Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CHU THỊ THAO

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Khánh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Chu Thị Thao

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới TS. Nguyễn Hữu Khánh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn
Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng Tài Nguyên và Môi
trường, phòng Kinh tế và phòng Thống kê huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Chu Thị Thao

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................ vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình, sơ đồ, biểu đồ ....................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ ix
Thesis Abstract ................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3


Phần 2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý môi trường làng nghề .................................................... 5

2.1.1.

Tổng quan chung về quản lý môi trường .............................................................. 5

2.1.2.

Làng nghề và phân loại làng nghề ........................................................................ 9

2.1.3.

Nội dung quản lý môi trường làng nghề ............................................................. 13

2.1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý môi trường làng nghề................................... 23

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý môi trường làng nghề ............................................... 26

2.2.1.

Thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề tại Việt Nam ........................ 26

2.2.2.


Thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề tại một số tỉnh vùng
Đồng Bằng Sông Hồng ...................................................................................... 30

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 34
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 34

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên huyện Hoài Đức ................................................................... 34

3.1.2.

Đặc điểm đất đai – kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức .......................................... 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 40

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................... 40

iii


3.2.2.


Phương pháp xử lý thông tin .............................................................................. 42

3.2.3.

Phương pháp phân tích ...................................................................................... 42

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 43

Phần 4. Kết quả và thảo luận ........................................................................................ 45
4.1.

Thực trạng quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thục phẩm trên
địa bàn huyện Hoài Đức..................................................................................... 45

4.1.1.

Khái quát làng nghề chế biến nông sản thục phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức ......... 45

4.1.2.

Hệ thống luật pháp và văn bản có tính chất luật về bảo vệ môi trường làng nghề ......... 50

4.1.3.

Phân cấp quản lý trong bảo vệ môi trường làng nghề ......................................... 54

4.1.4.


Quản lý và sử dụng ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề
chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức ................................ 56

4.1.5.

Quản lý quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức ........... 59

4.1.6.

Quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông
sản thực phẩm .................................................................................................... 63

4.1.7.

Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường tại các làng nghề ..................................................................................... 71

4.1.8.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ
môi trường đối với làng nghề ............................................................................. 72

4.1.9.

Xã hội hóa công tác quản lý môi trường đối với làng nghề ................................. 76

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý môi trường làng nghề chế biến
nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức.............................................. 78


4.2.1.

Cơ chế chính sách về quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm....... 78

4.2.2.

Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ....... 80

4.2.3.

Năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ công chức nhà nước ...................................... 81

4.2.4.

Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường làng nghề CBNSTP .................. 82

4.2.5.

Sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý môi trường làng nghề chế
biến nông sản thực phẩm ................................................................................... 83

4.3.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác qlmt làng nghề cbnstp
trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2016-2020 ............................................. 84

4.3.1.

Định hướng công tác quản lý môi trường làng nghề CBNSTP trên địa bàn

huyện Hoài Đức giai đoạn 2016-2020 ................................................................ 84

iv


4.3.2.

Giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trường làng nghề chế biến nông
sản thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2016-2020 ..................... 86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 94
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 94

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 95

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 97

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BNN

Bộ Nông Nghiệp

BTC

Bộ Tài chính

BVMT

Bảo vệ môi trường

CBNSTP

Chế biến nông sản thực phẩm

CP

Chính phủ

CT

Chỉ thị

KCN

Khu công nghiệp

NQ


Nghị quyết



Quyết định

QLMT

Quản lý môi trường

SX

Sản xuất

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Hoài Đức đến năm 2014 và quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 .................................................................................. 37
Bảng 3.2. Dân số, lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp của Hoài Đức từ năm
2013-2015 ..................................................................................................... 39
Bảng 3.3. GTSX các ngành kinh tế 2012- 2015 ............................................................. 40
Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ......................................................... 41
Bảng 3.5. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp........................................................... 42
Bảng 4.1. Số liệu làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức .............................................. 46
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất tại cơ sở chế biến nông sản năm 2015 ........................ 47
Bảng 4.3. Hiệu suất nguyên liệu của một số hoạt động sản xuất ..................................... 49
Bảng 4.4. Mức độ ô nhiễm tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm .................... 50
Bảng 4.5. Chính sách bảo vệ môi trường làng nghề........................................................ 51
Bảng 4.6. Công tác triển khai các văn bản về BVMT làng nghề ..................................... 53
Bảng 4.7. Tổng đầu tư bảo vệ môi trường của huyện Hoài Đức ..................................... 58
Bảng 4.8. Các Cụm/Điểm công nghiệp được quy hoạch XD tại Hoài Đức ..................... 62
Bảng 4.9. Kiểm soát lượng nước thải một số làng nghề ở huyện Hoài Đức .................... 64
Bảng 4.10. Chất lượng môi trường nước tại một số địa điểm của làng nghề chế biến
nông sản thực phẩm huyện Hoài Đức ............................................................. 65
Bảng 4.11. Nồng độ Asen trong nước ngầm ở một số làng nghề huyện Hoài Đức ........... 66
Bảng 4.12. Lượng chất thải sinh hoạt và chất thải sản xuất .............................................. 67
Bảng 4.13. Thành phần rác thải tại bãi rác làng nghề Dương Liễu.................................... 68
Bảng 4.14. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn của hộ sản xuất .............................. 69
Bảng 4.15. Chất lượng môi trường không khí tại các làng nghề chế biến nông sản
thực phẩm ...................................................................................................... 70
Bảng 4.16. Công tác kiểm tra bảo vệ môi trường làng nghề huyện Hoài Đức ................... 72
Bảng 4.17. Nội dung và hình thức tuyên tuyền bảo vệ môi trường làng nghề .................. 73
Bảng 4.18. Công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường làng nghề tại các xã ....................... 75
Bảng 4.19. Kết quả thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường .............................. 77
Bảng 4.20. Trình độ cán bộ phụ trách môi trường làng nghề ............................................ 81
Bảng 4.21. Đánh giá của người dân ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm về

các vấn đề xã hội và môi trường..................................................................... 83
Bảng 4.22. Sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý môi trường làng nghề
chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức ............................ 84

vii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Sơ đồ đánh giá mức độ ô nhiễm tại các làng nghề ............................................ 12
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ hệ thống QLMT huyện Hoài Đức.......................................................... 55
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho quản lý môi trường làng nghề ........................ 59

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Chu Thị Thao
Tên Luận văn: “Quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên
địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng môi trường và công tác quản lý về môi trường ở khu
vực làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức, từ đó đề xuất
một số giải pháp quản lý và biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề chế biến nông sản thực
phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Cụ thể:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý môi trường làng nghề.

+ Thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm
trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường làng nghề chế biến nông
sản thực phẩm trên địa bàn nghiên cứu.
+ Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trường làng
nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài cũng khái quát đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu như phương
pháp chọn điểm, thu thập số liệu, tài liệu; phương pháp phân tích, thống kê mô tả, so
sánh, khảo sát thực địa để làm rõ hơn thực trạng quản lý môi trường làng nghề CBNSTP
tại địa phương.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy thực trạng công tác quản lý môi trường làng
nghề CBNSTP. Công tác QLMT làng nghề CBNSTP của huyện Hoài Đức bước đầu đã đạt
được những hiệu quả, tuy nhiên còn tồn tại một số hạn chế như: Các văn bản chính sách còn
thiếu đồng bộ, chưa cụ thể, thiếu tính lồng ghép; đầu tư kinh phí cho công tác QLMT còn
dàn trải, không mang lại hiệu quả; công tác quy hoạch còn thiếu đồng bộ và gặp khó khăn về
kinh phí; Công tác quản lý chất thải và kiểm soát mức độ ô nhiễm còn gặp nhiều khó khăn;
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật còn tồn tại nhiều hạn chế do đối tượng
là người dân thiếu hiểu biết về pháp luật, nguồn kinh phí còn hạn chế.

ix


Trong quá trình thực hiện công tác QLMT làng nghề CBNSTP có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng như: Cơ chế chính sách về QLMT làng nghề; bộ máy quản lý nhà nước về môi trường
làng nghề; năng lực trình độ đội ngũ cán bộ công chức nhà nước; nhận thức của người dân;
sự tham gia của cộng đồng.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác QLMT làng nghề CBNSTP của
huyện Hoài Đức, đề tài đề xuất định hướng và một số giải pháp như sau:

Thứ nhất về định hướng: (1) Cần có các biện pháp khuyến khích đầu tư, đổi mới
công nghệ ; (2) Tăng cường công tác quản lý môi trường làng nghề CBNSTP ; (3) Phổ
biến về sản xuất sạch hơn, nhân rộng mô hình thu gom, xứ lý rác thải ; (4) Tăng cường
mạnh mẽ vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội ; (5) Khuyến khích hình thành các hiệp
hội ngành nghề nông thôn.
Thứ hai về đề xuất một số giải pháp gồm : (1) Giải pháp về chính sách, thể chế, luật
pháp ; (2) Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức bộ máy nhà nước ; (3) Giải pháp về tài chính,
đầu tư ; (4) Giải pháp về nguồn lực con người, tăng cường sự tham gia của cộng động ; (5)
Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục ; (6) Giải pháp về công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi
phạm pháp luật ; (7) Khuyến khích đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ và áp dụng khoa
học và công nghệ.
Cuối cùng, để các giải pháp đạt hiệu quả, tôi đưa ra kiến nghị với cơ quan Nhà nước,
đối với huyện Hoài Đức và đối với cơ sở sản xuất. Các kiến nghị này nếu được thực hiện tốt
thì công tác QLMT làng nghề CBNSTP sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực hơn.
Các làng nghề ở nước ta thường mang tính tự phát, quy mô nhỏ, thiết bị sản xuất thủ
công, lạc hậu, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của các
chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh ở đó chưa cao. Từ những hạn chế nêu trên dẫn đến tình
trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đã đến mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường sống, sức khỏe đối với người dân trong làng nghề và người dân chung
quanh các làng nghề.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Chu Thi Thao
Thesis title: “Environmental management village food processing agricultural
products Hoai Duc district, Hanoi city”.
Major: Economic Management


Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Based on the assessment of the state of the environment and the management of the
environment in the village area of food processing agricultural products Hoai Duc district,
which proposed a number of solutions management and protection measures the
environmental village food processing agricultural products Hoai Duc district, Hanoi.
Specific:
+ Systemize theoretical basis and practical environmental management of the village.
+ Status of environmental management village food processing agricultural products
Hoai Duc district, Hanoi.
+ Analysis of factors affecting the environmental management agricultural village food
processing in the study area.
+ Propose orientations and measures to improve environmental management of village
food processing agricultural products Hoai Duc district, Hanoi.
Materials and Methods:
Subject also generalizes characteristics and geographical generalization and
methodological methods in selecting the location, collection of data and documents;
analytical methods, descriptive statistics, comparative, fieldwork to clarify the status of
environmental management village food processing agricultural products locally.
Main results and conclusions:
Findings of the research showed that the situation of environmental management
village food processing agricultural products. Environmental management of village food
processing agricultural products of Hoai Duc district has achieved initially effective, but
there exist some limitations such as policy documents are not comprehensive, not specific
can, lack of integration; investment funds for environmental management are scattered and
not effective; planning work is not comprehensive and funding difficulties; Waste
management and control pollution levels are difficult; Inspection, examination and handling


xi


of law violations exist many restrictions by object as people lack understanding of the law,
funds are limited.
In the process of implementing environmental management village food processing
agricultural products there are many factors that influence such policy mechanism for the
village environmental management; State management apparatus village environment;
qualifications staff of civil servants; awareness of the people; community involvement.
To overcome the shortcomings and limitations of environmental management
agricultural processing village in Hoai Duc food, theme-oriented proposals and some
solutions are as follows:
The first is orientation: (1) There should be measures to encourage investment,
innovation and technology; (2) Strengthening environmental management village food
processing of agricultural products; (3) Dissemination of cleaner production, replication
collection and waste treatment; (4) Strengthen the role of strong political institutions-social;
(5) To encourage the formation of associations of rural industries.
The second are a number of solutions, including: (1) Solution policies, institutions and
laws; (2) Solutions to improve the organizational capacity of state apparatus; (3) financial
solution and investment; (4) The solution of human resources, strengthening community
involvement; (5) The solution of propaganda and education; (6) The solution of the
examination, inspection and handling violations of law; (7) To encourage investment in
equipment, technology innovation and application of science and technology.
Finally, to achieve effective solutions, I made recommendations to the State
authorities, for Hoai Duc and for production facilities. The recommendations, if implemented
well, the environmental management of agricultural processing villages will achieve positive
results.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo nhận định của các chuyên gia môi trường, Việt Nam là một trong những
quốc gia đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức liên quan đến vấn đề ô nhiễm
và suy thoái môi trường. Trong đó, ô nhiễm làng nghề là tác nhân chính hủy hoại
môi trường và đe dọa tới sức khỏe của cộng đồng dân cư. Nhiều năm trở lại đây,
tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề ngày một trở nên nghiêm trọng hơn.
Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề vẫn là bài toán khó đối với hàng
trăm làng nghề ở nhiều vùng trên cả nước.
Theo Báo cáo môi trường quốc gia cho thấy 100% mẫu nước thải ở các làng
nghề được khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm tại
các làng nghề được khảo sát năm 2013 đều có dấu hiệu ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2014). Môi trường khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản
xuất, đặc biệt là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép và ô nhiễm do sử dụng nhiên
liệu là than củi. Ô nhiễm môi trường ở các làng nghề ảnh hưởng rõ rệt đến sức khoẻ
của người lao động, dân cư làng nghề và một số khu vực xung quanh. Tại một số
làng nghề có đặc thù, xuất hiện các bệnh nguy hiểm như ung thư, quái thai, nhiễm
khí độc và kim loại nặng (Nguyễn Văn Công, 2009). Nhiều dòng sông chảy qua các
làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều cánh đồng lúa, cây trồng bị giảm
năng suất do ô nhiễm không khí từ các làng nghề.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia môi trường có ba nguyên nhân chính
dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề:
Thứ nhất, về phía các cơ sở sản xuất, phần lớn các cơ sở sản xuất làng nghề
mang tính tự phát, quy mô nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình. Do các cơ sở sản xuất với
quy mô nhỏ, xen kẽ với khu vực dân cư sinh hoạt, mặt bằng chật hẹp nên không thể
xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải, khí thải mà thải thẳng ra môi trường.
Bên cạnh đó, trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất còn thấp, thiết bị và công cụ
sản xuất còn lạc hậu, phần lớn là chế tạo trong nước hoặc mua lại thiết bị đã thanh
lý của các cơ sở công nghiệp (Đặng Kim Chi, 2001-2004). Các cơ sở sản xuất

thường lựa chọn quy trình sản xuất thủ công, dễ sử dụng, lao động trình độ thấp, sử
dụng nhiên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại nhằm hạ giá thành phẩm. Một vấn đề

1


thường gặp tại các làng nghề hiện nay là không áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật mà sản xuất theo kiểu bí truyền, gia truyền nên cản trở việc áp dụng kỹ thuật
mới. Những cơ sở có đầu tư đổi mới công nghệ thì do tốn kém nên cũng không đầu
tư hệ thống xử lý chất thải.
Thứ hai, về người lao động, hầu hết người lao động có văn hóa thấp, học nghề
theo kinh nghiệm nên thiếu nhận thức về bảo vệ môi trường. Do trình độ lao động
thấp kém nên dẫn đến hạn chế năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Người
lao động chưa có ý thức, hiểu biết về môi trường lao động, chỉ cần việc làm có thu
nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp hoặc có thêm thu nhập lúc nông nhàn nên ngại
học hỏi, không quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường. Chính những hạn chế do
trình độ thủ công, thiết bị lạc hậu, chắp vá, kiến thức tay nghề không toàn diện nên
tiêu hao nhiều nguyên liệu, làm tăng phát thải gây ô nhiễm nước, đất và không khí.
Thứ ba là do trách nhiệm của các cơ quan quản lý, hầu hết các làng nghề cho
tới hiện nay vẫn chưa có quy hoạch môi trường đối với các cơ sở sản xuất, chưa có
chương trình quản lý giáo dục môi trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu
biết về tác động của ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, hiện nay nhà nước vẫn còn thiếu
các chính sách đồng bộ từ các văn bản về phát triển bền vững làng nghề (Nguyễn
Văn Công, 2009).
Hoài Đức là huyện nằm ở phía tây Hà Nội, từ lâu huyện đã nổi danh với
những làng nghề đa dạng và phong phú. Trên địa bàn huyện Hoài Đức có tổng số 51
làng có nghề, hầu hết các xã trong huyện đều có làng nghề truyền thống, trong đó có
12 nghề được tỉnh công nhận (Sở Công thương thành phố Hà Nội, 2009). Huyện
hiện có 10 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm với các sản phẩm chủ yếu là
miến dong, bún, mì gạo, bột sắn dây, xay xát, bánh kẹo tập trung tại 3 xã là Dương

Liễu, Minh Khai và Cát Quế. Hiện tại, 3 xã là những vùng trọng điểm chế biến
nông sản thực phẩm của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, các làng nghề chế biến nông
sản thực phẩm của huyện cũng gặp phải tình trạng chung về ô nhiễm môi trường
làng nghề. Hiện tại khu vực này đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do các
hoạt động sản xuất chế biến nông sản thực phẩm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước
thải và rác thải. Các biện pháp quản lý môi trường đã áp dụng cho các làng nghề
chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức chưa giúp cải thiện được
tình hình do lượng thải ngày càng lớn.

2


Thực hiện phát triển bền vững các làng nghề đòi hỏi khu vực Nhà nước cần
phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý của mình nhằm giảm thiểu tình trạng ô
nhiễm môi trường. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý môi trường
làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố
Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng môi trường và công tác quản lý về môi trường ở
khu vực làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức, từ đó
đề xuất một số giải pháp quản lý và biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề chế biến
nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý môi trường làng nghề.
+ Thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực
phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường làng nghề chế biến
nông sản thực phẩm trên địa bàn nghiên cứu.
+ Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao công tác quản lý môi

trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức,
thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước về môi trường, thực trạng môi trường và các cơ sở
sản xuất tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa huyện Hoài Đức,
thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài. Nội dung
nghiên cứu chủ yếu của luận văn là các vấn đề về quản lý môi trường làng nghề chế
biến nông sản thực phẩm.

3


1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm tại
Huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
+ Thời gian thực hiện luận văn: Tháng 5 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016.
+ Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ
2011 đến 2015. Dữ liệu sơ cấp khảo sát năm 2015.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
2.1.1. Tổng quan chung về quản lý môi trường

2.1.1.1. Khái niệm
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường. Theo
một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường bao gồm hai nội dung chính là
quản lý nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân
cư về môi trường.
Quản lý môi trường (QLMT) được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật
pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, giáo dục. Các biện pháp này
có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt
ra (Nguyễn Thế Chinh, 2003).
Có thể nêu tóm tắt, QLMT là sự tác động liên tục, có tổ chức, và hướng đích
của chủ thể QLMT lên các cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động
phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể QLMT, sử dụng một cách tốt
nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu QLMT đã đề ra, phù hợp với
luật pháp và thông lệ hiện hành.
Sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể QLMT chính là
việc tổ chức thực hiện các chức năng của QLMT nhằm phối hợp mục tiêu và các
động lực hoạt động của mọi người nằm trong hệ thống môi trường để đạt tới mục
tiêu chung của hệ thống môi trường. Việc sử dụng tốt nhất các tiềm năng, các cơ hội
của hệ thống là việc sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố bên trong và bên ngoài của
hệ thống môi trường trong điều kiện tương tác với các hệ thống khác, chấp nhận rủi
ro có thể xảy ra cho hệ thống.
Thực chất của QLMT là quản lý con người trong các hoạt động phát triển và thông
qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của hệ thống môi trường.
2.1.1.2. Mục tiêu của quản lý môi trường
Mục tiêu của quản lý môi trường là phát triển bền vững, giữ cho được sự cân
bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và BVMT. Nói cách khác, phát triển kinh tế xã
hội tạo ra tiềm lực kinh tế để BVMT, còn BVMT tạo ra các tiềm năng tự nhiên và
xã hội mới cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Tùy thuộc vào

5



điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên của
từng quốc gia, mục tiêu quản lý môi trường có thể thay đổi theo thời gian và có
những ưu tiên riêng đối với mỗi quốc gia, mỗi khu vực.
Theo chỉ thị 36 - CT/TW của Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam đã đặt ra 5 mục tiêu cụ thể của công tác quản lý môi trường
Việt Nam. Thứ nhất là khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường
phát sinh trong các hoạt động sống của con người. Thứ hai là hoàn chỉnh hệ thống
văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách về phát triển kinh tế
xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành luật bảo vệ môi
trường. Mục tiêu thứ ba được chỉ thị đề cập tới là tăng cường công tác quản lý nhà
nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương, công tác nghiên cứu, đào tạo cán
bộ về môi trường. Thứ tư, phát triển đất nước theo các nguyên tắc phát triển bền vững
được hội nghị Rio – 92 thông qua đó là tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng
đồng; cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người; bảo vệ sức sống và
tính đa dạng của trái đất; thay đổi thái độ, hành vi và xây dựng đạo đức mới vì sự
phát triển bền vững; tạo điều kiện để cho các cộng đồng tự quản lý lấy môi trường
của mình; tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc phát triển bền
vững; xây dựng khối liên minh toàn thế giới về bảo vệ và phát triển; xây dựng một xã
hội bền vững. Mục tiêu cuối cùng mà chỉ thị đề ra đó là xây dựng các công cụ hữu
hiệu về quản lý môi trường quốc gia, các vùng lãnh thổ riêng biệt như xây dựng các
công cụ quản lý thích hợp cho từng ngành, từng địa phương tùy thuộc vào trình độ
phát triển; hình thành và thực hiện đồng bộ các công cụ quản lý môi trường.
2.1.1.3. Các nguyên tắc quản lý môi trường
Các nguyên tắc quản lý môi trường, trước hết, phải phản ánh các yêu cầu
khách quan của các quy luật tự nhiên, kinh tế và xã hội đang chi phối quá trình quản
lý môi trường. Điều đó có nghĩa là muốn thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các
nguyên tắc quản lý môi trường, cần phải nghiên cứu, nhận thức và vận dụng các
quy luật khách quan vào điều kiện cụ thể của đối tượng quản lý.

Đối với nước ta, quản lý môi trường cần dựa vào những nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất là bảo đảm tính hệ thống. Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất hệ
thống của đối tượng quản lý. Dưới ánh sáng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ
thuật hiện đại, môi trường cần được hiểu như là một hệ thống động phức tạp, bao
gồm nhiều phần tử hợp thành. Các phần tử đó có bản chất tự nhiên và xã hội khác

6


nhau, bị chi phối bởi các quy luật khác nhau, hoạt động không đồng hướng, thậm
chí mâu thuẫn và đối lập nhau. Nhiệm vụ của quản lý môi trường là trên cơ sở thu
nhập, tổng hợp và xử lý thông tin về trạng thái hoạt động của đối tượng quản lý (hệ
thống môi trường) đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, thúc đẩy các phần tử cấu
thành hoạt động đều đặn, cân đối, hài hoà hướng tới mục tiêu đã định.
Thứ hai là bảo đảm tính tổng hợp. Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tác
động tổng hợp của hoạt động phát triển lên đối tượng quản lý. Các hoạt động phát
triển thường diễn ra dưới nhiều hình thái rất đa dạng (hoạt động sản xuất, hoạt động
tiêu thụ, hoạt động thương mại, hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư, sinh hoạt vật
chất và tinh thần của các cộng đồng, v.v . . .). Dù dưới hình thức nào, quy mô và tốc
độ hoạt động ra sao, mỗi loại hoạt động, trực tiếp hay gián tiếp, mạnh hay yếu, đều
gây ra tác động tổng hợp lên đối tượng quản lý (hệ thống môi trường). Vì thế, trong
khi hoạch định chính sách và chiến lược môi trường, trong việc đề ra các quyết định
quản lý môi trường cần phải tính đến tác động tổng hợp và hậu quả của chúng.
Thứ ba là bảo đảm tính liên tục và nhất quán. Môi trường là một hệ thống liên
tục, tồn tại, hoạt động và phát triển thông qua chu trình trao đổi vật chất, năng lượng
và thông tin “chảy” liên tục trong không gian và thời gian. Có thể nói, hoạt động
của hệ thống môi trường không phân ranh giới theo thời gian và không gian. Đặc
tính này quy định tính nhất quán và tính liên tục của tác động quản lý lên môi
trường, đòi hỏi không ngừng nâng cao năng lực dự đoán và xử lý tổng hợp cũng
như bản lĩnh của quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Thứ tư là bảo đảm tập trung dân chủ. Đây là một trong những nguyên tắc cơ
bản của quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Quản lý môi trường được thực hiện nhiều
cấp khác nhau. Vì thế, cần phải bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập
trung và dân chủ trong quản lý môi trường. Tập trung phải thực hiện trên cơ sở
trong bàn bạc, quyết định các vấn đề có liên quan tới môi trường theo phương châm
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Ngược lại, dân chủ phải thực hiện trong
khuôn khổ tập trung, không mâu thuẫn, đối với tập trung, tránh lãng phí nguồn lực
của xã hội. Tập trung được biểu hiện thông qua kế hoạch hoá các hoạt động phát
triển, ban hành và thực thi hệ thống pháp luật về môi trường, thực hiện chế độ trách
nhiệm của người đứng đầu các các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình ở tất
cả các cấp quản lý, v.v. . . Dân chủ được biểu hiện ở việc xác định rõ vị trí, trách
nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý, ở việc áp dụng rộng rãi kiểm toán và hạch

7


toán môi trường, ở sử dụng ngày càng nhiều các công cụ kinh tế vào quản lý môi
trường nhằm tạo ra mặt bằng chung, bình đẳng cho mọi ngành, mọi cấp, mọi địa
phương, ở việc tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức, ý thức môi trường cho
các cá nhân và cộng đồng, v.v...
Thứ năm là kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Các thành
phần môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng,
sông , hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn
thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình
thái vật chất khác thường do một ngành nào đó quản lý và sử dụng. Nhưng các
thành phần môi trường lại được phân bố, khai thác và sử dụng trên một địa bàn cụ
thể thuộc quyền quản lý của một cấp địa phươn tương ứng. Cùng một thành phần
môi trường có thể chịu sự quản lý song trùng. Nếu không kết hợp chặt chẽ giữa
quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ thì sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả
của quản lý môi trường, tài nguyên thiên nhiên tiếp tục bị khai thác, sử dụng không

hợp lý và lãng phí, môi trường tiếp tục bị suy thoái.
Thứ sáu là kết hợp hài hoà các loại lợi ích. Quản lý môi trường trước hết là quản
lý các hoạt động phát triển do con người (cá nhân hay cộng đồng) tiến hành, là tổ
chức và phát huy tính tích cực hoạt động của con ngườu vì mục đích phát triển bền
vững. Con người, dù là cá nhân, tập thể hay cộng đồng, đều có những lợi ích, những
nguyện vọng và những nhu cầu nhất định. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan
trọng của quản lý môi trường là phải chú ý đến lợi ích của con người, để khuyến
khích có hiệu quả hành vi và thái độ ứng xử phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường
của họ. Lợi ích không những là sự vận động tự giác, chủ quan của con người nhằm
thoả mãn một nhu cầu nào đó mà còn là động lực to lớn nhằm phát huy tính tích cực,
chủ đồng của con người, là phương tiện hữu hiệu của quản lý môi trường, cho nên
phải sử dụng nó để khuyến khích các hoạt động có lợi cho môi trường.
Thứ bảy là tiết kiệm và hiệu quả. Quản lý một đối tượng vô cùng quan trọng
và phức tạp như môi trường đòi hỏi những nguồn lực ngày càng nhiều trong khi
phải bảo đảm nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Giải pháp tối
ưu cho việc nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về môi trường là thực thi tiết kiệm
và tăng hiệu quả. Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt liên quan chặt chẽ với nhau của
quản lý môi trường: làm sao để với những nguồn vật chất và kỹ thuật, kinh tế và tài
chính, lực lượng lao động xã hội, trình độ khoa học và công nghệ, v.v... hiện có và

8


sẽ có trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, có thể khai thác, sử dụng tài
nguyên một cách tốt nhất. Đó chính là yêu cầu của nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
của quản lý môi trường. Nguyên tắc này có thể được thực hiện thông qua vịêc
hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường của quốc gia, phù hợp với
việc giảm tiêu hao tài nguyên và chi phí nguyên vật liệu bằng cách áp dụng kỹ thuật
hiện đại, công nghệ tiên tiến có ít hoặc không có chất thải, cải tiến kết cấu sản
phẩm, giảm khối lượng và trọng lượng; sử dụng các vật liệu thay thế các tài nguyên

khan hiếm, tận dụng và tái chế phế liệu; tiết kiệm lao động ở tất cả mọi khâu của
quy trình quản lý; bảo đảm đầu tư vật chất và tài chính có trọng điểm, tránh đầu tư
dàn trải, phân tán, coi trọng đầu tư đồng bộ và có hệ thống cho quản lý môi trường.
2.1.2. Làng nghề và phân loại làng nghề
2.1.2.1. Giới thiệu chung về làng nghề
Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về làng nghề. Nhiều học giả
đã đưa ra nhiều khái niệm về làng nghề khác nhau. Dương Bá Phượng (2001) định
nghĩa: “Làng nghề là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp
chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông thôn”.
Theo Bùi Văn Vượng (1998) thì “Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ
truyền thủ công, ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công.
Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông
nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất
hàng truyền thống ngay tại làng quê mình”
Dù được định nghĩa như thế nào thì làng nghề trước hết phải là một thôn
(làng) và trong thôn (làng) đó có một nghề khác nông nghiệp, tách ra khỏi nông
nghiệp, phục vụ chủ yếu cho cuộc sống của người dân.
Như vậy, ta có thể định nghĩa làng nghề như sau: “Làng nghề là một thôn
(làng) có một nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập
và nghề đó thu hút đại đa số lao động trong làng đồng thời đem lại thu nhập chính
cho người dân của thôn (làng) đó”.
Một bộ phận không nhỏ trong làng nghề ở nước ta đó là các làng nghề truyền
thống. Đối tượng này chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các làng nghề, khoảng 85%.
Làng nghề truyền thống là khái niệm bao hàm khái niệm về “làng nghề” và “nghề
truyền thống”. Nghề truyền thống ở đây là những nghề cổ truyền, có lịch sử lâu đời

9


và còn duy trì được đến ngày nay. Nghề truyền thống tạo nên nét văn hóa đặc trưng

cho vùng nghề và cho cả dân tộc. Như vậy, làng nghề truyền thống có thể được hiểu
là một làng nghề đã hình thành từ lâu đời và còn được duy trì đến ngày nay; sản
phẩm có tính cách riêng biệt đặc thù, có giá trị văn hóa lịch sử của địa phương được
nhiều nơi biết đến, phương thức truyền nghề theo cha truyền con nối hoặc gia đình,
dòng tộc. Làng nghề truyền thống là một di sản văn hóa vật thể quan trọng trong
nền văn hóa Việt Nam, những làng nghề như tranh dân gian Đông Hồ, gốm sứ Bát
Tràng, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đã và đang tạo nên vốn quý đó cho dân tộc.
2.1.2.2. Phân loại làng nghề
Làng nghề với những hoạt động và phát triển đã có những tác động tích cực và
tiêu cực đến nền kinh tế, đời sống xã hội và môi trường với những nét đặc thù rất đa
dạng. Vấn đề phát triển và môi trường của các làng nghề hiện nay đang có nhiều bất
cập và đang được chú ý nghiên cứu. Muốn có được những kết quả nghiên cứu xác
thực, đúng đắn và có thể quản lý tốt các làng nghề thì cần có sự nhìn nhận theo
nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau đối với làng nghề. Bởi vậy, hệ thống phân
loại các làng nghề dựa trên các số liệu thông tin điều tra, khảo sát là cơ sở khoa học
cho nghiên cứu, quản lý hoạt động sản xuất cũng như việc quản lý, bảo vệ môi
trường làng nghề.
Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều cách để phân loại làng nghề. Để phục vụ cho
mục đích nghiên cứu của đề tài, Luận văn lựa chọn 2 cách phân loại chính đó là
phân loại theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm và phân loại theo nguồn thải và
mức độ ô nhiễm.
Theo Dương Bá Phượng (2001) cách phân loại theo ngành sản xuất và loại
hình sản phẩm có 6 nhóm ngành sản xuất chính với đặc điểm gây ô nhiễm môi
trường như sau:
+ Nhóm làng nghề may đồ da, dệt vải, ươm tơ: Hiện tại cả nước có khoảng 173
làng nghề thuộc nhóm này, chiếm 11,9% trong tổng số 1.450 làng nghề của cả nước,
trong đó nghề dệt nhuộm chiếm đa số. Có thể kể tên một số làng nghề nổi tiếng như
làng nghề dệt lụa Hà Đông (Hà Nội), làng gấm lụa Vân Phương, làng thổ cẩm Mỹ
Nghiệp... Nhóm làng nghề này gây ô nhiễm môi trường nước và không khí là chủ yếu
do trong quá trình sản xuất phải sử dụng nhiều nước và hóa chất tẩy nhuộm cộng với

các công đoạn đánh tơi, làm khô.

10


+ Nhóm làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu và nuôi trồng
thủy sản: Hiện tại cả nước có 208 làng nghề, chiếm 14,3%. Sản phẩm chính của
nhóm làng nghề này hết sức đa dạng và phong phú như miến, bún, bánh phở, bánh
đa, tương, rượu, bánh kẹo, nước mắm, thuốc bắc. Nhóm làng nghề này là nhóm
nghề gây ô nhiễm nước là chủ yếu.
+ Nhóm nghề tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại đen và mầu...): Hiện chỉ có
khoảng 102 làng nghề tái chế phế liệu như làng sắt thép Đa Hội, làng giấy Phong
Khê, làng sản xuất đồ đồng Vân Chàng... Tuy có số lượng ít nhưng nhóm làng nghề
này lại đóng khối lượng sản phẩm và giá trị rất lớn cho nền kinh tế địa phương có
làng nghề. Nhóm làng nghề này gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, môi
trường đất và sự đa dạng hóa sinh học.
+ Nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren: Đây là nhóm làng nghề có số
lượng nhiều nhất, với 606 làng nghề, chiếm 41,8% tổng số làng nghề của cả nước. Đặc
điểm về sản phẩm rất đa dạng như sơn mài, khảm trai, đúc tượng, trạm khắc vàng bạc,
đá quý, gốm, mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, chạm khắc đá, tranh thêu... Có thể lấy ví dụ
một số làng nghề tiêu biểu như làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh), làng
nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đông Giao (Hải Dương), làng nghề mây tre đan Xuân Lai. Phần
lớn những làng nghề này có truyền thống lâu đời, các sản phẩm có giá trị cao, mang
đậm nét văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, những làng nghề thuộc nhóm này cũng gây ô
nhiễm cho môi trường không khí, môi trường đất và tạo ra chất thải rắn.
+ Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá: Tuy số
lượng còn ít nhất, chỉ chiếm khoảng 2,1% trong tổng số 1.450 làng nghề của cả
nước song trong xu hướng nhu cầu về vật liệu xây dựng ngày càng gia tăng, đây là
nhóm làng nghề đang có xu hướng phát triển. Sản phẩm chủ yếu là cát, gạch ngói,
vôi, đá xẻ... Nhóm làng nghề này gây ô nhiễm môi trường không khí, chất thải rắn

và sự đa dạng sinh học.
+ Nhóm làng nghề khác như cơ khí mỏ, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm lưỡi
câu. Đây là nhóm làng nghề ít gây ô nhiễm nhất, hoạt động của các làng nghề nhóm
này mang tính không ổn định, theo thời vụ và có giá trị kinh tế thấp.
Cách phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm có làng nghề ô nhiễm nặng,
làng nghề ô nhiễm trung bình và làng nghề ô nhiễm nhẹ. Căn cứ để xác định mức độ ô
nhiễm của làng nghề có thể minh họa ở hình sau:

11


Các số liệu đặc
trưng môi trường
trong dòng thải
của làng nghề


Có chất thải nguy hại
vượt quá quy định

Không

Ô nhiễm nặng

Có ít nhất một thông số
môi trường đặc trưng cho
làng nghề cao hơn 5 lần
TCCP





Ô nhiễm trung bình

Có ít nhất một thông số
môi trường đặc trưng cho
làng nghề từ 2 đến 5 lần
TCCP

Có ít nhất một thông số
môi trường đặc trưng cho
làng nghề nhỏ hơn 2


Ô nhiễm nhẹ

Không

Không ô nhiễm

Hình 2.1. Sơ đồ đánh giá mức độ ô nhiễm tại các làng nghề
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012)

Trong hai cách phân loại trên đây, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại
hình sản phẩm có nhiều ưu điểm như:

12



×