Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Đoàn thanh niên trong thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.19 KB, 43 trang )

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐỒN THANH NIÊN TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM
Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Mã số: ĐTSV.2023.081

Chủ nhiệm đề tài : Lê Thị Mai
Lớp
: 2105CSCA
Cán bộ hƣớng dẫn : TS. Hoàng Thanh Sơn

Hà Nội – 2023


HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐỒN THANH NIÊN TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM
Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Mã số: ĐTSV.2023.081

Chủ nhiệm đề tài
: Lê Thị Mai
Thành viên tham gia : Trƣơng Hữu Hải


Hà Minh Hiếu
Lớp
: 2105CSCA

Hà Nội - 2023


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, với tình cảm chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng
biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhóm
em trong suốt q trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trong suốt thời gian từ
khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của q thầy cơ và bạn bè.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Khoa
học liên ngành đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt
thời gian học tập tại trường. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy
cô nên đề tài nghiên cứu của nhóm em mới có thể hồn thiện tốt đẹp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Hoàng Thanh Sơn – người trực tiếp
giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt đề tài này trong thời
gian qua.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn. Bước đầu
đi vào thực tế của chúng em còn hạn chế và cịn nhiều bỡ ngỡ nên khơng tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu
của thầy cơ để kiến thức của chúng em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2023


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng ở bất kỳ cơng trình khoa học nào. Tơi xin cam đoan
mọi thơng tin trích dẫn và tài liệu trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT VIÊT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1.

ASXH

An sinh xã hội

2.

BTXH

Bảo trợ xã hội

3.

BHYT

Bảo hiểm y tế

4.


BVCSTE

Bảo vệ chăm sóc trẻ em

5.

CTXH

Cứu trợ xã hội

6.

CTĐX

Cứu trợ đột xuất

7.

CCBC

Cán bộ, cơng chức

8.

CT-XH

Chính trị - xã hội

9.


HĐND

Hội đồng nhân dân

10.

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

11.

LĐTB&XH

Lao động Thương binh & Xã hội

12.

HSSV

Học sinh sinh viên

13.

QP-AN

Quốc phòng – An ninh

14.


TGXH

Trợ giúp xã hội

15.

TCXH

Trợ cấp xã hội

16.

UBND

Ủy ban nhân dân

17.

UBMTTQVN

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

18.

VH-XH

Văn hóa – Xã hội


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài: ....................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: ................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: ...................................................... 4
7. Bố cục của đề tài: ........................................................................................ 5
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 6
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO HIỂM Y TẾ VÀ ĐOÀN THANH NIÊN ................................................. 6
1.1. Một số khái niệm cơ bản:......................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm y tế ....................................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm bảo hiểm y tế ....................................................................... 6
1.1.3. Khái quát về Đoàn thanh niên: ............................................................. 7
1.2. Vị trí, vai trị của Đồn thanh niên: ......................................................... 7
1.2.1. Vị trí: ..................................................................................................... 7
1.2.2. Vai trị: .................................................................................................. 8
1.3. Q trình tổ chức thực thi chính sách bảo hiểm y tế: .............................. 9
1.3.1. Lập kế hoạch thực thi chính sách BHYT: ............................................ 9
1.3.2. Tuyên truyền, phổ biến về chính sách bảo hiểm y tế ........................... 9
1.3.3 Phân cơng, phối hợp thực thi chính sách bảo hiểm y tế ...................... 10
1.3.4. Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế ......................................................... 10
1.3.5 Giám sát, kiểm tra, chỉ đạo thực thi chính sách bảo hiểm y tế ............ 10
1.3.6. Sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách bảo hiểm y tế .......................... 11
1.3.7. Tiêu chí đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo hiểm y tế .............. 11



1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo hiểm y tế............. 12
1.4.1. Yếu tố chủ quan: ................................................................................. 12
1.4.2. Yếu tố khách quan: ............................................................................. 13
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 15
CHƢƠNG 2. THỰC TR NG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y
TẾ TRONG ĐOÀN THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC
THÀNH PHỐ HÀ NỘI. .................................................................................... 16
2.1. Khái quát về địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội. .................. 16
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 16
2.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội ..................................................... 16
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trong Đoàn thanh niên tại
huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội ............................................................ 18
2.2.1. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế: .............................. 18
2.2.3. Phối hợp thực thi chính sách bảo hiểm y tế: ....................................... 19
2.2.4. Giám sát, kiểm tra thực hiện chính sách bảo hiểm y tế: ..................... 20
2.3. Những kết quả đạt được: ........................................................................ 21
2.3.1. Thành tựu: ........................................................................................ 21
2.3.2. Hạn chế ............................................................................................. 22
Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................ 23
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HO T ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y
TẾ TRONG ĐOÀN THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................................................... 24
3.1. Một số phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện chính
sách bảo hiểm y tế trong Đoàn thanh niên trên địa bàn Huyện: ................... 24
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện chính sách bảo
hiểm y tế trong Đoàn thanh niên tại huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội .. 25
3.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm y tế .............. 25
3.2.2. Đẩy mạnh công tác phối hợp thực hiện chính sách bảo hiểm y tế: .... 26



3.2.3. Tăng cường giám sát, kiểm tra quá trình thực thi chính sách bảo hiểm
y tế ................................................................................................................. 27
3.2.4. Một số giải pháp khác: ........................................................................ 27
Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................ 28
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 31


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đồn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt
Nam, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của
thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi
trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng nịng cốt
chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam.
Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách
mạng, Đoàn đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy vai
trị xung kích cùng tồn Đảng, tồn dân, tồn qn thực hiện thắng lợi cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
cơng bằng, văn minh, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. BHYT là một chính sách xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, có
tính chia sẻ cộng đồng được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng. Từ khi triển
khai thực hiện, diện bao phủ BHYT ngày càng được mở rộng, người dân được
chăm sóc sức khỏe bằng các dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn. Đặc biệt là đoàn
viên thanh niên. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn viên thanh niên
tham gia BHXH, BHYT, BHTN; giúp lan tỏa rộng rãi ý nghĩa, lợi ích, tính nhân

văn và giá trị của các chính sách này.
Trong những năm qua, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đã triển khai
thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện và đã đạt được những kết
quả quan trọng như: người tham gia BHYT trong đó có hơn 18 triệu HSSV được
thụ hưởng nhiều chính sách mới, theo đó quyền lợi KCB BHYT được đảm bảo
ngày càng tốt hơn. Nổi bật là chính sách thơng tuyến tỉnh trong điều trị nội trú
đối với KCB BHYT được triển khai trên quy mơ tồn quốc từ ngày 1/01/2021,
giúp một số trường hợp tham gia BHYT điều trị trái tuyến vẫn được hưởng
100% chi phí điều trị nội trú như đúng tuyến. Cùng với quyền lợi BHYT được
mở rộng, từ tháng 6/2021, thủ tục KCB BHYT cũng đã có sự cải tiến, mang lại
1


lợi ích cho người tham gia BHYT nói chung, HSSV nói riêng khi có thể sử dụng
hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”, thay cho thẻ
BHYT bằng giấy khi đi KCB, giúp người tham gia BHYT tiết kiệm thời gian
khi đi KCB, đặc biệt không lo mất, hay hỏng thẻ BHYT giấy.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhóm tác giả chúng em chọn đề tài
nghiên cứu “]Đoàn thanh niên trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế
trên địa bàn huyện Hồi Đức, thành phố Hà Nội”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Cho đến thời điểm này, thực hiện chính sách bảo hiểm y tế là đề tài được
khá nhiều tác giả khoa học, tri thức và cộng đồng quan tâm. Trên cơ sở đó, các
cơng tr nh nghiên cứu khoa học về vấn đề này khá nhiều và phong phú như:
Luận văn Thạc sĩ Ngành Luật của Bùi Thị Thu Hằng, năm 2014, Đại học
Quốc gia Hà Nội về “BHYT tự nguyện trong luật Bảo hiểm y tế Việt Nam” tác
giả tập trung nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về Bảo hiểm y tế
và thực trạng pháp luật Bảo hiểm y tế tự nguyện.
Bài báo khoa học “Thực trạng tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện của
nơng dân tỉnh Thái Bình” nghiên cứu của tác giả Vũ Ngọc Huyên và Nguyễn

Văn Song, Khoa kế tốn và Quản trị kinh doanh, Học viên Nơng nghiệp Việt
Nam năm 2014, tập trung nghiên cứu tiến hành với quy mô điều tra 550 nông
dân trên địa bàn tỉnh Thái b nh, để phân tích tỷ lệ tham gia Bảo hiểm y tế của
nông dân và tỷ lệ nơng dân khơng có nhu cầu tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện.
Ngồi ra, cịn một số bài viết khác liên quan đến luận văn như: Bài viết của ThS.
Nguyễn Thị Thúy, Trường Cao đẳng Công Thương TP. Hồ Chí Minh, đăng trên
tạp chí Cơng thương ngày 6/11/2017 về “Phân tích thực trạng tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tự do” từ đó đưa ra kết luật Bảo
hiểm xã hội tự nguyện là một chính sách an sinh xã hội hết sức có ý nghĩa của
Nhà nước nhằm trợ giúp người lao động ổn định cuộc sống khi hết tuổi lao
động. Tuy nhiên từ thực tế cho thấy số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện hiện nay chưa nhiều, chưa tương xứng với lực lượng lao động hiện có tại
địa bàn. Cơ quan bảo hiểm xã hội cần tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức
2


của người lao động về vai trò của bảo hiểm xã hội tự nguyện, hoàn thiện hệ
thống tổ chức và cơ chế chính sách để thu hút người lao động tham gia.
Luận văn Thạc sĩ Ngành Luật Khoa học kinh tế của Nguyễn Văn Trọng,
năm 2015, Trường Đại học kinh tế Huế về “Đánh giá sự hài lòng của khách
hàng khi tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện tại BHXH thành phố Đông Hà,
tỉnh Quảng Trị” luận văn đi sâu nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng dịch vụ hành chính tại Bảo hiểm xã hội thành phố Đông Hà; xác
định được chất lượng dịch vụ qua mức đánh giá sự hài lòng của người dân về
chất lượng dịch vụ hành chính tại Bảo hiểm xã hội thành phố Đơng Hà; qua đó
đề ra các giải pháp phù hợp nhất để nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ hành
chính nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người dân.
Nh n chung, một số đề tài, bài viết nêu trên đã nghiên cứu việc thực hiện
và đề các giải pháp nâng cao thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ở các địa bàn
khác nhau trên cả nước. Tiếp cận đánh giá với nhiều góc độ khác nhau, từ nội

dung trực tiếp và gián tiếp về pháp luật Bảo hiểm y tế, thực hiện chính sách
BHYT nhưng chưa có đề tài nghiên cứu nào thực hiện Bảo hiểm y tế từ thực tiễn
của Đoàn thanh niên tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Được kế thừa những thành tựu khoa học của các nhà nghiên cứu đã được
công bố, đề tài này sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu và phân tích khái quát chung
về Bảo hiểm y tế và thực tiễn thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế của Đoàn
thanh biên trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội để đưa ra những giải
pháp nâng cao thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế của thanh niên trên địa bàn
Huyện nói riêng và cả nước nói chung, là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn sâu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chính sách y tế, phân tích
thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế của Đoàn thanh niên tại huyện
Hoài Đức, Thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm y tế của Đoàn thanh niên tại huyện Hoài
3


Đức, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho học sinh, sinh viên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về y tế, chức năng và vai trị của
chính sách y tế.
- Đánh giá những kết quả và hạn chế của Đoàn thanh niên trong việc thực
hiện chính sách bảo hiểm y tế huyện Hồi Đức, Thành phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo hiểm y tế
của huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo

hiểm y tế của Đoàn thanh niên trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động thực hiện chính sách bảo hiểm y tế của Đồn thanh niên trên
địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Đề tài phân tích các văn bản liên quan đến chính sách
y tế Việt Nam nói chung và thực hiện chính sách bảo hiểm y tế của huyện Hồi
Đức nói riêng. Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế của
của Đoàn Thanh niên tại Huyện.
- Phạm vi khơng gian: Huyện Hồi Đức, Thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2019 đến 2022.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập tài liệu, phân tích và
tổng hợp

.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
- Làm rõ được thực trạng, quá tr nh, cách thức, thành tựu, ý nghĩa trong
việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế của Đoàn thanh niên tại huyện Hoài
4


Đức, thành phố Hà Nội. Qua đó khẳng định được vai trị của Đồn thanh niên
trong việc thực hiện chính sách BHYT trước những thách thức mới.
- Là tài liệu tham khảo cho sinh viên Khoa Khoa học Chính trị, Trường
Đại học Nội Vụ trong quá trình học tập và nghiên cứu.
7. Bố cục của đề tài:

Đề tài gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận, Danh mục tài
liệu tham khảo, Phụ lục. Riêng Phần nội dung kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về thực hiện chính sách bảo hiểm y tế và
Đồn thanh niên
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế trong Đoàn
thanh niên trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Chương 3. Một số phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trong Đoàn thanh niên trên địa bàn huyện
Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO HIỂM Y TẾ VÀ ĐỒN THANH NIÊN
1.1. Một số khái niệm cơ bản:
1.1.1. Khái niệm y tế
Y tế theo nghĩa rộng có thể hiểu đó là lĩnh vực hoạt động chăm sóc sức
khỏe nhân dân. Tính chất chăm sóc sức khỏe được thể hiện cao hơn trong nhu
cầu toàn diện của nhân dân. Người dân tiếp cận y tế trong nhu cầu khám chữa
bệnh, thẩm mỹ, dịch vụ khác.
Thể hiện phạm vi rộng từ hoạt động vệ sinh mơi trường sống và làm việc,
dinh dưỡng, phịng chống bệnh tật đến việc khám và điều trị bệnh. Y tế đề cập
đến vấn đề sức khỏe cũng như hoạt động liên quan trong cuộc sống. Từ đó mang
đến chất lượng nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp y tế tiên tiến để cải thiện
sức khỏe, nhu cầu khác của nhân dân.
Theo nghĩa hẹp, y tế là những hoạt động phòng chống và điều trị bệnh tật
cho nhân dân. Tức là chỉ tập chung vào cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh.

1.1.2. Khái niệm bảo hiểm y tế
BHYT là một trong chín nội dung của bảo hiểm xã hội quy định tại Công
ước 102 ngày 28 tháng 6 năm 1965 của tổ chức Lao động quốc tế ILO và các
tiêu chuẩn đóng hưởng. Tùy theo phạm vi đối tượng, mức đóng góp và chế độ
hưởng mà bảo hiểm y tế là sự kết hợp của các chế độ: chế độ chăm sóc y tế, chế
độ trợ cấp ốm đau, trường hợp trợ cấp trong trường hợp tai nạn, chế độ thai sản,
lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hoặc tách ra riêng theo từng chế độ riêng biệt.
BHYT là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức quản lý nhằm huy động sự
đóng góp của các cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe,
khám chữa bệnh cho nhân dân.
Năm 1993, Việt Nam mới chỉ ban hành các chính sách về BHYT. Mãi
đến 11/4/2008 mới có Luật BHYT ra đời và có những hướng dẫn những quy
định về thực hiện chi tiết BHYT 07/2009.
6


1.1.3. Khái qt về Đồn thanh niên:
Đồn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt
Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo
và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý
tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tổ chức được coi là vườn ươm đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương
lai cho Đảng Cộng sản Việt Nam, là cánh tay nối dài của nhà nước.Đoàn Thanh
niên được tổ chức và vận hành theo mơ hình hành chính từ trung ương xuống
đến cấp xã, phường với đầy đủ chức danh.
1.2. Vị trí, vai trị của Đồn thanh niên:
1.2.1. Vị trí:
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy, đội quân
xung kích cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đoàn Thanh niên là tổ chức quần chúng gần Đảng nhất. Đoàn tuyên
truyền giáo dục cho đoàn viên thanh niên nhận thức sâu sắc về Đảng, đóng góp
ý kiến cho Đảng, phê bình cán bộ Đảng viên, tham gia cuộc vận động xây dựng
Đảng, bồi dưỡng cán bộ bổ sung cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân.
Đoàn Thanh niên là đội quân xung kích cách mạng của Đảng, đi đầu trên
mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là trường học xã hội chủ nghĩa
của thanh niên, là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp và
chính đáng của tuổi trẻ.
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội, là
nơi để thanh niên có điều kiện để cống hiến, trưởng thành, là mơi trường đồn
kết thân ái, mọi người có thể chia sẻ tâm tư, t nh cảm, nguyện vọng chính đáng,
trên cơ sở đó giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tạo mơi trường giúp thanh niên phát
huy vai trị xung kích trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị – xã hội, tổ chức các
phong trào, các cuộc vận động và các hoạt động hướng vào mục tiêu tập hợp,
đoàn kết các tầng lớp thanh niên, tạo môi trường lành mạnh cho thanh niên, vì
7


sự tiến bộ của thanh niên.
Đa dạng hóa các hình thức giáo dục thanh niên, hướng cho thanh niên đến
với những giá trị cao đẹp, sống có ích, có trách nhiệm với cộng đồng, thực hiện
có hiệu quả “Cuộc vận động làm theo lời Bác” gắn với việc triển khai chương
tr nh “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam, v dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động
cho mỗi đoàn viên thanh niên, tuyên dương những điển hình, tập thể và cá nhân
tiên tiến, đem đến cho tuổi trẻ ước mơ, hoài bão để khẳng định bản thân, góp
phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nâng cao các phong trào hành động cách mạng, góp phần đáp ứng nhu cầu
chính đáng của thanh niên. Hỗ trợ cho thanh niên nâng cao tr nh độ học vấn,

chuyên môn, nghiệp vụ, giải quyết việc làm, tư vấn nghề nghiệp, tạo môi trường
cho thanh niên phát huy tài năng của họ.
Đồn là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong
hệ thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên.
1.2.2. Vai trị:
Đối với Đảng: Đồn là hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là
đội dự bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính
trị của Đảng.
Đối với nhà nước: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đoàn phối
hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội chăm lo giáo dục,
đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi.
Đối với các tổ chức xã hội của thanh niên và phong trào thanh niên:
Đồn giữ vai trị làm nịng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức tổ chức và
hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam,
Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam và các thành viên khác của Hội.
Đối với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Đồn giữ vai trị là
người phụ trách Đội và có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo,
8


bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài
chính cho hoạt động của Đội.
1.3. Quá trình tổ chức thực thi chính sách bảo hiểm y tế:
1.3.1. Lập kế hoạch thực thi chính sách BHYT:
Các chính sách cơng với tư cách là sản phẩm của q trình hoạch định
chính sách thường mang tính định hướng về mục tiêu và giải pháp giải quyết
vấn đề cơng. Do đó, để đưa chính sách BHYT vào thực tiễn, thì các chủ thể thực
thi chính sách BHYT căn cứ vào thẩm quyền ban hành các văn bản, các chương

trình, dự án để cụ thể hóa mục tiêu và giải pháp cho từng giai đoạn thời gian
hoặc địa bàn cụ thể. Để thực hiện nhiệm vụ này, các chủ thể thực thi chính sách
BHYT cần tiến hành các hoạt động như:
- Nghiên cứu nội dung chính sách BHYT để xác định những văn bản cần
phải được ban hành.
- Xây dựng kế hoạch soạn thảo và ban hành các văn bản thực thi chính
sách BHYT.
- Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch nêu trên để đảm bảo ban hành
được các văn bản có chất lượng, hợp pháp, đúng thời gian, tiết kiệm và hiệu quả.
1.3.2. Tuyên truyền, phổ biến về chính sách bảo hiểm y tế
Đây là hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các
đối tượng thực thi chính sách bảo hiểm y tế. Phổ biến, tuyên truyền chính sách
bảo hiểm y tế tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia
thực thi đều hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của
chính sách trong điều kiện hồn cảnh nhất định về tính khả thi của chính sách
hiểm y tế để người dân tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của Nhà nước.
Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, cơng chức có trách nhiệm tổ chức
thực thi nhận thức đầy đủ tính chất, tr nh độ, quy mơ của chính sách BHYT với
đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc
thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ
chức thực hiện chính sách được giao.

9


1.3.3 Phân cơng, phối hợp thực thi chính sách bảo hiểm y tế
Muốn tổ chức thực thi chính sách BHYTcó hiệu quả phải tiến hành phân
công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa
phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách BHYT và các q trình ảnh
hưởng đến mục tiêu chính sách BHYT.

Trong thực tế thường hay phân công cơ quan chủ tr và các cơ quan phối
hợp thực hiện một chính sách cụ thể nào đó. Chính sách bảo hiểm y tế có thể tác
động đến lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liên quan
đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần phải phối hợp
chúng lại để đạt yêu cầu quản lý. Hoạt động phân công, phối hợp cần được thực
hiện theo tiến trình, có kế hoạch một cách chủ động, sáng tạo để ln duy trì
chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính
sách.
1.3.4. Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế
Việc tổ chức thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên, trợ cấp xã hội đột
xuất và cấp thẻ bảo hiểm y tế, được thực hiện theo quy tr nh dưới đây: Tiếp nhận
hồ sơ; Thẩm định hồ sơ; Kiểm tra; Ra quyết định và Trả kết quả.
1.3.5 Giám sát, kiểm tra, chỉ đạo thực thi chính sách bảo hiểm y tế
Các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và mơi trường ở các
vùng, địa phương không giống nhau, cũng như tr nh độ, năng lực tổ chức điều
hành của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, do vậy
nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi, kiểm tra, đơn đốc việc thực thi
chính sách bảo trợ xã hội. Qua kiểm tra, đôn đốc, các mục tiêu và biện pháp chủ
yếu của chính sách lại được khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ, công chức, mỗi
đối tượng thực thi chính sách tập trung chú ý những nội dung ưu tiên trong q
trình thực thi chính sách. Căn cứ kế hoạch kiểm tra, đôn đốc đã được phê duyệt,
các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm tra có hiệu quả.
Kiểm tra, theo dõi sát sao tình hình tổ chức thực thi chính sách bảo hiểm y
tế vừa kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách bảo trợ xã hơi, vừa chấn chỉnh
cơng tác tổ chức thực thi chính sách bảo hiểm y tế, giúp cho việc nâng cao hiệu
10


lực, hiệu quả của việc thực hiện mục tiêu chính sách bảo hiểm y tế.
1.3.6. Sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách bảo hiểm y tế

Định kỳ các chủ thể thực thi chính sách BHYT tiến hành sơ kết, tổng kết
kết quả thực hiện. Việc sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách BHYT được tiến
hành theo trình tự tư dưới lên trên.
Trước hết, các cơ quan, tổ chức được giao thi hành văn bản thực thi chính
sách BHYT nào thì tiến hành sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản đó, và báo
cáo lên cơ quan, tổ chức cấp cao hơn. Các cơ quan, tổ chức được giao thực hiện
các chương tr nh, các dự án nào thì tiến hành đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết
thúc chương tr nh. Trong báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá giữa kỳ, báo
cáo đánh giá kết thúc cần thực hiện rõ quá trình triển khai thực hiện, những kết
quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những kiến nghị đối với
cấp trên để xử lý những vướng mắc trong tổ chức thực hiện.
Tiếp theo, trên cơ sở các báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá giữa
kỳ, báo cáo kết thúc của các cơ quan, tổ chức thực thi chính sách cấp dưới, cơ
quan, tổ chức thực thi chính sách cao nhất tổng hợp thành báo cáo sơ kết, tổng
kết thực thi chính sách BHYT. Cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực thi chính
sách BHYT cuối cùng này báo cáo và giải trình về kết quả thực thi chính sách
trước cơ quan hoạch định và nhân dân. Đồng thời, có thể kiến nghị với cơ quan
hoạch định chính sách BHYT điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn.
1.3.7. Tiêu chí đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo hiểm y tế
Tiêu chí là thước đo, hệ giá trị được sử dụng làm cơ sở cho quá tr nh đánh
giá chính sách sau khi được triển khai vào đời sống. Các tiêu chí bao gồm cả
tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng. Mỗi chính sách, tùy theo đối tượng tác
động và nội dung hướng đến có những tiêu chí phù hợp. Khi thiết lập tiêu chí
đánh giá phải đưa ra được tiêu chí trung tâm làm cơ sở để đánh giá nội dung
trọng tâm mà chính sách hướng tới.
Tiêu chí đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo hiểm y tế:
+ Số lượng người nhận được thẻ bảo hiểm y tế hàng năm.
+ Tỉ lệ % số người nhận được thẻ bảo hiểm y tế trong toàn bộ đối tượng
11



được hưởng chính sách.
Từ vị trí, vai trị của Đồn thanh niên nói trên, trong quy trình thực hiện
chính sách BHYT, Đồn phát huy vai trị trong tun truyền, phổ biến về chính
sách bảo hiểm y tế. Phối hợp thực thi chính sách bảo hiểm y tế và bên cạnh đó,
giám sát, kiểm tra thực thi chính sách bảo hiểm y tế.
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách bảo hiểm y tế
Trong q trình tổ chức thực thi chính sách trên thực tế ln chịu sự tác
động và ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan. Các nhân tố này có thể tạo ra
những biến đổi thúc đẩy hoặc cản trở kết quả việc thực thi chính sách. Do đó để
tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động tổ chức thực thi chính sách một cách thuận lợi, cần thiết phải phân loại các
yếu tố tác động một cách thích hợp. Tùy theo mục đích, yêu cầu của người tổ
chức thực thi chính sách mà tiến hành phân loại các yếu tố ảnh hưởng theo
những cách khác nhau. Nhìn chung, hiện nay các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả thực thi chính sách cơ bản được phân chia theo nguyên nhân tác động thành
các nhóm nhân tố chủ quan và khách quan.
1.4.1. Yếu tố chủ quan:
Năng lực thực thi chính sách của cán bộ, cơng chức trong bộ máy quản lý
hành chính nhà nước là yếu tố chủ quan có vai trị quyết định đến kết quả tổ
chức thực thi chính sách. Năng lực thực thi chính sách của cán bộ, công chức là
thước đo bao gồm tiêu chí phản ánh về đạo đức cơng vụ, về năng lực thiết kế tổ
chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó
được với những tình huống phát sinh trong tương lai. Các cán bộ, công chức
trong cơ quan công quyền khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách,
cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ trong lĩnh
vực này mới đạt hiệu quả thực thi. Trau dồi năng lực thực tế để thực hiện tốt
hoạt động chính sách, năng lực thực tế quy định việc đề ra những kế hoạch dự
kiến thực hiện, tổ chức hiệu quả nguồn lực huy động, làm tăng hiệu lực hiệu quả
của chính sách.

Thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong qui trình tổ chức thực thi chính
12


sách. Mỗi bước trong quy tr nh đều có vị trí, ý nghĩa nhất định đối với q trình
thực thi chính sách. Việc làm này được thực hiện tốt sẽ củng cố thêm lịng tin
của người dân vào chính sách của Nhà nước. Cách thức thực thi chính sách:
chính sách bảo trợ xã hội khi được thực hiện cần có các kế hoạch cụ thể, có
chương tr nh và hành động bài bản, chu đáo của cơ quan chủ chốt với các cơ
quan liên quan nhằm bảo đảm tính hiệu quả cũng như thành cơng của chính sách
trong q trình thực hiện.
Cách ứng xử của các chủ thể thực hiện: nhân tố này có ảnh hưởng trong
q trình thực hiện chính sách do sự nhiệt tình, quan tâm và có trách nhiệm của
các nhân viên làm việc thực thi chính sách này sẽ là những người giải quyết các
vấn đề cũng như là những người làm việc trực tiếp với các đối tượng hưởng các
chế độ chính sách về bảo trợ xã hội.
1.4.2. Yếu tố khách quan:
Là những nhân tố xuất hiện và tác động đến tổ chức thực thi chính sách từ
bên ngồi, độc lập với ý muốn của chủ thể quản lý. Những yếu tố khách quan
bao gồm:
Yếu tố kinh tế: Bao gồm tổng thể các điều kiện, hồn cảnh KT–XH, hệ
thống các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp
dụng chúng trong thực tế xã hội. Nền KT-XH phát triển năng động, bền vững sẽ
là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực thi chính sách BTXH, tác động tích
cực đến việc nâng cao hiệu lực pháp luật, ý thức pháp luật của tầng lớp xã hội.
Ngược lại, nền kinh tế xã hội chậm phát triển, kém năng động và hiệu quả sẽ có
thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực thi chính sách BTXH của các chủ thể thi
hành chính sách.
Yếu tố chính trị - hành chính: Là tồn bộ yếu tố tạo nên đời sống chính
trị của xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm mơi trường chính trị,

hệ thống các chuẩn mực chính trị, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và
quá trình tổ chức, thực hiện chúng; các quan hệ chính trị và ý thức chính trị, hoạt
động của hệ thống chính trị. Cùng với đó là nền dân chủ xã hội và bầu khơng khí
chính trị - xã hội. Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả của hoạt
13


động thực thi chính sách BTXH, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền áp dụng chính sách BTXH vào thực tiễn. Một đất nước có mơi
trường chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực thi chính
sách BTXH, bởi nó củng cố niềm tin của người dân, để họ tin và đi theo. Một
đất nước bất ổn về chính trị sẽ luôn khiến người dân hoang mang, lo lắng, dao
động,... và dẫn đến việc thực thi chính sách khơng tốt.
Yếu tố pháp luật: Là tổng thể các yếu tố tạo nên đời sống pháp luật của
xã hội ở từng giai đoạn nhất định bao gồm hệ thống pháp luật, các quan hệ pháp
luật.... Bản thân pháp luật được sinh ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội là cơ sở
để các chủ thể thực hiện pháp luật. Song chính các mặt, khía cạnh khác nhau của
các chuẩn mực pháp luật cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thực thi
chính sách BTXH.
Yếu tố truyền thống, lịch sử văn hóa xã hội
Các yếu tố văn hóa – đời sống bao giờ cũng thuộc về một mơi trường văn
hóa xã hội nhất định gắn liền với một phạm vi không gian xã hội nhất định, nơi
các cá nhân và cộng đồng người tổ chức các hoạt động sống, sinh hoạt, cùng
nhau tạo dựng, thừa nhận và chia sẻ các giá trị văn hóa, lối sống, phong tục tập
quán, lễ nghi,... Với những mặt, những khía cạnh biểu hiện của mình, các yếu tố
văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thực thi chính sách BTXH.
Lối sống đơ thị và lối sống nơng thơn có ảnh hưởng khác nhau tới hoạt
động thực tiễn thực thi chính sách. Đặc trưng nổi bật của lối sống đơ thị là tích
cực CT-XH ở đơ thị cao. Cư dân đơ thị có nhiều điều kiện tiếp xúc với các thơng
tin CT-XH và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội lớn mà phần nhiều

được tổ chức tại các đô thị. Các phong trào có sức huy động quần chúng ở các
đơ thị thường diễn ra nhanh hơn so với nông thôn. Lối sống nơng thơn là lối
sống mang tính cộng đồng rất cao và rất chặt chẽ, thể hiện ở sự quan tâm giúp
đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đ nh, dịng họ, lối xóm ở nơng thơn.
Sự đề cao tính cộng đồng và chủ nghĩa tập thể dễ dẫn cán bộ làm cơng tác
thực thi chính sách phải đối mặt với những việc làm sai trái, khuyết điểm, thậm
chí vi phạm pháp luật, thì họ thường tìm cách né tránh trách nhiệm cá nhân và
14


muốn đó là trách nhiệm tập thể. Chính điều này làm hạn chế năng lực sáng tạo,
sự chủ động và quyết đoán của họ trong điều hành, giải quyết các cơng việc
chung từ đó ảnh hưởng đến hoạt động thực thi chính sách BTXH vào thực tiễn.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 tập trung làm rõ cơ sở khoa học về y tế và bảo hiểm y tế. Đưa
ra khái quát và vị trí vai trị của Đồn thanh niên. Quy trình thực thi chính sách
bảo hiềm xã hội bao gồm 6 bước: từ lập kế hoạch thực thi chính sách; Tun
truyền, phổ biển chính sách; Phân cơng, phối hợp thực thi chính sách; Tổ chức
thực hiện; Giám sát, kiểm tra, chỉ đạo thực thi chính sách bảo hiểm y tế và cuối
cùng là Sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội. Đoàn thanh niên
trong thực hiện chính sách phát huy vai trị về tun truyền, phổ biến chính sách
và phối hợp thực hiện chính sách. Bên cạnh đó là giám sát, kiểm tra thực thi
chính sách BHYT. Đồng thời trong chương 1 đã chỉ ra được các yếu tố ảnh
hưởng đến thực thi chính sách bảo hiểm xã hội.

15


CHƢƠNG 2.
THỰC TR NG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ

TRONG ĐOÀN THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
2.1. Khái quát về địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hoài Đức là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây của Thủ đơ Hà Nội.
Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng. Phía Nam giáp huyện Quốc Oai và quận Hà
Đơng. Phía Tây giáp huyện Quốc Oai và phía Đơng giáp Từ Liêm.
Địa hình của huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng
bằng, gồm 3 vùng đồi núi, đồng bằng, vùng bãi. Trong vùng có một số núi sót
như núi Voi, vua Bà, núi Thầy, Hoàng Xá (núi đá vơi). Trong huyện có sơng
Tích và sơng Đáy chảy qua. Huyện có vùng là đồng bằng châu thổ, bằng phẳng,
độ cao trung bình là 5m.
Về mặt hành chính, huyện có 1 thị trấn là thị trấn Trạm Trôi và và 19 xã
gồm: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Di Trạch, Dương Liễu, Đắc Sở, Đông
La, Đức Giang, Đức Thượng, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Song
Phương, Sơn Đồng, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở.
2.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội
Hoài Đức là huyện nằm trong quy hoạch phát triển. Từ trước đến nay,
huyện đã nổi danh với những làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú như
ghề tạc tượng ở Sơn Đồng, làm bánh kẹo, dệt len ở La Phù, nhiếp ảnh ở Kim
Chung

Đây là điều kiện cơ bản để Hoài Đức phát triển mạnh công nghiệp -

tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, với lợi thế là nằm trong khu tam giác trọng
điểm phía Bắc, lại có hệ thống đường giao thơng thuận lợi và hiện đại nối với
vùng trung tâm Hà Nội cũng như toả đi các tỉnh phía Bắc nói riêng và cả nước
nói chung nên Hồi Đức là địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hồi Đức nằm kề với thủ đơ Hà Nội về phía Đơng và quận Hà Đơng ở
phía Nam, có đường cao tốc Láng - Hoà Lạc và quốc lộ 32 đi qua. Sơng Đáy

chảy ở phía Tây của huyện. Tận dụng lợi thế cận giang, cận thị, những năm gần
16


đây, Hoài Đức đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Trong đó, cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp là ngành kinh tế
mũi nhọn. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp b nh quân đạt 15,2%/năm. Sự
thay đổi về cơ cấu ngành kinh tế này đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã
hội của huyện đồng thời đem lại mức thu nhập ổn định cho người dân.
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện cũng phát triển khá đồng bộ.
Trong những năm qua, ngành thương mại dịch vụ đã có mức tăng trưởng khá
cao, đáp ứng nhu cầu về đầu ra, đầu vào của các ngành sản xuất công nghiệp xây dựng cơ bản và nhu cầu của thị trường Hà Nội. Hàng năm, Hoài Đức cung
cấp khoảng 10% nhu cầu về rau quả, các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến
cho Hà Nội.
Xác định rõ lợi thế và vị trí của mình nên trong thời gian tới, huyện Hồi
Đức đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế,
để từng bước đưa huyện trở thành một trung tâm kinh tế của Hà Nội.
Về công nghiệp, xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn nên huyện đã
chủ trương khai thác tiềm năng của từng cơ sở, từng ngành, từng vùng, từng
thành phần kinh tế để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đáp ứng nhu cầu đời sống, phục vụ xuất
khẩu, giải quyết việc làm, đảm bảo nâng cao đời sống nhân dân... Để phục vụ
cho việc thực hiện các mục tiêu trên, huyện đã tiến hành quy hoạch 15 cụm điểm
công nghiệp và xây dựng các vùng công nghiệp tập trung.
Về thương mại và dịch vụ, huyện đã chủ trương tổ chức lại hệ thống lưu
thơng hàng hố và các tổ chức thương mại - dịch vụ, xây dựng các chợ nông
thôn, các trung tâm mua bán và cải tạo sông Đáy để phát triển các loại hình du
lịch.
Về nơng nghiệp, huyện chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng

hoá hiệu quả và bền vững trên cơ sở giải quyết tốt nhu cầu lương thực, thực
phẩm của nhân dân trên địa bàn. Theo đó, huyện đã tiến hành chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá phù hợp với tiềm
17


×