Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Nghiên cứu báo cáo về hát trống quân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.21 KB, 5 trang )

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ
HÁT TRỐNG QUÂN LIÊM THUẬN (THANH LIÊM, HÀ NAM)
I . Lí do chọn đề tài
Xã Liêm Thuận (Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) - miền đồng
chiếm nước trũng, nơi mà cứ đến mùa mưa là nước dâng trắng
đồng, đi lại khó khăn “6 tháng đi chân. 6 tháng đi tay". Khi đó
những chiếc thuyền nan lại trở thành phương tiện đi lại quen
thuộc. Từ đó, người dân nơi đây đã sáng tạo ra một làn điệu
dân ca mang đậm bản sắc của địa phương mình, đó là hát trống
quân.
Những ngày nước lên, các nam thanh nữ tú lại cùng
nhau cất lên những câu hát trao duyên trên mặt nước, cùng với
những câu hát sẻ chia kinh nghiệm sống của các bậc trung niên
từ lâu đã trở thành một nét độc đáo của vùng đất này.
Hát trống quân Liêm Thuận chiếm một vị trí quan trọng
trong kho tàng dân ca Hà Nam cũng như dân ca Việt Nam. Tuy
nhiên, trong bối cảnh thời đại hiện nay, trước cơn lốc của hiện
đại hóa và đơ thị hóa, nét văn hoá này đang đứng trước nguy
cơ mai một rất cao. Vì vậy, là những người con sinh ra tại Hà
Nam, chúng tôi chọn chủ đề “Hát trống quân ở xã Liêm Thuận,
huyện Thanh Liêm, Hà Nam” cho bài báo cáo này.
II. Đối tượng, phương pháp, mục đích nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu:
Hát trống quân ở xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm, tỉnh
Hà Nam.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Dựa vào các thơng tin tìm hiểu trên mạng.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu được về đặc sắc của dân ca Hà Nam thông qua
điệu hát trống quân Thanh Liêm.




- Mở rộng được hiểu biết về một làn điệu dân ca Hà Nam:
Hát trống quân.
- Biết được những giá trị, ý nghĩa của hát trống quân
Thanh Liêm trong văn hoá Hà Nam.
- Đề xuất được những giải pháp, biện pháp hiệu quả để
giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị của hát trống quân.
III. Các kết quả nghiên cứu
1. Nguồn gốc của hát trống quân
Hát trống quân là loại dân ca đối đáp thử tài đua trí với
nội dung vô cùng phong phú như trao duyên, trao nhạn biết,
kinh nghiệm sống giữa nam nữ thanh niên trong thời kì đỉnh
cao của nền văn minh lúa nước. Hát trống quân từ lâu đã trở
thành điệu hát khá phổ biến của người dân vùng đồng bằng Bắc
Bộ. Tuy nhiên, giữa các vùng khác nhau, những điệu hát trống
quân lại có nguồn gốc khác nhau.
Theo nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ: “Hát trống quân
xuất hiện từ thời Trần, nửa sau TK XIII: thời kỳ chống quân
Nguyên xâm lược, binh sĩ ta khi nghỉ ngơi đã ngồi thành hai
hàng đối nhau gõ vào tang trống, cứ bên hát xướng, bên lại hát
đáp. Sau chiến thắng điệu hát được phổ biến ra nhiều nơi trên
miền Bắc”. Một giả thuyết khác lại cho rằng: “Hát trống quân
xuất hiện từ khi vua Quang Trung thần tốc ra Bắc đánh đuổi
giặc Thanh cuối TK XVIII: Để binh lính đỡ mệt mỏi, vua cho bày
trị một bên giả gái hát đối đáp trao tình với bên quân lính, kèm
theo trống đánh điểm nhịp, lúc nghỉ cũng như lúc đi đường” .
Hát trống quân ở Hà Nam có nguồn gốc từ xã Liêm
Thuận, huyện Thanh Liêm. Địa hình xã nằm giữa đồng chiêm
trũng, xưa bốn bề nước bao vây, người dân đi lại đều phải dùng

thuyền. Mỗi khi xuống thuyền đi là họ lại cùng nhau cất lên câu
hát Trống quân cho vơi đi nỗi mệt nhọc, cho đỡ lẻ loi, buồn tẻ,
giữa đồng không mông quạnh bao la kia. Chính vì lẽ đó mà tục
hát trên thuyền tại Hà Nam đã ra đời trong những thôn làng cổ
với những tên nôm na như: Lau, Sông, Chảy, Chằm, Thị. Có rất
nhiều tích về hát trống qn trên thuyền, ở mỗi ngơi làng cổ là
một tích khác nhau.


Trong q trình tìm tịi và nghiên cứu, ơng Nguyễn Đình
Lâu cho biết: “Theo những người già của làng Gừa thôn Gừa
Sông, tục hát Trống quân được một vị tướng của Đinh Bộ Lĩnh
là người làng mang về dạy cho người dân, ông cũng là người
mang tục vật cầu về cho dân làng Gừa. Sau khi mất, ông được
người dân thờ cúng và suy tơn làm Thành hồng làng. Những
câu hát và tên gọi Trống quân xuất phát từ tiếng trống và tiếng
gọi đổi canh của những người lính điểm canh thời Đinh. Cịn
người làng Lau Chảy thì cho rằng, xưa kia, vùng chiêm trũng Hà
Nam có đường nước đi từ Trần Thương ra được đến vùng Liêm
Thuận và đường nước này là tuyến canh gác cho kho lương nhà
Trần tại thôn Trần Thương (thuộc Xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý
Nhân nay). Tuyến đường này do Chiêu Văn vương Trần Nhật
Duật phụ trách, minh chứng là đình làng Vạn (một thôn nhô đã
được sáp nhập vào làng Chảy từ lâu) thờ Trần Nhật Duật là
Thành hoàng làng. Như vậy, tiếng hát Trống quân từ thời Trần
đã theo tuyến đường này truyền đến vùng Liêm Thuận. Ngồi
đình Vạn, hai ngơi đình của làng Chảy, làng Lau đều thờ chung
Thành hoàng làng là 3 ơng tướng họ Lê có cơng đánh giặc, cứu
nước và giúp đỡ dân làng định hình điền thổ. Chính vì thờ
chung Thành hồng nên tục hát Trống qn với điểm chính là

“cầu nhân duyên” nhưng trai gái hai làng không bao giờ lấy
nhau, bởi theo quan niệm thời đó lấy nhau như vậy khơng được
“mát”, dễ gặp điều không hay. Lệ này cũng vận vào câu hát
trống quân:
“Phải dun thì thiếp với chàng.
Khơng dun ta cũng người làng với nhau.
Xa xôi làng Chảy làng Lau.
Lạnh lùng chi lắm cho đau lòng vàng”.
2. Những đặc điểm của hát trống quân Liêm Thuận
Hát Trống quân Liêm Thuận ra đời từ lao động sản xuất
hàng ngày, những câu hát tự biên, tự diễn của những con người
dân vùng quê chân lấm, tay bùn bộc lộ cảm xúc vui vẻ có , cảm
động có để rồi từ đó tái hiện được nét đẹp sinh hoạt ở nông
thôn, những cảnh đẹp của quê hương, đất nước, tình nghĩa bạn
bè, tình u đơi lứa,.....


Thường được tổ chức ngoài sân nhà hoặc ở bãi cỏ rộng, ở
gần đình làng, giữa một bên là nam và một bên là nữ do hát
trống quân chính là một loại hát giao duyên. Người hát thuộc về
mọi tàng lớp trong xã hội, không phân biệt giai cấp, giàu
nghèo. Vào những ngày tháng bảy và đầu tháng tám hàng năm
, những người sành trống, giòn câu hát, những người lợi khẩu tụ
lại với nhau, cùng nhau vui chơi hò hát, trống phách đầy đồng
với thuyền, nước, với ánh trăng vô cùng rộn ràng, náo nức…
Điểm đặc biệt của hát trống quân Liêm Thuận là ở
những lời ca, câu hát, tiếng trống dẫn nhịp (Trống thùng ) được
cất lên ở mọi lúc, mọi nơi. Trống này gồm hai cọc được cắm ở
hai bên, một bên cọc là phe nam, một bên cọc là phe nữ. Một
sợi dây thừng được buộc vào hai cọc, chính giữa sợi dây đặt

một cái thùng , mặt rỗng úp xuống một hố đất nhỏ, mặt đáy
trên sát sợi dây. Người ta gõ vào đầu dây ở phía cọc, dây bật
vào đáy thùng mà kêu thành tiếng. Khi đối đáp, bên nào hát
dứt câu thì đánh vào trống để làm nhịp "Lưu không", và cũng
để thúc giục phe bên kia hát đáp lại. Hát trống quân đa số là
hát theo vần điệu lục bát trên sáu, dưới tám.
3. Giá trị nghệ thuật
Năm 2006, hát Trống quân ở xã Liêm Thuận được đề
nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh.
Nhiều thế hệ người dân Liêm Thuận đã lớn lên cùng với
những câu hát trống quân. Nhiều đôi lứa đã nên duyên vợ
chồng từ những canh hát trống quân. Hát trống quân ở Liêm
Thuận mang một sức sống mới với nhiều nỗ lực trân quý của
cộng đồng, mang lại niềm vui nơi thôn dã ở vùng đồng trũng
mà nay đã trở thành niềm tự hào người dân nơi đây.
IV. Tổng kết
Có thể thấy rằng, nghệ thuật hát trống quân đem lại
những giá trị tinh thần lớn lao cho người lao động địa phương,
giúp chữa lành người nghe, đi sâu vào tiềm thức và mang đến
cho họ những trải nghiệm quý giá, là một nét đẹp đáng trân
quý và gìn giữ, mang đậm nét văn hóa vùng miền, trở thành
một trong những giá trị nghệ thuật đặc sắc của Hà Nam. Vì vậy,
mỗi người chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng


của nét đẹp truyền thống này của mảnh đất quê hương, từ đó
biết bảo vệ nét, lưu truyền , quảng bá nét văn hoá đặc sắc này.




×