PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ
Quan Sơn là huyện miền núi, vùng cao, biên giới, nằm về cực bắc của tỉnh
Thanh Hóa. Huyện có địa hình bán sơn địa với tổng diện tích tự nhiên là 93.017,03
ha. Trong đó diện tích:
+ Đất nông nghiệp: 82.273,11 ha; chiếm 88,45% diện tích tự nhiên toàn huyện
- Đất sản xuất nông nghiệp: 2.521,16 ha; chiếm 2,71%;
- Đất cho sản xuất lâm nghiệp: 79.682,21 ha; chiếm 85,66%;
+ Đất phi nông nghiệp: 2.688,84 ha; chiếm 2,89%;
+ Đất chưa sử dụng: 8.055,08 ha; 8,66%.
Với hơn 36.636 người sinh sống. Trong đó có 6 xã giáp vùng biên giới và có 4
dân tộc cùng sinh sống đó là: Thái, H.Mông, Kinh, Mường. Do trình độ dân trí chưa
cao, sản xuất manh mún, đời sống gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn kém phát
triển. Tình hình quản lý sử dụng đất đai trong những năm qua còn nhiều bất cập hiệu
quả sử dụng đất chưa cao ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội và
ổn định đời sống nhân dân trong huyện.
Trong khi đó đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là một trong những điều
kiện không thể thiếu cho hoạt đông sản xuất và đời sống con người. Việc xây dựng
kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà cả
lâu dài.Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước việc sử dụng đất hợp
lý, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng
tránh gây lãng phí hạn chế sự hủy hoại đất và tránh phá vỡ môi trường sinh thái.
Ngành lâm nghiệp có tác dụng rất lớn đối với nền kinh tế có nhiều mặt không chỉ
cung cấp đặc sản rừng mà còn tác dụng giữ đất, điều tiết nguồn nước, chống ô nhiễm
môi trường, điều hòa khí hậu, phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh
học và các giá trị cảnh quan, du lịch, văn hóa…Vậy mà những năm qua dường như
con người đã lãng quyên ý nghĩa quan trọng đó, chỉ tập trung khai thác triệt để thỏa
mãn nhu cầu trước mắt của mình.
Đầu tiên là sự khai thác kiệt quệ những loài gỗ quý, có giá trị cao về mặt kinh tế
và thẩm mỹ, làm giảm tính đa dạng sinh học, mất đi nguồn gen sinh vật quý và
những giá trị văn hóa tổn tại trong nó mà còn làm xuất hiện hàng loạt các biến đổi
tiêu cực của khí hậu như hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon hay sự xuất hiện của lũ
quét gây thiệt hại nặng nề về người và của.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiến trên nên tôi chọn đề tài: “Kỹ thuật nông
lâm kết hợp nhằm cải tạo đất đồi núi tại huyện Quan Sơn ” đề tài sẽ góp phần
nghiên cứu và phát triển một số cây trồng có nhiều tiềm năng trong phát triển nông
nghiệp bền vững ở vùng đất đồi núi dốc, của huyện Quan Sơn nói riêng và của tinh
Thanh Hóa nói chung. Trong tương lai, che phủ đất sẽ giảm đáng kể nhu cầu sử
dụng phân hoá học, như vậy sẽ tiết kiệm được năng lượng cần phải tiêu tốn để sản
xuất ra các loại phân này. Điều này cũng đồng nghiã với việc giảm thải vào khí
Trang
1
quyển các khí hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường. Sản phẩm nông nghiệp
sẽ là những sản phẩm hữu cơ có độ an toàn cao. Môi trường sinh thái sẽ được cải
thiện, sức khoẻ cộng đồng sẽ được đảm bảo.
PHẦN B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Tổng quan tài liệu
Mỗi một đất nước, một đơn vị hành chính từ tỉnh, huyện, xã đều có chiến lược
phát triển cho tương lai. Nội dung xây dựng kỹ thuật nông lâm kết hợp là việc bố trí
sử dụng đất đai ổn định lâu dài theo các mục đích khác nhau để thỏa mãn những nhu
cầu lương thực và chất lượng, ngoài ra còn chú ý mở rộng diện tích đất canh tác,
thay đổi giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, thực hiện khuyến nông,
khuyến lâm để lợi dụng tiềm năng đất đai một cách có hiệu quả nhất.
1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Quan Sơn
TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
Năm 2010
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
Tổng diện tích tự nhiên
93.017,0
3 100
1
Tổng diện tích đất nông
nghiệp
82.273,1
1 88,45
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 2.521,16 2,71
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.543,40 1,66
- Đất trồng lúa 1.195,10 1,28
-
Đất bằng trồng cây hàng năm
khác 348,3 0,37
1.1.2 Đất trồng cỏ 0,97 0,00
1.1.3 Đất trồng cây lâu năm 976,79 1,05
- Đất trồng cây ăn quả lâu năm 976,79 1,05
1.2
Đất lâm nghiệp
79.682,2
1 85,66
1.2.1 Đất rừng sản xuất 48.623,99 52,27
-
Rừng tự nhiên
35.091,0
0 37,73
- Rừng trồng 9.816,73 10,55
- Đất trống 3.716,26 4,00
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
31.058,2
2 33,39
- Rừng tự nhiên 26.869,84 28,89
- Rừng trồng 1.513,46 1,63
- Đất trống 2.674,92 2,88
Trang
2
TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
Năm 2010
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 69,74 0,07
1.3.1
Đất nuôi trồng thuỷ sản nước
ngọt 69,74 0,07
2 Đất phi nông nghiệp 2.688,84 2,89
2.1 Đất ở 367,07 0,39
2.1.1 Đất ở nông thôn 357,36 0,38
2.1.2 Đất ở đô thị 9,71 0,01
2.2 Đất chuyên dùng 550,79 0,59
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan CT sự
nghiệp 14,45 0,02
2.2.2 Đất quốc phòng an ninh 12,18 0,01
2.2.3 Đất SX kinh doanh phi NN 3,71 0,00
2.2.4 Đất có mục đích công cộng 520,45 0,56
2.4 Đất nghĩa địa 230,27 0,25
2.5
Đất sông suối, mặt nước chuyên
dùng 1.540,71 1,66
3 Đất chưa sử dụng 8.055,08 8,66
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 426,46 0,46
- Đất đồi núi chưa sử dụng 6.197,88 6,66
3.2 Núi đá không cây 1.430,74 1,54
Đất chưa sử dụng hiện nay là 8.055,08 ha (chiếm 8,66% DTTN) có thể khai
thác cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và sử dụng vào các mục đích khác.
2. Tổng quan sử dụng kỹ thuật nông lâm kết hợp ở Quan Sơn
2.1 Kỹ thuât nông lâm kết hợp trên đất đồi núi thấp
2.1.1. Hình thức canh tác.
Canh tác theo hình thức mô hình nông lâm kết hợp thường có diện tích đất từ
1,5 - 3 ha cho một hộ gia đình, bố trí trên một phần đồi hay cả quả đồi, cây trồng
trên mô hình này được phân bổ như sau:
* Rừng ở đỉnh và sườn cao, diện tích 1- 2 ha, trồng các loại cây lâm nghiệp như:
Mỡ, bồ đề, bạch đàn, keo để lấy gỗ, giữ nước và ngăn chặn xói mòn, những năm đầu
cây lâm nghiệp còn nhỏ ta có thể trồng xen các cay hoa màu ngắn ngày như dứa, đỗ,
lạc để tận dụng,cải tạo đất, đồng thời chăm sóc và ngăn chặn cỏ dại cho cây trồng
chính.
* Diện tích 0,5 – 1 ha ở sườn đồi để làm nương ta có thể trồng lúa nước theo
phương thức ruộng bực thang, có đào rãnh và đắp bờ đất ngang đốc để giữ nước.
Trang
3
Nhiều nơi đã trồng xen đỗ lạc giữa các hàng cây hoặc các băng cây cốt khí hay cây
gỗ, rộng 1 – 2m cách nhau 10 -15m ngang dốc để giữ nước, làm phân xanh hoặc lấy
gỗ củi.
* Ở chân đồi với diện tích từ 0,2– 0,3 ha, nơi thấp nhất, gần thung lũng, gần
đường đi lại, bà con trồng các loại cam, chanh, bưởi, táo,ổi, quyết… và các cây có
giá trị hàng hoá khác ở quanh nhà. Đối với hình thức canh tác trên đất đã bị bạc màu,
thoái hoá, một số giải pháp kỹ thuật nhằm chống xói mòn, tăng năng suất cây trồng
sau đây thường được áp dụng như sau:
Giải pháp kỹ thuật Mô tả
1. Cải tạo đất nơi có địa hình dốc
Hàng rào cây xanh Các loài cây họ đậu, cốt khí,
đậu triều,
Làm rãnh chống xói mòn Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
truyền thống
Tạo ruộng bậc thang khoảng cách
nhỏ
Dựa vào kinh nghiệm của địa
phương
Cây che phủ (lưu niên) Trồng cây ăn quả lưu niên
(Nhãn, ải, xoài )
Trồng xen vụ cây lương thực Ngô, đậu, lạc .
Bón phân hợp lý tăng độ phì của
đất
Bón các loại phân chuồng, phân
xanh
2. Thâm canh cây lương thực
Trồng các loài cây lương thực đã
được cải thiện
Các giống ngô, sắn, đậu lạc,
………
Bón phân cho cây trồng hợp lý Bón phân hữu cơ
3. Trồng cây ăn quả/ cây lưu niên
Cải tạo các vườn cây ăn quả hiện có Các loài cây bản địa có giá trị
kinh tế
Đa dạng các loại cây ăn quả đã
được cải tạo
Trồng thâm canh các loại cây
ăn quả
2.1.2. Lợi ích thu về từ các hình thức canh tác trên.
* Lợi ích có được từ rừng trồng sau 5- 10 năm thu được khoảng 45 – 100 m3
gỗ làm nguyên liệu giấy trị giá 9 – 16 triệu đồng, bình quân 1,4 – 2 triệu đồng/năm,
tuy không thu được lợi ngay, nhưng các năm đầu có sản phẩm trồng xen, cành lá và
cây tỉa thưa để bán và đun nấu.
* Lợi ích từ sườn và chân đồi từ việc làm nương dẫy cũng cho 1,2 – 2 tấn lương
thực hàng năm để giải quyết cái ăn hàng ngày. Vườn cung cấp thực phẩm hàng ngày
cho gia đình, ngoài ra còn có thể bán các nông sản, được 1,5 – 3 triệu đồng tiền mặt
mỗi năm để mua sắm các thứ cần thiết. Như vậy là đất đai tuy xấu nhưng đã được sử
dụng hợp lý và tổng hợp, biết áp dụng những biện pháp canh tác đất dốc đơn giản,
Trang
4
có đầu tư cao hơn nhờ biết tận dụng lao động và thời gian tiềm năng sẵn có của gia
đình mà đất đai được cải thiện, duy trì được độ màu mỡ để canh tác được lâu dài
hơn.
2.2 Kỹ thuật nông lâm kết hợp sử dụng ở vùng đồi núi cao
Diện tích đất đai ở khu vực vùng núi cao này chủ yếu là 2 nhóm đất: (1) Đất
nâu vàng, loại đất này có màu phổ biến là nâu vàng, thành phần cơ giới nặng, tầng
đất trung bình và dày thoát nước tốt, hình thát phẫu diện tương đối đồng nhất, cấu
trúc khá tốt và bền. Tuy nhiên một số nơi đất đã bị rửa trôi xói mòn, thoái hoá do sử
dụng không hợp lý đất trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng. Loại đất này thường
thích hợp với cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp.(2) Đất mùn vàng đỏ trên
núi, loại đất này nằm ở vùng núi cao. Do địa hình cao dốc hiểm trở nên đất thường
bị xói mòn mạnh, mặt khác do quá trình phong hoá yếu nên đa số đất có phẫu diện
không dày. Đất có phản ứng chua vừa đến ít chua, hàm lượng mùn cao. Đất mùn
vàng đỏ trên núi thích hợp cho áp dụng các phương thức nông lâm kết hợpnhư sau:
Áp dụng các kỹ thuật luân canh tốt như: Luân canh cây lương thực, cây hoa
màu họ đậu. Canh tác và trồng các loại hoa màu dọc theo các đường đồng mức để
chống xói mòn, giữ đất và giữ nước. Sử dụng toàn bộ chất hữu cơ dư thừa có sẵn
(các phẩm vật dư thừa sau thu hoạch, phân động vật) để bón cho đất, chất hữu cơ có
tác dụng cải tạo đất làm cho đất tơi xốp và tăng độ phì của đất.
Đa dạng hoá cây trồng bao gồm cả trồng cây lâu năm. Cây lâu năm có giá trị
phòng hộ đặc biệt trên đất dốc. Cây ăn quả và cây công nghiệp có thể được trồng
thành các vườn nhỏ hoặc xen lẫn cây nông nghiệp, trồng rừng và bảo vệ rừng ở khu
vực cao nhất của trang trại. Các khu rừng này vừa có tác dụng bảo vệ đất và nước
đồng thời cho sản phẩm gỗ, củi phục vụ sinh hoạt. Bảo vệ đất trong giai đoạn bỏ
hoá. Sử dụng các chất liệu che phủ mặt đất bảo vệ đất khỏi phơi ra nắng gắt, bị bào
mòn do gió và mưa.
Nuôi gia súc nhốt trong chuồng hay buộc tại chỗ. Vì chăn thả tự do có thể là
nguyên nhân gây ra xói mòn ở vùng cao. Đồng thời bà con không kiểm soát được
bệnh dịch của gia xúc, gia cẩm,và các vật nuôi dẽ bị chết rét về mùa đông.
3. Lợi ích từ các hệ thống nông lâm kết hợp.
3.1 Các lợi ích từ nông lâm kết hợp
Trong thực tiễn sản xuất cũng như nhiều công trình nghiên cứu trung và dài hạn
ở nhiều nơi trên thế giới đã cho thấy nông lâm kết hợp là một phương thức sử dụng
tài nguyên tổng hợp có tiềm năng thoả mãn các yếu tố của phát triển nông thôn và
miền núi bền vững. Các lợi ích mà nông lâm kết hợp có thể mang lại rất đa dạng, tuy
nhiên có thể chia thành 2 nhóm nhóm các lợi ích trực tiếp cho đời sống cộng đồng
và nhóm các lợi ích gián tiếp cho cộng đồng và xã hội.
3.2 Các lợi ích trực tiếp từ nông lâm kết hợp
Lợi ích thứ nhất cung cấp lương thực và thực phẩm: Nhiều mô hình nông lâm
kết hợp được hình thành và phát triển nhằm vào mục đích sản xuất nhiều loại lương
Trang
5
thực thực phẩm, có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Điển
hình là hệ thống vườn ao chuồng (VAC) được phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nông
thôn ở nước ta. Ưu điểm của các hệ thống nông lâm kết hợp là có khả năng tạo ra
sản phẩm lương thực và thực phẩm đa dạng trên một diện tích đất mà không yêu cầu
đầu vào lớn.
Lợi ích thứ 2 các sản phẩm từ cây thân gỗ: Việc kết hợp cây thân gỗ trên nông
trại có thể tạo ra nhiều sản phẩm như gỗ, củi, tinh dầu, v.v. Để đáp ứng nhu cầu về
nguyên vật liệu cho hộ gia đình.
Lợi ích thứ 3 tạo việc làm: Nông lâm kết hợp gồm nhiều thành phần canh tác đa
dạng có tác dụng thu hút lao động, tạo thêm ngành nghề phụ cho nông dân.
Lợi ích thứ 4 tăng thu nhập nông hộ: Với sự phong phú về sản phẩm đầu ra và ít
đòi hỏi về đầu vào, các hệ thống nông lâm kết hợp dễ có khả năng đến lại thu nhập
cao cho hộ gia đình. Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức an toàn lương thực:
Nhờ có cấu trúc phức tạp, đa dạng được thiết kế nhằm làm tăng các quan hệ tương
hỗ (có lợi) giữa các thành phần trong hệ thống, các hệ thống nông lâm kết hợp
thường có tính ổn định cao trước các biến động bất lợi về điều kiện tự nhiên (như
dịch sâu bệnh, hạn hán, v.v.). Sự đa dạng về loại sản phẩm đầu ra cũng góp phần
giảm rủi ro về thị trường và giá cho nông hộ.
3.3. Các lợi ích từ nông lâm kết hợp trong việc bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và môi trường
3.3.1. Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên đất và nước
Qua nhiều năm nghiên cứu nông lâm kết hợp phối hợp với các kết quả nghiên
cứu về sinh thái học, nông nghiệp, lâm nghiệp và khoa học đất đã cho thấy các hệ
thống nông lâm kết hợp nếu được thiết kế và quản lý thích hợp sẽ có khả năng giảm
dòng chảy bề mặt và xói mòn đất duy trì độ mùn và cải thiện lý tính của đất và phát
huy chu trình tuần hoàn dinh dưỡng, tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của cây
trồng và vật nuôi. Nhờ vậy làm gia tăng độ phì của đất, tăng hiệu quả sử dụng đất và
giảm sức ép của dân số gia tăng lên tài nguyên đất (Young, 1997).
Bên cạnh đó, trong các hệ thống nông lâm kết hợp do hiệu quả sử dụng chất
dinh dưỡng của cây trồng cao nên làm giảm nhu cầu bón phân hóa học, vì thế giảm
nguy cơ ô nhiễm các nguồn nước ngầm (Young, 1997).
3.3.2. Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh
học.
Nông lâm kết hợp cung cấp một phần lâm sản cho nông hộ, đồng thời nông
lâm kết hợp có thể làm giảm tốc độ khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên. Mặt khác,
nông lâm kết hợp là phương thức tận dụng đất có hiệu quả nên làm giảm nhu cầu mở
rộng đất nông nghiệp bằng khai hoang rừng. Chính vì vậy mà canh tác nông lâm kết
hợp sẽ làm giảm sức ép của con người vào rừng tự nhiên, giảm tốc độ phá rừng
(Young,1997). Các hộ nông dân qua canh tác theo phương thức này sẽ dần dần nhận
Trang
6
thức được vai trò của cây thân gỗ trong việc bảo vệ đất, nước và sẽ có đổi mới về
kiến thức, thái độ có lợi cho công tác bảo tồn tài nguyên rừng.
Việc phối hợp các loài cây thân gỗ vào nông trại đã tận dụng không gian của hệ
thống trong sản xuất làm tăng tính đa dạng sinh học ở phạm vi nông trại và cảnh
quan.
Chính vì các lợi ích trên mà nông lâm kết hợp thường được chú trọng phát triển
trong công tác quản lý vùng đệm xung quanh các khu bảo tồn thiên nhiên
3.3.3. Nông lâm kết hợp và việc làm giảm hiệu ứng nhà kính.
Rất nhiều nhà nghiên cứu gợi ý rằng sự phát triển nông lâm kết hợp trên qui mô
lớn có thể làm giảm khí CO
2
và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác (Dioxon,
1995,1996; Schroeder, 1994). Các cơ chế của tác động này có thể là: Sự đồng hóa
khí CO2 của cây thân gỗ trên nông trại gia tăng lượng cacbon trong đất và giảm nạn
phá rừng (Young, 1997).
II. Điều kiện tự nhiên, sinh thái môi trường của địa bàn nghiên cứu
1. Vị trí địa lý
1.1. Vị trí địa lý
Quan Sơn là một huyện miền núi,vùng cao,biên giới, nằm phía Tây Bắc tỉnh
Thanh Hóa, có vị trí địa lý:
từ 21
0
06’15”-20
0
24’30” vĩ độ Bắc;
và 104
0
15’30”-105
0
08’25” kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Quan Hóa.
- Phía Tây và Nam giáp nước CHDCND Lào.
- Phía Đông giáp huyện: Lang Chánh, Bá Thước.
Huyện Quan Sơn có diện tích tự nhiên 93.017,03ha; Dân số là hơn 36.636
người; Mật độ dân số trung bình là 38,4 người/km
2
; Trên địa bàn huyện có 13 đơn vị
hành chính, bao gồm 12 xã và 1 thị trấn. Quan Sơn có Trung tâm huyện lỵ tại Km
35-Quốc Lộ 217, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của huyện tuy nhiên kết
cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế và cách thành phố thanh hóa khoảng 150km.
1.2. Vị trí địa lý kinh tế.
Huyện có vị trí địa lý chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an
ninh của khu vực miền núi và tỉnh Thanh Hóa;
Là vùng đầu nguồn của hệ thống sông Mã, có ý nghĩa rất lớn về vị trí phòng hộ,
tạo nguồn sinh thủy dự trữ nguồn nước, giảm tác động thiên tai và bảo vệ môi
trường, tạo cân bằng hệ sinh thái đối với cả tỉnh;
Trên địa bàn huyện có mạng lưới giao thông đường bộ đi qua như Quốc lộ 217,
là tuyến đường nối với đường 1A, cắt đường Hồ Chí Minh qua các trung tâm phát
triển của các huyện với nước bạn Lào. Là yếu tố thuận lợi cho việc giao lưu hợp tác
và phát triển;
Gồm 6 xã giáp biên giới với 64 km đường biên với nước bạn Lào; có cửa khẩu
quốc tế Na Mèo và cửa khẩu tiểu ngạch Tam Thanh - Sầm Tớ, thuận lợi cho phát
Trang
7
triển kinh tế vùng biên, giao thương với nước bạn Lào, xây dựng biên giới hòa bình,
hợp tác hữu nghị.
2. Địa hình địa mạo
Là huyện vùng cao, địa hình hiểm trở, diện tích bề mặt bị chia cắt mạnh bởi
sông Luồng và sông Lò, có các dãy núi cao kéo dài thành dải theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam như: Pù Mằn - Sơn Hà cao 1247m; Pa Panh - Sơn Điện - Sơn Lư, cao
1146-1346m; hướng núi thấp dần từ tây sang đông, trên 91% diện tích là đồi núi, với
độ dốc cụ thể như sau:
- Đất có độ dốc cấp I (< 3
o
): 4,48ha; chiếm gần 0,005% diện tích tự nhiên;
- Có độ dốc cấp II (4-8
o
): 214,86 ha; chiếm 0,23%;
- Có Độ dốc cấp III (9-15
o)
: 2.285,21 ha; chiếm 2,46%;
- Có độ dốc cấp IV, V,VI(> 15
o
): 90.512,48 ha; chiếm 97,31%.
3. Khí hậu
Khí hậu thời tiết: Huyện Quan Sơn thuộc vùng khí hậu núi cao phía Tây Bắc
của tỉnh Thanh Hóa.
Nhiệt độ không khí trung bình năm 23
o
C, nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối
39- 40
o
C vào tháng 5, tháng 7; tối thấp tuyệt đối 2,6
o
C vào tháng 12, tháng 1.
Lượng mưa trung bình năm trên 1900 mm, mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến
tháng 10 (tháng có lượng mưa trên 100 mm). Tháng có lượng mưa < 100 mm là
tháng 12; 1; 2; 3 và tháng 4.
Số ngày mưa 194 ngày/năm, tháng có số ngày mưa nhiều nhất là tháng 6;7; 8
Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm 87%, thấp nhất 84% vào
tháng 5, cao nhất 88% vào tháng 8, tháng 9; Lượng bốc hơi trung bình năm 628,9
mm/năm, cao nhất vào tháng 7 là 78 mm, thấp nhất vào tháng 1 là 40,3 mm; Tổng số
giờ nắng trong năm trung bình là 1.684 giờ; Bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng từ
tháng 7 đến tháng 10, trung bình 2 cơn/năm, thường mang theo mưa lớn gây lũ lụt.
Gió Tây Nam khô nóng trung bình 21,5 ngày/năm (từ tháng 4 - tháng 7);
Giông tố trung bình 99,5 ngày/năm; Gió mùa Đông Bắc trung bình 18 đợt/năm (từ
tháng 10 - tháng 3); Số ngày rét đậm có sương giá trung bình 5,4 ngày/năm; Số ngày
có khả năng sương muối 1,2 ngày/năm (vào tháng 12 và tháng 1); Số ngày mưa
phùn trung bình 48,2 ngày/năm (vào tháng 1-3); Số ngày hanh heo trung bình 11,4
ngày/năm (vào tháng 11-12);
Thuận lợi của khí hậu thời tiết là tổng nhiệt độ năm cao, nhiệt độ không khí
trung bình năm cao, số giờ nắng cao, lượng mưa, ẩm độ lớn thích hợp cho thực vật,
cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Nhưng bất lợi của thời tiết là luợng mưa phân bố không đều, tập trung vào mùa
mưa nên dễ gây ra hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, đá lăn. Mùa đông ít mưa,
khô hanh, rét đậm, có xuất hiện sương giá và dễ gây nên hạn hán, cháy rừng. Mùa hè
có gió Tây Nam khô nóng, giông tố, mưa đá, bão, ảnh hưởng đến sản xuất và đời
sống nhân dân.
Trang
8
4. Thủy văn
Hệ thống sông suối của Quan Sơn được phân bố như sau. Sông Luồng bắt
nguồn từ Lào chảy qua các xã Na Mèo, Mường Mìn, Sơn Thủy chảy ra Nam Động
huyện Quan Hóa. Sông Lò Bắt nguồn từ Lào chảy qua các xã Tam Thanh, Tam lư,
Sơn Lư,Thị Trấn, Trung Thượng, Trung Tiến, Trung Hạ, Trung Xuân, đổ về sông
Mã và nhiều suối khác chảy về sông Lò, sông Luồng. Sông suối dốc, tốc độ dòng
chảy lớn về mùa mưa lũ, là nguy cơ gây lũ quét, lũ ống, sạt lở đất 2 bên bờ sông,
suối ảnh hưởng trực tiếp đến nhà ở và hoa mầu của nhân dân
Tuy nhiên Các xã phân bố ở vùng cao đã được quan tâm làm bể chứa nước
nhưng hiện nay nước cấp sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống cũng như sản xuất của nhân dân
5. Các nguồn tài nguyên
5.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 93.017,03 ha, bao gồm những loại đất
sau:
+ Đất nông nghiệp: 82.273,11 ha; chiếm 88,45% diện tích tự nhiên toàn huyện
- Đất sản xuất nông nghiệp: 2.521,16 ha; chiếm 2,71%;
- Đất cho sản xuất lâm nghiệp: 79.682,21 ha; chiếm 85,66%;
+ Đất phi nông nghiệp: 2.688,84 ha; chiếm 2,89%;
+ Đất chưa sử dụng: 8.055,08 ha; 8,66%.
Đất chưa sử dụng hiện nay là 8.055,08 ha (chiếm 8,66% DTTN) có thể khai
thác cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và sử dụng vào các mục đích khác.
Địa chất: Với địa hình nêu trên, nền địa chất của huyện có các nhóm đá
mẹ chính như sau:
Nhóm đá Mác ma axít: có đá mẹ Granít, Riolít.
Nhóm đá Trầm tích; có đá Sa thạch, Phiến thạch, đá Vôi.
Từ các nhóm đá mẹ trên kết hợp khí hậu thời tiết đã hình thành nên các nhóm
loại đất khác nhau:
Nhóm đất Feralit trên núi (Fa; Fq; Fv) có màu vàng đến nâu vàng hình thành
trên đá mẹ Mác ma axít, đá Sa thạch, đá Vôi. Nhóm đất Fa; Fq là phổ biến trên địa
bàn tất cả các xã trong huyện.
Nhóm đất mùn Halít trên núi cao (Ha; Hq) phân bố chủ yếu ở các đỉnh núi cao
trên 1000 m.
Nhóm đất Feralit biến đổi do trồng lúa (Fl) phân bố chủ yếu ven đồi do khai
hoang xây dựng đồng ruộng sản xuất lương thực, hoa màu.
Nhóm đất phù sa bồi tụ ven sông, suối (Py) phân bố ven sông Luồng, sông Lò,
suối lớn thuộc đất canh tác trồng lúa, hoa màu.
Nhóm đất dốc tụ chân đồi (D), thường trồng màu, lương thực và trồng rừng.
5.2.Tài nguyên khoáng sản
Trang
9
Theo kết quả điều tra năm 2005 và 2007 ở trên địa bàn huyện Quan Sơn có các
loại khoáng sản sau
Mỏ chì, kẽm ở xã Sơn Thuỷ, Chì, bạc ở xã Sơn Hà, Sắt ở xã Tam Lư, Molipden
ở Mường Mìn, Graphit ở xã Na Mèo, về trữ lượng chưa xác định huyện Quan Sơn
có nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu là đá Vôi, cát sỏi ở ven sông Lò, sông
Luồng.
5.3. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện nhiều chiếm phần lớn tổng diện tích tự
nhiên của huyện, với thảm thực vật rừng khá phong phú tạo thành quần thể tự nhiên
có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ và cũng có một vai trò kinh tế nhất định,
tuy nhiên trong thời gian qua vẫn có một số diện tích đất rừng bị cháy. Rừng là nơi
cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống và góp phần chống xí mòn đất rất tốt Trong
tương lai cần chú ý tăng diện tích rừng khoanh nuôi bảo vệ rừng tăng độ che phủ
rừng trong toàn huyện đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ tài nguyên đất, chống
xói mòn, bảo vệ sự đa dạng sinh học và điều hòa nguồn nước.
Bên cạnh đó rừng và sản xuất ngành lâm nghiệp là thế mạnh của huyện Quan
Sơn được thể hiện trong các Nghị quyết và kế hoạch phát triển kinh tế của huyện.
Theo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tại Quyết định 2755/2007/QĐ-
UBND ngày 12-9-2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa; Quyết định 346/QĐ-UBND
ngày 26/01/2011 của UBDN tỉnh Thanh Hoá
Diện tích đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp đến là 79.682,21 ha chiếm
85,66% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện; trong đó rừng phòng hộ 31.058,22 ha;
rừng sản xuất 48.623,99 ha.
Trữ lượng rừng ước tính có khoảng 2,3 triệu m
3
gỗ; 60 triệu cây luồng;
170 triệu cây tre nứa. Rừng giàu và rừng trung bình phân bố ở các dãy núi cao
dọc biên giới với Lào, xa đường giao thông và khu dân cư, chủ yếu là rừng
phòng hộ đầu nguồn.
Hệ thực vật rừng phong phú, đa dạng; các loài gỗ quý như Sến, Táu mật, Dổi,
De, Vàng Tâm đang suy giảm nhanh do khai thác chọn gỗ tốt. Họ tre nứa có rừng
Luồng trồng, Nứa, Vầu, Giang tự nhiên. Rừng trồng chủ yếu là rừng Luồng, trữ
lượng không cao do khai thác mạnh hàng năm. Luồng là nguồn nguyên liệu cho sản
xuất bột giấy trong Dự án vùng nguyên liệu giấy của nhà máy giấy Châu Lộc đang
thi công. Do khai thác nhiều năm rừng Luồng đang bị thoái hóa, cần được cải tạo,
trồng lại, bảo vệ và tổ chức khai thác sử dụng hợp lý có hiệu quả.
5.4. Tài nguyên động vật hoang dã
Trên địa bàn còn nhiều loài thú hoang dã như: lợn rừng, nai, hổ, khỉ, gấu, gà
lôi Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá có ý nghĩa lớn về môi trường -
sinh thái, khoa học và cả về kinh tế.
Trong nhiều năm qua, nguồn tài nguyên này có xu hướng giảm sút, nhiều loài
thú quý hiếm có xu hướng tuyệt chủng trên địa bàn (gấu, hổ, ) cùng với việc tái tạo
Trang
10
vốn rừng, nguồn động vật hoang dã quý hiếm cũng cần được bảo vệ chặt chẽ vì đây
là nguồn tài nguyên có giá trị cao về nhiều mặt và không dễ tái tạo phát triển.
5.5.Tài nguyên du lịch
Về danh thắng, trên địa bàn huyện có Động Nang Non ở xã Sơn Lư (tại Km 39,
Quốc lộ 217); núi Pha Dua tại Bản Trung Sơn và Động Bo Cúng tại bản Chanh xã
Sơn Thuỷ, cách thị trấn huyện 31 km về phía Tây theo Quốc lộ 217 và 20 km theo
đường tây thanh hóa về phía bắc, là những danh lam thắng cảnh vùng sơn cước
huyền bí; có thể khai thác cho phát triển du lịch sinh thái.
Về nhân văn, Quan Sơn có nền văn hóa dân tộc với những thiết chế văn hóa
xã hội của người Thái dựa trên lãnh thổ công, thiết chế dòng họ của người
Mông ; những phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt và trong tín
ngưỡng, hội hè cùng với những món ăn đặc sản mang đậm nét của mỗi dân tộc
là những tài nguyên du lịch nhân văn rất hấp dẫn đối với du khách, nhất là các
du khách quốc tế;
Với tiềm năng và vị trí địa lý của mình, Quan Sơn có thể liên kết với các địa
phương trong vùng, cả tỉnh, cả nước và với các tỉnh Bắc Lào hình thành các tua du
lịch xuyên quốc gia và quốc tế.
5.6. Tài nguyên nước
Nước được phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được
lấy từ nguồn nước mặt chủ yếu của huyện là nguồn nội sinh của các sông, suối thuộc
hệ thống sông Mã; trên địa bàn huyện có trên 300 khe, suối lớn, nhỏ thường xuyên
có nước. Việc trữ nước cho sản xuất chủ yếu bằng các đập ngăn nhỏ, hiện trên địa
bàn huyện có trên 40 đập ngăn giữ nước phục vụ phát triển sản xuất và cấp nuớc
sinh hoạt cho nhân dân. Có 2 sông lớn là Sông Luồng và Sông Lò;
Sông Luồng là một nhánh lớn bên hữu ngạn sông Mã có tổng chiều dài 102
km; diện tích lưu vực là 1.590km
2
, đoạn chảy qua huyện dài 48km.
Sông Lò tổng chiều dài sông là: 74,5 km, diện tích lưu vực 792 km
2
. Đoạn
chảy trên địa bàn huyện dài trên 38 km.
Hệ thống sông suối của Quan Sơn có nhiều tiềm năng cho xây dựng các hồ, đập
phục vụ tưới thuỷ lợi; có nhiều vị trí có thể xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và
nhỏ, bổ sung điện năng cho lưới điện Quốc gia và phục vụ phát triển sản xuất như: Na
Mèo (trên sông Luồng); Trung Thượng, Tam Lư, Trung Xuân (trên sông Lò)
5.7.Môi trường cảnh quan
Môi trường Quan Sơn về hiện trạng chưa bị ô nhiễm, tuy nhiên với tốc độ phát
triển như hiện nay công tác bảo vệ môi trường cần phải được trú trọng nhất là các
khu trung tâm như trung tâm huyện lỵ, cửa khẩu Na Mèo, đường tiểu nghạch Tam
Thanh chợ Na Mèo phải có chi tiết cụ thể về cơ sở hạ tầng để giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề bảo vệ môi trường cải tạo
đất là hết sức cần thiết. Tạo mô hình canh tác chống xói mòn, rửa trôi đất thâm canh
Trang
11
tăng vụ và luân canh để tăng hệ số sử dụng đất, hạn chế sử dụng các chất gây ô
nhiễm đất, bảo vệ môi trường đất. Bố trí cây trồng hợp lý, khai thác có hiệu quả quý
đất, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh việc trồng rừng, phủ xanh các diện
tích đồi núi chưa hay có thảm thực vật mỏng cần được bảo vệ đồng thời khoanh nuôi
tái sinh rừng. Đối với các chất thải cần được xử lý trước khi đưa ra môi trường. Đối
với các khu dân cư, khu đô thị cần có diện tích đất trồng cây xanh, trồng rừng tạo
phong cảnh, tôn tạo và giữ gìn cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.
6. Điều kiện kinh tế xã hội
Huyện Quan Sơn có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp gần như
cuộc sống của người dân phụ thuộc vào cây vầu, nứa, luông. Người dân nơi này mới
biết khai thác trứ chưa biết khoanh nuôi và bảo về rừng.
Về nông nghiệp cây trồng chủ yếu là cây lương thực như: Lúa, ngô, sắn…cây
công nghiệp ngắn ngày có lạc, đỗ tương, ngoài ra còn trồng rau, đậu các loại cung
cấp cho thị trường.
Chăn nuôi phát triển chăn nuôi ở huyện có chăn nuôi gia suc như: Trâu, bò,
lợn, dê và chăn nuôi gia cầm: Gà, vịt ngoài ra còn có một số hộ nuôi thả cá góp
phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập.
Về lâm nghiệp sản xuất hiện nay ở huyện chủ yếu rừng luồng, vầu, nứa và
khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ, vì rừng hiện nay trên địa bàn huyện
đang kì khai thác nên cũng có thu nhập kinh tế về rừng.
Các ngành kinh tế khác: Hiện nay ngành kinh tế của huyện vẫn tập trung vào
sản xuất nông lâm là chủ yếu, các ngành nghề dịch vụ đã có nhưng còn ở quy mô
nhỏ.
III. Kết quả nghiên cứu.
1. Các hình thức canh tác trên địa bàn nghiên cứu
1.1. Nông nghiệp
Các hoạt động nông nghiệp ở đây chủ yếu là lúa, bắp, và cây ăn quả như mít,
mận, nhãn, vải, dừa…Và một số cây công nghiệp như đậu tương, lạc được canh tác
theo phương thức cổ truyền.
1.2. Lâm nghiệp
Trên địa bàn hoạt động lâm nghiệp hiện tại có trồng các loại cây như là keo lai,
luồng, lát, sưa, xoan…. trong đó luồng là loài cây được người dân ưu tiên lựa chọn,
đây là loài cây dễ trồng ít tốn công chăm sóc và thời gian khai thác không quá dài,
giá thành tương đối cao.
1.3. Trang trại
Theo quá trình khảo sát và điều tra tôi nhận thấy hầu hết các trang trại ở đây
hoạt động còn rời rạc, chủ yếu là do các hộ nông dân tự phát. Nhiều trang tại bị bỏ
giữa chừng vì không có kinh nghiệm, không được tập huấn, nguyên nhân nữa là đất
đai khí hậu khắc nghiệt, thiếu vốn đầu tư nên các hoạt động sản xuất gặp nhiều khó
khăn.
Trang
12
2. Các nguyên nhân dẫn đến sự hoái háo đất và thực trạng phát triển các
ngành tại huyện Quan Sơn.
Dựa vào thực trạng việc khai thác và sử dụng đất đồi hiện tại của huyện Quan
Sơn với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong những năm tới, cũng như khả năng
về lao động và vốn đầu tư là cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp phục hồi khả
năng cải tạo đất đồi đem lại hiệu quả kinh tế kết hợp bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai
và môi trường làm tăng diện tích đất sản xuất.
2.1. Các nguyên nhân dẫn đến suy thoái đất
2.1.1. Thoái hóa đất do các yếu tố tự nhiên
Quan Sơn là một huyện miền núi nên có địa hình đa phần là đồi, núi nên có độ
dốc lớn, phần lớn người dân canh tác trên đất dốc. Khi thay đổi về khí hậu, sinh thái,
đặc biệt là thảm thực vật dễ dẫn đến hiện tượng xói mòn trượt lở, rửa trôi là suy
thoái hóa học, mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ. Những năm gần đây huyện Quan
Sơn luôn phải hứng chịu thời tiết khắc nghiệt như: hạn hán kéo dài, lúc có mưa thì
mua to kéo dài dẫn đến sạt lở, lũ quét xảy ra gây cuốn trôi nhà cửa hoa màu, rửa trôi
lớp đất mặt canh tác.
Các quá trình trượt lở, rửa trôi, xói mòn, xói lở gây ra mạnh mẽ, lớp thổ nhưỡng
chịu ảnh hưởng và thay đổi do quá trình này. Đất ở các khu vực bị xói mòn, rửa trôi,
hàm lượng mùn giảm, độ phì nhiêu giảm.
Đặc biệt trong năm 2012 xuất hiện, hiện tượng động đất và đầu năm 2013 ở
huyện còn xuất hiện, hiện tượng mưa đá làm thiệt hại hoa màu của bà con nông dân.
2.1.2. Thoái hóa đất do quá trình xói mòn.
Trong các nguy cơ gây xói mòn đất ở Quan Sơn thì xói mòn do nước là nguy cơ
chủ đạo phổ biến nhất bởi các lý do sau:
+ Lượng mưa lơn, phân bố không đều, tập trung trong năm 70 – 80% trong
tháng 6,7,8.
+ Địa hình dốc: Đất có độ dốc > 15
0
gồm 90.512,48 ha; chiếm 97,31% tổng
diện tích đất tự nhiện của huyện.
+ Khả năng chống đỡ kẽm của cây trồng và cây rừng.
+ Canh tác chưa hợp lý, chủ yếu trồng chay.
2.1.3. Thoái hóa đất do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội
Từ năm 2006 đến năm 2010 các chương trình, dự án phát triển kinh tế -
xã hội giảm nghèo trên địa bàn huyện chủ yếu thuộc các chương trình của
Chính phủ như: Chương trình 135, chương trình 134, chương trình 20 trái
phiếu Chính phủ, quyết định 167/2008/QĐTTg, quyết định 160/CP của
Chính phủ, chương trình 5 triệu ha rừng
thì tổng diện tích rừng và độ che phủ
trên địa bàn huyện trở lại đây có sự gia tăng, tuy nhiên sự gia tang chủ yếu là rừng
sản xuất chưa có nhiều giá trị về đa dạng sinh học, trong khi đó diện tích rừng phòng
hộ và rừng đặc dụng gia tăng chậm, nhiều năm có sụ suy giảm. Trên địa bàn huyện
thời gian qua nạn chặt phá rừng vẫn diễn ra phổ biến đặc biệt tại các xã vùng xâu
Trang
13
vùng xa, mất rừng dẫn đến trong mùa mưa đất đai bị xói mòn cộng với phương pháp
canh tác trên đất dốc chưa bền vũng dẫn đến giảm dần năng suất canh tác.
Do bà con áp dụng những biện pháp canh tác bất hợp lý trên đất dốc, kết hợp
với tình trạng khai thác, chặt phá rừng bừa bãi, trái phép tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến
thoái hóa đất tại một số xã, thảm thực vật trên mặt đất không còn khả năng giữ nước
dấn đến tầng đất mặt canh tác bị rửa trôi.
2.2. Thực trạng phát triển các ngành tại huyện.
2.2.1. Nông nghiệp:
Ở huyện Quan Sơn trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp
trong đó cây trồng chủ yếu là cây lương thực như: Lúa, ngô…. Chính quyền huyện
đã quan tâm, chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân đưa giống mới vào sản xuất
và tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh, tăng cường công tác
khuyến nông, khuyến lâm đến từng cơ sở xã, thị trấn tạo mọi điều kiện về giống,
phân bón và thủy lợi kịp thời cho nhân dân. Xây dựng các mô hình trình diễn để
thăm quan học tập kinh nghiệm trước khi đem ra nhân diện rộng… Vì vậy năng suất
sản lượng cây lương thực trên địa bàn huyện ngày càng tăng.
Chăn nuôi huyện thường xuyên đẩy mạnh công tác chăn nuôi gia súc gia cầm
cơ bản đã đáp ứng nhu cầu sức kéo và nhu cầu thực phẩm cho nhân dân.
Ngoài ra còn có nuôi cá ở các khu vực xã. Công tác phòng chống dịch bệnh cho
gia súc, gia cầm thường xuyên được quan tâm chăm sóc vì vậy đã ngăn chăn kịp thời
các nguồn bệnh dịch như lở mồn long móng ở gia xúc và cúm H5N1 ở gia cầm.
Nhìn chung, trong những năm gần đây phong trào phát triển chăn nuôi tại
huyện khá đồng bộ. Công tác chăm sóc phòng trừ thường xuyên được quan tâm,
phun phòng trừ khử chuồng trại và tiêm phòng theo quy định.
2.2.2. Lâm nghiệp .
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện 79.682,21 ha; chiếm 85,66%;diện tích tự
nhiên, trước đây do tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác rừng bừa bãi đã
làm cho diện tích và chất lượng rừng trên địa bàn huyện suy giảm rất nhiều, không
còn rừng nguyên sinh mà chỉ còn là những cánh rừng thứ sinh nghèo kiệt và đồi trọc.
Thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là các loại cây tái sinh. Ngoài ra còn các thảm thực
vật trồng rừng thường là keo lai, xoan, lát và các loại vầu, nứa,luồng…
Trên diện tích rừng được giao khoán người dân đa phần nuôi bảo vệ, có một số
hộ trồng phủ xanh lỗ trống bằng những loài sinh trưởng nhanh: Xoan, keo… Hoặc
trồng luồng…. Với những diện tích đồi trống người dân tiến hành trồng phủ xanh
bằng nguồn cây giống do tỉnh hỗ trợ từ các dự án 327 sao đen, xoan, dự án trồng cây
nguyên liệu giấy. Thực hiện công tác giao đất giao rừng huyện đã tập trung khoanh
nuôi bảo vệ tái sinh rừng và trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Nhưng
đến nay vấn có một số nơi vẫn còn diện tích đất trống đồi núi trọc. Hàng năm huyện
được tỉnh cung cấp từ 600 – 80000 cây giống lâm nghiệp để nhân dân trồng dặm bổ
sung quanh nhằm tăng tốc độ che phủ rừng.
Trang
14
2.2.3. Nhu cầu nông lâm nghiêp và thị trường tiêu thụ
Quan Sơn là một huyện miền núi nên người dân ở đây chủ yếu vấn đang sử
dụng nguyên liệu đốt là gỗ, củi. Vì vậy nhu cầu gỗ phục vụ cho sinh hoạt là tương
đối lớn.
Ngoài ra ngành chế biến gỗ nội thất hiện nay ngày càng phát triển cần một
lượng gỗ lớn nguyên liệu. Hoạt động sản xuất của các xưởng đũa, tăm cũng cần
lượng nguyên liệu lớn, đã góp phần thúc đẩy phát triển trồng luồng, vầu, nứa nguyên
liệu và các loại gỗ quý như rổi, đinh hương, đinh đá, đinh thối,sến, táu…. tại địa
phương.
2.3. Nhận định chung.
Do Quan Sơn là huyện miền núi vì vậy đất đai của khu vực này có độ dốc phổ
niến là 15
0
trở lên chiếm 97,31% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, nên địa hình
khá hiểm trở, đất có hàm lượng dinh dưỡng nghèo. Khí hậu khắc nghiệt, về mùa hè
luôn chịu ảnh hưởng của gió lào.
Trong những năm gần đây huyện chịu rất nhiều thiên tai do biến đổi khí hậu
toàn cầu, nên các hoạt động sản xuất gặp nhiều bất lợi, người dân ở đây không được
tập huấn hay học cách xây dựng mô hình sản xuất bền vững trên đất đồi nên đất đồi
đang bị thoái hóa do phương thức canh tác cổ truyền như trồng độc canh, đốt rẫy
trước mùa mưa.
3. Đề xuất các biện pháp quy hoach sản xuất nông lâm nghiệp trên đất đồi
núi tại huyện Quan Sơn.
3.1. Biện pháp sử dụng đất đồi của huyện Quan Sơn
Lâm nghiệp là ngành sản xuất chính của người dân huyện Quan Sơn, cũng là
nguồn thu chủ yếu của người dân nơi này vì vậy sản xuất lâm nghiệp có vai trò và ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống nhân dân trong huyện
Các biện pháp sử dụng đất rừng là tổng hợp các biện pháp như tái sinh, cải tạo,
nuôi dưỡng rừng, kết hợp với các mô hình nông lâm kết hợp để sản xuất, kinh doanh
sử dụng đất đồi một cách có hiệu quả nhất. Đảm bảo cho việc sử dụng đất và kinh
doanh rừng lâu dài liên tục đáp ứng tối đa nhu cầu cung cấp lâm sản đồng thời phát
huy cao nhất tính năng phòng hộ rừng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân
trên địa bàn huyện.
3.1.1. Trồng rừng
Biện pháp trồng rừng được áp dụng trên những diện tích đất trống chưa sử
dụng, trồng các loại cây như: lát, đinh , sến, táu… trên đỉnh đồi nơi có độ dốc cao,
còn xoan, keo lai, sao đen, luồng…. trồng ở diện tích đất có độ dốc thấp hơn.
Trong những năm đầu tiên ta sẽ trồng xen canh các lọai hoa màu ngắn ngày để
han chế xói mòn, rửa trôi cải tạo đất như như lạc, ngô, sắn….đặc biệt là các cây họ
đậu vì nó có khả năng cố định và tự tổng hợp đạm.
3.1.2. Khoanh nuôi phục hồi rừng.
Trang
15
Trên địa bàn huyện chủ yếu là đất rừng tự nhiên đã bị khai thác cạn kiệt nhằm
tận dụng khả năng tái sinh và diễn thế rừng tự nhiên trên diện tích đất trống có khả
năng tự phục hồi thì tiến hành khoanh nuôi bảo vệ để phục hồi rừng. Biện pháp
chính là ngăn chặn các tác động từ bên ngoài như chặt phá, chăn thả gia súc…Có
một số diện tích nên tiến hành trồng dặm để tăng nhanh độ che phủ của rừng.
3.1.3. Các biện pháp cải tạo nuôi dưỡng rừng.
Bên cạnh diện tích rừng trồng, trên địa bàn huyện còn phần lớn diện tích rừng
tự nhiên phòng hộ và rừng non mới phục hồi đây chủ yếu là rừng nghèo, rừng non
mới phục hồi có trữ lượng thấp vì vậy cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật cây trồng
nhằm nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, phát huy tốt hơn vai trò phòng hộ của diện
tích này và góp phần cung cấp gỗ củi và các lâm sản khác.
Ở huyện Quan Sơn đối tượng cần áp dụng các biện pháp cải tạo nuôi dưỡng là
toàn diện tích rừng tự nhiên, rừng khoanh nuôi phục hồi có trên địa bàn huyện. Với
các biện pháp kỹ thuật chính là dọn vệ sinh rừng thường xuyên, phát dọn dây leo,
bụi rậm, loại bỏ cây sâu bệnh, loại bỏ dần các cây phi mục đích và bổ sung cây mục
đích, đông thời tăng cường công tác bảo vệ tránh những tác động có hại vào rừng,
ngăn chặn lửa rừng.
3.2. Biện pháp sản xuất nông nghiệp của huyện.
Khi xã hội ngày càng phát triển dân số tăng lên thì nhu cầu của con người về
lương thực, thực phẩm lại càng cao nhưng diện tích đất sản xuât nông nghiệp lại có
hạn vì vậy để đáp ứng được nhu cầu của con người thì cần những biện pháp nâng
cao năng suất cây trồng.
3.2.1.Biện pháp trồng cây hoa màu.
Trên địa bàn của huyện chủ yếu là đất đồi núi nên phù hợp với những loại cây
trồng như: Rau xanh, ngô, đỗ tương, khoai, sắn, lạc… Đây cũng là những loại cây
trồng được người dân lựa chọn và trồng từ lâu nên khá phù hợp điều kiện địa
phương, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân.
3.2.2. Biện pháp trồng cây lúa nước
Do thiếu nước nên trên địa bàn huyện vẫn còn diện tích đất canh tác lúa nước
có một vụ còn một vụ bỏ hoang. Vì vậy huyện tạo điều kiện hỗ trợ dân làm hệ thống
nước, để tạo điền kiện cho bà con có thể trồng được hai vụ lúa trên năm hoặc áp
dụng kỹ thuật luân canh cây trồng để tránh diện tích đất bị bỏ hoang, đồng thời tao
them thu nhập, bên canh đó luân canh cây trồng còn có tác dụng cải tạo đất, phòng
trừ được một số loại sau bệnh cho cây trồng vụ sau.
Để phát triển trồng cây lúa nước đạt năng xuất cao, bà con nên áp dụng biện
pháp kỹ thuật như: đưa giống mới vào, tăng cương lượng phân bón, bón đúng thời
kì…
3.2.3. Biện pháp trồng cây ăn quả:
Các loại cây ăn quả thường được bà con trong huyện trồng như: Nhãn, vải,
xoài, dừa, mít,mận…. những loại cây trồng được người dân lựa chọn và trồng từ lâu
Trang
16
nên khá phù hợp điều kiện của huyện. Ngoài ra bà con có thể mạnh dạn đưa các
giống cây ăn quả như ổi tứ quý, táo, cam sành, quýt….trồng thí điểm vì đây cũng là
một trong những loại quả có giá trị kinh tế cao trên thị trường được dân tiêu thụ
nhiều.
3.3. Biện pháp phát triển chăn nuôi:
Để phát triển ngành chăn nuôi của huyện trong những năm tới nhằm góp phần
nâng cao thu nhập cho người dân, cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi như:
Mô hình nuôi lợn cỏ, gà đồi, chăn nuôi đại gia súc tạo thu nhập hàng năm và đồng
thời giải quyết nhu cầu sức kéo cho người dân và nguồn phân bón cho cây trồng.
Cần tiến hành xây dựng và vệ sinh lại cho khu chuồng trại, khu chuồng trại cần
cao ráo thoáng mát sạch sẽ về mùa hề, ấm áp về mua đông.
Thường xuyên tiêm phòng các dịch bệnh cho gia súc, gia cầm vật nuôi theo
đúng định kỳ.
Phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung, nhốt, tránh chắn nuôi theo phương
pháp chăn thả tự do và mở rộng các mô hình chăn nuôi trạng trại.
4. Một số giải pháp về kỹ thuật nhằm phục hồi khả năng sử dụng đất đồi
núi tại huyện Quan Sơn.
4.1. Lựa chọn kỹ thuật khai thác sử dụng thích hợp có hiệu quả
Căn cứ vào điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết, khả năng vốn đầu tư mà áp dụng
các mô hình sản xuất hợp lý, kết hợp những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với
những yêu cầu có tính nguyên tắc về môi trường, khai thác hiệu quả tài nguyên đất
đai theo các khu vực sinh thái của huyện. Phát huy thế mạnh của từng vùng, hình
thành các khu vực sản xuất hang hóa, kết hợp kinh doanh tổng hợp, thực hiện đa
dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi, sản phẩm vừa đáp ứng đủ tiêu dùng trên địa
bàn và xuất khẩu. Huyện Quan Sơn là một Huyện miền núi qua thực tế điều tra
chúng tôi đưa ra các mô hình sau:
Vùng sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp hàng năm trên vùng đất dốc
0 – 8
0
chủ động được nguồn nước tưới.
Vùng cây lâu năm phát triển trên đất có tầng dày ven đồi nơi có độ dốc từ 8 –
15
0
Vùng nông lâm kếp hợp đồng cỏ trăn nuôi xen kẽ các thung lũng.
Vùng trồng rừng và khoanh nuôi tái xinh trên đỉnh nơi có độ dốc trên 15
0
4.2. Kỹ thuật khai hoang
Trong việc bảo vệ chống xói mòn đất thì kỹ thuật khai hoang là rất quan trọng,
những vùng trồng cây lâu năm, nông lâm kết hợp áp dụng hình thức trồng theo băng,
trong quá trình sử dụng tiếp tục mở rộng diện tích vừa có tác dụng che phủ đất, giữ
ẩm cho cây trồng mới và tiết kiệm chi phí khai hoang.
Diện tích đưa vào sản xuất đều áp dụng khai hoang trắng để giảm thiệt hại do
xói mòn rửa trôi đất cần tiến hành trồng xen cây họ đậu, cây cỏ voi theo hàng, theo
đường đồng mức. Đối với vùng trồng cây lâm nghiệp dài ngày đang trong thời kỳ
Trang
17
cần thiết phải kết hợp trồng cây ngắn ngày vừa cho thu hoạch sản phẩm có tác dụng
giữ ẩm và che phủ cho đất.
4.3. Kỹ thuật canh tác
Làm đất: Tùy điều kiện của từng vùng cụ thể, nhưng đều có chung cải tạo làm
đất tơi xốp. Do đó, đây cũng là tác nhân gây xói mòn rửa trôi đất. Để giảm thiệt hại
cần cày bừa, phay đất theo đường đồng mức. Thời vụ làm đất cần tính toán đặc điểm
khí hậu của từng vùng để bố trí các loại cây trồng hợp lý, những khu vực đất dốc
không được làm vào mùa mưa để tránh sự rửa trôi các chất dinh dưỡng gây thoái hóa
đất.
Bón phân: Để phục hồi đất trống đồi trọc có hiệu quả kinh tế, sinh thái cần phải
sử dụng thêm phân bón vừa có tính cải tạo đất, tăng hàm lượng các chất hữu cơ
trong đất. Các loại phân bón ưu tiên sử dụng ở đất trống đồi trọc là phân chuồng,
phân xanh, phân vi sinh… Nhằm tái tạo các điều kiện lý hóa tính trên vùng đất trống
đồi núi trọc.
Luân canh, xen canh: Lựa chọn các cây trồng thích hợp để xen canh nhằm tạo
bề mặt đất được che phủ, giữ ẩm cho cây trồng, đồng thời tăng them thu nhập trên
một diện tích canh tác. Đối với các khu vực khai thác trồng cây lâu năm nên trồng
xen cây lâu năm và cây cỏ voi. Thực hiện tốt việc trồng xen cây hàng năm, diện tích
cây hoa màu sử dụng hiệu quả đất, hạn chế sâu bệnh đảm bảo hiệu quả môi trường.
5. Xác lập những kỹ thuật nông lâm kết hợp đặc trưng, phù hợp.
Tùy thuộc vào từng khu vực đất mà ta có hình thức canh tác khác nhau như
phần đất dốc cần có biện pháp trồng xen canh một số loại cây họ đậu để góp phần
cải tạo đất ở các vùng đất bị thoái hóa, đặc biệt là các vườn cây ăn trái.
Với phương pháp canh tác này, các loài cây lương thực được trồng giữa các
băng cây họ đậu hoặc giữa các luống cỏ trên nương bậc thang. Hệ thống này vừa hạn
chế xói mòn vừa giữ được độ phì nhiêu của đất từ năm này qua năm khác. Những
băng cây rừng, cây bụi hoặc dải cỏ được trồng dày có tác dụng như những vật chắn
sống ngăn chặn sự rửa trôi của đất khi có mưa lớn. Những vật chắn sống được hình
thành bằng những đai cây xanh làm cho đất luôn màu mỡ, rễ cây ăn sâu xuống đất
và hút lấy chất dinh dưỡng. Lá cây họ đậu rụng xuống tạo thêm dinh dưỡng cho lớp
đất mặt, ở đây lá cây đóng vai trò như là "phân xanh". Có rất nhiều loại cây có thể
trồng dọc theo đường đồng mức, tuy nhiên cây họ đậu và cây bụi được trồng nhiều
nhất, thông thường đây là những cây mọc nhanh và là nguồn phân xanh rất tốt.
5.1. Kỹ thuật trồng xen canh giữa các vườn cây
Cây họ đậu, cây cốt khí là một trong những loại cây có thể được trồng để tăng
độ phì của đất, giảm xói mòn và làm chậm dòng chảy của nước, đồng thời nó còn
mang lại những lợi ích khác như: Lá cây họ đậu và cây bụi có thể làm thức ăn cho
gia súc như trâu, bò và dê. Đặc biệt khi mùa khô kéo dài, thức ăn gia súc khan hiếm
thì nguồn thức ăn này rất hữu ích, hoặc để lam phân xanh phục vụ cho trồng trọt.
Trang
18
Bên Cạnh đó cây ở hàng rào còn cung cấp một nguồn củi tuyệt vời và còn cung
cấp vật liệu cho xây dựng. Không những thế người nông dân không còn phải đi xa
để lấy củi khi có nguồn gỗ củi dồi dào phát triển trên ruộng bậc thang gần nhà, ngoài
ra củi thừa còn có thể bán lấy tiền chi tiêu vào việc khác.
Ở những mô hình sử dụng đất trồng hoặc khoanh nuôi phục hồi rừng cần tận
dụng luống phát các cây họ đậu, cốt khí để che phủ đất, thân và lá có thể làm nguồn
phân bón trực tiếp cho cây chính.
5.2. Xác định nhu cầu các nguồn lực và các giải pháp thực hiện
Muốn thực hiện được phương án đưa kỹ thuật nông lâm kết hợp, góp phần thúc
đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển phù hợp với địa bàn của huyện thì cần có
các giải pháp để thực hiện như sau.
5.2.1. Các giải pháp phát triển sản xuất lâm nghiệp
Đối với sản xuất lâm nghiệp để tăng cường công tác bảo vệ diện tích rừng hiện
có, ta cần tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân, nghiêm cấm các
hoạt động khai thác rừng bừa bãi trong thời gian tới.
Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để làm tăng diện tích rừng khanh
nuôi tái sinh phục hồi và diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn huyện.
Tận dụng các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình, các dự án phát triển
lâm nghiệp, huy động các nguồn vốn từ trong dân.
Đê đáp ứng đủ được nhu cầu về giống cây lâm nghiệp của bà con trong những
năm tới vì trong những năm tới nhu cầu về giống cây lâm nghiệp là khá lớn vì vậy
để đáp ứng được mục tiêu đã đề ra cần liên hệ với công ty giống lâm nghiệp Thanh
Hóa và các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp trong tỉnh để đảm bảo việc cung cấp
giống có chất lượng tốt cho bà con.
5.2.2. các giải pháp phát triển nông nghiệp
Đối với sản xuất nông nghiệp cần xây dựng và mở rộng thêm hệ thống tưới tiêu
đến khắp các diện tích đất cấy lúa, đáp ứng nhu cầu sản xuất cho người dân.
Để đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thử nghiệm
trồng các loại giống mới có năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Áp dụng các
biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp để hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại…
Đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường công tác khuyến nông,
khuyến lâm phát triển các dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản,
đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện, phát triển các giống cây
trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây ăn quả, nông nghiệp, các cây lâm nghiệp
có giá trị kinh tế cao.
Tập trung chỉ đạo sản xuất có hiệu quả, đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, lập kế
hoạch phòng trống các thiên tai và dịch bệnh.
Ta nên xây dựng và phát triển mô hình nông lâm kết hợp, sử dụng hiệu quả diện
tích mặt nước để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
Trang
19
Cần mở rộng quy mô chăn nuôi, đào tạo tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho người
dân, tiến hành sản xuất giống tại địa phương để giảm bớt chi phí cho chăn nuôi và
trồng trọt.
5.2.3. Các giải pháp về vốn đầu tư
Muốn đáp ứng được nhu cầu về vốn đảm bảo cho các hoạt động diễn ra đúng
tiến độ thì ta cần huy động vốn từ mọi nguồn có thể nhưng nguồn vốn chủ yếu vẫn
là từ hỗ trợ của nhà nước thông qua ngân hang và các chương trình phát triển nông
thôn, đồng thời huy động vốn từ các tổ chức cá nhân quan tâm đến hoạt động sản
xuất nông lâm nghiệp và huy động vốn từ trong dân. Các giải pháp cụ thể để huy
động vốn là :
Phát triển các nguồn vốn trung và dài hạn có lãi suất ưu đãi
Thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng nông
thôn, các dự án phát triển nông lâm nghiệp, liên hệ với các doanh nghiệp cho vay
phân bón, giống cho các hoạt động sản xuất của người dân.
Phát triển các quỹ tín dụng nhân dân ban ngành, đoàn thể trong xã hội.
5.2.4.Giải pháp khuyến nông, khuyến lâm và dịch vụ
Đối với những khu vực đất trống đồi trọc thường ở xa, địa hình cao, giao thông
đi lại khó khăn, các thông tin kĩ thuật lạc hậu, trình độ dân trí thấp, do vậy công tác
khuyến nông, khuyến lâm chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật tới các xã vùng xâu,
vùng xa trong huyện là rất cần thiết. Việc tái tạo phục hồi đất trống đồi núi trọc
trong các năm tiếp theo là:
Cần tăng cường và củng cố lại đội ngũ cán bộ khuyến nông,khuyến lâm công
tác tại cơ sở. Làng khuyến nông tự quản để góp phần sử dụng hệ thống canh tác đạt
hiệu quả.
Đưa và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và phổ biến cho toàn bộ
nhân dân , đặc biệt là các hộ được giao quyền sử dụng đất trống đồi núi trọc: Các
loại giống mới, kỹ thuật bón phân, gieo trồng, phòng trừ sâu bệnh, các phương pháp
cải tảo đất dốc.
Xây dựng các mô hình trình diễn thí điểm, mở các lớp tập huấn, lựa chọn các
mô hình có hiệu quả nhân rộng trên địa bàn các xã.
Tăng cường những chính sách đầu tư khoa học kỹ thuật và vốn cho sản xuất,
trong đầu tư sản xuất lương thực đóng vai trò thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong
huyện.
Chú trọng đầu tư phát triển thị trường nông sản, khai thác tiềm năng thế mạnh,
gắn sản xuất đi liền với thu mua nông sản phẩm trên địa bàn.
Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, đầu tư cho phát triển kinh tế đồi
rừng thông qua các kỹ thuật nông lâm kết hợp phù hợp
PHẦN C - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang
20
I.Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu tôi rút ra một số kết luận sau:
1.Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân tại huyện Quan Sơn
chưa ổn định, nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên: Nguồn nước, điều kiện
thời tiết, chưa có áp dụng khoa học kỹ thuật. Hầu hết người dân chưa được tập huấn
về kỹ thuật canh tác.
2. Đối với ngành lâm nghiệp của huyện không đa dạng về chủng loại mà chủ
yếu là rừng vầu, nứa, luồng nguyên nhân là do mưa lớn, đất xấu.
3. Đối với nghề chăn nuôi ở huyện chưa phát triển, còn manh mún, nhỏ lẻ và tự
phát. Trong các trang trại chủ yếu trồng các cây xoài, nhãn, vải, ổi, mận…Và nuôi
các con như dê, gà, lợn… Chăn nuôi còn theo phương pháp cổ truyền( Chăn thả tự
do).
II.Kiến nghị.
1. Đối với UBND huyện.
Tạo điều kiện về nguồn vốn cho bà con như cho vay với lãi suất thấp và thời
gian dài.
Cần triển khai xây dựng mô hình mẫu tại một số địa phương trong huyện, sau
đó giới thiệu, tập huấn cho người dân.
Tăng cường nguồn kỹ sư về các xã để đưa các giống mới và khoa học kỹ thuật
tiên tiến đến với bà con dân bản.
2. Đối với các phòng ban.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ tài nguyên
đất, rừng, nước…
Tăng cường hệ thống tưới tiêu cho cây trồng tạo điều kiện cho bà con có đủ
nguồn nước tưới trong sản xuất và sinh hoạt nhằm tránh có diện tích đất bị bỏ hoang
một vụ.
Quan Sơn, ngày 26 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN không sao chép
nội dung của người khác
KT.GIÁM ĐỐC NGƯỜI THỰC HIỆN
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phạm Bá Hùng Nguyễn Thị Dịu Hiền
Trang
21
Trang
22