Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân
CHƯƠNG 1: KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
A. Kỹ năng ra quyết định bản thân
I. Kỹ năng ra quyết định là gì?
Kỹ năng ra quyết định là một loạt các kết luận và hoạt động của bản thân để đưa ra một
quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản thân. Những
người thành công thích cảm giác tự tin do biết cách lựa chọn khôn ngoan thích hợp. Cùng
với việc rèn luyện, bạn có thể cải thiện khả năng đưa ra những quyết định tốt cho mình
trong mọi lĩnh vực của cuộc sống - riêng tư, tài chính và nghề nghiệp - vì cuộc sống bao
gồm rất nhiều quyết định và những lựa chọn tốt nhất là chìa khoá cho sự thành công của
bạn.
Khả năng đưa ra quyết định tốt có thể giúp bạn:
•
Đạt được mục đích ở nơi làm việc và trong cuộc sống riêng tư.
•
Tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt cho bạn.
Với vị thành niên, đưa ra một quyết định chín chắn là rất có lợi và đó là một trong những
dấu hiệu bạn đã trở thành người lớn. Cho dù bạn đang học, đang làm việc, kiếm tiền hay
đang đi chơi cùng bạn bè thì điều quan trọng là vẫn phải nghĩ về những hậu quả trước khi
bạn đưa ra một quyết định. Sau đây là một ví dụ:
Hãy tưởng tượng bạn đang đi chơi cùng bạn bè, một người bạn mời bạn một điếu thuốc
lá, bạn sẽ từ chối hay nhận lời mời? Hoặc vào một ngày nghỉ cuối tuần, một nhóm bạn bè
đến rủ bạn đi uống rượu, bạn sẽ từ chối? nhận lời? Hay bạn phải nghĩ đến một giải pháp
nào đó?
Cuộc sống là vậy đó! Chúng ta luôn phải đưa ra quyết định và phải có trách nhiệm với
quyết định của mình. Quyết định là quá trình lựa chọn bạn phải làm gì bằng việc xem xét
các hậu quả của những lựa chọn khác nhau mà có thể xảy ra.
II. Các bước để đưa ra một quyết định
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên phải đưa ra các quyết định của bản thân. Quyết
định có thể sẽ rất đơn giản, chỉ cần một "tích tắc" là chúng ta đã có thể cho "ra đời" một
quyết định đúng. Ví dụ như: sẽ quyết định hôm nay mình phải mặc bộ quần áo nào đến
trường? Nhưng cũng có những quyết định rất phức tạp đời hỏi chúng ta phải suy nghĩ, có
thể hàng ngày hàng giờ và đôi khi còn cần phải tham khảo các ý kiến từ những người
khác. Vậy với những quyết định phức tạp thì bạn sẽ làm gì để đưa ra một quyết định
chín chắn cho mình? Trong trường hợp này, bạn hãy tham khảo và làm theo những "nấc
bước" sau đây:
Trang 1
Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân
Bước 1: Hiểu vấn đề
•
Bạn phải quyết định điều gì?
•
Đảm bảo là bạn phải tập trung chính xác vào
vấn đề mà gây ra sự rắc rối.
Bước 2: Nhận định các giải pháp
•
Những lựa chọn của bạn là gì?
•
Nghĩ đến các cách mà bạn có thể giải quyết
được vấn đề.
•
Tham khảo ý kiến từ những người khác, có
thể là bố mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc những người mà bạn cảm thấy tin tưởng.
•
Lắng nghe những ý kiến góp ý và phân tích trên cơ sở thực tế của bản thân.
Bước 3: Đưa ra các lý lẽ tán thành và phản đối của mỗi lựa chọn
•
Lựa chọn một số giải pháp thực thi.
•
Suy nghĩ và so sánh đến ưu điểm, nhược điểm của từng giải pháp.
•
Xác định hậu quả tiềm tàng và các kết quả có thể đạt được cho mỗi lựa chọn và
ảnh hưởng của nó đối với người khác.
Bước 4: Quyết định đâu là giải pháp tốt nhất, sau đó làm theo giải pháp đó
•
Kết hợp tất cả các thông tin để quyết định đâu là sự lựa chọn tốt nhất.
•
Quyết định và thực hiện.
•
Chịu trách nhiệm về quyết định và hành động của mình.
Một số quyết định làm và không làm:
•
Trung thực trong việc xác định và đánh giá vấn đề
•
Chấp nhận trách nhiệm cho các quyết định trong cuộc sống của mình
•
Sử dụng thời gian một cách khôn ngoan khi bạn quyết định – Sử dụng tối đa thời
gian mà bạn cần để không tạo thêm vấn đề mới
•
Có sự tự tin trong khả năng đưa ra quyết định của mình – và khả năng học hỏi từ
những sai lầm của bạn nữa.
Không làm:
•
Có những mong muốn không thực tế cho bản thân bạn – chắc chắn sớm hay muộn
bạn cũng sẽ có quyết định sai
•
Có quyết định “trong chốc lát” trừ khi thật cần thiết. Thay vào đó hãy tuân thủ
theo 4 bước khi đưa ra quyết định
•
Hành động không cần thiết khi phương hướng hành động tốt nhất là không làm gì
cả
Trang 2
Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân
•
Lừa gạt bản thân mình bằng cách chọn những giải pháp dễ dàng và thuận lợi –
nhưng không giải quyết được vấn đề
Đưa ra quyết định thì dễ – Nhưng để đưa ra quyết định đúng yêu cầu phải có kiến
thức và kỹ năng.
Một số câu hỏi và trả lời:
Thế nào là Tôi đưa ra quyết định sai?
Lỗi lầm có thể là những bậc thầy tốt nhất – Hãy tận dụng chúng cho bạn! Tìm xem cái gì
sai, và tập hợp các thông tin này lại để sử dụng cho các quyết định trong tương lai của
bạn sau này.
Thế nào là Tôi phải quyết định “trong chốc lát”?
Tất nhiên là không phải lúc nào cũng có thời gian để sử dụng 4 bước. Nhưng sử dụng
chúng khi có thể bạn cũng sẽ xây dựng được năng lực đưa ra quyết định “trong chốc lát”.
Tại sao lại liều lĩnh đưa ra quyết định mạnh bạo?
Né tránh các quyết định dường như lúc nào cũng dễ dàng hơn. Nhưng tự đưa ra quyết
định cho riêng mình là cách duy nhất mà bạn phải chịu trách nhiệm với cuộc sống và
thành công của bạn. Hãy nhớ là: chịu trách nhiệm cho các quyết định của mình là
tính cách cơ bản của người lớn!
Mời bạn hãy đọc kĩ tình huống sau để hiểu rõ hơn về kĩ năng ra quyết định:
Lan là một học sinh cấp 3, năm nay Lan đã 18 tuổi. Thời gian gần đây Lan có quen một
người bạn trai và hai người cũng đã có thời gian để gặp gỡ và tìm hiểu nhau. Đến một
hôm, anh bạn trai có hỏi Lan rằng: “em có yêu anh không”? Lan đã trả lời là “có” và Lan
cũng hỏi lại người bạn trai ấy như vậy. Anh ta lại hỏi Lan rằng: “em có dám làm chuyện
đó với anh không”? Lan đã trả lời là “không”. Và anh ta nói: “vậy em có yêu anh thật
lòng không? Đến khi nào em dám làm chuyện đó với anh thì mới chứng tỏ được tình yêu
của em” và khi đó anh cũng sẽ yêu em thật lòng”....!!!
Với những lời nói của bạn trai đã khiến Lan phải suy nghĩ rất nhiều. Vì Lan cũng thích
anh ấy, nên Lan rất băn khoăn về quyết định của mình. Không biết có nên làm “chuyện
đó” với anh ấy để chứng tỏ tình yêu của mình không? Một mặt Lan muốn chứng tỏ tình
yêu của mình, nhưng mặt khác Lan lại không muốn làm “chuyện đó”.
Lan nghĩ rằng: Nếu làm chuyện đó thì mình sẽ chứng tỏ được tình cảm của mình và sẽ có
được tình yêu của anh ấy - người mà mình rất thích. Nhưng nếu làm “chuyện đó” thì
chưa thực sự sẵn sàng vì còn đang học và nếu có quan hệ tình dục sớm - trước hôn nhân
Trang 3
Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân
thì có thể sẽ gây ra những hậu quả như: Mang thai sớm, có nguy cơ mắc các bệnh lây
truyền qua đường tình dục, có thể sẽ phải bỏ học....Nếu không làm “chuyện đó” thì mình
sẽ không có được tình yêu của anh ấy nhưng mình lại không gặp phải các hậu quả không
tốt.
Mặc dù đã suy nghĩ rất nhiều nhưng Lan vẫn cảm thấy bối rối, không biết nên quyết định
như thế nào, những suy nghĩ cứ mâu thuẫn, đan xen...Và Lan đã quyết định tâm sự những
băn khoăn của mình với người chị gái họ - người mà Lan rất tin tưởng và hay tâm sự.
Người chị của Lan đã nói với Lan rằng: “không nên có quan hệ tình dục trước hôn nhân
vì có thể mang đến những hậu quả như: mang thai sớm, có thể bị mắc các bệnh lây truyền
qua đường tình dục...nếu gia đình, bố mẹ và bạn bè mà biết chuyện đó thì sao? Hơn nữa
làm sao em có thể tin rằng, anh ta yêu em thật lòng? Không thể coi chuyện quan hệ tình
dục nam nữ là bằng chứng của tình yêu được em ạ. Mà tình yêu thật sự phải là tình cảm
yêu thương trân thành mà một người đó dành cho em. Trong đó còn chứa đựng cả sự tin
yêu, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ và điều quan trọng nữa là phải biết
gìn giữ cho người mình yêu. Đó mới là một tình yêu”.
Sau khi nhận được lời khuyên như vậy Lan đã quyết định sẽ không làm chuyện đó với
anh ấy cho dù không có được tình cảm của anh ấy đi chăng nữa. Và Lan cũng cảm thấy
thật thoải mái và tự tin hơn khi đã nói KHÔNG với quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Sau đây là câu hỏi dành cho bạn:
•
Hãy thử đặt bạn vào tình huống của Lan, bạn sẽ làm gì?
•
Bạn có cân nhắc kĩ trước khi đi đến quyết định của mình không?
•
Bạn có nghĩ đến các cách mà bạn sẽ giải quyết không?
•
Với mỗi phương án giải quyết bạn có cân nhắc và lường trước các kết quả và hậu
quả của nó không?
•
Khi cảm thấy mình chưa tự tin trong quyết định của mình, bạn có cảm thấy thoải
mái và tự tin khi tham khảo ý kiến từ những người khác không?
Nếu những câu hỏi trên trả lời là có thì bạn có thể yên tâm trong các quyết định của mình.
Trang 4
Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân
B. Phụ lục: Kỹ năng ra quyết định dành cho nhà quản trị
I. KHÁI NIỆM CHUNG
1. Khái niệm
Ra quyết định liên quan đến giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề cần phải ra quyết
định. Vì vậy không cần thiết phải tách hai từ này ra. Chúng ta sẽ đồng thời xem xét
việc giải quyết vấn đề và việc ra quyết định.
Nhà quản trị luôn luôn ra quyết định, và ra quyết định là một trong những kỹ năng
chủ yếu của nhà quản trị. Bạn luôn luôn được mời ra quyết định và thực hiện quyết
định. Chất lượng và kết quả của quyết định của bạn có khả năng ảnh hưởng tích cực
hoặc tiêu cực đến nhân viên và tổ chức của bạn. Điều chủ yếu là bạn phải biết tối đa
hóa khả năng ra quyết định của bạn nếu bạn muốn trở thành một thà quản trị thực sự
có hiệu quả.
2. Phân loại:
- Quyết định theo chuẩn : các quyết định có tính hằng ngày, dựa vào qui trình có sẵn,
đã hình thành tiền lệ.
- Quyết định cấp thời.
- Quyết định có chiều sâu : cần suy nghĩ, ra kế hoạch.
Ví dụ
Chuyến bay đến trễ. Giám đốc hãng hàng không Vietnam Airlines phải gặp hành
khách và quyết định xem nên để họ chờ / cho họ về nhà. (cấp thời)
Mua 1 máy in cho cô thư ký đánh máy vi tính. (theo chuẩn)
Mua 10 máy vi tính cho các nhân viên gồm 6 kỹ sư & 4 cô thư ký. (có chiều sâu)
2.1 Quyết định theo chuẩn
Quyết định theo chuẩn bao gồm những quyết định hàng ngày theo lệ thường và có
tính chất lặp đi lặp lại. Giải pháp cho những quyết định loại này thường là những thủ
tục, luật lệ và chính sách đã được quy định sẵn. Quyết định loại này tương đối đơn
giản do đặc tính lặp đi lặp lại của chúng. Bạn có khuynh hướng ra những quyết định
này bàng cách suy luận logic và tham khảo các qui định có sẵn. Vấn đề có thể phát
sinh nếu bạn không thực hiện theo đúng các qui tắc sẵn có.
Dĩ nhiên là có những quyết định theo chuẩn không được trực tiếp giải quyết bằng
những qui trình của tổ chức. Nhưng bạn vẫn có khuynh hướng ra những quyết định
loại này gần như một cách tự động. Vấn đề thường chỉ nẩy sinh nếu bạn không nhạy
cảm và không biết tác động đúng lúc. Một lời cảnh giác cho bạn : không nên để
những quyết định theo chuẩn trở thành những chứng cứ biện hộ cho những quyết định
cẩu thả hoặc tránh né.
2.2 Quyết định cấp thời
Quyết định cấp thời là những quyết định đòi hỏi tác động nhanh và chính xác và cần
Trang 5
Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân
phải được thực hiện gần như tức thời.
Đây là loại quyết định thường nảy sinh bất ngờ không được báo trước và đòi hỏi bạn
phải chú ý tức thời và trọn vẹn.
Tình huống của quyết định cấp thời cho phép rất ít thời gian để hoạch định hoặc lôi
kéo người khác vào quyết định.
2.3 Quyết định có chiều sâu
Quyết định có chiều sâu thường không phải là những quyết định có thể giải quyết
ngay và đòi hỏi phải có kế hoạch tập trung, thảo luận và suy xét. Đây là loại quyết
định thường liên quan đến việc thiết lập định hướng hoạt động hoặc thực hiện các
thay đổi. Chúng cũng là những quyết định gây ra nhiều tranh luận, bất đồng và xung
đột. Những quyết định có chiều sâu thường đòi hỏi nhiều thời gian và những thông tin
đầu vào đặc biệt. Điểm thuận lợi đối với quyết định loại này là bạn có nhiều phương
án và kế hoạch khác nhau để lựa chọn.
Quyết định có chiều sâu bao gồm quá trình chọn lọc, thích ứng, và sáng tạo hoặc đổi
mới. Việc chọn lọc từ những phương án của quyết định cho phép đạt được sự thích
hợp tốt nhất giữa quyết định sẽ được thực hiện và một số giải pháp đã được đem thực
nghiệm. Tính hiệu quả của bạn tùy thuộc vào việc bạn chọn quyết định, quyết định
này phải được chấp thuận nhiều nhất, sinh lợi và hiệu quả nhất.
II. MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH
- Xác định vấn đề.
- Phân tích nguyên nhân
- Đưa ra các phương án / giải pháp
- Chọn giải pháp tối ưu.
- Thực hiện quyết định.
- Đánh giá quyết định.
1. Xác định vấn đề
Giai đoạn đầu tiên khi ra quyết định là phải nhận ra được rằng vấn đề đang tồn tại đòi
hỏi một quyết định.
Trước khi bạn bắt đầu quá trình ra quyết định, hãy chắc chắn là quyết định mà bạn
sắp đưa ra thật sự là quyết định mà bạn phải làm. Nếu không là như vậy thì bạn hãy
để mặc vấn đề.
Bạn thường nghĩ rằng đã là một nhà quản trị thì mọi người rất rộng lượng chia sẽ các
vấn đề cùng với bạn, và nếu có thể, họ sẽ cất dỡ gánh nặng của những vấn đề ấy!
1.1 Nhận biết vấn đề
Trang 6
Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân
- Tìm xem có những khác biệt nào giữa thực tế đang tồn tại và điều mà bạn cho là
“tiêu biểu”.
- Xem xét nối quan hệ nhân - quả.
- Hỏi ý kiến những người trong cương vị để đưa ra được những triển vọng khác nhau
hoặc để hiểu biết đúng bản chất của tình huống ra quyết định.
- Xem xét tình huống từ những góc độ khác nhau.
- Phải cởi mở khi chấp nhận rằng thậm chí bạn có thể là một phần của nguyên nhân
gây ra vấn đề.
- Quan tâm theo dõi kết quả công việc nếu như nó không diễn ra như kế hoạch.
- Chú ý các vấn đề xảy ra có tình chất lặp đi lặp lại. Điều này thường cho thấy là
chúng ta chưa hiểu vấn đề một cách đầy đủ
Vấn đề có thể được nhận biết sớm hơn nhờ :
- Lắng nghe và quan sát nhân viên để biết được những lo ngại của họ đối với công
việc, công ty và những cảm nghĩ của họ đối với các đồng nghiệp và ban quản lý.
- Để ý đến hành vi không bình thường hoặc không nhất quán; điều này phản ánh một
số vấn đề còn che đậy bên dưới.
- Nếu được, tiếp tục nắm bắt các thông tin về những việc mà đối thủ hoặc người khác
đang làm.
Một khi bạn nhận biết được vấn đề hoặc tình huống “thực”, và hiểu những nguyên
nhân của nó thì bạn phải đưa ra một trong những quyết định đầu tiên của bạn.
Quyết định xem có phải :
- Không làm gì cả hay không (việc quyết định “không đưa ra quyết định gì cả” cũng
là một quyết định).
- Chỉ quan sát vấn đề và trở lại vấn đề vào một ngày khác.
- Thử kiểm tra vấn đề.
- Cứ tiến tới tìm kiếm một giải pháp và đưa ra nhiều quyết định hơn.
1.2 Những khó khăn trong giai đoạn xác định vấn đề
- Thành kiến thiên lệch do nhận thức :
+ Bảo thủ
+ Ảnh hưởng chính trị bởi người khác
+ Mô hình trí năng : mỗi người nhận thức vấn đề với một khía cạnh khác nhau.
- Kỷ năng phân tích kém :
hay gán cho cho nó 1 vấn đề gì đó.⇒+ Không rõ những gì đang xảy ra
+ Thiếu thời gian.
+ Tình huống phức tạp.
+ Coi giải pháp là vấn đề.
1.3 Xác định vấn đề một cách hiệu quả
Trang 7
Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân
- Ý thức được những hạn chế về mặt nhận thức.
- Xem xét các mối quan hệ nhân quả.
- Thảo luận tình huống với các đồng sự.
- Xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Có đầu óc cởi mở, thậm chí chấp nhận rằng đôi khi chính bạn là một phần nguyên
nhân của vấn đề.
- Theo dõi kết quả công việc, kịp thời phát hiện những bất thường khi việc không
diễn ra theo như kế hoạch.
- Sử dụng công nghệ thông tin.
2. Phân tích các nguyên nhân
- Tập hợp các dữ liệu về tình huống.
- Xác định phạm vi vấn đề.
- Ước lượng hậu quả của vấn đề.
- Xem xét những hạn chế có thể có ảnh hưởng đến các giải pháp của vấn đề.
2.1. Tập hợp dữ liệu về tình huống
Điều này đòi hỏi khả năng phân biệt giữa sự kiện và ý kiến. Đặc biệt trong các vấn đề
giữa các cá nhân với nhau, ý kiến của mọi người có thể rất mạnh mẽ và bị ảnh hưởng
bởi xúc cảm.
Bạn cần phải thu thập và tổ chức dữ liệu thích hợp cho vấn đề. Trên thực tế bạn sẽ
không thể nào tập hợp được mọi thông tin mà bạn muốn, do đó bạn phải biết ưu tiên
chọn cái gì là quan trọng nhất.
2.2. Xác định phạm vi của vấn đề
Bạn hãy xem xét ai và cái gì có liên quan. Đó vấn đề có khả năng ảnh hưởng đến toàn
bộ tổ chức hoặc chỉ một vài thành viên ?
Đó là một vấn đề giữa các cá nhân với nhau, một vấn đề về hệ thống hoặc một vấn đề
thuộc nhóm ? Các nhân tố như vậy có thể có ảnh hưởng tới nguồn lực mà bạn cấp cho
việc tìm kiếm giải pháp.
Chẳng hạn, nếu vấn đề đe dọa sự tồn tại của tổ chức của bạn và đe dọa mất tiền thì
bạn rõ ràng sẽ phải bỏ nhiều nguồn tài nguyên đáng kể vào việc giải quyết nguyên
nhân này. Xác định phạm vi của vấn đề cũng sẽ giúp xác định được những người có
liên quan.
2.3. Xác định hậu quả của vấn đề
Quyết định những hậu quả có thể có của vấn đề để thấy có phải phân tích thêm nữa
hoặc nhận thêm nguồn lực nữa hay không ?
Trang 8