo vệ môi trường không được đầu tư đúng mức thì chính
các KCN trở thành nguồn thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm
môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của cộng đồng xung quanh và tác
động xấu lên hệ sinh thái nông nghiệp và thủy sinh.
+ Báo cáo sau đây tập trung làm rõ hiện trạng, nguyên nhân và đề xuất các giải
pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí ở các KCN Việt Nam
PHẦN II: ĐỊNH NGHĨA
1.1. Định nghĩa:
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt chất lạ hoặc có sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả
mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa
2.2 Các nguồn gây ô nhiễm:
• Nguồn gây ô nhiễm thiên nhiên: Núi lửa, cháy rừng, bão bụi, quá trình phân
huỷ, thối rữa xác động thực vật, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên.
• Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo: Rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công
nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao
thông.
2.3 Nguyên nhân ô nhiễm không khí tại các khu công nghiệp.


+ Quá trình đốt nhiên liệu thải rất nhiều khí độc qua các ống khói của các nhà
máy vào không khí.
+ Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi
ra ngoài bằng hệ thống thông gió
+ Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm:
nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực
phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ
PHẦN III: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KCN
3.1 Đặc trưng khí thải KCN
+ Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng theo
từng loại hình công nghệ. Rất khó xác định tất cả các loại khí gây ô nhiễm, nhưng có
thể phân loại theo từng nhóm ngành sản xuất chính tại các KCN.
+ Khu vực phía Nam, đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam là nơi tập trung nhiều
KCN nhất, cũng là nơi có phát thải chất ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất.
Tiếp đến là các vùng KTTĐ Bắc Bộ, miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long
+ Theo kết quả quan trắc, chất lượng môi trường không khí xung quanh của
nhiều cơ sở sản xuất trong các KCN về cơ bản là tốt, số liệu quan trắc khí thải các cơ
sở đạt QCVN. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu do hoạt động của các
nhà máy thuộc các KCN cũ, vận hành với công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm hoặc chưa
được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài, vì vậy hầu
hết các thông số quan trắc như bụi, CO và SO2 không đạt QCVN.
+ Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm không khí bên trong cơ sở sản xuất của các
KCN lại đang là vấn đề cần quan tâm. Một số loại hình sản xuất trong các KCN đang
gây ô nhiễm không khí tại chính các cơ sở sản xuất và tác động không nhỏ đến sức
khoẻ của người dân lao động bên trong và dân cư gần các cơ sở sản xuất.
+ Chất lượng môi trường không khí tại các KCN, đặc biệt các KCN cũ, tập
trung các nhà máy có công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử
lý khí thải, đã và đang bị suy giảm.
+ Ô nhiễm không khí tại KCN chủ yếu bởi bụi, một số KCN có biểu hiện ô

nhiễm CO, SO2 và tiếng ồn. Các KCN mới với các cơ sở có đầu tư công nghệ hiện
đại và hệ thống quản lý tốt thường có hệ thống xử lý khí thải trước khi xả ra môi
trường nên thường ít gặp các vấn đề về ô nhiễm không khí hơn.
+ Tình trạng ô nhiễm bụi ở các KCN diễn ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa
khô và đối với các KCN đang trong quá trình xây dựng. Hàm lượng bụi lơ lửng trong
không khí xung quanh của các KCN qua các năm đều vượt QCVN.
+ Theo ước tính của Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng
5/2009, tổng lượng bụi thải ra gây ô nhiễm không khí từ các KCN thuộc các tỉnh của 4
vùng KTTĐ năm 2009 là 91.658 kg/ngày (trong đó vùng KTTĐ Bắc Bộ là 22.173
kg/ngày, vùng KTTĐ miền Trung là 8.409 kg/ngày, vùng KTTĐ phía Nam là 59.116
kg/ngày vàvùng KTTĐ Đồng bằng Sông Cửu Long là 1.959 kg/ngày).
Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh
một số KCN miền Bắc và miền Trung từ năm 2006 - 2008
Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2009
Phân tích:
Tại Cái Lân Quảng Ninh: năm 2007 là thời gian có Hàm lượng bụi lơ lửng trong
không khí cao nhất.
3.2 Ô nhiễm CO, SO2 và NO2 chỉ diễn ra cục bộ tại một số KCN
+ Nồng độ khí CO, SO2 và NO2 trong không khí xung quanh các KCN hầu hết đều
nằm trong giới hạn cho phép.
+ Tại một số KCN, do công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc do doanh nghiệp không lắp đặt
hệ thống xử lý khí thải, hiện tượng ô nhiễm CO, SO2 và NO2 vẫn diễn ra.
Theo ước tính của Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 5/2009,
tổng lượng chất thải gây ô nhiễm không khí từ các KCN thuộc các tỉnh của 4
vùng KTTĐ năm 2009 như sau:
TT Khu vực
Thải lượng (kg/ngày)
CO SO2 SO2
1 Vùng KTTĐ Bắc Bộ 6.419 397.872 41.617
2 Vùng KTTĐ miền Trung 2.435 150.900 15.784

3 Vùng KTTĐ phía Nam 17.115 1.060.785 110.957
4 Vùng KTTĐ ĐB S. Cửu Long 567 35.154 3.677
Tổng cộng: 26.536 1.644.711 91.658

3.3 Ô nhiễm các khí khác - đặc thù cho các loại hình sản xuất
Tại các KCN, bên cạnh những ô nhiễm thông thường như bụi, SO2, NO2, CO,
còn cần quan tâm đến một số khí ô nhiễm đặc thù do loại hình sản xuất sinh ra như hơi
axit, hơi kiềm, NH3, H2S, VOC Nhìn chung những khí này vẫn nằm trong ngưỡng
cho phép. Mặc dù vậy, cũng cần phải lưu ý đến việc kiểm soát các hơi khí độc trong
khu vực KCN.
Nồng độ NH3 trong không khí xung quanh KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội) năm
2006 - 2008
Nguồn: TCMT, 2009
PHẦN III. NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KCN
3.1. Nguyên nhân trực tiếp
Ô nhiễm không khí ở các KCN mang tính cục bộ, tập trung nhiều ở các KCN cũ, do
các nhà máy trong KCN sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ
thống xử lý khí thải.
Theo số liệu báo cáo của các địa phương và khảo sát thực tế thì hiện nay nhiều cơ sở
sản xuất trong các KCN đã lắp đặt hệ thống xử lý ô nhiễm khí trước khi xả thải ra môi
trường, mặt khác do diện tích xây dựng nhà xưởng tương đối rộng, nằm trong KCN,
phần nhiều tách biệt với khu dân cư nên tình trạng khiếu kiện về gây ô nhiễm môi
trường do khí thải tại các KCN chưa bức xúc như đối với vấn đề nước thải và chất thải
rắn.
Xả khói gây ô nhiễm môi trường từ nhà máy trong một khu công nghiệp ở TP.
Hồ Chí Minh
Rò rỉ bụi từ dây chuyền sản xuất xi măng
3.2. Nguyên nhân gián tiếp
+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đầy đủ
+ Việc phân cấp trách nhiệm đối với các đơn vị có liên

quan còn một số bất cập
+ Chức năng của các đơn vị tham gia quản lý còn chồng
chéo
+ Quy hoạch phát triển KCN chưa thống nhất, thiếu khoa
học
+ Việc triển khai các công cụ quản lý chưa thực sự hiệu quả
+ Việc áp dụng công cụ kinh tế thông qua hình thức thu phí môi trường đối với
khí thải chưa có chế tài
+ Nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường KCN còn yếu, ý thức BVMT của
chủ đầu tư và các doanh nghiệp trong KCN chưa tốt
PHẦN IV. CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KCN
4.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường các KCN
- Phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hướng tổ chức quản lý
tập trung.
- Tăng cường năng lực cán bộ quản lý bảo vệ môi trường KCN.
- Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị có liên quan: giữa Trung ương và địa
phương trong việc triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường KCN; giữa các cơ quan
quản lý nhà nước có liên quan trong kiểm tra, giám sát, ngăn chặn các hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN
4.2. Rà soát, bổ sung các văn bản, chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trường
KCN
• Các văn bản đã ban hành liên quan đến việc phân cấp quản lý môi trường
KCN.
• Phát triển các chính sách cho phép và khuyến khích việc xây dựng Quy định
quản lý môi trường nội bộ KCN.
• Tạo hành lang pháp lý hoàn thiện cho công tác bảo vệ môi trường KCN.
4.3. Tăng cường thực thi pháp luật bảo vệ môi trường không khí KCN
• Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường
không khí KCN.
• Áp dụng công cụ kinh tế bằng hình thức thu phí môi trường đối với khí thải.

• Tăng cường công cụ thông tin trong bảo vệ môi trường không khí KCN
4.4. Đẩy mạnh việc triển khai công tác bảo vệ môi trường của chính các KCN
- Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống xử lý chất thải tập trung (nước thải, chất
thải rắn) của KCN để tránh phát tán trong không khí gây ô nhiễm không khí.
- Các doanh nghiệp trong KCN thực hiện nghiêm túc việc xử lý bụi thải, khí
thải trước khi thải ra môi trường.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ tự quan trắc và báo cáo môi trường.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các mô hình quản lý và công nghệ sạch,
thân thiện môi trường.
4.5. Quy hoạch KCN
Quy hoạch KCN gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và bảo
vệ môi trường nói chung, bảo vệ không khí nói riêng; bổ sung công tác xây dựng và
thẩm định đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phát triển các KCN;
nghiên cứu việc chuyển đổi các KCN hiện nay thành các KCN thân thiện môi trường,
KCN không khói, tiến tới xây dựng các KCN sinh thái
4.6. Một số giải pháp khuyến khích
- Quản lý BVMT các KCN cần gắn với định hướng phát triển bền vững, chú trọng
phát triển nhanh nền kinh tế và giải quyết thoả đáng các vấn đề xã hội của địa phương.
- Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm, công nghệ
không khói, công nghệ xử lý chất thải, xử lý bụi, khí độc tại các KCN.
- Thu hút vốn đầu tư và đa dạng hoá nguồn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường
KCN.
- Trồng nhiều hàng rào cây xanh xung quanh các KCN.
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác BVMT các KCN; khuyến khích
xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng
đồng, công bố và phổ biến thông tin cho cộng đồng khu vực xung quanh KCN.
PHẦN V: KẾT LUẬN
1. Các KCN hiện đóng vai trò không nhỏ trong sự tăng trưởng của ngành công nghiệp.
Tuy nhiên, hoạt động của các KCN cũng gây ra những bức xúc về môi trường. Cùng
với sự phát triển của các KCN, lượng khí thải và các chất gây ô nhiễm môi trường

không khí cũng gia tăng.
2. Môi trường không khí ở các KCN, đặc biệt là các KCN cũ, đang bị ô nhiễm, do các
nhà máy trong KCN sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử
lý khí thải trước khi thải ra môi trường.
3. Ô nhiễm môi trường không khí từ các KCN gây tác động xấu tới môi trường sinh
thái tự nhiên.
4. Trong thời gian qua, nhiều cố gắng trong việc bảo vệ môi trường không khí KCN đã
được triển khai; nhiều biện pháp, giải pháp đã được xây dựng, đề xuất nhằm ngăn chặn
xu thế suy thoái, ô nhiễm môi trường không khí KCN. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi
trường không khí KCN còn nhiều tồn tại, hạn chế, yếu kém.
5. Ô nhiễm môi trường không khí từ các KCN làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, gia
tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động tại chính KCN và cộng đồng dân cư sống gần
các KCN đó.
6. Các giải pháp cải thiện chất lượng không khí KCN được nêu trong báo cáo có thể
đã được đề cập nhiều, tuy nhiên cá nhân xin được nhắc lại để mọi người có thể thấy
được tổng quan về công tác BVMT không khí tại các KCN

×