Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sức khỏe bà bầu những điều cần biết nước hoa ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.67 KB, 21 trang )

/>Những ảnh hưởng
tiêu cực của nước
hoa tới mẹ bầu và
thai nhi
Chị em vẫn có thói quen sử dụng nước
hoa khi mang thai mà không biết rằng
nước hoa có ảnh hưởng tiêu cực đến
sức khỏe của mẹ bầu, cũng như sự
hình thành, phát triển của thai nhi.
1
/>1. Nước hoa ảnh hưởng đến sự phát triển của thai
nhi
- Nước hoa ngăn cản quá trình phát triển của một số
bộ phận trên cơ thể thai nhi
Thành phần của các loại nước hoa có chứa một số chất
hóa học làm ngăn cản quá trình sản sinh ra một loại
hoormon, mà loại hoormon này lại rất cần thiết trong
quá trình phát triển các bộ phận trên cơ thể bé.
- Nước hoa gây dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục của
thai nhi (nhất là bé trai)
Dựa vào kết quả của quá trình thử nghiệm trên chuột,
các nhà nghiên cứu cho rằng, việc sử dụng nước hoa
có kết hợp giữa các thành phần hóa học tổng hợp sẽ
gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi,
đặc biệt là đối với các bé trai.
2
/>Một số chất trong nước hoa như cồn, carbon, acetone,
benzene nếu tích tụ nhiều trong thời gian mang thai sẽ
có thể dẫn đến bất thường tinh hoàn ở bé trai, tăng
nguy cơ ung thư "cậu nhỏ" và suy giảm số lượng tinh
trùng về sau.


Vậy nên để đảm bảo an toàn cho thai nhi, tốt nhất là
bạn không nên sử dụng nước hoa trong khi mang thai,
nhất là ở tuần thai thứ 8 và 14. Bạn có thể sử dụng
những mùi hương tự nhiên để thay thế nước hoa như
hương bạc hà, quế, chanh, gừng…Chúng tuyệt đối an
toàn với phụ nữ mang thai và còn có tác dụng cải thiện
tình trang buồn nôn trong thời kỳ ốm nghén.
3
/>2. Nước hoa ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu
Một số nghiên cứu đã kết luận rằng nước hoa có
những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của các mẹ
bầu, như :
- Gây ra bệnh hen suyễn
Tư liệu cho thấy, chỉ riêng nước Mỹ đã có 75%
(khoảng 9 triệu bệnh nhân) người mắc bệnh hen suyễn
có liên quan đến nước hoa, đặc biệt là người đang
mang thai.
4
/>- Ảnh hưởng đến trí nhớ
Trong môi trường khép kín, nếu sử dụng loại nước hoa
không rõ xuất xứ lâu dài sẽ có ảnh hưởng đến tổ chức
não bộ, có thể khiến cho trí nhớ của mẹ bầubị suy
giảm.
- Thành phần hóa học trong nước hoa có khả năng
thông qua mạch máu.
Khi mùi hương thông qua miệng, mũi, da đi vào cơ
thể, rồi thông qua mạch máu truyền đến các cơ quan
khác khiến cho mẹ bầucó thể chất mẫn cảm dễ bị đau
đầu, chóng mặt, hắt hơi, chảy nước mắt, tức ngực.
- Thành phần cồn trong nước hoa có thể làm cho tâm

trạng củamẹ bầu xuống dốc, và nó còn ảnh hưởng đến
hệ thống hô hấp.
- Thành phần xạ hương trong nước hoa có thể khiến
mẹ bầu hư thai.
5
/>Trên thực tế cho đến hiện tại thì thị trường vẫn chưa
có loại nước hoa chuyên dụng cho thai phụ. Bởi vì đã
là nước hoa thì chắc chắn có các thành phần tạo hương
cần thiết, các loại tinh dầu thơm này sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe của thai phụ, cũng như thai nhi. Vì vậy, các
chị em hãy tạm rời xa nước hoa trong 9 tháng mang
thai để bảo đảm an toàn cho bản thân và cho đứa con
của mình.
6
/>Phòng bệnh sởi khi
mang bầu: những
điều cần biết
Phụ nữ bị nhiễm bệnh sởi trong thời kỳ
mang thai có thể ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con.
Vì vậy bà bầu cần có những biện pháp để bảo vệ bản
thân trước dịch bệnh.
Những nguy hiểm khi bà bầu mắc sởi
7
/>Nếu trẻ em khi mắc sởi thường có biến chứng bội
nhiễm đường hô hấp dẫn tới suy hô hấp nặng thì ở
người lớn thường là biến chứng viêm não. Phụ nữ
mang thai khi mắc sởi không những ảnh hưởng tới sức
khỏe của người mẹ mà còn tác động nghiêm trọng tới
thai nhi trong bụng.

Khi nhiễm sởi, điều đáng lo là bà bầu bị bội nhiễm do
hệ miễn dịch suy giảm có thể dẫn đến biến chứng
viêm phổi kẽ, viêm phổi phối, viêm đường tiết niệu
Đặc biệt, viêm phổi kẽ hết sức nguy hiểm ảnh hưởng
trực tiếp đến việc hô hấp của cơ thể người mẹ, gián
tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.
Một điều đáng lo ngại nữa khi bà bầu mắc sởi là sốt
cao sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Sốt tức là virus sởi
đã nhiễm vào cơ thể có thể làm suy giảm miễn dịch.
Sốt cao như vậy có thể khiến sảy thai hoặc thai chết
8
/>lưu. Trong buồng tử cung nhiệt độ luôn ở mức cao
hơn cơ thể người mẹ từ 1 - 1,5 độ C. Nếu bà mẹ bị sốt
39 - 40 độ C cũng có nghĩa em bé chịu đựng nhiệt độ
trong tử cung ở mức 40 - 40,5 độ C. Mức nhiệt độ đó
ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của thai nhi.

Khi nhiễm sởi, điều đáng lo là bà bầu bị bội nhiễm do
hệ miễn dịch suy giảm có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
9
/>Mức độ ảnh hưởng của bệnh sởi tới thai nhi tùy thuộc
vào từng thời điểm người mẹ nhiễm sởi, cụ thể:
- Nếu 3 tháng đầu mắc sởi nguy cơ dị dạng thai nhi
hoặc sẩy thai rất cao, sinh con nhẹ cân, thậm chí dị tật.
- Trong 3 tháng giữa nguy cơ dị dạng thai ít hơn,
nhưng vẫn có thể gây thai lưu, sẩy thai.
- 3 tháng cuối nguy cơ gây dị dạng thai không cao
nhưng có thể khiến mẹ bầu phải đẻ non hoặc thai chết
lưu.
Bà bầu cần làm gì để bảo vệ bản thân và thai nhi?

Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của người
phụ nữ giảm nên các bà bầu dễ mắc bệnh, đặc biệt là
các bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, rubella…
Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh sởi ở bà bầu không cao nhưng
việc phòng ngừa cũng vô cùng cần thiết. Cách tốt nhất
10
/>để phòng bệnh sởi trong thời gian mang thai là tiêm
phòng và giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Chị em nên tiêm phòng sởi ít nhất là 3 tháng trước
khi có bầu để có kháng thể chống virus sởi trong
người.

Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi trong thời gian mang
thai là tiêm phòng…
11
/>- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp tăng khả năng đề
kháng với các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe của
cả mẹ và bé. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng,
nên dùng loại xà phòng có tác dụng diệt khuẩn là tốt
nhất. Theo WHO, chỉ một động tác rửa tay sạch bằng
xà phòng đã làm giảm nguy cơ lây mắc các bệnh cúm,
sởi, tay chân miệng, các dịch bệnh đường tiêu hoá, các
nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính nguy hiểm như
Tả, SARS…
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sẽ hạn chế
cơ hội virus xâm nhập vào cơ thể vì xà phòng diệt
khuẩn có thể “tẩy” được vi khuẩn, virus gây bệnh.
Ngoài ra, bà bầu cũng cần thực hiện những biện pháp
tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ mắc sởi như:
- Đeo khẩu trang y tế chuyên dụng khi đi ra khỏi nhà,

đến chỗ đông người.
12
/>- Luôn vệ sinh sát trùng mũi họng bằng nước muối
sinh lý.
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề
kháng. Đồng thời, nên giữ cho môi trường sống
thoáng khí, sạch sẽ.
- Nếu trong nhà có người lớn, trẻ nhỏ bị sởi phải cách
ly và không được tiếp xúc tránh bị lây sởi.
- Khi bị sốt, phát ban cần đi khám ngay để có lời
khuyên chu đáo của bác sĩ chuyên khoa lây.
- Mặt khác, sản phụ cần được theo dõi cả mẹ lẫn thai
khi bị nhiễm sởi.
- Dùng bất cứ loại thuốc hay lá dân gian nào cũng cần
tham vấn ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không được xông sẽ
gây nguy hiểm cho thai nhi.
13
/>Những nguyên
nhân chính gây
xuất huyết khi
mang thai
14
/> Không phải hiện tượng xuất huyết
trong thai kỳ nào cũng là dấu hiệu
cảnh báo nguy cơ sẩy thai, có những
trường hợp không hề gây nguy hiểm
cho bà bầu.
Để bạn bớt lo lắng, dưới đây là danh sách một vài
nguyên nhân gây chảy máu khi mang thai.
1. Do thai làm tổ

Một trong những nguyên nhân khiến chảy máu trong
thai kỳ là do thai làm tổ, thường xảy ra trước khi bạn
phát hiện mình có bầu. Sau khi trứng được thụ tinh, nó
sẽ đi xuống tử cung rồi bám vào thành tử cung giàu
dinh dưỡng để bắt đầu phát triển. Bởi vì tử cung có
nhiều máu, vì thế đôi khi trong quá trình làm tổ hiện
15
/>tượng xuất huyết có thể xảy ra.
Những đốm máu màu nâu sáng thường xuất hiện từ
vài giờ đến vài ngày. Nhiều người bỏ lỡ được chứng
kiến hiện tượng này vì lượng máu không nhiều và
cũng không bị phát hiện.
2. Chửa ngoài dạ con
16
/>Chửa ngoài dạ con xảy ra khi trứng làm tổ ở ngoài tử
cung, thường là ở ống dẫn trứng. Cứ 60 phụ nữ mang
thai thì có một trường hợp chửa ngoài dạ con. Các
triệu chứng của việc mang thai ngoài tử cung gồm có
những cơn đau nhói ở bụng, chuột rút lâu gây đau đớn,
nồng độ hormon thai kỳ thấp và chảy máu âm đạo.
3. Sẩy thai
Sẩy thai là trạng thái bào thai bị hoại và ngưng phát
triển trước khi sinh, thường xảy ra vào khoảng thời
gian trước 12 tuần. Mặc dù đây là tình trạng tương đối
phổ biến (15-20% mẹ bầu kết thúc thai kỳ bằng sẩy
thai), nhưng không phải cứ chảy máu âm đạo có nghĩa
là sẩy thai.
17
/>Các triệu chứng sẩy thai bao gồm chảy máu âm đạo
với máu đông và các tơ máu, chuột rút mạnh ở vùng

bụng dưới và đau phần lưng dưới. Nếu bạn thấy mình
có một trong các triệu chứng sẩy thai trên, hãy gọi bác
sĩ ngay lập tức. Và hãy nhớ đôi khi bạn không làm gì
sai khiến sẩy thai cả - vì phần lớn là sự bất thường tự
nảy sinh nhằm ngăn chặn việc mang thai tiến triển.
4. Khối tụ máu
Khối tụ máu là sự bất thường phổ biến nhất khi mang
thai, nó là một cục máu đông ở giữa thành tử cung và
màng đệm. Hiện tượng này xảy ra khi trứng làm tổ và
một phần tách ra khỏi thành tử cung. Thường thì đến
tuần 20, những khối tụ máu nhỏ và vừa sẽ tự biến mất
mà không gây ra bất kỳ biến chứng nào cho em bé.
Cho dù các khối tụ máu có lớn đi chăng nữa, chúng
18
/>cũng hiếm khi gây ra bong nhau thai, sẩy thai, hay
sinh non.
5. Nhau tiền đạo
Nhau thai tiền đạo là hiện tượng nhau bám ở đoạn
dưới tử cung, có thể che lấp một phần hoặc toàn bộ cổ
19
/>tử cung. Khi thau nhai phát triển, nó di chuyển lên và
ra khỏi cổ tử cung khi sinh nở. Nói chung các bà bầu
được khuyên nên nằm thấp để ngăn không cho chảy
máu nhiều hơn, và sinh mổ thường được áp dụng khi
có thể nhằm ngăn ngừa những tác hại do chảy máu
trong quá trình sinh thường.
6. Bong nhau thai
Bong nhau thai có lẽ là lý do đáng sợ nhất và nghiêm
trọng nhất cho hiện tượng xuất huyết trong thai kỳ.
Bong nhau thai xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ nhau

thai tách ra khỏi thành tử cung, trước hoặc trong quá
trình “vượt cạn” gây ra bởi chấn thương, lạm dụng
thuốc, tuổi tác của bà bầu.
Nếu gặp tình trạng này, mẹ bầu có thể bị sốc vì mất
máu, máu bị đông hoặc suy thận. Còn em bé có thể bị
20
/>thiếu ôxy, sinh non và thai chết lưu. May mắn là, tình
trạng này cực kỳ hiếm gặp và bác sĩ của bạn thường
nhận thấy các dấu hiệu của bong nhau thai trước khi
nó xảy ra và trở nên nghiêm trọng.
7. Sự nhạy cảm của cổ tử cung
Lý do cuối cùng cũng là lý do phổ biến nhất cho hiện
tượng xuất huyết - đó là sự nhạy cảm của cổ tử cung
khi mang thai. Cổ tử cung của bạn rất nhạy cảm khi
bạn có bầu và nó sẽ chảy máu nhẹ nếu bị kích thích.
Việc thường xuyên khám phụ khoa trước khi sinh,
quan hệ tình dục cũng như việc sử dụng băng vệ sinh
có thể gây ra chảy máu nhẹ. Vì quan hệ tình dục khi
có bầu thường an toàn, nên nếu bạn thấy xuất huyết
hoặc đau sau khi ân ái, hãy gọi bác sĩ ngay lập tứ
21

×