Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

công cụ quản lý môi trường trong công tác quản lý môi trường khu đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.24 KB, 26 trang )

I, ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý môi trường đảm bảo cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
là nhiệm vụ cần thiết đặt ra đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có
Việt Nam. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, X của Đảng đã nhấn mạnh: “Kết hợp hài
hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng
phát triển bền vững; Tiến tới bảo đảm cho mọi người dân đô thị đều được sống
trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất, nước, cảnh quan và các nhân
tố môi trường tự nhiên khác đạt tiêu chuẩn mức tối thiểu do Nhà nước quy định”.
Mặc dù vậy, việc quản lý môi trường, đặc biệt là quản lý môi trường đô thị còn
nhiều hạn chế: hệ thống các biện pháp quản lý chưa được xác lập đầy đủ và thực
hiện đồng bộ; Việc chấp hành các quy định về quản lý ô nhiễm môi trường của
người dân ở khu vực đô thị còn thấp. Đầu tư cho quản lý môi trường tại đô thị nói
chung còn thấp hơn so với đầu tư cho các lĩnh vực khác; Cơ chế chính sách cho
các hoạt động bảo vệ môi trường còn thiếu; Công tác nghiên cứu khoa học, ứng
dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ thân môi trường chưa được quan
tâm đúng mức. Từ tất cả những lý do trên đặt ra cho chúng ta bài toán làm sao để
nâng cao năng lực quản lý môi trường, nhất là môi trường đô thị Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu có được môi trường đô thị sạch đẹp, trong lành đặt ra cho
chúng ta một bài toán về công tác quản lý chất lượng môi trường đô thị. Do đó, các
công cụ quản lý môi trường cần được áp dụng một cách hợp lý để từ đó phát huy
được mặt lợi của các công cụ quản lý môi trường nhằm đảm bảo tính bền vững
giữa phát triển môi trường và phát triển kinh tế đặc biệt trong hoàn cảnh môi
trường càng ngày càng chịu áp lực phát triển kinh tế quá lớn như hiện nay.
II,NỘI DUNG
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm công cụ môi trường
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp và phương tiện nhằm thực hiện
những nội dung của quản lý môi trường. Công cụ quản lý môi trường rất đa dạng,
mỗi một công cụ có chức năng nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. quản lý môi
trường đòi hỏi phải phối hợp các loại công cụ nhằm đạt được một cách có hiệu quả
nhất công tác bảo vệ môi trường.


Công cụ quản lý môi trường là vũ khí hoạt động của Nhà nước trong việc thực hiện
công tác quản lý môi trường quốc gia. Công cụ quản lý môi trường rất đa dạng,
không có một công cụ nào có giá trị tuyệt đối trong việc quản lý môi trường. Mỗi
công cụ có chức năng và phạm vi tác động chất định. Chúng tạo ra một tập hợp các
biện pháp hỗ trợ nhau.
Các tổ chức nhà nước, địa phương có thể lựa chọn một nhóm các công cụ thích
hợp cho từng hoạt động bảo vệ môi trường cụ thể. Thí dụ để quản lý các hoạt động
sản xuất nên dùng các công cụ kinh tế. Trong khi đó để quản lý môi trường các
hoạt động xã hội, thì các biện pháp hành chính sẽ có hiệu lực hơn.
Mỗi một quốc gia, mỗi một địa phương, tùy từng điều kiện cụ thể (điều kiện pháp
lý, thực trạng kinh tế và phong tục tập quán) lựa chọn sử dụng các biện pháp thích
hợp. Ví dụ luật pháp sẽ kém hiệu lực khi sử dụng đối với các đồng bào thiểu số,
trong khi đó các biện pháp kinh tế, giáo dục có tác động mạnh mẽ hơn. Trong công
tác quản lý môi trường, việc nghiên cứu và hoàn thiện các công cụ quản lý là điều
bắt buộc và phải làm thường xuyên ở các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
và là công tác trọng tâm của ngành môi trường.
1.2.Khái niệm về đô thị
Khái niệm đô thị: đô thị được hiểu là nơi tập trung dân cư với mật độ cao, mà hoạt
động của họ là phi nông – lâm nghiệp (chủ yếu sản xuất công nghiệp, thủ công
nghiệp, dịch vụ, chính trị, văn hóa, khoa học, du lịch…), là nơi tiêu thụ tài nguyên
thiên nhiên, năng lượng, sản phẩm của xã hội tính trên đầu người cao hơn nhiều
lần so với trị số trung bình của quốc gia; là nơi phát sinh nhiều loại chất thải, làm ô
nhiễm các thành phần môi trường (đất, nước, không khí) đối với bản thân nó cũng
như đối với cả vùng rộng lớn xung quanh nó.
Ở Việt Nam thì các đô thị lớn được gọi là các thành phố, thể chế thành phố được
xác định theo quyết định của Chính phủ dựa trên một số tiêu chí nhất định như
diện tích, dân số, tình trạng cơ sở hạ tầng hay mức độ quan trọng về kinh tế, chính
trị. Thông thường các đô thị loại 3 ở nước ta được gọi là thành phố. Một số thành
phố ở nước ta được xếp ngang với cấp tỉnh – gọi là thành phố trực thuộc trung
ương, các thành phố còn lại chỉ tương đương với cấp huyện được gọi là các thành

phố trực thuộc tỉnh.
Hiện nay việc phân loại các đô thị ở nước ta được tiến hành theo Nghị định số
42/2009/NĐ – CP ban hành ngày 7/5/2009. Theo Nghị định này nước ta có các loại
đô thị sau:Đô thị đặc biệt là những thành phố giữ vai trò trung tâm về kinh tế,
chính trị, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao
thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước; có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động ở khu
vực nội đô từ 90% trở lên; có cơ sở hạ tầng xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn
chỉnh; quy mô dân số nội thành từ 1,5 triệu người trở lên; có mật độ dân số nội đô
bình quân từ 15.000/km2 trở lên.
2.Tình trạng môi trường khu đô thị

- Cấp nước đô thị còn thiếu và chưa bảo đảm về chất lượng: nước được coi là
một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị. Hiện nay
thì nguồn nước cấp cho các đô thị ngày càng khan hiếm, tỷ lệ dân số được cấp
nước ở đô thị còn thấp, chất lượng nước cấp chưa đảm bảo.
Hiện nay thì tỷ lệ dân số được cấp nước máy tại đô thị đặc biệt đạt từ 85 – 90 %,
đô thị loại I, II đạt từ 60–80%, trong khi đó đô thị loại III chỉ đạt từ 40 -50 %.
Số lượng và chất lượng nước cấp còn thiếu và chưa đảm bảo. Nhiều khu vực đô thị
còn xảy ra tình trạng thiếu nước, nước chảy nhỏ giọt trong các giờ cao điểm, chất
lượng nước chưa đảm bảo, gần đây có hiện tượng nước sạch của một số nhà máy
có hàm lượng NH
4
+
vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, nước bị nhiễm Asen…
gây hoang mang cho người dân.
Nhu cầu nước sạch ngày càng tăng trong khi nguồn nước sạch thì ngày một cạn
kiệt, khan hiếm đặc biệt là vào mùa khô.
- Môi trường nước đô thị nước ta đang bị ô nhiễm trầm trọng và dự báo tình
trạng này còn tiếp tục kéo dài từ 10 – 15 năm nữa, thậm chí là lâu hơn nếu chúng

ta không có những biện pháp cải thiện kịp thời.
Các sông lớn chảy qua các đô thị đóng vai trò là nguồn cấp nước sinh hoạt đô thị,
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và là nơi tiếp nhận các nguồn thải, đều đang bị
ô nhiễm ở mức báo động.
Diện tích các ao, hồ, kênh rạch trong khu vực nội thành ngày càng bị thu hẹp. Chất
lượng nước thì bị suy giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của các chất thải, nước thải
sinh hoạt.
Chất lượng nước ngầm tại nhiều đô thị đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, hiện tượng
nhiễm mặn nước ngầm sảy ra ở nhiều đô thị ven biển như: Quảng Ninh, Hải
Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh…Nước ngầm tại một số đô
thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có hiện bị ô nhiễm các chất hữu cơ
và 1số kim loại nặng.
- Tình trạng ngập úng đô thị trong mùa mưa còn diễn ra phổ biến và chưa thể
khắc phục. Hiện nay hầu hết các hệ thống thoát nước ở các đô thị nước ta chưa
đảm bảo và đáp ứng được nhu cầu tiêu thoát nước của các đô thị do đó thường
xuyên xảy ra hiện tượng úng lụt khi trời mưa, hệ thống thoát nước thải và hệ thống
tiêu thoát nước mưa chưa phân tách dẫn đến các chất ô nhiễm bị pha loãng gây
nhiều khó khăn cho quá trình xử lý.
Có thể chỉ ra 4 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng ngập úng ở các đô thị nước ta
hiện nay như sau: đã chuyển đổi 1 lượng lớn đất cây xanh, đất ao hồ, đất nông
nghiệp thành đất ở và đất xây dựng, gây mất cân bằng về diện tích chứa nước; tỷ lệ
bê tông hóa diện tích bề mặt đất của các đô thị tăng nhanh làm giảm khả năng tiêu
và thấm nước mưa; hệ thống thoát nước đô thị thấp kém, phát triển không đáp ứng
được quy mô phát triển của các đô thị. Hiện nay tỷ lệ dân số ở đô thị được sử dụng
hệ thống thoát nước còn rất thấp, chỉ đạt 50 - 60% tại TP Hồ Chí Minh, 35 – 40%
tại Hà Nội và Hải Phòng, tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều ở các thành phố cấp dưới;
quy hoạch mặt đứng đô thị không hợp lý.
- Hiện tượng ô nhiễm nước mặt, nước ngầm tại các đô thị chủ yếu là do nước
thải sinh hoạt (chiếm 70 – 80% nguồn thải), cộng với nước thải công nghiệp không
được xử lý tập trung, triệt để gây ra

Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 - 400.000
m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25%
lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải
sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven
các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4,
NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép; ở
thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142
cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm
thuộc diện phải di dời.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng,
Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử
lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho
phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy hoà tan (DO) đều
vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần tiêu chuẩn cho phép.

- Hiện tại môi trường không khí đô thị của nước ta đã bị ô nhiễm nặng bởi bụi
TSP và bụi PM10, trung bình gấp 1,5 -3 lần TCCP. Ở các khu phố đang xây dựng
nồng độ bụi cao gấp 5 -7 lần TCCP. Ô nhiễm các khí độc hại như SO
2
, NO
2
, CO,
Pb, C
n
H
n
tuy không phổ biến nhưng vẫn diễn ra cục bộ ở một số khu vực đặc biệt
là tại các nút giao thông vào những giờ cao điểm.
 !"#!$%&!#'(
)"#*+,#-"# ./)00120334567

Nguồn : Trang thông tin điện tử bảo vệ môi trường Việt Nam
- Ô nhiễm tiếng ồn đô thị ngày càng nghiêm trọng: mức ồn tại các khu dân cư
cạnh đường giao thông đô thị lớn, các khu công nghiệp trong thời gian ban ngày
đều vượt quá trị số TCCP 70dB
A
, ban đêm vượt quá 55 dB
A
.
- Ô nhiễm bức xạ, ô nhiễm điện từ, đặc biệt là bức xạ Radon chưa được tiến hành
quan trắc, đánh giá và kiểm soát.
- Tỷ lệ người mắc bệnh về đường hô hấp, bệnh tinh thần, bệnh tim mạch ở các
khu không khí bị ô nhiễm cao hơn gấp 2 – 5 lần ở khu không khí không bị ô
nhiễm.
+ Hiện trạng chất thải rắn đô thị
- Lượng chất thải rắn đô thị ở nước ta ngày càng tăng lên: tổng lượng chất thải
rắn sinh hoạt đô thị nước ta năm 2007 là khoảng 17.682t tấn/ngày, khoảng 20.849
tấn/ngày vào năm 2008 và là 26.224 tấn/ngày vào năm 2010.
Nội dung 2007 2008 2009 2010
Dân số đô thị(triệu người) 23.8 27.7 25.5 26.2
% dân số đô thị so với cả nước 28.20 28.99 29.74 30.2
Chỉ số phát sinh chất thải rắn(CTR) đô thị so với
cả nước(kg/người/ngày)
~0.75 ~0.85 0.95 1.0
Tổng lượng CTR đô thị phát sinh (tấn/ngày) 17.68
2
20.84
9
24.22
5
26.224

Nguồn: Tổng cục môi trường tổng hợp, 2011.
- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các đô thị còn thấp: tính trung bình toàn quốc là
74%, vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 79,7%, Nam Trung Bộ đạt 78%, Bắc Trung
Bộ 77%, Tây Nguyên 67% và Đồng bằng sông Cửu Long đạt 65,2%.
- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị giảm dần theo quy mô đô thị: tỷ lệ thu gom
rác thải cao nhất ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đạt trên 90%, còn tại các đô
thị loại I là 88,3%, đô thị loại II là 77,85%, đô thị loại III là 72,8% và đô thị loại IV
là 66,5%.
Như vậy còn 1lượng chất thải rắn khá lớn chưa được thu gom tại các đô thị, lượng
rác này thường bị vứt bỏ bừa bãi gây ra ô nhiễm môi trường nước, môi trường
không khí và môi trường đất. Hầu hết các loại chất thải rắn đô thị ở nước ta chưa
được phân loại tại nguồn, tái chế, tái sử dụng chất thải còn manh mún. Quá trình
xử lý chủ yếu là bằng trôn lấp tại các bãi chôn lộ thiên không đúng kỹ thuật vệ
sinh.
*Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đô thị:
+ Nguyên nhân khách quan:
-Dân số tăng nhanh
-Sự phát triển mở rộng của các đô thị, siêu đô thị cũng là hệ quả khach quan dẫn
tới sự ô nhiễm môi trường mà các nhà quy hoạch đô thị phải chấp nhận
- Tiến trình công nghiệp hóa, đặc biệt là các khu công nghiệp, khu chế xuất hay sự
phát triển của các ngành viễn thông đã và đang mang lại nhiều thách thức về vấn
đề môi trường.
- Xu thế toàn cầu, đây là vấn đề của các quốc gia quan tâm: ô nhiễm toàn cầu, thiếu
nước sạch, nóng lên của trái đất mà Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nặng nề.
Theo nghiên cứu của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thì thành phố Hồ Chí
Minh nằm trong danh sách 10 thành phố bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu.
+ Nguyên nhân chủ quan
- Ý thức người dân còn kém
- Sự chấp hành luật của doanh nghiệp chưa nghiêm
- Nhiều doanh nghiệp vẫn đang gây ô nhiễm

- Cơ chế quản lý của chúng ta quá yếu, kém thụ động, thiếu tính chặt
chẽ.
-Trình độ quản lý các cấp cơ quan là vấn đề cần xem xét.
-Do hệ thống luật pháp còn nhiều thiếu xót.
-Công tác lập quy hoach đô thị chưa được chú trọng.
3.Hiện trạng quản lý môi trường khu đô thị
Hệ thống các văn bản pháp luật quản lý môi trường đô thị
Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng. Chỉ thị số
36 – CT/TW ngày 25/6/1998, tiếp đến là Nghị quyết 41 – NQ/TW ngày
15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đưa ra những định hướng rất quan
trọng, trong đó nhấn mạnh các đô thị phải thực hiện tốt phương án xử lý chất thải,
ưu tiên xử lý chất thải nguy hại.
Để thực hiện việc phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường quốc gia thì
Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (năm 2005) đã được Quốc hội thông qua. Bên
cạnh đó thì hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong
mọi lĩnh vực cũng được sử đổi, bổ xung và hoàn thiện đề đáp ứng được nhu cầu
thực tiễn đề ra.
Một số tồn tại trong quản lý môi trường đô thị
Mặc dù Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy
quản lý môi trường các cấp tại các thành phố, đô thị nhưng hiện trạng quản lý môi
trường ở các đô thị vẫn gặp phải những bất cập và khó khăn.
- Về quy hoạch đô thị diễn ra không hợp lý chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi
trường:
Thông thường quá trình đô thị hóa và quá trình công nghiệp hóa luôn gắn bó mật
thiết với nhau, quá trình công nghiệp hóa diễn ra sẽ kéo theo quá trình đô thị hóa.
Tuy nhiên quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra lại không có sự liên kết chặt chẽ
với quá trình công nghiệp hóa. Việc mở rộng các đô thị ra các vùng lân cận đã
khiến cho nhiều khu công nghiệp trước đây nằm ở ngoại ô, nay đã lọt vào giữa khu

dân cư đông đúc, dân cư bám sát hàng rào nhà máy, do đó ô nhiễm của các KCN
tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
Việc đô thị hóa các làng, xã thành phường quận còn mang nặng tính chủ quan chưa
xem xét đầy đủ đến các tác động môi trường trong quy hoạch sử dụng đất, trong tổ
chức không gian đô thị và xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị…đây chính là nguyên
nhân sâu xa dẫn đến suy thoái môi trường đô thị
- Tốc độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật – xã hội diễn ra chậm hơn rất nhiều so với tốc
độ phát triển dân số và mở rộng không gian đô thị:
Tốc độ phát triển hạ tầng kỹ thuật của nước ta chậm hơn rất nhiều so với tốc độ
phát triển dân số và không gian đô thị. Tại Hà Nội diện tích đường giao thông
chiếm khoảng 7,8% đạt 3,89 km/km2; Thành phố Hồ Chí Minh là 7,5% đạt 3,88
km/km2, trong khi đó tỷ lệ này tại các đô thị trên thế giới là 15 – 18%.
Về hạ tầng xã hội thì số lượng dân nghèo đô thị thiếu nhà ở hoặc ở nhà ở chất
lượng thấp, khó tiếp cận các dịch vụ môi trường đô thị còn phổ biến, khoảng cách
giàu nghèo trong đô thị, giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn.
- Xây dựng bộ máy và các công cụ quản lý môi trường đô thị còn nhiều hạn chế:
Hiện này Nhà nước ta đã cơ bản xây dựng hoàn chỉnh bộ máy quản lý nhà nước về
môi trường tại các đô thị. Tuy nhiên do bộ máy này mới đi vào hoạt động nên năng
lực quản lý, trình độ chuyên môn còn hạn chế, nguồn nhân lực, trang thiết bị và
vốn đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.
Về việc xây dựng các công cụ quản lý: Nhà nước ta đã sử dụng kết hợp nhiều các
biện pháp quản lý khác nhau trong bảo vệ môi trường như công cụ kinh tế, luật
pháp, kỹ thuật, tuy nhiên hiệu quả sử dụng chưa cao. Ví dụ, về công cụ luật pháp
Nhà nước ta đã ban hành luật bảo vệ môi trường mới năm 2005 tuy nhiên việc đưa
luật vào thực tế và ý thức chấp hành luật còn chưa cao. Hay việc xây dựng các
TCVN khá đầy đủ nhưng còn nhiều hạn chế. Do đó, Nhà nước đang tiến hành
chuyển dần việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường sang sử dụng các quy chuẩn
môi trường.
- Nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại đô thị còn thấp: nhận
thức và ý thức của mọi người, từ dân đô thị bình thường, chủ cơ sở sản xuất, kinh

doanh, chủ phương tiện giao thông cơ giới đến các cán bộ quản lý môi trường, cán
bộ lãnh đạo đô thị nhìn chung còn thấp, thiếu tự giác, chưa thực hiện nghiêm minh
các luật lệ và quy định về bảo vệ môi trường đô thị, chưa chủ động tham gia vào sự
nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đô thị.
4.Áp dụng các công cụ quản lý môi trường vào công tác quản lý môi
trường khu đô thị
4.1. Áp dụng các công cụ luật pháp và chính sách vào công tác quản
lý môi trường khu đô thị
Hiện nay, vấn đề môi trường ở các khu đô thị đang ngày một trầm trọng, khu đô thị
tập trung đông dân cư, nhiều nhà máy nên việc quản lý môi trường thạt sự khó
khăn. Một trong những công cụ quản lý môi trường nói chung và quản lý môi
trường đô thị nói riêng hiệu quả lá áp dung công cụ luất pháp và chính
sách,phương cách sử dụng công cụ luật pháp và chính sách dựa trên nguyên tắc
CAC “mệnh lệnh và kiểm soát”. Phương pháp này được sử dụng phổ biến và
chiếm ưu thế trong thực hiện các chiến lược và bảo vệ môi trướng trên thế giới.
trình tự tiến hành công cụ luật pháp và chính sách là:
1.Nhà nước định ra pháp luật các tiêu chuẩn, quy chuẩn, giấy phép…để bảo vệ môi
trường.
2.Nhà nước sử dụng quyền hạn của minh để thanh tra, giám sát, kiểm soát và sử
phạt cưỡng chế tất cả những đơn vị trong xã hội thực hiện đúng các điều khoản
trong luật pháp, tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo vệ môi trường đã được ban hành.
Công cụ luật pháp và chính sách đòi hỏi nhà nước đặt ra các mục tiêu môi trường
“lấy bảo vệ sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái làm gốc”.
Các dạng công cụ dùng trong luật pháp và chính sách gồm:
- Các quy định và tiêu chuẩn môi trường
- Các loại giấy phép về môi trường
- Kiểm soát môi trường
- Thanh tra môi trường
- Đánh giá tác động môi trường
- Đánh giá tác động môi trường quy hoạch.

Ở Việt Nam, luật bảo vệ môi trường được quốc hội được quốc hội thông qua lần
dầu tiên vào ngày 27 tháng 12 năm 1993. Sau hơn 10 năm thực hiện, luật bảo vệ
môi trường 1993 đã bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy bộ luật này được sửa đổi. luật
bảo vệ môi trường Việt Nam sửa đổi năm 2005 gồm 15 chương, 136 điều.
Bảo vệ môi trường đô thị được bộ luật này quy định cụ thể ở chương VI “BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ” điều 50, 51, 52, 53, 54.
Điều 50: quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị khu dân cư.
Điều 51: yêu cầu bảo vệ môi trường đối với đô thị, khu dân cư tập trung
Điều 52:bảo vệ môi trường nơi công cộng
Điều 53: yêu cầu bảo vệ môi trường với hộ gia đình
Điều 54: tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường
Bên cạnh đó, có hàng loạt các quy chuẩn được ra đời để tăng thêm hiệu quả của
công cụ pháp luật và chính sách trong quản lý môi trường đô thị như:
- QCVN 05:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh.
- QCVN 14:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 09:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 08:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuất quốc gia về chất lượng nước mặt.
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường là công cụ trực tiếp điều chỉnh chất lượng
môi trường. tiêu chuẩn môi trường xác định các mục tiêu môi trường và đạt ra số
lượng hay nồng độ cho phép củ chất được thải vào trong khí quyển, nước, đất hay
đước phép tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng.
Các loại giấy phép về môi trường do các chính quyền và các cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền về môi trường ban hành theo sự phân định của pháp luật. các
loại giấy phép là giấy thẩm định môi trường, thỏa thuận môi trường, chứng nhận
đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy phép thải chất ô nhiễm.
Ở khu đô thị cũng tập chung nhiều nhà máy vì vậy việc áp dụng các tiêu chuẩn quy
chuẩn cho nước thải công nghiệp, chất thải công nhiệp phải coi trọng.
Ở khu đô thị, trình độ dân trí cao hơn vùng nông thôn và đồi núi, khả năng nắm bắt
các thông tin cũng nhanh chóng hơn. Vì vậy, người dân ở đô thị thực hiện tốt quy

định về môi trường của pháp luật.
Ưu điểm của phương cách pháp lý là đáp ứng được những mục tiêu luật pháp và
chính sách bảo vệ môi trường quốc gia, đưa công tác quản lý môi trường vào nề
nếp, cơ quan quản lý môi trường sẽ dự đoán được mức độ hợp lý về mức ô nhiễm
sẽ giảm bao nhiêu, chất lượng môi trường sẽ đạt được mức độ nào, giải quyết tranh
chấp rõ ràng, mọi thành viên trong xã hội thấy được trách nhiệm,nghĩa vụ, mục
tiêu của mình với sự nghiệp bảo vệ môi trường quốc gia.
Nhược điểm của công cụ pháp luật và chính sách là thiếu tính mềm dẻo trong một
số trường hợp, quản lý thiếu hiệu quả, chưa phát huy được tính chủ động, thiếu
kích thích vật chất đối với sự sáng tạo của các cơ sở sản xuất trong các phương án
giải quyết môi trường, thiếu khuyến khích đổi mới công nghệ khi các cơ sở sản
xuất đã đạt được tiêu chuẩn môi trường, phương pháp không đủ thông tin vá tri
thức chuyên môn để định ra các tiêu chuẩn,quy chuẩn hợp lý cho từng ngành công
nghiệp mới, công việc kiểm soát thanh tra đòi hỏi chi phí cao về tiền của và thời
gian.
4.2. Áp dụng các công cụ kinh tế vào công tác quản lý môi trường
khu đô thị
Thuế và phi môi trường là 2 loại công cụ kinh tế áp quen thuộc với người dân khu
đô thị Công cụ kinh tế là phương tiện chính sách có tác dụng làm thay đổi chi phí
lợi ích của những hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, từ đó
có cách ứng sử hiệu quả đối với chi phí bảo vệ môi trường.
Công cụ kinh tế có tác động trực tiếp vào nhà sản xuất dưới dạng thuế môi trường,
phí xả thải hoặc trực tiếp vào người tiêu thụ dưới dạng phí sản phẩm. Công cụ kinh
tế rất đa dạng gồm thuế môi trường, phí và lệ phí môi trường, quỹ môi trường, cota
môi trường… mỗi công cụ kinh tế có những mặt ưu điểm trong từng nội dung cụ
thể.
Việc sử dụng đơn thuàn các công cụ hành chính truyền thông hay còn gọi là các
biện pháp ra lệnh hay kiểm soát đã tỏ ra không đáp ứng được yêu cầu trong nền
kinh tế hiện đại và hiện nay các nước đã áp dụng ngày càng nhiều hơn các công cụ
kinh tế trong bảo vệ môi trường.

Công cụ kinh tế đang sử dụng tại Việt Nam để bảo vệ môi trường đó là:
+ Thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên là loại thuế thưc hiên việc điều tiết thu nhập
về hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên.Ở khu đô thị do nhiều hoạt
động kinh tế diễn ra nên thuế doanh thu, thuế đánh vào sản phẩm hàng hóa, thuế
đánh vào thu nhập, thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào việc sử dụng một số tài
nguyên của đất nước đều được áp dụng phổ biến
+ Phí và lệ phí môi trường: Các loai phí được sử dụng ở Việt Nam phi nước
thải, phí chất thải rắn, phí khí thải.
Ở nước ta chi có hơn 40% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch. Còn đa
phân người dân đô thị dùng nước sạch vì vậy nước thải sinh hoạt thải ra là rất lớn,
việc thu phi nước thải ỏ đô thị là quan trọng. Chính phủ đã ban hành nghị định số
67 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp
có hiệu lực từ ngày 1/1/2004. song đên nay, việc thục hiên nghi dịnh này còn nhiều
khó khăn, chi có một số tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thu phí nước thải.
+ phí chất thải rắn: Chất thải rắn đang là vấn đề nhức nhôi đối với tất cả mọi
người. hậu quả củ việc quản lý chất thải rắn không tốt, không đúng cách đã gây tác
động xấu tới môi trường và sứ khỏe. Thực tế là hơn 40% chất thải rắn có nguồn
gốc từ các khu đô thị, các tinht thành phố cũng đã triển khai thu phí chất thải rắn
theo nghị định số 147/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007. ví dụ như thành
phố Hà Nội :
Cá nhân cư trú ở phường nội thành: 2000 đồng/người/tháng
Cá nhân cư trú ở các xã thị trấn thị tứ ngoại thành: 1000/người/tháng
+ phí khí thải: Ở các đô thị, phương tiện giao thông nhiều, hoạt động xản xuất
kinh doanh diễn ra dày đặc vi vậy lượng khí CO2, NOX, SOX…nhưng phí khí thải
thì chưa có quy định nào
4.3. Áp dụng các công cụ kĩ thuật vào công tác quản lý môi trường
khu đô thị
Các công cụ kỹ thuật quản lý môi trường thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát
Nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố
chất ô nhiễm trong môi trường.

Các công cụ kỹ thuật quản lý môi trường có thể bao gồm các đánh giá môi trường,
kiểm toán môi trường, các hệ thống quan trắc (monitoring) môi trường, xử lý chất
thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.
Các công cụ kỹ thuật được coi là những công cụ hành động quan trọng của các tổ
chức trong công tác bảo vệ môi trường.
Thông qua việc thực hiện các công cụ kỹ thuật, các cơ quan chức năng có thể có
những thông tin đầy đủ, chính xác về hiện trạng và diễn biến chất lượng môi
trường đồng thời có những biện pháp, giải pháp phù hợp để xử lý, hạn chế những
tác động tiêu cực đối với môi trường.
Các công cụ kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tuân thủ các
tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường.
- áp dụng công cụ kỹ thuật trong quản lý môi trường đô thị
+ Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với
trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững.
Quan trắc môi trường bao gồm các nội dung đo đạc, ghi nhận, kiểm soát nhằm theo
dõi các thay đổi về chất và lượng của các thành phần môi trường (nước, không khí,
đất, sinh vật, v.v.) mà nguyên nhân có thể là quá trình tự nhiên hay nhân tạo.
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường (trước đây) đã xây dựng và đưa vào hoạt động mạng lưới trạm quan trắc
môi trường quốc gia
Căn cứ theo Quyết định số 16, mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được chia
thành hai mạng lưới: (1) Mạng lưới quan trắc môi trường nền và (2) Mạng lưới
quan trắc môi trường tác động.
- Mạng lưới quan trắc môi trường nền được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa các
trạm, điểm quan trắc môi trường đã có thuộc mạng lưới quan trắc môi trường
không khí và nước do Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (trước đây) và mạng lưới
quan trắc môi trường nước dưới đất do Tổng cục Địa chất (trước đây) quản lý.
Nay, Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia và Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam đều đã nhập về Bộ Tài nguyên và Môi trường, do Bộ quản lý và giao nhiệm

vụ quan trắc môi trường nền trực tiếp.
- Mạng lưới quan trắc môi trường tác động được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa
các trạm, điểm quan trắc môi trường đã có thuộc mạng lưới quan trắc môi trường
quốc gia trước đây do Tổng cục Môi trường quản lý, và một số trạm, điểm quan
trắc môi trường do Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia và Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam quản lý thực hiện. Theo Quyết định số 16, Trung tâm
Quan trắc môi trường thuộc Tổng cục Môi trường được xác định là Trung tâm đầu
mạng, thực hiện vai trò chỉ huy, điều hành hoạt động của toàn mạng lưới.
Hình 1: Sơ đồ cấu trúc hệ thống của mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia

Ở những khu đô thị lớn đã có sự đầu tư xây dựng trạm quan trắc tiêu biểu như
thành phố Hà Nội với trung tâm Quan trắc và Phân tích tài nguyên môi trường,
thành phố Đà Nẵng có trung tâm Quan trắc môi trường.
+ Đánh giá môi trường là nội dung đầu tiên trong nghiên cứu môi trường phục vụ
cho việc xây dựng các dự án kinh tế xã hội hoặc đề xuất các chính sách và biện
pháp quản lý phát triển kinh tế xã hội ở tất cả các quy mô: quốc tế, quốc gia, vùng
và địa phương. Trong đánh giá môi trường phân biệt ba loại hình cơ bản :
Đánh giá hiện trạng môi trường.
Đánh giá tác động môi trường.
Đánh giá môi trường chiến lược
• Về đánh giá hiện trạng môi trường:
Là một hoạt động quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, nhằm cung cấp
các thông tin cơ bản nhất cho công tác quản lý môi trường ở tất cả các cấp, góp
phần nâng cao nhận thức và hiểu biết về hiện trạng môi trường và xu thế diễn biến
môi trường và đánh dấu các bước tiến bộ hướng tới phát triển bền vững.
Áp dụng đánh giá hiện trạng môi trường vào công tác quản lý đô thị:
Trước hết là tình trạng ô nhiễm không khí. Có thể nói, ô nhiễm môi trường không
khí là một vấn đề bức xức đối với đô thị nước ta hiện nay. Kết quả quan trắc môi
trường không khí đô thị do cơ quan bảo vệ môi trường thực hiện cho thấy, hầu hết
các đô thị Việt Nam đều bị ô nhiễm không khí trầm trọng, nhất là ô nhiễm bụi, ô

nhiễm khí SO2, CO, NO2… và tiếng ồn.
Nồng độ bụi trong không khí ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải
Phòng và một số đô thị loại 1 đã cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần (1),
đặc biệt là ở các công trình xây dựng, nồng độ bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ
10 đến 20 lần, ở các số nút giao thông cao hơn 5 lần.
Kết quả quan trắc liên tục từ năm 2002 đến năm 2007 cho thấy nồng độ bụi trên
các tuyến phố ở một số thành phố lớn như sau: tại Thành phố Hồ Chí Minh dao
động từ 0,31 đến 2,69 mg/m3; tất cả các lần đo đều có nồng độ bụi trung bình vượt
TCVN 5937-2005 (mức cho phép tối đa là 0,3mg/m3); tại Hà Nội, nồng độ bụi đo
được trên các tuyến phố trung bình là 0,5mg/m3, trong đó 60% vượt TCVN 5937-
2005 và 25% vượt tiêu chuẩn này 2 lần; tại Đà Nẵng, Hải Phòng… nồng độ bụi
đều đã vượt tiêu chuẩn cho phép.
Khí SO2, NO2, H2S, chì (Pb) thải ra chủ yếu từ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp là chính (chiếm 95% so với 3% từ phương tiện giao thông và 2% từ
sinh hoạt của người dân). Ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải
Phòng, nồng độ khí CO và NO2, mặc dù theo kết quả trắc nghiệm vẫn đang trong
tầm kiểm soát, nhưng đang có nguy cơ tăng cao, nếu chính quyền các đô thị không
chuyển nhanh các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ra
khỏi trung tâm thành phố.
Kết quả quan trắc môi trường cũng cho thấy, phần lớn các đô thị Việt Nam có mức
ồn vào ban ngày ở vào khoảng từ 75 đến 85dBA. Tiếng ồn chủ yếu là do hoạt động
vận tải và sản xuất công nghiệp gây ra. Trên nhiều điểm nút giao thông ở Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, tiếng ồn đã đạt đến độ từ 90 đến 100 dBA, vượt xa tiêu
chuẩn cho phép.
Thứ hai là vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải đô thị. Rác thải đô thị phát sinh
mỗi lúc một tăng, trong khi đó việc thu gom, xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải y tế
và rác thải rắn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các đô thị ngày càng khó khăn.
Ước tính, mỗi năm toàn quốc thải ra khoảng 13 triệu tấn rác, trong đó khu vực đô
thị là 7 triệu tấn/năm, chiếm 55,8%. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển đô
thị đúng như Chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới, thì đến năm

2020 số rác thải ở vào khoảng 22-23 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, cho đến nay công
tác quản lý chất thải đô thị vẫn còn nhiều yếu kém, đặc biệt là vấn đề thu gom và
xử lý (mới chỉ đạt khoảng 60%). Việc thu gom và xử lý chất thải đô thị được thực
hiện chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp, mới chỉ có 16/63 tỉnh, thành phố có bãi
chôn lấp được thiết kế xây dựng hợp vệ sinh nhưng hầu hết đều chưa đồng bộ, nên
vẫn gây ô nhiễm môi trường đất, mặt nước, nguồn nước ngầm khá trầm trọng. Ở
nhiều nơi, việc chôn lấp rác thải do không chấp hành nghiêm túc các yêu cầu kỹ
thuật, gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh các hố chôn lấp, gây bức xúc,
dẫn đến các vụ cản trở đông người, khiếu kiện tập thể kéo dài của người dân địa
phương. Trong khí đó, lượng rác thải y tế do hệ thống bệnh viện thải ra mỗi ngày
cũng lên đến 230.000 tấn, trong đó có 30.000 tấn rác thải nguy hại. Nhiều bệnh
viện, nhất là cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, không có hệ thống xử lý rác thải y tế;
tình trạng tái chế chất thải y tế thành đồ sinh hoạt gây nguy hiểm cho sức khỏe
cộng đồng vẫn còn xảy ra.
Thứ ba là vấn đề ô nhiễm môi trường nước. Các đô thị nước ta có một đặc điểm
khá giống nhau, đó là hệ thống nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, y tế
đều chung nhau một hệ thống cống thoát, không được xử lý trước khi đổ vào các
dòng sông, nên gây ô nhiễm môi trường rất trầm trọng. Kết quả quan trắc môi
trường liên tục trong nhiều năm cho thấy, lưu vực các sông và hệ thống kênh rạch
nội đô của Hà Nội đều ở tình rạng ô nhiễm nặng. Tại các điểm lấy mẫu ở sông
Nhuệ, hàm lượng cặn lơ lửng chiếm từ 40 đến 60mg/lít, vượt tiêu chuẩn cho phép
từ 2 đến 3 lần. Mức độ ô nhiễm khí độc ở các dòng sông của Hà Nội đã đến mức
báo động. Hầu hết các điểm đo trong lưu vực các sông đều có nồng độ vượt từ 5
đến 6 lần cho phép. Đặc biệt, hàm lượng NH4 ở sông Nhuệ trung bình có từ 1,2
đến 1,7mg/lít, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 25 đến 33 lần; ở sông Đáy vượt từ 1,2
đến 30 lần. Trên lưu vực các sông Sài gòn, Đồng Nai và các sông khác thuộc khu
vực Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ, tình trạng ô nhiễm còn nặng nề
hơn. Hầu hết hàm lượng các chất độc hại đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2,5 đến
43 lần. Hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn, trung bình mỗi ngày tiếp nhận trên
100.000m3, trong đó có chứa khoảng 77 tấn COD, 20 tấn BOD5, 1,6 tấn ni-tơ.

Sông Thị Vải hiện đang tiếp nhận nhiều nước thải công nghiệp nhất, với gần
45.000 m3/ngày; sông Sài Gòn là nơi tiếp nhận tải lượng BOD5 nhiều nhất, với
gần 13.000kg/ngày; sông Đồng Nai là nơi tiếp nhận lượng COD nhiều nhất,
khoảng 35 tấn/ngày.
• Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
“Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi
trường của dự án đầu tư cụ thể, đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển
khai dự án đó”. Mục đích cụ thể của đánh giá tác động môi trường là góp thêm các
tư liệu khoa học cần thiết cho việc ra quyết định thực hiện một chương trình phát
triển. Nó được coi là một công cụ quả lý môi trường có tính chất phòng ngừa bởi vì
nhờ việc phát hiện ra các tác động có hại đối với môi trường trước khi chúng xảy
ra, chúng ta có thể đưa ra các đề xuất nhằm tối thiểu hóa các tác động hoặc không
phê duyệt hành động phát triển nếu các tác động về mặt môi trường là không thể
chấp nhận được.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một đội ngũ tương đối đông đảo những người làm
đánh giá tác động môi trường, trong đó có nhiều chuyên gia được đào tạo trong và
ngoài nước, bước đầu đã tập hợp được những kinh nghiệm ứng dụng qua những
công trình đã đánh giá trong thực tế. Việc thực hiện ĐTM cũng còn những vấn đè
tồn tại cần tiếp tục giải quyết, tuy nhiên có thể nói sau hơn một thập ky, cho đến
nay hệ thống văn bản pháp lỹ cho thực hiện ĐTM đã tương đối đầy đủ và tiếp cận
được yêu cầu của thực tế. Việc thực hiện ĐTM đã đần đi vào nề nếp dã có đóng
góp rất đáng kể cho thực hiện phát triển bền vững của đất nước.
Trước khi xây dựng một khu đô thị luôn có công tác đánh giá tác động môi
trường, đây là công việc quan trọng nó cho ngà đầu tư lụa chon xác định địa điểm
xây dựng công trình.
Vi du : hiện nay chúng ta đang đánh giá tác động môi trường “dự án đầu tư xây
dựng khu đô thị mới Vinh Tân- thành phố Vinh” do trung tâm QT và KTMT Nghệ
An chủ trì thực hiện, với sự tham ra tư vấn của các chuyên gia am hiểu ĐTM thuộc
các lĩnh vực chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí…
Tuy nhiên, ở nước ta nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được

thông qua một
cách miễn cưỡng. Không ít báo cáo ĐTM chỉ được thẩm định trên bàn giấy, một
số đơn vị lập báo cáo đã thực hiện việc “cắt dán”, sao chép từ báo cáo khác
• Đánh giá môi trường chiến lược
Đánh giá môi trường chiến lược là nội dung đánh giá tác động môi trường đối với
một dự án lớn, như các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của một ngành kinh tế,
một vùng lãnh thổ, các chính sách của nhà nước. Theo luật Bảo vệ môi trường
2005, ĐMC được định nghĩa như sau: đánh giá môi trường chiến lược là việc phân
tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
Một số ví dụ về đánh giá môi trường chiến lược là đánh giá môi trường chiến lược
hoạt động khai thác vùng than Quảng Ninh, đánh giá môi trường chiến lược dự án
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội khu vực Đồng bằng sông Hồng, đánh giá tác
động môi trường chính sách đóng của rừng, v.v
• Kiểm toán môi trường
Đã có khá nhiều các định nghĩa khác nhau về kiểm toán môi trường được đưa ra.
Trong các định nghĩa trên thì định nghĩa về kiểm toán môi trường của tổ chức ISO
đưa ra trong phần 3.9 của tiêu chuẩn ISO 14010 năm 1996 được coi là đầy đủ và
hoàn chỉnh nhất. Từ định nghĩa này ta có thể rút ra những điểm mấu chốt của kiểm
toán môi trường: Là quá trình kiểm tra có hệ thống và được ghi thành văn bản.Tiến
hành một cách khách quan. Thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán. Xác
định vấn đề xem xét có phù hợp với tiêu chuẩn kiểm toán hay không. Thông tin
các kết quả của quá trình này cho khách hàng
Được nhìn nhận như là một công cụ trong quản lý, theo chúng tôi kiểm toán môi
trường trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay trước hết nên thực hiện ở hai
mức độ: kiểm toán nội bộ (phục vụ cho công tác quản lý của doanh nghiệp) và
kiểm toán Nhà nước (phục vụ cho công tác quản lý môi trường của Nhà nước ở
tầm vĩ mô nền kinh tế). Và trên thực tế, kiểm toán Nhà nước về môi trường ở giai
đoạn đầu, có thể sẽ là bắt buộc (theo luật định) đối với các doanh nghiệp, tổ chức.
Khi đó, kiểm toán Nhà nước có thể xem xét lại các báo cáo kiểm toán môi trường

do kiểm toán viên nội bộ doanh nghiệp tiến hành hoặc thực hiện một cuộc kiểm
toán mới khi thấy cần thiết hoặc đối với các doanh nghiệp không có kiểm toán nội
bộ.
Khi nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã được nâng cao, cùng với
sự phát triển của kiểm toán nội bộ về môi trường, cũng như sự đồng bộ của các
định chế luật pháp và các tiêu chuẩn môi trường, các doanh nghiệp có thể sử dụng
dịch vụ kiểm toán môi trường được thực hiện bởi các công ty, hãng kiểm toán
chuyên nghiệp bên cạnh kiểm toán báo cáo tài chính. Đó chính là hướng cơ bản và
lâu dài cho kiểm toán môi trường ở Việt Nam phát triển.
+thực hiện vai trò kiểm soát về chất lượng môi trường
+ sự hình thành của các chất ô nhiễm môi trường ở các nhà máy xí nghiệp
+thành lập phòng ban cán bộ quản lý môi trường
+áp dụng các công cụ kỹ thuật quản lý đánh giá môi trường ,minitoring môi trường
+phân tích mức độ ô nhiễm của các khu công nghiệp,khu dân cư,khu sản xuất nông
nghiệp
+đưa ra các hình thức tái chế và sử dụng chất thải rác thải
4.3. Áp dụng các công cụ phụ trợ truyền thông môi trường vào công
tác quản lý môi trường khu đô thị
Không tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất sinh ra chất ô nhiễm hoặc điều
chỉnh vĩ mô quá trình sản xuất. Hiện nay, nước ta cũng đã sử dụng các công cụ phụ
trợ này bổ sung cho việc đánh giá, dự đoán môi trường và tuyên truyền phổ biến
giáo dục giúp tăng hiệu quả quản lý môi trường ở khu đô thị. "Truyền thông môi
trường là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người có
liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau của chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp
để giải quyết các vấn đề về môi trường".
Truyền thông môi trường không nhằm quá nhiều vào việc phổ biến thông tin mà
nhằm vào việc chia sẻ nhận thức về một phương thức sống bền vững và nhằm khả
năng giải quyết các vấn đề môi trường cho các nhóm người trong cộng đồng xã
hội.

Mục tiêu của truyền thông môi trường nhằm:
+Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình trạng của họ,
từ đó họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
+Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các
chương trình bảo vệ môi trường.
+Thương lượng hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường giữa
các cơ quan, trong nhân dân.
+Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào việc bảo vệ môi trường,
xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
+Khả năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông qua đối thoại thường
xuyên trong xã hội
- Bảo vệ môi trường thông qua phương tiện truyền thông. và tài liệu giáo dục
môi trường
Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng đã đóng góp vai trò hết sức quan
trọng trong công tác truyền thông môi trường. Cụ thể, các công tác tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức cho cộng đồng về các vấn đề môi
trường trong nước và thế giới đã có tác động to lớn tới người dân và từ đó, ý thức
giữ gìn và bảo vệ môi trường của người dân ngày càng được nâng cao.
Truyền thông môi trường được thực hiện chủ yếu qua các phương thức sau:
+Chuyển thông tin tới từng cá nhân qua việc tiếp xúc tại nhà, tại cơ quan, gọi điện
thoại, gửi thư.
+Chuyển thông tin tới từng nhóm qua hội thảo, tập huấn, huấn luyện, họp nhóm,
tham quan, khảo sát
+Chuyển thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng: báo chí, tivi,
radio, pano, áp phích, tờ rơi, phim ảnh,
+Tiếp cận truyền thông qua những buổi biểu diễn lưu động, tham gia hội diễn, các
chiến dịch, tham gia các lễ hội, các ngày kỷ niệm
Đô thị là nơi có sản xuất kinh tế phi nông nghiệp, dân trí cao nhiều phương tiện
thông tin đặc biệt là các phương tiện truyền thông tại nhà như tivi, radio…nhu cầu
giải trí cao và rất đa dạng. Xu thế văn hóa tập thể yêu cầu cao hơn.

Do sự quan tâm ngày càng cao đến tự do cá nhân và nhu cầu cao về thẩm mĩ nên
các chương trình truyền thông dân dã, ít chất nghệ thuật thu hút ít dân cư đô thị cần
gia tăng chất lượng truyền thông chất lượng cao như diễn dàn công dân lồng ghép
các tuyên truyền môi trường trong các buổi biểu diễn nghệ thuật chất lượng cao.
Tăng cường sự tham gia cả các phương tiện truyền thông đại chúng như: hình thức
hội thảo khoa học, các câu lạc bộ…
Một số nội dung trong công tác tuyên truyền:
+Thay đổi lối sống, hành vi thân thiện với môi trường như thu gom rác đúng giờ,
đúng nơi quy định,giảm bao bì, tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng
+Xây dựng và thực hiện môi trường đô thị xanh- sạch- đẹp như mô hình bảo vệ
môi trường các cấp cơ sở, công sở xanh, duy trì tổng vệ sinh cuối tuần cuối tháng.
+Những vấn đề môi trường tại địa phương, quốc gia, quốc tế: động viên, nêu
gương khen thưởng.
+Các chiến dịch truyền thông môi trường nhân những ngày lễ lớn, các sự kiện lớn,
các ngày đặc biệt trong ngành…theo các chủ đề riêng như: ngày môi trường thế
giới 5/6, ngày trái đất, tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Bảo vệ môi trường thông qua giáo dục môi trường và tài liệu môi trường.
Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách không của
trường trong các nhà trường chưa được chú trọng đúng mức. Ý thức bảo vệ môi
trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh, sinh viên và thậm chí
cả ở một số giáo viên. Có thể nhận thấy điều này khi trực tiếp chứng kiến cảnh
quan môi trường ở các đơn vị trường học. Tình trạng trường học ít cây xanh hoặc
không có cây xanh vẫn còn phổ biếi; học sinh, sinh viên vứt rác bừa bãi dù đã có
những thùng đựng rác lớn. Những điểm công cộng ở gần các trường học: nhà ga,
bến xe, chợ…hiện tượng xả rác bừa bãi là khá phổ biến. Trong khi một sô quốc gia
phát triển đã có hẳn môn học riêng về môi trường thì ở nước ta, ngoại trừ các môn
học chuyên ngành về môi trường ở bậc cao đẳng, đại học thì bảo vệ môi trường
chưa đựoc xem là một môn học ở các cấp học phổ thông mà mới chỉ được lồng
ghép trong các môn Sinh học, Giáo dục công dân, Địa lý và một số tiết học ngoại
khoá. Một số cuộc thi bảo vệ môi trường đã được tổ chức trong trường học song

vẫn mang tính hình thức.
Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi rtường trong nhà trường thực sự mang lại
hiệu quả như mong muốn, cần bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất.
Chẳng hạn như làm tốt công việc trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trong và
ngoài lớp sạch sẽ trước và sau mỗi buổi học; thường xuyên tổ chức những ‘ngày
chủ nhật xanh”…Trong các bài giảng, căn cứ vào điều kiện từng môn học cụ thể,
có thể lồng ghép những kiến thức về bảo vệ môi trường. Việc cho học sinh, sinh
viên thường xuyên tiếp xúc với những kiến thức về môi trường qua các lời giảng
của giáo viên có thể tác động trực tiếp và có tác dụng hơn so với những chương
trình truyền thông khô cứng. Không chỉ trong các tiết dạy trên lớp, giáo viên cần
làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, khuyến khích
học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau và đưa ra những lời nhắc
nhở, tuyên dương kịp thời. Cần đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để
đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh, sinh viên. Nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường trong nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây
dựng môi trường học đường thân thiện cũng như mang lại những lợi ích trước mắt
và lâu dài.
. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm
tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi
trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo
vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách
tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.
5.Phương hướng phát triển các khu đô thị va khả năng áp dụng các
công cụ.
28-9:-!,;<=>?@A!,B.!,*
:C!,*:9DDD(:E!
+Phải tăng cường được hiệu quả và sự tự cân bằng trong đô thị, giảm các tác động,
sự phụ thuộc của đô thị với các vùng bên ngoài.
+Đô thị sinh thái phải lấy con người là nhân tố trung tâm, nó được sáng tạo ra bởi
con người và cũng vì con người.

+Đô thị sinh thái phải là một đô thị phát triển bền vững tức là không làm cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên, không gây suy thoái môi trường, không gây ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe con người và tạo điều kiện cho mọi người sống, sinh hoạt và làm việc
một cách tốt nhất.
2@!=>?@A!,*:<DD(:FGH
+Quy mô dân số và phát triển kinh tế – xã hội của đô thị được giữ ở mức phù hợp
với khả năng chịu tải của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+Thay đổi cách sống, cách sản xuất để khép kín chu trình vận chuyển của dòng vật
chất, năng lượng trong đô thị.
+Giảm thiểu lượng rác thải phát sinh trong đô thị, các chất thải được quay vòng sử
dụng, tái sử dụng, được thu gom và xử lý đúng kỹ thuật.
+Quy hoạch, xây dựng hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật của đô thị một cách tốt nhất
đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển và bảo vệ môi trường của đô thị.
+Thiết kế và xây dựng nhà cửa trong đô thị theo mô hình gắn bó, hài hòa và thân
thiện với tự nhiên.
+Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học đô thị đặc biệt là hệ sinh thái thực vật, cây
xanh, vườn hoa, cảnh quan thiên nhiên…
+Xây dựng thành phố giữ gìn môi trường của chính nó và không gây áp lực về môi
trường cho các vùng, các hệ sinh thái xung quanh.
2I@:&!DJK:%9JK(LJ#
+Thực thi chương trình chống ô nhiễm môi trường không khí độ thị bằng cách xây
dựng các vùng đệm xanh. Các vùng đệm xanh được xây dựng ở hai bên các tuyến
đường chính, các khu giải trí đô thị v.v. Mục tiêu của việc xây dựng các vùng
đệm xanh này là ngăn ngừa ô nhiễm không khí nhờ đó dân cư sống ở các khu đô
thị được sống trong môi trường không khí trong sạch hơn
+Cải tạo môi trường nước, làm sạch các dòng sông và hệ thống cống rãnh đô thị.
Đây là một chương trình mang tính xã hội hóa rất cao bởi nó được thực hiện trên
phạm vi toàn quốc với nhiều người tham gia và chi phí được huy động từ nhiều
nguồn, cả tư nhân và nhà nước. Với mục tiêu là cải thiện môi trường nước, các
dòng sông được nạo vét bùn, thay nước, kè chắn bờ và làm sạch nước trực tiếp

thông qua các dự án như “dự án cải tạo môi trường sống” (nhất là các sông chảy
qua các đô thị); dự án “cải tạo nước hồ ở các đô thị” cũng đã được thực thi liên tục
qua nhiều năm. Các hồ chứa nước, các con đập chắn xói mòn trên các sông cũng
được đầu tư cải tạo.
+Hỗ trợ tài chính từ ngân sách Trung ương cho các dự án xử lý rác thải rắn, ô
nhiễm môi trường liên khu vực. Các khoản hỗ trợ này bao gồm cả đào tạo nhân
viên kỹ thuật, kiểm tra - đánh giá, nghiên cứu và triển khai kỹ thuật xử lý.v.v
+Khuyến khích áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường. Chẳng hạn, dự
án phát triển công nghệ ngưng kết và sử dụng hiệu quả CO
2
; phát triển công nghệ
sản xuất các chất xúc tác thân thiện với môi trường; phát triển công nghệ sản xuất
các chất làm sạch mới; phát triển công nghệ sản xuất hydro thân thiện môi trường;
chương trình hỗ trợ nghiên cứu môi trường toàn cầu v.v
+Quan tâm nhiều hơn tới việc đào tạo nguồn nhân lực môi trường, đầu tư trang
thiết bị mới cho công tác nghiên cứu, đánh giá tác động, kiểm tra, giám sát môi
trường.
III.KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên ta thấy được vai trò to lớn của công cụ quản lí môi
trường đối với nước ta trong công tác ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và
cải thiện môi trường ở những nơi, những vùng đã bị suy thoái bảo tồn đa dạng sinh
học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và
nông thôn góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, nâng cao chất lượng đời
sống của nhân dân, tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.

×