A. ĐẶT VẤN ĐỀ
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã được Bộ giáo dục và Đào tạo đưa vào
chương trình giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh tìm hiểu thế giới nghề nghiệp,
biết cách tìm kiếm thông tin nghề và cơ sở đào tạo nghề cần thiết cho bản thân; biết
cách tự đánh giá năng lực bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội để định
hướng học tập và chọn nghề tương lai cho phù hợp.
Công tác hướng nghiệp cho học sinh cần phải có sự tham gia, phối hợp chặt
chẽ của cả gia đình, nhà trường, xã hội …, trong đó nhà trường đặc biệt là những
giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, đứng lớp đóng một vai trò hết sức quan
trọng. Với trách nhiệm là một giáo viên trực tiếp dạy môn Địa lý tại Trung tâm giáo
dục thường xuyên Vĩnh Lộc, bản thân luôn có sự trăn trở, tìm tòi trong công tác
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Qua quá trình giảng dạy, qua kinh nghiệm
thực tiễn, tôi đã mạnh dạn đưa hoạt động giáo dục hướng nghiệp lồng ghép vào môn
học, thông qua các buổi học ngoại khóa (quan sát thực địa), nhằm cung cấp thông
tin cần thiết và giúp cho học sinh một số cách thức lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
Thực tiễn cho thấy thế giới nghề nghiệp rất phong phú và đa dạng, nhu cầu
tìm hiểu thông tin nghề nghiệp của học sinh rất lớn. Tuy nhiên do thời lượng có hạn
và căn cứ vào nhu cầu của học sinh, thực tế địa phương, tôi chỉ đi sâu vào hướng
nghiệp cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, giúp học sinh trực tiếp tìm
hiểu, quan sát thực tế một số hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn địa
phương.
Qua một số năm học áp dụng phương pháp học tập trên, bản thân nhận thấy
đã thu được kết quả khả quan. Vì vậy tôi đã lựa chọn làm đề tài sáng kiến kinh
nghiệm “ Giáo dục hướng nghiệp thông qua các hoạt động quan sát thực địa trong
dạy học môn Địa lí khối Bổ túc trung học”.
Với tâm huyết và mong muốn đóng góp một phần vào công tác giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh đạt hiệu quả cao, nhưng năng lực và kinh nghiệm của
bản thân còn có hạn, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự
tham gia đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản
thân được hoàn thiện hơn.
- 1 -
CƠ SỞ KHOA HỌC, TÍNH THỰC TIỄN VÀ THỰC TRẠNG
CỦA VIỆC LỰA TRỌN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TRỌN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, học sinh đã phải định
hướng học tập, định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị chọn nghề. Định hướng đúng và
chọn được một nghề phù hợp cần phải dựa trên cơ sở khoa học:
1. Thông qua việc tìm hiểu, quan sát trực tiếp đặc điểm, hoạt động của một số
nghề sản xuất, học sinh sẽ hiểu thêm về thế giới nghề nghiệp, thấy sự đa dạng,
phong phú của nghề, giúp cho việc lựa trọn nghề phù hợp một cách dễ dàng.
2. Được tìm hiểu trực tiếp sâu sắc về nghề, đặc biệt là đặc điểm hoạt động
của nghề và những yêu cầu của nghề đối với người lao động.
3. Qua việc quan sát trực tiếp các hoạt động sản xuất học sinh sẽ tự đánh giá
đúng những đặc điểm của bản thân như: Xu hướng nghề nghiệp; năng lực phù hợp
nghề; tính cách; năng khiếu sở trường… để từ đó lựa chọn cho mình một nghề phù
hợp trong tương lai.
4. Với việc trực tiếp tìm hiểu các hoạt động sản xuất, học sinh sẽ khắc sâu
hơn những kiến thức lý thuyết được học tập trên lớp về địa lý công nghiệp, địa lý
các ngành công nghiệp, địa lý địa phương…
II. TÍNH THỰC TIỄN CỦA VIỆC CHỌN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Học sinh có điều kiện tìm hiểu, lựa chọn nghề phù hợp.
Chọn nghề là chọn cuộc đời, chọn tương lai. Cuộc đời của con người có ý
nghĩa chính là ở chỗ bằng lao động của mình vừa đem lại lợi ích cho bản thân và
cho người khác. Công việc là nội dung chủ yếu của đời sống con người. Để lao
động trở thành niềm vui, niềm hạnh phúc, sự thỏa mãn, niềm cảm hứng và sáng tạo,
con người phải chọn được cho mình một dạng hoạt động lao động, một nghề thích
hợp nhằm phát huy cao độ khả năng và sức lực của mình. Để có sự thành đạt trong
nghề, con người phải chọn cho mình một nghề phù hợp. Trong xã hội ngày nay, số
lượng nghề ngày càng tăng, con người không dễ dàng gì lựa chọn cho mình một
nghề giữa hàng ngàn nghề khác nhau. Vì vậy, thông qua việc tổ chức cho học sinh
tham gia các hoạt động quan sát thực tế sẽ góp phần giúp học sinh định hướng, lựa
chọn nghề trong tương lai hiệu quả và thiết thực nhất.
- 2 -
2. Học sinh đánh giá đúng năng lực học tập và điều kiện kinh tế gia đình.
Hầu hết học sinh khối Bổ túc trung học đều có năng lực kiến thức học tập
trung bình và yếu. Hoàn cảnh kinh tế gia đình phần lớn gặp nhiều khó khăn. Ngoài
thời gian học tập tại trường, các em phải tham gia lao động phụ giúp gia đình. Với
điều kiện kinh tế và năng lực học tập của bản thân, để tiếp tục tham gia học tập ở
một trường đại học, cao đẳng nào đó là vấn đề hết sức khó khăn. Công tác hướng
nghiệp cho học sinh thông qua các buổi học tập ngoại khóa quan sát các hoạt động
sản xuất trên địa bàn địa phương, sẽ góp phần giúp các em có một định hướng nghề
đúng với năng lực học tập cũng như sau khi tốt nghiệp sớm tìm kiếm được công
việc ổn định, tạo nguồn thu nhập giúp đỡ gia đình phát triển kinh tế.
3. Góp phần xây dựng kinh tế địa phương, xây dựng nông thôn mới.
Những năm gần đây, với sự xuất hiện của nhiều ngành sản xuất mới, đặc biệt
với sự có mặt của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp ở khu vực nông thôn đã và
đang làm cho nền kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động khu vực nông thôn có sự chuyển dịch: Giảm tỉ trọng giá trị kinh tế, lao động
trong lĩnh vực hoạt động Nông- Lâm- Ngư nghiệp, tăng tỉ trọng giá trị kinh tế, lao
động khu vực hoạt động Công nghiệp- Xây dựng và Dịch vụ. Với sự xuất hiện của
nhiều nhà máy, xí nghiệp tại địa phương , lực lượng lao động đi làm ăn khác tỉnh
đang có xu hướng chuyển về quê nhà. Việc định hướng nghề cho học sinh tham gia
lao động tại địa phương sinh sống, sẽ góp phần cho công cuộc phát triển kinh tế
nông thôn, tham gia vào xây dựng các tiêu trí trong xây dựng nông thôn mới.
4. Giúp học sinh hình thành tác phong lao động công nghiệp và trong học
tập.
Phần lớn học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên đều có xuất thân từ
những gia đình sản xuất nông nghiệp, vì vậy tác phong làm việc, học tập còn mang
nặng tính tự phát, việc tuân thủ, chấp hành kỷ luật giờ giấc chưa cao. Thông qua
việc tìm hiểu, quan sát trực tiếp các hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt tìm
hiểu về kỷ luật lao động, học sinh sẽ bước đầu làm quen và dần hình thành tác
phong công nghiệp, giúp học sinh khi tham gia lao động sẽ có ý thức cao trong tuân
thủ kỷ luật lao động, mặt khác cũng giúp cho các em thực hiện tốt hơn trong việc
chấp hành các Nội quy, Quy định trường học, đi học đầy đủ, đúng giờ, tập trung
nghiêm túc hơn trong các giờ học, tiết học.
- 3 -
III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Thực trạng:
Trong những năm gần đây, công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại
Trung tâm đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Sự lựa chọn nghề
sau khi tốt nghiệp đã và đang có sự thay đổi, đã có một số học sinh, sau khi tốt
nghiệp tham gia học các lớp đào tạo nghề ở các cơ sở, xí nghiệp và trực tiếp tham
gia vào các hoạt động sản xuất trên địa bàn địa phương sinh sống. Tuy nhiên công
tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh vẫn còn những tồn tại nhất định.
1.1, Về phía nhà trường, giáo viên:
Đa phần giáo viên đều có tâm huyết, trách nhiệm cao trong công tác giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh, với mong muốn các em, sau khi tốt nghiệp, lựa chọn
cho mình được một nghề nghiệp ổn định, phù hợp với khả năng bản thân và yêu cầu
xã hội, trở thành những công dân hữu ích cho nước nhà.Tuy nhiên, công tác hướng
nghiệp cho học sinh chưa có sự đổi mới về phương pháp, nội dung. Hầu hết ở các
trường phổ thông, các Trung tâm giáo dục thường xuyên, chỉ hướng nghiệp cho học
sinh dưới hình thức: Thông báo tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp… gửi tới hoặc tổ chức thông qua một số diễn đàn giới thiệu… Mặt khác, những
năm gần đây, số lượng thông báo tuyển sinh gửi về tương đối nhiều với sự đa dạng
các hình thức đào tạo đào tạo, những ưu đãi, hỗ trợ học tập rất hấp dẫn làm cho
ngay chính bản thân các giáo viên được giao nhiện vụ đảm nhận công tác giáo dục
hướng nghiệp, cũng gặp phải nhiều lúng túng trong công tác giáo dục hướng
nghiệp.
Hầu hết giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp là kiêm nhiệm, thiếu
kinh nghiệm, ít có thời gian trong việc nghiên cứu sâu về thị trường lao động và sự
biến đổi của thị trường lao động. Chưa có sự đầu tư thích đáng trong việc tìm hiểu
những Đường lối, Chủ trương, Chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về
vấn đề lao động việc làm. Chưa thật sự nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng
của học sinh trong lựa chọn nghề nghiệp.
1.2, Về phía học sinh:
Sau khi tốt nghiệp, tuyệt đại đa số học sinh chỉ muốn thi vào các trường đại
học, coi con đường học đại học là hướng duy nhất có tương lai để lập thân, lập
nghiệp, bất kể đến trình độ, khả năng về mọi mặt của bản thân và gia đình như thế
- 4 -
nào. Học sinh cũng không chú ý đến điều kiện và yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội
của địa phương, đất nước, đến chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo và tuyển dụng của Nhà
nước. Còn hạn chế và hoàn toàn chưa tính đến khả năng tìm được việc làm sau khi
tốt nghiệp đại học.
Việc hiểu biết về nghề của học sinh còn phiến diện, sơ sài. Chưa tự đánh giá
được đúng bản thân về phẩm chất và năng lực, những đặc điểm về tâm sinh lý của
bản thân, những điểm mạnh, điểm yếu, hoàn cảnh gia đình, đặc điểm kinh tế- xã hội
của địa phương, đất nước. Do đó phần lớn học sinh có dự định chọn nghề chỉ theo
một suy nghĩ duy nhất là dựa vào ý thích cá nhân, hoàn toàn theo cảm tính chủ
quan, không dựa trên đặc điểm hoạt động của nghề.
Phần lớn học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông đều muốn thoát ly khỏi sự
kèm cặp của gia đình, để chứng tỏ mình đã thật sự là một “người lớn”, biết sống tự
lập, tự chủ. Vì vậy các em chỉ thích vào học , đi làm việc ở môi trường xa nhà. Sự
hấp dẫn cuộc sống đô thị cũng thu hút tính tò mò, háo hức nhập cuộc mà không
tính, lường hết những khả năng, hiệu quả, sự bền vững của công việc lựa chọn.
1.3, Về phía gia đình:
Hiện tượng bị cha mẹ, người thân trong gia đình phản đối việc chọn nghề của
các em cũng khá phổ biến. Người lớn can thiệp vào việc chọn nghề của học sinh
thường do động cơ mong muốn con, em mình chọn những nghề mà theo chủ quan
của họ đó là những lĩnh vực hoạt động mang lại lợi ích thiết thực, mong muốn con
em mình thành danh, thành đạt, nổi tiếng mà không nghĩ đến nguyện vọng, năng lực
bản thân các em, gây ra sự lúng túng trong quá trình lưạ chọn nghề phù hợp ở học
sinh.
2. Hệ quả của thực trạng.
- Qua một số năm điều tra, theo dõi số học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông
trung học cho thấy, số lượng học sinh tham gia dự thi vào các trường đại học, cao
đẳng tuy có chiều hướng giảm nhưng tỉ lệ vẫn còn cao. Kết quả theo dõi qua các
năm trong Trung tâm đã được phản ánh cụ thể như sau:
Số HS tham gia
- 5 -
Năm học Tổng số học
sinh đậu TN
thi tuyển vào
ĐH- C Đ
Kết quả đậu
S L Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
2008- 2009 56 50 89,20 03 0,06
2009- 2010 53 42 79,25 03 0,07
2010- 2011 60 45 75,00 04 8,89
2011- 2012 39 17 43,59 01 5,88
Điều đó cho thấy không ít học sinh biết rằng đi thi cũng ít có khả năng đỗ,
song cũng cứ đi thi xem sao, đi thi theo phong trào, đi thi vì một chút sĩ diện cá
nhân và gia đình, đi thi vì vui chúng, vui bạn, đi thi để được dịp lên thành phố, đi
xa…
Hậu quả của việc định hướng nghề và chọn nghề không dựa trên cơ sở khoa
học dẫn đến tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong các kỳ thi tuyển sinh vào các
trường đại học và cao đẳng hàng năm, sự mất cân đối biểu hiện ở chỗ: Mất cân đối
giữa số học sinh đăng ký dự thi với số chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường hàng năm,
số học sinh đăng ký dự thi thì quá đông, nhưng chỉ tiêu tuyển sinh chỉ có hạn; sự
mất cân đối về số học sinh dự thi giữa các trường, giữa các nhóm ngành; tính trung
bình mỗi thí sinh ở các tỉnh về thành phổ để tham gia dự thi thường phải có ít nhất
một phụ huynh đi kèm, chi phí cho đi lại, ăn ở của một cặp thí sinh- phụ huynh này
trong đợt thi không phải nhỏ, đây chính là gánh nặng với nhiều gia đình, nhất là
nhữnh gia đình nông dân ở khu vực nông thôn có thu nhập thấp. Những nguyên
nhân trên đã dẫn đến sự lãng phí không nhỏ về thời gian, sức khỏe, tài chính của cả
các gia đình thí sinh và các trường đại học, cao đẳng tổ chức thi tuyển, gây khó
khăn trong công tác quản lý an ninh trật tự, an toàn giao thông…
- Phần lớn số học sinh sau khi biết kết quả thi đại học, cao đẳng không như
mong muốn lại lên đường “ Nam tiến” hoặc “ Bắc tiến”, để tìm kiếm việc làm, tìm
vận may ở nơi xa sứ, số ở lại địa phương rất ít ỏi. qua theo dõi, điều tra, thống kê
một số năm cho thấy:
Năm học
Số học sinh
Thi đậu TN
Số HS ở lại
địa phương
Số học sinh tìm
việc làm tỉnh khác
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
2008- 2009 56 05 8,93 48 85,75
- 6 -
2009- 2010 53 06 11,32 44 83,02
2010- 2011 60 40 66,87 16 27,00
2011- 2012 39 32 82,05 06 15,38
Những học sinh đi tìm việc làm nơi xa chủ yếu là những công việc phổ thông
như: Phụ hồ, giúp việc, bảo vệ hoặc công nhân may, dày da… với những công việc
tự do, thu nhập vừa thấp lại không ổn định, các chế độ, quyền lợi của người lao
động như bảo hiểm an toàn trong khi đang lao động,chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế không được đảm bảo vì vậy một, hai năm trở lại đây lại có su hướng
chuyển về địa phương, tham gia lao động trong các nhà máy, xí nghiệp công
nghiệp.
Việc di chuyển lao động tự do gây khó khăn rất lớn trong công tác quản lý dân
cư- lao động của chính quyền địa phương sở tại và nơi cư trú, dẫn tới tình trạng
thừa, thiếu lao động cục bộ…
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN, CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC
HIỆN VÀ VÍ DỤ MINH HỌA
I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
- 7 -
Từ những thực trạng nêu trên, với cương vị là một giáo viên trực tiếp giảng
dạy, đứng lớp và tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, bản thân
tôi có rất nhiều suy nghĩ, trăn trở, tìm ra những giải pháp thích hợp để phục vụ có
hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Căn cứ vào những nội dung
trong luật giáo dục, văn bản quy phạm pháp luật ngành giáo dục đó là: Thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng “ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hướng thú học tập cho học sinh” (Điều 24.2-
Luật Giáo dục), “Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp giảng dạy lý
thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành, bảo đảm để sau khi tốt nghiệp người học có
khả năng hành nghề” (Điều 30.3- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngành
giáo dục và đào tạoViệt Nam).
Căn cứ vào tình hình thực tế về công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
tại Trung tâm, nhu cầu thực tiễn về việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp trung
học phổ thông, giải pháp thiết thực nhất đó là thông qua các giờ học ngoại khóa của
môn Địa lý, giáo viên tổ chức tiến hành cho học sinh tham gia trực tiếp quan sát,
điều tra thực tế tình hình sản xuất ở một số ngành công nghiệp tại địa phương. Từ
đó học sinh sẽ có cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp của mình trong tương lai một
cách hiệu quả nhất.
II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
thông qua các hoạt động quan sát, điều tra thực tế đòi hỏi người giáo viên phải có
tâm huyết, lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Kết quả đạt
được trong một buổi tổ chức điều tra thực dịa phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kiến
thức, mức độ hiểu biết về địa lý địa phương của giáo viên và khả năng tổ chức,
hướng dẫn, động viên của giáo viên làm cho học sinh có hứng thú. Do đó yêu cầu
người giáo viên phải nắm vững những đặc điểm cơ bản về đối tượng, nghiên cứu và
biết cách nghiên cứu có hệ thống. Công tác gíáo dục hướng nghiệp cho học sinh
thông qua các buổi học tập ngoại khóa về quan sát, điều tra thực tế cần tiến hành
thực hiện theo trình tự:
1. Công tác điều tra thăm dò:
- 8 -
+, Ngay đầu năm học mới, giáo viên tiến hành công tác điều tra thăm dò
bằng cách, tổ chức phát phiếu thăm dò ý kiến học sinh với nội dung:
PHIẾU THĂM DÒ CÁ NHÂN
- Họ và tên:
- Ngày sinh:
- Quê quán:
- Năng khiếu, sở trường:
- Nguyện vọng nghề nghiệp trong tương lai:
+, Giáo viên tiến hành tổng hợp theo nhóm nghề nghiệp học sinh lựa chọn.
+, Lên kế hoạch tổ chức thăm quan, điều tra thực địa một cách cụ thể, chi tiết.
2. Công tác chuẩn bị:
- Xác định mục đích, nội dung khảo sát, điều tra.
- Thời gian, địa điểm, lộ trình, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ.
- Liên hệ với cơ sở cần điều tra khảo sát, nắm bắt các thông tin cần thiết về đối
tượng trước khi tiến hành tổ chức khảo sát, điều tra.
- Dự kiến phương pháp sử dụng chủ yếu, chuẩn bị các dụng cụ cần thiết phụ vụ
cho công tác điều tra, khảo sát.
- Dự kiến hình thức tổ chức, sự chuẩn bị của các nhóm, tổ.
3. Tiến hành khảo sát, điều tra:
- Đến điạ điểm khảo sát, điều tra.
- Tiến hành khảo sát, điều tra thông qua quan sát, điều tra thực địa, thu thập
thông tin.
- trong quá trình khảo sát, điều tra cần quan tâm đến các yếu tố, các đặc điểm
nổi bật của đối tượng.
4. Tổng kết buổi khảo sát điều tra:
- Tiến hành thảo luận nhóm,tổ thống nhất kết quả thu được của nhóm.
- Tiến hành công tác thảo luận lớp trao đổi những vấn đề còn vướng mắc. Tổng
kết nội dung buổi khảo sát được thể hiện qua báo cáo tổng hợp bao gồm những nội
dung cơ bản:
+, Ý nghĩa của buổi khảo sát, điều tra;
+, Đặc điểm về đối tượng khảo sát,điều tra;
- 9 -
+, Các bước tiến hành khảo sát, điều tra;
+, Đánh giá công việc đã làm và những kết luận đã rút ra được thông qua buổi
khảo sát, điều tra;
+, Giá trị thực tiễn và hướng vận dụng.
III. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA.
Ví dụ 1: Điều tra, quan sát hoạt động sản xuất của nhà máy gạch Phú Thịnh.
a, Mục tiêu, nội dung khảo sát, điều tra.
- Sau buổi khảo sát, điều tra thực tế, học sinh được cũng cố và hiểu rõ đặc
diểm của ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
- Được trực tiếp tìm hiểu về hình thức sản xuất, phương thức sản xuất của
nghàng công nghiệp.
- Trực tiếp quan sát những thao tác, tác phong lao động công nghiệp, những
quyền lợi của người lao động.
- Nội dung khảo sát, điều tra nhằm mục đích bổ sung kiến thức trong các bài
học về địa lí công nghiệp, địa lí địa phương lớp 10, 12.
- Tìm hiểu thông tin nghề nghiệp.
b, Chuẩn bị kế hoạch khảo sát, điều tra.
- Xác định điạ điểm khảo sát, điều tra: Nhà máy gạch Phú Thịnh thuộc địa bàn
xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc.
- Thời gian tiến hành khảo sát, điều tra: 01 buổi.
- Lộ trình đi: Từ Trung tâm GDTX Vĩnh Lộc theo quốc lộ 217 về phía Đông
13,5 km.
Phương tiện: Xe buyt, phương tiện phục vụ giấy, bút, máy ảnh, máy ghi âm.
- Những thông tin cơ bản cung cấp cho học sinh trước khi tiến hành khảo sát,
điều tra: Đây là nhà máy sản xuất gạch tuy nen được thành lập năm 2009 dưới hình
thức cổ phần hóa, có diện tích 10,5 ha, phương thức sản xuất hiện đại, sản xuất theo
dây truyền máy móc tiên tiến. Sản phẩm chủ yếu là gạch, ngói, gạch men, gạch lát
hoa… Tổng sản phẩm đạt 35 đến 40 tỉ đồng/ năm, lao động cố định 450 công nhân,
mức lương trung bình từ 2,5 đến 4,2 triệu đồng/ người/ tháng.
c. Tiến hành khảo sát, điều tra.
-Khi đến địa điểm khảo sát giáo viên phân học sinh thành 3 tổ để tiến hành
công việc:
- 10 -
Tổ 1.Quan sát, điều tra, tìm hiểu về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật của nhà máy
gồm: Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới, hệ thống điện, nước, nhà
xưởng, mức độ ảnh hưởng môi trường…
Tổ 2. Quan sát, điều tra, tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm của nhà máy
gồm: Hệ thống giây truyền máy móc, công đoạn sản xuất, năng xuất lao động,
những thao tác cơ bản của người lao động…
Tổ 3. Quan sát, điều tra, tìm hiểu về nội quy, quy định, quyền lợi, kỹ luật lao
động.
d, Tổng hợp buổi khảo sat, điều tra.
Sau thời gian trực tiếp khảo sát, điều tra, quan sát, giáo viên tập trung các nhóm,
tổ và tiến hành thảo luận lớp. Đại diện các tổ báo cáo kết quả làm việc của tổ mình.
Tiến hành thảo luận lớp làm rõ những vấn đề, nội dung cơ bản của buổi khảo sát,
điều tra và viết báo cáo tổng hợp với các nội dung về những việc đã thực hiện, kết
quả công việc, liên hệ thực tiễn…
` Ví dụ 2: Khảo sát điều tra công ty may
a, Mục tiêu khảo sát, điều tra:
- Sau buổi khảo sát, học sinh năm vững kiến thức đặc điểm của ngành sản xuất
công nghiệp dệt- may.
- Được trực tiếp quan sát tìm hiểu tác phong, thao tác hoạt động lao động
công nghiệp.
- Nội dung khảo sát, điều tra nhằm cũng cố kiến thức các bài học liên quan
tới địa lí công nghiệp và địa lí địa phương lớp 10, 12
- Bổ xung kiến thức hiểu biết nghề nghiệp, giúp cho quá trình lựa chọn nghề
trong tương lai.
b, Chuẩn bị kế hoạch khảo sát, điều tra:
- Xác định địa điểm khảo sát, điều tra: Công ty may thuộc địa bàn xã Vĩnh
Long, huyện Vĩnh Lộc.
- Thời gian: 01 buổi.
- Lộ trình: Từ Trung tâm GDTX theo quốc lộ 217 về phía Tây Bắc 4,5km.
- Phương tiện: Xe buyt, phương tiện phục vụ (Giấy, bút, máy ảnh…)
- Một số thông tin cơ bản cung cấp cho học sinh: Là công ty may công nghiệp
xây dựng và đưa vào hoạt động sản xuất năm 2011 có vốn đầu tư của nước ngoài.
- 11 -
Diện tích 15ha phương thức sản xuất hiện đại, sản xuất dây chuyền máy móc tiên
tiến, sản phẩm chủ yếu quần, áo xuất khẩu. Tổng sản phẩm sản xuất 90 đến 110 tỉ
đồng / năm. Lực lượng lao động cố định 1500 lao động. Mức lương trung bình của
công nhân 2,2tr đến 3,5tr/tháng.
c. Tiến hành khảo sát điều tra:
Khi đến địa điểm khảo sát, điều tra GV chia Học sinh Làm 3 tổ và phân việc cho
các tổ:
Tổ 1. Quan sát điều tra tìm hiểu về cơ sở hạ tầng của công ty. Nhiệm vụ cụ
thể tìm hiểu: Vị trí địa lý, địa hình ranh giới phạm vihệ thồng GTVT, điện , nước,
nhà xưởng , nhà phục vụ. Mức độ ảnh hưởng đến môi trường, nước, không khí
Tổ 2. Quan sát điều tra tìm hiểu về máy móc sản xuất cụ thể vật liệu các loại
snr phẩm , công đoạn sản xuất, năng xuất lao động, các thao tác cơ bản của người
lao động trong từng vị trí sản xuất. Quá trình quan sát điều tra tìm hiểu phải làm rõ
được các nội dung cơ bản sau: Hệ thống và quy trình hoạt động máy móc số lượng
dây chuyền sản xuất, các thao tác cơ bản của người lao động…
Tổ 3. Quan sát tìm hiểu nội quy quy định của công ty, cụ thể nội quy, quy
định của công ty về quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao
động : Thời gian và hình thức lao động, mức lương trung bình, việc thực hiện các
chế độ BHXH, BHYT… quyền lợi của người lao động.
d, Tổng hợp buổi khảo sát, điều tra:
- Sau thời gian khảo sát, điều tra giáo viên tập trung lớp, đại diện nhóm, tổ
báo cáo kết quả quan sát, khảo sát, điều tra của tổ. Tiến hành thảo luận lớp và viết
báo cáo tổng hợp.
Ví dụ 3. Quan sát điều tra tìm hiểu cơ sở chế biến Gỗ- Mộc dân dụng.
a, Mục tiêu
- Sau buổi khảo sát điều tra học sinh nắm rõ đặc điểm của ngành sản xuất chế
biến lâm sản.
- Trực tiếp quan sát tìm hiểu các thao tác lao động cụ thể.
- Củng cố kiến thức địa lí công nghiệp và địa lí địa phương lớp 10, 12.
- Bổ sung, tìm hiểu kiến thức nghề
b. Chuẩn bị kế hoạch khảo sát, điều tra:
- 12 -
- Xác dịnh địa điểm : Cơ sở chế biến gỗ - mộc dân dụng Quang Thắng xã
Vĩnh Thành - Huyện Vĩnh lộc.
-Thời gian : 1 buổi
- Lộ trình : Từ trung tâm GDTX đến quốc lộ 217 phía Tây 2 km
- Phương tiện: Xe đạp, các dụng cụ phục vụ, giấy, bút, máy ảnh, máy ghi
âm…
- Một số thông tin cung cấp: Là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có
tổng lao động cố định 46, mức lương trung bình từ 2,7 – 4,5 triệu đồng / người/
tháng, các sản phẩm chủ yếu: Gỗ xẻ, mộc dân dụng…
c, Tiến hành khảo sát, điều tra:
Khi đến địa điểm, giáo viên phân chia thành hai nhóm và tiến hành giao nhiệm
vụ cụ thể cho các nhóm.
Nhóm 1: Quan sát, tìn hiểu cơ sở vật chất: Nhà xưởng, máy móc, các thao tác,
hoạt động của người lao động.
Nhóm 2: Quan sát, tìm hiểu các chế độ, quyền lợi lao động, mức độ ảnh hưởng
tới môi trường.
d, Tổng hợp buổi khảo sát, điều tra:
Sau khi trực tiếp quan sát, điều tra. Giáo viên tập trung lớp để tiến hành thảo
luận. Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm, tiến hành thảo luận lớp và
viết báo cáo thu hoạch.
C. KẾT LUẬN
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.
- 13 -
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức:
Thông qua việc khảo sát, điều tra thực tế, học sinh sẽ có nhiều kiến thức hơn
trong việc tìm hiểu về đặc điểm hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn địa
phương sinh sống, phục vụ cho công tác giáo dục hướng nghiệp đạt hiệu quả thiết
thực hơn.
Thông qua quá trình khảo sát, điều tra thực tế học sinh lĩnh hội, tiếp thu kiến
thức ở những chương, bài học có liên quan một cách sâu sắc hơn, việc tiếp thu kiến
thức trong sách giáo khoa sẽ trở nên nhẹ nhàng, vững chắc, học sinh tự chủ hơn
trong quá trình học tập.
b. Về kỹ năng:
Học sinh hình thành các kỹ năng quan sát, điều tra, tổng hợp và biết cách vận
dụng những kỹ năng vào thực tế cuộc sống.
Học sinh nắm bắt được một số thao tác cơ bản của người lao động ở một số
nghề sản xuất công nghiệp.
c. Về thái độ tình cảm:
Học sinh có ý thức cao hơn trong học tập như tuân thủ kỷ luật, chấp hành về
giờ giấc học tập, có ý thức tập trung cao trong các giờ học, buổi học.
Thông qua những buổi quan sát, khảo sát, điều tra thực địa học sinh có những
cơ sở khoa học cho việc định hướng nghề và chọn nghề. học sinh được tìm hiểu thế
giới nghề nghiệp rất đa dạng phong phú,tìm hiểu nhu cầu phát triển kinh tế xã hội,
nhu cầu nhân lực của đất nước, địa phương. Từ đó tìm hiểu và đánh giá đúng bản
thân và xác định lựa chọn cho mình một nghề phù hợp.
2. Kết quả.
Qua việc áp dụng phương pháp khảo sát, điều tra trong giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh phổ thông trung học kết quả về công tác giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh trong Trung tâm đã có nhiều biến chuyển theo chiều hướng tích cực.
Số học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa ngày một đông, kỹ năng quan sát thực tế
được nâng lên, tự bản thân các em sau các buổi tham gia quan sát, điều tra, khảo sát
dần xác định, định hướng được cho mình một nghề phù hợp kết quả theo dõi, tổng
hợp cho thấy:
- 14 -
Năm học
Tổng số HS
Tổng số HS tham gia
Khảo sát, điều tra
Số lượng Tỉ lệ
2010- 2011 166 123 74,10
2011- 2012 180 175 97,22
2012- 2013 172 169 98,26
Số học sinh đã đánh giá đúng năng lực của bản thân, điều kiện kinh tế gia
đình, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực taị địa phương tăng lên vì vậy sau khi tốt
nghiệp lớp 12, số lượng học sinh tham gia thi tuyển vào các trường đại học, cao
đẳng có chiều hướng giảm, số học sinh tham gia vào các lớp học đào tạo nghề trực
tiếp và học trung cấp nghề tăng lên:
Năm học
Tổng số
HS đậu TN
Số HS
thi ĐH, CĐ
Số HS
học TC Nghề
Số HS
Tham gia
ĐT Nghề
trực tiếp
Số
lượng
Tỉ
lệ
Số
lượng
Tỉ
lệ
Số
lượng
Tỉ
lệ
2010- 2011 60 45 20 20
2011- 2012 39 17 17 15
2012- 2013 ( DK) 60 19 41 19
Số lượng học sinh sau khi đậu tốt nghiệp ở lại địa phương tham gia vào các
hoạt động sản xuất ngày một nhiều hơn:
Năm học
Tổng số HS
đậu TN
Số HS làm việc
ngoài tỉnh
Số HS làm việc
tại địa phương
Số
lượng
Tỉ
lệ
Số
lượng
Tỉ
lệ
2010-2011 60 16 22,57 40 77,43
2011-2012 39 06 15,79 32 84,21
2012-2013( DK) 60 02 3,51 55 96,49
- 15 -
Thông qua các hoạt động ngoại khóa về quan sát, khảo sát, điều tra chất
lượng tiếp thu kiến thức học trong sách giáo khoa của học sinh được nâng lên rõ rệt,
học sinh chủ động trong tìm hiểu, vận dụng kiến thức, giờ học trở nên sôi nổi, hiệu
quả giờ học cao. Kết quả dự giờ và kiểm tra được phản ánh cụ thể trong một số tiết
học:
Bài 45: Địa lý các ngành công nghiệp lớp 10.
Lớp Sĩ số
Mức độ
Hiểu biết Vận dụng Phân tích Tổng hợp
Số
lượng
Tỉ
lệ
Số
lượng
Tỉ
lệ
Số
lượng
Tỉ
lệ
Số
lượng
Tỉ
lệ
10A 49 02 4,08 04 8,16 23 46,94 20 40,82
Bài 60, 61: Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố lớp 12.
L ớp
Sĩ số
M ức đ ộ
Hiểu biết Vận dụng Phân tích Tổng hợp
Số
lượng
Tỉ
lệ
Số
lượng
Tỉ
lệ
Số
lượng
Tỉ
lệ
Số
lượng
Tỉ
lệ
12B 39 01 3,00 04 10,00 19 49,00 15 38,00
Qua kết quả đạt được bản thân tôi nhận thấy việc tổ chức cho học sinh trong
các giờ học ngoại khóa đặc thù môn học Địa lí đã phục vụ đắc lực trong công tác
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, ngoài việc cũng cố, bổ sung vào những kiến
thức học trên lớp các em còn được tiếp cận trực tiếp các hoạt động sản xuất, tạo
điều kiện cho sự lưa chọn và định hướng nghề nghiệp tương lai một cách đúng nhất.
II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
1. Về phía giáo viên
Dân số Việt Nam đang nằm trong giai đoạn “ Dân số vàng” đây là một trong
những cơ hội rất lớn cho sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Để khai thác một
cách có hiệu quả nguồn lực dân số như một số quốc gia trên thế giới Nhật Bản, Hàn
Quốc… Toàn xã hội, gia đình, nhà trường và ngay chính bản thân học sinh phải xác
- 16 -
định rõ mục tiêu, vai trò, của nguồn nhân lực đặc biệt là lực lựơng lao động tri thức.
Nhiệm vụ của người giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp cần phải:
- Cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của công tác giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trung học.
- Giáo viên được giao nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phải là
những người có tâm huyết, có trách nhiệm cao trong công việc được giao, phải là
người nắm vững những thông tin và cập nhật thông tin về các vấn đề có liên quan
đến lao động- việc làm, nghề nghiệp, có kiến thức sâu, rộng về địa lí địa phương.
2.Về phía học sinh.
- Tăng cường tính chủ động, sáng tạo nâng cao kỹ năng quan sát, tổng hợp.
-Tăng cường ý thức hợp tác nhóm,tổ, tính tổ chức tập thể cao.
3.Về phía chính quyền, địa phương, cơ sở.
- Tạo điều kiện cho học sinh làm việc đạt hiệu quả.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Thanh Hoá,ngày 20 tháng 4 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
không sao chép nội dung của người khác
NGƯỜI THỰC HIỆN
Tống Văn Hoàn
MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Lời mở đầu: 01
Cơ sở khoa học, tính thực tiễn và hiện trạng 02- 07
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Các giải pháp thực hiện và tổ chức thực hiện 08- 13
C. KẾT LUẬN.
- 17 -
Kết quả và kiến nghị 14- 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sổ tay tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề: Nguyễn Hùng- NXB Giáo dục
2. Phương pháp dạy học địa lí: Nguyễn Thị Thu Hằng- NXB
Giáo dục
3. Hoạt động ngoại khóa địa lí ở trường PT: Nguyễn Đức Vũ- NXB Giáo dục
4. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp: Lê Thông- NXB Giáo dục
- 18 -
- 19 -