Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Kỹ năng làm chủ cảm xúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.71 KB, 1 trang )

Kỹ năng làm chủ cảm xúc
Tức giận, sân hận, muốn trả thù người khác không giúp bạn sống tốt hơn, mà chỉ khiến bạn điên đầu. Sự
sân hận cũng có tác hại không kém gì sự tham lam và ngu dốt. Chính vì thế tham, sân, si (sự tham lam, sự
tức giận và sự ngu si) được xếp vào loại “kẻ thù” của con người. Chính vì thế chúng ta phải rèn kỹ năng
chế ngự sự hận thù.
Nếu có người nào đó làm hại bạn, khiến bạn tức giận, bạn cũng “ăn miếng trả miếng”, tức là trả thù người đã
làm bạn đau, bạn giận, bạn chỉ chuốc thêm nhiều phiền toái cho bản thân.
Hãy suy nghĩ một cách tích cực rằng có lẽ người đó cũng có nỗi khổ của bản thân. Có thể họ bị bất hạnh trong
cuộc sống riêng tư, nên thấy bạn hạnh phúc mà sinh lòng ghen tỵ. Có thể người đó không có được thứ bạn có,
nên sinh lòng ganh ghét. Khi lòng đố kỵ, ghen ghét làm họ mờ mắt, mụ mị đầu óc, có những hành vi không
đẹp đối với bạn, bạn hãy mỉm cười … đó là bạn đã chiến thắng.
Nếu bạn cũng tức giận đến phát điên lên, ném trả lại người đó những lời phũ phàng, có những hành động trả
thù cho bõ tức, tức là bạn đã tự hạ thấp bạn xuống mức của người xấu kia rồi. Vấn đề đau đầu lại chuyển từ
người ta sang bạn. Thấy bạn tức điên lên, người kia sẽ mừng, vì mục đích của người đó đã đạt được. Cứ như
thế, cái vòng quay của sự lăng mạ, ăn miếng trả miếng có thể càng tệ hơn cho đến khi nó gây ra những hậu quả
tiêu cực đáng tiếc cho cả hai bên.
Cách ứng xử tốt nhất trong trường hợp có người ganh ghét, chọc tức, nói xấu bạn là tạo cho mình “lớp phủ
chống dính”. Mọi rác rưởi ném vào bạn sẽ bị trôi tuột đi, bạn sẽ không bị vướng bận vào chuyện của người kia.
Cố gắng hiểu người kia hơn, lý giải nguyên nhân khiến người kia nhằm vào bạn mà “nã pháo”, bạn sẽ thấy
thông cảm và thương người đó hơn. Hãy nhớ lời cổ nhân dạy: “ngậm máu phun người, trước bẩn miệng ta!”.
Khi nhận ra tại sao người ta giận bạn, ganh ghét với bạn, nó xấu bạn, hãy cố gắng làm một vài việc tốt cho
người đó. Ai đó bảo bạn là dốt, là kém cỏi, đừng cố gắng cãi rằng mình khôn ngoan, thông minh. Khi người đó
gặp khó khăn, bạn hãy giúp đỡ, người ta bí, bạn hãy gỡ ra. Đó là câu trả lời hay nhất. Đừng quên câu: “lấy oán
báo oán, oán chồng chất. Lấy ân báo oán, oán tiêu tan”.
Bạn nên nhớ sự ganh ghét, hận thù, đố kỵ, giận dữ của bạn ném vào người khác sẽ được bật trở lại, bởi bạn sẽ
“gặt hái” được những thứ bạn đã “gieo trồng”.
Đinh Đoàn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×