TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài
MÔ HÌNH CỬA HÀNG TIỆN LỢI TẠI VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Kim Dung
Lớp
Khóa
: Anh 11
: 44 C
Giáo viên hướng dẫn
: ThS. Trần Hải Ly
Hà Nội – 5/2009
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VỀ MÔ HÌNH CỬA
HÀNG TIỆN LỢI 3
I. Các khái niệm về mô hình cửa hàng tiện lợi 3
1. Các khái niệm về mô hình cửa hàng tiện lợi 3
2. So sánh mô hình cửa hàng tiện lợi với các mô hình kinh doanh bán lẻ khác 7
2.1. Giới thiệu chung về các mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại trên thế giới. 7
2.2. So sánh mô hình cửa hàng tiện lợi với các mô hình kinh doanh bán
lẻ khác 8
II. Quá trình hình thành và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới . 16
1. Sự ra đời và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới 16
2. Phân loại mô hình cửa hàng tiện lợi 28
3. Giới thiệu sơ lƣợc về 7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới 34
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG TIỆN LỢI TẠI VIỆT
NAM 37
I. Giới thiệu chung về mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 37
1. Khái quát về các mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại tại Việt Nam hiện nay 37
2. Quá trình ra đời, số lƣợng và các hình thức cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 39
2.1. Quá trình ra đời và số lượng cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 39
2.1.1. Giai đoạn từ cuối năm 2000 đến nửa đầu năm 2006 39
2.1.2. Giai đoạn nửa cuối năm 2006 42
2.1.3. Năm 2007 44
2.1.4. Năm 2008 45
2.1.5. Đầu năm 2009 46
2.2. Các hình thức cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 47
3. Tổ chức kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 49
3.1. Mô hình tổ chức cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 49
3.1.1. Mô hình cửa hàng tiện lợi độc lập 50
3.1.2 Mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi 51
3.2. Hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 56
3.2.1. Chủng loại hàng hóa 56
3.2.2. Chất lượng hàng hóa 59
3.2.3. Tỷ lệ hàng Việt Nam 60
3.2.4. Giá cả hàng hóa 61
3.2.5. Trưng bày hàng hóa 62
4. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện
lợi tại Việt Nam hiện nay 63
II. Tình hình hoạt động kinh doanh, các dịch vụ khách hàng và hoạt động xúc tiến
thƣơng mại của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 66
1. Tình hình hoạt động kinh doanh của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam
66
1.1. Giai đoạn từ cuối năm 2000 đến nửa đầu năm 2006 66
1.2. Giai đoạn nửa cuối năm 2006 67
1.3. Năm 2007 69
1.4. Năm 2008 và đầu năm 2009 71
2. Các dịch vụ khách hàng của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 72
2.1. Dịch vụ trông giữ xe cho khách hàng 72
2.2. Dịch vụ trông giữ đồ cho khách hàng 72
2.3. Dịch vụ bán hàng từ xa và giao hàng tận nhà 73
2.4. Dịch vụ thanh toán hóa đơn tiện lợi 74
2.5. Dịch vụ khác 74
3. Hoạt động xúc tiến thƣơng mại của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 75
3.1. Khuyến mại 75
3.2. Quảng cáo 76
III. Đánh giá chung về kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay
76
1. Những mặt đƣợc 76
2. Những tồn tại, hạn chế 78
3. Những vấn đề đặt ra 81
CHƢƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CỬA HÀNG
TIỆN LỢI TẠI VIỆT NAM 84
I. Những cơ hội và thách thức đối với việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại
Việt Nam hiện nay 84
1. Cơ hội 84
2. Thách thức 86
II. Các giải pháp từ phía nhà nƣớc 87
1. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của toàn xã hội về hoạt động kinh doanh cửa
hàng tiện lợi 88
2. Cải thiện môi trƣờng pháp lý giúp hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng
tiện lợi diễn ra thuận lợi 89
3. Hỗ trợ khuyến khích phát triển mô hình cửa hàng tiện lợi 90
3.1. Chính sách hỗ trợ mặt bằng kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi 90
3.2. Chính sách về tài chính, tín dụng 91
3.3. Chính sách về khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước để phát triển các
hệ thống cửa hàng tiện lợi lớn, hay chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 91
3.4. Chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng mô hình cửa hàng tiện lợi 92
3.5. Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực mô hình cửa hàng tiện lợi 92
3.6. Chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống thanh toán, ngân hàng, và công
nghệ thông tin 93
4. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện việc thực thi các
quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi
94
5. Khuyến khích sự ra đời và xây dựng các hiệp hội cửa hàng tiện lợi và liên kết
các tổ chức, nghành nghề, lĩnh vực liên quan đến mô hình cửa hàng tiện lợi 95
III. Các giải pháp từ phía các tổ chức, cá nhân, đơn vị hoạt động kinh doanh mô
hình cửa hàng tiện lợi 96
1. Giải pháp huy động vốn 96
2. Đổi mới tƣ duy và tiếp thu kiến thức, công nghệ tiên tiến trên thế giới. 97
3. Các giải pháp về chính sách marketing 98
3.1. Chính sách sản phẩm 99
3.2. Chính sách giá cả 100
3.3. Chính sách về xúc tiến bán hàng 101
3.3.1. Về hình thức bán hàng 101
3.3.2. Về nghệ thuật trưng bày hàng hóa trong cửa hàng 102
3.3.3. Về vấn đề quảng cáo 104
3.3.4. Về hoạt động khuyến mãi bán hàng 105
3.4. Chính sách về chăm sóc khách hàng 105
4. Các giải pháp về quản trị và phát triển nguồn nhân lực 107
KẾT LUẬN 109
PHỤ LỤC i
PHỤ LỤC 01: BẢNG ĐIỀU TRA THỊ TRƢỜNG i
PHỤ LỤC 02: BẢNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỊ TRƢỜNG ii
PHỤ LỤC 03: DANH SÁCH CÁC THƢƠNG HIỆU CỬA HÀNG TIỆN LỢI
TRÊN THẾ GIỚI iii
PHỤ LỤC 04: HÌNH ẢNH MỘT SỐ CỬA HÀNG TIỆN LỢI TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TẠI VIỆT NAM vii
PHỤ LỤC 05: BẢNG SO SÁNH CÁC LOẠI CỬA HÀNG TIỆN LỢI xi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: So sánh mô hình cửa hàng tiện lợi với siêu thị, trung tâm thương
mại và đại siêu thị 10
Bảng 1.2: So sánh cửa hàng tiện lợi với siêu thị, cửa hàng chuyên doanh và
cửa hàng bách hóa 11
Bảng 1.3: So sánh mô hình cửa hàng tiện lợi, mô hình siêu thị và mô hình
chợ truyền thống 13
Bảng 2.1: Tổng hợp về một số hệ thống cửa hàng tiện lợi tại thành phố Hồ
Chí Minh năm 2001 40
Bảng 2.2: Thống kê một số chuỗi cửa hàng tiện lợi đang hoạt động tại Việt
Nam 55
Bảng 2.3: Thống kê các đặc điểm về chủng loại hàng hóa trong một số
chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 57
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thế giới bán lẻ hiện đại, ngoài các siêu thị, đại siêu thị, trung tâm
thƣơng mại, trung tâm mua sắm… với quy mô lớn, ngƣời ta còn nhắc đến sự
tồn tại của mô hình cửa hàng tiện lợi. Các cửa hàng loại này có thể hiện diện
ở bất cứ đâu: góc đƣờng, trạm xăng, khu chung cƣ, bến bãi… và rất linh động
trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu nhƣ thực phẩm, dƣợc
phẩm, hóa mỹ phẩm, dịch vụ thanh toán hóa đơn tiện lợi…vào bất kỳ thời
gian nào trong ngày.
Cửa hàng tiện lợi đầu tiên trên thế giới đƣợc khai trƣơng tại Hoa Kỳ
vào năm 1927, rồi dần dần hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2000,
sau đó có mặt ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác trong cả nƣớc, có thể nói mô
hình cửa hàng tiện lợi còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Dù vậy, mô hình bán lẻ
hiện đại này đang len lỏi đến các khu dân cƣ, đến từng nhà dân để mang lại sự
tiện lợi cho ngƣời tiêu dùng và đang dần dần chiếm đƣợc niềm tin của khách
hàng. Tuy nhiên, việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam
đang phải đối mặt với rất nhiều thời cơ cũng nhƣ thách thức.
Xuất phát từ thực tế này, em đã chọn đề tài: “Mô hình cửa hàng tiện
lợi tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn tốt nghiệp của mình. Mục đích của luận văn là thông qua việc nghiên cứu
thực trạng mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, trên cơ sở những lý luận
đã đƣợc học và tìm hiểu, đƣa ra những biện pháp thiết thực góp phần hoàn
thiện mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là mô hình cửa hàng tiện lợi và em sẽ
khảo sát mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, trong khoảng thời gian từ
khi mô hình này mới xuất hiện vào cuối năm 2000 cho đến nay. Mục tiêu em
đặt ra cho bài khóa luận này là đƣa ra đƣợc cái nhìn bao quát nhƣng rõ ràng
2
về thực trạng mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam thông qua các số liệu
thống kê và các dẫn chứng cụ thể; và đề ra đƣợc những biện pháp cụ thể, thiết
thực về mọi mặt để hoàn thiện mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam. Để đạt
đƣợc mục tiêu và mục đích nghiên cứu nhƣ trên, em sẽ nghiên cứu đề tài theo
3 chƣơng:
Chƣơng I: Khái quát các vấn đề liên quan về mô hình cửa hàng
tiện lợi
Chƣơng II: Thực trạng mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam
Chƣơng III: Các giải pháp hoàn thiện mô hình cửa hàng tiện lợi tại
Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của thạc sĩ Trần Hải Ly,
khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng cơ sở 1 và
sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô và các bạn trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận. Do thời lƣợng và khả năng có hạn nên việc tìm hiểu, nghiên cứu để
hoàn thiện luận văn mới chỉ đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu, không thể tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy em kính mong nhận đƣợc những nhận xét,
góp ý để bài viết đƣợc hoàn thiện hơn.
Sinh Viên
Nguyễn Kim Dung
3
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VỀ MÔ HÌNH
CỬA HÀNG TIỆN LỢI
I. Các khái niệm về mô hình cửa hàng tiện lợi
1. Các khái niệm về mô hình cửa hàng tiện lợi
“Cửa hàng tiện lợi” đƣợc dịch ra từ các thuật ngữ nƣớc ngoài:
“convenience store” (tiếng Anh) hay “konbini” (tiếng Nhật)…, trong đó
“convenience” có nghĩa là “tiện lợi” và store là “cửa hàng”. Tại Việt Nam mô
hình cửa hàng tiện lợi có thể có nhiều tên gọi khác nhƣ cửa hàng tiện nghi,
cửa hàng tiện ích, cửa hàng tiện dụng hay cửa hàng 24 giờ… Hiện nay có một
số cách hiểu khác nhau về mô hình cửa hàng tiện lợi, ví dụ:
Theo định nghĩa của Oxford Advanced’s Learner Dictionary thì Cửa
hàng tiện lợi đơn giản là “một cửa hàng bán thực phẩm, báo chí, … và thƣờng
mở cửa 24 giờ một ngày”[23].
Cách hiểu đơn giản trên đây phần nào giúp chúng ta hiểu đƣợc đặc
điểm về mặt hàng và thời gian mở cửa của một cửa hàng tiện lợi. Báo Sài
Gòn tiếp thị online cũng cung cấp một khái niệm tuy ngắn gọn nhƣng khá đầy
đủ về mô hình cửa hàng tiện lợi, đó là: “một cửa hàng nhỏ ở địa phƣơng bán
chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu, mở cửa khuya hoặc suốt 24 giờ, viết tắt là
c-store”[7]. Ở khái niệm này, chúng ta hiểu thêm đƣợc về tính chất mặt hàng
của một cửa hàng tiện lợi, đó là những mặt hàng thiết yếu và thuật ngữ viết tắt
“c-store”.
Mô hình cửa hàng tiện lợi rất phổ biến trên thế giới. Đó là một loại
cửa hàng nhỏ trong đó bán kẹo, kem, nƣớc ngọt…, vé số, báo, tạp chí, cùng
với một số lựa chọn các nguồn cung cấp lƣơng thực, thực phẩm và tạp phẩm.
Những cửa hàng tiện lợi có bán xăng dầu cũng có thể bán kèm dầu máy, dung
dịch lau kính chắn gió, dung dịch làm mát động cơ, và bản đồ. Thông thƣờng
các vật dụng dùng trong phòng tắm (xà phòng, bàn chải, khăn tắm…) và các
4
sản phẩm vệ sinh khác cũng đƣợc bày bán, và một số các cửa hàng tiện lợi
cũng cung cấp các dịch vụ thanh toán hiện đại và các loại đồ uống có cồn.
Những cửa hàng tiện lợi thƣờng nằm dọc theo các tuyến phố náo nhiệt, trong
các khu đô thị với dân cƣ đông đúc, bên cạnh các trạm xăng dầu, gần nhà ga
đƣờng sắt hoặc các trung tâm giao thông vận tải khác. Tại các quốc gia, hầu
hết các cửa hàng tiện lợi có thời gian mở cửa dài hơn các mô hình kinh doanh
bán lẻ khác, một số đang đƣợc mở trong suốt 24 giờ, nhƣng khách hàng phải
trả giá cho sự tiện lợi này với giá cả cao hơn đối với hầu hết các mặt hàng.
Đây là một cách hiểu khá đầy đủ về mô hình cửa hàng tiện lợi. Từ cách hiểu
này, và dựa trên tìm hiểu thực tế, ngƣời viết khóa luận có thể rút ra một số
đặc điểm chủ yếu của mô hình cửa hàng tiện lợi nhƣ sau:
Về quy mô: Cửa hàng tiện lợi thƣờng có quy mô nhỏ, lớn hơn
một tiệm tạp hóa kiểu truyền thống nhƣng nhỏ hơn một siêu thị.
Về mặt hàng: Cửa hàng tiện lợi thƣờng bày bán những mặt hàng
thiết yếu và cung cấp các dịch vụ thiết yếu nhƣ: lƣơng thực, thực phẩm,
tạp phẩm, báo chí, dịch vụ thẻ thanh toán hiện đại…
Về vị trí: Cửa hàng tiện lợi thƣờng nằm dọc theo các tuyến phố
náo nhiệt, nằm trong các khu dân cƣ đông đúc, nằm gần các trạm xăng dầu
hoặc các trạm giao thông vận tải nhƣ nhà ga đƣờng sắt, bến xe buýt, ga tàu
điện ngầm, sân bay…
Về thời gian hoạt động: Cửa hàng tiện lợi thƣờng mở cửa khuya
hoặc suốt 24 giờ, thời gian mở cửa dài hơn hẳn các mô hình bán lẻ khác.
Theo ông Lê Trí Thông - chủ nhiệm dự án “Hỗ trợ phát triển mạng
lƣới bán lẻ” của Trung tâm Xúc tiến hàng Việt Nam chất lƣợng cao, khái
niệm cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam còn khá mới mẻ và chƣa rõ ràng. Ở nƣớc
ngoài, do các siêu thị, đại siêu thị nằm ngoài khu dân cƣ, phƣơng tiện chủ yếu
của ngƣời dân là xe hơi nên việc xuất hiện nhiều cửa hàng tiện lợi để phục vụ
nhu cầu tại chỗ của ngƣời dân là rất cần thiết. Do đó, từ lâu khái niệm cửa
5
hàng tiện lợi đã không còn xa lạ trên thế giới. Còn ở Việt Nam, cho đến nay
vẫn chƣa có một khái niệm rõ ràng từ phía nhà nƣớc về mô hình cửa hàng tiện
lợi do đó tác giả khóa luận dù đã cố gắng tìm hiểu nhƣng vẫn chƣa đƣa ra
đƣợc khái niệm trong các văn bản nhà nƣớc về cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam.
Tóm lại, có thể có rất nhiều định nghĩa khác nhau về mô hình cửa hàng
tiện lợi nhƣng từ các định nghĩa khác nhau này, ngƣời ta vẫn thấy rõ các đặc
điểm của khái niệm cửa hàng tiện lợi là:
1. Dạng cửa hàng bán lẻ
2. Áp dụng phƣơng thức tự phục vụ
3. Kinh doanh những hàng hóa thiết yếu
4. Tiện lợi
5. Sáng tạo nghệ thuật trong trƣng bày hàng hóa
Thứ nhất, cửa hàng tiện lợi là cửa hàng bán lẻ, đƣợc quy hoạch và tổ
chức kinh doanh dƣới hình thức một cửa hàng khang trang, tiện lợi với trang
thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, văn minh do thƣơng nhân đầu tƣ và quản
lý. Cửa hàng tiện lợi thực hiện chức năng bán lẻ, tức là bán hàng hóa trực tiếp
cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải để bán lại.
Thứ hai, cửa hàng tiện lợi áp dụng phƣơng thức bán hàng tự phục vụ
(self service). Tuy đây là đặc trƣng lớn nhất của mô hình siêu thị nhƣng ở các
nƣớc phát triển, không chỉ các siêu thị bán hàng theo phƣơng thức tự phục vụ
mà còn có hàng loạt các cửa hàng bán lẻ hiện đại khác cũng áp dụng phƣơng
thức này. Tuy nhiên phải khẳng định rằng phƣơng thức tự phục vụ là sáng tạo
kỳ diệu của kinh doanh siêu thị nói riêng và hệ thống bán lẻ hiện đại nói
chung, và là cuộc “cách mạng” trong lĩnh vực thƣơng mại bán lẻ. Phƣơng
thức tự phục vụ giúp cho ngƣời mua cảm thấy thoải mái khi đƣợc tự do lựa
chọn, ngắm nghía, so sánh hàng hóa mà không cảm thấy bị cản trở từ phía
ngƣời bán. Cũng chính vì vậy mà các cửa hàng tiện lợi phải niêm yết giá cả
một cách rõ ràng để ngƣời mua không phải tốn công hỏi giá, mặc cả, tiết kiệm
6
đƣợc thời gian. Ngoài ra, phƣơng thức thanh toán cũng rất thuận tiện vì hàng
hóa gắn với mã vạch, mã số đƣợc đem ra quầy tính tiền bằng máy và tự động
in hóa đơn. Hình ảnh các quầy tính tiền hiện đại luôn là biểu tƣợng cho các
cửa hàng tự chọn, tự phục vụ. Tất cả những yếu tố này đƣợc khai thác triệt để
nhằm đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng.
Thứ ba, hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi chủ yếu là các hàng hóa thiết
yếu. Chƣa bàn đến vấn đề chất lƣợng, ta có thể thấy cửa hàng tiện lợi là loại
cửa hàng phục vụ cho đại đa số tầng lớp dân cƣ.
Thứ tƣ, “tiện lợi” trong “cửa hàng tiện lợi” đƣợc hiểu là tiện lợi về thời
gian mở cửa, tiện lợi về mặt hàng, tiện lợi về vị trí cửa hàng và tiện lợi về
cách bày trí hàng hóa trong cửa hàng. Để đƣợc công nhận là 1 cửa hàng tiện
lợi thì ít nhất cũng phải thỏa mãn đƣợc một số điều kiện sau:
Tiện lợi về thời gian (convenience of time): Thƣờng các cửa hiệu
phải mở cửa trên 14 giờ, mở cửa khuya hoặc suốt 24 giờ. Nhƣ thế mới thật sự
gọi là tiện lợi cho khách hàng vì bất cứ khi nào khách hàng cần thì cửa hàng
đều chào đón.
Tiện lợi về hàng hóa (convenience of product): Các cửa hàng tiện
lợi chỉ bán một số loại mặt hàng thiết yếu với kích cỡ, bao bì tiện lợi cho
khách hàng. Và trên thế giới, các mặt hàng chính của cửa hàng tiện lợi là thực
phẩm, đồ uống có thể sử dụng ngay…
Tiện lợi về vị trí (Convenience of location): Các cửa hàng tiện lợi
phải nằm ở vị trí tiện lợi cho khách hàng, nghĩa là gần khu vực giao thông,
gần khu dân cƣ, có nơi đậu xe tạm thời.
Tiện lợi về cách bày trí hàng hóa trong cửa hàng (convenience of
display): Hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi phải đƣợc bày trí sao cho khách
hàng dễ dàng tìm đƣợc mặt hàng họ cần trong thời gian ngắn nhất.
Thứ năm, những cửa hàng tiện lợi có tham khảo các nghiên cứu về
siêu thị để tiến hành tối ƣu hóa không gian bán hàng. Hàng hóa bày bán trong
7
cửa hàng tiện lợi là những hàng hóa thiết yếu. Do ngƣời bán không có mặt tại
các quầy hàng nên hàng hóa phải có khả năng “tự quảng cáo”, lôi cuốn ngƣời
mua hàng dựa trên nghiên cứu cách thức vận động của ngƣời mua hàng khi
vào cửa hàng.
2. So sánh mô hình cửa hàng tiện lợi với các mô hình kinh doanh bán
lẻ khác
2.1. Giới thiệu chung về các mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại trên
thế giới.
Bán lẻ nói chung là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lƣợng
lớn từ nhà sản xuất, hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán lẻ cho ngƣời tiêu
dùng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hay gia đình. Nhà bán lẻ là ngƣời
chuyên bán một số chủng loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định cho ngƣời
tiêu dùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân. Trên thế giới có rất nhiều mô
hình bán lẻ. Từ những cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ truyền thống cho đến những
mô hình hiện đại phức tạp nhiều tầng. Có thể nói không có một giới hạn nào
về số lƣợng và chủng loại các mô hình bán lẻ trong thế giới bán lẻ đa dạng.
Vậy làm thế nào để phân biệt đƣợc các mô hình bán lẻ? Điểm khác biệt
chính là sự tập hợp những chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà mô hình bán lẻ
đó chọn vào danh mục phục vụ, và bao gồm những yếu tố dƣới đây:
- Đặc tính của chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà cửa hàng ấy phục vụ.
- Chính sách giá mà cửa hàng ấy theo đuổi.
- Chính sách của cửa hàng đối với hoạt động quảng cáo và khuyến mãi.
- Chính sách của cửa hàng về mặt thiết kế, trƣng bày.
- Vị trí ƣa chuộng.
- Qui mô của cửa hàng.
Có thể nói việc lựa chọn mô hình bán lẻ là quyết định quan trọng nhất
đối với một chiến lƣợc bán lẻ. Các mô hình bán lẻ trên thế giới vô cùng đa
dạng, nhƣng chung qui lại, dƣới đây là những mô hình bán lẻ phổ biến nhất:
8
- Cửa hàng tiện lợi (Convenience store).
Ví dụ: 7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện lợi đầu tiên và lớn nhất trên thế giới.
- Cửa hàng đặc chủng hay cửa hàng chuyên doanh (Speciality store).
Ví dụ: Toy "R" Us (khoảng 40% thị phần đồ chơi trẻ em trên thị trƣờng Hoa Kỳ).
- Siêu thị (Super market).
Ví dụ: CoopMart, Safeway's, Sainsbury's, Krogers
- Cửa hàng giảm giá (Discounted store).
Ví dụ: Wal-Mart, K-Mart
- Trung tâm bán lẻ (Superstore or combination store).
Ví dụ: Wal-Mart, K-Mart, Target, Best Buy
- Trung tâm thƣơng mại hay cửa hàng bách hóa (Department store).
Ví dụ: Diamond Plaza (HCM), Parkson (HCM), J C Penny
- Đại siêu thị (Hypermarket).
Ví dụ: Carrefour, Big C
- Kho hàng (Warehouse store).
Ví dụ: Metro, Sam's Club, Costco
- Trung tâm mua sắm (Shopping mall).
Ví dụ: Citymart, Maximart…
- Bán hàng theo catalogue (Direct catalogue retailing).
Ví dụ: Sears, J C Penny…
- Cửa hàng trên mạng Internet (Web store).
Ví dụ: Amazon, Ebay
2.2. So sánh mô hình cửa hàng tiện lợi với các mô hình kinh doanh bán
lẻ khác
Đặt trong tƣơng quan so sánh với các mô hình kinh doanh bán lẻ khác,
chúng ta sẽ có cách hiểu rõ ràng hơn về khái niệm mô hình cửa hàng tiện lợi.
Các khái niệm dƣới đây đƣợc thời báo Sài Gòn tiếp thị online đƣa ra đồng
thời với khái niệm về mô hình cửa hàng tiện lợi:
9
- Cửa hàng tiện lợi (convenience store): “một cửa hàng nhỏ ở địa
phƣơng bán chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu, mở cửa khuya hoặc suốt 24
giờ, viết tắt là c-store” [19].
- Siêu thị (supermarket): “đƣợc dùng nhiều nhất để chỉ một diện tích
bán hàng từ 400m2 đến 2.500m2 với ít nhất 70% hàng hoá là thực phẩm và
các hàng hoá thƣờng xuyên khác” [19].
- Trung tâm thƣơng mại (department store): “một cửa hàng với diện
tích bán hàng thông thƣờng từ 2.500m2 trở lên, bán chủ yếu là các loại hàng
hoá phi thực phẩm và có ít nhất là 5 nhóm ngành hàng bố trí trong các khu
vực khác nhau, thông thƣờng là ở các tầng khác nhau” [19].
- Đại siêu thị (hypermarket): “một cửa hàng với diện tích bán hàng
trên 2.500m2 , với ít nhất 35% diện tích đó dành cho các sản phẩm không
thiết yếu. Đại siêu thị thƣờng ở các vị trí xa trung tâm hoặc đóng vai trò là
cửa hàng trung tâm trong một khu mua sắm hay trung tâm mua sắm” [19].
Dựa trên cơ sở những khái niệm vừa nêu ở trên cùng những hiểu biết
thực tế, ngƣời viết khóa luận xin đƣa ra bảng sau:
10
Bảng 1.1 : so sánh mô hình cửa hàng tiện lợi với siêu thị, trung tâm
thƣơng mại và đại siêu thị
Stt
Điểm so
sánh
Mô hình
Diện tích
bán hàng
(m
2
)
Mặt hàng và cách
bày trí
Vị trí và thời gian
mở cửa
1
Cửa hàng
tiện lợi
Dƣới 400.
Chủ yếu là các mặt
hàng thiết yếu, bày
trí thuận tiện cho
khách hàng.
Ở địa phƣơng, mở
cửa khuya hoặc suốt
24 giờ trong một
ngày.
2
Siêu thị
Từ 400 đến
2500.
70% hàng hoá là
thực phẩm và các
hàng hoá thƣờng
xuyên khác.
Thƣờng mở cửa 12
giờ trong một ngày.
3
Trung tâm
thƣơng mại
Trên 2500.
Chủ yếu là các loại
hàng hoá phi thực
phẩm và có ít nhất
là 5 nhóm ngành
hàng bố trí trong
các khu vực khác
nhau, thông
thƣờng là ở các
tầng khác nhau.
Thƣờng mở cửa 12
giờ trong một ngày.
4
Đại siêu thị
Trên 2500.
Ít nhất 35% diện
tích dành cho các
sản phẩm không
thiết yếu
Thƣờng ở các vị trí
xa trung tâm hoặc
đóng vai trò là cửa
hàng trung tâm
trong một khu mua
sắm hay trung tâm
mua sắm. Thƣờng
mở cửa 12 giờ trong
một ngày.
(Nguồn: Tác giả khóa luận tự tổng hợp)
11
Nhƣ vậy ta có thể thấy trong 4 mô hình bán lẻ phổ biến vừa nêu trên,
mô hình cửa hàng tiện lợi có diện tích bán hàng nhỏ nhất, bán các mặt hàng
thiết yếu nhất và có thời gian mở cửa nhiều nhất, đáp ứng kịp thời nhất các
nhu cầu thiết yếu của khách hàng. Đây cũng chính là lý do tại sao mô hình
bán lẻ đƣợc đề cập trong khóa luận này đƣợc gọi là “cửa hàng tiện lợi”.
Để tránh nhầm lẫn với mô hình cửa hàng tạp hóa vốn đã xuất hiện từ
trƣớc, cũng cần lƣu ý rằng cửa hàng tiện lợi là các cửa hàng bán lẻ thuộc tƣ
nhân hay công ty, bán nhiều mặt hàng, đƣợc tổ chức chuyên nghiệp hơn, và
có mặt bằng lớn hơn so với các cửa hiệu tạp hoá nhỏ lẻ truyền thống.
Cần thiết phải xác định rõ rằng các mô hình kinh doanh bán lẻ khác là
các loại hình bán lẻ hoạt động trên phân khúc thị trƣờng khác, với phƣơng
thức hoạt động khác với mô hình cửa hàng tiện lợi. Do đó, ta cần phân biệt rõ
khi xem xét mối quan hệ giữa mô hình cửa hàng tiện lợi với các các hình thức
tổ chức bán lẻ khác, ví dụ nhƣ những cửa hàng mắt xích. Cửa hàng tiện lợi
cũng có thể là một loại cửa hàng mắt xích. Cửa hàng mắt xích hay cửa hàng
bán lẻ độc lập là cách thức sở hữu và quản lý khác nhau của doanh nghiệp.
Sau đây em có nêu một số vấn đề cơ bản khi so sánh cửa hàng tiện lợi với
siêu thị, cửa hàng bách hóa và cửa hàng chuyên doanh. Bằng nghiên cứu thực
tế và từ các tài liệu có sẵn, tác giả khóa luận xin đƣa ra đây bảng so sánh để
thấy rõ hơn sự khác biệt trong các loại hình bán lẻ này.
Bảng 1.2: so sánh cửa hàng tiện lợi với siêu thị, cửa hàng chuyên doanh
và cửa hàng bách hóa
Mô hình
Điểm so sánh
Cửa hàng
tiện lợi
Siêu thị
Cửa hàng
chuyên doanh
Cửa hàng
bách hóa (hay
trung tâm
thƣơng mại)
Số lƣợng mặt
hàng
Số lƣợng
mặt hàng
tƣơng đối
hạn chế.
Hàng hóa
tƣơng đối đa
dạng, phong
phú.
Chuyên môn
hóa kinh doanh
một số mặt
hàng.
Rất đa dạng
hóa chủng loại
hàng hóa.
12
Mặt hàng kinh
doanh
Kinh
doanh chủ
yếu là các
hàng hóa
và dịch vụ
thiết yếu.
Kinh doanh chủ
yếu là hàng
thực phẩm và
hàng tiêu dùng.
Không xác định,
tùy vào từng cửa
hàng, ví dụ: đồ
chơi, phụ tùng ô
tô, văn phòng
phẩm…
Thiên về các
hàng hóa tiêu
dùng có giá trị,
dùng lâu ngày.
Mục đích phục
vụ
Phục vụ
nhu cầu
thiết yếu
của khách
hàng nhƣ
ăn uống,
nhiên liệu,
thanh toán
cƣớc…
Phục vụ nhu
cầu đa dạng
trong tiêu dùng
hằng ngày của
khách hàng…
Phục vụ nhu
cầu khá riêng
biệt, không
thƣờng xuyên
của khách hàng
nhƣ: mua đồ
chơi cho trẻ,
mua phụ tùng ô
tô, mua văn
phòng phẩm…
Phục vụ nhu
cầu đa dạng,
không thƣờng
xuyên của
khách hàng.
Hình thức phục
vụ
Sử dụng
hình thức
khách
hàng tự
phục vụ là
chủ yếu.
Sử dụng hình
thức khách
hàng tự phục
vụ.
Khách hàng
đƣợc tƣ vấn và
phục vụ theo
yêu cầu.
Khách hàng
đƣợc tƣ vấn và
phục vụ theo
yêu cầu.
Quy mô
Quy mô
trung bình,
yêu cầu về
vốn, cơ sở
vật chất,
nguồn lực
tƣơng đối
lớn.
Quy mô trung
bình hoặc lớn,
yêu cầu về vốn,
cơ sở vật chất,
nguồn lực cao.
Quy mô nhỏ,
yêu cầu về cơ
sở vật chất ở
mức trung bình.
Quy mô lớn,
yêu cầu cơ sở
vật chất ở mức
rất lớn.
Quy trình bán
hàng và chăm
sóc khách hàng
Dịch vụ,
hàng hóa
cung cấp ở
mức trung
bình. Quy
trình bán
hàng tƣơng
đối đơn
giản và
khâu chăm
sóc khách
hàng trƣớc
và sau bán
hàng gần
nhƣ không
có.
Quản lý bán
hàng tập trung.
Quy trình bán
hàng và chăm
sóc khách hàng
có nhiều tiến bộ
và khâu chăm
sóc khách hàng
đƣợc đánh giá
cao
Dịch vụ cung
cấp ở mức
chuyên sâu.
Khâu chăm sóc
khách hàng
trƣớc và sau
bán hàng khá
tốt.
Dịch vụ cung
cấp ở mức cao.
Tuy nhiên quy
trình dịch vụ
còn đơn giản
và khâu chăm
sóc khách hàng
sau bán hàng
cũng rất yếu.
(Nguồn: Tác giả khóa luận tự tổng hợp)
13
Cũng trong quá trình tìm hiểu và tự tổng hợp, em nhận thấy trên thị
trƣờng bán lẻ tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh với mô hình cửa hàng tiện
lợi, nhƣng xét về mức độ cạnh tranh thì nổi bật nhất là mô hình siêu thị và mô
hình chợ truyền thống. Do đó, em xin đƣa ra bảng so sánh mô hình cửa hàng
tiện lợi với mô hình siêu thị và mô hình chợ truyền thống.
Bảng 1.3: So sánh mô hình cửa hàng tiện lợi, mô hình siêu thị và mô hình
chợ truyền thống
Mô hình
Điểm so sánh
Cửa hàng tiện
lợi
Siêu thị
Chợ truyền
thống
Chất lƣợng hàng hóa
Chất lƣợng
hàng hóa đƣợc
đảm bảo.
Chất lƣợng
hàng hóa
đƣợc đảm
bảo.
Chất lƣợng hàng
hóa không đƣợc
đảm bảo.
Số lƣợng mặt hàng
Mặt hàng tƣơng
đối hạn chế
Đa dạng về
mặt hàng
Đa dạng về mặt
hàng
Giá cả
Giá cả cao, cao
hơn siêu thị và
chợ truyền
thống do khách
hàng phải trả
thêm cho yếu tố
tiện lợi.
Giá cả khá
cao, cao hơn
chợ truyền
thống nhƣng
thấp hơn cửa
hàng tiện lợi.
Giá cả trung bình,
thấp hơn siêu thị
và cửa hàng tiện
lợi.
Mức độ năng động
so với thị trƣờng
Khá năng động
so với thị
trƣờng.
Kém năng
động so với
thị trƣờng.
Rất năng động so
với thị trƣờng.
Đầu tƣ cho cở sở vật
chất
Đầu tƣ cho cơ
sở vật chất
tƣơng đối cao.
Đầu tƣ cho
cơ sở vật chất
nhiều.
Đầu tƣ cho cơ sở
vật chất ít.
14
Cấu trúc tổng thể
Chỉ gồm một
cửa hàng duy
nhất tại một địa
điểm đặt cửa
hàng tiện lợi.
Gồm nhiều
gian hàng,
tập trung tại
một địa điểm
kinh doanh
siêu thị.
Gồm nhiều quầy
hàng hay ki ốt
bán hàng, tập
trung tại một địa
điểm đặt chợ.
Phƣơng thức phục
vụ
Khách hàng tự
phục vụ là chủ
yếu.
Khách hàng
tự phục vụ.
Khách hàng đƣợc
phục vụ.
Tính văn minh
Văn minh, hiện
đại.
Văn minh,
hiện đại.
Loại hình truyền
thống, đơn giản,
có phần lạc hậu.
Số lƣợng lao động
Cần rất ít
ngƣời.
Cần ít ngƣời.
Cần nhiều ngƣời.
Quyền sở hữu và
quản lý
Quyền sở hữu,
quản lý tập
trung.
Quyền sở
hữu, quản lý
tập trung.
Quyền sở hữu,
quản lý phân tán.
(Nguồn: Tác giả khóa luận tự tổng hợp)
Ngoài ra, chúng ta còn có thể xem xét đến các yếu tố sau:
- Về cấu trúc xây dựng: Cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bách hóa, cửa
hàng chuyên doanh, siêu thị, trung tâm thƣơng mại… có cấu trúc khép kín;
trong khi đó chợ, hội chợ triển lãm… có cấu trúc mở.
- Về quy hoạch: Ở các nƣớc phát triển nhƣ Hoa Kỳ, Vƣơng quốc Anh,
chỉ có các trung tâm thƣơng mại đƣợc nhà nƣớc quản lý về xây dựng (quy
định về khu quy hoạch xây dựng , diện tích, chiều cao). Cụ thể, trung tâm
thƣơng mại đƣợc quy định trong luật sử dụng đất của hầu hết các bang tại
Hoa Kỳ, phải trên 40.000 mét vuông, trung tâm thƣơng mại phải có ít nhất 2
tòa nhà bán hàng và 300 gian hàng có thể phục vụ dân cƣ sinh sống trong
15
phạm vi bán kính 160 ki lô mét. Các siêu thị, chợ, cửa hàng bán lẻ (bao gồm
cửa hàng tiện lợi) thƣờng có quy mô nhỏ hoặc có tính ổn định thấp, không
nằm trong quản lý về quy hoạch xây dựng. Việc quyết định xây dựng, thành
lập các cửa hàng tiện lợi thuộc về các công ty kinh doanh cửa hàng tiện lợi, và
đa số các nƣớc phát triển đều không có quy hoạch về xây dựng cửa hàng tiện
lợi [10].
- Về quy mô thị trƣờng: Đối với tất cả các loại hình trung tâm thƣơng
mại, hội chợ triển lãm, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi… ở các nƣớc phát triển
nhƣ Hoa Kỳ, Vƣơng quốc Anh đều không hề có quy định về số lƣợng dân cƣ
hay khách hàng mà các loại hình bán lẻ đó phải đáp ứng. Tùy thuộc vào mật
độ dân cƣ, khách hàng tiềm năng mà các doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch xây
dựng cơ sở kinh doanh của mình.
- Về mục đích hoạt động: Cửa hàng tiện lợi, chợ, siêu thị, trung tâm
thƣơng mại đều hoạt động với mục đích chính là bán hàng hay cụ thể hơn là
bán lẻ hàng hóa, sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Trong khi đó hội chợ triển
lãm mục đích chính là quảng bá thƣơng hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp.
Nhƣ vậy, tác giả khóa luận đã tiến hành so sánh mô hình cửa hàng tiện
lợi với một số mô hình bán lẻ phổ biến khác. Do các khái niệm về các mô hình
bán lẻ đôi khi chƣa thống nhất nên em đã cố gắng dựa trên những tiêu chí cơ bản
để tiện cho việc so sánh, đối chiếu. Trong quá trình so sánh các khái niệm, ngƣời
viết đã cố gắng nhìn vấn đề trên khá nhiều góc độ đa dạng, phân tích và mổ xẻ
các khái niệm. Việc làm đó chung quy lại cũng không ngoài mục đích làm rõ
khái niệm về mô hình cửa hàng tiện lợi, đối tƣợng nghiên cứu của bài luận văn
này. Cách hiểu khá rõ ràng về khái niệm mô hình cửa hàng tiện lợi sẽ là tiền đề
để em có thể nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của mô hình cửa
hàng tiện lợi trên thế giới trong mục II của chƣơng này.
16
II. Quá trình hình thành và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi trên
thế giới
1. Sự ra đời và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới
Mô hình cửa hàng tiện lợi xuất hiện lần đầu tiên tại Hoa Kỳ, sau đó
phát triển không ngừng và dần dần có mặt ở khắp các quốc gia trên thế giới.
Do đó, trong phạm vi bài viết này, em sẽ tập trung phân tích quá trình ra đời
và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Hoa Kỳ và xin đƣợc điểm qua
danh sách các thƣơng hiệu cửa hàng tiện lợi trên thế giới ở phụ lục 03 của
luận văn này.
Những cửa hàng tiện lợi đã ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX.
Những cửa hàng tiện lợi này kế thừa những nét đặc trƣng của nhiều loại hình
bán lẻ tồn tại lúc bấy giờ nhƣ: cửa hàng tạp phẩm "mom-and-pop", nhà băng
("ice-house", từ thời kỳ chƣa có tủ lạnh), cửa hàng bơ sữa, siêu thị và cửa
hàng chuyên bán các món ăn ngon.
Công ty The Southland Ice đã khai sinh ra mô hình cửa hàng tiện lợi
vào tháng 5 năm 1927 ở góc đƣờng giao giữa phố 12th và đại lộ Edgefield
trong vùng Oak Cliff của thành phố Dallas, thuộc tiểu bang Texas, Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ. "Uncle Johnny" Jefferson Green, ngƣời điều hành the
Southland Ice Dock (một điểm bán lẻ) tại vùng Oak Cliff, nhận ra rằng nhiều
lúc khách hàng cần mua những thứ nhƣ bánh mỳ, sữa và trứng sau khi các
cửa hàng tạp hóa ở địa phƣơng đã đóng cửa. Không giống nhƣ các cửa hàng
tạp hóa ở địa phƣơng, cửa hàng của ông vốn đã mở cửa 16 giờ một ngày, 7
ngày một tuần; chính vì vậy, ông đã quyết địch cung cấp thêm những hàng
hóa thiết yếu nói trên trong cửa hàng của mình. Ý tƣởng này đã trở nên vô
cùng tiện lợi đối với khách hàng trong vùng.
Joseph C. Thompson, một trong những ngƣời sáng lập đồng thời sau
này là chủ tịch hội đồng quản trị của The Southland Corporation, đã nhìn thấy
tiềm năng trong ý tƣởng của Uncle Johnny và bắt đầu bán dòng sản phẩm đó
17
tại các địa điểm bán lẻ khác của công ty The Southland Company. Các cửa
hàng này mở cửa nhiều giờ hơn trƣớc, mở cửa từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm,
và mở cửa cả 7 ngày trong tuần.
Cùng với sự phát triển của chuỗi cửa hàng tiện lợi thuộc công ty The
Southland Ice, Các loại hình cửa hàng bán lẻ khác cũng đã và đang phát triển
nhanh chóng. Vào thập kỷ thứ 3, thế kỷ XX, các cửa hàng siêu nhỏ ("midget"
stores) và các cửa hàng tiện lợi lƣu động (“motorterias" hay mobile
convenience stores) đã rất phổ biến. Các cửa hàng thực phẩm nhỏ
("Bantams") và các khu chợ phục vụ khách ngồi trong ô tô ("drive-in"
markets) cũng đã xuất hiện vào năm 1929, tại các khu chợ này, khách hàng
không cần xuống ô tô mà vẫn đƣợc phục vụ. Các cửa hàng bán rong "Delmat"
cũng rất nổi tiếng với việc cung cấp sữa, trứng, nông sản và thịt tƣơi. Các hợp
tác xã sản xuất sữa cũng thƣờng điều hành các cửa hàng bơ sữa ("dairy
stores" hoặc "jug stores") với tƣ cách các đại lý kinh doanh của họ. Đôi khi
các siêu thị cũng mở các đại lý nhỏ ở nông thôn để phục vụ những ngƣời dân
không có điều kiện đi lên thành phố để mua trứng, sữa, vân vân…
Mô hình cửa hàng tiện lợi vẫn tiếp tục phát triển cho đến tận Thế
Chiến Thứ Hai (mặc dù lúc này chúng vẫn chƣa đƣợc gọi là cửa hàng tiện lợi-
"convenience stores"). Yếu tố lớn nhất tác động đến hiệu quả kinh doanh của
các cửa hàng tiện lợi này chính là dịch vụ nhanh chóng. Các cửa hàng loại
này thƣờng đặc biệt thành công ở những vùng khí hậu ấm hơn, khí hậu ấm áp
khiến cho việc xuống xe để vào những cửa hàng ven đƣờng là rất tiện lợi, và
có sức thu hút rất lớn đối với ngƣời dân.
Chiến tranh kết thúc và con số ngƣời dân sở hữu ô tô ngày càng tăng là
những nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển thần tốc của mô hình cửa
hàng tiện lợi vào thập niên 60 của thế kỷ XX. Những chiếc xe hơi đã giúp
nhiều gia đình Hoa Kỳ thực hiện đƣợc “giấc mơ Mỹ”("American Dream”), đó
là giấc mơ về cuộc sống ở ngoại ô trong lành, do đó số lƣợng các gia đình
18
ngƣời Mỹ định cƣ ở vùng ngoại ô ngày càng gia tăng. Ngƣời dân Hoa Kỳ, với
những chiếc xe lớn hơn và những con đƣờng tốt hơn, đã lũ lƣợt kéo về sinh
sống ở các vùng ngoại ô, nơi họ có nhiều khoảng không hơn để sống và nuôi
dạy con cái… song điều này cũng tạo ra khoảng cách quá lớn với các trung
tâm mua sắm (shopping centers).
Mô hình cửa hàng tiện lợi đã phát triển nhanh chóng cùng với nhu cầu
của khách hàng về mua sắm tiện lợi, mô hình này đã thay thế các cửa hàng
tạp hóa truyền thống và trở nên phổ biến ở các vùng ngoại ô mới và các khu
vực mới, nơi mà lƣợng khách hàng còn quá khiêm tốn để có thể nghĩ đến việc
mở một siêu thị. Lại một lần nữa, các công ty kinh doanh cửa hàng tiện lợi tỏ
ra rất thức thời và sáng tạo, sẵn sàng thâm nhập vào thị trƣờng ngách mới mẻ
này và kiếm lợi nhuận từ nghách thị trƣờng mà các đối thủ khác cho rằng quá
nhỏ hẹp để kinh doanh kiếm lời.
Ngoài ra còn những nhân tố khác tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của
mô hình cửa hàng tiện lợi. Sự phát triển của không ngừng của mô hình kinh
doanh siêu thị đã ảnh hƣởng đến việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi.
Và khi các siêu thị ngày càng trở nên rộng lớn hơn, đồng thời nó cũng trở nên
bất tiện hơn đối với những khách hàng không có nhiều thời gian đi lòng vòng
chọn lựa mà chỉ muốn mua những mặt hàng cần thiết một cách nhanh chóng.
Tất nhiên, các cửa hàng tiện lợi đã nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của những
vị khách hàng bận rộn đó. Các gia đình ở ngoại ô thông thƣờng có hai chiếc
xe hơi và có hai nguồn thu nhập; cả ngƣời vợ lẫn ngƣời chồng đều đi làm có
nghĩa là thu nhập tăng lên nhƣng thời gian dành cho việc đi mua sắm tại siêu
thị giảm đi. Và con số phụ nữ đi làm ngày một tăng lên cũng làm giảm đáng
kể lƣợng thời gian dành cho việc đi mua sắm.
Các cửa hàng tiện lợi cũng đƣợc đặt ở vị trí rất thuận tiện cho khách
hàng. Khách hàng có thể đậu xe ở ngay phía trƣớc cửa hàng và thậm chí còn
có thể để bọn trẻ ngồi trong xe ô tô mà vẫn trông chừng đƣợc chúng. Với khá
19
nhiều mặt hàng đa dạng đƣợc bày bán, mô hình cửa hàng tiện lợi cũng đi theo
mô hình kinh doanh “one-stop shopping”. Lý thuyết này là, bằng cách cung
cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ trong cùng một địa điểm, cửa hàng có thể làm
thỏa mãn khách hàng với sự tiện lợi của việc đáp ứng một cách tập trung các
nhu cầu của họ trong cùng một cửa hàng. Mô hình kinh doanh “one-stop
shopping” này vốn đã rất phổ biến, và các siêu thị cũng áp dụng mô hình kinh
doanh tập trung này. Song ƣu điểm của các cửa hàng tiện lợi đó là quy mô
nhỏ nên không có tình trạng phải xếp hàng chờ phục vụ tại quầy thanh toán.
Các cửa hàng tiện lợi này cũng rất dễ dàng tiến hành nhƣợng quyền thƣơng
mại (franchise), bởi lẽ chi phí để xây mới một cửa hàng khá tốn kém. Mô
hình cửa hàng tiện lợi cũng đã bắt đầu du nhập vào khu vực miền bắc nƣớc
Mỹ và tiếp tục phát triển thông qua việc mua lại, sáp nhập và xây mới.
Mô hình cửa hàng tiện lợi tiếp tục kế thừa những đặc trƣng của các đối
thủ cạnh tranh nhƣ: siêu thị, các cửa hàng tạp hóa “mom-and-pop”, các cửa
hàng bán thức ăn ngon, các hiệu thuốc và các cửa hàng tạp phẩm, các cửa
hàng rong bán đồ ăn nhanh, và các trạm cung cấp xăng dầu. Và khi mà
phƣơng thức tự phục vụ (self-serve) trong kinh doanh xăng dầu trở nên phổ
biến thì các cửa hàng tiện lợi cũng tiến hành bán xăng dầu. Số trạm xăng dầu
sụt giảm trong khi con số các cửa hàng tiện lợi có bán xăng dầu tăng lên.
Mô hình cửa hàng tiện lợi đang phải đối mặt với rất nhiều các đối thủ
cạnh tranh chủ yếu. Các đối thủ cạnh tranh ấy chính là các đối thủ đã đƣợc đề
cập ở đoạn phía trên, cùng với các đối thủ khác nhƣ chuỗi cửa hàng dƣợc
phẩm, siêu thị loại siêu nhỏ (superettes), kho hàng, cửa hàng tổng hợp, dịch
vụ giao hàng tận nhà và, không thể không nhắc tới một đối thủ quan trọng,
chính là các cửa hàng tiện lợi khác.
Vào những năm đầu của thập niên 70, các nhà kinh doanh cửa hàng
tiện lợi phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nhƣ: những điều chỉnh về giá cả và
tiền lƣơng, sự thiếu hụt xăng dầu và hàng hóa, tỷ lệ lạm phát và mức lãi suất